Yakovlev
sinh ngày 2/12/1923 trong một gia đình nông dân ở một ngôi làng nhỏ bên
bờ sông Volga gần thành phố Yaroslavl của tỉnh Yaroslavl (Liên Xô). Nhờ
thành tích chiến đấu trong Chiến tranh Vệ quốc, Yakovlev được kết nạp
vào Đảng Cộng sản Liên Xô vào năm 1944.
Vào năm 1958,
Yakovlev là một trong bốn người đầu tiên được cử sang học tại Mỹ sau
chiến tranh. Yakovlev đã theo học tại Đại học Columbia (Mỹ) trong một
năm. Và bắt đầu có tin Yakovlev là người của Cục Tình báo Trung ương Mỹ
(CIA).
Valentin Falin, Trưởng ban Đối ngoại Ban Chấp
hành Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô và Bí thư Trung ương Đảng Cộng sản
Liên Xô (1989–1991) từng kể: “Việc Yakovlev sống dựa vào túi tiền người
Mỹ thì tôi biết từ 1961. Một người quen làm việc trong KGB đã cho tôi
biết điều này”.
Sau khi học xong Đại học Columbia
(Mỹ), Yakovlev lần lượt được bổ nhiệm làm Trưởng ban Đài phát thanh và
vô tuyến truyền hình của Ban Tư tưởng Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô
dưới thời Nikita Sergeyevich Khrushchev rồi Phó trưởng ban tuyên giáo
của Uỷ ban Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô (1964 – 1972) dưới thời
Leonid Ilyich Brezhnev.
Vào năm 1972, vì viết bài báo
“Chống chủ nghĩa phản lịch sử” trên báo Văn học nên Yakovlev bị thuyên
chuyển đi Canada làm đại sứ trong 10 năm (1973 – 1983).
Ở
Canada, Yakovlev bắt đầu có những động thái khó lường. Chính Yakovlev
cũng đã tỏ ra rất né tránh kể về thời gian ở Canada của mình vì sợ bị lộ
tẩy. Trong phiên toà “Vụ án Đảng Cộng sản Liên Xô” tại Toà án Hiến pháp
năm 1992, Yakovlev đã đề nghị F.M.Rudinski (luật sư bảo vệ Đảng Cộng
sản Liên Xô) rằng: “Tôi đề nghị ông đừng hỏi tôi về những năm 1973 –
1983. Tôi đã vắng mặt ở đây trong mười năm đó. Còn vào những thời điểm
khác, mới ông cứ tự nhiên”. Cho đến khi Rudinski đưa ra câu hỏi: “Ngài
có phải là điệp viên CIA không?” thì Yakovlev đã tỏ ra vô cùng lúng
túng, cằm xệ xuống.
Yuri Andropov (Chủ tịch Ủy ban An
ninh Quốc gia KGB và sau này là Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô khi
Brezhnev qua đời) qua nhiều nguồn tin của KGB cho thấy Yakovlev có thái
độ sùng bái phương Tây quá mức và có khả năng là người của CIA.
Một
lần, khi trả lời những lý lẽ của Mikhail Gorbachev về việc cần phải
nhanh chóng để cho Yakovlev về nước, Andropov đã nói: “Đúng vậy, anh ta
có đầu óc thông minh nhưng không phải chỉ có một cái đầu. Chính vì vậy
phải cân nhắc và không vội vàng” .
Khi Yakovlev đã
được về nước và giữ chức Giám đốc Viện Kinh tế Thế giới và Quan hệ Quốc
tế của Viện Hàn lâm Khoa học Liên Xô thì Andropov đã chỉ thị “theo dõi,
và không được để lọt vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Liên
Xô”, vì cho rằng “Yakovlev đã từng sống quá lâu ở nước ngoài, một nước
tư bản, và đã biến chất” . Năm 1984, Andropov qua đời và sự theo dõi
Yakovlev không còn thường xuyên, chặt chẽ như trước nữa.
Khi
Gorbachev trở thành Tổng bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô vào năm 1985,
Yakovlev đã nhanh chóng được đề bạt làm Trưởng ban Tuyên truyền Trung
ương, và là người giúp Gorbachev hình thành chính sách đối ngoại của
Liên Xô bằng cách vận động Liên Xô không can thiệp vào Đông Âu và đi
cùng Gorbachev trong 5 cuộc gặp thượng đỉnh với Tổng thống Mỹ Ronald
Reagan.
Yakovlev (bên trái) và Gorbachev tại Canada vào năm 1983
Trong
nước, Yakovlev là kiến trúc sư “cải tổ” với các chương trình glasnost
(công khai hóa) và perestroika (tái cấu trúc). Yakovlev còn được
Gorbachev đưa vào Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Liên Xô vào năm 1987. Từ
1986 đến 1988, với sự tác động của Yakovlev, một loạt cán bộ chủ chốt
của các tờ báo ảnh hưởng lớn tại Liên Xô được thay bởi những người ủng
hộ chủ trương “cải tổ” của Gorbachev, từ đó các tờ báo này đã “quạt gió
châm lửa” khuynh đảo dư luận.
Một số tờ báo và tạp chí
đặc biệt cấp tiến như Họa báo, Tia lửa và Tin tức Moscow, dần dần đi
theo xu hướng bôi nhọ chế độ xã hội chủ nghĩa. Tư tưởng của nhân dân bị
đảo lộn...
Năm 1994, nhà văn Boldarev khi nhìn lại
tình cảnh của thời kỳ này đã nói: “Trong sáu năm, báo chí đã thực hiện
được mục tiêu mà quân đội châu Âu có trang bị tinh nhuệ nhất cũng không
thể thực hiện được khi xâm lược nước ta bằng lửa và kiếm vào những năm
1940. Quân đội đó có thiết bị kỹ thuật hàng đầu nhưng thiếu một thứ. Đó
là hàng triệu ấn phẩm mang vi trùng”.
Vào
năm 1989, KGB đã biết rất rõ rằng Yakovlev có các quan điểm có lợi cho
phương Tây và phương Tây có thể hoàn toàn hy vọng vào ông ta trong mọi
tình huống. Chủ tịch KGB Vladimir Kryuchkov đã báo cáo thông tin này cho
Gorbachev, nhưng Gorbachev chỉ yêu cầu Kryuchkov nói chuyện tình cảm
với Yakovlev.
Yakovlev
(người vòng tay và đứng sau micro) là Uỷ viên Bộ Chính trị, Trưởng ban
Tuyên truyền Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô dưới thời Gorbachev.
Trong
cuộc nói chuyện sau đó của Kryuchkov, Yakovlev chỉ im lặng và thở dài.
Kryuchkov đã báo cáo lại với Gorbachev. Kryuchkov ngạc nhiên khi
Gorbachev bảo “ngày trẻ ai chẳng có những sai lầm” và Yakovlev là “người
có ích cho cải tổ nên ông ấy cần cho đất nước và cần phải cho ông ấy
tham gia vào nền chính trị lớn”. Valentin Falin nhận định, “họ đã cho
ông ta vào. Như thả dê vào vườn rau”.
Đến năm 1990,
Yakovlev trở thành tâm điểm của các cuộc tấn công của những người cộng
sản kiên trung trong Đảng Cộng sản Liên Xô. Tại Đại hội lần thứ XXVIII
của Đảng Cộng sản Liên Xô vào tháng 7/1990, Alexander Lebed đã hỏi
Yakovlev: “Alexander Nikolaevich... Ông có bao nhiêu khuôn mặt?”.
Tại
phiên họp mở rộng của Xô viết tối cao Liên Xô ngày 17/6/1991, Chủ tịch
KGB Kryuchkov đã công bố một tài liệu mật của Ban Chấp hành Trung ương
Đảng Cộng sản Liên Xô đề ngày 24/1/1977: “Thời gian gần đây, tình báo Mỹ
đang triển khai những kế hoạch đẩy mạnh hoạt động thù địch như phân hóa
xã hội Xô viết và làm rối loạn nền kinh tế xã hội chủ nghĩa".
Với
mục tiêu đó, tình báo Mỹ đặt ra kế hoạch tuyển mộ những điệp viên có
thế lực trong số công dân Xô viết”. Sự thật là sau nhiều cách nhưng
không kéo đổ được Liên Xô, Mỹ đã đẩy mạnh thu dụng những “điệp viên có
ảnh hưởng”.
Chỉ riêng ngân sách trong năm tài chính
1983 của Mỹ cấp cho Vụ Các vấn đề nội bộ Liên Xô của Trung tâm RAND
Corporation (Mỹ) lên đến 13,5 tỷ USD. Mỹ cũng đã xây dựng cả một ngành
khoa học gọi là Kremli học, chuyên nghiên cứu những đặc điểm cá nhân và
những khả năng tiềm ẩn của những nhân vật chủ chốt trong giới lãnh đạo ở
Liên Xô.
Trong những năm 1980, Mỹ bắt đầu tăng cường
mọi nỗ lực điều khiển ban lãnh đạo cao nhất của Liên Xô để bắt những
nhân vật đó hành động theo ý mình.
Góp tay đẩy Liên Xô đến bờ vực tan rã
Valentin
Falin nhận định về vai trò của Yakovlev: “Bây giờ thì đã có thông tin
rõ ràng về việc trước khi Liên bang Xô viết tan rã, ông ấy đã rất năng
nổ đi khắp các nước cộng hòa và thổi bùng lên ở đó tâm lý cực đoan quá
khích. Trước khi bức tường Berlin sụp đổ, ông ấy đã sang cả CHDC Đức lẫn
CHLB Đức”.
Yakovlev “đứng giữa” Tổng thống Mỹ Bush (cha) và Gorbachev
Trong
cuốn “Vụ án Đảng Cộng sản Liên Xô tại Toà án Hiến pháp: Ghi chép của
người tham gia phiên toà” của F. M. Rudinski được xuất bản tại Moscow
năm 2001 có đoạn: “Nguồn gốc xã hội của các hiện tượng như Gorbachev,
Yakovlev là ở sự xuất hiện các tầng lớp tụt hậu khá đông trong xã hội.
Đó là những người đã rời nông thôn, nhưng không hoà hợp được với nền văn
hoá thành thị hoặc chỉ cảm thụ được các yếu tố bề ngoài của nó. Trong
đó, nhiều người đã được giáo dục theo tinh thần tư hữu, ích kỷ cá nhân
và háo danh, những người đó đã dễ dàng nhảy vào giới lãnh đạo đảng mang
tính tư sản của Liên Xô” .
Vào năm 1995, Cương lĩnh
Đại hội XXX của Liên đoàn các Đảng Cộng sản - Đảng Cộng sản Liên Xô (SKP
– KPSS) đã tuyên bố sự sụp đổ chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô là do
“Cuộc công kích công khai của các thế lực phản động bắt đầu từ cuối
những năm 80 dưới sự tác động trực tiếp của nhóm phản bội chính trị
Gorbachev – Yakovlev – Shevandnadze đã kết thúc bằng cuộc đảo chính phản
cách mạng năm 1991 – 1993” .
Trong những năm sau khi
Liên Xô tan rã, Yakovlev đã viết và giảng dạy rất nhiều về lịch sử,
chính trị và kinh tế. Ông ta còn là lãnh đạo của Đảng Dân chủ Xã hội Nga
và tổ chức Dân chủ Quốc tế. Yakovlev do đó được ví như là “nhà tư tưởng
chủ đạo của nền dân chủ Nga” dưới thời Boris Yeltsin (1991-1999). Ông
ta chết vào ngày 18/10/2005 tại Moscow.
Nguyễn Văn Toàn
9 điệp viên khét tiếng nhất của Nga, họ gồm những ai?
Thứ sáu, ngày 03/07/2020 10:32 AM (GMT+7)
AaAa+
Các điệp viên Nga hoạt động ở khắp nơi
trên thế giới và không ít người đã trở thành huyền thoại. Dưới đây là 9
nhân vật như thế!
Ethel
và Julius Rosenberg: Năm 1950, cặp vợ chồng này bị Cục điều tra liên
bang Mỹ (FBI) buộc tội tuồn thông tin về bí mật hạt nhân của Mỹ cho Liên
Xô. Họ bị kết án trong một phiên tòa, càng khiến cuộc đua về hạt nhân
giữa hai cường quốc khi đó thêm căng thẳng. Mặc cho còn nhiều nghi ngờ
về hoạt động gián điệp của hai vợ chồng này, họ vẫn bị hành quyết tại
nhà tù ở New York vào hôm 19/6/1953. Ảnh: Wikipedia.
Lavrenti
Beria: Beria từng là chỉ huy lực lượng an ninh và tình báo Liên Xô dưới
thời nhà lãnh đạo Joseph Stalin. Tuy nhiên, Beria sau đó lại bị buộc
tội là gián điệp tay trong của tình báo Anh ngay sau khi hai vợ chồng
nhà Rosenbergs bị hành quyết năm 1953. Ông cũng có chung kết cục giống
như họ. Ảnh: Corbis.
Elizabeth
Bentley: Năm 1938, Benley hoạt động tình báo chống phát xít ở thành phố
New York, Mỹ, cho Đảng Cộng sản Mỹ và Liên Xô. Về sau, bà kiểm soát hai
nhóm điệp viên riêng biệt ở Mỹ. Năm 1945, sau khi bị Liên Xô giáng cấp,
Bentley gia nhập FBI và từ bỏ mạng lưới 100 gián điệp nằm dưới quyền
của bà. Ảnh: Corbis.
Kim
Philby: Năm 1941, Philby gia nhập tình báo Anh (MI6) song thực tế đã
làm việc cho Liên Xô từ năm 1933. MI6 chỉ phát hiện ra bí mật đó vào năm
1963. Tuy nhiên, 20 năm ở MI6 đủ để Philby đã leo cao trong hàng ngũ
này và trao những thông tin tuyệt mật cho Liên Xô. Philby trốn thoát
sang Matxcơva và sống như người hùng tại Liên Xô tới khi qua đời năm
1988. Ảnh: Corbis.
Anthony
Blunt: Là một trong nhóm 5 điệp viên hai mang ở Anh (Kim Philby cũng là
thành viên nhóm này), Blunt tìm kiếm thông tin tình báo cho Liên Xô
trong suốt Thế chiến II. Ông này bí mật thú nhận việc làm hai mang năm
1964 song điều này vẫn được giữ bí mật cho tới năm 1979. Khi đó, Thủ
tướng Margaret Thatcher quyết định phanh phui tên tuổi của Blunt và Nữ
hoàng Elizabeth II rút tước hiệu hiệp sĩ của ông này. Ảnh: Corbis.
Christopher
Boyce: Boyce bán những văn bản tuyệt mật của Mỹ cho Liên Xô qua bạn tên
là Andrew Dalton Lee. Ông này bị bắt năm 1977 sau khi Lee bị tóm trước
cửa sứ quán Liên Xô ở thành phố Mexico. Sau khi vượt ngục, Boyce thực
hiện một loạt phi vụ cướp ngân hàng và lên kế hoạch trốn tới Liên Xô.
Ông ta bị bắt ở bãi đỗ của một nhà hàng năm 1981 và được thả năm 2003.
Ảnh: Corbis.
Aldrick
Ames: Cựu điệp viên phản gián của Cơ quan Tình báo Trung ương Mỹ (CIA)
kiếm được 4,6 triệu USD nhờ bán tin cho Liên Xô. Ames làm việc vặt tại
CIA khi còn học trung học và sau khi hoàn thành bậc cử nhân, ông ta trở
thành nhân viên chính thức. Ông quyết định làm việc cho tình báo Liên
Xô, sau này là Nga, khi bị trắng tay vì cuộc ly dị tốn kém. Trước khi bị
bắt năm 1994, Ames giúp Liên Xô xử 10 điệp viên hai mang và phá hoại
hơn 100 chiến dịch của Mỹ. Ảnh: Biocrawler.
Robert
Hanssen: Bức ảnh trên được chụp nhân kỷ niệm 20 năm Hanssen làm việc
cho FBI. Ông ta bán tin cho Liên Xô từ năm 1979, chỉ ba năm sau khi gia
nhập cục điều tra liên bang Mỹ. Hanssen tiếp tục bán những bí mật này
sau khi Liên Xô sụp đổ. Tới tận năm 2001, FBI phát hiện ra hoạt động của
Hanssen. Ảnh: Corbis.
Anna
Chapman: Được cho là một thành viên của mạng lưới tình báo nằm vùng của
Nga ở Mỹ, Chapman thường xuyên chuyển tin cho một quan chức Nga ở New
York. Mỗi người trong nhóm 11 người vừa bị Mỹ phát hiện này có thể sẽ
lĩnh án 5 năm tù vì tội làm điệp viên cho một chính phủ nước ngoài mà
không đăng ký với chính phủ Mỹ. Một vài người trong số họ còn bị buộc
tội rửa tiền. Ảnh: Facebook.
MIỀN TÂY HOANG DẠI Ước gì một lần về thuở ấy miến Tây Sống lầy lội những tháng ngày hoang dại Súng cặp kè hông, nhong nhong lưng ngựa Phóng khoáng thảo nguyên, đạn nổ ì đùng Ta sẽ về, rủ em gái theo cùng Đem tình yêu vào vòng đấu súng Và ngã xuống trong một lần anh dũng Để mai này định nghĩa lại...thằng khùng! Đã khùng rồi thì xá chi anh hùng Của một thời tìm vàng sôi động Người người xô bồ tìm giàu sang cuộc sống Để lại điêu tàn, bắn giết mênh mông! Ta ước thế nghe có rùng rợn không? Trần Hạnh Thu NHẠC HUYỀN THOẠI CAO BỒI VIỄN TÂY
(ĐC sưu tầm trên NET) Bản tin 113 online cập nhật ngày 2/5: Truy tố 254 bị can bị trong đại án sai phạm lĩnh vực đăng kiểm 🔴 TRỰC TIẾP: Thời sự quốc tế 3/5 | Nga tuyên bố khai hỏa Iskander, hủy diệt hai pháo HIMARS Ukraine Tin tức thời sự mới nhất hôm nay | Bản tin sáng ngày 5-3-2024 MỘT CÕI ĐI VỀ (Sáng Tác: Trịnh Công Sơn) - KHÁNH LY OFFICIAL Miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Quốc hội đối với ông Vương Đình Huệ 9 giờ trước Khoảnh khắc tên lửa Nga công kích pháo HIMARS Ukraine 12 giờ trước Mong muốn Campuchia chia sẻ thông tin về Dự án kênh đào Funan Techo 10 giờ trước Gần 50 người chết trong vụ sập đường cao tốc ở Trung Quốc 10 giờ trước Lý do xuất khẩu của Trung Quốc sang Nga bất ngờ sụt giảm 8 giờ trước Ukraine nói Nga sản xuất tên lửa Zircon 'nhanh bất thường' 6 giờ trước Hàng chục nghìn người Gruzia tiến hành biểu tình lớn nhất từ trước tới nay 16 giờ trước Video 'rừng người' xem phương tiện chiến đấu bị Nga tịch thu ở chiến trường Ukraine 16 giờ trước U23 In...
I Only Want to Be with You - Dusty Springfield (Cover by Emily Linge) VẪN THẾ MÀ! Anh vẫn thế, trước sau vẫn thế mà Nhìn anh này, đừng nhìn phía trời xa Vẫn ngày ngày ra ngóng chờ trước của Đợi Nàng Thơ về tác hợp thi ca Tâm hồn anh có cửa đâu mà khóa Mà phải cùng em mở cánh cửa tâm hồn Anh tìm mãi nào thấy đâu ô cửa Toang hoác tứ bề, thông thống càn khôn* Còn trái tim anh vẫn êm đềm, yên ả Vẫn yêu quê hương, tổ quốc, con người Miền nhiệt đới khi thấy tim băng giá Chắc chắn là anh đã ngoẻo tự lâu rồi! Trần Hạnh Thu CT: * Trời đất
Nhận xét
Đăng nhận xét