Thứ Năm, 14 tháng 3, 2019

VÕ THUẬT TINH HOA 70

(ĐC sưu tầm trên NET)
 
Cao thủ võ Việt sở hữu Tuyệt kĩ SO ĐŨA và trận tỉ thí rúng động Hà Nội
Võ sư Nguyễn Văn Thơ là ai và 2 trận tỉ thí: Với Sáu Hổ và viên Quan Pháp, ông còn lấy được thanh gươm quý hiện vẫn được võ sư Phạm Xuân Tùng giữ gìn; ông được mệnh danh là Hoàng Phi Hồng và học võ của sư phụ Trung Quốc, sáng lập môn phái Thiếu Lâm Sơn Đông

Binh khí bí mật và đòn hiểm rợn người của võ sư Sơn Đông

Đào Thanh Tuy |
Binh khí bí mật và đòn hiểm rợn người của võ sư Sơn Đông
Võ sư Xuân Tùng, đệ tử cưng của cố đại võ sư Nguyễn Văn Thơ hướng dẫn học trò luyện võ.

Tuổi thất thập nhưng đại lão võ sư Nguyễn Văn Thơ vẫn ra đòn hiểm bằng binh khí đặc dị khiến một cao thủ võ lâm thân hình vạm vỡ khiếp nhược.

LTS: Không có bí kíp võ công nhưng với võ lâm đồng đạo thì lão võ sư Nguyễn Văn Thơ, người sáng lập môn phái Thiếu Lâm Sơn Đông đã để lại cho hậu thế cả một gia tài võ thuật đồ sộ.
Bất cứ ai học võ cũng đều nương vào “gia tài” này, đó là triết lý “chiêu thức lợi hại nhất là chiêu thức đơn giản nhất”.
Cũng từ triết lý này, lão võ sư đã cho ra đời tuyệt kỹ “so đũa” lừng danh thiên hạ.
Môn đồ phản trắc
Võ sư Xuân Tùng kể, môn đồ phản trắc ấy tên T., tham gia môn phái từ năm 1981. Người này, võ sư Thơ chỉ xem là đệ tử “tục gia”, chứ không được “dâng lễ chân giò” như một số đồng môn khác.
Theo học đến năm 1984, bởi nôn nóng nên ông T. đã từ bỏ môn phái đi tìm thầy khác học.
Bẵng đi một thời gian dài, năm 1988, khi võ sư Tùng đang cùng sư phụ mình chỉ dạy cho các môn đệ tại võ đường (trong trường tiểu học Lương Yên) thì ông T. bất ngờ xuất hiện cùng với một người đàn ông lạ.
Ông T. gọi người đàn ông tuổi ngoài 30, cao to lực lưỡng ấy là sư phụ. Đưa người lạ mặt đến võ đường, chủ ý của người học trò cũ này không phải là để vấn an sức khỏe sư phụ cùng anh em đồng môn mà là để… khiêu chiến.
Thái độ ngông nghênh, ông T. đã buông những lời cay nghiệt ý nói mình đã sai lầm khi mấy năm trời theo học thứ mãi võ rẻ rúm, chẳng ích lợi gì. Chẳng đợi đệ tử mình kịp ngưng những lời xúc xiểm, người đàn ông lạ mặt kia đã hất hàm đưa ra lời thách đấu.

Võ sư Nguyễn Văn Thơ thời trẻ (Ảnh Internet)
Võ sư Nguyễn Văn Thơ thời trẻ (Ảnh Internet)
Võ sư Phạm Xuân Tùng kể, suốt buổi hôm ấy ông phải làm bia cho các anh em đánh nên mệt, chân tay bả lả. Thấy thế sư phụ ông đã bảo: “Mời các anh về nhà nói chuyện, hôm nay cậu ấy mệt rồi, muốn đấu thì chờ vài hôm nữa”.
“Chờ vài hôm nữa tôi đánh với anh này cũng được nhưng hôm nay đến đây, tôi muốn đánh với ông. Ông là sư phụ, tôi cũng là sư phụ. Nếu ông sợ mình già yếu thì thôi, tôi không chấp làm gì”, người đàn ông ấy ngạo mạn.
“Đúng là tôi cao tuổi rồi, nhưng nếu anh chê tôi già yếu thì hôm nay tôi sẽ đánh với anh!”, đang ngồi uống trà võ sư Thơ nhổm dậy đáp.
“Mời ông ra đây!”, vừa nói người đàn ông lạ mặt vừa rút ngay hai thanh đoản côn gài sau lưng ra. “Ông dùng vũ khí gì?”, người đàn ông ấy hỏi.
“Hôm nay tôi sẽ cho anh biết thế nào là Sơn Đông mãi võ, vũ khí của tôi đây!”, võ sư Thơ lần trong túi áo ngực đưa ra chiếc khăn mùi xoa mà ông vẫn dùng để lau mồ hôi.
Đòn độc mạnh hơn vuốt hổ
Nhìn thứ vũ khí ấy, lăm lăm hai đoản côn trong tay, người đàn ông lạ mặt ấy nhệch miệng cười khẩy.
Chẳng buồn để ý đến đối phương, lão võ sư ung dung nhúng một góc khăn vào chén trà rồi thắt nút thành cục to bằng đầu ngón tay. Chuẩn bị “vũ khí” xong, lão võ sư ra hiệu mời người đàn ông lạ mặt kia vào trận.
Nhận được lời mời trên, ngay lập tức người đàn ông lạ mặt ấy cầm đoản côn nhắm mặt lão võ sư thúc tới. Không cần di chuyển, lão võ sư nhẹ nhàng ngửa mặt tránh.
Ngay sau cú thúc lỡ trớn trên, người đàn ông lạ mặt lùi lại, tay kia bổ tiếp đòn nữa. Vẫn chẳng hề di dịch, vừa nghiêng người tránh đòn, lão võ sư vừa vảy luôn chiếc khăn mùi xoa vào mặt đối phương.
Chiếc khăn vừa tới mặt thì một tiếng đét vang lên. Tuy nhiên, đòn ấy xem ra chẳng hề hấn gì, gạt nước trên mặt, người đàn ông lại xấn đến.
Lần này ông ta thúc thẳng đoản côn vào bụng lão võ sư. Và lần này thì lão võ sư không tránh nữa, ông vận khí đón đòn.
Vận hết sức đâm mà thấy lão võ sư vẫn đứng trơ trơ, người đàn ông lạ mặt đã thu lại binh khí không đánh tiếp nữa.
“Ông thua rồi. Nếu hôm nay tôi dùng đoản côn có giấu đầu nhọn thì ông chết chắc rồi”, người đàn ông lạ mặt ấy vênh vang.
Thấy thái độ đối phương vậy lão võ sư chỉ mỉm cười rồi thủng thẳng bảo: “Anh xem mặt mình đi”. Nghe lão võ sư nói vậy, người đàn ông ấy vội vàng đưa tay lên xoa mặt. Lúc này, ông ta mới giật mình khi thấy nhân trung mình sưng tấy to bằng đồng xu.
Đó là dấu tích của nút thắt chiếc khăn để lại.
“Hôm nay tôi đấu với anh bằng khăn ấy chứ bằng thứ này thì…”, vừa nói lão võ sư vừa móc túi áo ra một chiếc khăn khác. Chiếc khăn này cũng chỉ nhỉnh hơn chiếc mùi xoa khi nãy một tẹo nhưng được làm bằng vải dù.
Ba góc của khăn được được “điểm xuyết” bằng 3 quả chùy sắt to cỡ hòn bi ve cùng 3 chiếc móc câu nhọn sắc nhọn.
Khi mọi người còn chưa kịp nhận ra thứ binh khí lợi hại ấy thì tiện tay lão võ sư vẩy luôn chiếc khăn vào gốc cây xà cừ ở ngay cạnh đấy. Những chiếc móc câu gắn trên khăn như vuốt cọp lột ngay miếng vỏ xà cừ to cỡ bàn tay.
Nếu là khăn này thì mặt anh liệu có còn không!?”, vừa nói lão võ sư vừa thu khăn rồi đi vào trong uống trà.
Nhìn thân cây xà cứ bị bóc toác vỏ, người đàn ông lạ mặt vội vàng ngồi thụp xuống. Ông ta muốn bái lão võ sư làm… sư phụ.
“Người như các anh thì không nên học võ làm gì!”, vừa nhấp hụm trà, lão võ sư vừa thủng thẳng nói.
Theo võ sư Phạm Xuân Tùng, chiếc khăn mà sư phụ ông luôn đem theo bên mình ấy là thứ vũ khí do tự lão võ sư sáng chế. Ông gọi thứ binh khí lợi hại ấy là thiết phi xoa.

Võ sư Xuân Tùng hướng dẫn đệ tử luyện võ.
Võ sư Xuân Tùng hướng dẫn đệ tử luyện võ.
Người thầy hà khắc và những màn biểu diễn kinh hãi
Trong ký ức nhiều người, “gánh thuốc Sơn Đông” luôn nhắc nhớ tới hình ảnh những bài biểu diễn nội công khó tin và có phần kinh hoàng, kỳ dị.
Người của phái Sơn Đông có thể dùng mũi giáo nhọn để một người khỏe mạnh đâm thẳng vào yết hầu, hoặc có thể để cả tảng đá trên đầu rồi cho người khác dùng búa đập.
Kinh hãi hơn, luyện tập công phu, có người còn có thể quăng thân trên đống thủy tinh, mảnh sành sắc ngọt.
Theo võ sư Phạm Xuân Tùng, ngoài nội công kỳ diệu đặc thù của môn phái thì để biểu diễn được những tuyệt kỹ chỉ nhìn qua đã thấn dựng tóc gáy trên thì môn đồ Sơn Đông phải kiên nhẫn khổ luyện trong nhiều năm.
Theo võ sư Tùng, sư phụ ông, đại lão võ sư Nguyễn Văn Thơ nhận ít học trò nhưng đã dạy ai thì cực kỳ nghiêm khắc, thậm chí là khắc nghiệt. Ai không thực sự đam mê, không thực sự kiên nhẫn thì đương nhiên sẽ phải bỏ cuộc giữa chừng.
Đại lão võ sư tự sáng chế ra một vũ khí lợi hại đó là độc xích chùy. Ông lấy vô số những con ốc, bu-lông bằng ngón tay rồi bọc lại trong một tấm lưới mắt cáo để tạo thành một quả chùy nặng mấy cân, to như quả bưởi.
Quả chùy ấy được lão võ sư nối với một sợi dây dài chừng 20m. Ngồi trên sập theo dõi các học trò luyện công, thấy ai lơ đãng, tập sai là ngay lập tức ông phóng chùy thẳng vào khửu tay, khửu chân.
Phóng quả nào là “ăn” ngay quả ấy. Nhiều người, sau buổi tập, dính mấy quả chùy ấy thì chỉ có về xoa dầu cả đêm.

Võ sư Xuân Tùng kể, ngày trước, lão võ sư Nguyễn Văn Thơ đã rèn các học trò vô cùng nghiêm khắc.
Võ sư Xuân Tùng kể, ngày trước, lão võ sư Nguyễn Văn Thơ đã rèn các học trò vô cùng nghiêm khắc.
Màn biểu diễn dùng giáo cắm vào cổ, cổ vẫn lành và cán giáo cong vút ấy gọi là xà hầu công. Tập tuyệt kỹ này là hành trình đầy khổ ải, chông gai.
Ban đầu, người luyện phải tập nuốt sao cho yết hầu của mình trôi hẳn xuống phía dưới chứ không được để nằm giữa cổ. Người chuyên cần hoàn thành bài này cũng phải mất vài tháng.
Sau khi tống được yết hầu ra khỏi vùng nguy hiểm thì các môn sinh phải lấy những tay tre nhỏ như đầu đũa bó lại như cán chổi rồi cứ thế tự phang vào họng mình.
Hai tay hai nắm tay tre cứ thể bền bỉ vụt vào cổ mình chừng 5-6 tháng, khi da cổ đã dày, đã chai lỳ như da trâu thì chuyển giang đập bằng ống nứa, ống giang. Đập đến khi ông nứa này vỡ te tua thì chuyển sang ông khác.
Vượt qua cửa ải này thì đến bài dùng cổ đóng đũa xuống đất. Ban đầu là đũa được làm bằng tre tươi, sau là đũa khô. Cứ lấy cổ mà đè, bao giờ dùng một ấn mà chiếc đũa ngập 2/3 xuống đất thì mới gọi là thành công.
Theo võ sư Tùng, trước đây môn phái Thiếu Lâm Sơn Đông có một đệ tử biểu diễn nội công, đặc biệt là xà hầu công rất cừ.

Môn sinh Thiếu Lâm Sơn Đông biểu diễn võ nghệ (Ảnh nhân vật cung cấp)
Môn sinh Thiếu Lâm Sơn Đông biểu diễn võ nghệ (Ảnh nhân vật cung cấp)
Người đó là võ sư nổi tiếng Trịnh Đức Hùng, môn đồ từng khiến nhiều người kinh ngạc khi chân trần nhảy từ trên ghế cao xuống đám thủy tinh được đập từ cả đống chai, lọ trong một giải đấu võ thuật do Liên đoàn võ thuật cổ truyền Hà Nội tổ chức năm 1987.
Xà hầu công của võ sư Trịnh Đức Hùng thì đạt đến độ thượng thừa, ông có thể ngửa cổ để môn sinh dùng cương đao chém mà chẳng hề hấn gì.
Võ sư Xuân Tùng bảo, nhiều người có khi vài năm đại lão võ sư chỉ cho tập đi tập lại một vài động tác. Ví như luyện cước pháp, có người phải tập đến 2-3 năm. Ban đầu, lão võ sư bắt học trò đá quét vào khúc chuối cao chừng nửa mét theo kiểu “phạt thảo tầm xà”.
Cứ dựng khúc chuối lên rồi đá đến khi nào quét chân thì khúc chuối lộn một vòng chống đầu kia xuống đất thì mới đạt.
Thành thục “phạt thảo tầm xà” thì đến màn đá ống tre. Thân tre được cắm sâu xuống đất, các môn sinh cứ thế móc chân vào. Sau cú móc trên thì tì ngay ống đồng để bẻ gốc tre.
Võ sư Xuân Tùng bảo, ngày nào cũng vậy, cứ sau muỗi buổi tập là ống đồng lồi lõi những vết tấy, sưng. “Chỉ đến khi đá móc rồi quật mạnh mà ống chân không thấy sưng, đỏ thì sư phụ mới cho chuyển sang bài tập khác”, võ sư Xuân Tùng nhớ lại.
(Còn nữa)

Tuyệt kỹ “so đũa” của Hoàng Phi Hồng Việt Nam khủng khiếp cỡ nào?

Nếu khi giao chiến, môn đồ Sơn Đông thường sử dụng những động tác cài, gài, khóa, bẻ và loại bỏ đối phương bằng những động tác nhanh, mạnh, dứt khoát, thì đòn chí tử để “kết thúc cuộc chơi” đó là tuyệt kỹ “so đũa”.
Không có bí kíp võ công nhưng với võ lâm đồng đạo thì lão võ sư Nguyễn Văn Thơ, người sáng lập môn phái Thiếu Lâm Sơn Đông đã để lại cho hậu thế cả một gia tài võ thuật đồ sộ. Bất cứ ai học võ cũng đều nương vào gia tài này, đó là triết lý “chiêu thức lợi hại nhất là chiêu thức đơn giản nhất”. Cũng từ triết lý này, lão võ sư đã cho ra đời tuyệt kỹ “so đũa” lừng danh thiên hạ và được mệnh danh là Hoàng Phi Hồng của Việt Nam.
Nếu khi giao chiến, môn đồ Sơn Đông thường sử dụng những động tác cài, gài, khóa, bẻ và loại bỏ đối phương bằng những động tác nhanh, mạnh, dứt khoát, thì đòn chí tử để “kết thúc cuộc chơi” đó là tuyệt kỹ “so đũa”.
t1
Võ sư Nguyễn Văn Thơ – Người sáng lập ra tuyệt kỹ “so đũa”.
Hình ảnh đôi đũa ra để nói về đòn đánh này. Theo đó, đôi đũa tượng trưng cho đôi cánh tay người. Người này người kia có thể tay dài, ngắn khác nhau nhưng độ chênh lệch thì không nhiều. Khi giao chiến, người tay dài có thể lợi thế hơn, những với người luyện võ thì lợi thế đó không phải là tất cả. Giao chiến, so tay cũng không khác gì việc so đũa cho bằng. Chân đũa tiếp xúc với mặt mâm trước chưa hẳn đã hay bởi chân tiếp xúc sau thường có uy lực hơn. Bởi thế, nếu không thể là chân đũa trước thì hãy là chân đũa sau miễn sao đòn đánh ra được gọn gàng, chính xác, đầy sức mạnh. Đòn so đũa là tuyệt kỹ của môn phái Thiếu Lâm Sơn Đông và được đại lão võ sư Nguyễn Văn Thơ đúc kết từ cách đánh nhập nội sâu, cài, gài, tì, bẻ của môn phái và đòn đánh “hạ gục nhanh, tiêu diệt gọn” này là tinh hoa của triết lý “chiêu thức hợi hại nhất là chiêu thức đơn giản nhất” mà sư võ sư Nguyễn Văn Thơ đã đúc kết.
Theo võ sư Phạm Xuân Tùng (học trò cưng của võ sư Nguyễn Văn Thơ, trước đây, khi dạy môn sinh, ngay những ngày đầu tiên đại lão võ sư Nguyễn Văn Thơ đã dạy học đòn hiểm này. Đây là đòn đánh nền tảng nên các võ sinh phải tập suốt đời để mỗi tình huống giáp chiến thì có một kiểu “so đũa” khác nhau, có khi là cả cánh tay, có khi chỉ là cùi chỏ.
79
Cố võ sư Nguyễn Văn Thơ và học trò cưng, võ sư Phạm Xuân Tùng
Thường thì cú đánh so đũa thường được… triển khai ở phần ngực, mặt đối phương, đánh ở tầm cao là hiệu quả nhất vì đối phương cũng chỉ thường nhắm mặt mình mà đánh. Chỉ cần lắc, nghiêng người tránh cú đánh và nhân đối phương mất thăng bằng thì đều có thể hạ nốc ao bằng cú so đũa thần sầu”, võ sư Tùng giảng giải.
Chính vì đặc sản này có thể “hạ gục nhanh, tiêu diệt gọn” đối phương chỉ trong chớp mắt cho nên sau này người yêu võ thuật luôn nhớ đến đại lão võ sư Nguyễn Văn Thơ với tuyệt kỹ “so đũa” trứ danh.
C.T (Tổng Hợp)

Tuổi thơ dữ dội của cao thủ võ Việt được ví như Hoàng Phi Hồng

Đào Thanh Tuy |
Tuổi thơ dữ dội của cao thủ võ Việt được ví như Hoàng Phi Hồng
Võ sư Phạm Xuân Tùng, học trò cưng của "Hoắc Phi Hồng" Nguyễn Văn Thơ.

Làng võ Việt gọi ông là Hoắc Phi Hồng bởi đức độ, tài năng chẳng kém gì Hoắc Nguyên Giáp, Hoàng Phi Hồng của Trung Quốc.

LTS: Không có bí kíp võ công nhưng với võ lâm đồng đạo thì lão võ sư Nguyễn Văn Thơ, người sáng lập môn phái Thiếu Lâm Sơn Đông đã để lại cho hậu thế cả một gia tài võ thuật đồ sộ.
Bất cứ ai học võ cũng đều nương vào “gia tài” này, đó là triết lý “chiêu thức lợi hại nhất là chiêu thức đơn giản nhất”.
Cũng từ triết lý này, lão võ sư đã cho ra đời tuyệt kỹ “so đũa” lừng danh thiên hạ.
Anh hùng xuất thiếu niên
Võ sư Nguyễn Văn Thơ sinh năm 1915, ở xã Duy Nhất, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình. Ông là người sáng lập môn phái Sơn Đông và là cha đẻ của tuyệt kỹ võ thuật “so đũa” lừng danh.
Khác với nhiều võ sư tài danh khác, gia đình võ sư Thơ không ai theo nghiệp võ. Ông đến với võ thuật như một cái duyên.
Nhà cách chùa Keo có một con sông nên thường ngày, cậu bé Thơ cùng đám bạn hay đến sân chùa chơi. Thấy cậu bé hiền lành, hoạt bát nên trụ trì chùa là sư cụ Thích Đàm Giám đem lòng quý mến.
Theo lời kể của võ sư Thơ cho người đệ tử cưng, võ sư Phạm Xuân Tùng, Chưởng võ phái Sơn Đông Lạc Hồng, thì ngày ấy, không ai biết sư cụ Thích Đàm Giám là người có võ công thâm hậu.
Bởi thế, một buổi, được sư cụ vời lại và nói “ta thấy con là đứa hiền lành, có nghĩa khí nên muốn dạy võ cho” cậu bé Thơ đã rất ngạc nhiên. Tuổi thơ hiếu động, thấy được học võ thì cậu bé tuổi lên 6 ấy vô cùng thích thú.
Vậy là cứ sáng sớm, khi làng quê còn chưa tỉnh giấc, theo lời dặn của sư cụ, cậu bé Thơ lặng lẽ đến chùa. Suốt 6-7 năm khổ luyện nhưng sư cụ Thích Đàm Giám chỉ truyền cho ông 3 bài quyền và 1 bài binh khí.
“Quý hồ tinh bất quý hồ đa”, sư cụ Thích Đàm Giám đã nhiều lần nói với cậu bé Thơ như vậy. Và, sau này, triết lý “quý hồ tinh” ấy cũng theo suốt cuộc đời võ thuật của võ sư tài danh lừng lẫy này.
Cố võ sư Nguyễn Văn Thơ và học trò cưng, võ sư Phạm Xuân Tùng (Ảnh nhân vật cung cấp)
Cố võ sư Nguyễn Văn Thơ và học trò cưng, võ sư Phạm Xuân Tùng (Ảnh nhân vật cung cấp)
Năm 13 tuổi, một biến cố đã đẩy cậu bé Nguyễn Văn Thơ khỏi quê lúa Thái Bình. Năm ấy, nạn cường hào ác bá nổi lên khắp nơi.
Một lần không chịu nổi sự tàn bạo của một hương lý và đám lính lệ, cậu bé Thơ đã “xuất chưởng” đánh bị thương đám nha lại đáng ghét ấy.
Đương nhiên, sự phản kháng trên đã biến cậu bé Thơ thành tội đồ bị quan phủ truy lùng. Để thoát thân, cậu bé Thơ một mình lang thang lên Hà Nội.
Đệ tử cưng của ông chủ gánh thuốc dạo
Làm thuê làm mướn ở khắp các ngóc ngách của thủ đô kiếm cơm qua ngày, một buổi, duyên số đã đưa cậu gặp một gánh bán thuốc dạo của người Sơn Đông, Trung Quốc.
Thấy người của gánh thuốc biểu diễn nội công, cậu bé Thơ thích lắm. Sau mấy ngày đi theo, Thơ đã liều mình gặp ông chủ của gánh thuốc xin theo. Thấy cậu nhanh nhẹn, hoàn cảnh tội nghiệp, ông chủ của gánh thuốc ấy đã gật đầu thu nạp.
Một buổi, khi mọi người đang biểu diễn võ thuật để bán thuốc ở Công viên Thống nhất thì có người đến gây sự. Chẳng nói chẳng rằng người này hất đổ luôn gánh hàng rồi buông lời khiêu khích.
Biết gặp kẻ càn quấy, ông chủ gánh thuốc đã ra hiệu cho mọi người dọn đồ để đi chỗ khác. Tuy nhiên, sự nhún nhường, nín nhịn ấy đã chẳng giải quyết được gì. Sau những lời thách thức, miệt thị, gã côn đồ kia đã lao vào đánh người.
Người bị gã tấn công chính là Thơ, cậu bé nhỏ nhất đoàn. Lia cánh tay lực lưỡng, gã tát cậu bé Thơ thẳng mặt. Dính cú đánh đau nhưng thấy trưởng đoàn đã cố nhẫn nhịn nên Thơ chẳng nói gì, cúi xuống lúi húi thu dọn đồ đạc.
Thấy cậu bé không phản ứng gì, càng thêm tức tối, gã côn đồ kia sấn tới hất đổ đám đồ mà cậu vừa nhặt lên rồi túm tóc đánh tiếp.
Đến nước ấy thì ông chủ gánh thuốc chạy đến bảo: “Anh có việc gì thì cứ nói thẳng ra, sao lại đánh thằng bé như vậy!”.
“Có giỏi thì đánh nhau, ông thích đánh nhau!”, gã côn đồ hùng hổ. “Chúng tôi chỉ đi bán thuốc kiếm sống, chúng tôi không thích đánh nhau”, ông chủ gánh thuốc đáp.
“Dân Sơn Đông mãi võ chỉ bịp bợm!”, gã du côn lớn tiếng chửi bới.
Lúc này, không thể kìm chế, cậu bé Thơ đã ra tay. Bằng thế võ học được trước đó từ sư cụ Thích Đàm Giám, cậu đưa chân cài rồi bất ngờ dùng hai tay đẩy mạnh khiến gã thanh niên ngã ngửa ra phía sau.
Bị phản kháng bất ngờ, gã du côn kia tức tối chồm dậy rồi nhằm mặt cậu bé đánh liền hai nhát. Tuy nhiên, lẹ như sóc, cậu bé Thơ nhảy lùi ra tránh đòn.
Vì không có con nên việc thờ cúng lão võ sư Nguyễn Văn Thơ do võ sư Phạm Xuân Tùng lo liệu.
Vì không có con nên việc thờ cúng lão võ sư Nguyễn Văn Thơ do võ sư Phạm Xuân Tùng lo liệu.
Thấy gã thanh niên lực lưỡng hùng hổ xông vào đánh người làm của mình, khi đó ông chủ gánh thuốc mới xuất chiêu ngăn cản.
Tay túm cổ áo và cũng bằng một động tác cài chân, người đàn ông thân thể còm cõi ấy đã khiến gã thanh niên gã chúi mặt. Sau cú đánh ấy biết gặp phải đối thủ khó nhằn gã du côn cúi mặt lủi mất.
Khi mọi người giải tán, gọi cậu bé Thơ ra một góc, ông chủ gánh thuốc đã bảo “tối anh đến gặp tôi”.
Nghe ông chủ gánh thuốc nói vậy, cậu bé Thơ hoảng lắm. Cậu sợ mình bị quở trách và trong đầu, cậu đã có ý định trốn đi.
Tuy nhiên, khi chưa biết đi đâu thì đêm ấy, cậu bé Thơ vẫn đến phòng riêng gặp ông chủ gánh thuốc. Tới nơi, cậu mếu máo và nói luôn ý định sẽ “tự xử” bằng cách rời đi của mình.
“Ta nói anh đến phòng gặp tôi có chuyện chứ tôi có đuổi anh đâu mà anh định đi!”, ông chủ gánh thuốc trấn an.
Nghe được câu nói ấy, đang mếu máo, Thơ đã bật khóc thành tiếng. Thấy cậu bé nức nở, ông chủ gánh thuốc mới động viên rồi nói, ông tên là Trần Vi Sìn, người tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc, bởi cùng đường nên phải dạt sang đây bán thuốc mưu sinh.
Nói rồi, ông chủ Trần đã lấy nhang, hướng dẫn ông thắp lên ban thờ chi chít chữ Hán ở góc phòng rồi bảo: “Hôm nay ta sẽ nhận con làm học trò. Ta biết con thích võ thuật, từ ngày sang đây, đã mười mấy năm nhưng ta chưa thu nhận bất cứ đệ tử nào”.
Tước gươm sau trận “so găng” với sĩ quan Pháp
Võ sư Chưởng võ phái Sơn Đông Lạc Hồng, ông Phạm Xuân Tùng kể, từ hôm đó, sư phụ ông, ông Nguyễn Văn Thơ chính thức là đệ tử của cụ Sìn. Theo cụ Sìn mưu sinh, học võ nhưng su phụ ông cũng không biết môn phái của cụ Sìn là gì.
Chừng 7 năm theo gánh thuốc, ngày lang thang cùng sư phụ ở khắp các ngõ ngách, phố phường ở Hà Nội, tối về thì luyện võ, đến năm 20 tuổi, khi cụ Sìn già yếu thì gánh thuốc phải… giải tán.
Võ sư Phạm Xuân Tùng và các đệ tử biểu diễn quyền thuật.
Võ sư Phạm Xuân Tùng và các đệ tử biểu diễn quyền thuật.
Cụ Sìn về ở phố Thuốc Bắc, còn cậu bé Thơ, khi ấy đã là chàng trai tuổi 20 thì xin vào làm công nhân bốc xếp ở Nhà máy xay Lương Yên.
Ông Phạm Xuân Tùng kể, nghe sư phụ ông kể lại, sau cách mạng Tháng Tám vài năm thì cụ Sìn mất tích. Sư phụ ông đã tìm khắp nơi nhưng không biết cụ Sìn đi đâu. Năm 2003, ông Tùng đã cất công sang tận Sơn Đông tìm kiếm nhưng chỉ “thấy vật mà không thấy người”.
Lại nói chuyện võ sư Nguyễn Văn Thơ, được nhận vào Nhà máy xay Lương Yên, ông ở luôn trong khu tập thể của nhà máy. Và, sau mỗi buổi đi làm, ông vẫn đêm ngày luyện rèn các chiêu thức võ công mà cụ Sìn đã dạy.
Sau này, khi giao lưu với nhiều thầy võ, ông mới biết thứ võ mà mình được học có gốc gác từ môn phái Thiếu lâm. Tuy nhiên, nhớ sư phụ, ai hỏi ông cũng bảo đấy là võ Sơn Đông.
Dáng người cao to, lịch lãm nên ông Thơ được nhiều quý cô ở Hà Nội tưởng nhớ, tương tư. Nhưng ông chỉ yêu một người duy nhất và lấy làm vợ sau này. Thời trẻ, bà cũng là một hương sắc nổi tiếng của đất Hà thành.
Cứ sau mỗi buổi tan ca, ông lại đến đón bà đi dạo quanh bờ hồ hoặc vào rạp Tháng Tám xem phim. Và, cũng một lần đưa “người tình trăm năm” của mình đi xem phim, ông đã có trận tỉ thí võ công với một sĩ quan Pháp.
Vào đây xem phim, thấy cô gái kiều diễm, viên sĩ quan này đã giở trò sàm sỡ, trêu ghẹo. Bản tính hiền lành, không muốn dùng vũ lực với bất kỳ ai nhưng thấy người yêu mình bị quấy rối, ông Thơ đã ra tay ngăn cản.
Cũng bằng một thế võ nằm lòng, ông đã khiến viên sĩ quan ngã nhào ra đất. Biết gặp phải con nhà võ, nhưng bản tính hống hách, coi thường người bản xứ, viên sĩ quan này đã bỏ súng đòi rồi xắn tay đòi ăn thua đủ.
Không thể để mất mặt với người yêu, lại thêm người vòng trong vòng ngoài chỉ trỏ, tung hô nên ông đã nhận lời thách đấu.
Mọi người bỏ cả buổi chiếu phim mà quây vòng tròn làm xới để xem viên sĩ quan và chàng thanh niên An Nam đấu võ.
Đương nhiên, với những tuyệt kỹ công phu cả chục năm rèn luyện thì viên sĩ quan ấy không phải là đối thủ của ông. Ba lần cố sức lao vào như thể sẽ ăn tươi nuốt sống đối thủ thì cả 3 lần viên sĩ quan đó đã bị chàng thanh niên hạ đo ván.
Khi viên sĩ quan nằm sõng soài không thể ngóc cổ dậy thì cảnh sát cũng tuýt còi inh ỏi chạy tới.
Thanh gươm do võ sư Nguyễn Văn Thơ tước của viên sĩ quan Pháp hiện đang được võ sư Phạm Xuân Tùng cất giữ.
Thanh gươm do võ sư Nguyễn Văn Thơ tước của viên sĩ quan Pháp hiện đang được võ sư Phạm Xuân Tùng cất giữ.
Vớ vội thanh gươm của viên sĩ quan, kéo tay người yêu ông lách đám đông bỏ chạy. Mọi người khi ấy bởi hả hê với chiến thắng của “quân nhà” nên không những mở lối để ông đi và còn làm hàng rào để ngăn cảnh sát.
Thanh gươm mà võ sư Thơ tước của viên sĩ quan Pháp đó hiện giờ võ sư Phạm Xuân Tùng vẫn đang cất giữ.
“Tôi coi thanh gươm như bảo vật, nó không chỉ là món quà kỉ niệm mà sư phụ tặng tôi mà nó là hiện thân của tinh thần thượng võ”, võ sư Phạm Xuân Tùng tự hào nói.
(Còn nữa)

Trận tỉ thí như phim kiếm hiệp rúng động Hà Nội năm 1954

Dính đòn một cách bất ngờ lại bị mất chân trụ, Sáu Hổ – “Độc cô cầu bại” ở phía Nam lộn nhào xuống đài đã đứng lên tâm phục khẩu phục xin thua võ sư Nguyễn Văn Thơ.
Nếu những ai hâm mộ võ thuật từ trước năm 1954, chắc hẳn sẽ biết đến trận thượng đài có 1-0-2 lúc đó giữa “Độc cô cầu bại” ở phía Nam, Sáu Hổ và võ sư Nguyễn Văn Thơ.
Dựng võ đài tìm cao thủ
Lấy nhau, hai vợ chồng võ sư Nguyễn Văn Thơ ở luôn tập thể nhà máy xay Lương Yên (nay là Bến xe Lương Yên, Hà Nội). Sau trận đánh bò lê bò chàng viên sĩ quan Pháp thì tính vốn đã trầm, võ sư Thơ càng kín tiếng hơn. Tuy giao lưu với nhiều thầy võ nổi tiếng ở Hà Nội thời bấy giờ, nhưng hàng xóm xung quanh chẳng ai biết anh công nhân hiền lành ấy là người giỏi võ. Không giống như các võ sư khác, thời gian đó, võ sư Thơ không mở võ đường, không chiêu nạp môn đồ. Bởi thế, sự kiện võ sư Thơ thượng đài để tỉ thí võ nghệ với một võ sư nổi tiếng ở miền Nam năm 1954 ở Bờ Hồ khiến nhiều người kinh ngạc. Trận đấu này đã gây chấn động cả Hà Nội khi ấy và đương nhiên, khiến giới mộ điệu nức lòng. Chính cuộc thượng đài này đã khiến danh tiếng võ sư Thơ nổi như cồn. Thậm chí, làng võ Việt còn gọi ông bằng cái tên Hoắc Phi Hùng, ý nói tài nghệ và khí phách ngang với Hoắc Nguyên Giáp, Hoàng Phi Hồng, những danh gia võ thuật của Trung Quốc. Không chỉ võ sư Phạm Xuân Tùng, học trò cưng của võ sư Nguyễn Văn Thơ mà trước đây, người viết bài này đã được nhiều võ sư nổi tiếng kể về trận thư hùng có một không hai này.
t1
Võ sư Nguyễn Văn Thơ.
 Trận thư hùng đó diễn ra vào quãng thời gian trước năm 1954, khi Hà Nội chưa được giải phóng. Theo đó, Sáu Hổ là một võ sư nổi tiếng ở trong Nam, bởi đam mê quyền thuật nên muốn ra Bắc tỉ thí võ nghệ, phân chia cao thấp. Mong muốn của Sáu Hổ đã được Thủ hiến Bắc Việt, cũng một người Nam đáp ứng. Võ đài được dựng ở ngay Bờ Hồ, gần đài phun nước bây giờ. Trên đài, Sáu Hổ cho treo hai tấm băng rôn có dòng chữ đầy vẻ thách thức theo kiểu mục hạ vô nhân: “Nhất quyền đả Nam, nhị cước đả Bắc”. Trước sự hống hách của Sáu Hổ, ngay sau khi đài được dựng lên nhiều người biết võ đã lên tỉ thí. Tuy nhiên, như tên mình, Sáu Hổ mạnh như cọp. Chỉ vài phút giao đấu là những người ứng chiến ấy đã bị đánh gục, thậm chí văng lộn xuống đài. Hôm ấy, khi võ đài của Sáu Hổ dựng lên được 5 ngày, vừa đi làm về thì võ sư Nguyễn Văn Thơ thấy các bạn võ của mình hớt hải tìm đến. Tất thảy họ ai cũng mặt mày thâm tím, có người còn nhăn nhó bởi đau đớn. Vừa nhác thấy ông, những người bạn ấy đã chực lôi ông đi ngay. Họ nói với ông: “Mấy ngày nay sao không thấy anh? Anh không thấy người ta coi thường à?”. “Tôi có nghe người ta nói, nhưng tôi không thích chuyện đánh đấm đâu, tôi còn nhiều việc mà. Sao các anh không lên đánh mà lại đến đây tìm tôi!?”, võ sư Thơ đáp lại sự sốt sắng của các bạn.“Chúng tôi đều đã lên đài và thua hết cả rồi, giờ chỉ còn anh thôi. Anh không ra thì mất mặt lắm, từ chiều hôm qua đến trưa nay, không còn ai lên đài nữa rồi. Anh ra đi!”, các bạn ông thuyết phục. Ngó vào trong nhà, bắt gặp ánh mắt lo lắng của người vợ mới cưới, võ sư Thơ đã vô cùng bối rối. Đang lúc không biết xử lý thế nào thì một người bạn bảo: “Thôi anh cứ ra xem đi. Ra đó xem một lát rồi lên đài hay không là tự anh quyết định, chúng tôi cũng chẳng can thiệp nữa”. Nghe bạn nói vậy không còn cách nào, cứ diện nguyên bộ quần áo bảo hộ, võ sư Thơ theo đám bạn ra Bờ Hồ. Tới nơi, thấy vẻ hống hách của Sáu Hổ lại tận thấy câu “nhất quyền đả Nam, nhị cước đã Bắc” ngạo nghễ treo ngay cạnh võ đài, võ sư Thơ đã… quên ngay ánh mắt lo lắng của người vợ trẻ ở nhà. Ông quyết định thượng đài. “Chúng tôi 6,7 anh em đều đã thua, nếu ông thắng thì ông sẽ là đại ca của chúng tôi đấy”, những người bạn ông đã động viên trước khi ông bước vào trận đấu.
Thư hùng như phim hành động
Chờ mỏi mắt mới thấy có người lên tỉ thí nên Sáu Hổ tỏ ra vô cùng phấn khích. Võ sĩ này hùng dũng lên đài và lắc lắc cái đầu để tìm đối thủ. Khi thấy bóng ông Thơ, thấy nhỏ con hơn mình, Sáu Hổ đã tỏ thái độ coi thường, khinh khỉnh. Thời đó, theo luật đài, người ứng chiến trước khi đánh phải biểu diễn một bài quyền, một bài binh khí ngắn, một bài binh khí dài (gọi là “tam thảo”). Lúc đầu, coi đối thủ chẳng ra gì nhưng khi thấy ông đi xong “tam thảo”, Sáu Hổ đã biết mình gặp phải đối thủ xứng tầm. Bởi thế, khi vào đấu, võ sĩ này đã vô cùng thận trọng. Trận đấu bắt đầu, hai đấu sĩ làm thủ tục bắt tay nhau. Sáu Hổ dùng hết sức bình sinh bóp chặt tay ông. Đương nhiên, vận nội lực, ông cũng bóp trả. Sau cái “bắt tay” ấy, hai người lùi ra xa thủ thế. Sáu Hổ không dám coi thường nên cũng chẳng dám tấn công ngay mà cứ dứ dứ hai tay rất là kín kẽ. Mắt cứ chằm chằm nhìn vào đối phương, chân di chuyển mấy vòng võ đài mà không ai động thủ. Thấy đối phương quá đỗi đề phòng, võ sư Thơ đã quyết định dùng mẹo để dụ Sáu Hổ tấn công. Khi ấy, lợi dụng trời nổi gió nhẹ, võ sư Thơ đã khẽ nghiêng đầu đón gió. Luồng gió làm tóc ông xõa xuống, che mất một bên mắt. Vờ như không còn để ý đối phương, ông đưa tay hất tóc lên. Chỉ chờ có thế Sáu Hổ vọt tới, cắm thẳng hai chân vào mạng sườn ông. Biết đối phương đã mắc bẫy của mình, nhanh như chớp ông hạ khuỷu tay trái xuống đỡ rồi áp sát vào người Sáu Hổ dùng tay phải ra đòn ở cự ly gần, đánh thẳng vào ngực Sáu Hổ. Để cú đánh đó được thêm phần hoàn hảo, trước lúc xuất đòn, ông đã cài chân võ sĩ to lớn này. Dính đòn một cách bất ngờ lại bị mất chân trụ, Sáu Hổ lộn nhào xuống đài. Theo luật, ai bị đánh bật khỏi sới là thua cuộc, tuy nhiên, võ sư Thơ vẫn chạy lại mời Sáu Hổ lên đấu tiếp. Tuy nhiên, cảm phục sự mưu trí và đòn đánh dũng mãnh của ông, Sáu Hổ đã tâm phục khẩu phục xin thua. Thấy võ sĩ miền Nam chắp tay bái phục, những người chứng kiến cuộc so tài đã mừng rỡ hô vang tên ông. Với nhiều người sống quanh nhà ông, khi ấy họ mới biết anh công nhân hiền lành ấy là một cao thủ võ công có sức mạnh chế kình ngự hổ.
t2
Chiếc cúp cố võ sư Nguyễn Văn Thơ nhận được sau trận tỉ thí.
Sau trận chiến này, võ sư Nguyễn Văn Thơ đã sáng lập môn phái Thiếu Lâm Sơn Đông để lại cho hậu thế cả một gia tài võ thuật đồ sộ. Bất cứ ai học võ cũng đều nương vào “gia tài” này, đó là triết lý “chiêu thức lợi hại nhất là chiêu thức đơn giản nhất”. Cũng từ triết lý này, lão võ sư đã cho ra đời tuyệt kỹ “so đũa” lừng danh thiên hạ.
C.T (Tổng hợp)


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét