VÕ THUẬT TINH HOA 72 (Mùi đen)

(ĐC sưu tầm trên NET)
 
Huyền Thoại Võ Việt: Võ Sư Hạ Hai Con Hổ Dữ Cùng Lúc
Sau trận đấu, danh tiếng của võ sĩ Mùi đen càng nổi, anh hùng võ lâm nể phục. Thời bấy giờ võ sư Mùi Đen được ví như người anh hùng bất khả chiến bại ở Đông Dương

Giai thoại về người có cú đá chết voi

Trong làng võ Việt đến giờ vẫn còn nhắc nhiều giai thoại liên quan đến hai anh em Tư Vá và Tư Côi, những tên tuổi nổi danh của môn phái Thăng Long Võ Đạo. Chuyện rằng hai ông luyện được Kungfu tuyệt kỷ nên có sức mạnh phi thường có thể đấm chết ngựa, đá chết voi.
Khổ luyện thành tài
Theo Chưởng môn Thăng Long Võ Đạo Văn Thắng, anh em Tư Vá và Tư Côi không chỉ luyện được Kungfu siêu hạng, họ còn là tấm gương về khổ luyện thành tài của bản môn. Tư Côi sở hữu cú đá có kình lực rất mạnh có thể giết chết voi, trong khi cụ Tư Vá có cú đấm uy lực trong chốc lát khiến một con ngựa khỏe mạnh lăn ra chết. Câu nói “ba cú đấm của Tư Vá ngang bằng một cú đá của Tư Côi” là sự ghi nhớ về sức mạnh từ cú đấm và cú đá của hai huyền thoại võ lâm này.
vo-thuat-
Chưởng môn Văn Thắng vận công trước khi biểu diễn nhất dương chỉ
Chưởng môn Văn Thắng tự hào cho biếtå: Sở dĩ Tư Vá và Tư Côi được truyền tụng là những người có được sức mạnh phi thường bởi hai ông đã luyện thành công hai bí kíp độc đáo do chính cụ Cử Tốn truyền dạy. Võ sư Văn Thắng khẳng định, Thôi sơn quyền và Thiết cước chính là hai bí kíp giúp cho Tư Vá và Tư Côi có sức mạnh phi thường.
Theo võ sư Thắng, Thôi sơn quyền là bí kíp dùng để luyện đòn tay. Nếu ai luyện được thành công bí kíp này chắc chắn sẽ có một đôi tay cứng như thép, sức mạnh có thể đấm xuyên tường. Thậm chí đạt đến ngưỡng giới cao nhất có thể dùng một ngón tay đục thủng tường mà trong giới võ lâm gọi là nhất dương chỉ. Trong khi Thôi sơn quyền có thiên hướng về đòn tay thì Thiết cước lại thiên hướng luyện đòn chân. Đạt đến ngưỡng giới cao nhất của bí kíp này người luyện có một đôi chân cứng như thép cùng những cú ra đòn trời giáng, có thể đá gãy cột nhà.. Luyện Thiết cước cũng như Thôi sơn quyền rất khó khăn và rất kén người.
Cũng theo vị Chưởng môn Thăng Long Võ Đạo, một người trước khi bước vào luyện hai bí kíp tuyệt kỷ bắt buộc phải có một nền kiến thức võ học vững chắc và nội công tương đối uyên thâm. Cùng với đó phải là người có đạo đức tốt và một sự trung thành tuyệt đối với môn phái. Để luyện thành công Thôi sơn quyền, Thiết cước, phải hết sức vất vả, kiên trì trong nhiều năm trời. Thành công phụ thuộc vào tố chất của từng người nhưng đạt thành công ở độ tuổi đôi mươi như cụ Tư Vá và cụ Tư Côi là trường hợp hiếm có. Bởi lẽ, luyện thành công hai bí kíp này đồng nghĩa người đó sở hữu một nội công uyên thâm và thân pháp xuất quỷ nhập thần. Câu chuyện về hai người anh hùng luyện tập Kungfu khiến chúng tôi phải giật mình thán phục.
Xem Thăng Long Võ Đạo biểu diễn nội công thâm hậu:
Chưởng môn Văn Thắng cho biết, cụ Tư Vá luyện tập bằng cách dùng tay không đấm thẳng vào tường hoặc vào thân cây. Có khi cụ đấm thẳng vào các bảng hiệu bằng sắt ven đường của Pháp. Nhiều người dân Hà Nội thời bấy giờ sáng ra nhìn thấy bảng hiệu bị méo mó, cong, gãy, không hiểu được lý do tại sao, nhưng những người đồng đạo với cụ Tư Vá thì biết chắc chắn đêm qua Tư Vá đã luyện Thôi sơn quyền tại đây.
Cụ Tư Côi luyện Thiết cước bằng cách đá liên hoàn cước trực diện vào thân cây. Nơi ông luyện Thiết Cước dễ dàng nhận ra bởi đám cây đó sẽ mất đi lớp vỏ bên ngoài. Khi đạt đến trình độ cao, cụ Tư Côi cũng học theo cách của cụ Tư Vá là dùng những cột sắt, cột đèn của Pháp làm dụng cụ luyện tập. Nhiều cột sắt cùng các biển hiệu ven đường đột nhiên bị cong, cụp, đổ hẳn xuống, không rõ lý do. Bọn Pháp lúc đó không thể ngờ được rằng nó đã bị những đòn đá của cụ Tư Côi hạ gục.03
Khi đạt đến trình độ thượng thừa, một điều chắc chắn có thể khẳng định việc đấm chết ngựa, đá chết voi nằm trong tầm tay của hai tên tuổi lừng danh này. Giai thoại về Tư Vá đấm chết ngựa và Tư Côi đá chết voi của giới võ lâm không có gì là không tưởng. Khi so sánh tài năng của võ sĩ Mùi Đen với Tư Vá, Tư Côi, Chưởng môn Văn Thắng cho biết, “võ sĩ Mùi Đen đánh hổ nổi danh trong làng võ Việt do sở hữu được toàn diện lối đánh tổng hợp giữa đòn tay và đòn chân. Nhưng để nhắc đến sức công phá của riêng đòn tay hoặc riêng đòn chân trong môn phái Thăng Long Võ Đạo phải nhắc đến tên tuổi của hai vị Tư Vá, Tư Côi”.
Giữ lôi đài cho võ Việt
Trong câu chuyện liên quan đến tài năng võ thuật siêu hạng của hai ông, Chưởng môn Văn Thắng đã kể cho chúng tôi nghe về những lần đả lôi đài của hai võ sĩ tên tuổi này.
Chưởng môn Thắng khẳng định, hai ông chính là người giữ lôi đài cho Hà Nội nói riêng và miền Bắc nói chung. Trong hồi ức về một thời sôi động của võ đài Việt Nam trước cách mạng tháng Tám, tên tuổi của hai võ sĩ lừng danh này được truyền tụng như là những người đem lại vinh quang cho võ Việt. Ông Thắng cho biết, chính sách cấm dạy võ và học võ của người Pháp thời kỳ đầu khi bắt tay vào cai trị nước ta coi như đã thất bại. Bởi bản thân chính quyền thực dân không thể kiểm soát được các lò võ bí mật của những võ tướng Việt Nam lập ra trước đây. Để thay đổi chính sách này, chúng tiến hành cho lập những võ đài tự do để các võ sư và võ sĩ tên tuổi của chúng ta lao vào con đường thể thao mang tính chất ăn thua mà quên nhiệm vụ đấu tranh giành độc lập của dân tộc. Giới võ học Việt Nam lúc đó cũng có những phản ứng tích cực. Những võ sĩ được đào tạo cơ bản sẵn sàng đăng đàn để khuếch trương thanh thế, tạo vỏ bọc, bên trong họ âm thầm chống đối bằng cách phá hoại những lợi ích của Pháp.
Những cuộc chiến lôi đài của thời kỳ trước cách mạng diễn ra rất gay cấn. Nhận biết được tài năng của những võ sĩ Việt Nam bọn thực dân đã mời đến nước ta những tên tuổi lừng danh đến từ Nhật Bản, Triều Tiên, Trung Quốc, Indonexia, Pháp mà đặc biệt là những tên tuổi đến từ Ấn Độ. Vì vậy, để chiến đấu với những võ sĩ này chỉ có những võ sĩ bậc thầy của Việt Nam như cụ Tư Vá, Tư Côi mới có thể sánh ngang đẳng cấp.
Theo võ sư Văn Thắng, cụ Tư Côi, và cụ Tư Vá là hai võ sĩ bậc nhất thời bấy giờ, những người giữ lôi đài cho võ Việt trong một thời gian rất dài. Trong giới võ lâm Việt Nam còn nhắc tới trận đấu của cụ Tư Côi với một võ sĩ người Ấn. Đây là một võ sĩ được đích thân chính quyền thực dân Pháp mời sang. Mục đích để làm nhụt chí, hạ thấp hình ảnh của võ Việt. Suốt hai tháng trời, tại nhà đấu xảo Hà Nội, (nay là Cung văn hóa hữu nghị Việt-Xô) nhiều võ sĩ của ta thượng đài đều bị võ sĩ đến từ Ấn Độ đánh hạ. Điểm mạnh của võ sĩ này là có sức chịu đòn kinh người, đấm vào người không khác gì đấm vào đá. Bọn thực dân Pháp hả hê, vì đã mời được một cao thủ có thể trị được một lớp võ sĩ người Việt cứng đầu.20080518ThangLong084-1
Bản thân bọn thực dân không ngờ rằng, trong mọi cuộc đấu có sự tham gia của võ sĩ Ấn Độ đều được những cao thủ võ Việt thời bấy giờ như Cử Tốn, Ba Các, Hàn Bái cử người theo dõi sát sao. Sau khi bàn bạc kỹ lối đánh của võ sĩ này, mọi người phát hiện ra điểm yếu duy nhất có thể đánh hạ đối phương là tấn công từ trên cao xuống. Không ai khác, Tư Côi là người được nhận nhiệm vụ thăng đài tỉ thí. Cuộc chiến giữa hai người giằng co, cả hai cao thủ luôn tìm cách nhập nội để khóa chặt đòn thế của đối thủ. Quần hùng ở dưới cổ vũ sôi động, tạo thanh thế cho Tư Côi. Trong một thoáng sơ sẩy, Tư Côi giả vờ quay lưng lại phía sau đối thủ sau đó nhanh chóng xoay người đá chẻ từ trên xuống. Bất ngờ vì lối đánh lạ, võ sĩ Ấn Độ dính ngay một đòn “đá chết voi” chính diện vào đầu. Quá bất ngờ, võ sĩ Ấn Độ ngã ngay xuống sàn, không thể đứng lên được nữa. Bọn Pháp ngồi ở dưới thẹn tím cả mặt, tức tối bỏ về. Cũng từ đó không còn một võ sĩ Ấn Độ nào dám bén mảng đến Bắc Kỳ thách đấu nữa…
Xem thêm trận thách đấu “lệch kèo” giữa hai võ sĩ Muay Thái Việt Nam:
Cướp xe lương của Pháp để chia cho người nghèo
Theo võ sư Văn Thắng, đấu đài cũng chỉ đơn thuần là hoạt động thể thao nhằm khẳng định hình ảnh của võ Việt và tư chất của người Việt trước bọn thực dân và các nước khác. Nhưng bên trong các cụ luôn âm thầm tổ chức những hoạt động nhằm phá hoại chính quyền thực dân. Mỗi khi nắm bắt được kế hoạch vận tải lương thảo của Pháp, cụ Tư Côi, cụ Tư Vá cùng nhiều anh em đồng môn lên kế hoạch thực hiện các phi vụ cướp xe lương để phân phát cho người nghèo. Hành tung bí ẩn của những cao thủ võ lâm khiến bọn Pháp tức tối nhưng đành phải bó tay. Chính những hành động nghĩa hiệp của hai anh em Tư Vá và Tư Côi đã khiến giới võ lâm xưng tụng và đi vào huyền thoại.
Theo: nguoiduatin

Đấu trường "chết chóc" để tận diệt võ Việt và cái kết không ngờ

Đoàn Dự |
Đấu trường "chết chóc" để tận diệt võ Việt và cái kết không ngờ
Mùi Đen đả hổ khiến thực dân Pháp kinh hãi (ảnh minh họa).

Thực dân Pháp từng tổ chức một võ đài đẫm máu để tiêu diệt võ cổ truyền Việt Nam nhưng cái kết chúng đạt được lại ngoài ý muốn.

Trở lại với phần 1, “Huyền thoại Việt khiến giới "võ lâm" phải cúi đầu”, sau khi cụ Cử Tốn cướp lương thực của quân Pháp, chúng đã rất tức giận và tìm cách tiêu diệt lò võ của cụ nói riêng, cũng như toàn bộ dân võ Việt Nam nói chung.
Để làm được điều đó, thực dân Pháp đã kêu gọi rất nhiều võ sĩ nổi tiếng, hùng mạnh ở rất nhiều môn phái đến Việt Nam, hòng chuẩn bị cho một cái sau này được biết đến là đấu trường chết chóc.
Mượn danh thử tài để tận diệt võ Việt Nam
Theo Chưởng môn Thăng Long Võ Đạo, Nguyễn Văn Thắng, giải đấu do thực dân Pháp đưa ra có luật lệ rất “đơn giản”: Đánh không có bảo hộ, đánh đến khi đối thủ gục thì thôi và người thắng sẽ lại tiếp tục đánh cho đến khi… gục.
Với luật lệ đó, cùng dàn võ sĩ đông đảo, hùng mạnh kêu gọi được từ khắp nơi trên thế giới, thực dân Pháp tự tin rằng có thể tận diệt được ý chí của dân võ Việt Nam, cũng như tận diệt chính sinh mạng những người luyện võ và lò võ của cụ Cử Tốn.
Tuy nhiên, mọi chuyện lại không theo ý chúng.
Cụ Cử Tốn đã cử những học trò mạnh nhất của mình như Tư Vá, Tư Côi, Mùi Đen, Văn Nhân (cha của Chưởng môn Văn Thắng) ra đi đấu, để rồi có những chiến thắng oanh liệt.
Ngày đó, người ta truyền nhau câu nói “ba cái đấm của Tư Vá, một cái đá của Tư Côi” với hàm ý, không ai chịu nổi 3 cú đấm của Tư Vá và 1 cái đá của Tư Côi.
Điều đó nói lên sức mạnh khủng khiếp của cặp đôi này và quả thực, 2 ông đã liên tiếp chiến thắng trên võ đài đẫm máu của thực dân Pháp, khiến chúng bắt đầu lo ngại kế hoạch sẽ đổ vỡ…
Chưởng môn Thăng Long Võ Đạo, Nguyễn Văn Thắng - con của cụ Văn Nhân.
Ác mộng mang tên “Võ Tòng Việt Nam”
Nhưng nỗi sợ của thực dân Pháp chỉ thực sự đến khi Mùi Đen thượng đài. Với kỹ thuật vật, cùng những chiêu cầm nã thủ tuyệt luân, ông đánh gục hết đối thủ này đến đối thủ khác.
Vì không muốn hạ sát đối phương, Mùi Đen “chỉ” đánh gãy chân hoặc gãy tay địch thủ. Nhưng chừng đó là quá đủ để các võ sĩ của đối thủ sợ hãi và không còn dám ra giao đấu.
Khi đã đánh bại rất nhiều cao thủ, Mùi Đen ngày càng cảm thấy sự vô nghĩa của võ đài. Ông yêu cầu thực dân Pháp chấm dứt giải đấu nếu mình… tay không đánh được hổ.
Nghe Mùi Đen nói vậy, thực dân Pháp cũng lấy làm lạ và nghe theo yêu cầu của ông. Chúng dẫn ông tới vườn bách thú để đối mặt với 2 con hổ, một đực, một cái nơi này.
“Trong vườn bách thú lúc bấy giờ có 2 con hổ, một đực, một cái. Hai con này một bị tật nhẹ ở chân, một bị nhẹ ở mắt. Nhưng chính giống hổ có tật như thế lại rất hung dữ.
Khi Mùi Đen đi vào chuồng hổ đực, nó lập tức thủ thế, rồi sau chốc lát gầm lên, lao vào ông. Mùi Đen lập tức nghiêng người sang bên, né thế vồ của hổ đực, rồi hoành tay, túm lấy cổ mà vật xuống đất, vặn gãy luôn một chân.
Rồi ông vác luôn hổ đực sang chuồng hổ cái. Con hổ cái thấy thế cũng lao vào chiến đấu và lại nhanh chóng bị ông vặn gãy chân” – Chưởng môn Văn Thắng kể.
Chứng kiến chiến tích đả hổ của Mùi Đen, lực lượng bên phía thực dân Pháp hoảng sợ nhưng chúng lại nuốt lời, không từ bỏ giải đấu.
Cụ Văn Nhân (phải) từng hạ sát một viên quan hai Pháp.
Cái chết của quan hai Pháp và âm mưu hèn độc
Theo lời Chưởng môn Văn Thắng, cha ông là cụ Văn Nhân khi đó thượng đài đã lỡ tay đánh chết một viên quan hai Pháp và mọi chuyện bắt đầu tồi tệ.
“Nói là đánh trọng thương, thực ra ông cụ nhà tôi đã đánh chết luôn viên quan hai Pháp. Khi đó trước mặt dân chúng, thực dân Pháp không dám thẳng tay trả thù. Nhưng chúng châm dứt giải đấu rồi lén lút tìm cách để tiêu diệt lực lượng bên ta.
Cha tôi khi đó sớm biết nên đã trốn luôn. Cụ leo lên trên một ngọn cây cổ thụ, rồi đêm đến mới nhờ người liên lạc với gia đình gửi đồ và lương thực lên rồi đi lánh nạn.
Sau này, thậm chí gia đình tôi còn phải đổi họ (từ họ Vũ sang họ Nguyễn) để tránh sự truy lùng của giặc Pháp” – Chưởng môn Thăng Long Võ Đạo kể.
Không truy lùng được cụ Văn Nhân, giặc Pháp điên cuồng trả thù. Chúng đã tìm cách bắt giam cụ Cử Tốn, rồi chọc mù hai mắt cụ. Nhưng những điều ấy chỉ làm giới võ lâm Việt Nam thêm tinh thần, hào khí để chống lại ngoại xâm.
theo Trí Thức Trẻ

Người anh hùng đả hổ chấn động làng võ Bắc Kỳ


Thứ 5, 27/12/2012 | 23:48

Người được đề cập trong tích xưa có biệt danh là Mùi Đen, một đệ tử của cụ Cử Tốn (cụ Cử Tốn là cử nhân võ cuối cùng của thời kỳ phong kiến một huyền thoại võ công Bắc Kỳ thời Pháp thuộc).

Trong tích xưa, Mùi Đen là một đại cao thủ, người sở hữu cú đấm có thể hạ gục đối thủ trong chốc lát. Thậm chí, ông được hậu thế truyền tụng là người Việt Nam duy nhất có thể đấm chết một lúc hai con hổ trước sự chứng kiến của hàng trăm người dân Hà Nội thời bấy giờ.
Thượng đài để khẳng định võ Việt
Mùi Đen là một cao thủ nổi tiếng của Việt Nam trước cách mạng tháng Tám. Ông là đệ tử ruột của cụ Cử Tốn - một huyền thoại võ công Việt Nam. Trong lịch sử của môn phái Thăng Long võ Đạo, thì cụ Cử Tốn chính là ông ngoại của võ sư Nguyễn Văn Nhân người sáng lập ra môn phái. Nhiều "bí kíp" độc đáo của môn phái Thăng Long Võ Đạo hiện này được kế thừa từ di sản võ học của cụ Cử Tốn. Do đó khi nhắc đến Thăng Long Võ Đạo, nhiều người sẽ liên tưởng đến tên tuổi của tay đấm huyền thoại này.
Nghe/Xem - Người anh hùng đả hổ chấn động làng võ Bắc Kỳ
Một pha biểu diễn nội công rợn người của môn phái Thăng Long Võ Đạo
Những năm đầu của thế kỷ trước, võ học Việt Nam chịu nhiều áp lực lớn đến từ phía thực dân Pháp. Nước nhà bị đô hộ nên trong con mắt của người Pháp và nhiều dân tộc khác hình ảnh của người Việt Nam bị coi thường. Thực dân Pháp cai trị nước ta bằng nhiều chính sách cấm đoán, trong đó có chính sách cấm dạy võ và học võ. Tuy nhiên, để chấn hưng tinh thần dân tộc, khẳng định tư chất của người Việt Nam, những võ sư từng là những tướng võ trước đây của triều đình Huế, hay những võ tướng bị thất trận trọng các cuộc khơảĩ nghĩa như Yên Thế, Bãi Sậy.... sau khi thoát được sự truy lùng của thực dân Pháp đã âm thầm lập võ đường và truyền võ cho các học trò.
Để khẳng định hình ảnh của người Việt và võ học Việt Nam,, những võ sinh sau khi được truyền thụ võ công sẵn sàng đăng đài đánh với những võ sĩ đến từ Trung Quốc, Nhật Bản, Pháp. Thậm chí, khi được thực dân Pháp cho phép lập đài tự do, nhiều môn phái đã dựng những võ đài riêng như một sự thách thức với những cao thủ võ lâm đến từ nhiều nước khác. Cuộc chiến trên đài thời bấy giờ thực chất là cuộc chiến vì danh dự của người Việt. Việc thắng thua của các võ sĩ không đơn thuần là thượng đài mang tính chất thể thao đơn thuần.
Trong lần trò chuyện với Võ sư Nguyễn Văn Ty (SN 1937), một võ sư tên tuổi, trưởng môn phái Nam Hồng Sơn, ông cho biết, "thời bấy giờ, để đấu lại với những cao thủ đến từ Ấn Độ, Triều Tiên, Nhật Bản, Trung Quốc, Camphuchia, Pháp, các võ sư của nhiều môn phái Việt Nam thường phải liên hiệp lại để bàn cách đánh hạ đối phương. Có những cuộc đấu lúc đầu phần thắng thuộc về đối thủ đến từ nhiều quốc gia khác nhưng sau khi những bậc thầy võ công Việt Nam hội bàn đã tìm ra cách để chiến thắng.
Trong ký ức của võ sư Nguyễn Văn Tỵ, ông còn nhớ như in cuộc đấu kịch tính giữa võ sĩ đến từ Nhật Bản và một võ sĩ Việt Nam. Theo võ sư Tỵ, "Võ sĩ Nhật Bản sở hữu một bí kíp lạ. Khi võ sĩ của chúng ta đứng ở phía sau không thể nào nhìn rõ được hình ảnh của đối thủ nên không biết cách ra đòn. Chính vì vậy, lúc mới thượng đài, võ sĩ Việt Nam mất phương hướng dẫn tới bị đối thủ hạ gục một cách đơn giản". Sau lần đó bốn đại cao thủ cũng là bậc chí tôn võ Việt lúc bấy giờ là cụ Ba Các, cụ Cử Tốn, cụ Hàn Bái, cụ Sáu Tộ đã họp bàn và đưa ra một quyết định chính xác: "Khi lên đấu, sau khi luồn ra sau đối thủ thì thẳng tay đấm mạnh không cần thiết có nhìn thấy được đối thủ hay không. Chính nhờ cách đánh đó, khi thượng đài tái đấu, võ sĩ của chúng ta đã hạ gục đối thủ chớp nhoáng".
Câu chuyện võ sư Nguyễn Văn Tỵ kể lại cũng là để minh chứng cho một thời kỳ thượng đài vì hình ảnh người Việt Nam của một lớp võ sĩ người Việt trước cách mạng tháng Tám. Cũng chính vì tinh thần đó, trong làng võ Việt Nam bấy giờ đã xuất hiện những huyền thoại võ lâm mà Mùi Đen là một điển hình. Nhắc đến võ sĩ Mùi Đen, làng võ Việt nhớ đến hình ảnh của một võ sĩ chu du khắp Đông Nam Á chỉ mục đích duy nhất là đấu đài. Võ sư Thắng cho biết "hễ nơi nào lập võ đài là ở đó có sự hiện diện của Mùi Đen". Hành lý vỏn vẹn chỉ một chiếc túi trên tay, võ sĩ Mùi Đen tự tin vào Nam ra Bắc, thậm chí sang cả Camphuchia, Thái Lan, Malaixia, Hồng Kong để thi thố võ công. Ông được ví là một võ sĩ đánh hăng và hay nhất những năm đầu thế kỷ XX.
Đánh chết hổ nhằm dằn mặt thực dân Pháp?
Thượng đài thi đấu, Mùi Đen nhiều lần hạ gục đối thủ chỉ bằng một nắm đấm. Nhưng cuộc đời huy hoàng của võ sĩ này được nhiều người nhắc đến trong một giai thoại nổi tiếng làng võ. Mùi Đen là người duy nhất được lưu danh đánh một lúc chết hai con hổ ngay tại Sở thú Hà Nội trước sự chứng kiến của hàng trăm người. Chính giai thoại được truyền tụng trong làng võ Việt suốt hơn thế kỷ qua khiến tên tuổi của ông trở thành bất tử với hậu thế.
Tích xưa kể lại, cụ Cử Tốn do bí mật mở võ đường đào tạo các võ sinh nên thực dân Pháp sợ rằng đây chính là mầm loạn trong tương lai. Chính quyền thực dân nhiều lần nghĩ cách thu phục ông nhưng bất thành đành nghĩ kế hèn hạ nhằm hãm hại. Chúng ngang nhiên loan báo khắp Đông Dương, ai thượng đài đánh thắng được cụ Cử Tốn, người đó sẽ nhận được một khoản tiền hàng trăm đồng bạc Đông Dương. Thực chất hành động của bọn thực dân là kế "mượn tay giết người" một cách công khai.
Theo nhiều võ sư, những cuộc chiến mà Pháp đứng sau giật dây thường diễn ra theo cách tàn khốc nhất có thể. Bên cạnh võ đài luôn đặt sẵn một cỗ quan tài mây, trận đấu chỉ kết thúc khi một trong hai người bỏ mạng. Đa số những ai mắc kế giăng bẫy của thực dân Pháp chỉ có một con đường chết. Đơn giản, dù thắng võ sĩ này đồng nghĩa sẽ chấp nhận thi đấu với một võ sĩ khác. Đó là chiêu thức thâm hiểm của thực dân Pháp là "Dùng người Việt trị người Việt".
Biết rõ âm mưu của Pháp, Cụ Cử Tốn cùng các đệ tử mưu bàn kế sách đối phó. Cả nhóm tìm cách dằn mặt các đối thủ không để ai ra thách đấu đồng nghĩa với phá hỏng âm mưu của thực dân Pháp. Cuối cùng thầy trò đưa ra quyết định táo bạo. Diễn lại tích Võ Tòng đấm hổ ngay chính tại Sở thú Hà Nội, và người được chọn vào vai không ai khác là tay đấm huyền thoại Mùi Đen.
Đúng kế hoạch, hôm đó là ngày chủ nhật, sở thú đông người, ai nấy đều ngạc nhiên khi thấy võ đài được dựng lên. Cụ Cử Tốn điềm tĩnh phát biểu trước đông đảo nhân dân, nói rõ mục đích của việc làm hôm nay. Ở dưới nhiều người sợ hãi, thậm chí nhắm mắt không dám trông lên. Mùi Đen hùng dũng bước ra, theo sau là mấy chục người khiêng hẳn hai chuồng hổ. Trống nổi lên giục giã, hai con hổ lồng lên, gầm rú dữ tợn, nhiều người không đủ can đảm để chứng kiến đành sợ hãi bỏ chạy.
Mùi Đen bình tĩnh tiến thẳng lại chuồng hổ bên trái, nơi nhốt con hổ cụt đuôi nổi tiếng hung dữ sau đó tự tay mở cửa. Con hổ lao lên, hai bên bắt đầu quần nhau. Hổ lâu ngày bị giam hãm, nay được sổ lồng nên hung giữ gấp trăm lần. Còn Mùi Đen tỏ ra hết sức bình tĩnh. Sau hơn một tiếng đồng hồ quần thảo, hổ gần như đã kiệt sức vì dính phải nhiều cú đấm thôi sơn của võ sĩ Mùi Đen. Nắm thời cơ, Mùi Đen giáng đòn quyết định vào chính giữa yết hầu khiến con hổ lăn ra chết. Đến lúc này quần hùng bắt đầu reo hò khôn xiết, bọn Pháp chứng kiến cảnh đóá mặt mày xanh mét.
Những tưởng sau khi đánh chết một con hổ, võ sĩ Mùi Đen phải nghỉ ngơi. Nhưng khi tiếng la hét chúc tụng của đám đông chưa dứt, Mùi Đen tiến lại chuồng cọp thứ hai. Cuộc chiến với con cọp cái này cũng diễn ra gần một tiếng. Kết quả, phần thắng nghiêng về phía võ sĩ huyền thoại. Sau trận đấu, danh tiếng của võ sĩ Mùi đen càng nổi, anh hùng võ lâm vì thế mà khiếp vía không ai dám đến đăng ký thượng đài với cụ Cử Tốn. Bởi họ cho rằng học trò giỏi thế chắc chắn thầy càng giỏi hơn. Sau sự kiện này, phía Pháp cũng đành ngậm ngùi chịu thất bại về kế sách hèn hạ của mình.
Chuyện về người anh hùng đả hổ chấn động Bắc kỳ đến nay vẫn chỉ là huyền thoại, nhưng Mùi Đen được giới võ thuật phong biệt danh là Hắc Hổ là có thật. Huyền thoại đả hổ có thể là một cách để ghi nhớ về tay đấm khét tiếng làng võ thuật một thời này.
TP - TX

Huyền thoại võ Việt: Anh hùng tay không đánh chết hai hổ dữ

Việt Nam cũng có những người anh hùng tay không đánh hổ dữ chẳng thua kém gì 'Võ Tòng đã hổ' của Trung Quốc. Thậm chí, người anh hùng này còn tay không đánh chết một lúc 2 con hổ dữ.
Người viết lên huyền thoại bất tử còn mãi với thời gian ấy chính là Võ sư Mùi Đen, đệ tử ruột của cụ Cử Tốn (Cử nhân võ học cuối cùng thời kỳ phong kiến ở Việt Nam). Trong lịch sử của môn phái Thăng Long võ Đạo, thì cụ Cử Tốn chính là ông ngoại của võ sư Nguyễn Văn Nhân – người sáng lập ra môn phái. Nhiều “bí kíp” độc đáo của môn phái Thăng Long Võ Đạo hiện này được kế thừa từ di sản võ học của cụ Cử Tốn. Do đó khi nhắc đến Thăng Long Võ Đạo, nhiều người sẽ liên tưởng đến tên tuổi của tay đấm huyền thoại này.
Truyện kể rằng, vốn có tố chất thông minh lại đam mê võ thuật, cụ Mùi Đen đã sớm theo cụ Cử Tốn học võ, trước là để rèn luyện sức khỏe sau là để đánh giặc.
Thời bấy giờ võ sư Mùi Đen được ví như người anh hùng bất khả chiến bại của bán đảo Đông Dương, khi không có đối thủ trong khu vực Đông Nam Á, các sới võ Campuchia, Lào, Thái Lan, Hồng Kông… không nơi nào không ghi dấu chiến tích của cụ. Thượng đài thi đấu,cụ Mùi Đen nhiều lần hạ gục đối thủ chỉ bằng một nắm đấm. Nhưng cuộc đời huy hoàng của võ sĩ này được nhiều người nhắc đến trong một giai thoại nổi tiếng làng võ. Mùi Đen là người duy nhất được lưu danh đánh một lúc chết hai con hổ ngay giữa lòng thủ đô trước sự chứng kiến của hàng trăm người. Chính giai thoại được truyền tụng trong làng võ Việt suốt hơn thế kỷ qua khiến tên tuổi của ông trở thành bất tử với hậu thế.
Tích xưa kể lại, cụ Cử Tốn do bí mật mở võ đường đào tạo các võ sinh nên thực dân Pháp sợ rằng đây chính là mầm loạn trong tương lai. Chính quyền thực dân nhiều lần nghĩ cách thu phục ông nhưng bất thành đành nghĩ kế hèn hạ nhằm hãm hại. Chúng ngang nhiên loan báo khắp Đông Dương, ai thượng đài đánh thắng được cụ Cử Tốn, người đó sẽ nhận được một khoản tiền hàng trăm đồng bạc Đông Dương. Thực chất hành động của bọn thực dân là kế “mượn tay giết người” một cách công khai.
Theo nhiều võ sư, những cuộc chiến mà Pháp đứng sau giật dây thường diễn ra theo cách tàn khốc nhất có thể. Bên cạnh võ đài luôn đặt sẵn một cỗ quan tài mây, trận đấu chỉ kết thúc khi một trong hai người bỏ mạng. Đa số những ai mắc kế giăng bẫy của thực dân Pháp chỉ có một con đường chết. Đơn giản, dù thắng võ sĩ này đồng nghĩa sẽ chấp nhận thi đấu với một võ sĩ khác. Đó là chiêu thức thâm hiểm của thực dân Pháp là “Dùng người Việt trị người Việt”.
Biết âm mưu của kẻ thù, cụ Cử Tốn và đệ tử Mùi Đen đã gặp nhau bàn bạc kế hoạch đối phó. Hai thầy trò quyết định diễn lại tích “Võ Tòng đả hổ” thời xưa và người được lựa chọn để đánh hổ không phải ai khác chính là Mùi Đen, học trò cưng của cụ Cử Tốn.
Hôm đó sau khi đã chuẩn bị khá kỹ lưỡng, trước sự chứng kiến của hàng nghìn người hiếu kỳ cùng hàng trăm lính Pháp, ở sở thú Hà Nội, trong một ngày chủ nhật kín người.
Cụ Cử Tốn thông báo ý nghĩa của việc làm hôm nay. Tiếp đó, cụ Mùi Đen hùng dũng bước ra, theo sau là mấy chục người khiêng hai chuồng hổ. Trống nổi lên giục giã, hai con hổ lồng lên, gầm rú dữ tợn, nhiều người không đủ can đảm để chứng kiến sợ hãi bỏ chạy.
Mùi Đen bình tĩnh tiến thẳng lại chuồng hổ bên trái, nơi nhốt con hổ cụt đuôi nổi tiếng hung dữ sau đó tự tay mở cửa. Con hổ lao lên, hai bên bắt đầu quần nhau. Hổ lâu ngày bị giam hãm, nay được sổ lồng nên hung dữ gấp trăm lần. Còn Mùi Đen tỏ ra hết sức bình tĩnh.
Sau một tiếng gầm kinh người con mãnh thú lao người về phía trước chồm lên người võ sĩ tay không tấc sắt. Nhanh như chớp, cụ Mùi Đen xoay người tránh được cú vồ đáng sợ của chúa Sơn Lâm, đồng thời tặng cho mãnh thú một cú đá ngàn cân vào bụng con hổ dữ, khiến con hồ ngã nhoài tức tối. Hổ dữ liền lao về đối thủ tấn công tới tấp với những cú tát trời giáng nhưng vốn có thân thủ phi phàm và võ công cao cường, võ sư Mùi Đen liền lùi lại phía sau đồng thời tặng cho mãnh thú một cú đấm cực mạnh vào đầu.
Thấy đối thủ dính đòn bị té nhào, biết rằng thời cơ đã tới, cụ Mùi Đen nhanh chóng tiến tới dùng tay trái siết chặt cổ con mãnh thú đồng thời dùng tay thuận chọc mù đôi mắt của chúa Sơn Lâm, tiếp đó dùng bàn tay thép chặt ngang yết hầu vốn là điểm yếu nhất của hổ dữ, khiến cho mãnh thú không thể phản kháng. Liền sau đó là hàng chục cú đấm thôi sơn giáng xuống đầu con cọp dữ, sau hơn hai mươi phút dính đòn, con hổ đói vỡ sọ mà chết.
Những tưởng sau khi đánh chết một con hổ, võ sĩ Mùi Đen phải nghỉ ngơi. Nhưng khi tiếng la hét chúc tụng của đám đông chưa dứt, Mùi Đen tiến lại chuồng hổ thứ hai. Con hổ lần này còn to và dữ hơn con trước, là một con hổ cái và đã hơn một tuần chưa có thức ăn.
Trận chiến lần này thậm chí còn diễn ra quyết liệt hơn lần trước gấp nhiều lần tuy nhiên sau một giờ giao chiến, phần thắng vẫn thuộc về võ sư người Việt, khiến cho người dân và cả bọn quan Pháp chỉ còn biết tái mặt và khâm phục.
Sau trận đấu, danh tiếng của võ sĩ Mùi đen càng nổi, anh hùng võ lâm vì thế mà khiếp vía không ai dám đến đăng ký thượng đài với cụ Cử Tốn. Bởi họ cho rằng học trò giỏi thế chắc chắn thầy càng giỏi hơn. Sau sự kiện này, phía Pháp cũng đành ngậm ngùi chịu thất bại về kế sách hèn hạ của mình.
Chuyện về người anh hùng đả hổ chấn động Bắc kỳ đến nay vẫn chỉ là huyền thoại, nhưng Mùi Đen được giới võ thuật phong biệt danh là Hắc Hổ là có thật. Huyền thoại đả hổ có thể là một cách để ghi nhớ về tay đấm khét tiếng làng võ thuật một thời này.
Theo Hoài Phương (Võ Thuật)

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

NGẬM SẦU (ĐL)

MUÔN MẶT ĐỜI THƯỜNG III/104

MỌC CÁNH