ĐIÊN RỒ TRONG VÒNG DANH LỢI 77

(ĐC sưu tầm trên NET)
 
Cư Dân Mạng Ủng Hộ Ông Vũ, Lê Hoàng Diệp Thảo PHÁT RỒ Chửi Cả 100 Triệu Dân Việt Nam 
  
Tin chấn động công an bắt đối tượng rút 2100 tỷ của Trung nguyên và Lê Hoàng Diệp Thảo bị tố cáo

Đặng Lê Nguyên Vũ: 'Tôi chưa bao giờ sai với vợ'

Ông chủ Trung Nguyên khẳng định nói bằng cái tâm, nếu mình sống không phải thì các em của bà Thảo đã không còn làm ở công ty.
Chiều 20/2, phiên tòa ly hôn giữa bà Lê Hoàng Diệp Thảo và ông Đặng Lê Nguyên Vũ tiếp tục với phần hỏi. Không khí khá căng thẳng khi hai bên đối đáp về quá trình xây dựng và góp vốn vào Trung Nguyên.
Bà Thảo cho rằng, gia đình ông Vũ rất nghèo, bà phải kiếm gửi xuống cho ông từng 500.000 đồng, ông "có duy nhất một điều là ý chí". Ông Vũ thừa nhận gia đình ông khó khăn là có thật rồi quay qua bà Thảo nói "20 năm nay có khi nào qua (tôi) đụng đến tiền. Cô phải đối diện với cái tâm của cô". Ông cho biết, khi bắt đầu khởi nghiệp đã phải đi vay mượn từng gói cà phê. Về sau cha mẹ ông phải bán hai căn nhà đưa tiền cho ông phát triển công ty.
Trả lời bà Thảo về việc chăm sóc và điều hành Trung Nguyên thế nào trong 5 năm tu trên núi, ông Vũ nói, công ty muốn đi xa phải có ý tưởng và mô hình mới. Việc ông lên núi là để tìm "phương pháp kinh doanh thiện lành".
Bà Thảo nhắc ông Vũ trả lời thẳng vào câu hỏi. Ông Vũ cho biết, từ trước tới giờ chuyện tiền bạc trong gia đình bà Thảo là người nắm giữ nên không thể nói ông chu cấp. Hai con lớn ở Australia đều có bạn của ông lo lắng. Còn hai con ở Việt Nam có người giúp việc. Bà Thảo tiếp tục lưu ý ông về việc chăm sóc chu cấp cho con thế nào. Ông Vũ đáp "nhà này đâu thiếu tiền", "tòa tuyên thế nào không quan trọng, lương tri của mình mới quan trọng".
Bà Thảo cho biết luôn muốn quay về với chồng nếu có cơ hội. 
Bà Thảo trông mệt mỏi tại toà. Ảnh: Hải Duyên.
Tiếp đó, luật sư Phan Trung Hoài hỏi thân chủ là bà Thảo "có thực sự muốn quay lại vị trí một người vợ đứng sau chồng" như những năm trước đây và chia sẻ trách nhiệm quản lý Trung Nguyên.
Vẻ mệt mỏi, bà Thảo cho biết luôn mong muốn có cơ hội hàn gắn. "Tôi đã hy sinh tất cả những gì mình có. Chúng ta ai rồi cũng chết, tất cả những gì có được cũng đều để lại cho các con. Hơn 3 năm qua tôi đã cố gắng rất nhiều để các con có đầy đủ cha mẹ", bà lạc giọng.
"Xuyên suốt bao năm qua đến giờ tôi vẫn mong muốn tiếp tục giữ vai trò cũ, quay về với Vũ, bỏ qua hết tranh chấp để gia đình trọn vẹn. Và lớn hơn là cùng nhau xây dựng Trung Nguyên không chỉ là thương hiệu quốc gia mà còn có vị trí trên thế giới", bà nói thêm.
Về lý do dẫn đến ly hôn, nữ doanh nhân cho biết, từ năm 2013 ông Vũ bắt đầu có nhiều thay đổi khiến bà và các con luôn có cảm giác bất an, gặp nguy hiểm. Nhân viên công ty cũng nhận thấy điều này từ ông Vũ.
Theo bà Thảo, lúc đó Trung Nguyên bắt đầu có dấu hiệu bị thâu tóm, sản nghiệp của gia đình dần dịch chuyển. Tài sản do vợ chồng bà tạo lập trong thời gian hôn nhân nhưng bỗng nhiên bà không còn quyền nắm giữ, không được tiếp cận sổ sách kế toán...
"5 năm anh ấy ở trên núi không còn quan tâm đến thứ gì. Tôi trở thành nạn nhân của rất nhiều vụ kiện kể cả ở thị trường nước ngoài. Tôi nghĩ anh Vũ không thể là người làm việc đó", bà Thảo nêu nghi vấn.
Luật sư Phan Trung Hoài cũng đặt nhiều câu hỏi với ông Đặng Lê Nguyên Vũ, liên quan đến cuộc sống hôn nhân và việc điều hành công ty. Ông Vũ thừa nhận đến với bà Thảo bằng tình yêu rất đẹp và đã có 4 người con xinh xắn. Trong cuộc sống gia đình ông là người chịu đựng và luôn lùi lại phía sau trong mọi chuyện.
Ông Vũ khẳng định "chưa bao giờ sai" với bà Thảo, không ai muốn loại bà ra khỏi công ty "nhưng chồng phải ra chồng, vợ phải ra vợ" và "phải có trật tự". "Nếu tôi sống không phải thì em ruột, em dâu, em rể của cô ấy đâu có làm ở công ty", ông nói.
Khi luật sư đề cập đến việc người con trai lớn từ Australia về nước hôm qua và gửi cho ông lá thư thể hiện nguyện vọng các con muốn sở hữu 5% cổ phần công ty, ông Vũ tỏ ra bức xúc và không giữ được bình tĩnh. Ông cho rằng, các con ông chưa đủ hiểu biết về những việc như thế này, và cho đây là "ý đồ" của bà Thảo.
"Khi mấy đứa nhỏ về tôi nói không phải 5% hay bao nhiêu %. Bà nội các con đã 70 tuổi rồi. Ở đây không ai muốn tiền bạc hết. Ba cũng vậy. Chỉ có mẹ của các con là khác. Nói những điều phải không nghe, để bây giờ phải ra toà, bịa ra những điều như vậy", ông nói.
"Hãy để cho các con trưởng thành, đây chưa phải lúc. Bây giờ để cho các con 5% hay bao nhiêu cũng không có ý nghĩa gì", ông lớn tiếng và cho biết sẽ để lại cho các con tất cả khi chúng trưởng thành. Cái ông muốn cho các con là bệ phóng, ý chí luôn vượt lên và vươn tầm ra thế giới.
Trả lời luật sư về việc chỉ đồng ý chia cho bà Thảo 30% cổ phần, trong khi đó là tài sản lập được trong thời kỳ hôn nhân, ông Vũ nói: "Cái gì không phải của cô thì đừng có đòi. Trung Nguyên là linh hồn của tôi".
Ông Vũ cùng luật sư tại tòa hôm nay. Ảnh: Hải Duyên. 
Ông Vũ cùng luật sư tại tòa hôm nay.  
Luật sư của bà Thảo đưa ra nhiều tài liệu thể hiện Tập đoàn Trung Nguyên chịu nhiều tổn thất trong thời gian ông Vũ tu trên núi, trong đó có việc chi nhiều tiền để mua nhiều xe hơi. Ông Vũ cho rằng, tiền mua xe 500 tỷ hay 700 tỷ đồng thì tài sản vẫn còn đó.
Ông cũng nói nhiều về triết lý kinh doanh và khẳng định Trung Nguyên đã có 20 năm phát triển và đây là giai đoạn đầu tư chứ không phải giai đoạn khai thác.
Buổi sáng, cả hai cũng có nhiều ý kiến gay gắt khi trình bày yêu cầu tranh chấp tài sản chung.
Là nguyên đơn trong vụ kiện ly hôn, bà Thảo cho biết đã kết hôn với ông Vũ 20 năm trước. Do vợ chồng mâu thuẫn trong quan điểm sống, chăm sóc các con và điều hành công ty, mục đích hôn nhân không đạt được nên muốn ly hôn. Bà yêu cầu được trực tiếp nuôi dưỡng các con và ông Vũ phải cấp dưỡng cho mỗi con 5% cổ phần của mình tại Trung Nguyên.
Theo bà Thảo, vốn điều lệ của Tập đoàn Trung Nguyên hiện là 2.500 tỷ đồng. Trong đó, ông Vũ đứng tên số cổ phần trị giá 500 tỷ đồng (chiếm 20% vốn điều lệ), bà sở hữu cổ phần trị giá 250 tỷ đồng (chiếm 10%). Bà đề nghị được chia đôi - tương đương 375 tỷ đồng (15%).
Trong đơn khởi kiện bổ sung, bà Thảo yêu cầu phân chia một số tài sản khác, trị giá khoảng 52,5 tỷ đồng. Như vậy, tổng giá trị tài sản chung bà Thảo yêu cầu phân chia là khoảng 802 tỷ và chia đôi bằng cổ phần sở hữu tại Công ty Trung Nguyên và G7.
Ở giai đoạn toà giải quyết, ông Vũ không bình luận nhiều về vụ việc. Thông qua người đại diện, ông đề nghị được nuôi 4 con, không yêu cầu bà Thảo trợ cấp hằng tháng. Nếu tòa tuyên cho bà Thảo được quyền nuôi các con, ông chỉ đồng ý chia 5% cổ tức cho mỗi người.
Hải Duyên

Đặng Lê Nguyên Vũ tiết lộ mâu thuẫn, phải dứt tình với Lê Hoàng Diệp Thảo

- Sau khi phiên tòa ngày 20/9 kết thúc cho thấy Trung Nguyên sai sót trong văn bản bãi nhiệm bà Lê Hoàng Diệp Thảo ban hành từ năm 2015, tập đoàn này ngay lập tức ra quyết định bãi nhiệm thêm lần nữa và lần đầu tiết lộ chi tiết các mâu thuẫn đẩy người ra đi.
Vừa phục chức 2 ngày, bà Lê Hoàng Diệp Thảo lại bị Trung Nguyên bãi nhiệm
Trung Nguyên về đâu sau cuộc chia ly của vợ chồng “vua cà phê” Đặng Lê Nguyên Vũ?
Giữa cuộc ly hôn nghìn tỷ, Tập đoàn Trung Nguyên lớn cỡ nào?
Ly kỳ đường đi văn bản bãi nhiệm
Tập đoàn Trung Nguyên cho biết đã ban hành quyết định 06/2018 của Tổng Giám đốc, về việc “Bãi nhiệm chức vụ Phó tổng giám đốc thường trực Công ty cổ phần tập đoàn Trung Nguyên của bà Lê Hoàng Diệp Thảo” vào ngày 21/9.
Căn cứ mà Trung Nguyên nêu ra là dựa vào luật Doanh nghiệp năm 2014, quyền và nghĩa vụ của chức danh Tổng Giám đốc và Bản án phúc thẩm ngày 20/9/2018 của Tòa án nhân dân cấp cao tại TP.HCM.
Động thái này diễn ra 1 ngày sau khi Tòa án Nhân dân cấp cao TP.HCM tuyên bố bà Thảo thắng kiện, hủy bỏ quyết định bãi nhiệm chức vụ chức danh của bà Thảo, yêu cầu ông Vũ không được ngăn cấm, cản trở quyền điều hành, quản lý của bà Thảo trong vụ án "Tranh chấp giữa thành viên công ty với công ty" xảy ra tại Trung Nguyên do bà Thảo khởi kiện ông Vũ từ năm 2015.
Đặng Lê Nguyên Vũ tiết lộ mâu thuẫn, phải dứt tình với Lê Hoàng Diệp Thảo
Ông Đặng Lê Nguyên Vũ đã ban hành quyết định bãi nhiệm chức phó tổng giám đốc của bà Lê Hoàng Diệp Thảo.
Trung Nguyên cho biết ngày 13/4/2015, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Trung Nguyên đã ban hành quyết định bãi nhiệm chức danh Phó Tổng Giám đốc thường trực của bà Thảo vì mâu thuẫn quan điểm kinh doanh không thể giải quyết được, gây khó khăn rất lớn cho việc điều hành hoạt động của tập đoàn.
Bà Thảo sau đó khởi kiện quyết định bãi nhiệm này. Đến ngày 22/9/2017, Hội đồng xét xử Tòa án Nhân dân TP.HCM tuyên hủy bỏ quyết định bãi nhiệm chức danh của bà Thảo vì lý do Quyết định bãi nhiệm ghi chức danh “Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc” và Bản án nhận định rằng Chủ tịch Hội đồng quản trị không có quyền bãi nhiệm chức danh Phó Tổng giám đốc.
Vì thế, Trung Nguyên thu hồi và hủy bỏ quyết định này vào ngày 9/10/2017, với lý do ghi sai chức danh “Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc”. Sau đó, Trung Nguyên yêu cầu tòa án đình chỉ việc khởi kiện vì đối tượng khởi kiện là Quyết định bãi nhiệm đầu tiên đã bị thu hồi và hủy bỏ.
Tuy nhiên, nguyên đơn không đồng ý rút yêu cầu khởi kiện, nên Tòa án Nhân dân cấp cao tại TP.HCM đã giữ nguyên bản án sơ thẩm về việc thu hồi và hủy bỏ Quyết định ngày 13/4/2015, vì không có cơ sở để đình chỉ yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn.
Tiếp sau đó, Trung Nguyên kháng cáo bản án sơ thẩm này. Kết quả phiên tòa kết luận bà Thảo được “phục chức”, nhưng chỉ một ngày sau đó, Trung Nguyên lại bãi nhiệm chức danh này.


Trong thông cáo của tập đoàn Trung Nguyên cũng nêu rõ lý do mà Trung Nguyên liên tiếp phải tìm cách bãi nhiệm bà Thảo. “Nhà sáng lập – Chủ Tịch – Tổng giám đốc” của Tập đoàn Trung Nguyên là ông Đặng Lê Nguyên Vũ nhận thấy sự cần thiết mang tính bắt buộc phải tái định vị tổ chức, đặc biệt phải tái thiết kế tổ chức mạnh mẽ để Trung Nguyên không còn sự ách tắc trong khâu điều hành do bà Lê Hoàng Diệp Thảo ở vị trí Phó tổng giám đốc thường trực đã không đủ nền tảng hiểu biết về Sách lược Tâm, chỉ tư duy ở tầm mức kinh doanh buôn bán cà phê thông thường và thoát ly mô hình quản trị gia đình nhỏ lẻ, sớm đưa Trung Nguyên trở thành tập đoàn toàn cầu, hội tụ và hợp tác với các nguồn lực số 1 của thế giới”, văn bản có đoạn.
Rõ ràng, Trung Nguyên vướng phải những mâu thuẫn gay gắt về quan điểm và triết lý kinh doanh của cặp vợ chồng là bà Lê Hoàng Diệp Thảo và ông Đặng Lê Nguyên Vũ.
Trung Nguyên cũng “tố” bà Thảo chỉ chủ trương kinh doanh theo tư duy “con buôn”, kiếm lợi nhuận ngắn hạn và Trung Nguyên không thể lớn mạnh hơn nếu bà Thảo tiếp tục quản lý.
Trong nhiều năm giữ vai trò Phó Tổng Thường trực, theo Trung Nguyên, bà Thảo đã có nhiều hành động khiến Trung Nguyên rạn nứt từ bên trong, không tập trung vào việc kinh doanh.
Đây là lần thứ 2 trong khoảng thời gian ngắn Trung Nguyên “phản pháo” chính thức về những lùm xùm trong vụ việc với bà Thảo. Trước đó là ông Vũ trực tiếp xuất hiện trong câu chuyện ly hôn và chia tài sản, còn bây giờ là câu chuyện về quyền điều hành của Trung Nguyên.
Trung Nguyên cũng lên án về việc bà Thảo nhiều lần yêu cầu thẩm định sức khỏe về việc ông Vũ mất năng lực hành vi dân sự hay nhiều lần làm ngưng trệ việc kinh doanh như vụ án con dấu ở các công ty thành viên.
Văn bản này cũng lần đầu tiên Trung Nguyên công bố lợi nhuận chính thức của mình, được kiểm toán bởi KPMG Việt Nam. Theo đó, lợi nhuận năm 2017 đạt 682 tỷ đồng, giảm 11% so với năm 2016. Lợi nhuận của Tập đoàn Trung Nguyên giảm dần đều từ năm 2014, năm bắt đầu những cuộc chiến tranh giành quyền lực ở Trung Nguyên.
Dũng Nguyễn

Đặng Lê Nguyên Vũ, "vua cà phê" hay "nhân vật quái dị'?

© Ảnh: Kinh Doanh
Kinh doanh
URL rút ngắn
0 01
Sau 5 năm ẩn cư trên “núi thiêng M’Drak”, đại gia cà phê khiến quan khách thêm lần ngạc nhiên về phong cách và ngôn ngữ. Suốt 3 năm qua, vụ kiện ly hôn và tranh chấp tài sản giữa vợ chồng Đặng Lê Nguyên Vũ - Lê Hoàng Diệp Thảo vẫn chưa hạ nhiệt.
Trên các diễn đàn công khai, bà Lê Hoàng Diệp Thảo hơn một lần bày tỏ nỗi hoang mang về ông Đặng Lê Nguyên Vũ.
Không chỉ nghi ngờ về sức khoẻ tâm thần của người chồng đã nộp đơn ra toà xin chấp dứt mọi sự ràng buộc, bà Lê Hoàng Diệp Thảo còn cho rằng ông Đặng Lê Nguyên Vũ đang bị một số đối tượng thao túng và xúi giục có những hành vi đi ngược lại lợi ích của Tập đoàn Trung Nguyên.
Sự tái xuất của ông Đặng Lê Nguyên Vũ có giá trị như thế nào trong bối cảnh dư luận đang rối ren về Tập đoàn Trung Nguyên hiện nay? Những tin đồn bủa vây đại gia cà phê có thể được thanh toán không?
Thực chất, gọi là bất ngờ, nhưng sự hiện diện của ông Đặng Lê Nguyên Vũ tại buổi lễ kỷ niệm 22 năm thành lập Tập đoàn Trung Nguyên ở khách sạn 5 sao ngay giữa trung tâm Sài Gòn, đều được lên kịch bản khá chi tiết. Bằng chứng là nhân viên của thương hiệu này đã được nhắc nhở xếp hai hàng để nghênh đón và cúi đầu cung kính khi ông chủ đi qua.
Đặc biệt, MC của buổi tiệc được "mớm" cho một câu kích hoạt đám đông cực kỳ ấn tượng:
"Quý vị hãy chú ý đến hơi của mình, để cảm nhận một nguồn năng lượng đang tràn ngập".
Cái nghi lễ mỹ miều ấy không khác gì tiếp rước một bậc quân vương tối cao. Đặc biệt, không biết do ai tư vấn thời trang mà ông Đặng Lê Nguyên Vũ trưng diện quần áo và khăn choàng khiến giới người mẫu cũng thua xa về sự bắt mắt.
Vẫn đầu trọc hết tóc, vẫn chân mày rậm, ông Đặng Lê Nguyên Vũ thong thả từng bước và vẫy tay chào bằng phong thái uỷ lạo bá tánh. Nhìn bề ngoài, đại gia cà phê không thua kém gì một thiền sư diêm dúa đã đắc đạo huyền bí!
Trong bài phát biểu dài 6 phút, ông Đặng Lê Nguyên Vũ tự xưng "qua" và nói chậm rãi như kẻ truyền giáo chính hiệu:
"Qua muốn nói với anh em nghiên cứu ở nhà máy, bộ phận tiếp thị, tất cả các người anh em lãnh đạo các công ty thuộc tập đoàn, phải luôn luôn nhận thức thông điệp hôm nay qua nói, và phải quán triệt trên từng việc, làm đến mức độ khác biệt, đặc biệt, duy nhất so với mọi tập đoàn khác trên thế gian này… Những người không hiểu những gì qua dạy, thì phải tận lực, nếu không sẽ trở thành những con người buôn bán, từ đó không thể buôn bán vượt trên những tập đoàn khác và không thể đi xa được".
Cách xưng "qua" không phải do ông Đặng Lê Nguyên Vũ phát kiến, mà đó là cách xưng hô của người bề trên thời xưa ở Nam bộ. Đại ca cà phê xưng "qua" với nhân viên thì chỉ có nhân viên nào không được trả lương mới thấy bực mình.
Trước đây, Tập đoàn Trung Nguyên từng có một thông cáo gửi cho nhân viên, bày tỏ sự hoan hỉ:
"Chủ tịch của chúng ta đã hoàn toàn hoàn thành quá trình Thông Linh và đón nhận Mặc Khải từ Đấng Tối Cao Thượng Đế, đã được Đấng Tối Cao Thượng Đế truyền trao cho mọi khả năng tiên tri để giúp Người sắp đặt lại thế gian lầm lạc theo đúng trật tự".
Thì tại buổi lễ, MC tiếp tục khẳng định Chủ tịch Đặng Lê Nguyên Vũ đã được đón nhận Mặc Khải, nghĩa là Thượng Đế đã cho đại gia một khả năng vượt ngoài hiểu biết và cảm nhận của con người. Vì vậy, lần này đại gia cà phê không ngần ngại khẳng định mình "có thể giải đáp thông suốt mọi câu hỏi trên thế giới" và tái khẳng định Trung Nguyên sẽ trở thành tập đoàn khác biệt, duy nhất, vĩ đại và "thống ngự" hoàn toàn thế giới. Xin lưu ý, ở đây là "thống ngự" chứ không phải "thống trị" nhé!
Dù phục trang hơi buồn cười và ngôn từ đao to búa lớn, nhưng bài phát biểu dài 6 phút của ông Đặng Lê Nguyên Vũ cũng có điều đáng trân trọng là "tầm nhìn 20 tỷ đô la cho cà phê Việt Nam, lấy lại giá trị thực mà cà phê Việt xứng đáng được hưởng". Nếu Tập đoàn Trung Nguyên làm được điều đó, thì hàng vạn nông dân trồng cà phê sẽ có cuộc sống no ấm hơn, và những người kinh doanh cà phê nhỏ lẻ cũng sẽ có cơ hội phát tài phát lộc.
Sự xuất hiện trở lại sau 5 năm ẩn cư của ông Đặng Lê Nguyên Vũ đã gây xôn xao không khác gì scandal của một ngôi sao showbiz.
Nhiều đàm tiếu cũng đã xuất hiện quanh sự kiện này. Thế nhưng, công bằng mà nói, đại gia cà phê hoàn toàn không có gì sai quấy. Đó là cách biểu hiện ý chí của riêng ông Đặng Lê Nguyên Vũ, không gây hại cho ai và cũng không tổn thương gì cho cộng đồng!
Có lẽ cần nhìn nhận, ông Đặng Lê Nguyên Vũ như một hiện tượng để chiêm nghiệm sự thật, nếu may mắn một người có thể trở thành doanh nhân giàu có hoặc trở thành một chính khách thành công, nhưng không thể trở thành triết gia sau một thời gian ngồi thiền và đấu khẩu với dăm kẻ chầu rìa rảnh rỗi!
Theo Kiến thức gia đình

Nghĩ về bà Lê Hoàng Diệp Thảo trong vụ ly hôn nghìn tỷ, Hằng Túi lý giải sâu sắc: Đàn bà đẻ càng lắm thì càng tham tiền!

Mèo Ăn Nhạt, Theo Helino 19 ngày trước

"Phụ nữ luôn là những thiên thần. Khi ai làm gãy đôi cánh của họ, họ sẽ vẫn bay, nhưng là bay trên cái chổi".

Vài ngày gần đây, từ chốn công đường đến cõi mạng, từ hàng trà đá đến bữa cơm của mọi nhà, những bàn tán lao xao xung quanh vụ ly hôn nghìn tỷ của vợ chồng đại gia cafe - ông Đặng Lê Nguyên Vũ và bà Lê Hoàng Diệp Thảo. Mỗi người có một cách khác nhau, một lý do khác nhau để chú ý đến vụ ly hôn này, có người nghĩ về tình vợ chồng tào khang gần 20 năm bỗng chốc tan vỡ, người ngẫm nghĩ về triết lý doanh nhân, triết lý kinh doanh, người tần ngần suy tưởng về câu người giàu cũng khóc...
Nhiều Facebooker cũng bày tỏ quan điểm của mình về câu chuyện ồn ào này, khiến mạng xã hội xôn xao ồn ào, thậm chí có hẳn một trend ăn theo câu nói đầy ẩn ý và cay đắng của ông Vũ: Tiền nhiều mà để làm gì? 
Vốn yên ắng trong mấy ngày nay, tưởng như đứng ngoài thế sự, mà cách đây ít giờ, bà mẹ 4 con Hằng Túi đã bày tỏ suy nghĩ riêng của mình về câu chuyện này, qua một góc nhìn hết sức phụ nữ, bằng trải nghiệm của một bà mẹ 4 con.
Cô viết:
"Phụ nữ luôn là những thiên thần. Khi ai làm gãy đôi cánh của họ, họ sẽ vẫn bay, nhưng là bay trên cái chổi.
Hằng định chả viết đâu nhưng thiết nghĩ nên nói ra suy nghĩ của mình về người phụ nữ 4 con như chị. Các cụ có câu "của chồng công vợ" - không có những người phụ nữ ở nhà tề gia thì đàn ông chí sao ở 4 phương được, anh có làm bao nhiêu giời biển thì nếu không dạy được con, không chăm được mẹ già thì anh hỏng hẳn, sau này con anh cũng phá tan hết, đến vua chúa thời xưa còn phải nể mặt chính thất! 
Mấy người đàn ông hiểu được điều này nhỉ? Nếu thật sự tu thành chính quả, tôi mà là anh, tôi chỉ cần 100 tỷ, à không, 10 tỷ thôi cũng đủ phục vụ tu thân thiện lành đến hết đời rồi, kệ con mụ vợ tham lam cho nó ôm mẹ già, 4 con thơ, 1 đống tiền, 1 đống quyền, 1 đống trách nhiệm cho nó sấp mặt ra! Mỗi tội, tôi chưa hết sân si nên tôi chưa tu được...
Nghĩ về bà Lê Hoàng Diệp Thảo trong vụ ly hôn nghìn tỷ, Hằng Túi lý giải sâu sắc: Đàn bà đẻ càng lắm thì càng tham tiền! - Ảnh 1.
Người phụ nữ như tôi đi vệ sinh không qua ngọn cỏ, suy nghĩ lại nông như cơi đựng trầu nên nhiều lúc muốn hê hết cả đi, vứt hết cả tranh đấu đi mà an yên ăn ngon mặc đẹp, giữ hình ảnh nhân văn hiền thục với xã hội, sướng lắm; nhưng nhìn lại 4 đứa con, tôi chẳng làm được, chả dám nghĩ cao xa vĩ mô, vĩ cuồng hay lo cho giang sơn xã tắc, bàn dân thiên hạ. Tôi lo cho tương lai 4 đứa con tôi thôi là tôi cũng không cho phép mình được dừng lại, được nhân nhượng, được yếu mềm trong tất cả các lĩnh vực từ kinh doanh đến xã hội.
"Dù rằng đời em thích hoa hồng, kẻ thù buộc em ôm cây súng". Em mà 4 con bảo em ôm bom ôm lựu đạn cũng được nữa là ôm súng!
Cùng là phụ nữ, cũng có chồng đại gia, có người rảnh rỗi, ưỡn ẹo, ăn sẵn nằm ngửa mà cũng có được 1/2 tài sản của chồng, mà có người hy sinh đủ điều rồi lại phải đi chống lại cả thế giới để giành cả váy với chồng. Âu cũng là đen thôi, đỏ quên đi...
Thôi xin đừng triết lý, đạo lý cao xa. Đàn bà chúng tôi là giống tham tài, tham tiền từ xa xưa cổ đại rồi. Đẻ càng lắm thì tham càng nhiều. Bà nào bảo không tham tiền đứng sang 1 bên tôi xem nào! Có điều tham của chồng mình, của mình, của con mình chứ không tham của ai ngoài đường là được.
Thế đã hiểu vì sao chỉ có bà phù thủy mà không có ông phù thủy chưa ạ?".
Nghĩ về bà Lê Hoàng Diệp Thảo trong vụ ly hôn nghìn tỷ, Hằng Túi lý giải sâu sắc: Đàn bà đẻ càng lắm thì càng tham tiền! - Ảnh 2.
Không đề cập đến những vấn đề to tát, chẳng đả động đến những đại tự sự hay bênh người này, lên án người khác, Hằng Túi chọn một lát cắt rất nhỏ đầy đồng cảm với người phụ nữ đang nằm trong tâm điểm chú ý của dư luận - Lê Hoàng Diệp Thảo: tại sao sau ly hôn, phụ nữ cần tiền và giành quyền nuôi con?
Không có một sự nghiệp kinh doanh rực rỡ bên cạnh chồng cũ như bà Diệp Thảo, nhưng dưởng như người đàn bà đã nếm trải đủ cay đắng và ngọt bùi như Hằng Túi, người đã trải qua một lần đò lỡ dở, 4 năm làm mẹ đơn thân, từng ồn ào với chồng cũ vì mâu thuẫn tiền nuôi con và hiện đang là mẹ 4 con, có nhiều điểm tương đồng và trải nghiệm để thấy, cô dễ đồng cảm với người vợ tào khang của "ông vua cafe".
Đúng hay sai, tùy mọi người bàn, nhưng có một điều mà có lẽ bất kỳ nào cũng đồng ý với cô ngay tắp lự, đó là khi đã trở thành một người mẹ (nhất là một người mẹ có nhiều con), họ sẽ bằng mọi giá bảo vệ con, sẵn sàng xù lông và tranh đấu với cả thế giới để đảm bảo lợi ích và tương lai của con mình.
Lê Hoàng Diệp Thảo không chỉ là một người đàn bà đông con, mà còn là một người đàn bà kinh doanh. Đàn bà kinh doanh thường rất thực tế. Khi họ cảm thấy có sự rủi ro ập đến với mồ hôi nước mắt của mình (mà bao năm mình cùng chồng gầy dựng), đến con mình, họ sẽ mạnh mẽ và kiên cường để bảo vệ tất cả. Sự đồng cảm của Hằng Túi với bà Diệp Thảo là sự đồng cảm của phụ nữ với nhau, là sự bênh vực một phụ nữ kinh doanh mạnh mẽ và phút cuối cùng vẫn luôn đấu tranh cho con cái vậy!

Chủ tọa hòa giải khi đang xét xử có đúng luật ?

Tại phiên tòa xét xử tranh chấp của vợ chồng 'vua cà phê' Trung Nguyên, chủ tọa bất ngờ thuyết phục bà Diệp Thảo rút đơn xin ly hôn, khiến dư luận 'chia phe' tranh cãi về tính hợp pháp cũng như khách quan ở tình tiết này.
Chủ tọa (giữa) thuyết phục bà Lê Hoàng Diệp Thảo rút đơn xin ly hôn
Ảnh: Mã Nhi - Nguyễn Anh

Chủ tọa hòa giải khi đang xét xử có đúng luật ? - ảnh 1
Có lẽ mục đích của HĐXX là mong muốn các bên duy trì mối quan hệ hôn nhân, nhưng cái chưa được là đã gợi ý đương sự rút đơn khởi kiện. Hòa giải tức HĐXX đưa ra lý lẽ để các bên nhận thấy chưa đến mức phải ly hôn, nhưng quyền rút đơn hay không là quyền của đương sự. Chính việc không khéo trong cách thuyết phục dễ khiến dư luận hoặc đương sự có thể hiểu lầm thẩm phán không vô tư, khách quan trong xét xử
Chủ tọa hòa giải khi đang xét xử có đúng luật ? - ảnh 2

Tiến sĩ Nguyễn Văn Tiến, Trưởng bộ môn luật tố tụng dân sự - hôn nhân và gia đình Đại học Luật TP.HCM

Những ngày qua, dư luận đặc biệt quan tâm đến phiên tòa tranh chấp tài sản khi ly hôn của vợ chồng chủ Tập đoàn cà phê Trung Nguyên: bà Lê Hoàng Diệp Thảo và ông Đặng Lê Nguyên Vũ. Bên cạnh diễn biến phiên tòa, các bên tranh cãi nảy lửa về tình yêu - tiền bạc, vai trò của người phụ nữ - đàn ông trong hôn nhân, cấp dưỡng nuôi con, phân chia tỷ lệ tài sản chung... thì phiên tòa cũng làm “dậy sóng dư luận” khi chủ tọa, thẩm phán Nguyễn Văn Xuân bất ngờ đứng ra hòa giải, thuyết phục bà Lê Hoàng Diệp Thảo rút đơn xin ly hôn, lui về “hậu trường” chăm sóc chồng con.

Liên tục động viên rút đơn

Cụ thể, cuối buổi sáng 21.2, trong phần hỏi đáp của phiên tòa, chủ tọa dành nhiều thời gian để thuyết phục bà Thảo rút đơn xin ly hôn. Theo chủ tọa, bà Thảo và ông Vũ từng có thời kỳ hôn nhân tốt đẹp với 4 người con xinh xắn, thông minh. Bà Thảo có thể bỏ ông Vũ nhưng không thể bỏ các con. Ngược lại ông Vũ cũng vậy. Giữa họ có "sợi dây vô hình gắn bó".
"Việc tòa phân chia cho ông bà thế nào thì sau này tất cả tài sản đều để lại cho các con. Tôi động viên ông bà xem lại một lần. Thôi thì bà rút đơn xin ly hôn, quay về với vai trò người vợ chăm sóc các con, không tham gia kinh doanh nữa mà giao toàn bộ doanh nghiệp cho ông Vũ điều hành. Nếu ông Vũ không có tài thì không thể đưa Trung Nguyên trở thành công ty hàng đầu như hiện nay", chủ tọa nói.
Chủ tọa hòa giải khi đang xét xử có đúng luật ? - ảnh 3
Bà Lê Hoàng Diệp Thảo lắng nghe HĐXX khuyên rút đơn xin ly hôn
Ảnh: Ngọc Dương
Khi nghe bà Thảo trình bày thực sự mong muốn quay về như xưa, nhưng cũng rất lo lắng cho sức khỏe của chồng..., chủ tọa tiếp tục phân tích: "Sức khỏe của ông Vũ hoàn toàn bình thường, đủ khả năng điều hành công ty. Con trai lớn của ông bà đã 20 tuổi, cháu có đủ khả năng để sau này ông Vũ trao quyền kế thừa công ty. Bà không mất cái gì. Bà được chồng, được con, vẫn quản lý tiền bạc của gia đình", đồng thời động viên bà Thảo quay về xin lỗi mẹ chồng, xin lỗi chồng và cả gia đình cùng đoàn tụ...
Diễn biến phiên tòa sau đó, dù khẳng định: “Thời đại xã hội bây giờ không như xưa, tôi không có lỗi thì tại sao tôi phải xin lỗi...”, nhưng sau những phân tích, động viên của chủ tọa, bà Thảo 2 lần nói sẵn sàng rút đơn ngay tại tòa nếu có sự đồng thuận của ông Vũ. Tuy nhiên, cuối cùng phía ông Vũ không đồng ý, khẳng định muốn chấm dứt hôn nhân với bà Thảo.
Chủ tọa hòa giải khi đang xét xử có đúng luật ? - ảnh 4
Dù vợ quyết định rút đơn xin ly hôn nhưng ông Đặng Lê Nguyên Vũ không đồng ý

Dễ gây hiểu lầm


Tài sản tranh chấp “khủng”,
án phí bao nhiêu?

Về nghĩa vụ chịu án phí dân sự sơ thẩm trong vụ án hôn nhân gia đình, luật sư Hoàng Hữu Nhân, Đoàn luật sư TP.HCM, cho hay khoản 5 điều 27 Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14 quy định các đương sự có tranh chấp việc chia tài sản chung của vợ chồng thì ngoài việc chịu án phí dân sự sơ thẩm 300.000 đồng thì các bên còn phải chịu án phí đối với giá trị phần tài sản mà họ được chia. “Sau này, khi HĐXX tuyên ông Vũ, bà Thảo được hưởng bao nhiêu trong khối tài sản chung thì các bên phải có nghĩa vụ chịu án phí dựa trên tài sản được hưởng. Án phí đối với tranh chấp về hôn nhân gia đình có giá ngạch (có yêu cầu số tiền cụ thể - PV) sẽ tùy vào giá trị để có mức thu cụ thể. Trong việc tranh chấp hôn nhân của vợ chồng bà Thảo - ông Vũ, vì giá trị tài sản của họ đều từ trên 4 tỉ đồng nên mức thu sẽ được tính: 112 triệu đồng (theo danh mục Nghị quyết 326) + 0,1% của phần giá trị tài sản tranh chấp vượt 4 tỉ đồng”, luật sư Nhân phân tích.

Đây không phải là vụ án đầu tiên chủ tọa đứng ra hòa giải cho các bên khi vụ án đang tiến hành xét xử.
Trong “đại chiến” Vinasun - Grab về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, khi phiên tòa đang trong giai đoạn tranh luận, chủ tọa - thẩm phán Lê Công Toại thông báo Vinasun và Grab có gửi đơn mong muốn được hòa giải. “Việc hai bên muốn hòa giải là dấu hiệu tích cực. Nhưng theo quy định thì thẩm phán không thể đứng ra tiến hành hòa giải vì phiên tòa đang diễn ra. Theo quy định pháp luật, nếu vụ việc có thể hòa giải trong thời gian chuẩn bị xét xử thì thẩm phán có thể hòa giải và ra quyết định hòa giải thành. Trong vụ cụ thể này, thủ tục hòa giải đã thực hiện nhưng không thành nên HĐXX đã đưa vụ án ra xét xử”, chủ tọa nói. Tuy nhiên, với nguyện vọng hòa giải của cả hai bên, HĐXX đã cho quay lại phần xét hỏi để xử lý các yêu cầu chính đáng. Sau đó, do các bên không thống nhất được phương án hòa giải nên vụ án vẫn xét xử bình thường.
Có thể nói, ở mỗi vụ việc, chủ tọa có những hướng xử lý khác nhau. Vậy quy định pháp luật liên quan đến hòa giải như thế nào? Nguyên Phó viện trưởng Viện KSND cấp cao tại TP.HCM Võ Văn Thêm cho biết, trong quá trình giải quyết vụ án, dù phiên tòa đang ở giai đoạn nào thì cũng phải áp dụng những nguyên tắc cơ bản tại chương 2 của bộ luật Tố tụng dân sự 2015. “Một trong những nguyên tắc đó là đương sự có quyền chấm dứt, thay đổi yêu cầu của mình hoặc thỏa thuận với nhau một cách tự nguyện, không vi phạm điều cấm của luật và không trái đạo đức xã hội. Ngoài ra, điều 10 của chương 2 về hòa giải trong tố tụng dân sự nêu tòa án có trách nhiệm tiến hành hòa giải và tạo điều kiện thuận lợi để các đương sự thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ việc dân sự. Vì vậy, nếu thấy cần thiết để đảm bảo, duy trì mối quan hệ hôn nhân, chủ tọa sẽ giải thích, thuyết phục, hòa giải để các bên đương sự có thể thay đổi, rút yêu cầu khởi kiện”, ông Thêm phân tích.

Tiến sĩ Nguyễn Văn Tiến, Trưởng bộ môn luật tố tụng dân sự - hôn nhân và gia đình Đại học Luật TP.HCM, khẳng định: “Thủ tục hòa giải trong giai đoạn chuẩn bị xét xử là trách nhiệm của thẩm phán thụ lý vụ án. Tại phiên tòa, HĐXX vẫn được quyền hòa giải vì nguyên tắc chung trong án dân sự là ghi nhận sự hòa giải, thỏa thuận của các bên”. Phân tích cụ thể trường hợp ở phiên toàn ông Vũ - bà Thảo, tiến sĩ Nguyễn Văn Tiến nói: “Có lẽ mục đích của HĐXX là mong muốn các bên duy trì mối quan hệ hôn nhân, nhưng cái chưa được là đã gợi ý đương sự rút đơn khởi kiện. Hòa giải tức HĐXX đưa ra lý lẽ để các bên nhận thấy chưa đến mức phải ly hôn, nhưng quyền rút đơn hay không là quyền của đương sự. Chính việc không khéo trong cách thuyết phục dễ khiến dư luận hoặc đương sự có thể hiểu lầm thẩm phán không vô tư, khách quan trong xét xử”.

Trong thời kỳ hôn nhân vẫn được phân chia tài sản chung

Cũng tại phiên tòa, theo diễn biến hòa giải của HĐXX, bà Lê Hoàng Diệp Thảo cho biết dù ông Vũ không đồng ý bà vẫn rút đơn xin ly hôn, nhưng giữ nguyên yêu cầu phân chia tài sản chung.
Nếu đặt trường hợp các bên thống nhất không ly hôn nhưng vẫn yêu cầu chia tài sản chung thì tòa có giải quyết? Theo luật sư Bùi Quốc Tuấn, Đoàn luật sư TP.HCM, trong thời kỳ hôn nhân, vợ chồng có quyền thỏa thuận chia một phần hoặc toàn bộ tài sản chung, nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu tòa giải quyết theo điều 38 luật Hôn nhân gia đình. “Từ thời điểm chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân có hiệu lực, phần tài sản được chia, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản đó sẽ là tài sản riêng của vợ/chồng. Ngoài ra, việc phân chia tài sản này chỉ có giá trị đối với phần tài sản mà hai vợ chồng đã thống nhất phân chia”, luật sư Tuấn nhấn mạnh.

Phát ngôn cho thấy bà Lê Hoàng Diệp Thảo muốn độc chiếm Trung Nguyên?

Phiên xét xử vụ ly hôn và tranh chấp tài sản giữa ông Đặng Lê Nguyên Vũ -bà Lê Hoàng Diệp Thảo đã và đang làm xôn xao dư luận trong những ngày qua. Bên cạnh diễn biến của phiên tòa, người ta còn quan tâm đến những phát ngôn nảy lửa giữa hai vợ chồng đại gia nổi tiếng. Không ít trong số những phát ngôn đó còn "gây bão" khi nhận nhiều luồng ý kiến trái chiều. Lời nhắn nhủ của bà Thảo với chồng là một ví dụ.
Tại phiên tòa, khi bà Lê Hoàng Diệp Thảo yêu cầu chồng trợ cấp nuôi con bằng 5% cổ phần của ông Vũ/người con, phía ông Vũ đáp lại sẽ dành toàn bộ cho các cháu khi trưởng thành chứ không chỉ 5% hay 7%. Đáp lại, bà Thảo cho rằng: "Một người là đại trượng phu sẽ cho vợ con, còn mình đi tạo lập cái mới".
Bà Lê Hoàng Diệp Thảo đang toan tính quyền điều hành Trung Nguyên? Ảnh: Internet.© Kiến Thức Bà Lê Hoàng Diệp Thảo đang toan tính quyền điều hành Trung Nguyên? Ảnh: Internet.
Lời nhắn nhủ này của bà Thảo lập tức vấp phải không ít sự giận dữ của làn sóng dư luận. Không ít người còn đặt câu hỏi: Ý định muốn ông Vũ nhường lại toàn bộ Trung Nguyên, để rồi phải một mình làm lại cơ nghiệp khác ở tuổi 48 dường như đã lộ?
Đành rằng, có thể bà nói đúng rằng bà Thảo là người vợ đã giúp chồng rất lớn trong sự nghiệp phát triển Trung Nguyên. Đành rằng, có thể bà đã dốc hết tâm sức, cả tinh thần và của cải giúp ông Vũ xây dựng Trung Nguyên. Nhưng có thế chăng nữa thì việc bà đòi hỏi ông Vũ phải nhượng lại Trung Nguyên để đi tạo dựng cái mới quả thật vô lý, chưa kể còn nhẫn tâm và thiếu cái tình.
Vô lý bởi vì ông Vũ là một doanh nhân nổi tiếng. Tên tuổi của ông đã gắn với Trung Nguyên suốt 2 thập kỷ qua. Nói đến Trung Nguyên, không thể không nói đến ông Vũ. Bởi vậy, dù bà Thảo có công đến đâu thì với Trung Nguyên, công lao của ông Vũ cũng không thể ít hơn. Vậy, hà cớ gì bà Thảo dựa vào những đóng góp của mình để mong giữ lại Trung Nguyên, trong khi đó lại muốn xóa bỏ mọi công lao của ông Vũ, ép ông từ bỏ Trung Nguyên?
Nhẫn tâm bởi vì bà Thảo vốn biết Trung Nguyên là "đứa con" tinh thần suốt 20 năm qua của ông Vũ. Cho dù lên núi ở ẩn, nói không cần tiền song với ông Vũ, ông còn gửi gắm vào Trung Nguyên danh dự và niềm đam mê. Vậy mà bà Thảo lại lấy cái khí chất "đại trượng phu" ra để "khích" ông Vũ phải từ bỏ danh dự và niềm đam mê ấy chẳng phải là nhẫn tâm lắm sao? Phải chăng khi ông Vũ không từ bỏ, với bà Thảo có nghĩa là ông không phải đại trượng phu?
Trung Nguyên thuở sơ khai vốn là công ty của gia đình bố mẹ ông Đặng Lê Nguyên Vũ. Bởi vậy, bắt ông từ bỏ Trung Nguyên khác nào bắt ông Vũ bỏ nghiệp gia đình? Là người vợ, chắc bà Thảo nên hiểu điều đó. Bởi vậy, lời nhắn nhủ của bà Thảo thiếu cái tình là vì thế.
Chỉ một lời nhắn nhủ với chồng tại tòa, bà Diệp Thảo đã khơi gợi bao nhiêu câu hỏi của dư luận. Trong số đó, không ít người dù cảm thông với bà đến đâu cũng không thể không thừa nhận: bà Thảo đã sai khi nhắn nhủ với chồng như vậy ngay tại phiên tòa. Bà Thảo nhiều lần lên tiếng nói bà coi Trung Nguyên là nhà, bà không giành Trung Nguyên mà chỉ là trở về nhà mình mà thôi. Vậy, trong khi bà không thể buông bỏ được Trung Nguyên, tại sao lại buộc chồng phải buông bỏ?
Tại phiên tòa tranh chấp với chồng, phía bà Thảo từng đề nghị đề nghị ông Vũ cấp dưỡng nuôi mỗi người con mỗi tháng bằng 5% cổ phần của ông Vũ trong công ty thuộc tập đoàn Trung Nguyên (tổng cộng 4 người con là 20%).
Theo lý lẽ của bà Thảo thì số cổ phần đó là để dành cho các con. Thế nhưng, xét ở một góc độ khác, trong vai trò người giám hộ cho các con, nếu có 20% cổ phần cấp dưỡng, bà Thảo sẽ nắm quyền kiểm soát tuyệt đối tại Trung Nguyên, bất chấp phương án phân chia tài sản chung của 2 vợ chồng như thế nào.
Không chỉ có vậy, đại diện của bà Thảo còn đề nghị chia cho bà Thảo 51% cổ phần trong Công ty cổ phần đầu tư Trung Nguyên (Trung Nguyên Investment), 15% trong Tập đoàn Trung Nguyên và sở hữu căn nhà trên đường Tú Xương.
Không phải đơn giản mà bà Thảo đưa ra lời nghị này. Bởi, chìa khóa quản lý Trung Nguyên nằm ở tỷ lệ sở hữu tại Công ty CP Đầu tư Trung Nguyên (Trung Nguyên Investment) khi doanh nghiệp này nắm 70% cổ phần Trung Nguyên Group và có thể chi phối mọi hoạt động tại đây.
Những động thái này của bà Thảo được dư luận cho rằng, bà đang quyết liệt đòi giành quyền điều hành, kiểm soát Trung Nguyên.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

NGẬM SẦU (ĐL)

MUÔN MẶT ĐỜI THƯỜNG III/104

MỌC CÁNH