Thứ Ba, 11 tháng 8, 2020

TT&HĐ II - 13/a

                                                                      
                                                                                                                                        Giới thiệu về "hạt của Chúa": boson Higgs
 

PHẦN II:     Nền tảng

" Triết học bắt đầu từ sự ngạc nhiên"
Arixtốt

“Chúng ta có thể mường tượng thế giới của thực tại như là một dòng nước ngầm; thế giới hiện tượng thì ở bề mặt; bên dưới nó chúng ta không nhìn thấy được. Các sự kiện ở tận đáy của dòng nước gây ra bọt và những xoáy nước ở bề mặt. Đó là những chuyển động bức xạ và năng lượng của cuộc sống chung của chúng ta, nó tác động tới các giác quan và do đó, kích thích trí óc chúng ta; ở bên dưới, dòng nước ngầm vẫn chảy”
Sir James Jeans.

“Triết học chân chính chỉ là triết học truyền đạt chính xác nhất tiếng nói của bản thân thế giới và được viết dưới những sự chỉ dẫn của thế giới” 
(Ph.Bêcơn)


“Tất cả mọi khoa học cần thiết hơn triết học, nhưng không một khoa học nào tốt hơn nó”
  (Arixtốt)

CHƯƠNG II: PHÁC THẢO


“Mọi cái hiện thực đều hợp lý, mọi cái hợp lý đều là hiện thực” (G.Hêghen)


“Tương phản với không gian thì có nguyên lý về chất, về sự phân biệt và về “vật”. Dù sao thì chẳng có gì có thể tồn tại mà không có không gian. Không gian là điều kiện tiên quyết của mọi vật đang tồn tại, bất kể là dưới dạng vật chất hay phi vật chất, bởi vì chúng ta không thể tưởng tượng ra một vật hay một hữu tính mà thiếu không gian”.
Lama Anagark Govinda

"Đôi lúc cuộc sống thật khắc nghiệt, rắn như thép đã tôi. Nó có những lúc ảm đạm và đau đớn. Như bất cứ một dòng chảy nào của một con sông, cuộc sống có những lúc khô cạn và những khi triều cường.
Cũng như sự thay đổi theo chu kỳ từ trước đến nay của các mùa, cuộc sống có cái ấm áp dễ chịu của những mùa hè và cái rét buốt của những mùa đông…

Nhưng chúng ta có thể tự nâng mình lên khỏi nỗi chán chường và tuyệt vọng, vươn đến sự vui vẻ của hy vọng và biến đổi các thung lũng hoang vắng, tăm tối thành những lối đi chan hoà ánh nắng của sự thanh bình sâu lắng".
Martin Luther King

"Năng khiếu tưởng tượng có ý nghĩa đối với tôi hơn là tài năng tiếp thu kiến thức".  
Albert Einstein

"Dù chỉ nắm vững một kiến thức nào đó, cũng đều có ích cho trí óc, nó sẽ ném đi những thứ vô dụng nhưng giữ lại những thứ có ích".
 Leonardo da Vinci

"Mỗi thành công vĩ đại trong khoa học đều bắt nguồn từ trí tưởng tượng hết sức táo bạo". 
G.Duy



Tồn Tại là vốn dĩ thế rồi, là toàn thể những gì chúng ta quan sát thấy hoặc không thấy, dù quan sát chính xác hay không chính xác, dù nhận thức đúng hay không đúng. Tồn Tại có nghĩa là Có, Có một cái gì đó , Có một điều gì đó. Có thì phải thể hiện. Thể hiện là đặc tính cơ bản nhất, đặc tính tuyệt đối, đặc tính cốt lõi của Tồn Tại và cũng chính là Tồn Tại! Hư vô theo định nghĩa là hoàn toàn không có gì, nhưng suy lý mách bảo hoàn toàn không có gì cũng không phải là hoàn toàn không có gì. Không có gì tuyệt đối thì gọi là Hư Vô (viết hoa). Không có gì tương đối gọi là hư vô (viết thường). 
Nếu có một Hư Vô bên cạnh Tồn Tại thì nó phải thể hiện (thể hiện sự không có gì), do đó, Nó phải là Có, và như thế, nó cũng chính là Tồn Tại. Mặt khác, một Hư Vô mà thể hiện ra được thì còn gì là Hư Vô nữa? Vậy thì, nếu chúng ta cho rằng, thế giới này hay Vũ Trụ này là một Tồn Tại, hay tên khác mà trước đây chúng ta đã gọi là Tự Nhiên Tồn Tại thì tuyệt đối không có Hư Vô. Chúng ta có thể nhận thức được Hư Vô nhưng không thể hình dung được nó!
Một hư vô tồn tại trước nhận thức (tồn tại tương đối) là hư vô (tương đối). Giả dụ, khi quan sát một không gian trống rỗng trong Vũ Trụ chúng ta "thấy" đúng thật là không có gì. Nhưng vì sao chúng ta biết điều đó? Vì khoảng không gian trống rỗng đã thể hiện ra trước "người trần mắt thịt" khoảng không có gì. Nghĩa là khoảng rỗng rang đó Tồn Tại, là có cái không có gì. Nếu là trước đây, chúng ta cho rằng đã thấy Hư Vô. Nhưng thực ra không phải, chúng ta vẫn nhìn thấy cái gì đó tạm gọi là Có. Dù rằng cái Có ấy là trống rỗng nhưng chí ít, chúng ta vẫn cảm nhận được bề dài, bế rộng, bề sâu, nghĩa là cảm nhận được thể tích của nó, và qui ước đó là không gian, và tạm gọi là hư vô (tương đối)
Vì chúng ta đang “có mặt” nên chúng ta tồn tại, vì chúng ta tồn tại nên là bộ phận của Tồn Tại. Lúc này Hư Vô không "có quyền" xuất hiện bên cạnh cái Duy Nhất (tức Tồn Tại) mà cũng không thể là bộ phận của Tồn Tại, vì nếu thế hư vô đó sẽ không tuyệt đối được nữa. Khi chúng ta không có mặt thì có nghĩa rằng chúng ta là hư vô đối với quan sát nào đó, nhưng không phải là bộ phận của Hư Vô đối với Tồn Tại, vì phải còn lại một cái gì đó. Cũng như khi chúng ta chết đi, xét ở góc độ tinh thần, rõ ràng chúng ta thuộc về Hư Vô. Nhưng nếu cho rằng chúng ta vẫn còn linh hồn, linh hồn vẫn hiển hiện, vẫn hình dung ra tinh thần thì chúng ta sau khi chết không phải là hết. Nếu xét ở góc độ thể xác thì chúng ta chỉ là hư vô. Vì chắc chắn chúng ta vẫn tồn tại ở dạng như "hài cốt", "tro bụi", hay ở dạng tồn tại nào đó khác nữa... “Lúc này” Tồn Tại vẫn thể hiện cái Duy Nhất, chứ không thể là bộ phận của Hư Vô, vì nếu thế Tồn Tại sẽ không tuyệt đối nữa!

Mọi thứ đều thể hiện và phải thể hiện. Vì chỉ có thể hiện mới chứng tỏ được Tồn Tại. Có thể nói, Tồn Tại là thể hiện. Nhưng muốn thể hiện, Tồn Tại tất yếu phải vận động, chuyển hóa, biến hóa...
Thể hiện có nghĩa là phân biệt được so với xung quanh, so với bên ngoài của cái tồn tại đang thể hiện. Tồn tại là thể hiện, nên Tồn Tại (tuyệt đối) phải vận động đến tận “chân tơ, kẽ tóc” của nó, làm cho nó cũng “tuyệt đối rời rạc” một cách liên tục, phá vỡ tính duy nhất, thống nhất keo sơn tuyệt đối của chính nó. Đó đồng thời làm nảy sinh một cách tự nhiên với quá trình làm dị biệt hóa là quá trình đồng nhất hóa nhằm xóa đi sự dị biệt. Thể hiện và không thể hiện chính là quá trình đấu tranh giữa tồn tại và không tồn tại, nhưng vì không thể có Hư Vô mà chỉ có thể có hư vô nên cuộc đấu tranh ấy là cuộc đi hủy diệt các tồn tại cũ, làm xuất hiện các tồn tại mới có tính kế thừa. Đồng thời cũng làm xuất hiện “thủy tổ” của hiện tượng “có - không có”; đến lượt “có - không có” là giềng mối  tính chất tương tự của tồn tại.
Mặt khác, Tồn Tại là đầy đủ. Chính sự đầy đủ đó đã là nguyên nhân số một làm thế giới nổi trội tính tương phản và là một yếu tố góp phần làm xuất hiện cuộc đấu tranh tiêu trừ giữa các tồn tại cũ, chuyển hòa làm xuất hiện các tồn tại mới.
Hai quá trình đồng hóa và dị hóa thực chất ra là hai mặt không thể tách rời của một quá trình vĩ đại: sự chuyển hóa lẫn nhau giữa các mặt tương phản, hay chúng ta cũng thường gọi là “sự vận động”. Do đó chúng ta nói Tồn Tại (tuyệt đối) là phải Vận Động (tuyệt đối) và mọi tồn tại, muốn duy trì tồn tại của chúng thì đều phải vận động và vận động (xét theo nghĩa tuyệt đối) cũng phải đến tận “chân tơ kẽ tóc”. Nói cách khác, nếu Tồn Tại là tự nhiên, vốn dĩ, thì vận động cũng là tự nhiên vốn dĩ, hay nói chính xác: Tồn Tại mà không vận động thì chỉ có thể là Hư Vô.
Tồn Tại là phải Vận Động, Tồn Tại là vốn dĩ thế rồi nên Vận Động cũng vốn dĩ thế rồi. Vận Động đảm bảo cho Tồn Tại được… tuyệt đối và nhờ thế mà Tồn Tại cũng làm cho Vận Động trở nên tuyệt đối. Tồn tại tuyệt đối là không có thêm tồn tại mà cũng không mất bớt tồn tại, vừa vô thủy vô chung mà cũng đồng thời có giới hạn… nghĩa là Nó là tất cả mà cũng chẳng là gì, vừa là cả hai mà cũng không phải cả hai. Tồn Tại tự thân (!) Vận Động và Vận Động để thể hiện ra bản chất ấy. Cho nên Vận Động cứ thế mà… Vận Động, Vận Động một cách tự nhiên, vừa “hồn nhiên” tuyệt đối vừa “gò bó” tuyệt đối, vừa liên tục vừa gián đoạn, vừa là cả hai mà cũng không phải cả hai và tuân theo tuyệt đối nguyên lý nhân - quả. Vận động tuân theo tuyệt đối nguyên lý nhân quả nghĩa là quá trình một vận động phải tuân theo tuần tự có trước có sau của các bước tự nhiên, là kết quả tồn tại mới hợp thành từ các yếu tố tồn tại cũ, cần thiết. Việc vận động phải thỏa mãn nguyên lý nhân - quả, tuân theo quá trình trước - sau, sớm hơn - muộn hơn chính là căn nguyên nguồn cội về sự tồn tại của thời gian.
Như vậy, ta có thể gọi Vận Động là Tự Nhiên, Tự Nhiên là Tồn Tại, Tồn Tại là Vận Động và gọi theo cách chúng ta là Tự Nhiên Tồn Tại. Tự Nhiên Tồn Tại tương tự như khái niệm Đạo của Lão Tử, vừa có nghĩa là bản thể Tồn Tại, vừa có nghĩa là nguyên lý Tồn Tại. Tồn Tại là theo nguyên lý Tự Nhiên. Nguyên lý Tự Nhiên là nguyên lý chung nhất, tuyệt đối mà mọi tồn tại đều phải tuân thủ, là nguyên lý cội nguồn, là nền tảng của mọi nguyên lý tương đối, mọi qui luật, định luật trong tự nhiên mà con người đã khám phá ra hoặc chưa khám phá ra. Nội dung nguyên lý tuyệt đối ấy là:
Mọi tồn tại vừa là nguyên nhân, vừa là kết quả tạo dựng của nhau; là thể hiện của những tồn tại quá khứ và đồng thời là mầm mống của những tồn tại tương lai; chúng có quyền được an hưởng từ Tồn Tại nên cũng có nghĩa vụ phụng sự, hiến dâng cho Tự Nhiên, nghĩa là mọi khả năng đều là tồn tại và mọi tồn tại đều là khả năng, sinh ra là để mất đi và mất đi làm tiền đề cho sự sinh thành, tạo nên những chu trình, biến hóa phong phú và bất diệt của không gian theo sự qui định, khống chế của thời gian.
Một nguyên lý vĩ đại mà phát biểu như thế thật rườm rà, có cái vẻ quá “ẻo lả” văn chương và sặc mùi nghệ thuật, chẳng mang tính khoa học chút nào. Có lẽ phải phát biểu lại cho giản dị, trong sáng hơn (vì Tồn Tại là tối giản?!). Chúng ta phát biểu lại như thế này:
Mọi tồn tại đều là nguyên nhân và là kết quả của tồn tại. Mỗi tồn tại đều tạo dựng. Tạo dựng là để duy trì tồn tại mà cũng là chấm dứt tồn tại.
Cách phát biểu này có gọn hơn nhưng cũng chẳng sáng sủa gì, thậm chí còn mù mịt hơn và...khô khan quá! Hay là nói theo “kiểu” Lão Tử:
Cái gì phù hợp với tự nhiên thì tồn tại, không phù hợp thì không tồn tại.
Cũng chẳng sáng tỏ gì, còn tối thui hơn, thậm chí còn không xác đáng! 
Hình như trước đây (lâu lắm rồi!) chúng ta đã từng một lần phát biểu nguyên lý tuyệt đối này thì phải? Thôi, kệ, mai này, khi nào gặp Tạo Hóa chúng ta sẽ hỏi xem chính xác nội dung nguyên lý là như thế nào!

(Còn tiếp)


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét