Thứ Sáu, 15 tháng 3, 2019

PHẢN DÂN HẠI NƯỚC 11 (Bè lũ tư sản đỏ)

-Cách mạng Việt Nam gồm hai cuộc cách mạng hợp thành: Cách mạng giải phóng dân tộc và Cách mạng vô sản
-Cách mạng giải phóng dân tộc đã hoàn thành một cách vẻ vang và đầy tự hào.
                                   

                                                           Vì Nhân dân quên mình
-Thực tế xã hội đã phơi bày: Cách mạng vô sản đã không những bên bờ thất bại không thể cứu vãn, mà còn có "thành tựu" làm hình thành tầng lớp "tư sản đỏ" từ những người cộng sản lứa hậu duệ do chính cách mạng đào tạo, không những không tạo ra được những nét ưu việt nổi bật của hình thái kinh tế xã hội mới (chủ nghĩa cộng sản),mà còn phải duy trì hình thái kinh tế xã hội cũ (chủ nghĩa tư bản) để mưu cầu tồn tại.
-Mục đích của định hướng XHCN là làm cho dân chúng có cuộc sống ngày càng ấm no hạnh phúc. Nhưng giải tỏa qui hoạch Thủ Thiêm lại có hiệu ứng ngược lại. Như thế có phải là phản cách mạng và những kẻ chủ mưu (gồm các đảng viên cộng sản) có phải là bè lũ phản động?
-Tội lỗi lớn nhất của những kẻ cộng sản thoái hóa là bản thân chúng không những không tin, mà còn phá vỡ không thể phục hồi được lòng tin phải tốn biết bao xương máu mới bồi đắp nên được của quần chúng cần lao đối với Đảng cộng sản. 
-Điều đó gợi ý cho những người cộng sản chân chính phải xét lại nền tảng lý luận của triết học Mác - Lênin và tìm con đường khác để đến với chủ nghĩa cộng sản.
-Muốn thế, điều trước tiên là phải để trí não thoáng đãng, tâm hồn rộng mở, suy tư trên tinh thần tất cả là của dân, do dân và vì dân.
-Trong khi chưa tìm được con đường nào khác, vẫn đi trên con đường này để tiến lên CNXH, thì điều cấm kỵ không được làm số một là không được để sự uất ức, hận thù của họ dâng cao. Không được để xảy ra thêm những vụ tương tự Tiên lãng, Đồng Tâm, Thủ Thiêm...Phải tích cực, nỗ lực xây dựng lại lòng tin của quần chúng.
-Phải nghiêm trị những kẻ phản dân, hại nước, những kẻ đã thành "tư sản đỏ" làm suy đồi đạo đức xã hội, những kẻ gây tội ác trong thời bình. 
-Phải loại bỏ khỏi đội ngũ những kẻ mà lòng tham đã nhấn chìm hoàn toàn đức tính thiêng liêng nhất của một con người: lòng nhân ái, và lời thề số một của một đảng viên cộng sản: "Vì Nhân dân quên mình"! 

Tự Nguyện - Trọng Tấn

----------------------------------------------------------------------
(ĐC sưu tầm trên NET)





Người chồng tố Phó Bí thư thành ủy Kon Tum quan hệ bất chính với vợ mình tiết lộ thêm chi tiết bất ngờ

M.K |





Người chồng tố Phó Bí thư thành ủy Kon Tum quan hệ bất chính với vợ mình tiết lộ thêm chi tiết bất ngờ

Anh T khẳng định, lúc anh mới làm đơn tố cáo, chị P (vợ anh) có liên hệ với anh và nói ông Phạm Minh Xem muốn gặp để thương lượng nhưng anh không đồng ý.

Trước những phản bác của chị Trần Thị Lan P (31 tuổi, trú ở TP Pleiku, tỉnh Gia Lai) về việc bị tố có quan hệ bất chính với ông Phạm Minh Xem - Phó Bí thư thường trực Thành ủy, Chủ tịch HĐND TP. Kon Tum (tỉnh Kon Tum), ngày 2/3, tờ Đất Việt dẫn lời anh Trần Quang T (35 tuổi, trú ở phường Hội Phú, TP Pleiku, tỉnh Gia Lai, chồng chị P) khẳng định, ông Xem đã hứa với anh 3 lần về việc không qua lại với chị P, tuy nhiên, thực tế không được như lời hứa.
Trao đổi thêm trên tờ Dân Việt, anh T khẳng định, lúc anh mới làm đơn tố cáo, chị P (vợ anh) có liên hệ với anh và nói ông Phạm Minh Xem muốn gặp để thương lượng nhưng anh không đồng ý.
"Việc này sao tôi thương lượng được, thương lượng có đền bù được hạnh phúc gia đình tôi bị cướp không", anh T nói với nguồn trên và đề nghị cơ quan chức năng xử lý nghiêm với ông Xem.
Anh T cũng khẳng định với nguồn trên, anh phát hiện ra mối quan hệ bất chính giữa vợ anh và ông Xem được 10 tháng nay rồi. "Ban đầu, vợ tôi xin bỏ qua và ông Xem gọi điện thoại cho tôi nói sẽ chấm dứt mối quan hệ sai trái này. Nhưng sau đó, mọi việc vẫn như cũ", anh T chua chát.
Anh T cho biết, anh đã gửi đơn tố cáo đi 50 đơn vị.
"Những gì tôi đã viết trong đơn tố cáo, tôi đều có bằng chứng về sự việc chứ không hề vu khống cho ai", anh T chắc chắn và nhận định, khi nói về sự việc này với báo chí, vợ anh tất nhiên phải bảo vệ người tình.
Người chồng tố Phó Bí thư thành ủy Kon Tum quan hệ bất chính với vợ mình tiết lộ thêm chi tiết bất ngờ - Ảnh 1.
Hình ảnh thân mật của ông Xem và chị P
Trong phần trả lời với tờ Đất Việt, anh T khẳng định, Trung tâm ngoại ngữ mà vợ anh đang làm là của vợ chồng anh gây dựng nên anh nắm rất rõ về số người làm và số người đã nghỉ. Con ông Xem không làm cho Trung tâm ngoại ngữ như lời chị P kể trước đó. Vợ anh chỉ hỗ trợ học tập cho con gái ông Xem.
Về thông tin chị P có liên hệ với ông Xem cũng vì liên quan đến công việc, anh T cho rằng, ông Xem là đảng viên còn chị Phương là giáo viên dạy ở Trung tâm thì không liên quan đến công việc của nhau.
Trước đó, theo tờ Pháp luật Việt Nam, anh Trần Quang T. có đơn tố cáo ông Phạm Minh Xem có quan hệ bất chính với vợ anh là chị Trần Thị Lan P.
Trong đơn tường trình, anh T tố cáo ông Xem nhiều lần điện thoại, nhắn tin tán tỉnh, nói chuyện yêu đương với vợ mình là chị P.
Trong đơn tố cáo, anh T cho hay, ông Xem đã cử tài xế đến tận nơi làm việc của vợ anh ở Trung tâm ngoại ngữ Langplus để đón đi ăn rồi quan hệ bất chính nhiều lần.
Người chồng tố Phó Bí thư thành ủy Kon Tum quan hệ bất chính với vợ mình tiết lộ thêm chi tiết bất ngờ - Ảnh 3.
Đơn tố cáo của anh Trần Quang T.
Trước những chứng cứ anh T có được, anh đã yêu cầu 2 người chấm dứt mối quan hệ bất chính trên và ngày 29/04/2018, chị P đã xin lỗi và mong được chồng bỏ qua, đồng thời hứa sẽ không qua lại, gặp gỡ ông Xem nữa.
"Nhưng ngày 8/11/2018, tôi lại phát hiện vợ mình và ông Xem tiếp tục có hành vi liên lạc nhắn tin tình cảm qua số điện thoại mới. Con gái tôi năm nay mới 6 tuổi đã phát hiện được hình ảnh trong điện thoại của mẹ nó thể hiện tình cảm với người đàn ông khác khiến cháu rất buồn và tổn thương nặng nề", anh T chia sẻ.
Trong khi đó, theo báo cáo sơ bộ ban đầu của ông Xem do ông Nguyễn Hải An - Chánh văn phòng Thành ủy Kon Tum (tỉnh Kon Tum) thông tin, vào tháng 4/2017, vợ ông Xem qua đời, đến cuối năm 2017, ông Xem mới quen và tìm hiểu chị Trần Thị Lan P (31 tuổi, vợ anh T). Thời điểm mới quen, chị P nói với ông Xem là đã ly hôn chồng.
Ông An cũng thông tin, trong báo cáo ông Xem khẳng định, giữa năm 2018, ông Xem đã chấm dứt mối quan hệ, không tìm hiểu chị P nữa. 
(Tổng hợp)




Kỷ luật Giám đốc Sở TN&MT Gia Lai vì vụ 'phân lô, bán nền' trái quy định

Tiền Lê |



Kỷ luật Giám đốc Sở TN&MT Gia Lai vì vụ 'phân lô, bán nền' trái quy định
Đất tách không đúng quy định để phân lô, bán nền

Ông Phạm Duy Du, Giám đốc Sở TN&MT tỉnh Gia Lai và ông Trần Xuân Hùng, Phó giám đốc Sở cùng ông Lê Xuân Khanh, Phó giám đốc Văn phòng đăng ký đất đai tỉnh Gia Lai vừa bị kỷ luật liên quan vụ 'phân lô, bán nền' trái quy định.

Ngày 31/1, nguồn tin của Tiền Phong cho biết: Ủy ban kiểm tra Tỉnh ủy Gia Lai vừa tiến hành kỷ luật khiển trách hàng loạt cán bộ Sở Tài nguyên Môi trường liên quan trực tiếp đến vụ phân lô, bán nền trái quy định xảy ra tại thành phố Pleiku.
Ông Phạm Duy Du (Giám đốc Sở TN&MT tỉnh Gia Lai) bị kỷ luật vì để cấp phó ký cấp 2 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, điều chỉnh giảm diện tích không đúng quy định; ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho tách thửa nhỏ lẻ đất nông nghiệp để phân lô, bán nền trái phép;
Là Chủ tịch hội đồng thẩm định, ông lại không phát hiện 7 vị trí có mục đích sử dụng đất trái với quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 của thành phố Pleiku; chậm tham mưu cho UBND tỉnh ban hành quy định diện tích tối thiểu được phép tách thửa đối với từng loại đất trên địa bàn.
Ông Trần Xuân Hùng (Phó giám đốc Sở TN&MT tỉnh Gia Lai) sai phạm khi ký cấp 1.523 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trái Luật Đất đai. Việc làm của ông Hùng đã giúp các cá nhân, tổ chức "xé lẻ" đất nông nghiệp phân lô, bán nền tràn lan, phá vỡ quy hoạch của thành phố Pleiku.
Ông Lê Xuân Khanh (Phó giám đốc Văn phòng đăng ký đất đai tỉnh Gia Lai) là người tham mưu ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các cá nhân cho mở đường không phù hợp với quy hoạch, trái Luật Đất đai.
Từ đó hình thành các khu dân cư ảo. Ngoài ra, ông Khanh còn tham mưu cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các thửa đất nhỏ lẻ đất nông nghiệp, từ đó các cá nhân đua nhau phân lô, bán nền trục lợi.
Trước đó, Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Võ Ngọc Thành đã ký kết luận số 2405/KL-UBND (26/10/2018) về việc “San lấp, phân lô, tách thửa, bán nền, xây dựng công trình, nhà ở không đúng quy định trên địa bàn thành phố Pleiku”, xác định:
Đã có 1.523 thửa đất tách không đúng quy định để phân lô, bán nền với 21 vị trí tại 10 phường, xã trên diện tích 33 ha.
Các cá nhân, tổ chức đã mua 1 ha đất nông nghiệp với giá chỉ từ 1 đến 2 tỷ đồng/ha. Sau đó các cán bộ thành phố Pleiku và Sở TN&MT tỉnh Gia Lai cho mở đường trái phép, kéo điện, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, lập các khu dân cư ảo bán giá gấp 7 đến 10 lần. Hậu quả làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến quy hoạch đô thị thành phố Pleiku .
theo Tiền phong



Gia Lai yêu cầu kỷ luật hàng loạt cán bộ TP.Pleiku

Lữ Quỳnh Loan |




Gia Lai yêu cầu kỷ luật hàng loạt cán bộ TP.Pleiku
Phân lô bán nền tại đường Lý Chính Thắng, TP. Pleiku

Thanh tra tỉnh chỉ rõ nhiều cán bộ buông lỏng quản lý dẫn đến việc phân lô, bán nền phá vỡ quy hoạch.

Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Võ Ngọc Thành vừa ký kết luận thanh tra số 2045/KL-UBND về việc san lấp, phân lô, tách thửa, bán nền xây dựng công trình nhà ở không đúng quy định pháp luật trên địa bàn TP. Pleiku và việc phân lô bán nền khu vực rừng thông xã Ia Đêr, huyện Ia Grai
Theo kết luận này, địa bàn TP. Pleiku đã có 1.523 thửa đất tách không đúng quy định, trong đó có 351 thửa được hợp thức hóa chuyển sang đất ở. Tổng cộng có 21 vị trí của 10 phường, xã bị san lấp, phân lô, bán nền với hơn 33 ha, trong đó phân lô, tách thửa là 32ha
Chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai TP. Pleiku, Phòng Tài nguyên môi trường TP. Pleiku và UBND TP. Pleiku đã tách thửa trên đất nông nghiệp cho 18 vị trí.
Mỗi vị trí được tách có diện tích thấp nhất từ 1.000m2 đến gần 100.000m2 và từ đây hình thành 1.532 thửa đất để bán nền trái phép như đã nói ở trên.
Kết quả thanh tra cũng thể hiện rõ, đã có hàng trăm trường hợp được UBND TP. Pleiku và Sở TNMT Gia Lai chuyển đổi mục đích đất không đúng quy hoạch của tỉnh phê duyệt, tạo điều kiện phân lô, bán nền trái phép.
Việc buông lỏng quản lý còn thể hiện ở việc nhiều cá nhân phân lô, bán nền ngay cả đất ở khu vực mà tỉnh Gia Lai đã quy hoạch nhằm phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế xã hội.
Thanh tra tỉnh nêu trách nhiệm của việc trên thuộc các cá nhân thuộc Sở TNMT, UBND TP. Pleiku Văn phòng ĐKĐĐ tỉnh, TP. Pleiku, phòng TNMT và các Chủ tịch xã, phường trên địa bàn.
UBND tỉnh Gia Lai yêu cầu các cơ quan để xảy ra sai phạm xử lý kỷ luật các cá nhân có sai phạm trước ngày 15-11-2018. Tỉnh giao Giám đốc Sở Nội vụ ra văn bản tham mưu về việc kỷ luật đối với các cán bộ, công chức có sai phạm trước ngày 25-11-2018.
theo Pháp luật TPHCM



Cảnh cáo một phó chủ tịch UBND TP Tuy Hòa

HOÀI QUỐC |



Cảnh cáo một phó chủ tịch UBND TP Tuy Hòa
Ông Nguyễn Lương Sinh, Phó chủ tịch UBND TP Tuy Hòa. Ảnh tư liệu

Ông Nguyễn Lương Sinh, Phó chủ tịch UBND TP Tuy Hòa (Phú Yên) vừa bị kỷ luật cảnh cáo về Đảng do ký cấp giấy đỏ sai quy định.

Ngày 22-2, Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Phú Yên cho biết cơ quan này đã quyết định kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo đối với ông Nguyễn Lương Sinh , thành ủy viên, Phó chủ tịch UBND TP Tuy Hòa .
Theo kết luận của Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Phú Yên, khi triển khai thực hiện chỉ đạo của UBND tỉnh về nạo vét thông luồng tạm thời cửa Đà Diễn để phục vụ tàu thuyền đi lại, với chức trách trưởng Ban Quản lý dự án nạo vét cửa Đà Diễn, ông Nguyễn Lương Sinh thực hiện không đúng chỉ đạo của UBND tỉnh.
Ông Sinh đã ký một số văn bản, hợp đồng kinh tế, phụ lục hợp đồng không đúng trình tự, thủ tục, không đúng thẩm quyền được giao.
Ngoài ra, ông Sinh còn thiếu kiểm tra, dẫn đến ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở đô thị, đất nông nghiệp cho bốn trường hợp tại phường Phú Đông sai các quy định của pháp luật về đất đai.
Cùng thời điểm, Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Phú Yên cũng quyết định kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo đối với ông Trần Minh Thủ, Bí thư chi bộ, Phó giám đốc chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai TP Tuy Hòa.
Kết quả kiểm tra xác định ông Thủ đã chỉ đạo kiểm tra, xác minh không chặt chẽ nên ký xác nhận đủ điều kiện đề nghị UBND TP Tuy Hòa cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với bốn trường hợp ở phường Phú Đông.
Trong khi đó, các hồ sơ này có nhiều thủ tục được hợp thức, không đúng thực tế. Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy kết luận ông Thủ làm sai các quy định của pháp luật về đất đai.
Liên quan đến sai phạm trong việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất bốn trường hợp trên, Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy quyết định kỷ luật bằng hình thức khai trừ ra khỏi Đảng đối với ông Huỳnh Đức Toàn, phó chủ tịch UBND phường Phú Đông và ông Huỳnh Minh Kỳ, cán bộ địa chính phường này.
Lý do là hai ông đã cố ý đã hợp thức hóa các thủ tục, xác nhận các thông tin thửa đất không đúng thực tế, làm sai lệch hồ sơ để đề nghị cơ quan thẩm quyền cấp bốn giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sai quy định của pháp luật về quản lý đất đai.
Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy xác định vi phạm của hai ông này đã gây hậu quả rất nghiêm trọng.
theo Pháp luật TPHCM



TP HCM: Kỷ luật cảnh cáo ông Lê Tấn Hùng

Bảo Ngọc |




TP HCM: Kỷ luật cảnh cáo ông Lê Tấn Hùng
Ông Lê Tấn Hùng

Chiều 11-1, Ủy ban Kiểm tra Thành ủy TP HCM thông báo đã thi hành kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo đối với ông Lê Tấn Hùng, Tổng Giám đốc Tổng Công ty Nông nghiệp Sài Gòn TNHH MTV.

Theo đó, trong thời gian qua, trên cơ sở kết luận của Thanh tra TP HCM và các quyết định của Chủ tịch UBND TP về thi hành kỷ luật người quản lý doanh nghiệp tại Tổng Công ty Nông nghiệp Sài Gòn – TNHH MTV (SAGRI), Ủy ban Kiểm tra Thành ủy chỉ đạo các tổ chức đảng có liên quan kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm, xem xét, đề nghị thi hành kỷ luật về Đảng đối với cá nhân là cán bộ của tổng công ty.
Các cán bộ này đã vi phạm nghiêm trọng quy định pháp luật kế toán trong lãnh đạo, chỉ đạo, thực hiện hạch toán và quyết toán kinh phí hợp đồng tham quan, học tập cho cán bộ công nhân viên trong năm 2016, 2017.
Căn cứ các quy định của Đảng về xử lý kỷ luật đảng viên vi phạm, Ủy ban Kiểm tra Thành ủy TP HCM đã quyết định thi hành kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo đối với 2 đảng viên, gồm có:
Ông Lê Tấn Hùng, Bí thư Đảng ủy, thành viên không chuyên trách Hội đồng thành viên, Tổng Giám đốc SAGRI.
Bà Nguyễn Thị Thủy, Đảng ủy viên, Giám đốc Tài chính – Kế toán, Kế toán trưởng.
Trước đó, UBND TP HCM đã có quyết định kỷ luật đối với ông Lê Tấn Hùng bằng hình thức cảnh cáo vì đã có hành vi vi phạm nghiêm trọng về nguyên tắc kế toán được quy định tại khoản 4, điều 6 Luật Kế toán năm 2003.
Quyết định này thay thế Quyết định 858 ngày 5-3-2018 về thi hành kỷ luật đối với ông Lê Tấn Hùng của UBND TP. Theo Quyết định 858, ông Hùng bị kỷ luật với hình thức khiển trách.
Tại cuộc họp báo định kỳ thông tin tình hình kinh tế-xã hội 9 tháng đầu năm tổ chức chiều 1-10, Chánh Văn phòng UBND TP HCM kiêm người phát ngôn của UBND TP Võ Văn Hoan nói SAGRI có 2 sai phạm lớn trong quản lý đất đai và điều hành.
Theo đó, sai phạm đã xảy ra ở 2 nhiệm kỳ trước đây, còn quản lý điều hành tổng công ty trách nhiệm thuộc về tổng giám đốc.
 "Sai phạm trong điều hành đúng như báo chí nêu, đơn vị đã khắc phục. TP đã kiểm điểm tổng giám đốc. Hội đồng kỷ luật đã đưa ra hình thức kỷ luật khiển trách" – ông Hoan nói.
Tuy nhiên, theo ông Hoan, UBND TP nhận thấy mức xử lý kỷ luật đó chưa đúng, chưa chính xác với mức sai phạm của ông Lê Tấn Hùng nên UBND TP có chỉ đạo thành lập hội đồng kỷ luật mới để xem xét lại hình thức kỷ luật.
Ông Hoan cho hay Kiểm toán Nhà nước đã chỉ ra 3 sai phạm tại SAGRI: cho thuê đất, hợp tác đầu tư chưa có ý kiến của cơ quan có thẩm quyền, đầu tư kinh doanh trên đất ngoài ngành.
Sau khi tiếp nhận thông báo của Kiểm toán Nhà nước, TP đã chỉ đạo tổ chức kiểm điểm, chỉ đạo Thanh tra TP xem xét báo cáo của Kiểm toán Nhà nước để tiếp tục nghiên cứu làm rõ thêm những sai phạm mà Kiểm toán Nhà nước chỉ ra.
Ngoài những vi phạm mà Kiểm toán Nhà nước đã chỉ ra, cơ quan thanh tra cũng xác định ông Lê Tấn Hùng và Nguyễn Thị Thúy đã ký và chi khống hơn 13 tỉ đồng cho hàng chục cán bộ, người lao động thuộc SAGRI đi học tập nước ngoài.
Cụ thể, trong năm 2016, ông Hùng đã ký 10 hợp đồng tham quan, học tập kinh nghiệm ở nước ngoài (tổng giá trị hơn 13 tỉ đồng) với Công ty Thương mại dịch vụ Hòa Bình quốc tế và Công ty du lịch Thanh niên xung phong. Tất cả đã tất toán công nợ.
Tuy nhiên, có 22 người không tham gia chuyến đi. Khi xác minh tại Phòng quản lý xuất nhập cảnh Công an TP, 40 trong 70 người tham gia chuyến đi nước ngoài không có trong danh sách, số còn lại không có thông tin trên hệ thống xuất nhập cảnh.
Trước những vi phạm trên, ông Lê Tấn Hùng cho biết hiện tổng công ty đang tiến hành 2 đầu việc. Một là, rà soát lại tất cả để làm rõ những nội dung mà kiểm toán đã nêu, từ đó có hướng khắc phục vi phạm.
Hai là, tổ chức kiểm điểm các cá nhân liên quan để báo cáo, đề xuất kỷ luật như chỉ đạo của UBND TP.
theo Người lao động



Kỷ luật cảnh cáo Chủ tịch thị trấn vào nhà nghỉ với người phụ nữ ở Bắc Ninh

Hoàng An |



Kỷ luật cảnh cáo Chủ tịch thị trấn vào nhà nghỉ với người phụ nữ ở Bắc Ninh
Hình ảnh cắt từ clip.

Sau khi bị phát hiện vào nhà nghỉ cùng người phụ nữ lạ, Chủ tịch thị trấn Hồ bị phạt hình thức cảnh cáo.

Ngày 2/1, ông Ngô Tân Phượng - Bí thư huyện ủy huyện Thuận Thành (tỉnh Bắc Ninh) cho biết, huyện ủy Thuận Thành đã ban hành hình thức kỷ luật cảnh cáo đối với ông Dương Xuân Hải (55 tuổi) hiện đang làm huyện ủy viên, phó bí thư chi bộ, Chủ tịch thị trấn Hồ.
Dù cán bộ này được Ủy ban kiểm tra huyện Thuận Thành kết luận vi phạm nghiêm trọng về đạo đức lối sống, tạo ra hình ảnh xấu về người đảng viên, gây bức xúc trong quần chúng nhân dân nhưng chỉ bị kỷ luật cảnh cáo.
Trước khi huyện ủy ban ban hành kỷ luật, ông Hải vẫn được nằm trong nhóm cán bộ đảng viên được lấy phiếu tín nhiệm và đạt kết quả 13 phiếu tín nhiệm cao, 9 phiếu tín nhiệm, và 3 phiếu tín nhiệm thấp.
Kết quả lấy phiếu tín nhiệm này được phát công khai trên đài truyền thanh của thị trấn Hồ.
Theo ông Phượng, mức kỷ luật trong Đảng với ông Dương Xuân Hải chỉ là cảnh cáo. Còn phía chính quyền cũng có mức kỷ luật tiếp theo, trong vòng 30 ngày sẽ có hình thức kỷ luật của chính quyền được thi hành.
Kỷ luật cảnh cáo Chủ tịch thị trấn vào nhà nghỉ với người phụ nữ ở Bắc Ninh - Ảnh 2.
Hình ảnh cắt từ clip.
Trước đó, vào ngày 14/11/2018 ông Dương Xuân Hải, Chủ tịch UBND Thị trấn Hồ, (huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh) bị bắt quả tang cùng bà N.T.L. khi hai người đang ở phòng 307, nhà nghỉ B. H., ở xã Xuân Lâm, huyện Thuận Thành.
Sự việc được nhóm người quay clip phát tán lên mạng xã hội.
Theo clip dài gần 2 phút, một nhóm người đã xông vào nhà nghỉ nói lớn: "Đây nhá, anh Hải, thế này là biết rồi nhá. Bật 5 cái máy quay lên".
Nhóm người tiếp tục lớn tiếng: "Đội mũ bảo hiểm làm gì?". Trong khi một phụ nữ ở trong phòng nghỉ này nói: "Chị liên quan gì đến các em, chị đi đâu là quyền của chị, chị không có chồng chị muốn đi đâu là quyền của chị".
Giữa hai bên sau đó có sự giằng co, xô xát, người phụ nữ không can thiệp được đã lớn tiếng nói: "Các em không được đánh anh ấy".
Trước sự việc trên, Ông Dương Xuân Hải giải thích vào trong nhà nghỉ cùng bà L. để ký hợp đồng đặt cọc mua mảnh đất do ở ngoài nói chuyện không tiện.
Sau đó, thường trực huyện uỷ Thuận Thành đã ký quyết định số 1440 yêu cầu Ủy ban kiểm tra huyện ủy kiểm tra dấu hiệu vi phạm đối với ông Hải.
theo Trí Thức Trẻ

3 cựu lãnh đạo PVEF bị truy tố

RFA
2019-03-14
Ông Đỗ Văn Khạnh (cựu tổng giám đốc), một trong 3 cựu lãnh đạo của PVEP bị truy tố.
Ông Đỗ Văn Khạnh (cựu tổng giám đốc), một trong 3 cựu lãnh đạo của PVEP bị truy tố.
Courtesy: Ảnh chụp màn hình plo.vn
Ba cựu lãnh đạo cấp cao của Tổng Công ty Thăm dò Khai thác dầu khí (PVEP) bị truy tố về tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản, do nhận tiền lãi ngoài từ Ngân hàng OceanBank.
Truyền thông trong nước loan tin vừa nêu vào ngày 14 tháng 3, dẫn nguồn từ Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao cho biết vừa hoàn tất cáo trạng truy tố đối với 3 cựu lãnh đạo của PVEP, gồm ông Đỗ Văn Khạnh (cựu tổng giám đốc), bà Vũ Thị Ngọc Lan (cựu phó tổng giám đốc) và ông Nguyễn Tuấn Hùng (cựu trưởng ban tài chính).
Theo cáo trạng, 3 bị can vừa nêu đã nhận số tiền lãi ngoài hợp đồng giao dịch với OceanBank trong thời gian từ năm 2009 đến năm 2014; cụ thể ông Đỗ Văn Khạnh nhận hơn 4 tỷ đồng, bà Vũ Thị Ngọc Lan nhận 200 triệu đồng và ông Nguyễn Tuấn Hùng nhận hơn 51,8 tỷ đồng.
Cơ quan Cảnh sát Điều tra Bộ Công An ra quyết định khởi tố và bắt giam ông Đỗ Văn Khạnh hồi trung tuần tháng 12 năm 2018, còn bà Vũ Thị Ngọc Lan bị khởi tố và bắt giam gần một tháng sau đó.
Bị can Nguyễn Tuấn Hùng khai báo chỉ nhận số tiền lãi ngoài 39, 2 tỷ đồng và cũng đã đưa cho nhiều người khác, tuy nhiên Cơ quan Điều tra cho biết chưa đủ chứng cứ để giải quyết trong vụ án này.
Cũng liên quan đến PVEP, Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu (C03), thuộc Bộ Công An cho biết cơ quan này đang điều tra một số dấu hiệu vi phạm pháp luật của PVEP trong việc thực hiện dự án đầu tư liên doanh phát triển khai thác và nâng cấp dầu khí lô Junin 2 ở Venezuela.
Đây là dự án liên doanh giữa PVEP với Công ty Dầu khí quốc gia Venezuela, lập ra Công ty liên doanh PetroMacareo, được thực hiện từ năm 2010 với mức tổng vốn đầu tư lên đến 12, 4 tỷ đô la Mỹ (USD). Trong đó PVEP góp 40% vốn và trong giai đoạn 1 của dự án, PVEP góp số vốn khoảng 1, 82 tỷ USD.
Dự án này được đánh giá là dự án lớn nhất mà PVEP đại diện cho Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN) đầu tư ra nước ngoài với mục đích thăm dò và khai thác dầu khí. Tuy nhiên, dự án không được tiến triển và Thủ tướng Chính phủ Hà Nội vào tháng 12 năm 2013 yêu cầu PVEP tạm dừng đầu tư vào dự án.
Vào ngày 13 tháng 3, truyền thông quốc nội loan tin Cục C03 vừa gửi văn bản đến PVN để đề nghị cung cấp toàn bộ hồ sơ, tài liệu liên quan việc thực hiện dự án lô Junin 2 của PVEP.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét