ĐÊM BÊN LINH CỮU (ĐL)

 
Rong chơi cuối trời quên lãng - Khánh Ly

Vòng hoa tang lễ quận Long Biên

ĐÊM BÊN LINH CỮU         
                                         (Thương về cậu Giáo)


Học rộng Tàu, Tây đã làu thông
Danh lợi gọi là cũng nên công
Tiếc nỗi giữa chừng lơi cương ngựa
Nửa gánh dở ương đến thế cùng

Trái thời, ngược thế, lạc dòng sông
Hay trời sinh có kiếp mơ lầm?
Khuất Nguyên tưởng tỉnh mà say vậy
Hạng Vũ thẹn đò, lỡ Giang Đông!

Đi thì chưa nỡ, ở không xong
Vật vờ ngây dại mấy năm ròng
Kẻ khổ người thương, thương người khổ
Hồn vùi trong xác có thong dong?

Thuyền trần nay đã cặp bến không
Hết đau thân phận, hết nhọc lòng
Rót chén rượu sầu, mừng dâng cậu
Ai cười hể hả giữa khuya lung?


                                             Trần Hạnh Thu

 
MỘT CÕI ĐI VỀ - Trịnh Công Sơn - Thiên An guitar - Guitar Solo

Trịnh Công Sơn- Một cõi đi về

Thứ Sáu, 29/03/2019, 09:51 [GMT+7]
In bài này
.
Có thể nói khá chắc chắn rằng không một người Việt Nam yêu âm nhạc nào lại không biết về Trịnh Công Sơn: Người nhạc sĩ tài hoa được yêu mến nhất của nền tân nhạc Việt Nam, người đã một mình tạo nên một dòng nhạc rất lạ, rất riêng, rất phổ biến: Nhạc Trịnh.
Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn và cô “bống” Hồng Nhung. Ảnh: Internet
Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn và cô “bống” Hồng Nhung. Ảnh: Internet
NHẠC SĨ ĐA TÀI
Trịnh Công Sơn là người gốc Huế, sinh ra tại Buôn Mê Thuột. Năm 1943, ông mới theo gia đình chuyển về Huế. Trước khi trở thành nhạc sĩ, ông dạy học ở Bảo Lộc, Lâm Đồng. Năm 1965, khi tên tuổi đã tỏa sáng, ông bỏ nghề dạy học, về sống và sáng tác tại Sài Gòn. Ngoài công việc giảng dạy, sáng tác, ông cũng ghi dấu ấn trong các vai trò nhà thơ, diễn viên, ca sĩ, họa sĩ. Cuộc sống đa dạng, phong phú đó đã góp phần không nhỏ vào sự thành công trong những sáng tác của ông sau này. 
Không chỉ nổi tiếng ở Việt Nam, Trịnh Công Sơn còn có ảnh hưởng quốc tế rộng rãi. Ngay từ những năm đầu thập niên 70 của thế kỷ XX, nhiều bài hát của ông như: Diễm xưa, Ca dao Mẹ, Ngủ đi con… đã phổ biến ở hải ngoại. Riêng ở Nhật, bài Ngủ đi con đã phát hành trên 2 triệu đĩa nhựa. Ông từng được nhận nhiều giải thưởng lớn, được báo chí và cộng đồng quốc tế ca ngợi như nghệ sĩ đa tài nổi tiếng Bob Dylan của Mỹ. Ngày 28-2-2019 vừa qua, nhân sinh nhật lần thứ 80 của ông, trang chủ tìm kiếm Google đã thiết kế hình ảnh cố nhạc sĩ bên cây đàn guitar quen thuộc. 
Năm 2019 cũng là năm thứ 60, nhạc phẩm đầu tiên “Ướt mi” của ông được công bố. 60 năm qua, đã có hàng chục cuốn sách, hàng trăm, hàng ngàn bài báo viết về cuộc đời, sự nghiệp, ca khúc của Trịnh Công Sơn. Nhưng con số những người yêu và hát nhạc Trịnh thì còn nhiều hơn thế gấp nhiều lần. Âm nhạc của ông dường như càng ngày càng lan rộng và làm lay động trái tim người yêu nhạc. Hơn 40 năm cống hiến cho âm nhạc, di sản của Trịnh Công Sơn để lại có lẽ không một nhạc sĩ nào ở Việt Nam có thể so sánh được. Theo thống kê không chính thức, ông đã sáng tác trên 600 nhạc phẩm, và có tới hơn 236 bài phổ biến. Hầu như bất cứ lúc nào, những Diễm xưa, Hạ trắng, Cát bụi, Tạ ơn, Tình xa, Ru ta ngậm ngùi, Em còn nhớ hay em đã quên, Huyền thoại mẹ... cũng được ngân lên trên môi nhiều người ở khắp mọi nơi, cả trong nước và hải ngoại. Nhiều ca sĩ như Khánh Ly, Hồng Nhung, Quang Dũng... đã thành danh nhờ hát các ca khúc của Trịnh Công Sơn. 
Nhà thơ Trần Đăng Khoa từng thốt lên: “Nhạc Trịnh không chỉ ngự trị khắp mọi xó xỉnh của xứ Việt này mà còn len lỏi đến tận những ngóc ngách sâu thẳm nhất trong cõi tinh thần của người Việt ở hải ngoại”. Dường như ở đâu cũng nghe vang vọng những ca từ ấn tượng trong các bản nhạc Trịnh, như: “Hạt bụi nào hóa kiếp thân tôi/Để một mai tôi về làm cát bụi/Ôi cát bụi mệt nhoài/Tiếng động nào gõ nhịp khôn nguôi” (Cát bụi); hay “Trên hai vai ta đôi vầng nhật nguyệt/Rọi xuống trăm năm một cõi đi về… Mây che trên đầu và nắng trên vai/Đôi chân ta đi sông còn ở lại/Con tim yêu thương vô tình chợt gọi/lại thấy trong tim hiện bóng con người” (Một cõi đi về).
NHỮNG NHẠC PHẨM BẤT HỦ
Như hầu hết những nghệ sĩ đa tài khác, Trịnh Công Sơn là một người đa tình. Người ta nhắc tới nhiều giai thoại về những bóng hồng trong nhạc của ông từ cô ca sĩ nổi danh Thanh Thúy, hai chị em Diễm và Dao Ánh, người tình âm nhạc Khánh Ly đến cô “bống” Hồng Nhung, Á hậu Vân Anh và rất nhiều người con gái khác. Những mối tình không thành đó đã tạo cảm hứng cho ông viết lên những nhạc phẩm bất hủ, từ bản tình ca đầu tiên Ướt mi cho đến các tình khúc cuối: Như một lời chia tay, Xin trả nợ người. Trịnh Công Sơn từng viết: “Thân phận thì hữu hạn. Tình yêu thì vô cùng. Vậy làm cách nào nuôi dưỡng tình yêu để tình yêu có thể cứu chuộc thân phận”.
Dù trong danh mục nhạc phẩm của Trịnh Công Sơn, chiếm đa số là những bản tình ca nhưng những bản nhạc về thân phận con người của ông mới là những bản nhạc được nhiều người yêu thích nhất. Không ai khi buồn chán, cô đơn, hay thất vọng lại không bị ám ảnh bởi những ca từ hay, đẹp, lạ mang hơi hướng thiền của Phật giáo trong các ca khúc Cát bụi, Một cõi đi về, Dấu chân địa đàng, Phôi pha, Ru ta ngậm ngùi...
Phải chứng kiến những điêu linh tang tóc do chiến tranh gây ra, Trịnh Công Sơn thấm thía và đã sáng tác nhiều ca khúc nổi tiếng phản đối chiến tranh, trong đó có Nối vòng tay lớn. Những ngày tháng 4-1975, gia đình, bạn bè Trịnh Công Sơn phần lớn đều chọn hướng ra đi. Trịnh Công Sơn với tài năng xuất chúng cùng những thành công vang dội trước đó hoàn toàn có thể sống huy hoàng ở bất kỳ nơi nào trên thế giới nhưng ông đã chọn ở lại. Trưa 30-4-1975 ông lên Đài phát thanh Sài Gòn hát bài Nối vòng tay lớn và kêu gọi người dân miền Nam ủng hộ chính phủ cách mạng lâm thời. Nhờ những ca khúc phản chiến và sự đấu tranh không mệt mỏi cho nhân loại, Trịnh Công Sơn đã được tặng giải thưởng Âm nhạc hòa bình thế giới năm 2004.
Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn ra đi vào ngày 1-4-2001. Nhiều ngày liền, hàng ngàn người yêu âm nhạc đã đổ về TP. Hồ Chí Minh để tiễn biệt ông. 18 năm tròn từ ngày ông rời xa cõi tạm, năm nào vào dịp này bạn bè, người thân cùng những giọng ca hàng đầu Việt Nam cũng tổ chức lễ tưởng niệm cho ông bằng những đêm nhạc Trịnh. Nếu như các bài nhạc trẻ thu hút hàng triệu lượt nghe chỉ dăm ba bữa là đã chìm vào quên lãng thì nhạc Trịnh bao năm rồi vẫn được gọi tên và có thể tin chắc rằng những ca khúc đó sẽ tiếp tục sống mãi trong con tim và tâm hồn của người dân Việt Nam.
AN AN

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

NGẬM SẦU (ĐL)

MUÔN MẶT ĐỜI THƯỜNG III/104

MỌC CÁNH