TT&HĐ II - 13/e
Cha Đẻ Của Tia X – Khám Phá Tình Cờ “Khai Sáng” Cách Nhìn Của Nhân Loại
PHẦN II: Nền tảng
" Triết học bắt đầu từ sự ngạc nhiên"
Arixtốt
“Chúng
ta có thể mường tượng thế giới của thực tại như là một dòng nước ngầm;
thế giới hiện tượng thì ở bề mặt; bên dưới nó chúng ta không nhìn thấy
được. Các sự kiện ở tận đáy của dòng nước gây ra bọt và những xoáy nước ở
bề mặt. Đó là những chuyển động bức xạ và năng lượng của cuộc sống
chung của chúng ta, nó tác động tới các giác quan và do đó, kích thích
trí óc chúng ta; ở bên dưới, dòng nước ngầm vẫn chảy”
Sir James Jeans.
“Triết
học chân chính chỉ là triết học truyền đạt chính xác nhất tiếng nói của
bản thân thế giới và được viết dưới những sự chỉ dẫn của thế giới”
(Ph.Bêcơn)
“Tất cả mọi khoa học cần thiết hơn triết học, nhưng không một khoa học nào tốt hơn nó”
(Arixtốt)
CHƯƠNG II: PHÁC THẢO
“Mọi cái hiện thực đều hợp lý, mọi cái hợp lý đều là hiện thực” (G.Hêghen)
“Tương
phản với không gian thì có nguyên lý về chất, về sự phân biệt và về
“vật”. Dù sao thì chẳng có gì có thể tồn tại mà không có không gian.
Không gian là điều kiện tiên quyết của mọi vật đang tồn tại, bất kể là
dưới dạng vật chất hay phi vật chất, bởi vì chúng ta không thể tưởng
tượng ra một vật hay một hữu tính mà thiếu không gian”.
Lama Anagark Govinda
"Đôi lúc cuộc sống thật khắc nghiệt, rắn như thép đã tôi. Nó có những lúc ảm đạm và đau đớn. Như bất cứ một dòng chảy nào của một con sông, cuộc sống có những lúc khô cạn và những khi triều cường.
Cũng như sự thay đổi theo chu kỳ từ
trước đến nay của các mùa, cuộc sống có cái ấm áp dễ chịu của những mùa
hè và cái rét buốt của những mùa đông…
Nhưng chúng ta có thể tự nâng mình lên
khỏi nỗi chán chường và tuyệt vọng, vươn đến sự vui vẻ của hy vọng và
biến đổi các thung lũng hoang vắng, tăm tối thành những lối đi chan hoà
ánh nắng của sự thanh bình sâu lắng".
Martin Luther King"Năng khiếu tưởng tượng có ý nghĩa đối với tôi hơn là tài năng tiếp thu kiến thức".
Albert Einstein
"Dù chỉ nắm vững một kiến thức nào đó, cũng đều có ích cho trí óc, nó sẽ ném đi những thứ vô dụng nhưng giữ lại những thứ có ích".
Leonardo da Vinci
"Mỗi thành công vĩ đại trong khoa học đều bắt nguồn từ trí tưởng tượng hết sức táo bạo".
G.Duy
(Tiếp theo)
Nếu không có một
nguyên nhân hoặc “vớ vẩn”, hoặc cao cả nào thì một sinh linh, nếu không bị điên rồ, thì chẳng bao
giờ chịu hy sinh thân mình, vì hành động đó là dù có hợp Đạo Lý thì cũng
trái với Đức Huyền Diệu.
Không
thể có một tồn tại nào, một hiện hữu nào tự chấm dứt “cuộc đời” mình
nếu không có nguyên nhân tác động từ bên ngoài. Sự phân rã phóng xạ tự
nhiên cũng không thể nằm ngoài nhận định đó, dù rằng chúng ta tưởng đó
là quá trình tự phát, có nguyên nhân từ bên trong. Có thể cho rằng phân
rã phóng xạ là căn bệnh “ung thư” của các chất phóng xạ, là sự “trả giá”
vì sự “ăn chơi vô độ” trong quá khứ của chúng không? Hay chúng chỉ là
những “thành quả” của suốt một “thai kỳ” xa xưa, “thừa mứa” về áp suất,
nhiệt độ và gì gì đó nữa, nhưng đến những thời kỳ tiếp theo, chúng đã
không thể phù hợp với điều kiện hoàn cảnh mới, đành phải thích nghi bằng
cách “hào phóng cho đi” và “uể oải nhận về”?
Cuối
năm 1895, nhà bác học người Đức, W.Rơngen (W. Roentgen) đã phát hiện ra
một tia kỳ lạ. Tia này tuy không nhìn thấy được nhưng có khả năng xuyên
thấu mạnh. Nó có khả năng xuyên qua giấy, gỗ, cơ thể người và cả những
tấm kim loại mỏng. Nó cũng có tác dụng như ánh sáng Mặt trời là khi
chiếu các tấm kính ảnh thì làm cho các tấm này hóa đen.
Wilhelm Conrad Röntgen (27 tháng 3 năm 1845 – 10 tháng 2 năm 1923),
sinh ra tại Lennep, Đức, là một nhà vật lý, giám đốc Viện vật lý ở Đại học
Würzburg. Năm 1869, khi mới 25 tuổi, ông nhận bằng Tiến sĩ tại Đại học Zurich.
Suốt các năm tiếp theo ông công tác tại nhiều trường đại học khác nhau và trở
thành nhà khoa học xuất sắc. Năm 1888, ông được bổ nhiệm làm giáo sư vật lý
và là giám đốc Viện Vật lý của Đại học Würzburg. Vào ngày 8 tháng 11 năm 1895,
ông đã khám phá ra sự bức xạ điện từ, loại bức xạ không nhìn thấy có bước sóng
dài mà ngày nay chúng ta được biết đến với cái tên tia x-quang hay tia Röntgen.
Nhờ khám phá này ông trở nên rất nổi tiếng. Năm 1901 ông được nhận giải Nobel
Vật lý lần đầu tiên trong lịch sử.
Wilhelm Röntgen | |
---|---|
Wilhelm Conrad Röntgen
|
|
Sinh | 27 tháng 3 năm 1845 Lennep, Phổ |
Mất | 10 tháng 2, 1923 (77 tuổi) |
sinh ra tại Lennep, Đức, là một nhà vật lý, giám đốc Viện vật lý ở Đại học
Würzburg. Năm 1869, khi mới 25 tuổi, ông nhận bằng Tiến sĩ tại Đại học Zurich.
Suốt các năm tiếp theo ông công tác tại nhiều trường đại học khác nhau và trở
thành nhà khoa học xuất sắc. Năm 1888, ông được bổ nhiệm làm giáo sư vật lý
và là giám đốc Viện Vật lý của Đại học Würzburg. Vào ngày 8 tháng 11 năm 1895,
ông đã khám phá ra sự bức xạ điện từ, loại bức xạ không nhìn thấy có bước sóng
dài mà ngày nay chúng ta được biết đến với cái tên tia x-quang hay tia Röntgen.
Nhờ khám phá này ông trở nên rất nổi tiếng. Năm 1901 ông được nhận giải Nobel
Vật lý lần đầu tiên trong lịch sử.
Tia
kỳ lạ đó, lúc đầu vì chưa biết bản chất của nó nên người ta gọi là Tia
X; sau này, người ta còn gọi nó là tia rơnghen, để kỷ niệm tên nhà bác
học đã có công phát hiện ra.
Từ
một vị trí nhất định trong chiếc ống thí nghiệm do Rơnghen chế tạo, đã
phát hiện ra loại tia huyền bí, có tính xuyên thấu mạnh nói trên. Tuy
nhiên, khi ống hoạt động, trên thành thủy tinh ở phía đối diện với vị
trí đó còn xuất hiện một vệt sáng màu xanh nhạt. Cả Rơnghen và các nhà
bác học khác đều chưa thể lý giải được nguyên nhân xuất hiện của hiện
tượng này.
Đã
từ lâu, các nhà bác học đã biết đến hiện tượng hùynh quang. Đó là hiện
tượng phát sáng của một số chất khi bị ánh sáng Mặt trời chiếu vào. Nhà
vật lý học người Pháp, H.Becơren (Henri Becquerel) là một trong những
người để tâm nghiên cứu hiện tượng đó.
Quan
tâm tới thí nghiệm của Rơnghen, Becơren nhận định rằng hiện tượng xuất
hiện vệt sáng màu xanh nhạt nói trên chắc chắn phải do một loại tia mới
nào đó gây ra; và nếu đúng như vậy thì tất cả mọi chất phát sáng khác
đều phải phát ra loại tia này, dù có thể là yếu, mạnh khác nhau.
Để
xác minh tính đúng đắn của nhận định, Becơren đã đặt một chất huỳnh
quang phát sáng rất mạnh dưới tác dụng của ánh sáng Mặt Trời, rồi đặt
lên trên tấm kính ảnh đã bọc cẩn thận trong vài lớp giấy màu đen. Ý đồ
của ông trong thí nghiệm này là muốn chứng minh rằng khi chất huỳnh
quang được ánh sáng mạnh của Mặt trời chiếu vào thì không những nó phát
ra ánh sáng nhìn thấy, mà còn phải phát ra tia rơnghen, xuyên qua các
lớp giấy đen, tác dụng lên (hóa đen) kính ảnh; còn nếu không xuất hiện
tia đó, vì ánh sáng nhìn thấy không thể thâm nhập được qua những lớp
giấy đen bảo vệ và kính ảnh sẽ chẳng có dấu vết gì.
Chất huỳnh quang được Becơren chọn ngẫu nhiên (hú họa) là muối sunphát urani và kali.
Sau
vài giờ thí nghiệm, Becơren tráng phim và thấy trên kính ảnh dấu vết
của cục muối urani hiện lên rất rõ ràng. Giả thuyết của ông đã được
chứng thực!.
Becơren
làm lại thí nghiệm nhiều lần và hầu như chắc chắn điều mà ông dự đoán
và đã chuẩn bị cho công bố phát kiến của mình. Nhưng vốn tính cẩn thận
(thật là quí báu!), Becơren đã quyết định lập lại các chi tiết thí
nghiệm lần cuối cùng.
Antoine Henri Becquerel là một nhà vật lý người Pháp,
từng được giải Nobel và là một trong những người phát
hiện ra hiện tượng phóng xạ
Antoine Henri Becquerel | |
---|---|
Antoine Becquerel, nhà vật lý người Pháp
|
|
Sinh | 15 tháng 12 năm 1852 Paris, Pháp |
Mất | 25 tháng 8 năm 1908 |
từng được giải Nobel và là một trong những người phát
hiện ra hiện tượng phóng xạ
Thời
tiết bỗng trở nên u ám, mây mù làm Mặt trời bị khuất ẩn liên tục mấy
ngày liền. Gói giấy đen đựng kính ảnh với cục muối urani đặt bên trên,
đành cứ nằm lại trong ngăn bàn, chờ đợi. Rốt cuộc, không đừng được nữa,
Becơren thấy rằng dù sao thì cũng phải tráng tấm kính ảnh này.
Becơren
đã hành động theo tiên tri hay do sự thúc giục của Thượng đế? Đến ngày
nay đó vẫn là một bí ẩn! Có thế tin rằng việc làm đó của ông cũng là
định mệnh của vật lý học; tạo điều kiện cho vật lý học tiến nhanh hơn
đến cái đích cuối cùng của chứng nghiệm: nếu có Thượng đế thì Thượng đế
chính là Tự Nhiên Tồn Tại!
Trên
tấm kính ảnh đã được tráng, trước sự ngạc nhiên đến sững sờ của
Becơren, hình cục muối urani hiện lên rất rõ nét, rõ nét còn hơn so với
những lần thí nghiệm trước, mặc dầu không thể có bất cứ một sự phát
huỳnh quang nào của muối urani trong ngăn bàn tối om, giữa những ngày ảm
đạm ánh sáng ấy. Điều đó nói lên rằng muối sunphát urani, dù hoàn toàn ở
trong bóng tối, không có bất cứ một chút ánh sáng Mặt Trời nào chiếu
vào, vẫn phát ra những tia mắt thường không thấy được, có tính xuyên
thấu mạnh, tương tự như tia rơnghen.
Hiện
tượng mới mẻ đó, sau này được gọi là hiện tượng phóng xạ của tự nhiên
được khám phá ngày 26 tháng 2 năm 1896. Như vậy ngày đó cũng có thể được
coi như ngày khai sinh của vật lý học phóng xạ và là một trong những
thời điểm xuất phát của vật lý học hiện đại.
Khám
phá của Becơren đã lôi cuốn sự chú ý của các nhà khoa học toàn thế
giới. Trong số những nhà bác học vật lý đi tiên phong trong việc nghiên
cứu hiện tượng mới lạ chứa đầy bí ẩn này là cặp vợ chồng bác học Pie
Quiri (Pierre Curie) và Mari Quiri (Marie Currie), Ecnet Rudơpho (Ernest
Rutherford) …
Ngày nay, chúng ta hiểu rằng hiện tượng phóng xạ là hiện tượng hạt nhân tự phóng ra các hạt: anpha , bêta các bức xạ: gamma (v),
rơnghen (X), bắt điện tử quĩ đạo, tự phân chia thành hai hạt nhân nhẹ
hơn. Sau khi phân rã phóng xạ, hạt nhân biến thành một nhân khác, có các
tính chất hóa học và vật lý khác với hạt nhân ban đầu. Các hạt nhân
phóng xạ có thể là hạt nhân của các chất phóng xạ tự nhiên. Các hạt nhân
phóng xạ nhân tạo được tạo thành nhờ các phản ứng hạt nhân. Các tia
phóng xạ khi đi qua môi trường vật chất, có tác dụng ion hóa môi trường
và bị hấp thụ bởi môi trường. Đối với thế giới hữu sinh, các tia đó ít
nhất gây ra hiệu ứng sinh học mà ở một mức độ vượt quá cho phép, sự
nhiễm xạ sẽ là cực kỳ nguy hiểm, gây nên đột biến dẫn đến quái thai,
bệnh tật vô phương cứu chữa và cái chết đau thương tức tưởi cho con
người.
Từ việc
tìm hiểu và nghiên cứu hiện tượng phóng xạ, vật lý học phóng xạ đã có
những phát hiện về thế giới vi mô, có ý nghĩa thực tiễn vô cùng to lớn
đối với toàn thể loài người.
Khi
chúng ta hỏi “công sức là gì?”, thì hầu như ai cũng cho rằng mình biết cái công sức ấy, rằng nó là nguồn động lực của vận động vật chất. Ấy vậy mà khi ngẫm nghĩ kỹ, thì thấy nó, tuy thể hiện như một lực lượng nhưng lại không phải là vật chất, không có bất cứ hìng dạng hay kích thước nào. Cứ như "ma"vậy, thật khó hiểu! Trong vật lý gọi nó là “công cơ
học” và nếu “qui ra” thì được một lượng gọi là “năng lượng”. Như vậy
chúng ta có thể nói khi làm cái việc phân chia vật, chất một cách “vô
bổ” như đã làm, chúng ta lấy năng lượng đó ở đâu, nếu không phải là từ
vật chất trong tự nhiên? Điều vô cùng kỳ lạ là nó có tính bảo toàn, tính tồn tại vốn dĩ, có vẻ được sinh ra từ vận động, nhưng lại là nguyên nhân tạo ra vận động. Ao ước ngàn đời của con người là khai thác
được càng nhiều càng tốt năng lượng to lớn tàng chứa trong thiên nhiên
để phục vụ cho mục đích của mình (chứ không phải cho cái việc phân chia
vớ vẩn của chúng ta!)
Chính
vật lý học phóng xạ đã chỉ ra: năng lượng tiềm ẩn trong tự nhiên là
vô cùng to lớn, to lớn hơn rất nhiều so với những tưởng tượng trước đây;
và con người có đủ khả năng, có đủ công sức vốn có của mình để khai
thác, tàng trữ nó, dùng nó tạo dựng nên những điều phi thường.
Nhưng
phi thường bao giờ cũng có hai hướng: một là cảnh giới vô cùng huy
hoàng, sáng lạn, hai là sự tự hủy diệt một cách triệt để chính mình. Số
phận loài người là theo hướng nào?
Chúng
ta định “mượn” hiện tượng phóng xạ để nói đến vấn đề phân chia đang còn
dang dở nhưng lại “chệch” sang những viễn cảnh “đau thương”. Hình như
sự lo âu đã gắn kết một cách thâm căn cố đế từ những “kinh nghiệm tổ
tông” ở mỗi con người chứ không riêng gì chúng ta!
Dù sao, chúng ta không nên nói thêm nữa về những điều buồn bã ở đây để cố sao “thoát được” chặng hành trình rất “khó xơi” này.
Để
phục vụ cho việc tiếp tục “khảo cứu” sự phân chia, chúng ta không cần
đến bom nhiệt hạch (còn gọi là bom khinh khí, bom H, nhiệt hạch là quá
trình tổng hợp hạt nhân trong “vùng” những hạt nhân nhẹ) mà chỉ cần đến
bom phân hạch (còn gọi là bom hạt nhân, bom nguyên tử, khi nổ xảy ra
phản ứng dây chuyền trong thời gian cực ngắn) cũng đủ.
Việc
“xoay sở” được một quả bom phân hạch không khó. Thứ bom này hiện nay có
nhiều lắm rồi, hầu như đâu đâu trên Trái Đất này cũng tàng trữ; vì
nhiều nên cũng khá "rẻ", thậm chí nếu khéo xin, người ta “biếu không”
luôn!
Chúng ta
mang quả bom phân hạch “dễ thương” đến một khoảng không gian xa xôi và
cho nó nổ theo kiểu phân chia vật lý đến tận cùng (nghĩa là phân chia
vật chất đến tận không thể phân chia được nữa thì thôi!). Bom phân hạch lúc này
có lẽ nên gọi là bom… Không Gian! Nhưng chúng ta thấy gì?
Từ
một sự tiêu tốn năng lượng ngoại lai không đáng kể lúc kích hoạt, bom
phát nổ đến lũ chúng ta, bọn mưu đồ, cũng phải giật bắn mình, phân chia ra tứ phía các hạt không
thể “nổ” hơn được nữa. Nổ không thể nổ hơn được nữa là như thế nào? Là phân chia vật chất đến tận cùng khả năng, đến các hạt đơn vị tuyệt đối của vật chất! Năng lượng khổng lồ mà nó giải phóng ra sẽ được
các hạt đó mang theo. Nếu tại vị trí quả bom đứng ban đầu “không còn gì
cả” thì phải cho rằng cả cái năng lượng ngoại lai ít ỏi cũng được các
hạt mang đi nốt.
Các
hạt không thể “nổ” được tiếp nữa ấy phải là các hạt (có thể gọi là điểm) KG, vì nếu không, nội
tại của nó sau khi nổ phải là một tập hợp “hạt”, đơn vị tương đối nào đó "lớn hơn" hạt KG, vẫn còn khả năng phân chia và như thế
nó phải tiếp tục nổ cho đến không có gì mà “nổ” nữa. Làm sao mà tưởng
tượng một điểm KG mang năng lượng đây, khi mà Vũ Trụ được chúng ta cho
rằng chỉ duy nhất là KG. Hơn nữa điểm KG là không thể di chuyển được vì
bất cứ sự di chuyển dù không đáng kể của nó cũng có nguy cơ làm xuất
hiện Hư Vô. Mà nó chuyển đi đâu được nếu nó là một nút của mạng KG bền
chặt, ngoài ra không có gì khác? Theo như “quan sát” của chúng ta thì vụ
nổ chí ít cũng lan truyền chấn động từ gần đến xa, ra tứ phía vì “xác”
quả bom sau vụ nổ đã mất đi. Hay chúng ta đã ảo tưởng?
Chúng
ta cần phải nhìn lại một cách chi tiết! Bom phân hạch nổ là hiện tượng
phóng xạ mang tính dây chuyền, số lượng sự phân hạch tăng cực nhanh theo
hàm mũ và không thể kìm chế. Đó là hành động tự phân chia, tự hủy hoại
mình một cách mù quáng nhất của quả bom, từ sự tác động ngoại lai ban
đầu “không đến nỗi nào” (gộp hai phần chất của quả bom thành một khối
lượng vượt giới hạn).
Vì
phải nổ theo “ý chí” của chúng ta nên trong trường hợp đang xét, quả
bom sẽ phải nổ và bị phân chia đến tận những hạt KG hoặc bức xạ. Bức xạ là một thứ mà vật lý học đã xác định: “nửa nạc nửa
mỡ”, vừa là sóng vừa là hạt (thể hiện bản tính nước đôi của Tổ Tông?).
Để “dễ thấy”, nhìn ở mặt gián đoạn của thế giới, chúng ta cho nó là một
hạt. Vật lý hiện đại gọi một bức xạ nào đó là một lượng tử. Lượng tử, vì
không có khối lượng nghỉ đồng thời “hình như” không có cấu trúc bên
trong nên “hình như” không thể coi nó là một vật, một chất mà tạm gọi là
hạt vì cũng “hình như” nó có chứa một lượng năng lượng là h.ν (h là
hằng số Planck, ν là tần số bức xạ lớn nhất). Sẽ phải có một loại lượng tử “nhỏ
nhất” tuyệt đối không thể phân chia.
Đối
với các hạt cơ bản, vì “còn” khối lượng nghỉ, vẫn còn “tính” vật chất nên chúng phải được phân chia tiếp tục. Chúng ta đoán rằng vì giới
hạn phân chia của chúng chỉ có thể là đến điểm KG như đã trình bày,
nên chắc rằng khả năng là sự phân chia cuối cùng của các hạt cơ bản sẽ
dừng bước ở hạt đơn vị tuyệt đối của vật chất hoặc lượng tử nhỏ nhất. Nghĩa là khi cho nổ "triệt để" một quả bom phân hạch, thì "thứ còn lại" có thể là "xác" vật chất theo nguyên lý bảo toàn vật chất của vật lý học: Mc²=n.mc² (với M là khối lượng ban đầu của quả bom, m là khối lượng hạt KG, n là số hạt KG, c là vận tốc ánh sáng), hoặc là số lượng tử năng lượng theo nguyên lý bảo toàn năng lượng: Mc²=n.h.ν (với h là
hằng số Planck, ν là tần số bức xạ lớn nhất, n là số hạt lượng tử).
Như
thế, quả bom chúng ta phát nổ, tự phân chia, phân rã thành các “hạt”
lượng tử. Có thể nói sự phân chia (phân rã) của quả bom triệt để đến hạt
lượng tử “nhỏ nhất” là hết, không thể triệt để hơn được nữa.
Triết
học duy tồn quan niệm sự phân chia Vũ Trụ (trong tưởng tượng) là có thể
và đến tận điểm KG. Trong khi đó, “thí nghiệm nổ” cho thấy, cố gắng lắm
thì cũng chỉ phân rã được đến lượng tử “nhỏ nhất” (khái niệm này, như
sau này chúng ta thấy, rất chi là lạ lùng!).
Vì
lượng tử “nhỏ nhất” là không thể phân chia được nữa nên đương nhiên nó
phải là đơn vị năng lượng, tương tự như điểm KG là đơn vị của chất KG.
Vì để kết quả của thí nghiệm nổ không “phản đối” quan niệm của triết học
duy tồn về sự phân chia thì phải nhận định rằng đơn vị năng lượng cũng
chính là điểm KG. nhận định như thế tưởng là “chính nghĩa” nhưng hóa ra
lại rất “phản động”. Đơn vị năng lượng ở góc quan sát khác, được thấy
như một bức xạ, mà bức xạ thì theo như vật lý học cũng như hiện tượng
phát tán của vụ nổ mà chúng ta “vừa chứng giám” phải luôn “bay” điên
cuồng với vận tốc cực đại trong Vũ Trụ (vận tốc ánh sáng). Trong khi đó,
điểm KG lại bị triết học duy tồn “bắt” phải đứng yên tuyệt đối vì nếu
không thế, chắc chắn sẽ xuất hiện Hư Vô.
Vậy, thực hư là sao nhỉ?! Phải chăng tất cả những hiện tượng di dời vị trí trong Vũ Trụ của vạt vật mà chúng ta đang thấy (từ sự xoáy, chuyển động của các thiên thể cho đến con người), kể cả sự tồn tại của chúng nữa, chỉ là sự giả hợp như Phật nói, thực chất chỉ là sự truyền dao động, truyền chuyển hóa trạng thái các hạt KG trong không gian, tương tự như truyền âm thanh trong vật chất?
(Còn tiếp)
Nhận xét
Đăng nhận xét