MUÔN NẺO MƯU SINH 20

(ĐC sưu tầm trên NET)
 
Bất Ngờ Với Công Việc Nguy Hiểm Nhất ở Sài Gòn

Cược mạng sống với nghề lau kính nhà cao tầng ở Sài Gòn

Để có thu nhập 5-9 triệu đồng mỗi tháng, những "người nhện" lau kính suốt ngày phải lơ lửng trên không trung, đối mặt với nguy hiểm.
Cược mạng sống với nghề lau kính nhà cao tầng ở Sài Gòn
Vào dịp cuối năm, nhiều tòa nhà cao tầng ở TP HCM phải được lau chùi lớp kính để giữ được vẻ sạch sẽ bóng bẩy. Đây cũng là dịp để những người thợ lau kính "vào mùa" kiếm tiền.
Cược mạng sống với nghề lau kính nhà cao tầng ở Sài Gòn
Các công nhân đu mình trên các cửa sổ được gọi vui là "người nhện". Đu mình ở độ cao cả trăm mét, họ làm việc hết sức vất vả, nguy hiểm. Tuy nhiên, nếu công việc thường xuyên cũng giúp họ có thu nhập từ 300.000-500.000 đồng mỗi ngày.
Cược mạng sống với nghề lau kính nhà cao tầng ở Sài Gòn
Anh Tô Văn Huynh (27 tuổi, quê Đăk Nông) có kinh nghiệm 8 năm "lơ lửng trên không". Chừng ấy thời gian, anh Huynh không chỉ làm nghề mà còn đi kiếm "thầu" cho anh em. "Công việc này không cần bằng cấp nhưng người thợ phải có chuyên môn, không sợ độ cao, tập trung và thần kinh vững chắc", anh Huynh chia sẻ.
Cược mạng sống với nghề lau kính nhà cao tầng ở Sài Gòn
Bộ dụng cụ nghề này khá đơn giản, bao gồm dây, ghé đu, đồ hít kính, khóa an toàn, đai bảo vệ toàn thân và dụng cụ lau rửa.
Cược mạng sống với nghề lau kính nhà cao tầng ở Sài Gòn
Để bắt đầu công việc này, từ trên những nóc nhà cao tầng, công nhân sẽ đi hệ thống dây tuột và dây an toàn. Họ phải chọn điểm cố định dây vững chắc chịu được sức tải lớn để đảm bảo an toàn. "Thoạt nhìn dây có vẻ không vững chắc, tuy nhiên sức tải của dây lên đến 1,7 tấn. Chỉ cần làm đúng thao tác chuyên môn là rất an toàn", anh Huynh cho biết.
Cược mạng sống với nghề lau kính nhà cao tầng ở Sài Gòn
Điều quan trọng với công nhân lau kính ngoài rành về chuyên môn còn phải học với cách thích nghi độ cao. "Lính mới vào nghề được cho đi làm những tòa nhà thấp, chỉ 3-4 tầng rồi từ từ nâng dần độ cao lên. Sau hơn một năm làm việc này, tôi mới có thể lau ở tòa nhà cao hơn 10 tầng thôi. Dù vậy, từ trên cao nhìn xuống, lúc đầu tôi rất hay bị choáng", anh Trương văn Thành (25 tuổi, quê Đăk Nông) cho biết.
Cược mạng sống với nghề lau kính nhà cao tầng ở Sài Gòn
Lơ lửng ở độ cao cả trăm mét nhưng có nhiều nhóm lau kính được công ty trang bị dụng cụ bảo hộ khá sơ sài, chỉ có đai an toàn, thiếu mũ bảo hiểm, giày… Và để có điểm tựa ở trên không trung, "người nhện" cần xài đến dụng cụ hít kính, tựa chân vào đó cho dễ lau chùi.
Cược mạng sống với nghề lau kính nhà cao tầng ở Sài Gòn
Thời tiết lý tưởng cho công việc này phải là những hôm trời râm mát, lặng gió nhưng số lượng ngày làm việc lý tưởng ấy rất hiếm hoi. "Gặp hôm nắng gắt thì làm một xíu là mỏi vì say nắng. Có lần, tôi lau ở tòa nhà 40 tầng mà không có chỗ bám, gió quá mạnh nên bị thổi bạt ngang gần chục mét. Nắng gió là những sự cố hay gặp nhất của nghề này", anh Huynh cho biết.
Cược mạng sống với nghề lau kính nhà cao tầng ở Sài Gòn
Mỗi ngày công nhân lau kính cũng làm việc 8 tiếng như những công việc khác nhưng mệt mỏi hơn rất nhiều. "Chỉ cần tưởng tượng ngồi im trên ghế đu cả mấy tiếng liền giữa cái nắng gió là thấy mệt rồi. Hơn nữa nếu giữa chừng khát nước hay muốn đi vệ sinh, chúng tôi cũng ráng nhịn", anh Phan Văn Út (24 tuổi, quê Đồng Nai) chia sẻ.
Cược mạng sống với nghề lau kính nhà cao tầng ở Sài Gòn
Anh Út cho biết, với những công trình được ốp hoàn toàn bằng kính thì việc lau chùi khá đơn giản. Độ nhanh chậm tùy thuộc vào tay nghề mỗi công nhân. Những tòa nhà xây có gờ thì lau dọn khó khăn hơn.
Cược mạng sống với nghề lau kính nhà cao tầng ở Sài Gòn
Những công nhân lau kính chia sẻ, họ chỉ thực sự cảm thấy an toàn khi chân chạm mặt đất. "Chúng tôi đánh cược cả mạng sống nên rất kỵ những từ như tai nạn, sự cố…", anh Huynh nói.
Cược mạng sống với nghề lau kính nhà cao tầng ở Sài Gòn
Giờ nghỉ trưa, ai cũng nhanh chóng uống nước, ăn cơm để ngả lưng sớm trước khi bắt đầu lại công việc. 
Cược mạng sống với nghề lau kính nhà cao tầng ở Sài Gòn
Vào dịp cuối năm, công việc của họ đều đặn hơn. Thợ có tay nghề có thể kiếm trung bình 400.000 đồng một ngày. "Thời gian còn lại trong năm, thu nhập của chúng tôi chỉ dao động từ 5-9 triệu đồng một tháng tùy theo tay nghề", anh Tô Văn Đức (30 tuổi) cho biết.
Quỳnh Trần

Cực nhọc người nhện lau kính

Cực nhọc, nguy hiểm là tất cả những gì người ta có thể liên tưởng về những chàng trai lau kính các tòa nhà cao tầng, và không có họ thì các tòa nhà sẻ trở lên cũ kĩ, mất thẩm mỹ. Vậy họ là ai? Người nhện lau kính?

Công việc lau kính ngày xưa

Dịch vụ lau kính tòa nhà, các trung tâm thương mại ở những năm đầu 1990 là công việc khá mới mẽ, số lượng nhân công làm nghề này tập trung chính ở Sài Gòn chỉ đếm trên đầu ngón tay. Công việc lúc đó làm không hết, dù cực nhọc nhưng mức lương tương đối hậu hỉnh, công việc trải đều quanh năm làm không hết do vậy người lao động có quyền “lựa chọn” những công ty có chế độ đãi ngộ tốt.
Cực nhọc nghề lau kính tòa nhà cao tầng
Một công việc vất và, cực nhọc và vô cùng nguy hiểm của thợ lau kính nhà cao tầng

Hiện nay

Các công trình lớn xây dựng mọc lên ngày càng nhiều kéo theo nhu cầu làm sạch kính mặt ngoài các tòa nhà không ngừng tăng cao. “nghề chỉ nghề” nên số lượng lao động ở lĩnh vực này ngày càng đông. Đến với công việc nguy hiểm đặc thù này thường là do ngẫu nhiên, các lao động ban đầu chỉ làm các công việc vệ sinh bình thường khác sau đó họ quen dần với công việc từ lúc nào chính người làm việc cũng không nhận ra. Riêng ở Sài Gòn hiện nay số lượng lao động là trong khu vực này khoảng 500 người, không chỉ làm quanh Sài Gòn mà còn thi công ở tất cả các tỉnh trong cả nước, một số công nhân còn “xuất ngoại” sang cả Campuchia, Lào... do số lượng phát triển nhanh hơn so với nhu cầu nên mức thu nhập hiện nay cũng không được còn như trước.
công việc cực nhọc của công nhân lau kính
Công việc nguy hiểm, cực nhọc chỉ với mục đích mang tầm nhìn đẹp cho khách hàng

Công việc nặng nhọc, nguy hiểm

Gần như trong tất cả các nghề lau kính ngoài trời là nghề nặng nhọc và nguy hiểm nhất, bạn thử hình dung ở độ cao khoảng 100m so với mặt đất, khi lau phải tiếp xúc với cái nắng gay gắt những tấm kính nóng sẽ phả hơi vào bạn, đó là chưa kể nhiều lúc thời tiết có nhiều biết động (gió mạnh, mưa...)
Nếu là người sợ độ cao, nghề lau kính nhà cao tầng là một nhiệm vụ bất khả thi. Bởi ngày nay với sự vươn mình mạnh mẽ của các doanh nghiệp Việt Nam, các công ty có vốn đầu tư nước ngoài thì các tòa cao ốc mọc lên ngày càng nhiều, chiều cao không thua gì các toàn nhà trọc trời trên thế giới. "Người nhện" đánh đu trên những sợi dây đã được cố định, chân đứng trên tấm ván đánh đu giữa trời và tiến hành lau toàn nhà, một công việc nghĩ tới thôi đã phải giật mình.
Xem thêm: Dịch vụ vệ sinh cửa kính công nghiệp trên các tòa nhà cao tầng
Để làm được công việc này thì yếu tố cần phải có là “độ lì” của người thợ, ở độ cao cho dù bao nhiêu họ vẫn cảm có cả giác bình thường không bị “thần hồn át thần tính”. Tất cả các công ty vệ sinh công nghiệp đều có những phương án an toàn tối đa cho người lao động, tuy nhiên trong thi công có những yếu tố bất ngờ nguy hiểm đến tính mạng như gông lốc, mưa, gió... khi gông lớn có thể đẩy người thợ ra xa vị trí lau tới hàng chục mét, khi thi công bạn bị các triệu chứng mệt mõi bất ngờ cũng  hết sức nguy hiểm.
Trò chuyện với một người thợ lau năm trong nghề và biết được những khó khăn nguy hiểm, mình hỏi anh có lúc nào suy nghĩ mình bỏ nghề này đi tìm một công việc khác bớt vất vả hơn không? Anh cười bảo: làm gì rồi quen đó, vả lại công việc này đem lại thu nhập cũng tạm ổn định để trang trải chi phí cuộc sống ở Sài Gòn, nếu nói chuyển nghề cũng chưa biết phải làm gì bây giờ, chỉ mong chủ thầu đảm bảo đồ bảo hộ để chúng tôi yên tâm làm việc hơn.

Vệ sinh công nghiệp Aaclean

Sự sống kì diệu của người lau kính rơi từ tầng 47 xuống đất

(PLO) -Bạn đọc biết rằng, chỉ có một nửa số người rơi từ tầng 3 xuống đất là có thể sống sót mà thôi; nếu rơi từ tầng 10 trở xuống e là không một ai sống sót. Thế nhưng, một người làm nghề lau cửa kính đã rơi từ mái của một tòa nhà chọc trời cao 47 tầng ở ngay trung tâm thành phố New York mà vẫn sống sót. 
Sự sống kì diệu của người lau kính rơi từ tầng 47 xuống đất
Anh Alcides Moreno (giữa) đang gặp gỡ các lính cứu hỏa tại Sở cứu hỏa New York, những người từng giải cứu anh thành công vào năm 2008
Phép màu nào đã xảy ra? Làm thế nào ông ấy có thể vượt qua cửa tử? 
Vụ tai nạn kinh hoàng
Với nụ cười dễ mến, anh Alcides Moreno vui vẻ giải thích lý do hành nghề của mình: “Tôi thích cảm giác cửa sổ luôn sạch sẽ, láng o. Tôi thích nước và xà phòng. Chúng tôi thường bắt đầu làm việc ở tầng mái tòa nhà và lần hồi xuống dưới tầng trệt, công việc đều đặn và tôi rất thích nghề này”. 
Anh Moreno và người em trai Edgar được giao nhiệm vụ làm sạch toàn bộ kính cửa sổ tại cao ốc hạng sang với 47 tầng mang tên Solow Tower nằm ở Upper East ở Manhattan vào buổi sớm của ngày 7 tháng 12 năm 2007. Họ đi thang máy lên mái của tòa nhà và đi ra ngoài tầng mái để làm việc, nhiệt độ ngoài trời lửng lơ ở ngưỡng đóng băng. Và cũng chỉ một chốc sau đó, bi kịch không mong đợi đã xảy ra.
Theo báo cáo tai nạn của Bộ Lao động Mỹ thì: “Khi 2 công nhân leo đến sàn rửa rộng 4,9m để nắm các dây cáp thì bỗng dưng “chân trượt khỏi nơi làm việc”. “Về phía tay trái, sợi cáp rơi ra đầu tiên. Đó là nơi làm việc của em trai tôi. Cậu ấy đang rơi xuống”. Alcides Moreno rùng mình nhớ lại.
Edgar Moreno rơi thẳng xuống từ độ cao 144m, cơ thể nằm sõng soài tại một ngách ngõ hẹp. Vào thời điểm Edgar chạm đất, ước tính cơ thể anh đã rơi xuống với tốc độ hơn 120 dặm/giờ. Chưa hết, chẳng mấy chốc, giàn giáo bên phía Alcides Moreno cũng “sụm bà chè”, anh cũng bất ngờ rơi thẳng xuống đất.
Trên đường phố, nhân viên cứu hỏa và đội ngũ nhân viên y tế thảy đều dựng tóc gáy khi tận mắt chứng kiến một cảnh tượng ớn lạnh. Edgar Moreno rớt trên một hàng rào gỗ, cơ thể bị cứa đứt và không ai có thể giúp được anh. Riêng Alcides Moreno được tìm thấy trong đống kim loại xoắn, cơ thể vẫn dính trong các cấu kiện giàn giáo. Vẫn còn thở thoi thóp, Alcides nói rằng anh đã cố gắng hết sức với ý chí đấu tranh để sinh tồn, nhưng không tài nào đứng dậy nổi.
Alcides Moreno cùng vợ Rosario và một trong số 4 đứa con trai 
Lính cứu hỏa nhớ lại, họ đã di chuyển nạn nhân như thể đang mang “một quả trứng sắp bị bể”, bởi họ biết rằng chỉ cần một động tác sai thì nạn nhân có thể mất mạng ngay lập tức. Dính vào người Alcides là lằng nhằng dây an toàn, cùng với đó là ít xà phòng và 1 xô nước nóng – hơi nước vẫn bốc lên nghi ngút – đã được phát hiện trên mái nhà cạnh giàn giáo bị hỏng.
Hành trình phục hồi kì diệu
Người ta tức tốc đưa cơ thể bầm dập của Alcides Moreno đến một bệnh viện gần nhất, khi đó nạn nhân chìm trong hôn mê. Alcides bị chấn thương não, cột sống, ngực và bụng, gãy xương sườn, gãy tay phải và 2 chân đều gãy. Alcides phải trải qua vô số ca phẫu thuật bao gồm cả một thủ thuật đưa ống thông vào trong não để giảm sưng não cho bệnh nhân. 
Ngay tại thời điểm đó, TS Herbert Pardes, là Chủ tịch và CEO của Bệnh viện New York-Presbyterian đã phát biểu trong cuộc họp báo rằng: “Nếu quý vị muốn tìm kiếm một phép mầu nhiệm trong y tế, thì chắc chắn là đây. Tỷ lệ sống còn từ tầng 4 đã được xem là hi hữu rồi”.
Còn Tiến sĩ Glenn Asaeda từ Sở cứu hỏa New York, nhấn mạnh: “Ơn trên đã giúp cho anh ấy (Alcides Moreno)”. Gần 3 tuần nhập viện, nạn nhân Alcides Moreno mới thức dậy, đó là ngày Giáng sinh của năm 2007; lúc đó chị Rosario, bà xã anh cũng đang túc trực bên giường bệnh của chồng. 
Alcides Moreno nhớ lại: “Đầu óc tôi ong ong”. Anh cũng không nhớ được chuyện khi gặp nạn. Liệu anh có biết chuyện gì đã xảy ra với em trai của mình không? Alcides nói: “Tôi biết chắc là cậu ấy đã chết, vì lúc nhìn quanh quất tôi chỉ thấy mình và bà xã thôi”.
Một cuộc điều tra hiện trường xảy ra vụ tai nạn đã khám phá ra rằng, giàn giáo đã không được duy trì hợp quy cách và hệ thống dây cáp máy được dính vào sàn rửa của cửa sổ của tòa nhà đã không được “neo” vào mái nhà.
Các nhà điều tra tai nạn cũng kết luận, mặc dù Alcides Moreno bước lên giàn giáo mà không thắt dây an toàn, nhưng điều đó cũng không chứng minh rằng anh từ chối sử dụng nó. Kể từ lúc Alcides không chắc lấy thiết bị làm sạch cửa sổ từ mái nhà, nghe có vẻ như anh vẫn còn ý định quay trở lại để thắt dây an toàn trước khi bắt đầu làm việc. 
Người em trai Edgar Moreno (trái) đã chết cùng với Alcides Moreno 
ADVERTISEMENT
Nhưng làm thế nào mà Alcides Moreno lại có khả năng sống sót một cách kỳ diệu đến thế? Ngay trong lúc vướng vào giàn giáo và té ngã, liệu cấu trúc này có chịu sự tác động không? Làm thế nào, giàn giáo có thể lướt trong không trung? Có khi nào Alcides Moreno đã nhảy ra khỏi tòa nhà lúc anh đang rơi xuống và nó đã làm chậm lại tốc độ rơi? Hai anh em nhà Moreno đều đến từ Ecuador, đến Mỹ vào thập niên 1990 để tìm việc làm.
Alcides Moreno bùi ngùi nói: “Sự ra đi của cậu ấy (Edgar Moreno) là một cú sốc quá lớn với tôi. Edgar từng sống cùng tôi ở New Jersey, chúng tôi chia sẻ cho nhau mọi thứ. Cậu ấy làm việc cùng tôi và qua đời trong lúc làm việc chung với anh trai. Suốt 3 năm tôi rơi vào trạng thái buồn chán, đó là quãng thời gian tôi bắt đầu hồi phục và tạm chấp nhận em trai mình đã đi xa mãi mãi. Nó đau như cảm giác tôi mất đi đứa con, bởi vì cậu ấy còn quá trẻ”.
Alcides Moreno đã nhận được một khoản tiền bồi thường thiệt hại khá hậu hĩnh, gia đình anh đã dọn tới Phoenix, tiểu bang Arizona. Alcides phân trần, thời tiết ở Phoenix tốt cho sự phục hồi xương của anh. “Alcides vui mừng nói: “Mình mẩy tôi đầy sẹo do chấn thương vùng lưng. Tôi không thể chạy, chỉ có thể đi bộ mà thôi. Tôi không thể trở lại như xưa được nữa song tạ ơn Chúa, tôi có thể đi lại được, quả là phép mầu!” 

Anh Alcides Moreno không hề biết sợ độ cao
Ngày nay ở tuổi 46, Alcides Moreno bộc bạch rằng anh vẫn có ý nghĩ muốn lau  chùi cửa sổ một lần nữa nếu sức khỏe cho phép – anh không hề có cảm giác sợ độ cao. Nhưng anh không thể làm việc vì lý do sức khỏe, Alcides ước tính rằng anh chỉ còn độ 80% sức khỏe. Alcides nói: “Khi tôi hỏi một số thứ, tôi không thể kết thúc câu hỏi. Có những thứ tôi không thể làm được trọn vẹn. Âu là có lẽ do tai nạn đã gây ra”. 
Vụ té ngã từ ngày 7/12/2007 đã hoàn toàn thay đổi hẳn cuộc đời của Alcides. Alcides bồi hồi nói: “Tôi nghĩ nhiều về bản thân và chỉ mình tôi thôi. Tôi muốn chu cấp cho gia đình và nghĩ rằng đó là thứ tốt nhất. Rồi tôi nhận ra rằng thứ quan trọng nhất trong cuộc đời tôi là vợ và các con”.
Năm ngoái 2016, Alcides Moreno được làm cha lần thứ 4. Khỏi nói cũng đủ biết anh mừng rỡ đến thế nào khi nói về cậu con trai tròn 8 tháng tuổi. Ánh mắt tràn đầy niềm yêu thương, ông bố Alcides nhấn mạnh: “Tôi không ngừng tự hỏi tại sao mình lại có thể sống được và có thêm đứa con mới – phải chăng là nhờ nó, tình phụ tử, tôi phải nuôi nó trưởng thành để kể cho nó hay về trải nghiệm đau thương mà cha nó đã trải qua”…/.
Thanh Hải – Hải Nguyễn (tổng hợp)

Robot lau kính nhà cao tầng

  • 1 2 3 4 5
  • 2.233
Cùng với sự phát triển của đô thị, những năm gần đây nhà cao tầng mọc lên ngày một nhiều hơn và ở Việt Nam đã xuất hiện thêm một nghề mới - nghề lau kính nhà cao tầng. Tuy nhiên, do lau kính bằng phương pháp thủ công nên mất rất nhiều thời gian, công sức và đặc biệt là rất nguy hiểm cho tính mạng của công nhân khi thường xuyên phải làm việc trên cao.
Robot lau kính
(Ảnh: VTV)
Để khắc phục tình trạng này, các giảng viên và sinh viên trường Đại học Dân lập Lạc Hồng, tỉnh Đồng Nai đã nảy sinh ý tưởng thiết kế và chế tạo Robot công nghiệp phục vụ việc lau cửa kính cho các tòa nhà cao tầng.
Với nhiệm vụ chính là lau kính nhà cao tầng nên Robot không chỉ có khả năng di chuyển trên các mặt phẳng nằm ngang, mà còn di chuyển trên mặt phẳng dựng đứng và mang các thiết bị kèm theo để thực hiện công việc lau rửa kính, quan sát và sơn sửa.
Thạc sĩ Nguyễn Vũ Quỳnh - giảng viên khoa Cơ điện - Trường ĐHDL Lạc Hồng cho biết: "Di chuyển trên mặt phẳng thẳng đứng thì khác xa và khó khăn hơn rất nhiều so với di chuyển trên mặt phẳng nằm ngang. Dựa trên nguyên lý trượt trên 2 thân, khi một thân của robot đã được bám chắc trên mặt kính rồi thì thân thứ 2 sẽ trượt lên và làm như vậy thì lúc nào cũng có ít nhất 50% giác hút của robot được bám trên mặt kính, làm cho robot không thể rơi được".
Theo thiết kế, robot sử dụng cơ cấu vít me đai ốc bi để thực hiện chuyển động tịnh tiến theo 2 phương vuông góc nhau, sử dụng cơ cấu chống đuôi để cân bằng lại trọng tâm, sử dụng công tắc hành trình và còi báo hiệu để nhận biết gờ kính, đồng thời dùng hơi nước nóng cung cấp cho bộ phận lau. Sau hơn 1 năm vừa chế tạo vừa thực nghiệm, kết quả cho thấy robot hoạt động tốt, di chuyển ổn định theo phương thẳng đứng, phương ngang, vượt qua các gờ và lau sạch kính.
Theo TS.Trần Hành - Hiệu trưởng trường ĐHDL Lạc Hồng - Chủ nhiệm đề tài: "Robot lau kính mỗi giờ leo 10 mét, ngang khoảng 7-8 mét (khoảng 80 m2). So với con người thì nó chậm hơn một chút, nhưng an toàn hơn. Bởi vì càng leo cao thì khả năng xảy ra rủi ro với con người càng lớn".
Không chỉ thay thế con người trong công việc lau kính nhà cao tầng, giúp con người tránh khỏi những rủi ro không đáng có, robot lau kính còn có ưu điểm là chỉ cần đầu tư 1 lần, chủ nhân của những căn nhà cao tầng có thể sử dụng robot trong việc làm vệ sinh kính nhiều năm, giúp tiết kiệm thời gian, công sức và chi phí. Tới đây, trường ĐHDL Lạc Hồng sẽ phối hợp với Sở Khoa học - Công nghệ Đồng Nai đưa robot lau kính vào sản xuất công nghiệp để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng cả nước.
Cập nhật: 04/07/2006 Theo VTV

Mục sở thị một trong những nghề nguy hiểm nhất thế giới

Nghề đu dây lau kính được xem là một trong những nghề nguy hiểm nhất thế giới. Những 'người nhện' treo mình trên sợi dây, lơ lửng trên không trung ở độ cao hàng chục, hàng trăm mét, phải đối diện với vô số hiểm nguy chực chờ...
Không ít người mưu sinh bằng nghề đu dây lau kính các tòa nhà cao tầng - Ảnh: X.P
Ngày càng có nhiều nhà cao tầng nên nghề đu dây lau kính bắt đầu rộ lên, nhất là vào thời điểm cuối năm - Ảnh: ẢNH: X.P
Trước khi làm "người nhện" đu dây lau kính, Trương Nguyễn Duy Thiên (32 tuổi, Q.12, TP.HCM) neo dây cẩn thận vào các vật kiêng cố - Ảnh: ẢNH: X.P
Chỉ cần gió bất chợt hay mưa đổ xuống là người lau kính có thể đối mặt nhiều nguy hiểm - Ảnh: (ẢNH: X.P)
Cả người lẫn dụng cụ lau kính nặng gần trăm ký, được treo lơ lửng trên một sợi dây - Ảnh: (ẢNH: X.P)
Hiện ở TP.HCM có khoảng 150 thợ đu dây lau kính chuyên nghiệp. Hầu hết những tòa nhà cao tầng ở TP.HCM đều từng được một trong số họ đu dây để làm sạch hệ thống kính - Ảnh: (ẢNH: X.P)
Nguyễn Hải Tùng (28 tuổi, Cà Mau) đu dây lau kính đã 8 năm. Tùng từng đu những tòa nhà cao chọc trời như: Saigon Center 2 (42 tầng, 193 mét), tòa nhà 50 tầng trong khu Vinhome Tân Cảng... - Ảnh: (ẢNH: X.P)
Vì nghề quá nguy hiểm, lỡ gặp sự cố dễ dẫn đến những tai nạn thương tâm nên không ít người không "chịu nỗi nhiệt". Mặc dù vậy, vẫn có những công nhân muốn góp sức mình giúp thành phố đẹp hơn - Ảnh: (ẢNH: X.P)
Dụng cụ hít kính gắn chặt vô kính, để công nhân móc chân vào cố định vị trí, không bị đong đưa khi làm việc trên cao - Ảnh: ẢNH: X.P
Đã có những tai nạn xảy ra khi đu dây lau kính "rửa mặt" cho các tòa nhà. Nhiều người cho rằng đu dây lau kính là một trong những nghề nguy hiểm nhất thế giới - Ảnh: (ẢNH: X.P)
Làm nghề này đối diện với nhiều nguy hiểm, nhưng người công nhân chưa được hưởng nhiều quyền lợi - Ảnh: ẢNH: X.P
Vì thường xuyên lơ lửng trên không trung, ở độ cao hàng trăm mét, lại đối diện với nắng gắt, nên người công nhân thủ sẵn nước và bánh để "tiếp sức" những khi đói và khát - Ảnh: (ẢNH: X.P)
Sau khi "tiếp đất" an toàn, Thiên ngồi nghỉ lấy lại sức - Ảnh: ẢNH: X.P
Những tháng cuối năm là "vào mùa" của nghề đu dây lau kính. Nhưng qua tết thì... thất nghiệp - Ảnh: (ẢNH: X.P)
Nguyễn Văn Đức (41 tuổi, Q.Phú Nhuận, TP.HCM) đu dây lau kính được 18 năm. Mỗi lần xong công việc là anh nhắn tin cho vợ an tâm - Ảnh: ẢNH: X.P
Tranh thủ nghỉ lấy lại sức sau khi đu dây lau kính mệt mỏi - Ảnh: ẢNH: X.P
Những công nhân đu dây lau kính cho biết: Càng xuống dưới thấp càng đỡ, chứ treo mình ở trên cao, gió thổi, thấy ghê vô cùng - Ảnh: ẢNH: X.P
Nhiều người trẻ mưu sinh bằng nghề này, điều họ mong mỏi nhất đó là bình an trong những lần làm việc. Cầu mong cho chính bản thân họ và cả những đồng nghiệp làm nghề này - Ảnh: ẢNH: X.P
Nguyễn Duy Quang (29 tuổi, ở Q.2, TP.HCM) đu dây lau kính được 7 năm. Anh kể vợ con thường xuyên ngăn cản, khuyên bỏ việc, kiếm nghề khác để làm, "nhưng cái nghề này nó 'vận' vào mình thì phải, dứt hoài không được", Quang kể - Ảnh: ẢNH: X.P
Ông Nguyễn Thanh Sơn (50 tuổi, ở đường Bạch Đằng, Q.Bình Thạnh, TP.HCM) chính là người đu dây già nhất Sài Gòn. Cả thanh xuân của ông, chỉ đu dây mưu sinh kiếm sống. Ông Sơn gặp nhiều sự cố, tai nạn, nhưng may mắn qua khỏi - Ảnh: ẢNH: X.P
PV Thanh Niên làm nghề đu dây lau kính để thấu hiểu những vất vả khó khăn mà người công nhân mưu sinh bằng nghề này đã gặp phải - Ảnh: (ẢNH: Q.P)
Xuân Phương

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

NGẬM SẦU (ĐL)

MUÔN MẶT ĐỜI THƯỜNG III/104

MỌC CÁNH