BỘ MẶT CHIẾN TRANH 98
Tình Thư Của Lính - Nhạc Lính VNCH | Ba Lô Làm Bàn Nên Nét Chữ Không Ngay
Dù Hoa Lạc Lối - Nhạc Lính VNCH
-Trong tình trạng chiến tranh đầy chết chóc và tan hoang, bản chất sống của loài người trở nên cực hạn về mọi phía:
+Yêu thương vô vàn mà cũng hận thù vô song
+Thông minh trí tuệ bao nhiêu thì cũng ngu ngốc, mù quáng bấy nhiêu.
+Tuyệt đỉnh dũng cảm thì cũng tột cùng hèn nhát.
+Vừa là thánh thần vừa là quỉ dữ.
...
-Chiến tranh mang bộ mặt gớm ghiếc, tởm lợm đến khủng khiếp, không thể tả được, dù bôi son trát phấn như thế nào, tung hô ra sao.
-Chiến tranh là thể hiện sự thờ ơ, vô cảm khốn nạn tột cùng về việc hủy diệt tàn bạo cuộc sống và thân phận con người.
-Chiến tranh phi nghĩa là chiến tranh "nặn ra" lý do từ không có lý do, hủy diệt và tàn phá cuộc sống một cách không chính đáng. Chiến tranh chính nghĩa là chiến tranh nảy sinh từ việc giải phóng hoặc chống chiến tranh phi nghĩa, được hủy diệt và tàn phá cuộc sống một cách chính đáng (?).
-Tóm lại, bộ mặt thật của chiến tranh nhìn từ mọi phía nói chung là độc ác, thiểu năng trí tuệ đến ngỡ ngàng của con người khôn ngoan, có lý trí.
-Ngày chiến thắng 30/4, lũ bán nước cay cú gọi là ngày quốc hận, người cộng sản cực đoan cho rằng đó là ngày toàn dân phải vui mừng, riêng cố thủ tướng Võ Văn Kiệt, người cộng sản có vợ con đều chết trong chiến tranh, thì nói, đó là ngày có triệu người vui và cũng có triệu người buồn.
-Lão Tử, một đại hiền triết thời cổ đại của Trung Quốc, từng nói: "Giết hại nhiều người thì nên lấy lòng bi ai mà khóc, chiến thắng thì nên lấy tang lễ mà xử".
-Giống như bóng tối không thể làm tiêu tan bóng tối, thì hận thù không thể xoa dịu được hận thù, và chiến tranh không thể xóa bỏ được chiến tranh.
-Chỉ có sự thấu hiểu ý nghĩa thiêng liêng của cuộc sống, sự thấu hiểu về tính bất hạnh, vô nghĩa tột cùng của cái chết và sự cảm thông, yêu thương sâu sắc đồng loại mới có thể ngăn chặn được chiến tranh!
-Một khi còn tình cảm dân tộc hẹp hòi, lòng tham vị kỷ và cái tâm hận thù của con người, thì vẫn còn chiến tranh.
Sabaton - Attero Dominatus
Sabaton - Panzerkampf (NAPISY PL)
------------------------------------------------------- (ĐC sưu tầm trên NET)
Cận cảnh chiến trường khốc liệt ở Syria, Iraq
Mỹ thả siêu bom, tấn công IS tại Afghanistan
6 lần thoát khỏi "lưỡi hái tử thần" của Hitler: Khoe khoang là "người bất tử" nhưng vì sao trùm phát xít bỗng "biến mất" sau lần "chết hụt" cuối cùng?
Mạnh Kiên |
Ít nhất 6 lần Hitler đã vong mạng nhưng cuối cùng vẫn may mắn thoát khỏi cái chết. Tự khoe khoang mình "bất tử" nhưng sau lần ám sát hụt cuối cùng vào năm 1944, trùm phát xít đã không còn xuất hiện trước công chúng cho đến ngày tự sát.
1921: Nổ súng ở hội trường bia
Lần đầu tiên Hitler
trở thành mục tiêu ám sát là thời điểm gần 20 năm trước khi Thế chiến
II bắt đầu. Vào tháng 11/1921, trùm phát xít Đức - khi đó vẫn là một
người trẻ tuổi và chưa được nhiều người biết đến - đã có bài phát biểu
tại hội trường bia nổi tiếng của thành phố Munich.
Bên
cạnh sự có mặt của các thành viên đảng Quốc xã mới thành lập, đám đông
tại đó bao gồm hàng chục nhà dân chủ xã hội , người theo cộng sản và các
đối thủ chính trị khác.
Những
lời phát biểu cuồng ngạo của Hitler đã sớm khiến đám đông trở nên điên
cuồng. Một cuộc ẩu đả say xỉn nổ ra, và trong khi nắm đấm, bia và ghế
đang bay loạn xạ, một nhóm kẻ tấn công không rõ danh tính đã rút súng
ngắn và bắn nhiều phát về phía bục phát biểu.
Hitler
không bị thương mà thậm chí còn tiếp tục hùng biện thêm 20 phút nữa cho
đến khi cảnh sát đến. Vượt qua lằn ranh sinh tử không khiến gã độc tài
sợ hãi mà chỉ khiến hắn tăng thêm lòng nhiệt thành cho sự nghiệp phát
xít sau này.
1938: Kế hoạch không thành của Maurice Bavaud
Vào
cuối năm 1938, một sinh viên thần học người Thụy Sĩ tên là Maurice
Bavaud đã mua một khẩu súng lục và bắt đầu theo dấu Hitler trên khắp
nước Đức.
Bavaud tin rằng phát xít là
mối đe dọa đối với Giáo hội Công giáo và Hitler là hóa thân của quỷ
Satan. Cuối cùng, Bavaud đã có cơ hội tốt nhất vào ngày 9/11/1938, khi
Hitler và các nhà lãnh đạo Đức Quốc xã diễu hành qua Munich để ăn mừng
lễ kỷ niệm sự kiện "Đảo chính hội trường bia".
Bavaud
ngồi vào một khán đài dọc theo tuyến đường diễu hành và đợi cho đến khi
Hitler đến gần. Khẩu súng lục đã nhét vào túi, nhưng Bavaud đã không
thể rút súng ra nhắm, do đám đông mê hoặc đang vẫy tay chào thủ lĩnh Đức
Quốc xã đã chặn hết tầm nhìn.
Bavaud
miễn cưỡng từ bỏ kế hoạch ám sát của mình và sau đó bị bắt khi có mặt
trên một chuyến tàu rời khỏi Đức. Khi Gestapo tìm thấy súng và bản đồ,
Bavaud thú nhận về âm mưu giết Hitler. Vào tháng 5/1941, Bavaud bị xử tử
bằng máy chém tại nhà tù Plötzensee của Berlin.
1939: Đặt bom hẹn giờ
Georg
Elser là một thợ mộc và là nhà cộng sản người Đức phản đối kịch liệt
chủ nghĩa phát xít. Ông tin rằng chế độ của Hitler sẽ dẫn dắt đất nước
trên con đường dẫn tới chiến tranh và tự hủy hoại. Vào cuối năm 1938,
Elser quyết tâm phải làm điều gì đó để ngăn chặn.
Biết
rằng Hitler sẽ phát biểu tại nhà máy bia Bürgerbräukeller của Munich
vào năm sau, Elser đã dành vài tháng để chế tạo một quả bom với bộ đếm
thời gian 144 giờ.
Khi
hoàn thành quả bom, ông chuyển đến Munich và bắt đầu lẻn vào
Bürgerbräukeller mỗi đêm để khoét cột đá ở phía sau bục phát biểu. Sau
vài tuần miệt mài, Elser đã giấu thành công quả bom. Ông hẹn giờ phát nổ
vào ngày 8/11/1939 lúc 9h20 tối. khoảng chừng giữa bài phát biểu của
Hitler.
Kế hoạch của Elser tưởng
chừng rất hoàn hảo nhưng lại thiếu duy nhất yếu tố may mắn. Thế chiến II
nổ ra vài tháng trước đó và Hitler đã chuyển thời gian bắt đầu bài phát
biểu của mình sang 8h tối để có thể trở lại Berlin càng sớm càng tốt.
Trùm
phát xít kết thúc bài phát biểu lúc 9h07 và đến 9h12 thì rời khỏi tòa
nhà. Chỉ tám phút sau, quả bom của Eler nổ tung, san bằng cây cột và sập
một phần mái nhà xuống bục phát biểu. Tám người thiệt mạng và hàng chục
người khác bị thương, nhưng Hitler không nằm trong số đó.
Elser
bị bắt ngay tối hôm đó khi chạy trốn qua biên giới Thụy Sĩ. Sau vài năm
bị giam cầm trong các trại tập trung, tháng 4/1945, ông bị lôi ra khỏi
phòng giam và bị SS xử tử.
1943: "Quả bom rượu"
Một
trong những âm mưu ám sát Hitler táo bạo nhất đã diễn ra vào ngày
13/3/1943, khi Hitler đến đồn Smolensk của Henning von Tresckow, một sĩ
quan quân đội Đức.
Trước khi trùm
phát xít và đoàn tùy tùng lên máy bay trở về, Tresckow đã tiếp cận một
nhân viên của Hitler và hỏi liệu người đàn ông này có lấy một bưu kiện
chứa hai chai rượu Cointreau cho một người bạn ở Berlin không. Nhân viên
này không biết rằng gói bưu kiện thực sự chứa chất nổ hẹn giờ kích hoạt
trong 30 phút.
Tresckow và người
đồng mưu Fabian von Schlabrendorff hy vọng cái chết của Hitler sẽ là
chất xúc tác cho một cuộc đảo chính, nhưng kế hoạch của họ đã tan thành
mây khói chỉ vài giờ sau đó, khi họ nhận được tin máy bay của Hitler đã
hạ cánh an toàn ở Berlin.
"Chúng tôi
đã choáng váng và không thể tưởng tượng được nguyên nhân của sự thất
bại", Schlabrendorff nhớ lại. Càng tệ hơn nữa là nếu như quả bom bị phát
hiện, tất cả không tránh khỏi cái chết.
Tresckow
hoảng loạn gọi điện cho người nhân viên của Hitler nói rằng gói hàng bị
lỗi. Ngày hôm sau, Schlabrendorff tới tổng hành dinh của Hitler và đổi
quả bom giấu kín lấy hai chai rượu brandy. Khi kiểm tra, ông phát hiện
ra một ngòi nổ bị lỗi chính là thứ khiến cho máy bay của Hitler không bị
thổi tung trên bầu trời.
1943: Đánh bom tự sát
Chỉ
một tuần sau khi quả bom của Tresckow không phát nổ, ông và những người
khác đã thực hiện một nỗ lực khác nhằm ám sát Hitler. Lần này, hiện
trường vụ ám sát là một cuộc triển lãm ở Berlin mà trùm phát xít có kế
hoạch đến tham quan.
Một sĩ quan tên
Rudolf von Gertsdorff tình nguyện trở thành người đi cài bom, nhưng sau
khi đi trinh sát hiện trường, anh nhận ra một sự thật nghiệt ngã: an
ninh quá nghiêm ngặt để có thể đặt chất nổ trong hội trường.
Gertsdorff
tin rằng không còn cách nào khác ngoài việc mang chất nổ bên mình và
cùng chết với Hitler. Quyết định tiến hành vào ngày 21/3, Gersdorff đã
cố gắng hết sức để lại gần với Hitler trong lúc hắn tham quan.
Quả
bom chỉ có ngòi nổ ngắn trong vòng 10 phút, nhưng mặc dù Gersdorff đã
cố gắng kéo dài thời gian, Hitler vẫn rời khỏi cửa phụ chỉ sau vài phút.
Cuối cùng, Gersdorff đã phải hộc tốc chạy vào nhà vệ sinh, nơi anh kịp
thời dập tắt ngòi nổ chỉ trước vài giây.
1944: Âm mưu tháng 7
Ngay
sau Cuộc đổ bộ Normandy vào mùa hè năm 1944, một nhóm các sĩ quan Đức
bất mãn đã phát động một chiến dịch ám sát Hitler tại sở chỉ huy Wolf's
Lair ở Phổ.
Đầu não của kế hoạch là Claus von Stauffenberg, một đại tá chột mắt và mất một tay trong trận chiến ở Bắc Phi.
Ông
cùng với những người đồng mưu, bao gồm Tresckow, Friedrich Olbricht và
Ludwig Beck, đã lên kế hoạch giết Hitler bằng một quả bom và sau đó sử
dụng Quân đội Dự bị Đức để lật đổ chỉ huy cấp cao của Đức Quốc xã. Nếu
cuộc đảo chính của họ thành công, phiến quân sẽ ngay lập tức tìm kiếm
một giải pháp hòa bình được đàm phán với quân Đồng minh.
Stauffenberg
đưa kế hoạch vào hành động vào ngày 20/7/1944, sau khi ông và một số
quan chức Đức Quốc xã khác được mời đến một cuộc hội thảo với Hitler tại
Wolf's Lair.
Stauffenberg
mang theo một chiếc cặp chứa chất nổ và đặt ở gần Hitler nhất có thể.
Stauffenberg giả vờ đi gọi điện thoại và rời khỏi phòng.
Quả
bom phát nổ chỉ vài phút sau đó, thổi tung một chiếc bàn gỗ và khiến
phần lớn phòng họp thành đống đổ nát. Bốn người trong phòng chết, nhưng
Hitler đã trốn thoát với những vết thương không đe dọa đến tính mạng.
Một
sĩ quan đã tình cờ đặt chiếc cặp của Stauffenberg sau một cái chân bàn
dày chỉ vài giây trước vụ nổ. Kế hoạch nổi dậy bị đổ bể sau khi Hitler
về đến thủ đô. Stauffenberg và đồng phạm bị xử tử.
Hitler
từng khoe khoang rằng mình là "người bất tử" sau khi âm mưu tháng 7
thất bại, nhưng cũng kể từ đó trùm phát xít ngày càng trở nên ẩn dật hơn
và hiếm khi xuất hiện trước công chúng trước khi tự sát vào ngày
30/4/1945.
Nhận xét
Đăng nhận xét