CÂU CHUYỆN LỊCH SỬ 183

(ĐC sưu tầm trên NET)
 
5 VÕ TƯỚNG BÁCH CHIẾN BÁCH THẮNG TRONG LỊCH SỬ TRUNG QUỐC |TRIỆU VÂN CHỈ ĐỨNG CHÓT BẢNG?


Vị trung thần do say rượu nên lỡ ngủ với phi tần của hoàng đế, sau bị "ép" tạo phản mà lập ra triều đại hoàng kim nhất lịch sử Trung Hoa


Thứ bảy, 08/08/2020 | 21:00 GMT+7

Do cơ duyên tự đến và hoàn cảnh xô đẩy mà vị trung thần này buộc phải mưu phản để rồi lập ra triều đại hoàng kim nhất trong lịch sử phong kiến Trung Quốc.
Vị trung thần do say rượu nên lỡ ngủ với phi tần của hoàng đế, sau bị

Nhà Đường được các nhà sử học coi là đỉnh cao trong văn minh Trung Hoa; ngang bằng hoặc vượt trội hơn so với thời kì đầu nhà Hán, một thời kì hoàng kim của văn minh thế giới. Tuy nhiên ít ai biết, triều đại hùng mạnh này được thành lập lại do sự cơ duyên tự đến và hoàn cảnh xô đẩy.
Hoàng đế khai quốc nhà Đường là Đường Cao Tổ Lý Uyên, ông trị vì từ năm 618 - 626, tổng cộng 8 năm.
Trước đó, Lý Uyên phụng sự cho triều Tùy, được giao cai quản khu vực tỉnh Sơn Tây ngày nay. Lý Uyên vốn là hảo bằng hữu với Tùy Dạng Đế, ông không hề có ý niệm muốn cướp ngôi, thay triều đổi đại.
Khi tướng Dương Huyền Cảm nổi dậy gần đông đô Lạc Dương, Tùy Dạng Đế hạ chiếu Lý Uyên trấn thủ và quản lý việc quân sự ở Hoằng Hóa (quận phía tây Đồng Quan), song quân nổi dậy của Dương Huyền Cảm cuối cùng không tiến đến khu vực đó. Lý Uyên với tính cách thích kết giao, trọng người tài, đã nhân cơ hội này kết nạp nhiều hào kiệt theo mình.
Điều này vô tình lại khiến Tùy Dạng Đế cảm thấy bất mãn, cho rằng Lý Uyên chiêu binh mãi mã để thực hiện dã tâm soán ngôi.
Lý Uyên sợ hãi, đành cố chìm đắm trong rượu và nhận hối lộ để xóa tan hiềm nghi trong lòng Tùy Dạng Đế, bởi lúc này này Lý Uyên thực sự không có tham vọng lớn.
Lý Uyên không có dã tâm nhưng các con của ông lại không như vậy, đặc biệt là Lý Thế Dân.
Lý Thế Dân vốn là một người vô cùng thông minh. Ông sau cũng là hoàng đế thứ 2 của nhà Đường và cũng là người đặt nền móng vững chắc giúp nhà Đường trở thành thời đại hoàng kim nhất trong lịch sử phong kiến Trung Quốc, sử gọi là Khai Nguyên thịnh thế.
Vị trung thần do say rượu nên lỡ ngủ với phi tần của hoàng đế, sau bị

Trở lại với thời điểm Lý Uyên buộc phải chìm vào men rượu để xóa tan hiềm nghi của Tùy Dạng Đế. Lý Thế Dân sau đó là người bí mật giúp cha chiêu binh mãi mã, kết giao thêm với nhiều hào kiệt bên ngoài, chờ đợi cơ hội khởi binh.
Một mình nhiệt huyết của Lý Thế Dân là không đủ, điều quan trọng nhất mà ông cần là ý chí của cha mình. Tuy nhiên lúc này lòng Lý Uyên đã cảm thấy đủ và không có động lực khởi binh tạo phản.
Để có thể khiến Lý Uyên hồi tâm chuyển ý, Lý Thế Dân đã thực hiện một mưu kế. Lợi dụng lúc Lý Uyên say rượu, Lý Thế Dân đã sắp xếp cho cha mình ngủ với một quý phi của Tùy Dạng Đế. Đến khi Lý Uyên tỉnh rượu thì mọi chuyện đã muộn.
Trong khi đó, ở trong cung lan truyền lời đồn "Lý thị đương vương", ý là họ Lý sẽ thay họ Dương. Vì điều này Tùy Dạng Đế đã cho giết tướng quân Lý Hồn và cả họ vì cháu Lý Hồn là Lý Mẫn vốn là thân thuộc với nhà vua. Tùy Dạng Đế cũng ngày càng tỏ ra bất mãn với Lý Uyên.
Lý Thế Dân lúc này động viên cha đứng lên khởi nghĩa chống lại nhà Tùy, còn nói cho rằng nếu việc Lý Uyên thông dâm với phi tần của Tùy Dạng Đế ở Tấn Dương cung bị phát hiện, cả họ Lý sẽ bị giết. Lý Uyên đồng ý khởi binh.
Vị trung thần do say rượu nên lỡ ngủ với phi tần của hoàng đế, sau bị

Lý Uyên lấy lý do ủng hộ cháu nội của Tùy Dạng Đế là Dương Hựu đang ở Trường An làm hoàng đế, đem quân xuống phía nam.
Sau khi chiếm lấy Trường An, họ Lý tôn Dương Hựu làm hoàng đế, Tùy Dạng Đế làm Thái thượng hoàng.
Chỉ một năm sau đó, khi nghe tin Dạng Đế bị Vũ Văn Hóa Cập hại chết, Lý Uyên ép Dương Hựu nhường ngôi, lật đổ nhà Tùy lập ra nhà Đường, bắt đầu một giai đoạn văn minh thịnh thế của trong lịch sử Trung Hoa cổ đại.
Hoa Vũ


Đế chế La Mã - Từ thành bang nô lệ trở thành đế chế không có điểm kết thúc

T.N |


Đế chế La Mã - Từ thành bang nô lệ trở thành đế chế không có điểm kết thúc

Đế chế La Mã đã tham gia tạo dựng nên một nền văn minh tiến bộ bằng sự hiểu biết, ham học hỏi mà thế giới hiện đại đang kế thừa và phát triển.

Đế chế La Mã - Từ thành bang nô lệ trở thành đế chế không có điểm kết thúc - Ảnh 1.
Đế chế La Mã - Từ thành bang nô lệ trở thành đế chế không có điểm kết thúc - Ảnh 2.
Từ 1500 năm trước công nguyên, một cộng đồng người di cư đã vượt dãy Alps và biển Adriatic tới phía Đông của bán đảo Italia khai hoang. Họ sinh sống, trồng trọt trong một thị trấn nhỏ có tên là thành Roma. Và cũng chính những người nông dân di cư này, bằng nỗ lực phi thường đã xây dựng nên đế chế La Mã, một đế chế được mệnh danh là "Imperium sine fine" - Đế chế không có điểm kết thúc, không bị giới hạn về cả thời gian hay không gian. Đồng thời là đế chế hình mẫu cho sự ưu việt về văn hóa, công nghệ, quân sự và xã hội đương thời.
Tôn sùng kỷ luật tuyệt đối nên người La Mã có những nhà lãnh đạo cứng rắn, luôn kiên quyết thực thi mục tiêu. Quân đội Roma cũng thể hiện những tiêu chuẩn của xã hội nghiêm khắc này. Khi xung trận, một đội quân có tính kỷ luật cao được dẫn dắt bởi một người chỉ huy quyết đoán sẽ cùng nhau chiến đấu và kiên trì cho đến khi chiến thắng đối thủ. Người La Mã đã sử dụng quân đội của mình để thống trị cư dân chung quanh. Đến thế kỷ 7 và 6 TCN, người La Mã chinh phục rất nhiều nơi thuộc Italy và các vùng đất ngoài Italy. Họ bắt đầu lớn mạnh nhanh chóng và thành lập nên Vương quốc La Mã.
Đế chế La Mã - Từ thành bang nô lệ trở thành đế chế không có điểm kết thúc - Ảnh 3.
Trong thời kì cổ đại, giáo dục La Mã tuy còn sơ khai nhưng được xem là cực kì tiến bộ. Họ đào tạo ra những con người cho đất nước theo những phương pháp chủ động, tích cực. Những môn học được giảng dạy ở thời kì này bao gồm nhiều lĩnh vực khác nhau: chính trị, quân sự, văn hóa, lịch sử, xã hội, ngữ pháp, hùng biện, logic… với phương pháp học đòi hỏi sự tư duy và lý luận sâu sắc, chính là nền tảng quan trọng cho một nền giáo dục Tây Âu đương đại.
Người La Mã chính thức có chữ viết vào thế kỉ VI TCN có nguồn gốc từ văn tự Hy Lạp, họ đã bổ sung và hoàn thiện, đặt ra một loại chữ viết riêng của mình – chữ Latinh trở nên phổ biến và chính là nguồn gốc của các ngôn ngữ ở Châu Âu. Nhờ có chữ Latinh mà chúng ta phát triển được ra ngôn ngữ chung cho cả thế giới, thúc đẩy nhiều lĩnh vực phát triển như chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội, khoa học, nghệ thuật… mang mọi nền văn hóa của các quốc gia dần xích lại gần nhau hơn.
Văn học La Mã chủ yếu tiếp thu và chịu ảnh hưởng sâu sắc của văn học Hy Lạp gồm nhiều thể loại như sử thi, thơ trữ tình, thơ trào phúng, văn xuôi, kịch… Người La Mã tiếp thu và cải biên đi thành những vị thần của mình như: Thần Zeus – thần Jupiter, Thần Hera, Poseidon, Demeter, Athena… và các vị thần chính là nguồn cảm hứng bất tận cho các nhà văn, nhà thơ, nhà soạn kịch. Trong đó, thần thoại của La Mã luôn gắn liền với những câu chuyện từ các vị thần cùng những khát vọng gần gũi với con người hơn.
Titus Livius (59 TCN-17 SCN) nhà sử học xuất sắc của La Mã trong thời kì trị vì của Augustus đã viết  Lịch Sử La Mã dài 142 chương, nhằm khơi dậy tinh thần yêu nước qua lịch sử hào hùng của dân tộc... Những thành tựu này, đã góp phần quan trọng vào sự phát triển của nền sử học thế giới.
Đế chế La Mã - Từ thành bang nô lệ trở thành đế chế không có điểm kết thúc - Ảnh 4.
Đền Pantheon một trong những công trình kiến trúc vĩ đại của đế chế La Mã.
Kiến trúc La Mã phát triển rực rỡ, đại diện tiêu biểu La Mã là Vitrius (86-26 TCN), ông đã dành cả cuộc đời để viết về các kỹ thuật kiến trúc xây dựng và đây cũng chính là bộ sách duy nhất thời cổ đại được bảo tồn nguyên vẹn đến ngày nay.
Trong đó, phải kể đến biểu tượng Colosseum đấu trường lớn nhất, vĩ đại nhất của đế chế La Mã được xây dựng năm 72 sau CN, hoàn thành sau 8 năm với chiều cao 8m, dài 189m, rộng 156m, diện tích dáy 24.000 m2, chu vi bên ngoài 545m và kích thước đấu trường trung tâm là 87m x 55m. Để xây dựng nên công trình này, người La Mã đã sử dụng 100.000 m3 đá, 300 tấn kẹp sắt để kết nối. Colosseum có sức chứa 50.000-80.000 khán giả. Đây nơi diễn ra những màn tử chiến vô cùng đẫm máu và tàn bạo giữa các tù binh giác đấu, các tù binh chiến tranh, nô lệ cùng những con quá thú nhằm mục đích mua vui cho vua chúa và người dân. Tiếp đến là trường đua Cirus Maximus có sức chứa 250.000 khán giả. Đấu trường này, đã mang lại cho các tay đua nguồn thu nhập khổng lồ so với những vận động viên thể thao đương đại.
Về lĩnh vực khoa học La Mã có sự tiến bộ vượt bậc, tiêu biểu như Heron (thế kỷ I) - một kỹ sư tài ba và là nhà toán học xuất sắc với các cách tính diện tích. Nhà toán học và thiên văn học Menelaus (thế kỷ II –III) đã chứng minh được tổng các góc trong một tam giác cầu lớn hơn 180 độ và cách tính dây cung mặt cầu.
Nhà toán học Claudius Ptolemy (khoảng thế kỷ thứ II) - người đầu tiên vẽ bản đồ trái đất, lấy Địa Trung Hải làm trung tâm với tác phẩm "Hệ thống vũ trụ", ông cho rằng trái đất là hình tròn đã giúp các nhà địa lý tìm ra những miền đất mới.
Nhà triết học, thầy thuốc Claudius Galen (131- đầu thế kỉ III) đại diện xuất sắc cho nền y học tiến bộ của La Mã với tác phẩm "Phương pháp chữa bệnh" chứng minh được rằng các mạch vận chuyển máu, nếu như cắt đứt dù chỉ là một mạch máu nhỏ cũng đủ để làm cho máu chảy trong vòng nửa giờ.
Nếu như trong các lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật người La Mã được xem như một học trò của người Hy Lạp thì về mặt luật pháp, người La Mã được xem là bậc thầy. Cùng với những thành tựu khác, luật pháp của người La Mã cũng đã có những đóng góp nhất định vào nền văn minh chung của nhân loại. Bộ luật 12 bảng với tiến bộ vượt bậc đã chống lại sự phán xét độc đoán của giới quý tộc, bảo vệ quyền lợi và danh dự cho mọi công dân. Luật La Mã ảnh hưởng đến hệ thống pháp lý sau này của phương Tây và nhiều quốc gia hiện đại.
Đế chế La Mã - Từ thành bang nô lệ trở thành đế chế không có điểm kết thúc - Ảnh 5.
Cuối thế kỉ thứ II TCN - đầu thế kỉ thứ I, đạo Kitô ra đời ở La Mã. Sau khi người La Mã theo Kitô giáo đã nâng tôn giáo này từ một giáo phái nhỏ thành một trong các tôn giáo lớn của thế giới.
Những đóng góp của đế chế La Mã có huy hoàng, xán lạn đến đâu đi chăng nữa cũng đều bắt nguồn từ nỗ lực học hỏi, sáng tạo không ngừng từ nhiều nền văn minh khác, trong đó có Hy Lạp. Họ đã tiếp thu, hoàn chỉnh thành cá riêng của dân tộc mình. Nếu như không có chế độ nô lệ thì không có quốc gia Hy Lạp, không có nghệ thuật, khoa học Hy Lạp và đế chế La Mã; không có cơ sở của văn minh Hy Lạp và đế chế La Mã thì cũng không có châu Âu hiện tại được.
Đế chế La Mã - Từ thành bang nô lệ trở thành đế chế không có điểm kết thúc - Ảnh 6.
Đế chế La Mã được hình thành từ khát vọng chinh phục nhưng lại duy trì và phát triển nhờ tinh thần kỹ luật, tinh thần sáng tạo không ngừng, mà còn bởi ở tài năng của vị thủ lĩnh kiệt xuất như Julius Caesar đã gắn kết cả dân tộc bằng một tinh thần đoàn kết. Ông đã kết nối các cá nhân lại với nhau thành một thể thống nhất nhằm đánh bại mọi kẻ thù tạo nên đế chế La Mã hùng mạnh nhất trong lịch sử.
Julius Caesar trưởng thành trong thời kỳ hỗn loạn, nội bộ La Mã bị chia rẽ thành hai phe Quý tộc bảo thủ và Dân chủ. Bên ngoài, các quốc gia đồng minh liên tục gây chiến, tranh giành lãnh thổ. Năm Caesar 16 tuổi, cha ông đột tử, toàn bộ tài sản thừa kế bị bọn quan độc tài sung công. Ông quyết định gia nhập quân đội phục vụ ở khu vực Tiểu Á, thời cuộc hỗn loạn đã trở thành môi trường đào tạo và đòn bẩy giúp cho Caesar sớm bộc lộ tài năng quân sự của mình.
Đế chế La Mã - Từ thành bang nô lệ trở thành đế chế không có điểm kết thúc - Ảnh 7.
Julius Caesar là một thủ lĩnh đầy khát vọng. Khi còn tham gia quân đội tham chiến tại Gaul (nay là Pháp và Bỉ), ông đánh bại những bộ lạc ở đây, trở thành thủ lĩnh vùng Gaul và xây dựng quân đội để bắt đầu thực hiện các hoạt động quân sự nhằm củng cố vị thế.
Caesar sớm bộc lộ mong muốn trở thành một trong những lãnh đạo vĩ đại của La Mã. Ông cũng là nhà cầm quân thiện chiến, luôn đặt lợi ích cá nhân dưới cộng đồng, đặt bản thân mình dưới đất nước và các đối thủ mạnh hơn nhiều lần cũng không làm ông sợ hãi.
Trong trận chiến nổi tiếng Pharsalus, ông đã chỉ huy đội quân 22.000 người đánh bại hoàn toàn đội quân 60.000 binh sĩ của phe Quý tộc. Sau đó, Julius Caesar dẫn quân chinh phục vùng Trung Đông, Bắc Phi mở rộng bờ cõi La Mã. Ông cũng là người hỗ trợ về quân sự để Cleopatra có thể trở thành nữ hoàng Ai Cập. Với các chiến công hiển hách, khi trở lại La Mã, Julius Caesar được tôn làm nhà lãnh đạo tối cao của La Mã và tôn làm Cha của Đất nước.
Ngay từ thuở thiếu thời, dù không giàu có nhưng gia đình Julius Caesar đã mời một nhà hùng biện nổi tiếng về dạy dỗ ông. Sau này, để hoàn chỉnh kỹ năng của mình, Julius Caesar còn theo học một nhà hùng biện nổi tiếng khác của La Mã. Với tài hùng biện xuất sắc, ông đã thuyết phục được một lực lượng hùng mạnh phò trợ cho mình. Bên cạnh đó, ông cũng chiếm được sự trung thành tuyệt đối của quân sĩ dưới quyền.
Đối với bản thân, Julius Caesar cũng vô cùng khắt khe. Ông tập luyện và sinh hoạt như một chiến binh, ông có khả năng sử dụng kiếm và cưỡi ngựa xuất sắc cùng sức chịu đựng đáng kinh ngạc. Trên trận chiến, ông không phải là vị tướng đi sau hàng quân mà luôn luôn là người đi đầu dẫn dắt. Khi nhìn thấy vị chủ tướng vung kiếm hô vang lời xung kích, đội quân La Mã đã vùng lên như vũ bão, bất chấp lực lượng đối địch, bất chấp địa hình, thời tiết… và họ đã trở thành đội quân làm nên sự vĩ đại của đế chế La Mã.
Đế chế La Mã - Từ thành bang nô lệ trở thành đế chế không có điểm kết thúc - Ảnh 8.
Vương quốc La Mã được bao bọc ba mặt là biển, phía bắc là dãy Alps. Khi người La Mã thống trị vùng đất này, họ muốn mở mang bờ cõi, xây dựng một đế chế không biên giới về lãnh thổ. Dựa vào sức mạnh quân sự, Roma chinh phục các vùng đất quanh khu vực Địa Trung Hải.
Cỗ máy quân sự của La Mã đi tới đâu, chiến tranh và kiểm soát đến đó. Đội quân này rất kiên trì và tham vọng thống trị đến mức sẵn sàng chiến đấu bất kể đổi thủ mạnh như thế nào, thời gian chiến tranh kéo dài bao lâu. Điển hình nhất là trận La Mã – Ba Tư kéo dài 683 năm đã trở thành cuộc xung đột kéo dài nhất trong lịch sử nhân loại.
Trải qua thời kỳ quân chủ (khoảng những năm 753 TCN đến 509 TCN), đế chế La Mã bước vào nền Cộng hòa La Mã. Người La Mã dần dần đánh bại những dân tộc khác trên bán đảo Ý như người Samnite và Sabine, người Etrusca.
Trong nửa sau của thế kỉ thứ 3 TCN, Roma xung đột với Carthage trong 2 cuộc chiến tranh Punic, xâm chiếm Sicilia và Iberia. Sau khi đánh bại Vương quốc Macedonia và đế chế Seleucid vào thế kỉ thứ 2 TCN, người La Mã trở thành những người chủ của vùng Địa Trung Hải.
Đế chế La Mã - Từ thành bang nô lệ trở thành đế chế không có điểm kết thúc - Ảnh 9.
Thế kỷ thứ 2 SCN, hầu như toàn bộ khu vực Địa Trung Hải, Tây Âu, Tiểu Á, Bắc Phi và nhiều vùng của Bắc và Đông Âu bị La Mã thống trị.
Vào thời kỳ cực thịnh, đế chế La Mã cai quản một vùng đất rộng lớn khoảng 5 triệu km2, là đế chế lớn thứ 24 trong lịch sử với khoảng 50-90 triệu thần dân, chiếm khoảng 12-20% dân số thế giới lúc bấy giờ. Riêng thủ phủ Roma đã khoảng 1 triệu dân vào thời hoàng kim và là thành phố đông đúc nhất thời bấy giờ.
Lịch sử đã ghi nhận Maximinus Tharax trị vì đất nước từ năm 235 -258 SCN, ông nắm được quyền lực nhờ vào việc chỉ huy quân đội đầu tiên của đế chế La Mã. Vào thời điểm này, đế chế La Mã đã phát triển rộng lớn đến mức không còn khả thi để cai trị tất cả các tỉnh từ vị trí trung tâm. Tuy nhiên vào giai đoạn khủng hoảng từ năm 235-284 SCN đã có tới 14 vị hoàng đế - chiến binh thay nhau nắm quyền nhưng chỉ trong một thời gian rất ngắn.
Đến thời đại Septimius Severus, quân đội La Mã vô cùng hùng mạnh với 500.000 binh lính, 182.000 lính bộ binh, 250.000 quân trợ chiến, 10.000 cận vệ hoàng đế, 40.000 hải quân và 11.000 quân Madi.
Chiến binh La Mã xuất phát điểm là những người du cư thuần nông nhưng lại có thể trở thành bậc thầy trong tác chiến và thực thi chiến lược. Từ một thị trấn nhỏ như ở Italy, người La Mã đã trở thành bá chủ Địa Trung Hải và các khu vực Châu Á, Tiểu Á, Bắc Phi.
Đội quân La Mã còn được gọi là "Exercitus" nghĩa là "rèn luyện" và họ tôn thờ nữ thần kỷ luật Disciplina. Điều này nhấn mạnh rằng người La Mã cực kỳ chú trọng tới công tác huấn luyện và tính kỷ luật một cách nghiêm ngặt. Binh lính vi phạm sẽ bị trừng phạt rất nặng.
Đội hình La Mã được mô tả như là một "cỗ máy quân sự" và được coi là những người lính chuyên nghiệp đầu tiên trên thế giới. Lính La Mã rèn luyện ở mọi nơi, ngay cả trên chiến trường hay đường hành quân. Mỗi chiến binh đều hiểu, họ phải đạt đến ngưỡng hoàn hảo, có thể sử dụng kết hợp cùng lúc các loại vũ khí như kiếm, giáo và khiên. Có khả năng chiến đấu độc lập và phối hợp binh đoàn đầy hiệu quả.
Đế chế La Mã - Từ thành bang nô lệ trở thành đế chế không có điểm kết thúc - Ảnh 10.
Trở nên hoàn hảo cũng là lựa chọn duy nhất, bởi đội hình tác chiến của quân đoàn La Mã vô cùng phức tạp. Các đơn vị chiến thuật có từ 60 - 120 người. Mỗi chiến binh mang theo số quân trang lớn nhất di chuyển trong một đội hình khít thường xuyên. Khi tác chiến họ sắp xếp đội hình, hành quân và phối hợp chiến đấu vô cùng chuẩn xác.
Đội hình vai kề vai, sát cánh cùng nhau đã tạo ra một khối sức mạnh tấn công sâu vào hàng ngũ quân địch. Đôi khi, mỗi chiến binh sẽ chiến đấu hoàn toàn đơn độc, xoay chuyển và đối phó với kẻ thù từ mọi hướng. Quân đoàn La Mã có thể đương đầu với nhiều loại quân khác nhau một cách hiệu quả từ kỵ binh, cung thủ, máy móc cho tới chiến tranh du kích. Họ gần như bất khả chiến bại, kỷ luật là yếu tố làm nên sức mạnh của đội quân La Mã cổ đại, một trong những đế chế rộng lớn nhất lịch sử nhân loại.
Họ có thể chịu những thất bại nặng nề, ngay cả khi đứng trước nguy cơ bị hủy diệt hoàn toàn nhưng họ chưa bao giờ khuất phục. Họ chấp nhận thua trong từng trận đánh nhưng quyết giành chiến thắng trong cả cuộc chiến tranh. Trận chiến Watling đã chứng minh cho điều đó khi 10.000 người La Mã đánh bại hơn 100.000 quân khởi nghĩa Briton.
Tinh thần kỷ luật thép và khát vọng xây dựng đế chế cường thịnh trở thành lẽ sống và sức mạnh để những nông dân thành Roma chinh phục và thống trị hơn 300 quốc gia khác. Trong thời đại thịnh trị, quân đoàn La Mã là những chiến binh không đối thủ, một quân đoàn huyền thoại mà cho đến nay, vẫn được các nhà quân sự cho là tổ chức hình mẫu.
Tuy nhiên, những cuộc di dân mà bao gồm cả các cuộc xâm lăng lớn của những bộ tộc người German và người Huns dưới trướng Attila đã dẫn đến sự suy tàn của đế quốc Tây La Mã. Cùng với sự thất thủ của Ravenna dưới bàn tay của người Heruli và sự kiện Odoacer lật đổ Romulus Augustulus vào năm 476 SCN, đế quốc Tây La Mã cuối cùng đã sụp đổ và nó đã bị hoàng đế Zeno bãi bỏ chính thức vào năm 480 SCN.
Đế quốc Đông La Mã, được biết đến sau này với tên gọi là đế quốc Byzantine, đã sụp đổ sau khi Constantinople thất thủ bởi bàn tay của người Ottoman dưới triều đại của Mehmed II vào năm 1453.
Đế chế La Mã - Từ thành bang nô lệ trở thành đế chế không có điểm kết thúc - Ảnh 11.
Sự hưng thịnh và suy vong của đế chế La Mã đã được dựng thành phim "The fall of the roman empire" và để hiểu biết sâu sắc hơn về đế chế La Mã còn có những bộ phim như: Alexander Đại đế, Spartacus – là những bộ phim thuộc Tủ phim Nền Tảng đổi đời do Nhà sáng lập, Chủ Tịch Tập đoàn Trung Nguyên Legend Đặng Lê Nguyên Vũ tâm huyết, cẩn trọng tuyển chọn.
Cuối cùng đế chế La Mã cũng không thể duy trì được sự tồn tại của mình. Sự sụp đổ La Mã đã chứng minh cho quá trình suy tàn của các đế chế ở phương Tây, khi mà các đế quốc không đủ tiềm lực để thực thi sự cai trị của mình lên lãnh thổ rộng lớn, được chia thành nhiều chính thể kế vị, khiến tình hình rối ren, bất ổn…
Đế chế này, sụp đổ cũng bởi xa rời những giá trị cốt lõi – khi mà khát vọng lớn xuất phát từ tham vọng mù quáng, sử dụng quá nhiều lực lượng sản xuất vào các cuộc bành trướng lãnh thổ gây mất cân bằng xã hội, sai lầm trong công cuộc chính trị hóa quân sự cùng với những cuộc thanh trừ nội bộ kéo dài trong suốt quá trình hình thành và phát triển.
Ở đế chế này, tuy có sự học hỏi nhưng chưa đầy đủ, các giá trị truyền thống cần được duy trì ngày càng mai một dẫn đến những suy đồi về đạo đức. Ở đế chế La Mã có tinh thần đoàn kết song vẫn còn tồn tại lòng vị kỷ của cá nhân, có sự phân biệt giai tầng gây nên mất cân bằng, bất bình đẳng, sử dụng bạo lực để cai trị, chính quyền tham nhũng ở khắp mọi nơi đã đẩy một đế chế hùng mạnh như La Mã đến bờ vực của sự lụi tàn.
Dẫu vậy, những ánh hào quang rực rỡ nhất mà đế chế La Mã đã tạo dựng cho văn minh châu Âu và nhân loại thế giới vẫn đáng được học hỏi.
Đế chế La Mã - Từ thành bang nô lệ trở thành đế chế không có điểm kết thúc - Ảnh 12.
(Đón đọc kỳ sau: Đế chế Hồi Giáo - Từ bộ lạc du mục trở thành đế chế hùng mạnh.)

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

NGẬM SẦU (ĐL)

MUÔN MẶT ĐỜI THƯỜNG III/104

MỌC CÁNH