Chủ Nhật, 9 tháng 8, 2020

CÂU CHUYỆN TÌNH BÁO 333

(ĐC sưu tầm trên NET)
 
10 Điệp viên huyền thoại nhất Thế kỷ 20

Nữ điệp viên gợi cảm nhất Paris: Từ đỉnh cao chói lọi đến kết cục đau thương





Thứ 3, 19/06/2018 | 12:59




Sinh ra với cái tên Margaretha Geertruida MacLeod, điệp viên kỳ cựu người Hà Lan giấu mình trong vỏ bọc của vũ nữ Mata Hari. Sở hữu nước da bánh mật, cặp môi dày, đôi mắt to đen láy cùng những màn biểu diễn đầy nhục dục, cô dễ dàng mê hoặc những người đàn ông quyền lực, giàu sang trên khắp châu Âu.

Song hạnh phúc ngắn chẳng tày gang, một viên đạn nơi pháp trường lạnh lẽo đã kết thúc cuộc đời đầy vinh hoa và cũng đầy nước mắt của “ánh ban mai” miền Đông Ấn.
Vũ điệu thoát y thần bí
Từ những ngày thơ ấu ở miền Bắc Hà Lan, Margaretha đã vô cùng nổi bật nhờ ngoại hình rực rỡ và năng khiếu ngôn ngữ. Một người bạn học đã so sánh cô với một nhành phong lan lai bồ công anh, bởi cô mang vẻ ngoài y hệt một thiếu nữ phương Đông thay vì sở hữu làn da trắng và mái tóc vàng như hầu hết các trẻ em Hà Lan khác.
Nữ điệp viên gợi cảm nhất Paris: Từ đỉnh cao chói lọi đến kết cục đau thương

 

Biến cố lớn xảy đến với gia đình Margaretha Zelle vào năm 1889, khi cha cô bỏ rơi vợ con và đi theo một người phụ nữ khác. Sau cái chết của mẹ mình vài năm sau đó, Margaretha trở nên nổi loạn và đã bị đuổi học do bê bối liên quan đến Hiệu trưởng của trường.
Năm 1895, trong lúc chán nản, khổ sở và tuyệt vọng nhất, cô đã làm quen với Đại úy Rudolf MacLeod qua mục “Kết bạn trăm năm” rồi nhanh chóng tiến tới hôn nhân với tia hy vọng đổi đời. Margaretha biết rõ các sĩ quan ở Ấn Độ sống trong những ngôi nhà lớn với nhiều người hầu. “Tôi muốn sống như một con bướm dưới ánh mặt trời,” cô nói.
Họ có với nhau hai người con và Margaretha được bước vào thế giới mà cô hằng ao ước. Nhưng đời không như là mơ, MacLeod không có nhiều tiền như cô tưởng, thậm chí còn ôm một khoản nợ lớn và vô cùng lăng nhăng.
Trên một chuyến tàu năm 1897, Margaretha phát hiện chồng bà đã mắc bệnh giang mai, một căn bệnh lan tràn trong quân đội thuộc địa Hà Lan lúc bấy giờ và không có cách chữa trị hữu hiệu vào thời điểm đó.
Sau cái chết của người con trai, mâu thuẫn giữa hai người càng trở nên sâu sắc và một vụ ly hôn không tránh khỏi đã diễn ra vào năm 1902. Ban đầu, Margaretha giành được quyền nuôi con gái Louise Jeanne song cuối cùng cô bé lại được cha nuôi dưỡng.
Sau những chuyến đi đầy u uất, Margaretha Zelle bất ngờ “lột xác” thành một nhân vật hoàn toàn mới mẻ: Một vũ công kỳ lạ tên là Mata Hari – trong tiếng Mã Lai có nghĩa là "ban mai" hoặc "con mắt của ban ngày".
Cô đã gây được tiếng vang lớn nhờ màn biểu diễn dành cho tầng lớp thượng lưu tại Musée Guimet, một bảo tàng nghệ thuật châu Á ở Paris hoa lệ. Mata Hari đã trình bày những vũ điệu hoàn toàn mới lạ trong bộ trang phục trong suốt, để lộ chiếc áo ngực đính đá quý thu hút mọi ánh nhìn.
Để tránh những phiền phức từ màn biểu diễn đầy nhục dục, khi lần lượt trút bỏ xiêm y và chỉ để lại miếng che ngực bé xíu cùng trang sức trên đầu, Margaretha Zelle đã giải thích rất cẩn thận tại mỗi buổi biểu diễn, rằng đây là những điệu múa đền thờ thiêng liêng của người Java.
Nữ điệp viên gợi cảm nhất Paris: Từ đỉnh cao chói lọi đến kết cục đau thương (Hình 2).

Vẻ đẹp và sự quyến rũ khó che giấu của Mata Hari.

Mata Hari rất gợi cảm, xinh đẹp và ngập tràn cảm xúc; cô kể những câu chuyện về sự ham muốn, ghen tuông, đam mê và trả thù qua điệu nhảy của mình và thực sự chinh phục khán giả. Ở cái thời mà mọi người đàn ông có địa vị đều muốn bảo bọc một người tình xinh đẹp trong vòng tay mình, Mata Hari được coi là người phụ nữ quyến rũ nhất ở Paris hoa lệ.
Giới quý tộc, các nhà ngoại giao, tài chính, sĩ quan quân đội hàng đầu và các doanh nhân giàu có sẵn sàng nâng niu cô trong lông thú, đồ trang sức, ngựa, đồ nội thất sang trọng.
Thời điểm Mata Hari không còn xuân sắc và sự nghiệp nhảy múa của cô bắt đầu đi xuống, thậm chí ngay cả khi các gia đình Pháp không đáp ứng được những nhu cầu cơ bản sau khi Thế chiến thứ Nhất bùng nổ, cô vẫn ung dung sống đời vương giả, xa hoa hết mực.
Màn trình diễn cuối cùng
Nhưng cô sẽ không bao giờ biết rằng, chiến tranh đã thay đổi thế giới và cả suy nghĩ của những người bạn tình của mình.
Mata Hari nghĩ rằng cô có thể mãi mãi sung túc theo cách của mình trên khắp châu Âu. Nhưng giờ đây, thứ mà những người đàn ông quyền lực coi trọng nhất không phải là sắc dục. Họ muốn có thông tin. Và điều đó cũng có nghĩa là họ cần một gián điệp.
Mà Mata Hari thì có thể đi khắp châu Âu, thân mật với giới quý tộc, nhiều sĩ quan, chính trị gia... Còn lựa chọn nào tốt hơn để nghe những điều tuyệt mật đằng sau cánh cửa đóng kín? Lời hứa về một nguồn cung cấp tiền ổn định đã thuyết phục Mata Hari chấp nhận một lời đề nghị gián điệp đầu tiên cho Đức và sau đó cho Pháp.
Sau cùng, Mata Hari bị buộc tội moi tin từ các sĩ quan Đồng Minh trên giường ngủ rồi chuyển cho người phụ trách, dẫn đến cái chết của hàng ngàn binh sĩ.
Nhưng bằng chứng được trình bày trong phiên tòa của bà, cộng với các tài liệu khác sau này, đã đưa ra một ánh sáng khác: Rằng bà là một điệp viên hai mang, làm việc cho Pháp và có thể đã chết như một “vật tế thần”, nhằm đánh lạc hướng công luận khỏi những thất bại to lớn của quân đội Pháp trên chiến trường.
"Cô ấy nghĩ rằng gián điệp chỉ là một vai diễn khác" - Julie Wheelwright, tác giả của cuốn tự truyện "The Fatal Lover"  nhận định - "Cô ấy rất ngây thơ".
Một bức điện tín của Đức thảo luận về nhiệm vụ của một điệp viên mã H-21 đã rơi vào tay tình báo Pháp. Ngày 12/2/1917, một lệnh bắt giữ Mata Hari được ban hành với lý do cô là gián điệp của Đức. Cô bị bắt ngay trong sáng hôm sau, trong khi ăn sáng tại khách sạn Elysee Palace. Người thẩm vấn cô là Pierre Bouchardon, một người cứng rắn và đặc biệt không mảy may mủi lòng trước những phụ nữ "vô đạo đức".
Cô bị nhốt tại Saint-Lazare, nhà tù khủng khiếp nhất ở Paris, không được cung cấp quần áo sạch, đồ lót, tiền cho thực phẩm hay tem để gửi thư. Chuỗi ngày tù ngục kéo dài khiến Mata Hari bắt đầu nhận ra rằng cô đang thực sự nguy hiểm. 
Tất cả các cáo buộc dành cho cô đều mơ hồ, không nhắc đến những bí mật cụ thể được truyền cho kẻ thù ngoài những tiết lộ về chi tiêu hoang phí, cũng như danh sách người tình có địa vị và quốc tịch đa dạng.
Henri de Marguerie, một người tình của Mata Hari từ năm 1905 đã rất nỗ lực bảo vệ cô. "Không điều gì có thể làm hỏng suy nghĩ tốt đẹp của tôi về người phụ nữ này", ông nói. Ông thậm chí còn cáo buộc công tố viên đã buộc tội một trường hợp biết rõ là sai. Thật vậy, công tố viên sau này đã thú nhận rằng vụ án không có đủ bằng chứng "để đánh một con mèo".
Mata Hari bị kết án tử về tất cả 8 tội danh, buổi hành quyết được thực hiện trong bí mật vào sáng sớm ngày 15/10/1917. Giây phút cuối đời, cô đã có một màn trình diễn xuất sắc, có lẽ là lớn nhất từ trước tới nay khi di chuyển trong tư thế ngẩng cao đầu tới điểm hành quyết, từ chối đeo băng bịt mắt trước khi bị xử bắn.
Nữ điệp viên gợi cảm nhất Paris: Từ đỉnh cao chói lọi đến kết cục đau thương (Hình 3).

Mata Hari trước giờ xử bắn.

"Ngay cả khi không bị gắn mác điệp viên, Mata Hari vẫn sẽ được nhớ tới hôm nay vì chính những điều cô ấy đã làm ở Thủ đô châu Âu vào đầu thế kỷ trước" - Hans Groeneweg, người phụ trách bảo tàng Fries nói - "Ít nhiều bà đã biến thoát y thành một điệu nhảy”.
Cuộc đời và cái chết của Mata Hari đã trở thành nguồn cảm hứng cho những tác phẩm điệp viên vĩ đại nhất mọi thời đại - có một người quyến rũ, xuất hiện như ánh ban mai trong vũ điệu thần bí và dễ dàng đánh cắp trái tim của bất cứ người đàn ông nào...
 Ngân Hà (Theo National Geographic, BBC, Daily Mail)

Bê bối lộ lọt thông tin chiến dịch Azorian của tình báo Mỹ

Hồng Sơn |

Bê bối lộ lọt thông tin chiến dịch Azorian của tình báo Mỹ

Đã hơn nửa thế kỷ trôi qua, kể từ thời điểm xảy ra một trong những thảm họa bí ẩn nhất trong lịch sử quân sự của Liên Xô, khi chiếc tàu ngầm số hiệu K-129 không rõ vì nguyên nhân gì bất ngờ gặp trục trặc nằm lại dưới đáy biển sâu, các cơ quan mật vụ Mỹ sau đó đã xác định được vị trí của xác tàu, trước khi trục vớt thành công vào mùa hè năm 1974 trong khuôn khổ một chiến dịch có mật danh Azorian.

Tuy nhiên, thông tin về chiến dịch tuyệt mật này về sau đã bất ngờ bị rò rỉ nhanh chóng, trở thành một vụ bê bối thông tin trên khắp các mặt báo của nước Mỹ và toàn thế giới chỉ ngay trong tháng 2/1975…
Vụ cướp bí ẩn
Số báo phát hành buổi chiều ngày 7/2/1975 của tờ Los Angeles Times đã đi vào lịch sử như một trong những số báo ăn khách nhất, khi độc giả tranh nhau giành giật mua. Nguyên nhân bắt nguồn từ dòng tít lớn “U.S. Reported After Russ Sub” ngay trên trang đầu của báo, là tiêu đề bài phóng sự gây chấn động của hai phóng viên William Farr và Jeremy Cohen.
Nội dung phóng sự khẳng định: “Theo thông tin từ các đại diện cảnh sát địa phương”, doanh nhân nổi tiếng Howard Hughes đã nhận được từ Cục tình báo trung ương Mỹ (CIA) một bản hợp đồng béo bở nhằm “trục vớt một chiếc tàu ngầm hạt nhân của Nga bị đắm tại phía bắc Đại Tây Dương”.
Bài báo còn tiết lộ cụ thể theo khẳng định của một chuyên gia, rằng “chiến dịch trên đã được hoàn thành nhờ một thủy thủ đoàn chuyên khai thác khoáng sản quí hiếm tại những vùng nước sâu của công ty Hughes Summa Corp.
Để thuyết phục người đọc hơn, tờ báo còn trưng ra một loạt những tấm ảnh lớn chụp chiếc tàu ngầm Xôviết, vốn là đối tượng săn lùng của CIA và con tàu Hughes Glomar Explorer.
Bê bối lộ lọt thông tin chiến dịch Azorian của tình báo Mỹ - Ảnh 2.
Bài báo mở đầu vụ bê bối của tờ Los Angeles Times.
Thông tin ban đầu trên thật ra có khá nhiều chi tiết không chính xác và sai sót rõ ràng (chẳng hạn như nơi tổ chức chiến dịch được cho là Đại Tây Dương, trong khi trên thực tế ở Thái Bình Dương; còn chiếc tàu không phải là tàu ngầm nguyên tử…) nhưng điều quan trọng cốt yếu đã đạt được là thu hút sự chú ý đặc biệt của độc giả.
Việc bài báo trên xuất hiện đã làm cho chính CIA ngã ngửa vì không thể lường trước được. Nguyên nhân đã dần dần được làm sáng tỏ sau một quá trình điều tra.
Vấn đề là vào thời điểm ngày 5/6/1974 – vào đúng ngày kế hoạch về chiến dịch Azorian được chính thức thông qua tại “Ủy ban 40” (một ủy ban có thành phần là các quan chức cao cấp trong chính phủ và cơ quan mật vụ Mỹ), cũng như mới chỉ trước đó có 2 ngày, Tổng thống Richard Nixon đã đặt bút ký phê chuẩn – văn phòng công ty Summa Corporation của Howard Hughes tại Los Angeles đã bất ngờ bị cướp.
Bốn thủ phạm sau khi trói bảo vệ đã đột nhập vào văn phòng, lấy đi một số lượng lớn tiền mặt cùng một vài hộp tài liệu, trong số này có nhiều tài liệu mô tả chi tiết về chiến dịch Azorian.
Không lâu sau đó theo như báo chí Mỹ, một trong những tên cướp này đã liên hệ với lãnh đạo công ty Summa Corporation, cùng với lời đề nghị trao đổi số tài liệu trên với cái giá 1 triệu đôla. Nhưng cuối cùng “thương vụ” trên đã không thể diễn ra.
Một thời gian sau, cảnh sát Los Angeles lại nhận được thông tin từ một nhân vật trung gian, được chủ nhân mới của những tài liệu trên liên hệ với những đề xuất tương tự. Cảnh sát và Cục điều tra liên bang (FBI) đã chuẩn bị một cái bẫy giăng sẵn, có điều lại uổng công vì nhân vật trung gian không hề xuất hiện.
Cho tới thời điểm đó, giới lãnh đạo Summa Corporation đã phát hiện ra việc mất tích số tài liệu mật liên quan đến chiến dịch Azorian và báo cáo lên cho CIA. Cơ quan này liên hệ với FBI với yêu cầu hỗ trợ tìm kiếm, kèm theo thời khẳng định những tài liệu bị đánh cắp có tầm quan trọng đặc biệt đối với an ninh quốc gia. Phía FBI về phần mình sau đó lại tiếp tục thông báo cho sở cảnh sát Los Angeles.
Báo chí vào cuộc
Điều đáng chú ý là trong số những người tức giận nhất vì bài báo trên tờ Los Angeles Times không chỉ có giám đốc CIA, mà còn có cả nhà báo Seymour Hersh của tờ New York Times, là người từng giành giải thưởng Pulitzer.
Bê bối lộ lọt thông tin chiến dịch Azorian của tình báo Mỹ - Ảnh 3.
Tàu ngầm K-129 của Liên Xô.
Vấn đề là Hersh từng tập trung tìm hiểu về chủ đề trên ngay từ tháng Giêng năm 1974, nhưng ông đã không cho công bố những tài liệu mình có được do yêu cầu của giám đốc CIA William Colby. Sau đó cũng chính CIA đã yêu cầu Los Angeles Times không cho công bố những tài liệu mới về chiếc tàu ngầm của Liên Xô.
Tuy nhiên, vụ rắc rối này lại được khơi mào nhờ sự ra tay của bình luận viên nổi tiếng Jack Anderson từ United Features Syndicate, vốn được coi là một trong những người sáng lập ra tư tưởng điều tra đến cùng của các phóng viên thời hiện đại.
Anderson trước đó đã nổi tiếng là người luôn dám vạch trần mặt trái của những nhân vật quyền lực hàng đầu như giám đốc FBI Edgar Hoover, thượng nghị sĩ Thomas Joseph Dodd và ngay cả bản thân Tổng thống Richard Nixon.
Đã từng có một số cựu quan chức cao cấp trong chính quyền thời đó khẳng định, đã có những kế hoạch được dự kiến nhằm loại bỏ tay nhà báo cứng đầu này.
Anderson đã được may mắn thoát nạn là nhờ sự trùng hợp của số phận, khi hai nhân vật cổ vũ hàng đầu cho kế hoạch trên đã bị bắt giữ liên quan đến vụ bê bối Watergate.
Cũng chỉ 3 năm trước thời điểm trên, Anderson đã từng được nhận giải thưởng cao quí Pulitzer nhờ kết quả điều tra những mối quan hệ chính trị bí mật của Mỹ và Pakistan trong khuôn khổ cuộc chiến tranh Ấn Độ-Pakistan năm 1971.
Một tay nhà báo cứng đầu như Anderson tất nhiên không chịu thỏa hiệp với giới quan chức tình báo Mỹ, vẫn quyết tâm công bố những thông tin thu thập được lên đài phát thanh và truyền hình quốc gia. Về sau ông này còn lập luận rằng, đã quyết định làm như vậy là do một số chuyên gia của hải quân Mỹ đã tiết lộ trong chiếc tàu ngầm bị đắm “chẳng có một chút bí mật nào”.
Bê bối lộ lọt thông tin chiến dịch Azorian của tình báo Mỹ - Ảnh 4.
Jack Anderson.
Thế là trên các phương tiện truyền thông đại chúng hàng đầu nước Mỹ đã liên tục xuất hiện các tài liệu về kế hoạch siêu mật của CIA nhằm trục vớt chiếc tàu ngầm bị đắm của Liên Xô nằm dưới đáy Thái Bình Dương.
Vào đúng ngày báo chí cho đăng bài báo của Seymour Hersh, tại văn phòng của Tổng thống Gerard Ford đã diễn ra một cuộc họp kín, trong đó có sự tham gia của Bộ trưởng Quốc phòng James Schlesinger và Giám đốc CIA lúc đó là William Colby. Kết quả được đưa ra khi đó là chính quyền sẽ giữ thái độ im lặng, không công bố gì thêm cho giới báo chí.
Tuy nhiên chỉ ngay một ngày sau, tức là ngày 20/3, trên tờ Los Angeles Times lại xuất hiện bài báo của Jack Nelson với nhan đề “Administration Won't Talk About Sub Raised by CIA” (Chính quyền không chịu nói gì về chiếc tàu ngầm do CIA trục vớt), trong đó có hàng loạt những chỉ trích nặng nề nhằm vào Nhà Trắng, CIA và một số quan chức có liên quan.
Những thông tin được nêu trong bài báo này được đánh giá là khá chi tiết và đầy đủ, vạch ra rất nhiều bí mật trong hoạt động của cơ quan tình báo hàng đầu nước Mỹ trước công luận, tất nhiên là cả đối với phía tình báo Liên Xô.
Cần nhắc thêm là trên thực tế, mật danh Azorian của chiến dịch chỉ chính thức được biết đến vào năm 2010, sau khi CIA cho giải mật một tài liệu trên tạp chí chuyên ngành “Studies in Intelligence” (chính thức ra mắt từ năm 1985) của mình. Tác giả của bài báo trên là một thành viên nặc danh đã trực tiếp tham gia vào chiến dịch đặc biệt trên.
Lời khai bất ngờ
Hậu quả của những tiết lộ ồn ào trên báo chí về chiếc tàu ngầm Liên Xô vào năm 1975 còn ảnh hưởng cả đến số phận của con tàu Hughes Glomar Explorer. Kể từ thời điểm đó, con tàu không còn được CIA sử dụng cho những chiến dịch bí mật của mình nữa, mà được chuyển giao cho hải quân để sử dụng cho các nhiệm vụ chuyên môn. Nhưng nhiều chi tiết thú vị về vụ bê bối vẫn còn ở phía trước.
Ngày 4/4/1975, cũng trên tờ Los Angeles Times xuất hiện một bài báo mới cũng với chủ đề về chiếc tàu ngầm Xôviết và chiến dịch bí mật của CIA, nhưng lần này thông tin lấy được từ tiết lộ của một nhân vật có tên Michael Davis, người bảo vệ tại văn phòng của công ty Summa Corporation vào đúng ngày bị cướp.
Bê bối lộ lọt thông tin chiến dịch Azorian của tình báo Mỹ - Ảnh 5.
Con tàu Hughes Glomar Explorer trực tiếp tham gia vào chiến dịch trục vớt.
Khi những tên cướp rời khỏi hiện trường, tay bảo vệ này đã trườn được tới gần bàn điện thoại để gọi cứu giúp. Anh ta nhìn thấy ngay gần văn phòng của Key Glenn, Phó chủ tịch Summa Corporation, có 2 tờ giấy - nhìn ban đầu giống như những tờ séc có tên chủ tịch Hughes có con số khá lớn với nhiều số không ở đằng sau.
“Nhiều khả năng những tên cướp đã đánh rơi chúng tại đây” - Michael Davis kể cho các phóng viên như vậy, đồng thời bổ sung thêm rằng đã đút hai tờ giấy vào túi, nhưng do tình trạng nhốn nháo sau đó đã quên khuấy đi mất. Michael phải đến khi về nhà mới nhớ tới hai tờ giấy trên.
“Tôi đã hoảng hồn khi xem lại nội dung của chúng” – tay cựu nhân viên bảo vệ kể lại. Cần nói thêm, Michael đã bị sa thải ngay khỏi công ty sau khi khước từ các thủ tục kiểm tra trên máy phát hiện nói dối. “Tôi đơn giản là không tin vào loại máy như vậy” – về sau, ông ta giải thích với các cảnh sát.
Hóa ra trên tay của Michael khi đó là một bức giác thư bí mật về chiến dịch bí mật của CIA nhằm trục vớt chiếc tàu ngầm Liên Xô, trong đó phía cơ quan tình báo yêu cầu phải đóng một chiếc tàu đặc biệt, cùng với tờ giấy chứng nhận khoản tiền đặt cọc cụ thể là 100 ngàn đôla.
“Trong suốt vài tháng sau đó, tôi đã giấu hai tờ giấy vào một chiếc hộp trong phòng ngủ, nhưng sau khi thông tin về chiếc tàu ngầm được đưa ra ánh sáng, tôi đã xé vụn bức giác thư và quẳng vào bồn vệ sinh – cựu nhân viên bảo vệ tiết lộ với Los Angeles Times – Còn tờ chứng nhận tiền đặt cọc 100 ngàn đôla được tôi đưa gửi vào chiếc két của một người bạn”.
Về sau, chính Michael đã trao tờ chứng nhận trên cho phóng viên William Farr khi được ông này phỏng vấn. Về phần mình, tay phóng viên đã nộp lại tờ giấy trên cho cảnh sát.
Kết quả là công tố viên đã quyết định không buộc tội Michael. Tuy nhiên đối với cộng đồng báo chí, vẫn còn không ít bí ẩn liên quan đến việc tổ chức vụ cướp công ty của Howard Hughes, vì sao những tên cướp chỉ vét sạch đồ tại văn phòng của phó chủ tịch Key Glenn, nơi có chứa những tài liệu tuyệt mật.
Vẫn còn thêm một câu hỏi khác: trên thực tế liệu chỉ có Michael là nhân viên bảo vệ duy nhất tại một văn phòng rộng lớn như vậy? Anh ta đã hủy hay chuyển giao tài liệu cho tình báo Liên Xô hay một cơ quan tình báo nào khác? Dù thế nào thì theo nhiều nhà báo, câu chuyện trên xứng đáng trở thành một kịch bản hấp dẫn cho phim ảnh Hollywood…

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét