Chủ Nhật, 16 tháng 8, 2020

BÍ ẨN LỊCH SỬ 133

(ĐC sưu tầm trên NET)
 
Mật mã Voynich - Phim tài liệu khoa học - Thuyết minh

Giải được đoạn mật mã 800 năm tuổi để rồi dịch được sách cổ, nhóm nghiên cứu vén màn bí ẩn về nền văn minh Maya

Nguyễn Đàng , Theo Trí Thức Trẻ 8 tháng trước

Loại mật mã bí ẩn hơn 800 năm tuổi của người Maya được giải mã. Nhờ đó nội dung của một quyển sách cổ đã được tiết lộ.

Một nhà khảo cổ học người Nga đã giải được loại mật mã bí ẩn 800 năm tuổi của người Maya. Nhờ đó nội dung của một quyển sách xa xưa thuộc về nền văn minh cổ đại này đã được tiết lộ.
Cổ thư Dresden là cuốn sách cổ nhất thuộc về nền văn hóa Maya, dự đoán xuất hiện từ thế kỷ thứ 13. Nó được phát hiện lần đầu tiên ở Dresden, Đức và chứa đựng một thứ ký tự đã tồn tại lâu đời. Nội dung của cổ thư kể lại một số nét về nền lịch sử địa phương và ghi lại các bảng thiên văn học. Nó là một trong bốn cổ thư duy nhất sống sót qua thời của Tòa Án Dị Giáo Tây Ban Nha, phần còn lại của văn hóa Maya đã bị phá hủy hoàn toàn.
Giải được đoạn mật mã 800 năm tuổi để rồi dịch được sách cổ, nhóm nghiên cứu vén màn bí ẩn về nền văn minh Maya - Ảnh 1.
Cổ thư Dresden
Với loạt phim tài liệu "Bí Ẩn Khảo Cổ Học" do Amazon Prime phát hành, quá trình giải đáp bí ẩn xa xưa này đã được đem ra ánh sáng.
Loạt phim giải thích: "Hủ tục hi sinh mạng sống con người đã được mô tả bởi Bishop Diego de Linda, một người Tây Ban Nha sinh sống ở thế kỷ 16".
"Chính ông ta đã gây ra rất nhiều tội ác chỉ vì cố gắng chuyển đổi dân địa phương sang đạo Kitô. Trong số đó, có một nghi thức được gọi là auto-da-fé, hay thiêu xác công cộng của Mani, được viết lại bên trong các cổ thư đã bị thiêu hủy. Người Maya là một trong những con người đầu tiên của Tân Thế Giới ghi lại sử sách, bắt đầu từ những năm 50 TCN".
Giải được đoạn mật mã 800 năm tuổi để rồi dịch được sách cổ, nhóm nghiên cứu vén màn bí ẩn về nền văn minh Maya - Ảnh 2.
Auto-da-fé (Thiêu xác công cộng)
Anh ta thêm: "Nhưng hiện tại, chỉ có bốn trong hàng ngàn quyển sách tượng vẫn còn tồn tại - một cuốn chính là cổ thư Dresden".
"Sách Maya dược làm từ vỏ cây sung, gấp lại thành hình cây đàn phong cầm. Mặc dù thời đó, ai cũng có thể viết, nhưng chỉ các tu sĩ mới được quyền biên soạn sách và đọc các thánh thư linh thiêng".
"Khó khăn lớn nhất trong việc giải mã ký tự Maya nằm ở việc giải nghĩa các biểu tượng. Chúng dựa trên một hệ thống kết nối các yếu tố tượng thanh và tư tưởng. Đó là một hệ thống phức tạp nhưng vẫn được giải mã bởi nhà khảo cổ người Nga Yuri Knorozov. Ông đã xuất bản quyển sách về ngữ pháp Maya vào năm 1950".
Giải được đoạn mật mã 800 năm tuổi để rồi dịch được sách cổ, nhóm nghiên cứu vén màn bí ẩn về nền văn minh Maya - Ảnh 3.
Bốn quyển Cổ thư của văn hóa Maya
Phương pháp giải mã của ông Knorozov dựa trên bảng chữ cái De Landa, sau này được các nhà học giả kế thừa vào những năm 80. Cùng nhau, họ đã xác nhận được cổ thư Dresden chứa các bảng thiên văn học. Trong đó, bảng sao Kim và Mặt Trăng đã được nhận ra bởi những nhà nghiên cứu. Bảng Mặt Trăng có nhiều khoảng tương quan với thời gian nhật thực, còn bảng sao Kim thì tương quan với sự di chuyển của sao Kim trên bầu trời.
Cổ thư còn chứa đựng lịch trình các nghi thức và đưa ra một chu kỳ lịch có 260 ngày bao gồm các sự kiện hoàng gia Maya quan trọng. Ngoài ra nó còn ghi lại thông tin về một số nghi lễ truyền thống vào năm mới của người Maya và nhắc đến thần mưa Chaac 134 lần.
Văn hóa Maya là một nền văn minh nổi tiếng nhờ kiến trúc, toán học và niềm tin vào thiên văn. Nó đã tồn tại từ những năm 2000 TCN, với nhiều kiến trúc đồ sộ vẫn còn đứng vững ở các khu rừng của Guatemala, phía Nam Mexico, Belize và phía tây Honduras.
Giải được đoạn mật mã 800 năm tuổi để rồi dịch được sách cổ, nhóm nghiên cứu vén màn bí ẩn về nền văn minh Maya - Ảnh 4.
Nền thiên văn học của văn minh Maya
Đầu năm nay, các nhà khảo cổ học đã khám phá ra một hệ thống hang nằm bên dưới cái giếng thiêng thuộc khu di tích Chichen Itza, Mexico. Ở đó, họ tìm được hơn 150 các cổ vật chưa được khai quật t suốt hơn 1.000 năm nay.
Khám phá này có  tên gọi Balamku hay "Thần Báo", được công bố tại một buổi họp báo diễn ra tại Học viện Nhân chủng và Lịch Sử Mexico (INAH) vào tháng Ba vừa qua. Đối khám phá đã tìm thấy các lư hương, bình nước và chậu cổ, chứng cứ về những buổi lễ linh thiêng đã diễn ra.
Hang động bên dưới di tích Chichen Itza
Trưởng đội khảo cổ học Guillermo De Anda đã phát biểu: "Hang động này sẽ giúp chúng ta viết lại lịch sử của thành phố cổ đó. Chúng tôi đã tìm ra rất nhiều lễ vật vẫn còn trong tình trạng tốt, cứ như chỉ mới vừa bị vứt đi bởi người Maya ngày hôm qua vậy".
"Tại sao bọn họ lại đi vào những hang động này? Nơi đây là địa điểm mà những người trần tục, vốn sinh sống trên mặt đất, sẽ không bao giờ đặt chân đến. Chúng tôi tin rằng họ đã cố gắng gọi vị thần nước hiển linh nhằm cầu mưa."
Balamka được khám phá lần đầu vào năm 1966, nhưng hang động đã bị niêm phong bởi nhà khảo cổ học tên Victor Pinto, người khẳng định rằng không có vật liệu đáng giá để khảo cổ nào tồn tại phía dưới.
Hang động vẫn bị niêm phong sau hơn nửa thế kỷ, tới khi nó được mở lại vào năm 2018 bởi ông De Anda và đội điều tra đến từ Dự Án Tầng Chứa Nước Maya. Họ vốn định điều tra nguồn nước bên dưới di tích Chichen Itza. Nhưng thay vào đó, họ lại tìm được rất nhiều cổ vật lịch sử.
Theo ExpressUK

Dòng chữ bí ẩn nhất thế giới đã được giải mã

Tiến sĩ Gerard Cheshire từ Đại học Bristol đã giải mã thành công bản thảo Voynich, cho thấy nguồn gốc nhiều từ trong nhóm ngôn ngữ Roman.

“Quá ồn ào”, “trơn trượt” và “mất kiên nhẫn“ là những chú thích cho một cảnh tắm rửa, theo mô tả trên bản thảo Voynich.
Cuốn sách dày 240 trang này được các nữ tu Dominican thực hiện theo yêu cầu từ Nữ hoàng Maria xứ Castille - cô của Nữ hoàng Anh Catherine.
Trong quá khứ, các nhà mật mã học giỏi nhất, bao gồm cả Alan Turing, vẫn không thể giải thích những thông điệp được ghi chép bằng loại mã phức tạp trong cuốn sách Trung Cổ này.
Thiên tài toán học người Anh Alan Turing là người từng giải mã thành công máy Enigma - thiết bị được phát xít Đức sử dụng để mã hoá những thông điệp quan trọng như ý đồ tác chiến, vị trí đặt tàu, thời gian bắt đầu chiến dịch…
Giai ma van ban Trung Co,  giai ma thanh cong anh 1
Alan Turing là một trong những nhà toán học và mật mã học nổi tiếng nhất lịch sử. Ảnh: Britanica.
Tuy nhiên, không phải Alan Turing thuở đó, phải đến ngày nay, nhà ngôn ngữ học Gerard Cheshire mới giải thích được thông điệp bị ẩn giấu. Theo ông, đoạn ghi chép trên không thể giải mã vì nó… không phải mật mã. Thực tế, đó là một phiên bản nguyên thuỷ của những ngôn ngữ thuộc nhóm Roman như tiếng Pháp, tiếng Tây Ban Nha và tiếng Ý.
Tiến sĩ tuyên bố bản thảo Voynich là ví dụ duy nhất cho ngôn ngữ Ischia, một hòn đảo núi lửa ở Vịnh Naples - nơi lâu đài Aragonese của Nữ hoàng Maria toạ lạc.
Giai ma van ban Trung Co,  giai ma thanh cong anh 2
Chân dung tiến sĩ Gerard Cheshire, người giải mã thành công bản thảo Voynich. Ảnh: Academic.
Bản thảo sử dụng ngôn ngữ phát sinh từ sự pha trộn tiếng Latin, hoặc Vulgar Latin, với các ngôn ngữ Địa Trung Hải trong thời kỳ đầu Trung Cổ, sau sự sụp đổ của Đế chế La Mã.
Do đó, loại ngôn ngữ này có nét tương đồng với nhóm Roman, bao gồm tiếng Ý và Pháp. Ví dụ, cụm từ “orla la”, nghĩa là “gần như mất kiên nhẫn”, được sử dụng để mô tả cảnh người mẹ đang tắm cho con có thể là từ gốc của cụm cảm thán “oh la la” phổ biến trong tiếng Pháp.
Tương tự như vậy, cụm “oleios” trong bản thảo gần giống với “olei” - “trơn trượt” trong tiếng Bồ Đào Nha. Trong khi “tolora”, nghĩa là “ngu ngốc”, hẳn có ảnh hưởng đến từ “tozos” của xứ Catalan.
Tiến sĩ Cheshire cho biết: “Thuộc nhóm Roman nguyên thuỷ, bản thảo Voynich là tài liệu duy nhất ghi chép loại ngôn ngữ vốn dành cho người bình dân này”.
Giai ma van ban Trung Co,  giai ma thanh cong anh 3
Cụm từ được chú thích bên dưới người phụ nữ thứ 2 từ trái qua là "orla la", nghĩa là "sắp mất kiên nhẫn". Ảnh: Telegraph.
“Tại Ischia, nó được dùng tại các vùng bị cô lập về địa lý và văn hoá, vì vậy được Nữ hoàng Maria sử dụng”, ông cho biết thêm. “Dù bà thành thạo tiếng Latin”.
Giải mã thành công bản thảo đã mở ra cơ hội quan sát cuộc sống hàng ngày của phụ nữ Châu Âu thời Trung Cổ. Ngoài ra, bản thảo còn ghi chép các phương thuốc thảo dược, tắm trị liệu và bài đọc chiêm tinh, chủ yếu về cơ thể và tinh thần phụ nữ, việc sinh sản và nuôi dạy con cái.
Thậm chí, văn bản còn hướng dẫn cách phá thai. Cụm từ “omor néna, nghĩa là “em bé chết”, vẫn còn tồn tại trong tiếng Rumani dưới dạng “omor” - “giết chết”.
Một bản đồ cũng được vẽ lại trong các trang sách, cho thấy chi tiết cuộc giải cứu do Nữ hoàng Maria chỉ đạo. Cuộc giải cứu nhắm tới những người sống sót sau vụ núi lửa phun trào ngày 4/2/1444.
Giai ma van ban Trung Co,  giai ma thanh cong anh 4
Hình vẽ mô tả một người đang tắm, với chú thích "tu sĩ tắm". Ảnh: Telegraph.
Tiến sĩ Cheshire cho biết đã trải qua khoảnh khắc “eureka” khi giải mã, sau đó là hoài nghi và phấn khích. “Không có gì quá đáng khi nói tác phẩm này đại diện cho một trong những cột mốc quan trọng nhất của nhóm ngôn ngữ Roman”.
Bản thảo Voynich, có niên đại từ giữa thế kỷ XV, được đặt theo tên Wilfrid Voynich - một người buôn sách từ Ba Lan - đã mua nó năm 1912. Hiện bản thảo được lưu trữ tại Đại học Yale, trong thư viện Beinecke dành riêng cho những cuốn sách quý hiếm.
Nghiên cứu trên của Gerard Cheshire được công bố trên tạp chí Romance Studies.
97% người giải sai câu đố tìm mật mã để thoát khỏi phòng kín Riddle Channel giới thiệu câu đố tìm mật mã để thoát khỏi phòng kín và đánh giá đây là một trong những bài toán khó, chỉ 3% người tham gia giải đưa ra câu trả lời đúng.

Tranh cãi về 3.000 lính Trung Quốc 'biến mất' năm 1937

Một tiểu đoàn 3.000 binh sĩ Trung Quốc biến mất không dấu vết năm 1937, châm ngòi cho tranh cãi trong giới sử học.

Chiến tranh Trung - Nhật lần hai (1937-1945) đã chấm dứt được 75 năm, nhưng sự biến mất của 3.000 binh sĩ tiểu đoàn Nam Kinh của Trung Quốc vẫn là bí ẩn tới nay vẫn chưa có lời giải thích thỏa đáng.
Tháng 12/1937, khoảng 3.000 binh sĩ được chính quyền Quốc dân đảng điều đến Nam Kinh, thành phố bị đế quốc Nhật chiếm trước đó. Dưới quyền chỉ huy của tiểu đoàn trưởng Li Fu Sien, họ được lệnh phong tỏa và ngăn quân Nhật thoát ra ngoài. Mục tiêu chính của tiểu đoàn là cây cầu bắc qua sông Trường Giang, kết nối Nam Kinh với khu vực xung quanh.
Tối 9/12/1937, tiểu đoàn trưởng Li Fu Sien đi ngủ như thường lệ sau khi thị sát binh sĩ đào công sự phòng ngự và tổ chức tuần tra canh gác. Tuy nhiên, ông hoàn toàn bối rối khi được trợ lý đánh thức và báo tin sốc vào sáng hôm sau.
Tuyến phòng ngự của tiểu đoàn không trả lời bất kỳ tín hiệu liên lạc và cuộc gọi nào. Một nhóm điều tra nhanh chóng được thành lập để tìm hiểu nguyên nhân. Khi đến nơi, họ phát hiện các vị trí phòng ngự không còn một bóng người.
Lính Nhật di chuyển đến Nam Kinh năm 1937. Ảnh: Wikipedia.
Lính Nhật di chuyển đến Nam Kinh năm 1937. Ảnh: Wikipedia.
Nhóm điều tra không phát hiện dấu hiệu của giao tranh vào ban đêm. Các vũ khí hạng nặng của tiểu đoàn còn nguyên vẹn và ở vị trí sẵn sàng khai hỏa. Những đống lửa được che giấu kỹ và vẫn âm ỉ cháy, nhưng toàn bộ binh sĩ biến mất mà không để lại dấu vết nào.
Những binh sĩ còn lại được thẩm vấn về lực lượng mất tích. Đơn vị đóng ở đầu cầu cho biết họ không thấy ai đi qua, cũng không nghe thấy âm thanh giao chiến nào trong đêm. Tất cả đều không biết chuyện gì xảy ra với đồng đội ở tuyến phòng ngự.
Giả thuyết đầu tiên được các nhà sử học đưa ra là các binh sĩ mất tích đã đầu hàng quân Nhật. Tuy nhiên, điều này khó xảy ra vì họ phải đi qua cây cầu nối với Nam Kinh, trong khi lính cảnh giới không thấy người qua lại trên cầu vào đêm đó. Thông tin do Nhật Bản cung cấp sau này cũng không đề cập việc hàng nghìn lính Trung Quốc đầu hàng cùng lúc ở Nam Kinh vào đêm 9/12/1937.
Một giả thuyết khác là binh sĩ tiểu đoàn đã bỏ vị trí phòng ngự và đồng loạt đào ngũ. Giả thuyết này có vẻ hợp lý khi họ có thể đã mệt mỏi vì chiến đấu và nhận thấy không thể xoay chuyển cục diện chiến trường. Cây cầu là đường duy nhất đến Nam Kinh nhưng không phải là lối duy nhất để rời khỏi tiền tuyến.
Nông dân ở Nam Kinh có thể giúp binh sĩ bỏ trốn, trong khi chính quyền Trung Quốc tìm cách che giấu thông tin để tránh làm giảm nhuệ khí. Dù vậy, giả thuyết này cũng không có sức thuyết phục, do cánh đồng hoa màu trong vùng khi đó rất trống trải và khó lòng che giấu 3.000 binh sĩ đào thoát.
Báo cáo của Nhật cho thấy họ không chạm trán nhóm lính Trung Quốc nào. Nếu 3.000 binh sĩ cùng đào ngũ, họ rất khó ẩn náu và một số người chắc chắn bị phát hiện sau đó.
Trong nhiều năm sau, nhiều giả thuyết được đưa ra để lý giải cho vụ mất tích của 3.000 lính Trung Quốc, nhưng không có phương án nào thật sự được chứng minh. Nhiều chuyên gia còn cho rằng điều này chưa từng xảy ra và chỉ là một câu chuyện đồn thổi trong giai đoạn đầu cuộc chiến.
Duy Sơn (Theo War History)
10 mật mã chưa được giải đáp nổi tiếng nhất trên thế giới
19:00 16/04/2014 GMT+7
Suckhoedoisong.vn - Hiếm có câu chuyện nào có khả năng thu hút sự chú ý của chúng ta như những mật mã chưa được giải đoán.
Các mật mã, những bí ẩn và những tác phẩm nghệ thuật công cộng được mã hóa trêu chọc chúng ta bởi những tình tiết bí hiểm của nó: Tại sao thông điệp của chúng được mã hóa? Chúng có thể hàm chứa những đại bí mật nào?
Bất chấp sự lao tâm khổ tứ của những sử gia giỏi nhất, những chuyên gia mật mã thông minh nhất và những kẻ săn tìm kho báu quyết tâm nhất, lịch sử đầy ắp những bí ẩn vẫn tiếp tục làm chúng ta bối rối cho đến nay.
Những câu chuyện hư cấu, kiểu như những chuyện được mô tả trong cuốn “Mật mã Da Vinci” (The Da Vinci Code) và bộ phim “Kho báu quốc gia” (National Treasure) không có gì giống với những bí mật từ đời thực này.
Dưới đây là danh sách 10 bí ẩn và mật mã chưa thể khám phá huyền bí nhất.
1. Bản viết tay Voynich
Được đặt theo tên của người bán sách cổ người Mỹ gốc Ba Lan Wilfrid M.Voynich đã mua nó vào năm 1912, “Bản viết tay Voynich” là cuốn sách dày 240 trang viết tỉ mỉ bằng một ngôn ngữ hoàn toàn không được biết đến.
Các trang sách cũng đầy những hình vẽ màu của các biểu đồ kỳ lạ, những hình ảnh của các sự kiện và cây cối không hề giống bất cứ loại nào đã biết, điều này càng làm cho cuốn sách thêm phần bí hiểm mà người ta không thể giải mã.
Không ai biết tác giả bản thảo viết tay này là ai, nhưng phân tích carbon phóng xạ đã cho thấy các trang bản thảo được thực hiện đâu đó vào giữa những năm 1404 và 1438. Bản thảo này đã được gọi là “Bản viết tay bí ẩn nhất thế giới”.
Có nhiều thuyết khác nhau về nguồn gốc và bản chất của bản thảo này. Một số cho rằng, đây là một dược điển, mô tả các vấn đề kiến thức y học khác nhau của thời trung cổ và sơ kỳ hiện đại. Nhiều bức vẽ các loại thảo mộc cũng khiến người ta phải giả định rằng, nó là cái gì đó đại loại như một cuốn sách giáo khoa dành cho các nhà giả kim thuật.
Việc nhiều biểu đồ dường như vẽ các hiện tượng thiên văn, cùng với những phác họa sinh học không xác định được, thậm chí còn khiến một số nhà lý luận giàu tưởng tượng phỏng đoán cuốn sách có thể có nguồn gốc ngoài trái đất.
Song hầu như tất cả các nhà lý luận đều thống nhất ở một điểm cho rằng, cuốn sách này khó có thể là trò đùa khi xét đến thời lượng, số tiền bạc và lao động hết sức tỉ mỉ cần để tạo ra nó.
2. Kryptos
Kryptos là một tác phẩm điêu khắc bí ẩn được khắc 1.800 ký tự chứa những thông điệp được mã hóa do nhà điêu khắc Mỹ Jim Sanborn tạo tác, được đặt ngay trước đại bản doanh Cục Tình báo trung ương Mỹ CIA ở Langley, Virginia vào năm 1990. Nó bí ẩn đến nỗi ngay chính cơ quan gián điệp khét tiếng thế giới CIA cũng không thể giải mã được hoàn toàn mật mã của nó.
Tác phẩm điêu khắc này gồm bốn phần, và mặc dù ba phần trong số đó đã giải được, song mật mã của phần thứ tư gồm 97 hay 98 ký tự đến nay vẫn không thể bẻ khóa.
Năm 2006, Sanborn hé lộ rằng, trong phần thứ nhất có chứa manh mối để giải phá phần bốn, và năm 2010 ông lại tiết lộ thêm một manh mối khác: các ký tự 64-69 NYPVTT trong phần thứ tư giải mã ra có nghĩa là BERLIN.
May ra bạn sẽ có thể giải mã được nó chăng?
3. Các mật mã Beale
Các mật mã Beale là một bộ gồm ba đoạn văn bản mã được cho là tiết lộ vị trí của một trong những kho báu bị chôn giấu vĩ đại nhất trong lịch sử nước Mỹ với hàng ngàn bảng vàng, bạc và đá quý. Kho báu ban đầu do một người đàn ông bí ẩn tên là Thomas Jefferson Beale tìm được vào năm 1818 trong khi khai thác vàng ở Colorado.

Trong ba đoạn mã, chỉ có đoạn thứ hai đã giải mã được. Điều thú vị là chính bản Tuyên ngôn Độc lập của nước Mỹ lại là khóa mã. Đây là một chuyện lạ lùng đáng kinh ngạc khi mà Beale còn trùng tên với tác giả của bản Tuyên ngôn Độc lập.
Đoạn văn bản giải mã được chỉ ra địa điểm chôn kho báu là Bedford County, Virginia, nhưng vị trí chính xác của nó rõ ràng là được mã hóa trong một trong hai đoạn mã còn lại chưa thể giải phá.
Cho đến nay, những kẻ săn tìm kho báu vẫn đang lùng sục kỹ lưỡng (thường là bất hợp pháp) các sườn đồi của Bedford County để truy tìm khối của cải khổng lồ này.
4. Đĩa Phaistos
Bí ẩn của đĩa Phaistos là câu chuyện có vẻ giống như trong phim Indiana Jones. Được phát hiện bởi các nhà khảo cổ Italia Luigi Pernier vào năm 1908 trong những phế tích của cung điện Minos ở Faistos, trên đảo Crete của Hy Lạp, đĩa này được làm bằng đất sét nung và chứa những ký hiệu bí ẩn mà có thể là một dạng chữ tượng hình chưa được biết đến.
Người ta tin rằng nó đã được làm ra đâu đó vào thiên niên kỷ thứ hai trước Công nguyên.
Một số học giả tin rằng, những chữ tượng hình này giống với các ký tự của Linear A và Linear B, những loại chữ viết từng được sử dụng ở Crete cổ đại. Vậy vấn đề là ở chỗ nào? Là ở chỗ Linear A không thể giải mã được.
Cho đến nay, đĩa Phaistos vẫn là một trong những bí ẩn nổi tiếng nhất của khảo cổ học.
5. Dòng chữ khắc ở Shugborough
Nhìn từ xa Đài tưởng niệm người chăn cừu (Shepherd's Monument) thời thế kỷ 18 ở Staffordshire, nước Anh, bạn có thể nghĩ nó chẳng qua là sự tái hiện bằng điêu khắc của bức tranh nổi tiếng “Những người chăn cừu ở Arcadia” của Nicolas Poussin. Nhưng nhìn gần hơn, bạn sẽ thấy một chuỗi chữ cái kỳ lạ DOUOSVAVVM - một mật mã không thể giải phá đã hơn 250 năm.
Và mặc dù không ai biết tác giả của mật mã này, một số người đồ rằng, mật mã có thể là một đầu mối do các hiệp sĩ dòng tu Đền Thánh để lại nhằm chỉ ra nơi tọa lạc của Chén Thánh.
Nhiều bộ óc vĩ đại nhất thế giới, trong đó có Charles Dickens và Charles Darwin, đã cố gắng để giải mã nhưng đều thất bại.
6. Vụ án Tamam Shud
Tamam Shud là một trong những bí ẩn lớn nhất của Australia. Nó xoay quanh một người đàn ông lạ được tìm thấy đã chết vào tháng 12/1948 trê bãi biển Somerton, Adelaide, Australia. Ngoài việc không thể nhận dạng người đàn ông, sự việc trở nên bí ẩn hơn khi một mảnh giấy nhỏ xíu với mấy từ “Tamam shud” được tìm thấy trong một cái túi bí mật trong chiếc quần dài của người đàn ông đã chết.
Cụm từ này dịch ra có nghĩa là “hoàn thành” hoặc “kết thúc” và được sử dụng trên trang cuối của tuyển tập thơ “The Rubaiyat” của Omar Khayyam. Ngoài bí ẩn này, sau đó người ta còn tìm thấy một bản sao của “The Rubaiyat”, trong đó có một mật mã lạ viết nguệch ngoạc được cho là do người đàn ông đã chết này để lại.
Căn cứ nội dung bài thơ của Omar Khayyam, nhiều người cho rằng, thông điệp này là một thư tuyệt mệnh, nhưng đến nay nó vẫn chưa được giải phá, cũng như chính vụ án này.
7. Wow! Tín hiệu
Một đêm mùa hè năm 1977, Jerry Ehman, một tình nguyện viên của chương trình SETI (Search for Extraterrestrial Intelligence - một chương trình rộng lớn tìm kiếm các tín hiệu của trí thông minh ngoài trái đất), có thể là người đầu tiên đã nhận được một thông điệp có chủ ý từ hành tinh khác.
Trong khi quét các sóng vô tuyến điện từ vũ trụ sâu thẳm với hy vọng ngẫu nhiên bắt được một tín hiệu mang trong mình các dấu hiệu là nó được gửi bởi một chủng tộc có lý trí, Eman phát hiện thấy có sự đột biến trong các phép đo của mình.

Tín hiệu kéo dài 72 giây - quãng thời gian tối đa mà thiết bị quét sóng của Ehman có thể đo được. Tín hiệu này to và dường như truyền từ một nơi mà con người chưa từng có mặt trước đó: từ một điểm trong chòm sao Sagittarius, gần ngôi sao có tên gọi Tau Sagittarii, cách trái đất 120 năm ánh sáng.
Ehman đã viết chữ “Wow!” trên bản in tín hiệu ban đầu, vì thế, nó được gọi là “Wow! Tín hiệu” (Wow! Signal).
Mọi nỗ lực một lần nữa bắt và định vị tín hiệu này đều thất bại, dẫn đến những cuộc tranh cãi lớn và sự bí ẩn về nguồn gốc và ý nghĩa của nó.
8. Những lá thư của tên cuồng sát Zodiac
Những lá thư của Zodia là một loạt 4 lá thư mã hóa mà người ta cho là được viết bởi Zodiac, tên giết người hàng loạt khét tiếng đã làm kinh hoàng dân chúng San Francisco vào nửa cuối thập niên 1960 và đầu thập niên 1970. Những lá thư này có lẽ được viết để chọc tức các nhà báo và cảnh sát, và tuy một bức thư đã giải mã được, nhưng 3 lá thư còn lại vẫn chưa thể giải phá.

Danh tính của Zodia cũng không bao giờ được xác định lập, mặc dù từ thập niên 1970, người ta không còn thấy các vụ giết người của Zodiac.
9. Những tảng đá chỉ đường ở Georgia
Những tảng đá chỉ đường Georgia đôi khi được coi là “Stonehenge của nước Mỹ”, là một tượng đài bằng đá hoa cương được dựng lên ở Elbert County, bang Georgia vào năm 1979. Những tảng đá được khắc 10 điều răn “mới” cho “Kỷ nguyên trí tuệ” viết bằng 8 ngôn ngữ - Anh, Tây Ban Nha, Swahili, Hindi, Do Thái, Arab, Trung Quốc và Nga. Các tảng đá cũng được xếp đặt theo những tính toán thiên văn nhất định.
Mặc dù công trình không chứa các thông điệp mã hóa, song mục đích và nguồn gốc của nó vẫn bao trùm bí ẩn. Nó được xây dựng bởi người đàn ông có bí danh R.C. Christian mà danh tính thật cuối cùng vẫn không thể xác định chính xác.
Trong 10 điều răn này, điều răn thứ nhất có lẽ là gây tranh cãi nhất: “Hãy giữ dân số nhân loại ở mức dưới 500 triệu trong sự cân bằng vĩnh cửu với thiên nhiên”. Nhiều người cho rằng, đó là lời kêu gọi làm giảm dân số này tới con số đã nêu đó, còn những người chỉ trích “Những tảng đá chỉ đường” thì thậm chí còn kêu gọi phá hủy những tảng đá này. Một số người đam mê thuyết âm mưu thậm chí còn cho rằng, chúng được tạo ra bởi “Mật hội Lucifer” vốn kêu gọi một trật tự thế giới mới.
10. Rongorongo
Rongorongo là một hệ những ký hiệu bí ẩn được chạm vẽ trên các đồ tạo tác tìm thấy trên đảo Phục sinh. Nhiều người cho rằng, chúng đại diện cho một hệ chữ viết hay chữ viết nguyên thủy đã thất truyền, và có thể là một trong ba hay bốn hệ chữ viết được phát minh độc lập trong lịch sử nhân loại.

Các ký hiệu đến nay vẫn chưa thể giải mã, và ý nghĩa thực sự của chúng - mà một số người cho là có chứa những manh mối về số phận của một nền văn minh đã biến mất từng xây dựng nên những bức tượng trên đảo Phục Sinh - có thể bị mất đi mãi mãi.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét