TT&HĐ II - 13/b
Phim Tài Liệu - Kết Cấu Của Vũ Trụ: Không gian là gì?
PHẦN II: Nền tảng
" Triết học bắt đầu từ sự ngạc nhiên"
Arixtốt
“Chúng
ta có thể mường tượng thế giới của thực tại như là một dòng nước ngầm;
thế giới hiện tượng thì ở bề mặt; bên dưới nó chúng ta không nhìn thấy
được. Các sự kiện ở tận đáy của dòng nước gây ra bọt và những xoáy nước ở
bề mặt. Đó là những chuyển động bức xạ và năng lượng của cuộc sống
chung của chúng ta, nó tác động tới các giác quan và do đó, kích thích
trí óc chúng ta; ở bên dưới, dòng nước ngầm vẫn chảy”
Sir James Jeans.
“Triết
học chân chính chỉ là triết học truyền đạt chính xác nhất tiếng nói của
bản thân thế giới và được viết dưới những sự chỉ dẫn của thế giới”
(Ph.Bêcơn)
“Tất cả mọi khoa học cần thiết hơn triết học, nhưng không một khoa học nào tốt hơn nó”
(Arixtốt)
CHƯƠNG II: PHÁC THẢO
“Mọi cái hiện thực đều hợp lý, mọi cái hợp lý đều là hiện thực” (G.Hêghen)
“Tương
phản với không gian thì có nguyên lý về chất, về sự phân biệt và về
“vật”. Dù sao thì chẳng có gì có thể tồn tại mà không có không gian.
Không gian là điều kiện tiên quyết của mọi vật đang tồn tại, bất kể là
dưới dạng vật chất hay phi vật chất, bởi vì chúng ta không thể tưởng
tượng ra một vật hay một hữu tính mà thiếu không gian”.
Lama Anagark Govinda
"Đôi lúc cuộc sống thật khắc nghiệt, rắn như thép đã tôi. Nó có những lúc ảm đạm và đau đớn. Như bất cứ một dòng chảy nào của một con sông, cuộc sống có những lúc khô cạn và những khi triều cường.
Cũng như sự thay đổi theo chu kỳ từ
trước đến nay của các mùa, cuộc sống có cái ấm áp dễ chịu của những mùa
hè và cái rét buốt của những mùa đông…
Nhưng chúng ta có thể tự nâng mình lên
khỏi nỗi chán chường và tuyệt vọng, vươn đến sự vui vẻ của hy vọng và
biến đổi các thung lũng hoang vắng, tăm tối thành những lối đi chan hoà
ánh nắng của sự thanh bình sâu lắng".
Martin Luther King"Năng khiếu tưởng tượng có ý nghĩa đối với tôi hơn là tài năng tiếp thu kiến thức".
Albert Einstein
"Dù chỉ nắm vững một kiến thức nào đó, cũng đều có ích cho trí óc, nó sẽ ném đi những thứ vô dụng nhưng giữ lại những thứ có ích".
Leonardo da Vinci
"Mỗi thành công vĩ đại trong khoa học đều bắt nguồn từ trí tưởng tượng hết sức táo bạo".
G.Duy
(Tiếp theo)
Trước đây chúng
ta, tin vào triết học duy vật, còn nói đến vật chất, coi vật chất là tất cả những gì có trong Vũ
Trụ. Vậy mà bây giờ chúng ta đột ngột phủi tay, quay ngoắt đi, chỉ nói
đến tồn tại, chỉ cho rằng Vũ Trụ này không gì khác ngoài những tồn tại
vận động. Chúng ta đã tự mâu thuẫn với mình chăng? Không, ở đây phải
hiểu vật chất ''thấp hơn'' TồnTại, chỉ là ''một phần'', là bộ phận của
Tồn Tại!
Từ
thời xa xưa, ở những bước đầu tiên của nhận thức thực tại, do “chưa đủ
kinh nghiệm”, tổ tiên chúng ta đã đưa ra khái niệm vật chất chỉ để gọi
bao gồm tất cả các sự vật - hiện tượng thấy được, cảm nhận được, sờ mó
được, cân đong đo đếm được,… nghĩa là tất cả những cái có hình dạng kích
thước nhất định, “chứa đầy” nội dung có thể cảm nhận được ở bên trong,
cái thực thể, cái hiện hữu cụ thể… Khái niệm vật chất được hiểu chỉ có
thế, mà có khi còn hẹp hơn thế, Những cái gì không thuộc về vật chất thì
được họ gọi là phi vật chất. Đến thời Ănghen, triết học duy vật cho rằng thế giới này, Vũ Trụ này không có gì khác ngoài vật chất. Nhưng khái niệm vật chất ở đây đã được mở rộng thành một khái niệm triết học, một danh từ chung để chỉ bao gồm tất cả vật chất thông thường chứ không chỉ riêng loại vật chất cụ thể nào. Vật chất, theo Lênin định nghĩa: "Vật chất là một phạm trù triết học dùng để chỉ
thực tại khách quan được đem lại cho con người trong cảm giác, được cảm
giác của con người chép lại, chụp lại, phản ánh và nó tồn tại không lệ
thuộc vào cảm giác". Như vậy, khái niệm vật chất như Lênin định nghĩa đã rất gần với khái niệm Tồn Tại của chúng ta. Rất gần thôi, chứ chưa phải là khái niệm Tồn Tại!
Vật
chất được hiểu nôm na là có một cái gì đó cụ thể, cách hiểu như vậy
cũng coi như tạm ổn và vật chất được hình dung dễ dàng. Nhưng phi vật
chất lại khó hiểu hơn nhiều. Trước tiên, phi vật chất được hiểu như
không có gì, chẳng hạn như khoảng rỗng tuếch của Vũ Trụ giữa các thiên
thể là không có gì, do đó nó là phi vật chất. Rồi phi vật chất được hiểu
thêm như là có một cái gì đó hiển hiện mà không có cấu trúc, không thể
nắm bắt được, chẳng hạn như không gian với khả năng chứa đựng vật chất
của nó và thời gian với khả năng làm cho vật chất biến đổi của nó…
Có
thể lúc đầu, khái niệm vật chất và khái niệm phi vật chất chỉ mang
những ý nghĩa hạn hẹp hợp lý và dễ hiểu vì phù hợp với nhận thức thời
bấy giờ. Nhưng nhận thức của con người luôn có xu hướng ngày càng sâu
rộng trước một hiện thực biến hóa “uyển chuyển” khôn lường, cho nên hai
khái niệm ấy ngày càng được mở rộng ý nghĩa đến mức không còn gì phù hợp
với nhận thức thực tại nữa và trở nên sai lạc, “ai muốn hiểu sao thì
hiểu” và tha hồ mà ''luyến thoắng triết học'', nhưng chẳng ai...hiểu
đúng về nó cả. Thế mới lạ!
Có
rất nhiều nguyên nhân, trong đó sự phát triển của nhận thức cùng với
tính “ì ạch”, “không theo kịp”, bảo thủ của khái niệm là nguyên nhân hết
sức quan trọng làm cho nhận thức triết học của con người về hiện thực ở
mọi thời đều mang nặng trăn trở hoang mang dẫn đến đòi hỏi phải nhận
thức lại, thậm chí là từ đầu.
Tính
hợp lý và đúng đắn, phù hợp với những buổi đầu tiên của khái niệm vật
chất đã giúp cho con người nhận chân được rất nhiều điều từ hiện thực.
Nhưng vô tình nó cũng chìa ra cái “lỗ hổng” phi vật chất đủ lớn cho cái
gọi là “tinh thần”, không biết từ đâu đến (từ nhận thức chăng?!) chiếm
lấy, trị vì. (Chúng ta cho rằng hiện lên trong nhận thức đầu tiên của
con người là thế giới vạn vật, chỉ sau đó mới xuất hiện thêm thế giới
thần linh, vì thần linh hay thượng đế không phải là những biểu tượng dễ
dàng từ trực giác để mà nhận thức ngay được! Và nền văn minh đầu tiên
của nhân loại có thể là ở đâu đó trong quá khứ, sâu xa hơn nhiều so với
nhận định ngày nay).
Cũng
từ đó mà hình thành và phát triển song song hai lối nhận thức tương phản
nhau, hai trường phái chủ đạo trong triết học là duy vật và duy tâm.
Triết học duy tâm cho rằng tinh thần là thứ có trước, làm xuất hiện và
qui định thế giới vạn vật - hiện tượng. Triết học duy vật cho rằng thế
giới này không có gì khác ngoài vật chất và vận động, thể hiện ra theo
những qui luật vốn có của nó. Tinh thần có được là nhờ vật chất, là sự thể hiện của vật chất.
Hai
trường phái triết học đó vừa học hỏi nhau vừa bài bác nhau, vừa cố tự
biện minh đến… “sùi bọt mép” vừa đều thiếu thực chứng, cho nên cả hai
đều có đúng có sai, vừa là cả hai mà cũng không phải cả hai và vì thế mà
làm nảy sinh ra biết bao nhiêu quan niệm có khi thật đúng đắn, có khi
thật kỳ dị; biết bao nhiêu phe phái triết học khoác cái vỏ trung dung mà
thực ra là ngụy tạo, lắp ghép “đầu Ngô mình Sở”, làm cho xã hội đầy phè
“đủ mọi thứ” triết học mà như chúng ta nói tếu là “triết học mắc bệnh
béo phì”.
Chúng
ta, rõ rồi, về mặt nhận thức tự nhiên, đứng về phía bất cứ học thuyết
nào chủ trương duy nhiên, còn về mặt nhận thức xã hội, chúng ta ủng hộ
tất cả những học thuyết hướng tới duy sinh, kể cả duy tâm lẫn duy vật, kể
cả tín ngưỡng hay không tín ngưỡng, miễn những học thuyết đó tôn trọng
đại chúng, tỏ rõ được tình yêu thương con người và biết hành động một
cách thiết thực để làm dịu đi những đau thương, khốn khổ trong xã hội
loài người…
Ngày
nay, khái niệm vật chất đã không thể mang vác nổi cái nội dung “nặng”
như Vũ Trụ và “rộng đến cùng cực” (từ của Lê Nin) mà người ta đã cố tình
chất chồng lên nó nữa. Có lẽ nên cho nó ra khỏi đời sống khoa học, gắn
cho nó tấm huân chương ghi công rồi cho nó “về hưu” nghỉ ngơi, còn không
thì cũng nên giải phóng nó khỏi những ý nghĩa “to tát” đi, phân nó ra
thành hai cá thể là “vật”, “chất” và hiểu theo cái nghĩa thông thường
nhất. Không những khái niệm vật chất mà nhiều khái niệm khác nữa cũng
cần phải xem xét lại, cái nào sau thời gian dài phục vụ, đã quá “rệu rã”
còn sử dụng được thì nên sửa chữa, tân trang “mông má” lại cho phù hợp
với “thời cuộc”. Chẳng hạn như khái niệm vận động, trái với khái niệm
vật chất, vẫn còn giữ nguyên cái nghĩa thời “trung cổ”, quá lạc hậu rồi,
muốn sử dụng nữa, phải gán cho nó cái nghĩa là chuyển hóa (chuyển động,
biến hóa, cảm ứng…). Ý kiến của chúng ta là thế, nhưng nếu mọi người
không đồng ý thì… thôi. Nhận thức vẫn đi theo đúng đường của nó, không
lựa chọn và Tự Nhiên Tồn Tại thì cứ vốn dĩ thế, không cần đến nhận thức.
Ha, ha...ha!...
Phê phán khái niệm vật chất một cách mạnh miệng như thế ắt phải có lý do chứ? Tất nhiên, nhiều nữa là khác!
Triết
học duy vật nói rằng trong Vũ Trụ, không có gì khác ngoài vật chất và
vận động vật chất. Thế thì quan niệm như thế nào về một khoảng thể tích
rỗng tuếch trong cái rỗng tuếch của không gian? Nếu cho nó là vật chất
thì nó phải vận động, và theo Lênin là phải cảm giác được. Có quan sát và cảm giác được khoảng rỗng tuếch đó không? Đến nay con người dù có thể vẫn chưa cảm giác được, nhưng hình như đã
quan sát được sự vận động “ở đó” cái gọi là "thăng giáng lượng tử".
Trong tác phẩm "Cuộc chiến lỗ đen" (The black hole war) Của tác giả Leonard Susskind (NXB Trẻ - 2010) có viết: "Khi một hệ bị thất thoát năng lượng nhiều nhất có thể (tức là khi có nhiệt độ là O độ tuyệt đối), thì các nhà vật lý nói rằng hệ "ở trạng thái cơ bản". Chuyển động thăng giáng còn dư trong trạng thái cơ bản thường được gọi là "chuyển động điểm zêrô", song nhà vật lý Brian Greene đã đặt cho nó cái tên bình dân và gợi tả hơn nhiều. Ông gọi đó là "những thăng giáng lượng tử".
Vị trí của các hạt không phải là thứ thăng giáng duy nhất. Theo cơ học lượng tử, mọi thứ có thể thăng giáng đều thăng giáng cả. Một ví dụ khác là điện trường và từ trường trong không gian trống rỗng. Điện trường và từ trường dao động xung quanh chúng ta, choán đầy không gian dưới dạng sóng ánh sáng. Ngay cả trong một phòng tối, trường điện từ cũng dao động dưới dạng sóng hồng ngoại, vi sóng và sóng vô tuyến. Nhưng tình hình sẽ như thế nào nếu ta làm tối căn phòng đến mức tối đa mà khoa học cho phép, tức là bằng cách loại bỏ tất cả các photon (hạt ánh sáng - NV)? khi đó điện trường và từ trường vẫn tạo ra những thăng giáng lượng tử. Như vậy, không gian "trống rỗng" vẫn là một môi trường dao động và thăng giáng dữ dội mà không bao giờ yên tĩnh cả."
Tóm lại, theo vật lý học, vì không gian vận động nên chúng ta tạm cho nó là vật chất. Nhưng trong thực tiễn, khó lòng mà cho nó là vật chất được, vì hầu như(!) không cảm giác được. Vậy thì hoặc nó là phi vật chất, hoặc định nghĩa của Lênin về vật chất chưa xác đáng. Mà phi vật chất thì có vận động không? Chắc là không vì không thể quan niệm được không có gì, Hư Vô lại vận động lung tung (!?). Nếu thế thì có thể gọi thể tích không gian đó là hư vô được không, vì theo chúng ta quan niệm, một hư vô thì vẫn là một cái gì đó, vẫn có một cái gì đó, chứ hoàn toàn không phải Hư Vô? Đây chính là điểm nhạy cảm của triết học Duy Vật và cũng là của triết lý Phật Giáo. Và cả hai học thuyết, không hẹn mà đồng thanh: Không gian trống rỗng là...trống rỗng nhưng không phải Hư Vô! Thế nó là gì? Triết học Duy Vật coi không gian là đặc tính cơ bản của vật chất (đặc tính vật chất nằm ngoài vật chất?!), gán cho nó cái chức năng có yếu tố vật chất để tránh Hư Vô. Phật giáo thì đồng ý không gian là trống rỗng nhưng… không phải là không có gì và để tránh Hư Vô, Phật Giáo cho rằng không thể bàn luận được vấn đề này vì nó đã vượt qua mọi khái niệm, chỉ có tu tập mới “giác ngộ” được mà thôi(!!!). Nói chung là bế tắc. Nhưng thà bế tắc còn hơn là sụp đổ! Và may thay, nhờ vật lý học mà triết học Duy Vật đã vượt thoát được điểm yếu ấy và quan niệm trên của Phật Giáo cũng được chứng thực rực rỡ. Không gian theo vật lý học là có thể co giãn được và vì không gian cũng vận động nên có thể coi nó là một dạng vật chất đặc biệt. Cũng theo vật lý học thì không gian trống rỗng không phải là thực sự trống rỗng mà cũng đầy lượng tử thăng giáng liên tục. Nhưng vật chất “lồng” vào cái không gian vật chất ấy bằng cách nào? Rốt cuộc, chúng ta cho rằng, không thể quan niệm thế giới này theo duy vật hoặc theo duy tâm, mà phải quan niệm theo duy tồn tại. Có thế mới đủ khả năng giải thích mọi chuyện về mặt triết học.
Trong tác phẩm "Cuộc chiến lỗ đen" (The black hole war) Của tác giả Leonard Susskind (NXB Trẻ - 2010) có viết: "Khi một hệ bị thất thoát năng lượng nhiều nhất có thể (tức là khi có nhiệt độ là O độ tuyệt đối), thì các nhà vật lý nói rằng hệ "ở trạng thái cơ bản". Chuyển động thăng giáng còn dư trong trạng thái cơ bản thường được gọi là "chuyển động điểm zêrô", song nhà vật lý Brian Greene đã đặt cho nó cái tên bình dân và gợi tả hơn nhiều. Ông gọi đó là "những thăng giáng lượng tử".
Vị trí của các hạt không phải là thứ thăng giáng duy nhất. Theo cơ học lượng tử, mọi thứ có thể thăng giáng đều thăng giáng cả. Một ví dụ khác là điện trường và từ trường trong không gian trống rỗng. Điện trường và từ trường dao động xung quanh chúng ta, choán đầy không gian dưới dạng sóng ánh sáng. Ngay cả trong một phòng tối, trường điện từ cũng dao động dưới dạng sóng hồng ngoại, vi sóng và sóng vô tuyến. Nhưng tình hình sẽ như thế nào nếu ta làm tối căn phòng đến mức tối đa mà khoa học cho phép, tức là bằng cách loại bỏ tất cả các photon (hạt ánh sáng - NV)? khi đó điện trường và từ trường vẫn tạo ra những thăng giáng lượng tử. Như vậy, không gian "trống rỗng" vẫn là một môi trường dao động và thăng giáng dữ dội mà không bao giờ yên tĩnh cả."
Tóm lại, theo vật lý học, vì không gian vận động nên chúng ta tạm cho nó là vật chất. Nhưng trong thực tiễn, khó lòng mà cho nó là vật chất được, vì hầu như(!) không cảm giác được. Vậy thì hoặc nó là phi vật chất, hoặc định nghĩa của Lênin về vật chất chưa xác đáng. Mà phi vật chất thì có vận động không? Chắc là không vì không thể quan niệm được không có gì, Hư Vô lại vận động lung tung (!?). Nếu thế thì có thể gọi thể tích không gian đó là hư vô được không, vì theo chúng ta quan niệm, một hư vô thì vẫn là một cái gì đó, vẫn có một cái gì đó, chứ hoàn toàn không phải Hư Vô? Đây chính là điểm nhạy cảm của triết học Duy Vật và cũng là của triết lý Phật Giáo. Và cả hai học thuyết, không hẹn mà đồng thanh: Không gian trống rỗng là...trống rỗng nhưng không phải Hư Vô! Thế nó là gì? Triết học Duy Vật coi không gian là đặc tính cơ bản của vật chất (đặc tính vật chất nằm ngoài vật chất?!), gán cho nó cái chức năng có yếu tố vật chất để tránh Hư Vô. Phật giáo thì đồng ý không gian là trống rỗng nhưng… không phải là không có gì và để tránh Hư Vô, Phật Giáo cho rằng không thể bàn luận được vấn đề này vì nó đã vượt qua mọi khái niệm, chỉ có tu tập mới “giác ngộ” được mà thôi(!!!). Nói chung là bế tắc. Nhưng thà bế tắc còn hơn là sụp đổ! Và may thay, nhờ vật lý học mà triết học Duy Vật đã vượt thoát được điểm yếu ấy và quan niệm trên của Phật Giáo cũng được chứng thực rực rỡ. Không gian theo vật lý học là có thể co giãn được và vì không gian cũng vận động nên có thể coi nó là một dạng vật chất đặc biệt. Cũng theo vật lý học thì không gian trống rỗng không phải là thực sự trống rỗng mà cũng đầy lượng tử thăng giáng liên tục. Nhưng vật chất “lồng” vào cái không gian vật chất ấy bằng cách nào? Rốt cuộc, chúng ta cho rằng, không thể quan niệm thế giới này theo duy vật hoặc theo duy tâm, mà phải quan niệm theo duy tồn tại. Có thế mới đủ khả năng giải thích mọi chuyện về mặt triết học.
Chưa
hết, còn rất nhiều cái phi vật chất đe dọa triết học Duy Vật. Chẳng hạn
tiếng chó tru, lời người nói có phải phi vật chất không? Tâm trạng buồn
vui, hạnh phúc, khổ đau của con người có phải phi vật chất không? Thể
xác chắc chắn là vật chất, nhưng linh hồn có phải là vật chất không?
Dựa
trên quan niệm của triết học Duy Vật về Tự Nhiên và theo khái niệm vật
chất mà nó đưa ra như đã nói ở trên để trả lời những câu hỏi đó là
không dễ dàng gì, thậm chí là bất khả. Còn nếu cho rằng trong Vũ Trụ có
cả những ''thứ khác'' ngoài vật chất nữa thì lại phải hướng tới sự
''có mặt'' của...thần thánh!
Nếu
thừa nhận có phi vật chất tồn tại bên cạnh vật chất thì triết học Duy
Vật, vì không bao giờ chấp nhận có Thượng Đế, phải gộp phi vật chất vào
vật chất để đưa ra một khái niệm mới tổng quát hơn, thực chất hơn thay
cho khái niệm vật chất.
Suy
ra từ khái niệm vật chất thì con voi là một bộ phận của vật chất, hay
gọi giản đơn là vật chất. Nếu con voi là vật chất thì cái bên trong nó,
cái lục phủ, ngũ tạng, xương máu của nó có phải là vật chất không? Không
thể không đồng ý chúng cũng là vật chất. Mà đã là vật chất thì phải vận
động, như vậy nội tại con voi là “các loại” vật chất và vận động. Vì
con voi là vật chất nên chúng ta có thể nói vật chất được tạo bởi vật
chất và vận động vật chất. Nói như thế thì “khó xử” quá! Hay cần phải
cho rằng các vật chất trong nội tại con voi vì không phải là con voi nên
để phân biệt, có thể gọi chúng là những tiền vật chất con voi của vật
chất con voi. Nhưng tiền vật chất con voi thì vẫn cứ phải là vật chất
chứ là cái gì, không lẽ là phi vật chất? Cũng tương tự, không thể quan
niệm được tiền vật chất của cái tiền vật chất lại không phải là vật
chất.
Cấu tạo hợp thành nên vật chất là vật chất và vận động là câu nói “phi phàm” nhất làm
chúng ta phải bật cười… ngao ngán, và chợt nhớ đến một câu chuyện của
ngàn xưa (từ thế kỷ II tr CN):
“Bấy giờ, Vua Dĩ Lan Da (Menandre) hỏi Na Tiên (Nagasena):
- Bạch thượng tọa, tên Ngài là chi?
Na Tiên đáp:
-
Người ta gọi bần tăng là Na Tiên, cha mẹ đã cho bần tăng cái tên Na
Tiên. Có khi cha mẹ đặt tên cho tôi là Na Tiên, hay là Duy Tiên, hay là
Thư La Tiên, hay là Duy Gia Tiên. Cứ như thể là mọi người biết tôi. Đấy
chẳng qua chỉ là những “tên tự” các người mang ở thế gian này.
Nhà vua hỏi Na Tiên:
- Na Tiên là ai? Cái đầu có phải Na Tiên không?
- Không phải cái đầu là Na Tiên.
- Mắt, tai, mũi, mồm có phải là Na Tiên không? Cái cổ, cằm, gáy, vai, cánh tay, chân, bàn tay có phải là Na Tiên?
- Không phải là Na Tiên.
- Dạ dày có phải là Na Tiên?
- Không phải là Na Tiên
- Nhan sắc có phải là Na Tiên?
- Không phải.
- Khổ và lạc, thiện và ác, thân, tâm, ngũ uẩn, hợp lại có phải là Na Tiên không?
- Chúng không phải là Na Tiên.
-
Giả sử không có nhan sắc ngoại diện; không có khổ và lạc, thiện và ác,
thân tâm thì cũng không có ngũ uẩn, vậy có phải là Na Tiên không?
- Không phải Na Tiên.
- Na Tiên là cái gì?
Na Tiên bèn hỏi lại nhà vua rằng:
- Nay có cái người gọi là cái xe. Cái xe là gì? Gọng có phải là xe không?
- Không phải.
- Cây cốt có phải là xe không?
- Không phải.
- Vành bánh có phải là xe không?
- Không phải.
- Tay hoa (nan hoa) có phải là xe không?
- Không phải.
- Càng xe có phải là xe không?
- Không phải.
- Bệ gác chân có phải là xe không?
- Không phải.
- Trụ tán xe có phải là xe không?
- Không phải.
- Những bộ phận ấy có phải là xe không?
- Không phải.
- Giả sử người ta không lắp lại những bộ phận ấy có phải là xe không?
- Không phải.
- Tiếng khua động có phải là xe không?
- Không phải.
- Vậy thì cái gì là xe?
Nhà vua im lặng không trả lời được. Na Tiên bèn nói:
- Trong Kinh Phật giảng rằng:
Cũng
như hợp các món kia lại đặng làm thành một cái mà người ta có được cái
xe; thì sự hợp lại một cái đầu, một cái mặt, hai mắt, hai tai, một mũi,
một mồm, một cổ, một gáy, hai vai, hai cánh tay, sườn, thịt, tay, chân,
gan, phổi, tim, lá lách, mạch máu, ruột, dạ dày, ngoại diện, tiếng nói,
hơi thở, khổ lạc, thiện ác, đấy là cái người ta gọi là một người, một
hữu thể”.
Na
Tiên không thể được tạo nên từ những Na Tiên, cái xe không thể được tạo
nên từ những cái xe. Đó cũng là điều mà chúng ta muốn nói: vật chất
không thể được tạo nên từ vật chất và vận động được. Nhưng nếu chúng ta
bỏ chữ “vật” đi, chỉ còn chữ “chất” thôi thì vấn đề trở nên dễ hiểu và
tự nhiên hơn nhiều. Chất A “hòa trộn” hay phản ứng với chất B sẽ tạo nên
chất C, trong hóa học thường thấy như vậy.
Các
chất A, B, C có cội nguồn là vật chất nhưng không phải vật chất; mọi
tồn tại đều có gốc gác từ Tồn Tại, nhưng không phải là Tồn Tại. Hiểu như
vậy có hợp lý không? Thật là điên cái đầu!
Ôi, sự lầm lạc vô bờ và sự đại ngộ sao “gần gũi” nhau đến thế nhỉ?!
Thôi chúng ta hãy để cho các nhà vật lý, những người “trực diện” với vật chất nhiều hơn chúng ta, nói về nó:
Eddington nói:
“Khái niệm của chúng ta về vật chất chỉ sống động chừng nào chúng ta chưa đối mặt với nó. Khái niệm này bị mất đi khi chúng ta phân tích nó. Chúng ta có thể vứt bỏ đi rất nhiều thuộc tính được giả thiết kia – chúng hiển nhiên là phóng tác của các cảm nhận của tri giác về thế giới bên ngoài”.
A. Einstein nói:
“Chúng ta dự đoán vật chất như là cái gì đó không thể được tạo ra, cũng không thể bị hủy diệt”.
“Vậy là chúng ta có thể nhìn nhận vật chất được tạo thành bởi các vùng trong không gian, trong đó trường cực kỳ mạnh… Trong thể loại vật lý mới này, không thể có sự tồn tại cùng một lúc cho trường và vật chất, bởi vì trường là thực tại duy nhất”.
W. Heisenberg nói:
“Các hạt cơ bản… tự chúng không được hình thành từ vật chất, tuy nhiên, chúng là dạng duy nhất có thể có của vật chất. Năng lượng trở thành vật chất dưới dạng hạt cơ bản và biểu hiện dưới dạng này”.
S. Aurobino nói:
“Vật chất thì không thật và không tồn tại… Khi khoa học khám phá ra rằng vật chất nằm dưới các dạng năng lượng thì khoa học đã nắm được một chân lý phổ biến và cơ bản”.
Sự tồn tại của khái
niệm vật chất đã ở vào “tình thế hiểm nghèo” như thế đấy. Một điều nhận
thấy rõ ràng là Cơ Học Lượng Tử đã từ lâu, loại bỏ khái niệm vật chất
ra khỏi những lập luận lý thuyết của nó. Hình như ở thế giới vi mô, khái
niệm vật chất bỗng trở nên hơi bị thừa…
(Còn tiếp)
Nhận xét
Đăng nhận xét