TT & HĐ II - 15/d
Khí trong Lý Học Đông Phương
PHẦN II: Nền tảng
" Triết học bắt đầu từ sự ngạc nhiên"
Arixtốt
“Chúng
ta có thể mường tượng thế giới của thực tại như là một dòng nước ngầm;
thế giới hiện tượng thì ở bề mặt; bên dưới nó chúng ta không nhìn thấy
được. Các sự kiện ở tận đáy của dòng nước gây ra bọt và những xoáy nước ở
bề mặt. Đó là những chuyển động bức xạ và năng lượng của cuộc sống
chung của chúng ta, nó tác động tới các giác quan và do đó, kích thích
trí óc chúng ta; ở bên dưới, dòng nước ngầm vẫn chảy”
(Sir James Jeans.)
“Triết
học chân chính chỉ là triết học truyền đạt chính xác nhất tiếng nói của
bản thân thế giới và được viết dưới những sự chỉ dẫn của thế giới”
(Ph.Bêcơn)
“Tất cả mọi khoa học cần thiết hơn triết học, nhưng không một khoa học nào tốt hơn nó”
(Arixtốt)
CHƯƠNG IV: PHẢN PHỤC
Đạo
rất huyền nhiệm tinh vi, không ai biết hết được, tùy bẩm thụ khác nhau
mà người (có đức) nhân thấy nó nhân, gọi nó là đạo nhân; người trí (sáng
suốt) thấy nó trí, gọi nó là trí. (Hệ Từ truyện – quyển thượng).
Kẻ
tiểu nhân cho rằng một điều thiện nhỏ là vô ích nên không làm, một điều
ác nhỏ là vô hại nên cứ làm; vì vậy mà các điều ác cứ tích lũy tới lúc
không che giấu được nữa, tội hóa lớn mà không thể tha được. (Hệ Từ truyện – quyển hạ).
Theo
tôi đã có một nền văn minh siêu việt nào đó tồn tại trên trái Đất , đã
sản sinh ra lý thuyết này (tức Kinh Dịch) và đã có một thiên tai mang
tính toàn cầu hủy diệt nó, và những bộ phận sống sót còn lại đã lưu
truyền những giá trị của nó . Dân tộc Việt ở Nam Dương Tử chính là bộ
phận sống sót còn lại của nền văn minh đó.
(Nguyễn Vũ Tuấn Anh)
“Thiên
nhiên buộc phải đặt vấn đề trên ngôn ngữ toán học, vì chỉ trên ngôn ngữ
toán học, ta mới có thể thu được lời giải. Nhưng chính vấn đề lại hướng
về quá trình xảy ra ở trong thế giới vật chất, thực tiễn”
Heisenberg
“Toán học là ngôn ngữ viết về vũ trụ. Phát triển Toán là một tiền đề để phát triển nền khoa học”
Galileo Galilei
“Mọi phát kiến của nhân loại đều có bàn tay hướng dẫn của Toán học, bởi vì chúng ta không thể có một người chỉ đường nào khác”
Charles Darwin
“Toán học thuần túy, theo cách của riêng nó, là thi ca của tư duy lôgic”
Albert Einstein
(Tiếp theo)
***
Thế
thì cùng một tồn tại tự nhiên (không viết hoa!) mà hiện hữu ra nhiều
kiểu cách khác nhau ở mỗi hệ quan sát khác nhau (có thể gọi các vị trí
khác nhau trong một hệ quan sát là những hệ quan sát khác nhau nhưng
cùng trong trạng thái và kiểu cách chuyển động chung!). NTT thấy được
bốn quĩ đạo chuyển động khác nhau của cùng một con lắc (như mô tả ở hình
1 và hình 2) là do quan sát ở bốn “trạm” quan sát khác nhau và ông ta
không thể không cảm nhận được sự thay đổi trạng thái và vị trí của chính
mình.
NTT
thấy rằng ở mỗi hệ quan sát đều đồng thời quan sát được con lắc và
trạng thái cũng như vị trí của ba hệ quan sát kia và nếu ông là nhà toán
học xuất sắc (ông chỉ suy tưởng viễn vông là giỏi, còn đối với toán -
lý - hóa, ông… hơi bị dốt!) thì chắc chắn ông sẽ lập được công thức toán
học cho mỗi quĩ đạo và tìm ra được qui tắc chung mà dựa vào đó, có thể
chuyển đổi được qua lại từ công thức này sang công thức kia phù hợp với
chuyển đổi hệ quan sát.
Vật
lý học đưa ra khái niệm “dao động điều hòa” Chuyển động của con lắc
toán học là một dao động điều hòa, nghĩa là chuyển động lặp đi lặp lại
một cách gọi là chu kỳ. Chuyển động chu kỳ là chuyển động (hay suy rộng
ra là vận động) từ một trạng thái ban đầu nào đấy (về hướng và giá trị
vận tốc), “loắng ngoắng” một hồi lại trở về trạng thái cũ (gọi là một
chu kỳ), rồi từ trạng thái ấy, lại “loắng ngoắng” một hồi giống như quá
trình lúc đầu một cách không phân biệt được (tương đối thôi!) và cứ thế
tiếp diễn mãi, có thể là rất dài lâu (vì không thể vĩnh cửu) như Vũ Trụ
được!!!). Cũng bắt nguồn từ tính đầy đủ của Tự Nhiên Tồn Tại
mà, theo ý NTT, đã có chuyển động chu kỳ thì chuyển động chu kỳ còn
“trục trặc” gọi là chuyển động tuần hoàn; chuyển động tuần hoàn không
hoàn chỉnh thì gọi là Sự xoay vần. Xoay vần là chuyển động có nhịp điệu
hết “thăng” rồi “giáng”, hết giáng rồi đến thăng, mà quãng ngắn nào đó
của nó, có thể gọi là chuyển động tự do, không mang tính chu kỳ. Quan
niệm như thế sẽ dẫn đến hình dung: Vũ Trụ chứa trong lòng nó cơ man nào
là các chuyển động đủ loại; nhưng bản thân nó không di dời đi đâu được
cả nên nếu tổng hợp tất cả các cơ năng có trong Vũ Trụ tại một thời điểm
nào đó, sẽ có kết quả như sau:
Vì Vũ Trụ không “đi đâu” cả nên v = 0, suy ra cơ năng của nó bằng 0. Nhưng Vũ Trụ thì vẫn là Vũ Trụ nên lực lượng toàn phần của nó là một bất biến, luôn bảo toàn:
E = Mc2 = Hằng số
Nếu
không muốn có mâu thuẫn, phải cho rằng Vũ Trụ là một hệ thống có vận
động nội tại luôn luôn cân bằng; tất cả các trạng thái của nó đều là
những trạng thái cân bằng lưỡng nghi:
Đó
là hai thể hiện của Vũ Trụ: một là trong mối tương quan lưỡng nghi; một
là ngoài mối tương quan ấy. Vũ Trụ vừa đồng nhất, thống nhất, vừa dị
biệt, tương phản!
Tự Nhiên Tồn Tại là vận động, chuyển hóa (nội tại) đến chân tơ kẽ tóc, nên giá trị v2 phải đạt đến cực đại (chứ không phải vô hạn!). Nghĩa là v2 = c2, hay tổng bình phương giá trị vô hướng các vận tốc:
(v1 + v2 + v3 + … vn)2 = c2
Nhưng bình phương tổng véc tơ các vận tốc phải bằng O.
Và NTT viết lại biểu thức:
Và NTT viết lại biểu thức:
Vì
Vũ Trụ là hữu hạn nên tổng các trạng thái nội tại của nó (dù nhiều vô
kể) cũng phải là hữu hạn. Xét trong mối quan hệ nhân quả thì trạng thái
nào đó phải là nguyên nhân của trạng thái kế tiếp. Xét theo lý thuyết
xác suất thì một trạng thái xuất hiện là kết quả chắc chắn. Vì số lượng
các trạng thái chỉ có “từng đó” thôi nên trong quãng thời gian dài “ghê
gớm” nào đó (bất cứ tồn tại thực nào cũng phải có giới hạn; còn tồn tại ảo thì có thể qui ước là vô hạn hay vô tận; thời gian là một tồn tại ảo, do đó rõ ràng có thể qui ước nó là vô tận!), tất cả các trạng thái đều có
quyền và nghĩa vụ xuất hiện cũng như mất đi. Vì Vũ Trụ là hệ thống có
vận động nội tại điều hòa tuyệt đối nên phải có một “quãng” thời gian
gọi là chu kỳ mà trong đó tất cả các trạng thái của Vũ Trụ đều lần lượt
xuất hiện.
Suy
nghĩ lan man, lúc mê lúc tỉnh, khi đúng đường khi lạc lối hóa ra cũng
có lợi. NTT nhờ thế, đã đi đến một phát kiến mà đối với toàn thể nhân
loại, không trừ một ai, đều thấy “gai cả người”, không biết nên cười hay
nên khóc nữa. Suy ra từ “con lắc Vũ Trụ” thì sinh tử là có thật, bất tử
là có thật, luân hồi là có thật… Đối với hư vô thì quãng thời gian để
người nào đó xuất hiện lại chỉ như “một giấc mộng”. Đồng thời, tất cả
những “có thật” ấy lại cũng không có thật vì cái tôi khó có thể mà nhớ
lại được “kiếp trước” của mình trong một khoảng xa xôi cỡ, chẳng
hạn như (ít thôi) một trăm ngàn tỷ năm!!!...
Biểu thức:
, cho
thấy rằng: lực lượng của hai nghi bao giờ cũng bằng nhau. Xét trong mối
quan hệ lưỡng nghi nêu trên thì lực lượng của mỗi nghi được cho là đồng
nhất. Nhưng vì số lượng trạng thái của Vũ Trụ là “nhiều ơi là nhiều”
nên phải cho rằng mỗi nghi ấy là tập hợp rất nhiều hệ thống lưỡng nghi
gọi là lưỡng nghi trong lưỡng nghi, và trong những nghi thành phần ấy,
tương tự, là những hệ lưỡng nghi hình thành nên chúng. Cuối cùng, một
cách đương nhiên, sẽ phải có một loại lưỡng nghi là lưỡng nghi đơn vị mà
lực lượng của nó bằng lực lượng của hạt KG. Hay loại lưỡng nghi đó
chính là hạt KG?! Chỉ như thế, Vũ Trụ mới có nhiều trạng thái được, và
mỗi trạng thái Vũ Trụ chính là một tổ hợp nào đó của các hạt KG trong số
lượng nào đó gồm n phương chiều!
NTT
mừng rỡ như bắt được vàng bởi suy nghĩ trên. Nếu thế thì, NTT nghĩ
tiếp, trong trường hợp con lắc toán học, cơ năng của nó sẽ có hai nghi
chuyển hóa nhau và hình thành nên trạng thái cơ bản (trong nhiều trạng
thái):
Vì
nó không phải là Vũ Trụ nên nó có nét đặc thù: các trạng thái xuất hiện
của nó có nguyên nhân từ bên ngoài chứ không tự thân như Vũ Trụ mà cụ
thể là do sợi dây l không cho nó được “sum họp” với Trái Đất dù rằng
giữa nó với Trái Đất luôn tồn tại một “sức quyến rũ”, một đòi hỏi muốn
“thuộc về nhau”. Tình yêu bất diệt giữa chúng đã bị sợi dây l “chơi ác”,
làm cho chúng “đau khổ lắc lư”: con lắc lắc lư trước Trái Đất và Trái
Đất lắc lư trước con lắc! Con lắc và Trái Đất, cứ như vợ chồng Ngâu, lập
nên mối quan hệ lưỡng nghi và cơ năng con lắc trở thành một nghi biến
đổi trong mối quan hệ ấy, thành hai trạng thái cơ bản so với Trái Đất:
lúc dương, lúc âm:
Chính vì buộc phải lắc một cách “đau khổ” nên nội tại cơ năng cũng “thổn thức”, hai nghi của nó chuyển hóa nhau làm xuất hiện bốn trạng thái cơ bản (theo qui ước) như đã nói là CM, Co1, CN, Co2:
lực lượng cơ năng thì không đổi, do đó bốn trạng thái đó thể hiện ra
như là sự khác biệt về vị trí, phương chiều của con lắc; và giữa chúng
từng đôi một quan hệ với nhau thành hệ lưỡng nghi như thế nào đó theo
qui ước (qua tâm O, hoặc qua đường thẳng phân định qua tâm O). Có thể
lập như thế này, CM + Co1 và CN + Co2 (chú ý nhớ: CM = CN =2T; Co1 = Co2 = 2Đ).
Kết hợp các biện lý khôn ngoan một cách “đầy láu cá” lại, NTT viết:
Nếu không chú
ý tới lực lượng mà chỉ viết theo âm, dương thôi thì cũng thấy được bốn
trạng thái cơ bản rõ ràng, không lẫn vào đâu được:
Chuyển sang cách viết của người Trung Hoa thì:
Đó chính là tứ tượng!
Vậy, chẳng còn gì huyền bí nữa, tứ tượng chính là lưỡng nghi của lưỡng nghi .
Thế
giới mang đặc tính tương phản, do đó bao giờ cũng có thể qui ước được
âm và dương. Nhờ có âm và dương tương tác, chuyển hóa lẫn nhau mà sinh
ra hệ thống. Hệ thống được vận hành trên cơ sở tương tác và chuyển hóa
của một lực lượng thống nhất mà phân thành hai lực lượng âm dương. Hai
lực lượng âm dương gắn kết ấy được gọi là hai nghi của một hệ thống
lưỡng nghi. Vì nằm trong mối quan hệ nhân quả cho nên không có hệ thống
lưỡng nghi nào có thể tự thân vận động, tự thân chuyển hóa một cách
tuyệt đối được (ngoài Vũ Trụ) mà phải nằm
trong mối quan hệ lưỡng nghi nào đó. Sự chuyển hóa lưỡng nghi bên trong
luôn là kết quả và cũng là nguyên nhân của sự chuyển hóa lưỡng nghi bên
ngoài. Từ đó mà hình thành nên bốn trạng thái cơ bản của một hệ thống,
được gọi là tứ tượng và có tên gọi lần lượt như sau:
: gọi là toàn dương hay cực dương (người Trung Hoa gọi là thái dương)
: gọi là vừa dương vừa âm (người Trung Hoa gọi là thiếu dương)
: gọi là vừa âm vừa dương (người Trung Hoa gọi là thiếu âm)
: gọi là toàn âm, hay cực âm (người Trung Hoa gọi là thái âm).
Một
hệ thống lưỡng nghi của lưỡng nghi có nhiều vô kể trạng thái nhưng
chung qui lại chỉ có hai trạng thái tột độ là cực âm và cực dương, còn
lại đều là vừa dương vừa âm hay vừa âm vừa dương.
Quan
sát hiện tượng con lắc, NTT đã phải gật gù khen ngợi hết lời thuyết âm
dương của người Trung Hoa cổ đại, nhất là hai luật phản phục và qui căn
của nó. Khi đạt đến cực độ âm, dương (người Trung Hoa gọi là Thái cực)
thì phải quay về (phản phục) và bao giờ cũng hướng về vị trí 0 (qui căn)
và nếu do một tác động bên ngoài như ma sát chẳng hạn thì
trước sau gì cũng phải dừng lại một cách tự nhiên ở vị trí 0. Ở vị trí
này, khi không còn trong chuyển hóa lưỡng nghi nữa thì gọi là không âm,
không dương mà người Trung Hoa gọi là vô cực. Âm dương tưởng là trái ngược nhau, không thể hòa hợp với nhau được,
nhưng thực ra, chúng là tiền đề cho nhau tồn tại. Trong một hệ thống, âm dương không
xung khắc, không mâu thuẫn cực đoan mà cần đến nhau để chuyển hóa, làm
nên cái bất tuyệt của vận động. Đối với một quá trình chuyển hóa âm
dương, chỉ Vũ Trụ là vốn dĩ thế rồi nên cứ thế mà tự thân chuyển hóa,
còn ngoài ra, đối với tất cả mọi tồn tại, đều phải cần “một cú hích”
(nhưng không phải là cú hích của Thượng Đế; còn nếu cho rằng đó là cú
hích của Thượng Đế thì vì là nhãn mác đặt ra cho Tạo Hóa thì... cũng được thôi!)
Việc
xuất hiện tứ tượng làm cho NTT rất thích thú vì rõ ràng là khái niệm
“quái” đã lấp ló, đã tự “phơi xác” ra. Hơn nữa, nó đã làm cho NTT liên
tưởng đến toán tổ hợp. Nếu có bốn dương và bốn âm (lực lượng bằng nhau)
thì chỉ có một cách sắp xếp duy nhất từng đôi một phân biệt được với
nhau, và được bốn kiểu sắp xếp gọi là tứ tượng. Đó cũng chính là số
lượng trạng thái cơ bản nhiều nhất (mang tính đầy đủ) mà hai lưỡng nghi
“hòa” vào nhau có thể làm hình thành nên được.
Lúc đầu là ; âm dương kết hợp với nhau mà thành lưỡng nghi:
;
lưỡng nghi của lưỡng nghi thì có tứ tượng (viết theo ký hiệu của NTT):
Nếu cho tứ tượng nằm trong một lưỡng nghi thì sẽ làm xuất hiện điều mong đợi: bát quái:
Tiếp tục như thế, NTT “chế tạo” ra thập lục quái, rồi tam thập nhị quái (hai loại không có trong Kinh Dịch!). Sau tam thập nhị quái chính là lục thập tứ quái, loại làm nên “nhan sắc quyến rũ đến phi thường” của Kinh Dịch.
Tiếp tục như thế, NTT “chế tạo” ra thập lục quái, rồi tam thập nhị quái (hai loại không có trong Kinh Dịch!). Sau tam thập nhị quái chính là lục thập tứ quái, loại làm nên “nhan sắc quyến rũ đến phi thường” của Kinh Dịch.
Lưỡng
nghi gồm hai thể trái ngược nhau, NTT phát hiện ra rằng tùy vào số
lượng của hai thể ấy mà có thể xây dựng nên nhiều loại quái (có thể là
nhiều vô kể) khác nhau theo luật 2n (với n là số lượng thể trong một quái và n = 0, 1, 2…).
Khi n = 0 vì 2o = 1, nên quái chưa có (âm, dương chưa thành quái).
Khi n = 1, vì 21 = 2, nên quái có một thể gọi là quái một; số lượng quái là 2, lưỡng nghi thành lập.
Khi n = 2, vì 22 = 4, nên quái có hai thể gọi là quái hai; số lượng quái là 4, lập nên tứ tượng.
Khi n = 6, vì 26 = 64, nên quái có sáu thể gọi là quái sáu; số lượng quái là 64, lập thành hệ thống lục thập tứ quái của Kinh Dịch.
…
Như
vậy, có rất nhiều loại quái. NTT không thể hiểu nổi nguyên nhân nào dẫn
đến việc các nhà dịch học Trung Hoa thời cổ chỉ sử dụng các loại lưỡng
nghi, tứ tượng, bát quái và lục thập tứ quái để giải thích nguồn gốc Vũ Trụ - nhân sinh cũng như để bói quẻ.
Đành
phải phán đoán! Thời bấy giờ, đặc tính âm dương của thiên nhiên đã được
khẳng định. Tuy vậy, sau quá trình suy ngẫm (có lẽ là dài lâu, qua
nhiều thế hệ), người ta nhận ra rằng, quan niệm âm dương một cách cứng
nhắc không mô tả hết được những biểu hiện của thiên nhiên. Chẳng hạn
đúng là nếu coi ban ngày là dương thì ban đêm là âm; nếu coi mùa hè nóng
bức là dương thì mùa đông buốt giá là âm. Thế nhưng có những khoảng
không sáng như ban ngày mà cũng không tối như ban đêm, đó là khoảng
chuyển từ đêm sang ngày, gọi là bình minh và khoảng chuyển từ ngày sang
đêm gọi là hoàng hôn. Tương tự, có những giai đoạn không nóng bức mà
cũng không buốt giá gọi là mùa xuân, ở giữa mùa đông và mùa hè; hoặc gọi
là mùa thu; ở giữa mùa hè và mùa đông. Những khoảng hay giai đoạn nói
trên không phải là dương mà cũng không phải là âm, hoặc vừa dương vừa
âm. Vì vậy người ta thấy rằng giữa dương và âm có sự chuyển hóa, hòa
trộn vào nhau mà thành ra thế. Ở mức độ nhất định sự chuyển hóa xoay vần
âm dương cũng tạo ra những cặp trái ngược nhau và cũng có thể coi chúng
có mối quan hệ âm - dương. Đối với mối quan hệ ngày đêm, sự chuyển hóa
âm dương chính là sự chuyển hóa sáng - tối, làm xuất hiện bốn trạng thái
chính là: toàn là sáng, dần tối, toàn là tối và dần sáng. Để mô tả được
“quang cảnh” vừa tối vừa sáng, người ta ký hiệu bằng một ký hiệu âm và
một ký hiệu dương và để phân biệt hai quang cảnh “hao hao” ấy, người ta
đổi vị trí hai ký hiệu đó lẫn cho nhau:
Đối
với trạng thái dần sáng, nghĩa là chuyển từ âm sang dương, người ta ký
hiệu: ±, và ngược lại, đối với trạng thái dần tối, thì ký hiệu: .
Thế thì ở trạng thái tòan dương phải là hai ký hiệu dương và ở trạng thái toàn âm, tương tự, phải là .
Rốt cục một chuyển hóa âm dương sẽ làm xuất hiện bốn trạng thái được gọi là tứ tượng.
Sự
xuất hiện tứ tượng, như ngày nay cũng thấy, là một hiện tượng phổ biến
của những vận động theo chu kỳ trong thiên nhiên. Có nóng thì phải có
lạnh, nhưng có nóng, lạnh thì cũng có ấm và mát. Có mưa thì có nắng,
nhưng có mưa, nắng thì cũng có đang mưa lại nắng và đang nắng lại mưa.
Có may thì có rủi, nhưng có may, rủi thì cũng có “may mà còn rủi” và
“rủi thế mà lại may”.
NTT đang gặp rủi hay may, và trong tương lai sẽ gặp may hay rủi?! Ông ta mù tịt!
Người
xưa, trong cuộc sống luôn “di dời” của mình để lao động, mưu sinh, hẳn
đã rất sớm nhận biết được tính phân định không gian, nghĩa là tính
phương chiều của thiên nhiên. Việc xác định phương hướng đã là một yêu
cầu trong hoạt động thực tiễn của con người. Phương hướng dễ nhận biết
nhất và được chọn trong chuẩn mốc định phương hướng khác có lẽ là hướng
mặt trời mọc, hướng đông. Trái ngược với hướng đông là hướng tây. Nếu
gọi hướng đông là toàn dương, hướng tây là toàn âm thì còn hai hướng vừa
đông vừa tây và vừa tây vừa đông. Chúng hợp lại làm nên tứ tượng về
phương vị gọi là “bốn phương trời” (xem hình 3a).
Nhưng
mặt trời không phải lúc nào cũng mọc ở hướng đông (còn gọi là chính
đông) và lặn ở hướng tây (còn gọi là chính tây). Tùy theo mùa, nó còn
mọc ở những vị trí tạm gọi là đông - bắc hoặc đông - tây, và tương ứng,
còn lặn ở hướng tạm gọi lần lượt là tây - nam hoặc tây - bắc. Phải ký
hiệu bốn hướng đó (những đường đứt đoạn ở hình 3a) như thế nào? Nếu từ
bắc chuyển hóa thành đông thì phải qua đông - bắc sao cho dương tăng dần
và từ đông chuyển hóa thành nam thì phải qua đông – nam, sao cho dương
giảm dần. Muốn thế chỉ còn cách thêm một âm hoặc một dương nữa vào mỗi
vị trí một cách hợp lý để mô tả được sự tăng giảm âm dương mỗi khi từ vị
trí này chuyển hóa sang vị trí kia.
Hình 3: Sự phân định phương hướng
Lập luận như trên sẽ đưa đến tại chính đông là một quái ba, thuần dương ; tại chính tây là quái ba, thuần âm , tại vị trí bắc phải là và vị trí nam là .
Từ đó mà suy ra quái ở các vị trí còn lại. Cuối cùng thì bát quái được
NTT mô tả ở hình 3b. Câu nói “bốn phương tám hướng” xuất phát từ ý tưởng
này chăng? Có lẽ không phải!
Sự
phán đoán tùy tiện của NTT không phù hợp với suy diễn đã xảy ra trong
bộ não của người nào đó thực sự làm ra bát quái, tại thời điểm xa xăm
“tít mù” của lịch sử Trung Quốc. Có thuyết cho rằng người đó là Phục Hi;
cũng có thuyết cho rằng đó là Văn Vương…, đặc biệt có người còn đưa ra bằng chứng và lý lẽ cho rằng thuở đầu tiên, khái niệm âm - dương và bát quái là phát kiến trong nhận thức về thế giới của người Việt cổ. Sau này người Trung Hoa nắm bắt lấy, phát triển thành "kinh dịch", nhưng nói chung chưa đủ sức
thuyết phục. Bát quái do ai làm ra, có từ thời nào, tới nay vẫn là điều
bí ẩn. Chỉ có điều có lẽ, với số lượng quái gồm lục thập tứ quái (64 quái), đối với Dân tộc Trung Hoa đã là tương đối đầy đủ để mô tả các hiện tượng xảy ra trong thiên nhiên theo "ngôn ngữ âm - dương" dùng trong bói toán rồi!
Nhưng
thôi, dù là bằng con đường nào đi nữa thì từ trực quan sinh động, từ sự
phát hiện ra đặc tính mang tính phổ biến là âm dương và từ tượng, trước
sau gì bát quái cũng phải xuất hiện vì nó… hợp đạo lý. Hình 4 thể hiện
lại quan niệm bát quái trong Kinh Dịch:
Hình 4: Tiên thiên bát quái
Bát quái còn được gọi là tám quẻ (khi bói). Ý nghĩa mỗi quẻ có nhiều, nhưng tóm gọn:
Càn vi thiên: là trời; có đức cứng mạnh; là đàn ông
Li vi hỏa: là lửa, sáng
Cấn vi sơn: là núi, an định
Tân vi phong: là gió, vào
Khôn vi địa: là đất, có đức nhu thuận, là đàn bà
Khảm vi thủy: là nước, hiểm trở
Đoái vi trạch: là đầm, vui vẻ
Chấn vi lôi: là sấm, động
Đến đây rồi, NTT cố “nhắm mắt đưa chân” đi một bước quan trọng cuối cùng: phán đoán sự hình thành nên lục thập tứ quái
NTT
cho rằng bát quái thể hiện trên hình 3b mô tả tám phương vị của một mặt
phẳng và như thế là chưa đầy đủ, chưa thể hiện được phương chiều của
toàn không gian.
Phải
chăng ai đó ở thời Xuân Thu - Chiến Quốc đã nhận ra được điều nêu trên
và tưởng tượng thêm rằng một không gian có tám mặt phẳng cơ bản hình
thành từ tám phương với đường thẳng vuông góc với chúng tại điểm giao
nhau của chúng. Trên tám mặt phẳng ấy, mà mỗi mặt phẳng được coi như là
một quái trong tám quái đã biết, là tám phương vị (bát quái) của nó. Để
phân biệt bát quái của mặt phẳng này với bát quái của mặt phẳng kia,
phải lấy quái đặc trưng cho mỗi mặt phẳng làm cơ sở. Do đó mà có sự
chồng quái.
Giả sử có mặt phẳng được đặc trưng bởi quái (viết theo ký hiệu Trung Hoa, nghĩa là ba vạch liền; thuần dương), ta sẽ có bát quái của mặt đó như sau:
Vậy tổng số quái của tám mặt phẳng sẽ là:
8 x 8 = 64 quái
“Tài
thật, tài đến thế là cùng! Tiên sư anh Tào Tháo!”. NTT sực nhớ đến câu
cảm thán thốt lên từ miệng nhân vật nào đó của nhà văn Nam Cao; bật cười
ha hả, vang động cả trần thế, cõi không âm không dương mà cũng vừa âm
vừa dương…
(Còn tiếp)
Nhận xét
Đăng nhận xét