Dai Chung la su suy ngam cua toi ve cuoc doi, xa hoi, nhan sinh
CHUYỆN ÍT BIẾT 97
Nhận đường liên kết
Facebook
X
Pinterest
Email
Ứng dụng khác
-
(ĐC sưu tầm trên NET)
Cha Đẻ Của Giải Nobel - “Vua Thuốc Nổ” Và Cuộc Đời Cô Độc
1001 thắc mắc: Ai là người duy nhất đoạt 2 giải nobel vật lý
CHÂU ANH |
Bộc lộ năng khiếu từ nhỏ và góp phần tạo nên cuộc cách
mạng trong công nghệ điện tử với những nghiên cứu xuất sắc, nhà khoa học
người Mỹ đã giành 2 giải nobel vật lý.
Giải Nobel Vật lý là giải thưởng thường niên của
Viện Hàn lâm Khoa học Hoàng gia Thụy Điển. Đây là một trong năm giải
thưởng Nobel được thành lập bởi di chúc năm 1895 của Alfred Nobel (mất
năm 1896), dành cho những đóng góp nổi bật trong lĩnh vực vật lý học.
Theo
lời của Nobel trong di chúc, Giải Nobel thưởng được quản lý bởi Quỹ
Nobel và được trao bởi ủy ban gồm năm thành viên được lựa chọn từ Viện
Hàn lâm Khoa học Hoàng gia Thụy Điển.
Giải Nobel Vật lý lần đầu
tiên được trao cho Wilhelm Conrad Röntgen, người Đức. Mỗi người đoạt
giải Nobel đều nhận được huy chương Nobel, bằng chứng nhận và một khoản
tiền. Mức tiền thưởng đã được thay đổi trong suốt những năm qua.
John
Bardeen là người duy nhất đoạt hai giải Nobel Vật lý vào năm 1956 và
1972. Marie Curie là người phụ nữ duy nhất đoạt hai giải Nobel trong hai
lĩnh vực khác nhau: Giải Nobel Vật lý năm 1903 và Giải Nobel Hóa học
năm 1911. Giải Nobel vật lý ra đời năm 1901 và đến nay đã được trao 112
lần cho 209 học giả và nhóm nghiên cứu trên thế giới. Có 6 lần Giải
Nobel không được tổ chức là vào các năm 1916, 1931, 1934, 1940-1942.
Bardeen
sinh ngày 23/5/1908 trong một gia đình ở Madison, bang Wisconsin, Mỹ.
Cha ông là tiến sĩ Charles R. Bardeen, trưởng khoa y của Đại học
Wisconsin. Bardeen bộc lộ trí thông minh từ sớm và được cha mẹ cho học
vượt từ lớp ba lên trung học cơ sở. Ông nhập học tại Đại học Wisconsin
khi mới 15 tuổi và theo ngành kỹ thuật, sau đó nhận bằng thạc sĩ.
Bardeen
tốt nghiệp đại học trong thời kỳ diễn ra đại suy thoái kinh tế, việc
làm khan hiếm. Ông trở thành nhà địa vật lý làm việc tại phòng nghiên
cứu của công ty Gulf Oil. Sau ba năm, Bardeen nhận ra đây không phải
lĩnh vực mình đam mê. Ông rời khỏi đó và theo học tại Đại học Princeton
và nhận bằng tiến sĩ vật lý toán học.
Tại Princeton, Bardeen bắt
đầu chuyên tâm nghiên cứu kim loại dưới sự hướng dẫn của giáo sư E.P.
Wigner, sử dụng các lý thuyết cơ học lượng tử mới để hiểu sâu hơn về
chất bán dẫn. Ông hoàn thành luận án năm 1935 và được đề cử một vị trí
tại Đại học Harvard. Ông làm việc tại đây ba năm. Cũng trong thời gian
này, ông kết hôn với nhà sinh vật học Jane Maxwell và sau này có ba
người con.
Năm 1945, khi Thế chiến II kết thúc, Bardeen làm việc
tại Phòng thí nghiệm Bell. Ông nghiên cứu sâu hơn về chất bán dẫn, đặc
biệt là sự chuyển động của các electron. Hai năm sau, ông cùng nhà vật
lý William Shockley và Walter Brattain, lần đầu tiên giới thiệu
transistor, hay bóng bán dẫn, với thế giới. Phát minh này đã khởi đầu
cho một cuộc cách mạng trong lĩnh vực điện tử.
Ngoài thay thế đèn
điện tử chân không cồng kềnh, transistor còn giúp thu nhỏ các bộ phận
cần thiết để phát triển máy tính. Thành tựu này giúp Barden cùng hai
đồng nghiệp đoạt giải Nobel Vật lý đầu tiên năm 1956.
"Chúng tôi
may mắn có mặt trong thời kỳ đặc biệt thích hợp để thêm một bước nhỏ vào
quá trình điều khiển tự nhiên vì lợi ích của nhân loại", ông phát biểu
sau khi nhận giải.
Bardeen quay lại với nghiên cứu trước đó về
hiện tượng siêu dẫn. Nghiên cứu này giúp giải thích việc điện trở biến
mất khi các vật liệu đạt đến nhiệt độ gần với độ 0 tuyệt đối. Công trình
của ông cùng nhà vật lý Leon Neil Cooper và John Robert Schrieffer giúp
xây dựng lý thuyết BCS về siêu dẫn. BCS trở thành lý thuyết nền tảng
cho những nghiên cứu siêu dẫn sau này. Nó cũng mang về cho ba nhà khoa
học giải Nobel Vật lý năm 1972.
John Bardeen là một trong những
nhà khoa học đạt nhiều danh hiệu và có sức ảnh hưởng nhất thời kỳ đó.
Ông là thành viên trong Hiệp hội Vật lý Mỹ (APS) cũng như Ủy ban Cố vấn
Khoa học của Tổng thống Mỹ. Ông được bầu vào Viện Hàn lâm Khoa học Quốc
gia Mỹ năm 1954 và được trao giải thưởng Buckley của APS năm 1955, giải
Fritz London cho nghiên cứu về vật lý nhiệt độ thấp năm 1962.
Bardeen
qua đời ngày 30/1/1991 do bệnh tim, không lâu sau khi xuất bản nghiên
cứu cuối cùng trên tạp chí Physics Today vào tháng 12/1990. "Rất hiếm
người có ảnh hưởng đến toàn bộ thế kỷ 20 lớn hơn ông ấy", tiến sĩ Robert
M. Berdahl tại Đại học Illinois nhận xét. 10 điều thú vị ít biết về các giải Nobel
1. Không tự do phát biểu khi nhận giải.
Theo nhà khoa học Randy Schekman, người được trao giải Nobel Y học hồi
năm 2013, các cá nhân lên nhận giải không thể nói lan man ngoài khuôn
khổ bài phát biểu của họ. Bài phát biểu nhận giải này cũng phải được gửi
trước 24 giờ tới Quỹ Nobel để người ta dịch nó sang tiếng Thụy Điển.
2. Huy chương Nobel đáng giá bao nhiêu?
Nhà vật lý Leon Lederman, người giành giải Nobel vào năm 1988 do đồng
phát hiện hạt neutrino, đã bán giải Nobel của ông trong đầu năm nay để
có tiền chữa bệnh. Người mua, với danh tính không được nhà đấu giá tiết
lộ, đã trả 765.000 USD để có tấm huy chương.
3. Bỏ tiền tấn mua huy chương để... trả lại.
Tỷ phú Nga Alisher Usmanov từng trả 4,7 triệu USD để mua tấm huy chương
Nobel của nhà sinh học James Watson, người được tôn vinh nhờ một công
trình nghiên cứu gene di truyền. Nhưng sau đó, Usmanov đã trả lại tấm
huy chương cho Watson và nói rằng số tiền ông bỏ ra mua huy chương nên
được sử dụng để nghiên cứu khoa học.
4. Huy chương Nobel cũng bị chặn ở sân bay.
Nhà khoa học Brian Schmidt, người giành giải Nobel Vật lý 2011 vì đồng
phát hiện năng lượng tối, đã gặp khó khăn trong việc đưa chiếc huy
chương của ông qua cổng an ninh sân bay.
“Hẳn bạn đã nghĩ rằng sẽ
chẳng có chuyện gì xảy ra nếu ai đó mang theo bên mình một giải Nobel.
Đúng là đã chẳng có chuyện gì xảy ra, cho tới khi chúng tôi tìm cách rời
khỏi Fargo, Bắc Dakota với chiếc huy chương và đi qua máy soi tia X" -
ông nói.
5. Cuộc chơi của những ông già? Độ
tuổi trung bình của những người đoạt giải Nobel, trên tất cả các hạng
mục, là 59. Nhưng người đoạt giải cao tuổi nhất là Leonid Hurwicz. Ông
đã 90 tuổi khi được trao giải Nobel Kinh tế vào năm 2007. Người trẻ nhất
là Malala Yousafzai. Cô gái này được trao giải Nobel Hòa bình vào năm
2014, khi mới 17 tuổi.
6. Tiền của tôi đâu?
Trùm phát xít Adolf Hitler cấm ba người Đức đoạt giải Nobel đi nhận
giải. Họ gồm Richard Kuhn (giải Hóa học 1938), Adolf Butenandt (Hóa học,
1939) và Gerhard Domagk (Y học, 1939). Sau này cả ba người đều được
trao giấy chứng nhận đoạt giải và huy chương Nobel. Nhưng họ không được
trao một xu tiền thưởng nào.
7. Khởi đầu không thuận lợi. Tháng
11/1895, nhà hóa học Thụy Điển Alfred Nobel ký vào bản di chúc cuối
cùng, qua đó để lại phần lớn gia sản của ông để thiết lập giải Nobel sau
khi qua đời.
Khi ấy, động thái của Nobel đã gây tranh cãi. Gia
đình ông đã chống lại bản di chúc và ủy ban trao giải do ông lựa chọn từ
chối thực hiện ý nguyện của người đã khuất. Phải mất 5 năm trước khi
giải Nobel đầu tiên được trao.
8. Đừng bao giờ quên người thân.
Khi John Bardeen đồng nhận giải Nobel Vật lý vào năm 1956, do tham gia
phát triển lý thuyết siêu dẫn, còn được gọi là thuyết BCS, ông đã không
đưa người thân trong gia đình tới dự lễ nhận giải ở Thụy Điển.
Quốc
vương Thụy Điển đã phát hiện ra điều này và trách móc Bardeen vì không
mang theo người thân. Ông đã hứa sẽ sửa sai "trong lần sau". Và ông đã
giữ lời. Năm 1972, Bardeen lần thứ hai giành giải Nobel (và thành người
thứ ba trong lịch sử có 2 lần nhận giải Nobel). Rút kinh nghiệm đợt
trước, lần này ông đã mang theo cả gia đình.
9. Trao giải cho người chết. Những
năm 1970, Quỹ Nobel quyết định rằng giải Nobel không thể được truy tặng
(trước đó người ta đã tiến hành truy tặng hai lần). Tuy nhiên vào năm
2011, một người trong số các nhà khoa học giành giải Y học là Ralph
Steinman đã qua đời trước lễ công bố giải thưởng 3 ngày. Do ủy ban trao
giải không biết trước về cái chết của Steinman nên họ đã không rút lại
giải thưởng.
10. Chờ "dài cổ" trước khi được xét trao giải. Các
ủy ban trao giải Nobel thường chờ một thời gian khá dài, sau khi ai đó
có phát hiện quan trọng, rồi mới xem xét trao giải cho họ. Việc này là
để có thời gian thẩm định kết quả công trình nghiên cứu của họ. Thường
khoảng thời gian chờ đợi kéo dài từ 20 - 30 năm. Đôi khi người ta phải
chờ lâu hơn.
Năm 1966, Peyton Rous được trao giải Nobel Y học vì
công trình nghiên cứu về các loại virus có thể gây ra khối u trên cơ thể
người. Vấn đề là Rous đã thực hiện xong nghiên cứu từ những năm 1910 và
kết quả là ông phải chờ gần 50 năm mới được trao giải.
Ở chiều
ngược lại, năm 1957, các nhà khoa học Chen Ning Yang và Tsung-Dao Lee
được trao giải Nobel Vật lý nhờ các công trình nghiên cứu mà họ đã thực
hiện xong chỉ một năm trước đó, năm 1956.
Vì sao cung nữ thời nhà Thanh không bao giờ dám ăn cá?
Tùy Ý (Theo SH) Thứ Sáu, ngày 13/03/2020 06:11 AM (GMT+7)
(Dân Việt) Khi bị đánh, cung nữ không được kêu ra tiếng. Chuyện gì nên hỏi, chuyện gì nên nói, đều phải vô cùng cẩn thận.
Thời cổ đại, những cô gái vào hoàng cung, trở thành cung nữ hầu hạ
hoàng thất đều phải tuân theo vô số những quy định, lễ nghi. Hành vi, cử
chỉ của họ cũng rất quan trọng, chỉ cần sai một chút, phật ý chủ nhân,
những cung nữ này có thể chịu cái chết thảm.
Theo cuốn "Cung nữ đàm vãng lục" ghi lại, trong cung cấm, làm cung nữ
có vô số quy củ phải tuân theo, trong đó, hình thức bề ngoài như dáng
đi, lời nói rất được chú trọng.
Là cung nữ, phải thuộc lòng quy định đi không quay đầu lại, cười
không được lộ răng. Cụ thể, mỗi bước đi đều phải vững vàng ổn định, dáng
dấp khoan thai, điềm tĩnh. Không được phép quay trái quay phải, ngó
nghiêng lung tung, không được quay đầu lại nhìn, cười không được phát ra
tiếng, không được lộ rằng. Dù gặp chuyện vui vẻ đến mấy, cũng không
được phép cười to, chỉ được hé miệng cười.
Cung nữ cũng luôn phải thành kính, khi xuất hiện trước mặt chủ nhân
phải giữ mặt mày tươi tắn, treo nụ cười trên môi. Ngay cả khi mệt mỏi
hay có tâm trạng chán nản, cũng không được phép để lộ ra. Bởi nếu để chủ
nhân phật ý bởi khuôn mặt âu sầu, đại diện cho xui xẻo, chắc chắn cung
nữ đó sẽ bị phạt rất nặng.
Không chỉ vậy, khi bị đánh, cung nữ không được kêu ra tiếng. Chuyện
gì nên hỏi, chuyện gì nên nói, đều phải vô cùng cẩn thận. Có cung quy,
thân làm cung nữ không được phát sinh tình cảm, không được thổ lộ tình
cảm, không được nói chuyện phiếm.
Cung nữ Hà Vinh Nhi, một cung nữ cuối đời nhà Thanh tiết lộ, ở trong
cung cấm, mỗi người đều phải tự trang bị một tầng phòng hộ cho mình,
tránh khỏi bị tổn thương.
"Khi tôi còn là một đứa trẻ, đã bị đưa vào cung làm người hầu.
Một, hai năm đầu, tôi vẫn thường lén khóc vì oan ức, ủy khuất. Cả đời
này tôi sống chẳng khác gì bị khổ, chịu tội, ngày ngày sống cuộc sống bị
giày vò, chằng giống người (nói đến việc phải kết hôn với một hoạn
quan). Kỳ thực, cung cấm giống như hầm băng, khiến mọi người khắp nơi
đều phải rét lạnh từ tâm hồn", cung nữ Hà Vinh Nhi chia sẻ.
Theo tìm hiểu, cung nữ không chỉ bị vô số các luật lệ, cung quy ràng
buộc về chuyện ngôn hành, cử chỉ, họ còn bị ước thúc bởi những quy củ về
chuyện ăn uống.
Ghi chép cho thấy, chuyện ăn uống của cung nữ rất khổ sở. Khi hầu hạ
Thái hậu, cung nữ luôn phải chỉn chu đầu tóc, quần áo gọn gàng. Trên
người cũng không được phép có mùi. Nếu có mùi sẽ bị phạt đòn nặng. "Chúng tôi bao năm ở trong cung không được ăn cá và các thực phẩm
có vị tanh. Tất cả là để bảo toàn mạng sống. Nếu như vào lúc hầu hạ chủ
nhân, trên người có mùi khó ngửi, sẽ bị khép vào tội "đại bất kính",
không chỉ khiến bản thân chịu tội, thậm chí còn liên lụy người khác. Vì
lẽ đó, cung nữ đều không dám ăn nhiều, ăn linh tinh. Chỉ sợ cơ thể tỏa
ra mùi lạ, sẽ đắc tội chủ nhân để rồi gặp cái kết thảm", cung nữ Hà Vinh Nhi cho biết thêm.
Hoạn quan 90 tuổi vẫn còn 'hưng phấn' và bí mật phòng the chưa từng tiết lộ của các thái giám Trung
(Techz.vn) - Lịch sử Trung Hoa từng ghi
nhận không ít trường hợp các thái giám vẫn còn ham muốn “chuyện ấy”
thậm chí 90 tuổi vẫn còn có thể sinh hoạt giường chiếu.
Thời xưa, hậu cung với nhiều quy tắc
nghiêm ngặt đã buộc các thái giám phải cắt bỏ “của quý” của mình thì mới
có thể nhập cung. Tuy nhiên, lịch sử Thanh Triều vẫn ghi nhận được một
vài trường hợp ngoại lệ.
Nguyên nhân chủ yếu là do các hoạn quan
này thực hiện quá trình tịnh thân từ khi còn nhỏ, sau khi trải qua giai
đoạn phát dục thì cơ thể lại phát sinh biến đổi.Trường hợp của thái giám
Tôn Diệu Đình cũng nằm trong số hiếm như vậy.
Tôn Diệu Đình (1902 – 1996) là một trong
những hoạn quan nổi tiếng trong lịch sử Thanh triều. Năm lên 8 tuổi,
gia cảnh bần cùng do đất đai bị cường hào cưỡng đoạt đã buộc Tôn Diệu
Đình phải tự thiến để vào cung làm thái giám.
Sau khi tự tay thực hiện quá trình đau
đớn ấy, ông đã ngất đi và bất tỉnh suốt ba ngày. Đến khi tỉnh dậy, Tôn
Diệu Đình không khỏi rụng rời khi nghe tin Hoàng đế Phổ Nghi thoái vị,
Thanh triều đến hồi mạt vận, chế độ phong kiến chính thức sụp đổ trên
lãnh thổ Trung Hoa.
Ảnh minh họa
Chính sự thay đổi éo le ấy đã biến ông
trở thành người thái giám cuối cùng trong lịch sử Thanh triều nói riêng
và Trung Quốc nói chung.
Một vài năm sau đó, Tôn Diệu Đình phát
hiện cơ thể mình dần có nhiều biến đổi trong quá trình dậy thì. Mặc dù
vẫn còn được ở trong hoàng cung để hầu hạ một vài nhân vật quý tộc, thế
nhưng mỗi khi có "nhu cầu", thái giám họ Tôn vẫn thường bí mật tìm tới
lầu xanh.
Trong hồi ký tự thuật của mình, vị thái
giám hi hữu này chẳng những còn ham muốn với chuyện chăn gối, thậm chí
tới năm 90 tuổi vẫn còn cảm giác hưng phấn và ham muốn đối với chuyện
chăn gối.
Một số hình ảnh hiếm hoi của Tôn Diệu Đình - hoạn quan cuối cùng trong lịch sử Trung Hoa. (Ảnh: Nguồn Baidu).
Ngoài Tôn Điệu Đình, Thanh triều cũng
từng ghi nhận trường hợp của một hoạn quan tên Tiểu Đức Trương vẫn "có
hứng thú đặc biệt với phụ nữ", thậm chí còn cưới tới mấy người thê
thiếp.
Những giai thoại hiếm hoi về chuyện
phòng the của tầng lớp thái giám thời xưa là minh chứng cho nhận định:
Hoạn quan không phải không có dục vọng, họ chỉ đơn thuần là bị khiếm
khuyết về công cụ thỏa mãn dục vọng và “bất lực” trước phụ nữ mà thôi.
Bí mật phòng the chưa từng tiết lộ của các hoạn quan Trung Hoa
Các thái giám sau khi bị “tịnh thân” sẽ
mất khả năng giường chiếu của đàn ông. Tuy nhiên, đó chỉ là biểu hiện
bên ngoài, còn bên trong cơ thể hormone nam vẫn rất mạnh, không còn bộ
phận sinh dục không có nghĩa là họ đã mất đi nhu cầu tình dục.
Ảnh minh họa
Thái giám Tiểu Đức Trương bị thiến từ nhỏ.Nhưng
vào tuổi dậy thì, hứng thú với phụ nữ ở ông ta đột nhiên trỗi dậy. Ông
ta đã lấy mấy người vợ, mọi người phỏng đoán gã hoạn quan này “thiến
xót” nên mới như vậy.
Theo sách sử, thái giám trong cung cứ 3
năm thì kiểm tra lại 1 lần, nhưng một số cung phi khi thích viên thái
giám nào đó bèn mang tiền bạc đến chào hỏi để được miễn kiểm tra, đó
cũng là một “quy tắc ngầm”.
Thái giám do không thể có được sinh hoạt
vợ chồng bình thường, đa số cả đời cảm thấy tiếc nuối, vì vậy rất khao
khát khôi phục lại được công năng tình dục của bản thân. Loại khát vọng
đó nhiều khi gây nên những tấn bi kịch.
Thời Minh có một số lang băm rêu rao: ăn
não và tủy sống của các bé trai có thể giúp phục hồi sinh thực khí đã
mất. Tà thuyết này đã khiến nhiều bé trai bị giết hại rất tàn nhẫn. Có
sách viết Ngụy Trung Hiền đã ăn não, tủy của 7 tù nhân, dĩ nhiên hắn làm
như thế có tác dụng hay không? Sinh thực khí có “mọc lại” hay không thì
chỉ mình hắn biết. Nhưng chắc chắn rằng chẳng có thuyết kinh hãi nào mà
ăn não có thể mọc lại “của quý” được.
(Techz.vn) - Từ Hi Thái Hậu là một trong những người
phụ nữ tàn nhẫn và nắm quyền lực cao nhất của đế quốc Trung Hoa trong
một thời gian dài. Có lẽ cũng chỉ có vị phi tần này mới dám chống lại
bà, nhưng lại nhận kết quả thảm thương.
(Techz.vn) - 10/3 là lễ hội Đền Hùng
hay còn gọi là Quốc giỗ của dân tộc Việt Nam. Hằng năm đến ngày này,
người người nô nức hướng về Đền Hùng thắp hương để tưởng nhớ về cội
nguồn dân tộc. Nhưng cụ thể là giỗ ai, chưa chắc đã có nhiều người biết.
Giỗ tổ Hùng Vương là Quốc giỗ nhằm tưởng
nhớ và bày tỏ lòng biết ơn của con cháu Đại Việt trước công lao dựng
nước của các vua Hùng. Cứ vào ngày mồng 10 tháng 3 âm lịch là người
người lại nô nức hướng về Đền Hùng để dâng lễ, thắp hương, bày tỏ lòng
thành kính và tưởng nhớ về cội nguồn dân tộc.
Nhưng theo truyền thuyết thì đất nước ta
có 18 đời vua Hùng. Mỗi đời vua được tính là một triều đại, tương tự
như nhà Lê, nhà Nguyễn... sau này và có thể có 1 hoặc... vài chục vị
vua.
Từ đó về sau, cứ vào ngày 10/3 nhân dân cả nước lại hướng về Phú Thọ để tôn vinh công lao của các vị vua Hùng.
Vậy 10/3 hằng năm thì ta giỗ ai – bạn đã bao giờ tự hỏi như vậy chưa?
Giỗ Tổ Hùng Vương: nhưng cụ thể là giỗ ai?
Rõ ràng Giỗ tổ Hùng Vương chỉ có một ngày, vậy là giỗ vua nào? Đây là một câu hỏi nhiều người vẫn thắc mắc.
Truyền thuyết kể rằng Kinh Dương Vương
lấy Long Nữ sinh ra Lạc Long Quân. Lạc long Quân sau đó kết duyên cùng
Âu Cơ sinh ra Hùng Vương. Như vậy, Hùng Vương là cháu đích tôn của Kinh
Dương Vương. Cái tên Hùng Vương cũng được dùng làm niên hiệu cho hàng
chục triều vua tiếp sau đó. Chính vì vậy, theo logic Giỗ tổ ở đây có
nghĩa là ngày giỗ của Kinh Dương Vương, để tưởng nhớ vị Tổ phụ đã khai
sinh ra đất nước.
Tượng Vua Hùng trong đền tưởng niệm các Vua Hùng trong công viên Tao Đàn.
Trên thực tế theo một số tài liệu lịch
sử ghi lại, ngày giỗ tổ đã có từ cách đây 2.000 năm. Dưới thời Thục Phán
– An Dương Vương, cột đá thề đã được dựng trên núi Nghĩa Lĩnh, ghi rõ: "Nguyện
có đất trời lồng lộng chứng giám, nước Nam được trường tồn lưu ở miếu
Tổ Hùng Vương, xin đời đời trông nom lăng miếu họ Hùng và gìn giữ giang
sơn mà Hùng Vương trao lại; nếu thất hẹn, sai thề sẽ bị gió giăng, búa
dập".
Ngày giỗ tổ đã có từ cách đây 2.000 năm.
Các đời vua khác sau này cũng luôn ghi
nhớ, khẳng định vai trò của thời đại các vua Hùng đã xây dựng giang sơn.
Chính vì thế mà hàng năm luôn để một ngày để tưởng nhớ những người đã
xác lập và xây dựng lên đất nước - các vua Hùng nói chung.
Tại sao lại là ngày 10/3?
10/3 có phải là ngày mất của tất cả các vua Hùng? Đương nhiên là không thể nào.
Trước đây, người dân không có tục đi lễ
vào ngày 10/3, họ thường chọn ngày tốt theo bản mệnh của mình và đến bái
các vua Hùng. Những dịp mà người dân đi lễ nhiều thường vào đầu năm
hoặc cuối năm. Như vậy, thời gian lễ bái sẽ kéo dài suốt trong năm chứ
không cố định một ngày nào cả, vừa tốn kém lại không tập hợp được lòng
dân.
Lễ cúng Tổ ở địa phương thì lại được cử hành vào ngày 12/3 âm lịch kết hợp với thờ Thổ kỳ.
Nhận thấy điều này, vào năm 1917, ông Lê
Trung Ngọc – Tuần phủ Phú Thọ (Niên hiệu Khải Định năm thứ nhất) đã làm
bản tấu trình lên Bộ Lễ, xin định lệ lấy ngày 10/3 âm lịch hàng năm làm
ngày Quốc tế.
Từ đó về sau, cứ vào ngày 10/3 nhân dân cả nước lại hướng về Phú Thọ để tôn vinh công lao của các vị vua Hùng.
Từ đó về sau, cứ vào ngày 10/3 nhân dân
cả nước lại hướng về vùng đất Cội nguồn - xã Hy Cương, Lâm Thao, Phú Thọ
để tôn vinh công lao của các vị vua Hùng.
MIỀN TÂY HOANG DẠI Ước gì một lần về thuở ấy miến Tây Sống lầy lội những tháng ngày hoang dại Súng cặp kè hông, nhong nhong lưng ngựa Phóng khoáng thảo nguyên, đạn nổ ì đùng Ta sẽ về, rủ em gái theo cùng Đem tình yêu vào vòng đấu súng Và ngã xuống trong một lần anh dũng Để mai này định nghĩa lại...thằng khùng! Đã khùng rồi thì xá chi anh hùng Của một thời tìm vàng sôi động Người người xô bồ tìm giàu sang cuộc sống Để lại điêu tàn, bắn giết mênh mông! Ta ước thế nghe có rùng rợn không? Trần Hạnh Thu NHẠC HUYỀN THOẠI CAO BỒI VIỄN TÂY
(ĐC sưu tầm trên NET) Bản tin 113 online cập nhật ngày 2/5: Truy tố 254 bị can bị trong đại án sai phạm lĩnh vực đăng kiểm 🔴 TRỰC TIẾP: Thời sự quốc tế 3/5 | Nga tuyên bố khai hỏa Iskander, hủy diệt hai pháo HIMARS Ukraine Tin tức thời sự mới nhất hôm nay | Bản tin sáng ngày 5-3-2024 MỘT CÕI ĐI VỀ (Sáng Tác: Trịnh Công Sơn) - KHÁNH LY OFFICIAL Miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Quốc hội đối với ông Vương Đình Huệ 9 giờ trước Khoảnh khắc tên lửa Nga công kích pháo HIMARS Ukraine 12 giờ trước Mong muốn Campuchia chia sẻ thông tin về Dự án kênh đào Funan Techo 10 giờ trước Gần 50 người chết trong vụ sập đường cao tốc ở Trung Quốc 10 giờ trước Lý do xuất khẩu của Trung Quốc sang Nga bất ngờ sụt giảm 8 giờ trước Ukraine nói Nga sản xuất tên lửa Zircon 'nhanh bất thường' 6 giờ trước Hàng chục nghìn người Gruzia tiến hành biểu tình lớn nhất từ trước tới nay 16 giờ trước Video 'rừng người' xem phương tiện chiến đấu bị Nga tịch thu ở chiến trường Ukraine 16 giờ trước U23 In...
I Only Want to Be with You - Dusty Springfield (Cover by Emily Linge) VẪN THẾ MÀ! Anh vẫn thế, trước sau vẫn thế mà Nhìn anh này, đừng nhìn phía trời xa Vẫn ngày ngày ra ngóng chờ trước của Đợi Nàng Thơ về tác hợp thi ca Tâm hồn anh có cửa đâu mà khóa Mà phải cùng em mở cánh cửa tâm hồn Anh tìm mãi nào thấy đâu ô cửa Toang hoác tứ bề, thông thống càn khôn* Còn trái tim anh vẫn êm đềm, yên ả Vẫn yêu quê hương, tổ quốc, con người Miền nhiệt đới khi thấy tim băng giá Chắc chắn là anh đã ngoẻo tự lâu rồi! Trần Hạnh Thu CT: * Trời đất
Nhận xét
Đăng nhận xét