TT & HĐ II - 15/c
CON LẮC ĐƠN - CON LẮC VẬT LÝ
PHẦN II: Nền tảng
" Triết học bắt đầu từ sự ngạc nhiên"
Arixtốt
“Chúng
ta có thể mường tượng thế giới của thực tại như là một dòng nước ngầm;
thế giới hiện tượng thì ở bề mặt; bên dưới nó chúng ta không nhìn thấy
được. Các sự kiện ở tận đáy của dòng nước gây ra bọt và những xoáy nước ở
bề mặt. Đó là những chuyển động bức xạ và năng lượng của cuộc sống
chung của chúng ta, nó tác động tới các giác quan và do đó, kích thích
trí óc chúng ta; ở bên dưới, dòng nước ngầm vẫn chảy”
(Sir James Jeans.)
“Triết
học chân chính chỉ là triết học truyền đạt chính xác nhất tiếng nói của
bản thân thế giới và được viết dưới những sự chỉ dẫn của thế giới”
(Ph.Bêcơn)
“Tất cả mọi khoa học cần thiết hơn triết học, nhưng không một khoa học nào tốt hơn nó”
(Arixtốt)
CHƯƠNG IV: PHẢN PHỤC
Đạo
rất huyền nhiệm tinh vi, không ai biết hết được, tùy bẩm thụ khác nhau
mà người (có đức) nhân thấy nó nhân, gọi nó là đạo nhân; người trí (sáng
suốt) thấy nó trí, gọi nó là trí. (Hệ Từ truyện – quyển thượng).
Kẻ
tiểu nhân cho rằng một điều thiện nhỏ là vô ích nên không làm, một điều
ác nhỏ là vô hại nên cứ làm; vì vậy mà các điều ác cứ tích lũy tới lúc
không che giấu được nữa, tội hóa lớn mà không thể tha được. (Hệ Từ truyện – quyển hạ).
Theo
tôi đã có một nền văn minh siêu việt nào đó tồn tại trên trái Đất , đã
sản sinh ra lý thuyết này (tức Kinh Dịch) và đã có một thiên tai mang
tính toàn cầu hủy diệt nó, và những bộ phận sống sót còn lại đã lưu
truyền những giá trị của nó . Dân tộc Việt ở Nam Dương Tử chính là bộ
phận sống sót còn lại của nền văn minh đó.
(Nguyễn Vũ Tuấn Anh)
“Thiên
nhiên buộc phải đặt vấn đề trên ngôn ngữ toán học, vì chỉ trên ngôn ngữ
toán học, ta mới có thể thu được lời giải. Nhưng chính vấn đề lại hướng
về quá trình xảy ra ở trong thế giới vật chất, thực tiễn”
Heisenberg
“Toán học là ngôn ngữ viết về vũ trụ. Phát triển Toán là một tiền đề để phát triển nền khoa học”
Galileo Galilei
“Mọi phát kiến của nhân loại đều có bàn tay hướng dẫn của Toán học, bởi vì chúng ta không thể có một người chỉ đường nào khác”
Charles Darwin
“Toán học thuần túy, theo cách của riêng nó, là thi ca của tư duy lôgic”
Albert Einstein
(Tiếp theo)
***
Tuy
đã đạt được những kết quả đầy khích lệ nhưng NTT vẫn cảm thấy rất buồn
khổ vì chưa thấy được tung tích của bát quái ở đâu cả. Ông ta ngồi thừ
ra đó trước bàn thực nghiệm, chẳng biết phải làm gì tiếp theo. Con lắc
bây giờ, vẫn bị treo trên sợi dây và bất động ở vị trí O, trông thật là
thiểu não...
Bất
giác NTT thấy nó, cái con lắc “khốn nạn” ấy, hình như đang cười vào mũi
ông mà rằng: “Ông đừng tưởng lúc này chỉ có tôi là kẻ bị treo cổ, còn
ông thì được ngồi! Thực ra tâm trạng tôi rất an nhiên, chỉ có tâm trạng
ông là đang bị treo cổ. Rốt cuộc thì ông cũng chỉ nhìn thấy cái mũ…
Thông thái quái gì ông!...”.
Điều
đó làm NTT nổi điên, dùng hết sức bình sinh táng cho con lắc một bạt
tai còn hơn trời giáng. Nếu không có sợi dây, rất có thể con lắc sẽ phải
“ra đi” đến tận… chỗ của nó đang đứng (vì theo Lão Tử, ra
đi có nghĩa là quay về!). May mà nhờ sợi dây, nó chỉ phải quay tròn vài
vòng rồi bắt đầu… lắc. Bị một cú táng “quá đã” như vậy mà còn lắc được,
ra chiều còn thích thú hơn trước thì thật là ngứa mắt. NTT định táng nó
một cái nữa cho âm dương đề huề nhưng bàn tay lúc này đã bắt đầu sưng,
đau buốt. “Thật là mê lầm!”, NTT nghĩ vậy và đứng lên lấy cái kìm định
nhổ cái đinh buộc sợi dây treo con lắc để vứt tất cả vào sọt rác. Một
hành động mà nếu xảy ra đúng như thế thì còn mê lầm gấp bội phần. Nhưng
rất may, ông đã kịp dừng lại, vì khi cặp kìm vào cái đinh, ông nhìn
thẳng từ trên xuống muốn xem xem cái “thân phận” làm ông tức điên bị
“bất đắc kỳ tử” như thế nào. Quan sát ở góc độ đó, NTT thấy quĩ đạo của con lắc rất khác so với quan sát trước: nó đi, về trên cùng một đoạn đường thẳng và
O chính là tâm điểm của đoạn thẳng đó. Một ý tưởng lóe sáng, NTT sững
sờ nhìn con lắc không lắc mà… dao động: nó di động qua lại giữa hai điểm
M, N và qua O; nhanh dần khi hướng tới O và chậm dần khi hướng ra xa O.
Nỗi tức giận biến đi đâu mất cả. Trong NTT trào dâng tình yêu thương
con lắc toán học hơn bao giờ hết, dù bàn tay rất đau!
Nhà thông thái vội ngồi xuống và cắm đầu làm việc tiếp.
Trước hết, NTT vẽ mô tả và đặt ký hiệu (xem hình 2).
Tùy
góc độ quan sát và mối tương quan về chuyển động giữa quan sát và vật
được quan sát mà tính chất chuyển động cũng như hình dáng quĩ đạo của
vật được quan sát sẽ thể hiện ra trước quan sát một cách thích ứng và
đều là hiện thực khách quan đối với mỗi hệ quan sát. Trường hợp con lắc
toán học cũng vậy, phải tuân theo nguyên lý chung đó. Có quan sát mới
có hiện thực khách quan (không có quan sát thì chỉ là tồn tại). Một tồn
tại có thể hiện hữu hoặc không hiện hữu, có thể có chỉ một kiểu hiện
hữu hoặc nhiều kiểu hiện hữu, và một hiện hữu có thể là biểu hiện của
cái tồn tại làm nên nó mà cũng có thể của nhiều tồn tại thành phần của
tồn tại làm nên nó. Vì vậy một hiện thực khách quan không thể thiếu
tính chủ quan của quan sát và đó chính là tính tương đối của nó. Còn
tính tuyệt đối của nó, nghĩa là sự đồng thời đều thấy như thế ở mọi hệ
quan sát, là sự tồn tại của nó thể hiện ra như một lực lượng. Lực lượng
tuyệt đối là một đại lượng bất biến dù quan sát ở bất cứ góc độ nào, ở
bất cứ trạng thái vận động nào của quan sát. Đại lượng đó chính là mc2.
Giả sử lực lượng đó "chuyển hóa" hoàn toàn thành cơ năng thì nó phân
thành hai phần âm dương, lập nên thế lưỡng nghi chuyển hóa nhau thể hiện
như vận động nội tại và đây cũng chính là tính tuyệt đối thứ hai của
hiện thực khách quan (hay hiện hữu).
Nếu
cái đinh đứng yên so với hệ quan sát (mà ở đây là NTT) thì hệ quan sát
sẽ thấy nó chuyển động như hình 1, và nếu nhìn chính diện, sẽ thấy nó
dao động trên một đoạn thẳng là h (đoạn ) nếu nhìn ở cạnh bên, sẽ thấy nó dao động trên đoạn thẳng
nếu nhìn thẳng góc từ trên xuống. Trạng thái tại M và N của con lắc
chính là hai trạng thái tương phản của nó. NTT qui ước trạng thái tại M
là dương, nên trạng thái tại N là âm. Nếu coi là lực lượng của con lắc (đáng lẽ là mc2
nhưng vì “quên mất” nội tại con lắc nên tạm coi như thế và cũng… không
sai!) thì nó sẽ phân định thành lưỡng nghi: hai lực lượng âm dương
chuyển hóa lẫn nhau. Hai lực lượng ấy có tên gọi vật lý là thế năng và
động năng, mà NTT ký hiệu lần lượt, ở tình thế độc lập, là T và Đ. Biểu
diễn dưới dạng biểu thức thì:
Sự
xuất hiện T và Đ cùng với sự biến hóa của chúng chính là nhờ con lắc…
lắc qua lắc lại và sự lắc đó là nhờ có tác động của trọng trường và sợi
dây treo (có lẽ cũng nên kể đến công lao của cái đinh và bức vách mà cái
đinh được đóng vào, thậm chí là cả cái búa và NTT, người đã cầm cái búa
đóng vào cái đinh và làm một cú hích ban đầu vào con lắc!).
Ở góc độ quan sát thẳng góc từ trên xuống, như đã nói ở trên, con lắc được coi như dao động trên đoạn (hay
là hình chiếu quĩ đạo dao động của con lắc). Trước hết, NTT thấy rằng
khi chuyển động từ M, qua O đến N, con lắc từ trạng thái dương chuyển
dần sang trạng thái không âm không dương (điểm O) và từ đó chuyển dần
sang trạng thái âm (điểm N). Từ điểm N, con lắc hành trình ngược trở lại
quĩ đạo ban đầu, từ trạng thái âm chuyển dần sang trạng thái không
dương không âm và đạt đến trạng thái dương (điểm M). Quá trình đi và trở
về ấy được gọi là một chu kỳ (thời gian thực hiện một chu kỳ là T). Đến
M, con lắc lại thực hiện lặp lại y hệt chu kỳ ban đầu, cứ thế, một cách
lý tưởng, con lắc sẽ dao động vĩnh viễn (nếu Trái Đất tồn tại vĩnh
viễn…!?). Sau đó NTT còn nhận ra một điều nữa là việc giảm dần tính
dương từ M tới O và tăng dần tính âm từ O tới N và ngược lại: giảm dần
tính âm từ N tới O và tăng dần tính dương từ O tới M, trong khi tổng lực
lượng (
là vận tốc con lắc tại điểm O) luôn không đổi, sẽ phải dẫn đến kết luận
rằng đã có sự phân hóa lực lượng để hình thành Lưỡng Nghi và những điểm
M, N, O. (điểm trùng của hai trạng thái tương phản nhau) là những điểm
cực trị của Lưỡng Nghi.
Điều phán đoán trên nếu đúng phải phù hợp với sự chuyển hóa âm dương giữa . Do đó NTT đã phải thành lập một Lưỡng Nghi là: và khảo sát nó.
Tại M, vì con lắc đứng yên, Đ = 0, và vì không đổi nên phải chuyển hóa thành . Ta có:
Tại O (khi từ M tới O), tương tự như trên, chuyển hóa thành , ta có:
Tại N (khi con lắc từ O đến), tương phản với và với . Nhưng vì Đ = 0 nên chuyển hóa thành . Như vậy:
Tại O (khi con lắc từ M đến), lập luận như trên, ta sẽ được:
Để
hòan tất một chu kỳ thì phải xét đến trạng thái thứ năm nữa. Nhưng một
chu kỳ phải gồm bốn quá trình; quá trình cuối cùng là quá trình đưa con
lắc về trạng thái ban đầu; do đó trạng thái thứ năm chính là trạng thái
của chu kỳ thứ tiếp theo, giống y hệt với trạng thái ban đầu nên không
cần thể hiện.
Thế là NTT có bốn cực trị âm, dương tại bốn điểm lần lượt trong chu kỳ dao động là:
(có thể đổi dấu thành )
Các
nhà vật lý sẽ không thể chấp nhận được sự chuyển hóa vô cùng quái gở
của lực lượng động năng và thế năng như thế. Nhưng thực ra, theo NTT,
vật lý học chưa chắc đã mô tả xác đáng hiện tượng; chưa chắc đã thấy
được bản chất thực sự của hai lực lượng gọi là thế năng và động năng,
cũng như nguyên nhân sâu xa của bảo toàn cơ năng. Niềm tin là báu vật
nên cũng dễ dàng làm cho lòng người mê muội. Dù sao đi nữa thì thà là
tín ngưỡng mù quáng còn hơn là đa nghi cực đoan. NTT nghĩ vậy và vẫn đi
theo tín ngưỡng của mình?
Nếu
trước mắt NTT, cái đinh không đứng yên mà chuyển động đều hoặc biến đổi
(sự thay đổi khoảng cách và góc độ liên tục giữa chúng trong không gian
và theo thời gian) thì quĩ đạo của con lắc có thể vạch vẽ ra những
đường bất kỳ. Trong rất nhiều dạng quĩ đạo có thể có của con lắc, có hai
dạng rất quen thuộc, có tính chuẩn mực, cơ bản và hình như cũng rất phổ
biến trong thiên nhiên, đó là chuyển động có quĩ đạo hình tròn và quĩ
đạo hình sin (xem hình 2).
Trên quĩ đạo hình tròn, bốn vị trí xuất hiện bốn trạng thái cơ bản của con lắc được thể hiện rất rõ là M, O1, N, O2.
Lúc này, trước quan sát (có tình trạng khác hẳn lúc đầu và cũng có thể
cho rằng NTT đã chuyển sang một hệ quan sát khác), con lắc chuyển động
trên một đường tròn có bán kính a, với vận tốc đều có giá trị là vmax, do đó cơ năng của nó luôn không đổi và lực lượng cơ năng (có giá trị mv2max)
là bất biến khi đổi hệ quan sát. NTT còn thấy rằng, con lắc chuyển động
tròn được là nhờ có sợi dây l làm xuất hiện một lực hướng vào tâm O tác
động lên con lắc, làm cho vận tốc của nó luôn thay đổi hướng. Vì đã
“lỡ” qui ước dẫn đến O1 là vị trí cực âm và O2 là
vị trí cực dương của động năng (âm là hướng vận tốc thẳng góc đi xuống
và dương là vị trí thẳng góc đi lên của con lắc), nên tại vị trí M và N,
giá trị động năng so với hai hướng âm, dương là bằng O. Như vậy, NTT
suy luận, tại hai vị trí M, N, động năng đã chuyển hóa hoàn toàn sang
thế năng và tổng lực lượng thế năng ở những vị trí ấy chẳng là cái gì
khác mà chính là cơ năng. Lý luận tương tự, tại hai vị trí O1 và O2, tổng động năng của con lắc chẳng phải là cái gì khác nếu không là cơ năng.
Một
kết luận được rút ra ở đây (kết luận thứ bao nhiêu, NTT không còn nhớ
nổi nữa; mai này nếu có ai đó tổng kết lại, NTT sẽ xin cảm ơn!): Cơ năng
là một lực lượng thống nhất, thể hiện ra trong chuyển động nói riêng và
trong vận động nói chung thành hai bộ phận tương phản nhau, chuyển hóa
nhau mà trước quan sát, chúng được quan niệm như hai thể âm dương cấu
thành nên một hệ thống Lưỡng Nghi thống nhất. Phân định âm dương là một
tất yếu, một nguyên lý cơ bản, có nguồn gốc từ đặc tính phân biệt được
của vạn vật - hiện tượng mà suy cho cùng, điểm xuất phát của nó là
nguyên lý Tự Nhiên của Tồn Tại. Tuy vậy, sự phân định âm dương cũng bị
chi phối bởi tính chủ quan của hệ quan sát: Ở những hệ quan sát khác
nhau, nó có thể thể hiện tương đối khác nhau. Cụ thể, thí dụ như chuyển
động tròn của con lắc đã nói đến và minh họa ở hình 2, nếu ta không muốn
chọn M thì có thể chọn tùy tiện bất cứ vị trí nào khác trên đường tròn
làm vị trí cực dương của thế năng một cách chủ quan. Nhưng khi đã chọn
vị trí cực dương của thế năng rồi thì - vị trí cực âm của nó không thể
chọn tùy tiện được nữa mà hoàn toàn xác định một cách duy nhất là điểm
đối xứng với điểm cực dương qua tâm O và đó chính là tính khách quan của
phân định âm dương. Hiển nhiên, hai điểm cực trị còn lại của hệ thống
Lưỡng Nghi trong trường hợp này cũng được xác định một cách duy nhất,
tùy thuộc vào cách chọn (qui ước) ban đầu. Ngoài bốn điểm cực trị, cơ
bản đó, mọi điểm khác trên đường tròn đều vừa âm vừa dương và đều nhận
điểm đối xứng với mỗi điểm qua tâm O làm điểm tương phản với nó …
Đến
đây, NTT bỗng thấy hoang mang: nếu không qui ước điểm cực trị ban đầu,
có nghĩa là không có sự chủ ý phân định âm dương thì hình như con lắc
chẳng phân định âm dương gì cả, và do đó cũng chẳng có sự biến đổi và
chuyển hóa qua lại giữa động năng và thế năng, thậm chí là sự phân biệt
giữa thế năng và động năng là không tồn tại, mà tất cả thể hiện chỉ là
một lực lượng cơ năng thống nhất, không đổi và… con lắc. Nếu đặt một con
lắc khác, giống hệt con lắc đang chuyển động vào bất cứ điểm nào trên
đường tròn (để dễ hình dung chúng ta cho hình dạng con lắc là hình cầu
chuẩn và vật liệu chế tạo hai con lắc là lý tưởng sao cho sự va chạm
giữa chúng là “cứng” nhưng không đàn hồi). Con lắc chuyển động sẽ va đập
với con lắc đứng yên và xảy ra hiện tượng: con lắc chuyển động sẽ va
đập vào con lắc đứng yên, chuyển sang trạng thái chuyển động với vận tốc
vmax (Trong tưởng tượng, mọi quá trình không có trong thực
tiễn đều có thể xảy ra và như thế, đều có quyền tồn tại, sự tồn tại ấy
được gọi là lý tưởng!). Có thể giải thích hiện tượng đó nếu cho rằng
toàn bộ lực lượng cơ năng của con lắc chuyển động đã được truyền cho con
lắc đứng yên và… hoàn toàn sai lầm. Chẳng có sự truyền cơ năng nào cả
mà cũng chẳng có sự truyền động năng nào cả. Vì nếu có sự truyền ấy thì
lực lượng toàn phần mc2 của con lắc không còn bất biến nữa
khi con lắc vẫn là… nó. Chỉ có thể giải thích được kết quả của va chạm
nêu trên mà không gặp mâu thuẫn nếu cho rằng sự va chạm đã đồng thời làm
chuyển hóa nội tại hai con lắc; ở con lắc chuyển động, vì là chuyển
động nên cơ năng của nó được gọi là động năng toàn phần và lực lượng này
chuyển hóa thành cái gọi là thế năng toàn phần; ngược lại, đối với con
lắc đứng yên, cơ năng toàn phầncủa nó chuyển hóa thành động năng toàn
phần, làm cho nó chuyển sang trạng thái chuyển động. Sự suy diễn này có
vẻ khá hơn, nhưng vẫn bất ổn.
Nếu
quan sát hiện tượng va chạm đó ở góc độ như hình 1, và cho rằng con lắc
thứ hai được đặt tại điểm O (tất nhiên là phải cần đến một sợi dây l
nữa!), thì khi va chạm vào con lắc thứ hai, con lắc thứ nhất sẽ chuyển
sang trạng thái đứng yên và trong nó xuất hiện một thế năng toàn phần.
Nhưng làm thế nào mà xuất hiện thế năng được khi mà thế năng của nó so
ngay với mặt đất cũng bằng 0? Thế năng là khả năng sinh công đối với một
cái gì đó (nghĩa là phải có sự so sánh), mà một vật đứng yên trên mặt
đất, chẳng có bất cứ khả năng sinh công nào nên cũng không thể có thế
năng được. Như vậy phải quan niệm lại rằng con lắc từ trạng thái chuyển
động chuyển sang đứng yên thì cơ năng của nó chuyển hóa hoàn toàn về lực
lượng toàn phần mà lúc này được coi như lực lượng nội tại (lực lượng
làm nên sự hiện hữu con lắc) và gọi là nội năng; còn đối với con lắc từ
trạng thái đứng yên sang trạng thái chuyển động là quá trình “trích
xuất” một phần nội năng để chuyển hóa thành cơ năng. Nhưng ai cũng biết,
chuyển đổi trạng thái chuyển động không thể tức thời được mà phải là
một quá trình, nghĩa là phải xảy ra trong một khoảng thời gian. Phép
toán tích phân đã chỉ ra (và đúng đắn!) rằng trong suốt quá trình đó,
lượng động năng hình thành được (hoặc bị triệt tiêu) chỉ đúng bằng một
nửa lượng cơ năng. Mặt khác, kinh nghiệm thực tiễn cho thấy muốn đưa một
vật nào đó từ đứng yên sang trạng thái chuyển động, phải tốn công, phải
“toát mồ hôi” “đẩy” nó đi. Điều đó cho thấy bình thường thì vật đứng
yên không hiện hữu thế năng nhưng ngay tại thời điểm bị tác động cơ học,
ở nó xuất hiện một thế năng chống lại sự tác động đó theo nguyên lý tác
động và phản ứng mà NTT đã biết từ đâu (còn gọi là nguyên lý bảo toàn
trạng thái?). Ngoài ra, NTT còn thấy được điều nữa là hình như sự hiện
hữu của cơ năng phụ thuộc vào sự tương quan về chuyển động giữa vật này
và vật khác và sự biến thái của nó là do nhận định chủ quan của người
quan sát. Cũng là hai vật va đập vào nhau (sự va đập là tuyệt đối, vì
mọi hệ quan sát đều thấy được điều đó, nếu có khác chăng là khác về thời
điểm và vị trí trong không gian), nhưng nếu ở hệ quan sát này thấy vật
này đứng yên, vật kia chuyển động (có động năng) thì ở hệ khác lại thấy
điều ngược lại: vật này mới chuyển động còn vật kia lại đứng yên, và ở
hệ quan sát thứ ba lại còn có thể thấy cả hai vật đều chuyển động vào
nhau… Nói chung là do ảnh hưởng chủ quan của quan sát mà có thể thấy ở
một vật, lực lượng cơ năng hiện hữu với mức độ khác nhau, thậm chí là
không hiện hữu (vật đứng yên so với quan sát). Thật là phù phiếm! Sự phù
phiếm ấy đưa ra câu hỏi: vậy thì lực lượng cơ năng có thực sự tồn tại
không? Nếu không có con người nhận thức thì trong Vũ Trụ có xảy ra hiện
tượng va chạm không? Tất nhiên phải thừa nhận rằng có quan sát hay không
có quan sát, sự va chạm là một tồn tại và vì thế mà nó hiện hữu trước
quan sát. Thế thì cơ năng cũng thực sự tồn tại, chỉ có điều nó hiện hữu
hay không hiện hữu, hiện hữu ở mức độ nào là do trạng thái vận động của
hệ quan sát và tùy ở mức độ tự cảm nhận trạng thái ấy của bản thân nó
quy định. Nhiều người cho rằng không thể xác định được hoặc không thể có
đứng im tuyệt đối. Nhưng thực ra thì sự đứng im tuyệt đối “nhan nhản” ở
khắp nơi. Tại một thời điểm nhỏ nhất (không thể phân chia) bất kỳ nào,
cả Vũ Trụ này chứ không riêng gì vật nào đều bất động, do đó chuyển động
chỉ mang tính tương đối. Ngoài khoảnh khắc thời gian đó, vận động là
tuyệt đối… NTT cứ suy tư mãi, suy tư mãi một cách lần mò như thể trong
một đường hầm không lối thoát. Ông ta vừa mò mẫm ra được vấn đề này thì
lại vướng vào vấn đề khác, gỡ được chỗ rối này thì đụng chỗ rối khác.
NTT đã bắt đầu chán nản và cảm giác đã đi lầm đường. Ông ta thở vắn than
dài tự trách mình đã không sáng suốt để đến nỗi phải lâm vào tình trạng
tiến thoái lưỡng nan, sống dở chết dở như thế này. Bây giờ có muốn đi
ra khỏi đường hầm cũng không phải dễ dàng gì. Trong cái tối mò của sự mê
lầm không thể xác định được phương hướng nữa. Nhưng không lẽ dừng lại
trong cái hỗn mang đầy ngang trái và rối rắm ấy để thụ động chịu một cú
“va đập” định mệnh vừa vô tình, vừa tất yếu sẽ đến, khi mà trong thời
gian, xác suất của nó là “có”. Nghĩ vậy, NTT lại cố gắng lê bước một
cách mù quáng về phía trước và bụng bảo dạ rằng nếu có hề hấn gì phải
“nằm xuống an nghỉ” thì sự nằm xuống ấy vẫn ở tư thế xung phong; dù gì
cũng để được chút danh “kiên cường” cho đời sau, khi các nhà khảo cổ
phát hiện được di tích.
Vừa
nghĩ quẩn quanh động viên mình, vừa “cà xịch cà đụi” hú họa về phía
trước mặt như thế được một đỗi hàng… thế kỷ, và có lẽ trời cũng thương,
NTT đã thấy được một tia le lói hi vọng thoát khỏi đường hầm.
Nếu
ai đó nghĩ rằng bản thân anh ta không tồn tại thì sẽ phải mâu thuẫn với
chính sự suy nghĩ của mình: một cái không tồn tại không thể suy nghĩ
được(!). Do đó, Tồn Tại là sự thực tuyệt đối. Nếu ai đó cho rằng vạn vật
- hiện tượng đều là sự giả hợp thì phải thừa nhận rằng có những “thực
hợp”. Và cái gọi là “thực hợp” ấy khác gì Tồn Tại? Tồn Tại mà không thể
hiện được tính tồn tại của nó thì gọi là Tồn Tại gì, nếu không phải là
Hư Vô? Mà nếu là Hư Vô, thì mặc nhiên, vẫn cứ Tồn Tại! Từ sự “ngụy biện
vòng quan” này, NTT khẳng định: Tồn Tại và sự chuyển hóa của nó theo
nguyên lý Tự Nhiên là không thể phản bác được, một khi hệ quan sát còn
khả năng nhận thức(!). Nhờ có sự chuyển hóa ấy mà Tồn Tại mới là Tồn
Tại, mới là Tự Nhiên, mới là Tự Nhiên Tồn Tại! Cũng nhờ có sự chuyển hóa
ấy mà sự hiện hữu mới có khả năng, và từ đó mà vạn vật - hiện tượng mới
có điều kiện xuất hiện. Từ đặc tính đầy đủ của Vũ Trụ mà có vô vàn sự
hiện hữu khác nhau, đa dạng về dáng vẻ, phong phú về thể chất và tuyệt
cùng về biến hóa. Hiện hữu là sự thể hiện. Nói đến sự thể hiện thì phải nói
đến quan sát, dù có thể là quan sát vô tri. Nếu chỉ hiện hữu và hiện
hữu mà thôi thì không có phân biệt. Nhưng nếu xét trong mối quan hệ
lưỡng nghi thì phải có sự phân biệt và sự phân biệt cơ bản, cội rễ của
mọi phân biệt là sự tương phản. Như vậy dù cùng là hiện hữu, nhưng có
thể phân định tương đối thành hai loại là hiện hữu thể hiện và hiện hữu
quan sát, chúng được coi là hai nghi trong mối quan hệ lưỡng nghi chuyển
hóa nhau. Tương tự như vậy, loại hiện hữu quan sát cũng có thể phân
thành hai loại là quan sát vô tri và quan sát hữu tri (cũng có thể phân
hiện hữu thể hiện thành thụ động thể hiện và tích cực thể hiện!). Ở khía
cạnh nào đó, quan sát hữu tri có nguồn gốc từ quan sát vô tri và chúng
đều xuất phát từ mục đích ban đầu là sinh tồn hay xa hơn nữa là mục đích
tồn tại và xa tận cùng là… vì Tồn Tại. Tuy nhiên vì đã quá xa cách với
mục đích ban đầu ấy nên quan sát hữu tri, ở một trạng thái “tầm cỡ” nào
đó đã (hình như) không còn ý nghĩa thực tiễn mà chỉ như là một sự hoang
tưởng viển vông nhằm thỏa mãn những tò mò vô bổ…
Tia
le lói hy vọng làm cho NTT hiểu rằng mình đã thoát được một kết cục có
thể là rất bi thảm. Vì thế mà ông ta nổi cơn phởn chí, phát biểu có phần
thái quá. Nhưng… có sao đâu! Ông đã kịp dừng lại trước khi… lố bịch, và
bắt đầu nghĩ về điều khác.
Vì
hiện hữu là muôn hình vạn trạng nên hệ quan sát cũng muôn hình vạn
trạng và góc độ quan sát cũng… nhiều không kể xiết. Vì lẽ đó mà cùng một
tồn tại, trước những hệ quan sát khác nhau và ở những góc độ quan sát
khác nhau, nó sẽ hiện hữu khác nhau. Nhưng, cái cốt lõi, cái thần hay
còn gọi là cái “hồn vía” của nó sẽ phải là như nhau. Cái hồn vía ấy
chính là lực lượng toàn phần mc2. Một mc2 tồn tại thì ở bất cứ đâu, bất cứ lúc nào cũng là mc2,
dù tùy quan sát mà nó có thể bộc lộ ra những vận tốc khác nhau, nghĩa
là có những cơ năng khác nhau (có khi là bằng 0). Tuy vậy, nếu các quan
sát có trạng thái vận động như nhau, thì các giá trị vận tốc của vật
đang được quan sát đồng thời bởi các hệ quan sát đó cũng sẽ như nhau.
Các hệ quan sát lúc này là không phân biệt và trở thành như những góc độ
(trạm) quan sát của một hệ quan sát duy nhất nào đó. Suy ra đối với một
hệ quan sát không biến đổi trạng thái vận động, một hiện hữu có vận tốc
xác định, không bị tác động bởi bên ngoài nó, thì giá trị vận tốc sẽ
không thay đổi trong mọi thời điểm và tại mọi góc độ quan sát, lực lượng
cơ năng của hiện hữu, nhờ thế, đóng vai trò như lực lượng toàn phần,
cũng không thay đổi (trừ trường hợp người quan sát bị mê lầm!).
Khi
hệ quan sát chuyển đổi sang một trạng thái vận động khác (để dễ tưởng
tượng, trạng thái vận động này giống về bản chất trạng thái đầu, chỉ có
“mức độ chuyển động” là thay đổi) thì giá trị vận tốc của vật hiện hữu
cũng biến đổi tương ứng theo cách thức và mức độ biến đổi của hệ quan
sát nó. Suy rộng ra, tất cả các hệ quan sát khác nhau, đều có thể qui
đổi thành nhau theo cách nào đó (suy ra được theo một nguyên tắc, hay
nguyên lý tổng quát duy nhất) và đều có thể được chọn làm hệ quan sát cơ
sở. Một hiện hữu có vận tốc bằng 0 trước một hệ quan sát thì được cho
là nó đứng yên tuyệt đối so với hệ đó (dù rằng đang chuyển động so với
hệ khác) và nếu xét trong một đơn vị thời gian không thể phân chia thì
nó đồng thời cũng đứng yên tuyệt đối trong Vũ Trụ.
NTT,
một người rất khoái “kết luận”, đến đây, không kìm được, lại kết luận:
nếu có nhiều hệ quan sát thì một bộ phận, một “khối” Tự Nhiên Tồn Tại sẽ
thể hiện ra một cách duy nhất như là một hiện thực khách quan đối với
mỗi hệ quan sát và mọi hiện tượng xảy ra trong đó đều phù hợp với nguyên
lý Tự Nhiên; dù có nhuốm màu chủ quan, dù bị chi phối bởi tính đặc thù
của hệ quan sát đó. Rõ ràng, sự lẫn lộn giữa khách quan và chủ quan là một
vấn đề rất “khó chịu” của nhận thức, nhưng cần thấy rằng đó là một tất
yếu của mối quan hệ khách quan và chủ quan, của hai Nghi làm tiền đề cho
nhau tồn tại trong một hệ lưỡng nghi thống nhất, không thể “tiêu diệt”
được một khi nhận thức còn… sống. Không những thế, sự lẫn lộn ấy, cùng
với việc có thể “điều chỉnh”, chuyển đổi hiện thực khách quan của hệ
quan sát này thành hiện thực khách quan của hệ quan sát khác bất kỳ đã
làm cho NTT hết sức yên lòng vì từ nay ông hiểu rằng Tự Nhiên Tồn Tại là
có thể nhận thức và nhận thức tuyệt đối được, miễn là quan sát cho bền
chí, biết đúc kết kinh nghiệm và nhận thức lại kinh nghiệm cho phù hợp
với những phát hiện mới của hiện tại để loại bỏ được mọi mê lầm ra khỏi
“đời sống” của nhận thức.
Tồn Tại là vô tình, Tự Nhiên là hữu lý, Tương Đối là phong phú và Tuyệt Đối là giản dị! Đúng thế không, kính thưa Tạo Hóa?!
Tồn Tại là vô tình, Tự Nhiên là hữu lý, Tương Đối là phong phú và Tuyệt Đối là giản dị! Đúng thế không, kính thưa Tạo Hóa?!
(Còn tiếp)
Nhận xét
Đăng nhận xét