TT& HĐ II - 14/a
Gái Trẻ Đẹp Tuổi 14 -16 Phục Vụ cho Cán Bộ và Đại Gia
PHẦN II: Nền tảng
" Triết học bắt đầu từ sự ngạc nhiên"
Arixtốt
“Chúng ta có thể mường tượng thế giới của thực tại như là một dòng nước ngầm; thế giới hiện tượng thì ở bề mặt; bên dưới nó chúng ta không nhìn thấy được. Các sự kiện ở tận đáy của dòng nước gây ra bọt và những xoáy nước ở bề mặt. Đó là những chuyển động bức xạ và năng lượng của cuộc sống chung của chúng ta, nó tác động tới các giác quan và do đó, kích thích trí óc chúng ta; ở bên dưới, dòng nước ngầm vẫn chảy”
(Sir James Jeans.)
“Triết học chân chính chỉ là triết học truyền đạt chính xác nhất tiếng nói của bản thân thế giới và được viết dưới những sự chỉ dẫn của thế giới”
(Ph.Bêcơn)
“Tất cả mọi khoa học cần thiết hơn triết học, nhưng không một khoa học nào tốt hơn nó”
(Arixtốt)
CHƯƠNG III: HƯƠNG CAU
"Nơi nào có người đàn bà đẹp, thì nơi đó có người đàn ông thở dài."
(Tục Ngữ Hung-Ga-Ri)
"Người đàn bà không sợ chết, không
sợ đau khổ, nhưng chỉ lo sợ khi mình chết mà chưa được người mình
thương yêu biết đến tình yêu của mình."
(Lombroso)
“Người ta có thể quyến rũ người đàn bà bằng sự dối trá. Nhưng người ta chỉ chinh phục được họ bằng tấm lòng chân thật”.
Khuyết danh.
“Dịu dàng không phải nhu nhược. Dịu dàng mà vẫn cương quyết là bí ẩn của người phụ nữ”
A. A. Milne.
“Không ai ngoài người phụ nữ có thể giúp người đàn ông trước nỗi phiền muộn của con tim…”.
Bram Stoker.
“Danh
dự của một thiếu nữ thuộc về nàng nên nàng suy nghĩ rất cẩn thận. Danh
dự của người đàn bà là thuộc về chồng, nên nàng suy nghĩ ít hơn”.
Khuyết danh
“Người
đàn bà đẹp đạt được thành công dễ dàng hơn người đàn bà thông minh. Chỉ
đơn giản là những người đàn ông mù thì ít, bù lại những người đàn ông
ngốc nghếch lại quá nhiều”.
Khuyết danh.
“Có hai dạng phụ nữ, một dạng nói thẳng với bạn về các nhu cầu của họ, còn dạng kia thì nói bóng gió”.
Khuyết danh.
“Phụ nữ mà ghen với quá khứ thì sẽ không có tương lai; phụ nữ mà ghen với tương lai thì không còn quá khứ”.
Khuyết danh.
“Người phụ nữ thông minh nghe lời khen để đánh giá đàn ông, còn người ngu ngốc nghe để tự đánh giá bản thân mình”.
Khuyết danh.
“Phụ nữ thường lo lắng cho tương lai cho đến khi cô ấy kiếm được một
tấm chồng. Đàn ông chẳng lo nghĩ gì về tương lai cho đến khi anh ta lấy
vợ”.
Khuyết danh.
“Không gì khiến người phụ nữ xinh đẹp hơn là niềm tin rằng nàng xinh đẹp”.
Sophia Loren.
“Khi
phụ nữ nói chuyện với bạn về vấn đề của họ, nhiều khả năng là họ không
tìm kiếm một câu trả lời mà chỉ muốn có người lắng nghe”.
Khuyết danh.
“Người đàn bà không biết trang điểm thì chỉ giống như thửa ruộng khô cằn”.
Ngạn ngữ Ấn Độ.
“Người con gái thích được khen dù xấu. Vì thế cho nên người đàn bà nào cũng thường hay chết vì người đàn ông am tường điều đó”.
Blaise Pascal.
“Khi một người phụ nữ đang nói, hãy nghe điều nàng nói qua đôi mắt của nàng”.
Victor Hugo.
“Tôi
nghĩ sự quyến rũ đến từ bên trong. Nó là thứ hoặc ở trong bạn hoặc
không ở trong bạn, và thực sự không liên quan gì nhiều tới ngực hay đùi
hay đôi môi hờn dỗi”.
Sophia Loren.
“Có một hiện tượng phổ biến là chỉ có những cô gái xinh đẹp nhất mới thấy thật khó khăn tìm được người đàn ông cho mình”.
Heinrich Heine.
“Nước mắt đàn bà có nhiều tác dụng song họ chẳng mất gì khi khóc”.
Ngạn ngữ Tây Ban Nha
“Phụ
nữ đồng bóng đến nỗi bạn sẽ không bao giờ biết được họ muốn nói gì. Họ
bảo Không trong khi ý họ là Có, và khiến đàn ông phát điên chỉ để giải
khuây.”.
Louisa May Alcott.
"Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ
Mặt trời chân lý chói qua tim
Hồn tôi là một vườn hoa lá
Rất đậm hương và rộn tiếng chim…
Tôi buộc lòng tôi với mọi người
Để tình trang trải khắp muôn nơi
Để hồn tôi với bao hồn khổ
Gần gũi nhau thêm mạnh khối đời
Tôi đã là con của vạn nhà
Là em của vạn kiếp phôi pha
Là anh của vạn đầu em nhỏ
Không áo cơm, cù bất cù bơ…"
Mặt trời chân lý chói qua tim
Hồn tôi là một vườn hoa lá
Rất đậm hương và rộn tiếng chim…
Tôi buộc lòng tôi với mọi người
Để tình trang trải khắp muôn nơi
Để hồn tôi với bao hồn khổ
Gần gũi nhau thêm mạnh khối đời
Tôi đã là con của vạn nhà
Là em của vạn kiếp phôi pha
Là anh của vạn đầu em nhỏ
Không áo cơm, cù bất cù bơ…"
(Bài thơ "Từ ấy" của Tố Hữu)
Phố xá đã lên đèn và chúng ta cũng đã tới nơi muốn tới. Bên kia đường
là quán Hương Cau. Từ ngày bận “công tác” ở "Xuân Thu - Chiến Quốc" đến nay, chúng ta
đã bỏ bẵng, không ghé quán này nữa. Mới đó mà đã bao nhiêu nước trôi qua
cầu rồi. Đúng là... thời gian ơi thời gian!
Xưa
kia, nhìn từ bên này đường, chúng ta nhớ là quán rực rỡ lắm. Đèn quảng
cáo đủ ánh sắc chớp, nháy, chạy vòng liên hồi làm cho hàng chữ “Hương
Cau” viết theo kiểu “phăng tê di” như uốn éo chào mời và long lanh lôi
kéo. Giờ, nhìn có vẻ tàn tạ quá! Đèn đóm thui chột chỉ còn lèo tèo. Hàng
chữ “Hương Cau” như một hàm răng sứt, vàng xỉn vì khói thuốc lá (giống hàm răng chúng ta!)
trông thật là “sợi nhớ, sợi thương”!
Cái gì cũ kỹ, điêu tàn, già nua
bao giờ cũng gợi nên sự buồn bã, chán chường và bi phẫn trong chúng ta.
Định dợm bước bỏ đi tìm quán khác nhưng nghĩ lại thấy không đành. Dù sao
thì vẫn còn kỷ niệm. Không thể phũ phàng bước qua kỷ niệm nếu còn muốn
làm con người biết suy nghĩ, dù kỷ niệm đó là êm dịu hay xót xa. Sự mưu
sinh đã làm ra những thân phận với biết bao nhiêu đúng sai, may rủi,
sung sướng và khốn khó, hạnh phúc và khổ đau. Nếu quên đi những tâm hồn
tham tàn đến bệnh hoạn, tàn nhẫn đến vô lương và ác độc đến vô nhân; nếu
biết nhìn qua được những chí chóe, láu cá láu tôm, những lừa phỉnh, gạ
gẫm tầm thường, những so đo, ích kỷ, tính toán vặt vãnh và những lầm lỗi
đời thường khác, thì chúng ta sẽ thấy, hiểu và cảm thông sâu sắc với
những thân phận, vì bản thân chúng ta cũng là như thế, cũng thuộc về số
đông ấy.
Không! Chúng ta phải thăm lại những gì giờ đây đã là kỷ niệm,
gặp lại và chào hỏi những con người mà chúng ta đã từng giáp mặt, hàn
huyên, nghịch đùa, cho vẹn chữ nghĩa tình giữa những thân phận thân quen
của một thời xa cũ.
Chúng ta dợm bước đi, suýt nữa trở thành kẻ
vô tình. May mà lòng trắc ẩn đã níu chân chúng ta lại và dìu bước sang
bên kia đường, vào quán Hương Cau.
Quán vắng teo! Có lẽ “truyền
thống” của quán này vẫn còn. Nhớ lại xưa kia quán thường rất vắng vào
khoảng tối sớm, chỉ đến khi tối bắt đầu muộn thì khách mới đông dần. Mà
toàn là khách xồn xồn. Nhiều “ngài” khi lập đêm mới đến, đã nhậu trước
đâu đó rồi, chẳng nốc thêm được là bao nữa mà cứ “ì ra” đấy, mãi tới tận
đầu khuya mới khật khưỡng ra về. Hình như chốn này là nơi “an nghỉ cuối
cùng” trong một đêm lãng du ăn nhậu của mấy “bố” có ít nhiều tâm sự,
muốn thủ thỉ cùng “em út”. Chúng ta cũng đã nhiều lần “khề khà” như thế...
Cô
tiếp viên hàng không, ý lộn, cô tiếp viên không hàng, ý lộn nữa, cô
tiếp viên nhà hàng, cũng không phải, cô tiếp viên quán, đúng rồi, mặc bộ
áo dài truyền thống uyển chuyển dẫn chúng ta đi chọn bàn. Chúng ta
thích ngồi ngoài sân cho thoáng mát, chỗ thâm trầm có thể quan sát được
“vạn vật” để “ôn cố tri tân”. Chúng ta đi về phía chỗ ấy, chỗ mà hơn
chục năm trước chúng ta đã chọn, đã từng ngồi đó lặng thinh ngắm nhìn
như một pho tượng đá lúc biết u buồn, lúc biết tươi tỉnh, hứng tình cợt nhả đùa vui, buông lời
ong bướm với những cô gái buôn hương bán phấn, theo đóm ăn tàn cả
“chuyên nghiệp” lẫn “nghiệp dư” và những “em” chạy bàn xinh xẻo, còn non
tơ trên bước đường đi vào sương gió.
Chúng ta vừa kịp “an tọa” thì trước mặt đã xuất hiện cô gái chạy bàn (chúng ta đoán thế vì có gắn bảng tên trên áo):
- Dạ, thưa mấy chú dùng gì ạ?
Ở
những quán kiểu Hương Cau này, chúng ta biết có nhiều lão đã hơn 60
niên vẫn được mấy em gọi bằng “anh” ngọt xớt. Chúng ta thuộc lớp đàn em,
mới độ năm mấy, thế mà bị cô nàng gọi bằng “chú” thì thật là... “oan” quá!
Nhưng thôi, cũng chẳng nên “ức” làm gì. Từ ngày ngộ được cái Đức Huyền
Diệu của Đạo Gia xứ Đông Chu, tâm thần chúng ta bỗng trở nên an tĩnh lạ
thường. Cô nàng này chắc mới ở quê ra vô đây làm, chưa “lắng nghe” nên
chưa ''thấu hiểu'' được những ông đã luống hoa râm nhưng còn cố ‘vớt
vát” ghẹo nguyệt, trêu hoa.
- Cho bia “Sài Gòn” xanh đi bé!
- Mấy chú dùng món gì ạ?
- Lấy trước một dĩa đậu phộng ra đây! Mồi màng, lát hồi tính sau…
Chúng
ta vừa nói vừa ngắm nhìn cô gái. Khuôn mặt còn ngây thơ quá, chưa vương
chút “dặm trường”. Cảm giác áy náy chợt le lói cõi lòng:
- Lấy dùm chú cái “Menu” nữa nhé!
Cô gái “dạ” một tiếng rồi quay đi.
Ngay lập tức lại một cô nàng xuất hiện - cô tiếp thị với áo váy vừa vặn cơ thể, gọn và đẹp.
- Uống ủng hộ em mấy chai “Tiger” đi mấy anh! - Cô nàng cất tiếng chào mời.
- Tụi anh lỡ kêu bia khác rồi…
- Anh kêu đổi lại được mà… Nha, anh nha, uống ủng hộ em mấy chai nha? Em vô nói mấy đứa đổi lại nha?
- Thôi, lỡ rồi! Để bữa khác đi em!... Mà bia Tiger vừa mắc, vừa uống nhức đầu lắm!...
-
Ai bắt mấy anh uống nhiều đâu, chỉ vài chai ủng hộ em thôi mà… Ủng hộ
em nha, anh? - Cô nàng dở chiêu “òn ỉ”, đúng kiểu… tiếp thị.
Ai
thì không biết, chứ chúng ta là chúa thích ghẹo mấy nàng bia tiếp thị,
một đàng, thực tâm, cũng muốn ủng hộ, một đàng uống ủng hộ như thế dễ bề
cợt nhả với gái, cũng vui đời.
- Em cứ nói lấy được thế chứ uống
một lúc hai loại bia vào bụng còn nhức đầu bạo nữa… Em có đồng ý với
anh rằng một ông mà lấy hai bà bao giờ cũng nhức đầu hơn lấy một bà
không?
Chúng ta cười đắc ý. Cô gái cũng ngẩng lên cười, khoe cái
cổ dài, tròn lẳn, không một lằn ngấn. Rồi cô gái nhìn chúng ta, mặt tươi
tỉnh hẳn:
- Cái đó thì em không biết! Nhưng ở dưới quê, ngay ông
nội em đây có đến ba bà mà sống đến 90 tuổi, có thấy ổng la nhức đầu bao
giờ đâu… Bây giờ em đố mấy anh: Bà Táo có nhức đầu không?! Nếu mấy anh
không trả lời được là phải uống ủng hộ em đó nha!...
Rồi! Chúng ta đã gặp phải “thứ dữ” rồi! Kể cũng khó mà trả lời cho thỏa đáng được: phải
chăng tự nhiên là như thế và như thế mới có được những thích thú nho
nhỏ, bất ngờ, nhưng không kém phần duyên dáng trên những chặng đường
thăng giáng của mỗi cuộc đời?
Chúng ta có thể là “Thầy Cãi”
trong hoang tưởng, và đã từng mang tiếng ''Thầy Cãi'' trong hiện thực,
nhưng sự từng trải đã dạy chúng ta rằng đừng ngu dại gì mà làm “Thầy
Cãi” giữa những cuộc chén tạc chén thù, nhất là ở đây, việc gì chúng ta
phải nhất quyết “thắng” để làm mất đi cái thi vị của cuộc sống, cái mà
chúng ta rất cần và cố gầy dựng ra!?
Cô nàng tiếp thị quả là sắc sảo, tinh anh!
Sau khi cười vui, chúng ta nói với nàng thế này:
-
Câu đố của em, thực tình là khó nhất nhì thế giới. Bọn anh chắc rằng
không thể trả lời được. Nhưng có một điều là giữa chúng ta đã có cuộc
thỏa thuận hay cá cược gì đâu?…
Cô gái chạy bàn ban nãy đã mang bia ra, thoăn thoắt gắp đá (là băng đá thật chứ không phải đá xanh!) vào các ly. Nàng tiếp thị phụ giúp, khui bia lốp bốp, rót đầy các ly một cách tận tình, nói vớt vát:
- Thứ bảy này có đợt khuyến mãi, mấy anh ghé quán uống bia em nha?
Chúng ta nhe răng cười, đáp:
-
Cứ gì phải đến thứ bảy, nếu em dám tặng cho tụi anh một nụ hôn nồng
nàn, cháy bỏng ngay bây giờ thì ngay bây giờ tụi anh sẽ uống bia của em.
Chịu vậy không?
Nàng tiếp thị nhoẻn cười, khẽ lắc đầu và quay
lưng. Có rất nhiều cô gái làm tiếp thị cho những hãng bia khác nhau.
Nhưng những cô tiếp thị bia Tiger phần lớn đều có đôi chân dài thon thả.
Và tối nay, có một đôi chân dài thon thả trong số đó rời bàn chúng ta,
bước những bước mạch lạc, dứt khoát... sang bàn khác.
Phía trên
đôi chân dài ấy là một cái đầu đang sôi nổi kiếm lợi. Lương cơ bản chẳng
đáng là bao, năng suất bán bia là đồng lương làm tăng thêm thu nhập.
Trong đầu nàng tiếp thị giờ đây hẳn đã không còn vương vấn gì sự kiện
khá “hay ho” ban nãy nữa. Đó là điều tự nhiên. Hàng đêm nàng phải đối
diện với biết bao nhiêu sự kiện hệt như vậy, và coi đó là một công việc
cần thiết nhưng tẻ nhạt với những “thằng đàn ông” sởi lởi đến phát…
ngán, lúc nào cũng tưởng mình là trang… “nam nhi chi chí”.
Chúng
ta biết rằng đời cứ phải là như thế. Vài ba cái bụng không thể nào làm
việc nghĩa cho khắp các cô nàng tiếp thị bia được và đến suốt đời được.
Chính các cô nàng cũng biết như vậy. Cho nên chẳng cô nào “cam tâm” gắn
bó với ê chề bia bọt, với khản cổ van mời, một cách lâu dài mà không
“kiêm nhiệm” thêm một nghề nào đó có thể là “vàng” có thể là “thau” mà
cũng có thể là vàng thau lẫn lộn. Chúng ta còn biết rằng không ít nàng
làm thêm nghề “xưa như trái đất” vì đó là nghề siêu lợi, vừa “sung
sướng” vừa hốt bạc, tuy là không bao giờ dám xưng danh, thậm chí phải
giấu danh đi. Hay nói cách khác, các nàng hữu danh khi hiện ra như nàng
tiếp thị, như cô chạy bàn; vô danh khi hành nghề “xưa như trái đất” và
thường là hư danh khi khách làng chơi gặng hỏi tên. Chúng ta gọi những
cô nàng là nghiệp dư (hay bán chuyên nghiệp) để phân biệt với những cô
nàng “bán hoa” chẳng có một vỏ bọc nào, được gọi là chuyên nghiệp. Hai
“lực lượng” ấy “chuyển hóa” qua lại nhau một cách… “tùy cơ ứng biến”!
Nghề “xưa như trái đất” ấy, nói toạc ra, chính là nghề “làm đĩ”. Làm đĩ là gì? Theo ''định nghĩa'' thì đó là một nghề kiếm lợi; (thường là) người nữ và (nhiều khi là) người nam cho người khác (khác giới hoặc đồng giới)
thuê “cái tự có” của mình trên tinh thần “tiền trao, cháo múc” hoặc “ăn
bánh trả tiền”; người cho thuê được gọi là người bán dâm, người thuê
được gọi là người mua dâm. Sau mỗi lần thuê mướn, mua bán dâm, nhìn
chung, cả người mua lẫn kẻ bán đều thỏa mãn, hơn nữa, rất nhiều khi còn
cảm thấy… vui sướng lắm!
(Còn tiếp)
Nhận xét
Đăng nhận xét