CÂU CHUYỆN KHOA HỌC 171
(ĐC sưu tầm trên NET)
Không-Thời Gian Là Gì? | Thư Viện Thiên Văn
Động cơ nhỏ nhất thế giới làm nên bởi 16 nguyên tử
Dân trí Một động cơ được chế tạo chỉ với 16 nguyên tử, và chuyển động của nó được quan sát trực tiếp bằng Kỹ thuật hiển vi quét xuyên tầm
Các phần nhiều màu sắc trong video là mô
phỏng máy tính của động cơ. Trong mô phỏng này, đơn vị quay màu xám đại
diện cho một phân tử axetilen, được tạo ra chỉ với hai nguyên tử cacbon
và hai proton.
Một nhóm nghiên cứu ở Thụy Sĩ đã chế tạo
động cơ này và đặt rotor axetilen trên đế gồm các nguyên tử xanh và đỏ –
nó là một phần của tinh thể được tạo ra từ 12 nguyên tử paladi và gali.
Khi đã vào vị trí, hệ thống được làm mát
xuống 17 độ so với độ không tuyệt đối. Ở nhiệt độ này, dòng điện được sử
dụng để làm tăng chuyển động quay có kiểm soát.
“Để một động cơ thực sự làm việc hiệu quả
thì nó phải cho rotor di chuyển theo một hướng duy nhất,” ông Oliver
Gröning, trưởng dự án cho biết.
Hãy tưởng tượng điều gì sẽ xảy ra nếu động
cơ xe hơi đổi hướng quay trục khuỷu một cách ngẫu nhiên. Chuyến đi của
bạn sẽ khó đoán hơn một chút. Đây là vấn đề đặt ra trong nghiên cứu động
cơ ở quy mô nguyên tử trong một thời gian dài.
Trên thực tế, ở nhiệt độ cao hơn 17° so
với độ không tuyệt đối, hệ thống này hoạt động tương tự, với đơn vị
axetilen quay ngẫu nhiên trên đế. Tuy nhiên, ở nhiệt độ thấp, hàng rào
năng lượng cho một hướng quay trở nên cao hơn nhiều so với hàng rào năng
lượng cho hướng quay khác.
“Do đó, động cơ có sự ổn định về hướng ở
mức 99%, điều này giúp phân biệt nó với các động cơ phân tử tương tự
khác,” theo ông Gröning.
Sự khác biệt về mức ưu tiên năng lượng cho
một hướng quay được tạo ra bởi phần đế. Cấu trúc tinh thể paladi-gali
cho phép chuyển động trên bề mặt theo một hướng dễ dàng hơn so với hướng
khác.
Thu thập năng lượng được cung cấp bởi động
cơ rất nhỏ không hề đơn giản. Nhóm nghiên cứu hiện đang tìm hiểu các
quy trình liên quan đến động cơ phân tử này, công việc mà một ngày nào
đó có thể cho phép rotor axetilen hoạt động.
Nguyễn HiếuTheo Advanced Science News
Niềm tin khoa học vĩ đại nhất trong sự nghiệp của Stephen Hawking đã cách mạng hóa cách chúng ta hiểu về lỗ đen. Ông cho rằng lỗ đen không hoàn toàn màu đen, cũng như đưa ra dự đoán vật thể đen được giải phóng khỏi lỗ đen thông qua lập luận lý thuyết Bức xạ Hawking.
Năm 1974, lý thuyết mà ông tạo ra trở thành một trong những mối liên kết sâu sắc nhất từ trước đến nay giữa thế giới lượng tử và thuyết hấp dẫn, chưa kể đến thuyết tương đối rộng của Einstein.
Trong cuốn sách nổi tiếng Lược sử thời gian xuất bản năm 1988, ông khắc hoạ nên bức tranh tổng thể về bức xạ của lỗ đen. Tuy nhiên, một số nội dung trong sách không thật sự chính xác.
Trong 32 năm, góc nhìn của ông về bức xạ khiến nhiều sinh viên vật lý, tín đồ khoa học, thậm chí cả các chuyên gia hiểu sai về vấn đề này.
Những gì Hawking muốn chúng ta tưởng tượng khá đơn giản. Lỗ đen là một vùng không gian với lượng lớn vật chất bị nén chặt đến mức tối đa. Bên trong lỗ đen, ánh sáng cũng không thể thoát ra.
Bất kỳ thứ gì mạo hiểm đến gần đều bị lỗ đen cuốn vào điểm kỳ dị trung tâm. Xung quanh lỗ đen là một mặt xác định bởi phương trình toán học gọi là chân trời sự kiện.
Không gian, về cơ bản, không bao giờ hoàn toàn trống rỗng. Luôn có những thực thể cấu tạo nên không gian trong vũ trụ, đó là các trường lượng tử.
Cũng giống như mọi thực thể lượng tử, năng lượng của một hạt tại vị trí bất kỳ sẽ dao động theo thời gian.
Trong lý thuyết trường lượng tử, trạng thái năng lượng thấp nhất tương ứng với không hạt nào tồn tại. Còn ở trạng thái kích thích, hay trạng thái năng lượng cao hơn, tương tứng với sự xuất hiện của hạt hoặc phản hạt.
Các
mô phỏng được dùng để xây dựng nên không gian trống, thực sự trống
rỗng, được tạo ra từ các cặp hạt - phản hạt (theo định luật bảo toàn
năng lượng) song chỉ tồn tại trong thời gian ngắn.
Chính tại đây, sự mâu thuẫn trong góc nhìn của Hawking xuất hiện. Ông khẳng định, trên khắp không gian, những cặp hạt - phản hạt xuất hiện rồi biến mất, nhưng bên trong lỗ đen, cặp hạt này tự hủy và không có gì xảy ra.
Nhưng ngay gần chân trời sự kiện, một hạt có thể rơi vào lỗ đen, trong khi hạt còn lại thoát ra mang theo năng lượng. Đây là lý do các lỗ đen mất đi khối lượng, phân rã (hay còn gọi là sự bay hơi của lỗ đen) và tạo ra Bức xạ Hawking.
Nếu điều này là đúng, Bức xạ Hawking sẽ bao gồm hỗn hợp 50/50 hạt và phản hạt, loại nào rơi vào hay thoát ra đều sẽ là ngẫu nhiên. Ngoài ra, bức xạ làm cho các lỗ đen bay hơi sẽ được tạo ra từ đường chân trời sự kiện, và mọi bức xạ lượng tử phát ra phải có năng lượng cực lớn, đủ để thoát khỏi lực hút của lỗ đen.
Tuy nhiên, cả 3 ngoại suy trên đều sai.
Thực tế, Bức xạ Hawking chỉ tạo ra các photon, không phải hỗn hợp nào cả và nó phát ra từ các khu vực rộng lớn bên ngoài chân trời sự kiện, không phải bề mặt lỗ đen.
Ngoài ra, các hạt lượng tử riêng lẻ năng lượng ít sẽ phân bố ở những nơi ngẫu nhiên khác trong phạm vi lớn.
Đó là điểm mấu chốt đằng sau lý thuyết về Bức xạ Hawking mà chính ông, hơn ai hết biết rõ điều đó.
Điều
đáng nói ở cách giải thích này là nó đã không được ông đề cập đến trong
các bài báo khoa học về chủ đề liên quan. Hawking biết rằng sự thiếu
sót trên sẽ dẫn đến việc các nhà vật lý hiểu sai về bức xạ Hawking,
nhưng ông vẫn chọn trình bày nó trước công chúng dù không phải ai cũng
đủ khả năng hiểu rõ các hiện tượng trên.
Tuy nhiên, những điều trên cũng chẳng thể phủ nhận thành tựu to lớn mà Hawking đã đóng góp cho vật lý thiên văn. Chính ông là người đã tìm ra mối liên hệ sâu sắc giữa nhiệt động lực học, entropy và nhiệt độ của lỗ đen. Cũng chính Hawking đã kết hợp lý thuyết trường lượng tử và sự bẻ cong không gian của lỗ đen, tìm ra các tính chất, phổ năng lượng bức xạ mà lỗ đen tạo ra.
Stephen Hawking biết các hố đen thực sự phân rã như thế nào, nhưng ông đã kể cho thế giới nghe một câu chuyện khác. Đây là lúc tất cả phải biết được sự thật.
Nguyễn HiếuTheo Advanced Science News
'Đúng, Stephen Hawking đã nói dối chúng ta về lỗ đen'
Stephen Hawking biết các lỗ
đen thực sự phân rã như thế nào, nhưng ông đã kể cho thế giới nghe một
câu chuyện khác. Đây là lúc tất cả phải biết được sự thật.
Zing.vn lược dịch bài viết của nhà vật lý thiên văn Ethan Siegel đăng trên tờ Forbes.Niềm tin khoa học vĩ đại nhất trong sự nghiệp của Stephen Hawking đã cách mạng hóa cách chúng ta hiểu về lỗ đen. Ông cho rằng lỗ đen không hoàn toàn màu đen, cũng như đưa ra dự đoán vật thể đen được giải phóng khỏi lỗ đen thông qua lập luận lý thuyết Bức xạ Hawking.
Năm 1974, lý thuyết mà ông tạo ra trở thành một trong những mối liên kết sâu sắc nhất từ trước đến nay giữa thế giới lượng tử và thuyết hấp dẫn, chưa kể đến thuyết tương đối rộng của Einstein.
Nhật vật lý Hawking diễn thuyết tại một chương trình ở Seatle, Mỹ vào năm 2012. Ảnh: Ted S. Warren. |
Trong 32 năm, góc nhìn của ông về bức xạ khiến nhiều sinh viên vật lý, tín đồ khoa học, thậm chí cả các chuyên gia hiểu sai về vấn đề này.
Những gì Hawking muốn chúng ta tưởng tượng khá đơn giản. Lỗ đen là một vùng không gian với lượng lớn vật chất bị nén chặt đến mức tối đa. Bên trong lỗ đen, ánh sáng cũng không thể thoát ra.
Bất kỳ thứ gì mạo hiểm đến gần đều bị lỗ đen cuốn vào điểm kỳ dị trung tâm. Xung quanh lỗ đen là một mặt xác định bởi phương trình toán học gọi là chân trời sự kiện.
Không gian, về cơ bản, không bao giờ hoàn toàn trống rỗng. Luôn có những thực thể cấu tạo nên không gian trong vũ trụ, đó là các trường lượng tử.
Cũng giống như mọi thực thể lượng tử, năng lượng của một hạt tại vị trí bất kỳ sẽ dao động theo thời gian.
Trong lý thuyết trường lượng tử, trạng thái năng lượng thấp nhất tương ứng với không hạt nào tồn tại. Còn ở trạng thái kích thích, hay trạng thái năng lượng cao hơn, tương tứng với sự xuất hiện của hạt hoặc phản hạt.
Mô phỏng cách các hạt và phản hạt bật ra khỏi trạng thái chân không lượng tử. Ảnh: Forbes. |
Chính tại đây, sự mâu thuẫn trong góc nhìn của Hawking xuất hiện. Ông khẳng định, trên khắp không gian, những cặp hạt - phản hạt xuất hiện rồi biến mất, nhưng bên trong lỗ đen, cặp hạt này tự hủy và không có gì xảy ra.
Nhưng ngay gần chân trời sự kiện, một hạt có thể rơi vào lỗ đen, trong khi hạt còn lại thoát ra mang theo năng lượng. Đây là lý do các lỗ đen mất đi khối lượng, phân rã (hay còn gọi là sự bay hơi của lỗ đen) và tạo ra Bức xạ Hawking.
Nếu điều này là đúng, Bức xạ Hawking sẽ bao gồm hỗn hợp 50/50 hạt và phản hạt, loại nào rơi vào hay thoát ra đều sẽ là ngẫu nhiên. Ngoài ra, bức xạ làm cho các lỗ đen bay hơi sẽ được tạo ra từ đường chân trời sự kiện, và mọi bức xạ lượng tử phát ra phải có năng lượng cực lớn, đủ để thoát khỏi lực hút của lỗ đen.
Tuy nhiên, cả 3 ngoại suy trên đều sai.
Thực tế, Bức xạ Hawking chỉ tạo ra các photon, không phải hỗn hợp nào cả và nó phát ra từ các khu vực rộng lớn bên ngoài chân trời sự kiện, không phải bề mặt lỗ đen.
Ngoài ra, các hạt lượng tử riêng lẻ năng lượng ít sẽ phân bố ở những nơi ngẫu nhiên khác trong phạm vi lớn.
Đó là điểm mấu chốt đằng sau lý thuyết về Bức xạ Hawking mà chính ông, hơn ai hết biết rõ điều đó.
Chân trời sự kiện của lỗ đen là khu vực có dạng hình cầu, tại đây, không thứ gì có thể thoát ra được, kể cả ánh sáng. Ảnh: NASA. |
Tuy nhiên, những điều trên cũng chẳng thể phủ nhận thành tựu to lớn mà Hawking đã đóng góp cho vật lý thiên văn. Chính ông là người đã tìm ra mối liên hệ sâu sắc giữa nhiệt động lực học, entropy và nhiệt độ của lỗ đen. Cũng chính Hawking đã kết hợp lý thuyết trường lượng tử và sự bẻ cong không gian của lỗ đen, tìm ra các tính chất, phổ năng lượng bức xạ mà lỗ đen tạo ra.
Stephen Hawking biết các hố đen thực sự phân rã như thế nào, nhưng ông đã kể cho thế giới nghe một câu chuyện khác. Đây là lúc tất cả phải biết được sự thật.
Lý giải về 'ngọn đồi nam châm' thách thức mọi quy luật vật lý ở Ấn Độ
Ngọn đồi nằm ở quốc lộ Leh-Kargil thuộc bang Jammu và Kashmir, Ấn Độ từng là một điểm đến thú vị, thu hút rất đông người hiếu kỳ bởi sự kỳ lạ, đi ngược với các quy luật vật lý.
Đây vốn là một địa điểm du lịch rất nổi tiếng của Ấn Độ. Ngọn đồi này nằm ở độ cao 4200m so với mực nước biển, chào đón khách bằng tấm biển với nội dung gây tò mò: "Magnetic Hill - The Phenomenon That Defies Gravity" (Đồi Nam Châm - hiện tượng thách thức trọng lực).
"Ngọn đồi nam châm" nổi tiếng ở Ấn Độ. Ảnh: Internet
Hiện tượng về "ngọn đồi nam châm" này được rất nhiều các du khách từ khắp nơi trên thế giới đổ về trải nghiệm và chứng thực. Ở ngọn đồi này, chỉ
cần tài xế dừng xe đúng tại điểm đánh dấu ở chân dốc và tắt máy, chiếc
xe vẫn tự động di chuyển lên đỉnh dốc với vận tốc khoảng 15 – 20 km/h.
Đoạn đường có điểm đánh dấu để tắt máy và bắt đầu "leo dốc". Ảnh: Internet
Trước kia, nhiều người dân địa phương tin rằng đường lên ngọn
đồi này chính là con đường "dẫn tới thiên đàng". Chỉ những ai xứng đáng
mới có thể lên thẳng được con đường này, còn những người không xứng đáng
sẽ không thể tìm thấy đường đi, dù có cố gắng tới đâu đi chăng nữa.
Ảnh: Internet
Do tên gọi "ngọn đồi nam châm" nên nhiều người tin rằng các máy
bay của không quân Ấn Độ luôn cố gắng điều hướng để tránh xa con đồi
này để tránh từ tính. Giả thuyết cho rằng có sức mạnh phát ra từ ngọn đồi khiến phi công phải nâng độ cao khi bay qua đây để tránh nhiễu từ.
Có
nhiều giả thuyết mang tính mê tín dị đoan được người dân địa phương đặt
ra. Sau đó, các nhà khoa học đã vào cuộc và phủ nhận chẳng có sức mạnh
siêu nhiên nào từ con đồi này cả.
Các nhà nghiên cứu giải thích, do địa hình tại đây ở vị trí cao 4200m
so với nước biển nên nhiễu động không khí và hiện tượng thời tiết bất
thường hay xảy ra. Đây mới là nguyên nhân khiến các phi công muốn “tránh
xa” nơi này.
Một giả thuyết trong số đó cho rằng, những ô tô tắt máy tự lên được dốc đơn giản chỉ là do hiện tượng ảo ảnh thị giác. Ảo ảnh này khiến đường dốc dẫn tới đồi nam châm như ngọn núi. Bởi vậy, nhiều người nhầm tưởng xe đang lên dốc, nhưng thực tế là đang xuống dốc.
Dù bất cứ nguyên nhân nào, đồi nam châm hiện vẫn là điểm du lịch hút khách tại Ấn Độ. Nhiều du khách đã ghi lại những trải nghiệm của mình với sự thích thú, đồng thời chia sẻ thời điểm tham quan nơi này lý tưởng nhất từ tháng 7 tới tháng 9 hàng năm.
Một giả thuyết trong số đó cho rằng, những ô tô tắt máy tự lên được dốc đơn giản chỉ là do hiện tượng ảo ảnh thị giác. Ảo ảnh này khiến đường dốc dẫn tới đồi nam châm như ngọn núi. Bởi vậy, nhiều người nhầm tưởng xe đang lên dốc, nhưng thực tế là đang xuống dốc.
Ảo
ảnh đánh lừa thị giác, còn độ dốc của con đường và trọng lực xe khiến
chúng lăn bánh xuống dốc trông như đang "bò" lên dốc. Ảnh: Internet
Ngọn đồi nam châm kỳ là không phải duy nhất tồn tại ở Ấn Độ. Trên
thực tế, một số địa danh tương tự cũng xuất hiện tại Mỹ, Canada hay
Australia.Dù bất cứ nguyên nhân nào, đồi nam châm hiện vẫn là điểm du lịch hút khách tại Ấn Độ. Nhiều du khách đã ghi lại những trải nghiệm của mình với sự thích thú, đồng thời chia sẻ thời điểm tham quan nơi này lý tưởng nhất từ tháng 7 tới tháng 9 hàng năm.
Tin Liên Quan
Thành Đạt (tổng hợp)
Văn minh Maya - Kho tàng trí tuệ bí ẩn
Trong thời kỳ cổ đại, văn minh Maya
đóng vai trò khởi thủy cho các phát kiến vượt thường, là nơi duy nhất
trong các nền văn minh tại Tây Bán cầu có hệ thống chữ viết và lịch
riêng biệt, khoa học phát triển vượt bậc.
Nền văn minh Maya được hình thành bởi người Maya - từ một bộ tộc
thổ dân nhỏ bé ở châu Mỹ mà từ 2000 năm trước đây sống trên bán đảo
Yacatan của Trung Mỹ, thuộc đông nam Mexico, bắc Guatemala và Honduras
ngày nay. Đó là một nền văn minh ẩn chứa kho tàng trí tuệ bí ẩn mà đến
giờ thế giới vẫn không ngừng giải mã.
Thịnh suy của quốc gia, dân tộc đều gắn liền quá trình nỗ lực học
hỏi và sáng tạo không ngừng, cũng như các nền văn minh khác, người Maya
đã chứng minh cho trí tuệ đỉnh cao với những đóng góp vượt thường khiến
nhân loại nể phục.
Một trong những thành tựu đáng ghi nhận của nền văn minh Maya đó là phát triển hệ thống chữ viết rất sớm, được ghi nhận là ngôn ngữ chữ viết được biết đến duy nhất ở Trung Mỹ vào
khoảng 150-250 TCN, là một chuỗi của các ký hiệu âm và dấu tốc ký, hệ
thống chữ viết của người Maya có hơn 1000 ký hiệu khác nhau.
Nhờ có hệ thống chữ viết mà người Maya đã viết sách về các vị thần,
người đứng đầu, về cuộc sống và những sự kiện đặc biệt của họ. Những
cuốn sách của người Maya được làm từ vỏ cây, tuy còn mang tính tượng
hình nhưng chữ viết của người Maya đã tiến xa hơn chữ tượng hình của nền
văn minh Ai Cập. Người Maya đã biết sử dụng giấy được làm bằng vỏ cây
hoặc da nai phơi khô.
Người Maya là một trong những người đầu tiên xây dựng nên "thành phố".
Những thành phố nổi bật nhất là Nabke, Chichen Itza, Yaxchilian,
Oxkintok, Palenque, Dos Pilas, Uaxactun, Altun Ha, Bonampak. Những khu
đô thị của người Maya có sức chứa hàng vạn người được xây dựng hoàn
chỉnh, hiện đại. Tiêu biểu là thành phố Chichen Itza, Mexico nằm cách vùng nghỉ dưỡng Cancun không xa.
Người Maya có những nhà toán học, thiên văn học
đầy tài năng. Họ nắm được phương pháp tính lịch vô cùng chuẩn xác mà
không có bất cứ sự hỗ trợ nào từ máy móc, thiết bị hiện đại. Người Maya
rất chú trọng đến việc ghi chép lại lịch sử, tuy không phải những người
đầu tiên nghĩ ra lịch, nhưng họ đã tự tạo ra 4 hệ thống lịch cho những
giai đoạn riêng. Họ tính toán được 1 năm có 365 ngày. Thậm chí, người
Maya còn tính được khoảng thời gian đủ để trái đất quay một vòng quanh
mặt trời. Người Maya gây chú ý khi tính được chu kỳ quay quanh mặt trời
của sao Kim là 584 ngày.
Độc đáo và hiếm có - đó là nhận xét về kiến trúc
của người Maya giống như kiến trúc Hy Lạp cổ đại và kiến trúc La Mã.
Kiến trúc của người Maya có hàng nghìn năm tuổi, rất đa dạng và tuyệt
đẹp, thể hiện ở những công trình xây dựng kiểu kim tự tháp có bậc ở khắp
lãnh thổ Nam Mỹ. Việc xây các kim tự tháp của người Maya được tính toán
rất chính xác theo các quan niệm vũ trụ và các loại lịch của họ.
Nghệ thuật Maya khoảng từ năm 200 đến 900 TCN được
đánh giá là rất tinh xảo và đẹp nhất của Tân Thế giới cổ. Những tác
phẩm chạm khắc và nghệ thuật đắp nổi bằng vữa tường ở Palenque và tượng
của Copán đáng ngưỡng mộ, phô bày dáng vẻ tinh tế, yêu kiều, chính xác
của con người ở Nam Mỹ. Trong đó, phải kể đến ngôi đền Kukulcan gồm các
tòa thành xây theo kiểu lô cốt, một trong những di tích cổ nhất của
Chichen Itza, chiếm diện tích 3.000km2, cao 30m. Thân tháp cao lớn, 4
mặt có tổng cộng 364 bậc, bao gồm cả thần miếu trên đỉnh tháp.
Người Maya đã sáng tạo được một nền toán học phát
triển chi tiết, có thể ghi chép các sự kiện, quyết định thời gian gieo
trồng, thu hái và tính toán chính xác thời tiết và những ngày mưa nhiều
nhất trong năm, lợi dụng tốt nhất những vùng đất đai cằn cỗi. Cùng với
sự phát triển của các nền văn minh Trung Mỹ khác, người Maya sử dụng hệ
đếm nhị thập phân (vigesimal) và hệ ngũ phân. Thuật toán học của họ so
với các dân tộc thời cổ đại giỏi đến kinh ngạc, đặc biệt là việc họ rất
thành thạo khái niệm về số “0”sớm hơn châu Âu khoảng 900 năm.
Phương pháp chữa bệnh của người Maya là sự kết hợp
phức tạp giữa tư tưởng, cơ thể, tôn giáo, nghi thức và khoa học. Tuy
nhiên, họ cũng có nhiều phương pháp chữa bệnh tiến bộ, như khâu vết
thương bằng tóc người, bó xương, lắp răng giả làm từ ngọc bích và hàn
răng bằng pirit sắt. Bên cạnh đó, người Maya thường xuyên dùng các loại
thuốc gây ảo giác trong các nghi lễ tôn giáo, nhưng họ cũng sử dụng hàng
ngày để giảm đau.
Nền văn minh Maya có nhiều thành tựu trong lĩnh vực kỹ thuật công nghệ:
người Maya đã sử dụng và chế tác thành thạo các dụng cụ cắt gọt từ đá
núi lửa (obsidian), về sau còn biết sử dụng đến kim loại, biết sử dụng
cao su đã lưu hóa, biết kĩ thuật làm muối… đã gây nhiều kinh ngạc cho
các nhà khảo cổ học của thế giới.
Trước khi có những trận bóng như ngày nay, người Maya cổ đại cũng đã từng tổ chức các trận bóng đá
có tên gọi Pok A Tok. Điều khác biệt là trong các trận bóng của họ, các
cầu thủ phải tranh đấu không chỉ thắng thua mà còn tranh giành là giữa
sự sống và cái chết nhằm mục đích mua vui cho giới quý tộc.
Tôn giáo đóng một vai trò quan trọng trong đời
sống tinh thần của người Maya. Một trong những nghi lễ rửa tội quan
trọng đối với người Maya cổ là tắm hơi cho đổ mồ hôi. Gần giống như
phương pháp tắm hơi ngày nay, phòng tắm hơi của người Maya được xây từ
nhiều tảng đá, và trần nhà tắm chỉ có một lỗ nhỏ. Nước được đổ xuống
những tảng đá nóng trong phòng để tạo nên hơi nước, khiến cơ thể toát mồ
hôi. Người Maya thích phương pháp tắm này vì họ cảm thấy sảng khoái và
sạch sẽ hơn.
Người Maya còn cho rằng trái đất là trung tâm của vũ trụ, bất động
và không di chuyển. Thần Mặt trời, Thủy thần luôn được coi trọng bởi hai
vị thần này có ảnh hưởng lớn đến những vụ mùa bội thu. Do đó, người
Maya cho rằng để thời tiết không bị hạn hán và ổn định, họ đưa vào
“giếng thánh” một cô gái đồng trinh 14 tuổi, để hiến tế hoặc cảm ơn các
vị thần, cô gái khi được vứt vào giếng sẽ trở thành người hầu của thủy
thần, được ăn ngon mặc đẹp và tận hưởng cuộc sống an nhàn.
Bất kể ở thời đại nào, xã hội nào thì tầm nhìn chiến lược vẫn là
một nhân tố quan trọng quyết định đến sự hưng thịnh hay suy tàn của cả
nền văn minh, ở mỗi quốc gia, dân tộc.
Cũng như các nền văn minh cùng thời, xã hội Maya chia thành hai loại là dân tự do và nô lệ.
Dân tự do bao gồm quý tộc, tăng lữ, người đứng đầu thị tộc có nhiều
quyền lực. Số dân tự do còn lại là người lao động sản xuất. Nô lệ là
tầng lớp chiếm đa số trong xã hội. Họ có địa vị thấp kém và phải làm tất
cả những công việc nặng nhọc như chặt cây, đốt rẫy, xây dựng đền miếu.
Chính trị điển hình của người Maya là các vương
quốc nhỏ (ajawil, ajawlel, ajawlil) đứng đầu bởi truyền thống cha truyền
con nối – ajaw, sau này là k’uhul ajaw. Ở Maya có 18 thành bang, do đó
nền văn minh Maya không bao giờ được thống nhất. Từng thành bang sẽ cử
một giáo sĩ cấp cao đứng đầu hệ thống giáo sĩ chuyên về nghi lễ, tôn
giáo, tiên đoán các sự kiện tốt lành cho người cai trị.
Vua Maya bổ nhiệm batabs, các quan phụ tá để cai trị các thành phố
phụ thuộc và các làng xã trong thành bang. Batabs sẽ tổ chức hành pháp,
tư pháp và lập pháp, đảm bảo triều cống và cung cấp quân đội trong thời
chiến tranh. Batabs chủ trì Hội đồng địa phương (cuch ah cabob), cùng
trợ lý (al - kuleloob) giúp đỡ nhân dân trong thành bang và với chính
quyền trung ương.
Ở mỗi thành bang được cử một chỉ huy quân sự tối
cao mà người Maya gọi là nacom. Nacom phục vụ trong quân đội 3 năm và có
nhiệm vụ đề ra chiến lược quân sự và kêu gọi quân đội đi chiến đấu.
Quân đội Maya rất kỷ luật và các chiến binh tích cực tham gia vào các
bài tập huấn luyện và diễn tập thường xuyên; mọi người đàn ông trưởng
thành ở Maya đều phải tham gia nghĩa vụ quân sự. Nhà nước Maya không duy
trì quân đội thường trực; các chiến binh sẽ được tập hợp bởi các quan
chức địa phương.
Ở Maya các cuộc chiến tranh thường xuyên xảy ra ở các thành
bang không nhằm mục đích tiêu diệt kẻ thù nhiều như là bắt giữ tù binh
và cướp bóc mà do tranh chấp thương mại; tù binh bắt được thường bị giết
đi để tế vị thần Mặt Trời và thần Itzamna.
Xã hội Maya bị chia rẽ mạnh mẽ giữa giới thượng lưu và thường dân.
Khi dân số tăng theo thời gian, các lĩnh vực khác nhau của xã hội ngày
càng trở nên chuyên biệt, và tổ chức chính trị ngày càng phức tạp. Khi
dân số tăng lên và hàng trăm thành phố được kết nối trong một mạng lưới
phân cấp chính trị phức tạp, phân khúc giàu có của xã hội được nhân lên.
Một tầng lớp trung lưu có thể đã phát triển bao gồm các nghệ nhân, các
linh mục và quan chức cấp thấp, thương nhân và binh lính. Thường dân bao
gồm nông dân, công chức, người lao động và nô lệ. Các gia tộc cho rằng
đất đai là tài sản của tổ tiên thị tộc, và mối quan hệ giữa đất đai và
tổ tiên đã được củng cố bằng cách chôn cất người chết trong các khu dân
cư.
Song ở nền văn minh Maya cho rằng các vị thần Maya cai quản thế
giới cả hữu hình và vô hình. Họ có niềm tin vào các thế lực siêu nhiên
tràn ngập cuộc sống Maya và ảnh hưởng đến mọi khía cạnh, từ các hoạt
động hàng ngày đơn giản nhất như chuẩn bị thức ăn đến thương mại, chính
trị và các hoạt động khác.
Người Maya coi trọng hôn nhân,
dù rằng được xây dựng trên cơ sở quyền lợi gia đình chứ không phải từ
tình yêu. Gia đình cô dâu đòi hỏi rất nhiều tiền và các lễ vật khác mới
đồng ý gả con gái. Người đàn ông đôi khi phải sang làm công cho nhà vợ
vài năm đầu sau khi cưới. Luật pháp Maya chấp nhận ly hôn trong các
trường hợp vô sinh, lừa dối, ngoại tình. Trẻ con sẽ sống với bố hoặc mẹ
tùy thỏa thuận.
Đến thế kỷ thứ VIII - XIX, nền văn minh Maya bắt đầu suy tàn, với
nhiều thành phố ở các vùng đất thấp bị bỏ hoang. Cuộc sống của người
Maya được đánh dấu bằng những nghi lễ tàn bạo và luôn đắm chìm trong
chiến tranh đẫm máu khiến cho nền kinh tế bị ảnh hưởng nặng nè, người
dân không đủ ăn, sự suy sụp là điều đã được dự báo.
Tây Ban Nha xâm lược Yucatán bắt đầu năm 1511 TCN và sau 170 năm
thì hoàn thành việc chinh phục. Người Maya không có các lãnh tụ tập
trung như người Inca ở Peru, tuy có một số thành phần kháng cự mãnh liệt
sự thống trị của người ngoại quốc nhưng sức lực ngày càng suy yếu, họ
biến mất một cách bí ẩn.
Trong diễn trình lịch sử thế giới, các nền văn minh không phải hoàn
toàn biệt lập mà thông qua các hoạt động như chiến tranh, buôn bán,
truyền giáo… có sự va chạm và ảnh hưởng lẫn nhau.
Nền văn minh Maya phát triển trong khu vực văn hóa Mesoamerican
- một trong sáu cái nôi của nền văn minh thế giới. Khu vực Mesoamerican
đã tạo ra một loạt các phát triển vượt bậc ở nhiều lĩnh vực. Đặc biệt,
người Maya có mối quan hệ mật thiết với các nền văn hóa lân cận bao gồm
Olmecs, Mixtecs, Teotihuacan, người Aztec và những tộc người khác.
Người Maya từ những khu rừng rậm, đồng bằng xây dựng lên
những thành phố, thị trấn, trung tâm của tôn giáo, nghệ thuật và tri
thức đáng kinh ngạc. Ở thời kỳ cực thịnh, nền văn minh Maya bao
trùm cả bán đảo Yucatan, với những khu đô thị hơn 1 vạn dân, lớn hơn
bất kỳ thành phố nào của Trung Âu cùng thời. Bên cạnh đó, người Maya đã
xây dựng thành phố Tikal rộng lớn với diện tích vương quốc hơn 65km2,
50.000 cư dân, hơn 3.000 Kim tự tháp. Ngoài ra, người Maya còn xây dựng
các đàn tế, bia đá, khu vực chịu tầm ảnh hưởng là 500km2.
Hầu hết các đô thị Maya có nhiều đặc trưng chung
về văn hóa nhưng chưa bao giờ có sự thống nhất trong lịch sử. Bởi mỗi đô
thị lớn được hình thành theo một kiểu thành bang nhất định bao gồm một
đô thị trung tâm, một số thị trấn và vùng nông thôn bao quanh.
Trong đó hai thành phố là Tikal và Kaminaljuyu có nhiệm vụ mở rộng
mạng lưới ra ngoài khu vực Maya vào vùng trung tâm Mexico và khẳng định
sự hiện diện của người Maya tại Tetitla của Teotihuacan. Đây là một
trong những nỗ lực kết nối các vùng văn hóa để duy trì sự phát triển của
cả nền văn minh. Bên cạnh đó, người Maya đã kiến tạo một nền văn minh
riêng biệt ở Honduras, bắc Guatemal và một số khu vực cận Mexico.
Cũng như những nền văn minh cổ đại, nền kinh tế Maya
phụ thuộc nhiều vào nông nghiệp và chăn nuôi. Do đó, Maya mang tính
chất của nền văn minh nông nghiệp, họ đã đem đến cho nhân loại những mô
hình trồng cây lương thực đặc trưng và sớm nhất trong lịch sử. Đặc biệt,
người Maya được xem là những chuyên gia nông học vĩ đại của thế giới
khi tìm ra nhiều loại cây trồng làm thức ăn đã giúp họ nhanh chóng trở
thành một xã hội có những tư tưởng tiến bộ. Sau khi phát hiện ra châu
Mỹ, các nhà thám hiểm người Tây Ban Nha đã khám phá ra những giống cây
của người Maya và phổ biến chúng khắp thế giới. Việc người dân trên lục
địa Á-Âu trồng những giống cây độc đáo này đã khiến lịch sử thế giới
thay đổi.
Ngoài ra, người Maya còn buôn bán các loại nông sản ở khắp khu vực
Maya, trên khắp Mesocerica và xa hơn nữa. Từ đó, thương mại được mở rộng
và phát triển thúc đẩy sự giao thoa giữa các khu vực, đồng thời là cơ
hội để người Maya tiếp thu tinh hoa từ những vùng văn hóa khác.
Tuy không ảnh hưởng đến nhiều khu vực hay những nền văn
minh khác cùng thời điểm, nhưng nền văn minh Maya lại ảnh hưởng nhiều
đến thế giới hiện đại, tiêu biểu là những lo ngại về khả năng tận thế
trái đất vào năm 2012 mà người Maya đã tiên đoán. Bên cạnh đó,
nền văn minh này còn tác động mạnh mẽ đến các lĩnh vực như nông học,
thiên văn học, khoa học và khảo cổ học ở thời hiện đại bởi những dấu
tích bí ẩn mà nó đã để lại.
Để hiểu biết mang tính chất nền tảng về các nền văn minh của nhân loại và hiểu sâu sắc hơn về nền văn minh Maya, Nhà
Sáng lập - Chủ tịch Tập đoàn Trung Nguyên Legend Đặng Lê Nguyên Vũ tâm
huyết, cẩn trọng, tuyển chọn từ hàng triệu cuốn sách, từ hàng ngàn tấm
gương danh vĩ nhân thành công nhất của nhân loại với các tác phẩm tiêu
biểu viết về lịch sử văn minh nhân loại như: “Nguồn gốc văn minh” (Will
Durant), “Văn minh phương Tây và phần còn lại của thế giới” (Niall
Ferguson), “Sự va chạm của các nền văn minh và sự tái lập trật tự thế
giới” (Samuel Huntington), “Nền văn minh và sự bất mãn của nó” (Sigmund
Freud), “Lược sử loài người” (Yuval Noah Harari)… cùng nhiều cuốn sách
quý khác.
Tủ sách nền tảng Đổi đời gồm hơn 100 đầu sách quý,
thấm đẫm tư duy biện chứng, tuần hoàn liên thông từ lập thuyết đến thực
hành, hợp nhất tinh hoa của toàn thể nhân loại về 12 lĩnh vực căn cốt
nhất: Khoa học, Triết học, Huyền học, Y học, Võ học, Kinh tài học, Chính
trị học, Đạo đức học, Xã hội học, Mỹ học, Âm thanh học và Ngôn ngữ học
nhằm khuyến khích việc học hỏi, tiếp thu và ứng dụng tinh hoa tri thức
nhân loại. Từ đó, chuyển hóa sức mạnh tri thức thành sức mạnh vật chất,
sức mạnh thể chất và sức mạnh tinh thần giúp mỗi cá nhân rút ngắn con
đường đi đến thành công và hạnh phúc đích thực.
Bất kể một nền văn minh nào muốn thành công đều phải tuân thủ những
giá trị nền tảng như sự hiểu biết, nỗ lực học hỏi và sáng tạo không
ngừng; chiến lược đúng đắn và tinh thần đoàn kết trong suốt quá trình
hình thành và phát triển cùng tầm ảnh hưởng rộng lớn.
Thành công của nền văn minh Maya không nằm ngoài quy luật ấy, nhưng
chính sự hiểu biết và tinh thần ham học hỏi đã giúp họ chạm đến đỉnh
vinh quang, xây dựng nên kho tàng trí tuệ bí ẩn mà đến nay thế giới
không ngừng giải mã và thán phục.
Nhưng cuối cùng, nền văn minh Maya cũng đối mặt với sự suy vong như
các nền văn minh Hy-La, Lưỡng Hà, Ai Cập bởi những nguyên do tiềm tàng -
khi không còn duy trì được sự ảnh hưởng của mình với các khu vực khác,
chỉ gói gọn trong một phạm vi nhỏ hẹp, không có sự giao lưu cọ xát với
những nền văn minh khác. Đặc biệt, người Maya vẫn còn những nghi lễ, tập
tục lạc hậu, man rợ để thờ cúng thần linh. Tuy nhiên cũng phải thừa
nhận những nỗ lực sáng tạo không ngừng của người Maya, nhưng điều đó là
chưa đủ cho sự phát triển toàn diện. Ở họ còn thiếu một thế hệ tiếp quản
nhằm kế thừa những thành tựu sẵn có và sáng tạo để duy trì sự tồn tại
của mình. Cũng chính bởi tầm nhìn hạn chế của người Maya, cộng với những
bất ổn về mặt chính trị do dân số quá đông và không tìm được sự đồng
điệu, tiếng nói chung suốt ngày chìm đắm trong chiến tranh, xung đột
giữa các bộ tộc cùng với nguồn tài nguyên thiên nhiên ngày càng kiệt đã
khiến nền văn minh Maya sụy đổ một cách nhanh chóng và đầy bí ẩn.
Những đóng góp mà nền văn minh thế giới được thừa hưởng là kết quả
chung sự vận động của những tri thức, được cả loài người góp nhặt, xây
dựng từ nhiều thế hệ. Ẩn sâu bên trong đó là những nét rất chung mà mỗi
nền văn minh, quốc gia hay dân tộc đề phải tuân thủ, tiếp thu và vận
dụng nó một cách linh hoạt để duy trì sự tồn tại của mình. Lịch sử thế
giới đã chứng minh, nền văn minh nào, dân tộc nào đóng cửa để tìm cách
bảo vệ mình là thất bại.
Đón đọc kỳ sau: Đế chế Ba Tư thứ nhất - Từ bộ lạc bé nhỏ đến Đế chế hùng mạnh
Nhận xét
Đăng nhận xét