HIỆN THỰC KỲ ẢO 108

-Tâm linh là những thể hiện có thực, những hiện tượng xảy ra trong thực tại mà khoa học chưa tỏ tường được.
-Mê tín dị đoan là niềm tin tín ngưỡng vào những sự việc, những câu chuyện được dựng lên từ sự tưởng tượng, hoang tưởng, huyễn tưởng...
-Tôi tin vào tâm linh nhưng không mê tín dị đoan.
-Việc đó rất khó xác định, ngay cả đối với các nhà khoa học thiên tài. 
-Đạo Phật, đạo Chúa, đạo Mác,... đều là những tín ngưỡng!
-Nếu những đạo ấy là chân lý, thì không những chúng phải hợp lại làm một từ lâu, mà còn là đại diện duy nhất của nền tảng khoa học, nơi xuất xứ mọi ý tưởng cơ bản từ cao sâu đến đơn giản về toán học và vật lý học.
-Chỉ cần một đạo tín ngưỡng như đạo Phật chẳng hạn, lý giải được nguyên nhân tồn tại của định lý Pi-ta-go, thì lập tức nó trở thành chân lý.
-Nói suông, nói dựa, nói lái vào các hiện tượng tâm linh là phương tiện số một của các "đạo dụ".
-------------------------------------------------------------
(ĐC sưu tầm trên NET)
 
Nhân scandal Ba Vàng: Nhân quả không thể hoán cải bằng lễ lạt 

Kinh nghiệm du lịch chùa Ba Vàng từ A – Z

09:46 14/02/2019

Bạn đang có kế hoạch đi du lịch chùa Ba Vàng vào dịp đầu năm 2019 nhưng đây là lần đầu tiên bạn ghé thăm nơi đây? Hãy tham khảo bài chia sẻ dưới đây của PYS Travel để có chuyến du lịch chùa Ba Vàng trọn vẹn và thú vị nhất nhé!

Chùa Ba Vàng là một ngôi chùa tọa lạc trên lưng chừng núi Thành Đẳng, thuộc Phường Quang Trung, Thành phố Uông Bí tỉnh Quảng Ninh. Chùa Ba Vàng nằm ở độ cao 340m so với mực nước biển. Ngôi chùa này có mạch phong thủy từ ngôi chùa linh thiêng của đỉnh Yên Tử - Chùa Đồng, phía trước là sông, phía sau là núi, hai bên là rừng thông. Vì vậy, chùa Ba Vàng không những có ý nghĩa về tâm linh mà còn là điểm tham quan, vãn cảnh rất đẹp của tỉnh Quảng Ninh.
chua-ba-vang-pystravel-1
Cổng tam quan nội – nơi du khách chính thức bước vào không gian chùa. Ảnh: chuabavang.com.vn
Xưa kia chùa Ba Vàng được dựng lên bằng gỗ. Chùa được xây dựng vào năm Ất Dậu, triều vua Lê Dụ Tông, tức năm 1706. Trải qua thời gian chùa đã nhiều lần được trùng tu, tôn tạo. Ngày nay ngôi chùa được đầu tư xây dựng khang trang, đẹp đẽ, tựa lưng vào núi.
chua-ba-vang-pystravel-2
Khung cảnh sân trước Ngôi Đại Hùng Bảo Điện. Ảnh: chuabavang.com.vn
Chùa có đặc trưng của các ngôi chùa Bắc Bộ, gồm 3 gian bái đường, 1 gian hậu cung, gồm có các ban thờ Phật, thờ Mẫu và Đức Ông. Toà “Đại hùng bảo điện” (chùa chính) có quy mô nhất với kiến trúc 2 tầng. Chùa Ba Vàng có nơi thờ Tam bảo và trống độc mộc được công nhận là lớn nhất Việt Nam.
Hệ thống tượng pháp trong chùa làm bằng gỗ có cũng có kích thước lớn như tượng Tam thế, Quan âm, ông Thiện, ông Ác… đều cao từ trên 2m trở lên. Trong đó, pho tượng A Di Đà là một trong những tượng Phật bằng gỗ vào loại lớn nhất miền Bắc.Kế tiếp chùa chính là các công trình như khu giảng đạo, trai phòng, thư viện, lầu chuông… được thiết kế hài hoà, liên hoàn, tạo thuận lợi cho các nhà sư hành đạo cũng như phật tử đến chùa lễ Phật.
chua-ba-vang-pystravel-3
Toàn cảnh chùa tráng lệ vào ban đêm. Ảnh: chuabavang.com.vn
Trong chùa còn có một giếng cổ nước không bao giờ cạn. Tương truyền, ai mà uống được nước lấy từ giếng sẽ khỏe mạnh và khỏi bách bệnh. Bởi vậy, nhiều Phật tử, du khách thập phương tới đây đều muốn được uống nước lấy từ giếng lên.

Phương tiện di chuyển 

Để tới du lịch chùa Ba Vàng, Quảng Ninh bạn có thể đi theo 2 cách, đó là xe riêng (ô tô, xe máy) hoặc ô tô khách:
- Nếu bạn đi bằng xe khách bạn có thể đi từ nhà ra các bến xe ở Hà Nội như bến xe Mỹ Đình, Gia Lâm hoặc Lương Yên đều được. Tại đây bạn bắt các xe có tuyến Hà Nội – Quảng Ninh với giá vé dao động trong khoảng 90.000VND – 100.000VND/vé. Sau khi tới xe tới điểm dừng là TP.Uông Bí thì bạn bắt taxi (Khoảng 50.000VND) để đi vào khu du lịch chùa Ba Vàng.
- Nếu bạn muốn đi bằng xe máy thì đi từ trung tâm thành phố Hà Nội bạn đi về hướng cầu Chương Dương -Nguyễn Văn Cừ - đi tới Bắc Ninh rồi đi theo Quốc Lộ 18 là đến nơi.

Thời điểm thích hợp đi du lịch chùa Ba Vàng

Đi vào lúc khai hội chùa Ba Vàng diễn ra vào mùng 8 tháng Giêng âm lịch là thời điểm thích hợp nhất.
chua-ba-vang-pystravel-4
Người người từ khắp tứ phương tới chùa Ba Vàng ngày đầu năm. Ảnh: chuabavang.com.vn
Hoặc bạn có thể tới vào lúc Lễ hội hoa cúc chùa Ba Vàng được tổ chức vào ngày 9/9 âm lịch, là ngày tết cổ xưa của người Việt, gọi là tết Trùng Dương, ngày tết hoa cúc.
chua-ba-vang-pystravel-5
Lễ hội hoa cúc chùa Ba Vàng. Ảnh: chuabavang.com.vn
Tuy nhiên, dù là mùa nào thì chùa Ba Vàng cũng là điểm đến tâm linh phù hợp cho du khách.

Lịch trình tham quan chùa Ba Vàng

Nếu đi theo tour du lịch chùa Ba Vàng trọn gói của PYS Travel, hành trình của bạn sẽ trở nên vô cùng hấp dẫn với lịch trình chi tiết, hướng dẫn viên có kinh nghiệm đi cùng từ A - Z.
Nếu đi tự túc tới chùa Ba Vàng thì nên kết hợp du lịch chùa Ba Vàng với Yên Tử 2 ngày 1 đêm sẽ tuyệt vời hơn rất nhiều. Bởi chùa Ba Vàng chỉ cách Yên Tử 10km, nên rất dễ dàng trong việc di chuyển (Có tuyến xe bus đi từ chùa Ba Vàng đến Yên Tử). Nếu du lịch kết hợp giữa 2 địa điểm, bạn nên đi chùa Ba Vàng trước rồi khi về sẽ quay lại Yên Tử sau.
chua-ba-vang-pystravel-6
Chùa Yên Tử cách Chùa Ba Vàng 10km. Ảnh: thanhtung111

Giá vé thắng cảnh

Khi tới tham quan Chùa Ba Vàng du khách không phải mua vé vào mà được vào cửa tự do. Nhưng nếu bạn đi du lịch kết hợp Chùa Ba Vàng và Yên Tử thì khi lên Yên Tử bạn sẽ phải đi cáp treo.
Giá vé người lớn khứ hồi 2 tuyến là 280.000 đồng, khứ hồi 180.000 đồng và một chiều là 100.000 đồng.
Đối với trẻ em, giá vé khứ hồi hai tuyến là 200.000 đồng, khứ hồi 120.000 đồng và một chiều là 80.000 đồng.
Đối tượng được miễn vé bao gồm: Tăng ni, Người già trên 70 tuổi (có giấy CMND/thẻ người cao tuổi), Thương binh (có thẻ thương binh) và Trẻ em cao dưới 1,2 m.

Đặc sản du lịch chùa Ba Vàng

Một số đặc sản nổi tiếng ở Quảng Ninh bạn có thể thử khi tới du lịch Chùa Ba Vàng như:
- Chả mực: là một trong những món ăn ngon, đặc sản có tiếng. Mực ở đây rất tươi, ngon, nhưng đặc biệt nhất có lẽ không gì có thể bằng món chả mực. Món chả mực ngon nhất vẫn là dùng với xôi trắng. Hạt xôi khô nhưng mềm, thơm hương nếp mới quyện với mùi chả vừa béo vừa ngọt.
chua-ba-vang-pystravel-7
Món chả mực nổi tiếng Quảng Ninh. Ảnh: chamuchalong.org
- Rượu mơ Yên Tử: Rượu mở ở đây ngon khỏi phải bàn. Ngoài ra rượu có nhiều tác dụng rất tốt cho sức khỏe như: Điều trị bệnh đường ruột, có tác dụng giảm bệnh lo âu và tinh thần căng thẳng, cung cấp chất dinh dưỡng cho hệ thần kinh, bệnh mất ngủ…
chua-ba-vang-pystravel-8
Rượu mơ Yên Tử nhất định phải mua làm quà. Ảnh: 24h.com.vn
- Con ngán: là loài hải sản rất phổ biến ở vùng biển Quảng ninh. Ngán có thể chế biến được nhiều món như: Nướng, hấp, nấu cháo, xào với mì hay rau cải. Và đặc biệt là món rượu ngán ngon trứ danh mà bất kỳ du khách nam nào cũng nên uống thử.
- Sá sùng: là một đặc sản đắt đỏ dùng để chế biến thành thức ăn hoặc làm thành một vị thuốc. Sá sùng khô rất được du khách ưu chuộng mang về làm quà biếu.
- Bánh gật gù: là đặc sản vùng đất Tiên Yên, được tráng trên nồi hấp và cuộn lại như bánh cuốn. Bánh có hương vị giống bánh phở nhưng lại mềm, dai hơn là do người ta thêm cơm nguội vào trong khi xay bột. Ngon nhất là khi được ăn nóng.
- Gà đồi Tiên Yên: món nổi tiếng từ lâu nhờ phương pháp nuôi tự nhiên. Gà được thả trong vườn, tự chạy đi kiếm ăn, do vận động nhiều nên thịt rất săn chắc, thớ thịt ngọt.
- Nem chua, nem chạo: nem ở đây được làm từ bì lợn thái nhỏ, thính làm bằng giá đỗ hay gạo rang, thêm chút đậu phộng rang giã nhỏ trộn nhuyễn rồi gói lại.

Cần chuẩn bị những gì?

- Bạn nhất định phải ăn mặc lịch sự, kín đáo, gọn nhẹ, nếu mặc không đúng quy định sẽ được cán bộ ban quản lý chùa nhắc nhở và chỉ được dừng chân ở cổng chùa.
chua-ba-vang-pystravel-9
Các Phật tử ăn mặc kín đáo nơi lễ chùa. Ảnh: chuabavang.com.vn
- Hãy chuẩn bị đôi giày chắc chắn để tiện đi lại. Nên đi giày bệt hoặc đi giày thể thao tuyệt đối không đi giày cao bởi quá ngắm cảnh rất dài, nhiều nơi cần đến nên di chuyển bằng giày thể thao là năng động nhất, êm chân nhất cho bạn.
- Khi đi chùa bạn nên đổi trước tiền lẻ ở nhà để thuận tiện cho việc đi lễ.

Lưu ý khi đi du lịch chùa Ba Vàng

Để công đức hành hương lễ Phật được viên mãn, bạn cần lưu ý khi đi lễ chùa Ba Vàng như sau:
- Không sử dụng ngôn từ bất lịch sự, to lời lớn tiếng; hãy nói nhỏ nhẹ, ôn hòa, lịch sự...
- Không chen, lấn, xô đẩy khi đi, đứng; hãy giúp đỡ, nâng bước người già, trẻ nhỏ.
chua-ba-vang-pystravel-10Không khí trang nghiêm nơi lễ chùa. Ảnh: chuabavang.com.vn
- Không được mang vào chùa vũ khí, các chất ma túy, gây nghiện, chất gây cháy nổ; văn hóa phẩm đồi trụy và các loại tài liệu chưa được sự kiểm duyệt và cho phép của nhà chùa.
- Không đi vào những khu vực có biển Cấm và nội viện Tăng Ni.
- Không nên xả rác bừa bãi trong khuôn viên chùa.
- Không được có những hành vi trái thuần phong mỹ tục khi đến cửa chùa.
- Không nên tự ý đánh chuông, trống và các pháp khí của chùa.
- Lễ phẩm cúng dàng phải được bày soạn trang nghiêm, tiền cúng dường Tam Bảo bỏ vào hòm công đức hoặc đến bàn ghi nhận công đức, không đặt tiền bừa bãi.
- Nên hỏi kỹ giá trước khi mua sắm đồ lưu niệm bởi ngày lễ hội rất dễ diễn ra tình trạng chặt chém khách khó kiểm soát.
- Không nên mua những mặt hàng, sản phẩm không rõ nguồn gốc ở khu du lịch, những sản phẩm mê tín dị đoan… Bởi nhiều người lợi dụng lòng tin của khách hàng nên thường bán những mặt hàng giả, kém chất lượng hoặc lừa đảo.
- Nếu muốn mua sắm thì nên hỏi những người dân địa phương cửa hàng bán đồ uy tín nhé.
Hi vọng những kinh nghiệm du lịch chùa Ba Vàng mà PYS Travel chia sẻ sẽ mang lại cho bạn những thông tin bổ ích nhất giúp bạn có chuyến đi chùa Ba Vàng trọn vẹn nhất.
Bạn đang tìm tour du lịch Lễ chùa đầu năm?
Xem ngay tour của PYS Travel >> Tour chùa Ba Vàng- Yên Tử 1 ngày
Số điện thoại tư vấn: 024 7307 5060
Kiều Anh

Mẹ nữ sinh giao gà bị giết: Phật tử chùa Ba Vàng xúc phạm vong linh con tôi

21/03/2019 08:56


Theo mẹ nữ sinh ship gà bị sát hại ở Điện Biên, bà Phạm Thị Yến - nữ phật tử chùa Ba Vàng đã xúc phạm gia đình và vong linh con gái bà.


Keyword đầu tiên có dấu
Chân dung nữ phật tử Phạm Thị Yến với lời giải thích về cái chết của nữ sinh ship gà gây xôn xao
Ngày 20/3, mạng xã hội lan truyền video bà Phạm Thị Yến, phật tử của chùa Ba Vàng đã giải thích về vụ nữ sinh Cao Thị Mỹ Duyên (ở Điện Biên) bị sát hại khi đi ship gà cho mẹ chiều 30 Tết.
Theo lời bà Yến, nguyên nhân chính khiến nạn nhân bị hiếp, giết như vậy là do các ác nghiệp của Duyên trong tiền kiếp và duyên trong hiện tại lại sát sinh.
"Hai cái này cộng vào nhau khiến cho bạn ấy bị như vậy. Ai làm gì cũng phải là do quả báo của chính mình. Bạn ấy bị người khác xâm hại về thân thể, hãm hiếp, giết chết, Yến sẽ đưa ra cho quý đạo hữu để chúng ta tư duy. Bạn ấy trong tiền kiếp phải có hai loại tội: Tội thứ nhất là sát mạng chúng sinh dã man; tội thứ hai là về mặt thân thể, trinh tiết của người khác bạn ấy xâm phạm, cho nên bạn mới bị quả báo như vậy", bà Yến nói trong clip.
Trước lời giải thích này, rất nhiều cộng đồng mạng bức xúc khi bà Yến đã vô tình khoét sâu thêm nỗi đau của gia đình nữ sinh, không chỉ thế còn xúc phạm vong linh nạn nhân.
Đó cũng chính là quan điểm của bà Trần Thị Hiền (mẹ nữ sinh Cao Thị Mỹ Duyên) sau khi xem đoạn clip trên. Bà Hiền bức xúc cho biết, những lời giải thích ấy đầy sự mê tín dị đoan và yêu cầu bà Phạm Thị Yến phải công khai xin lỗi gia đình, xin lỗi vong linh con gái.

Keyword đầu tiên có dấu
Nữ sinh Cao Thị Mỹ Duyên trước khi bị sát hại
Theo tìm hiểu, bà Phạm Thị Yến là phật tử, cư sĩ tại gia của chùa Ba Vàng, SN 1970, pháp danh: Tâm Chiếu Hoàn Quán. Bà Yến sinh ra và lớn lên tại Tp. Hạ Long (Quảng Ninh), nguyên quán ở huyện Khoái Châu, Hưng Yên.
Nữ phật tử này quy y tại Thiền Viện Trúc Lâm Yên Tử có pháp danh là "Tâm Chiếu Hoàn", sau đó được Đại đức Thích Trúc Thái Minh nhận làm đệ tử, đặt cho thêm chữ "Quán" vào pháp danh.
Đến năm 2009, được sự cho phép, bà Phạm Thị Yến thành lập đạo tràng Từ Tâm, ban đầu chỉ có 5 thành viên.
Năm 2016, bà Phạm Thị Yến tiếp tục thành lập CLB Cúc Vàng - Tập Tu Lục Hòa với gần 10 đạo tràng và khoảng hơn 700 thành viên tham gia. Đầu năm 2019, CLB Cúc Vàng - Tập Tu Lục Hòa đã có gần 40 đạo tràng và câu lạc bộ.
Ngoài ra, bà Yến còn thành lập một số câu lạc bộ và các nhóm sinh hoạt Phật tử.



Hữu Tuấn


  
Chuyện chùa Ba Vàng - TT. Thích Nhật Từ

Trụ trì chùa Ba Vàng: 'Có kẻ ganh ghét, bôi nhọ nhà chùa'

Giáo hội Phật giáo khẳng định chuyện vong báo oán không có trong giáo lý nhưng trụ trì chùa Ba Vàng nêu quan điểm trái ngược. 

Tối 21/3, đại đức Thích Trúc Thái Minh, trụ trì chùa Ba Vàng (TP Uông Bí, Quảng Ninh) có buổi nói chuyện trước ba trăm phật tử về thông tin báo chí phản ánh chùa tổ chức thuyết giảng "vong báo oán". Buổi nói chuyện được phát trực tiếp trên trang Facebook và website của chùa. 
Đại đức Thích Trúc Thái Minh. Ảnh: VT. 
Đại đức Thích Trúc Thái Minh. Ảnh: VT. 
Đại đức Thái Minh cho hay thông tin trên đang gây "bão mạng", nhưng là do "có đối tượng ganh ghét, đố kỵ, bôi nhọ nhà chùa". Ông khuyên phật tử bình tâm, nhẫn nại, "sóng gió gì rồi cũng qua".
Tại buổi nói chuyện, đại đức Thích Trúc Thái Minh nói ba vấn đề: thế giới tâm linh có thật hay không; có vong linh hay không và tác động gì đến con người; lễ oan gia trái chủ ở chùa Ba Vàng. 
Ông dẫn nhiều sách Phật, để đi đến kết luận, con người có tâm linh. "Vong đi theo con người báo thù rất nhiều. Nó khiến chúng ta bị bệnh tật, vợ chồng bất hòa, mâu thuẫn, con cái bệnh tật. Chúng ta có pháp thỉnh oan gia trái chủ để thỉnh nó ra", ông Minh nói và cho biết việc tổ chức lễ giải oan gia trái chủ ở chùa Ba Vàng là có thật.
Sư trụ trì chùa Ba Vàng "vong linh, báo oán là có thật" 
Đại đức Thích Trúc Thái Minh nói có "vong linh báo oán". Video: Huy Mạnh
Theo trụ trì chùa Ba Vàng, việc này mang lại nhiều lợi ích cho con người. Ai tham gia sẽ được học giáo pháp, tu tập, chuyển hóa thành người tốt. Chùa khuyến khích phật tử cúng dường và đây là việc tự nguyện chứ không phải ép buộc. "Các thầy rất vất vả chứ không sung sướng gì. Có hôm phải làm việc đến 3h sáng", sư Minh phân trần. Sau đó, một số phật tử được mời lên để khẳng định được chữa khỏi bệnh, hóa giải mâu thuẫn... nhờ làm lễ giải kết oán. 
"Tôi đi tu là muốn làm việc lợi ích cho chúng sinh, chứ không phải để kiếm tiền. Nếu kiếm tiền thì tôi đã bán lốt, thu phí tham quan, gửi xe...", ông nói và khẳng định, thông tin "chùa thu trăm tỷ mỗi năm không chính xác". Tiền cúng dường được dùng vào việc xây chùa, tô tượng, đúc chuông, in ấn sách băng đĩa, làm việc thiện. 
Các phật tử mặc áo lam ngồi thành hàng ngay ngắn, nghiêm trang lắng nghe. Sau mỗi lời của sư Minh hay lời kể của phật tử nào đó, tiếng vỗ tay lại vang lên. Kết thúc buổi thuyết giảng, một số phật tử òa khóc vì "nỗi oan nhà chùa".
Báo chí đặt nhiều câu hỏi nhưng trụ trì chùa Ba Vàng từ chối trả lời.
Chiều cùng ngày, Hội đồng trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam có văn bản gửi Ban trị sự Giáo hội tỉnh Quảng Ninh đề nghị chấn chỉnh việc thuyết giảng "vong báo oán" tại chùa Ba Vàng; kỷ luật nghiêm khắc các cá nhân nếu để xảy ra mê tín, dị đoan.
Quần thể chùa Ba Vàng.
Quần thể chùa Ba Vàng.
Trái ngược với nội dung thuyết giảng của trụ trì chùa Ba Vàng, hòa thượng Thích Gia Quang, Phó chủ tịch Hội đồng trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam khẳng định "việc gọi vong, trừ vong không có trong giáo lý nhà Phật". "Nếu chùa Ba Vàng hoạt động không đúng đắn thì phải chấn chỉnh", hòa thượng Quang nói.
Phó giáo sư Chu Văn Tuấn, Viện trưởng Nghiên cứu tôn giáo cũng nêu quan điểm, chuyện vong báo oán là bịa đặt. "Yêu cầu bỏ tiền ra để hóa giải những nghiệp chướng từ nhiều kiếp trước là trục lợi. Phật giáo quan niệm con người có thể cải được nghiệp bằng tích đức, làm việc thiện chứ không phải bằng tiền", ông Tuấn nói.
Thượng tọa Thích Đức Thiện, Phó chủ tịch, Tổng thư ký Giáo hội Phật giáo Việt Nam cho rằng việc phật tử Phạm Thị Yến nói cô gái giao gà ở Điện Biên bị sát hại vì nghiệp ở kiếp trước là "không đúng với giáo lý nhà Phật, trái đạo đức xã hội".
"Tất cả chúng ta đều cảm thấy đau thương với một con người bị giết hại dã man. Lấy cái mơ hồ của kiếp trước để cho là việc oan kiếp này là nguỵ biện cho hành động tàn bạo trong xã hội. Đây là sự việc không chấp nhận được", thượng tọa Thiện nêu quan điểm.
Khi nhận được báo cáo từ địa phương, Giáo hội Phật giáo sẽ có hình thức xử lý.
Chùa Ba Vàng (còn gọi là Bảo Quang Tự) tọa lạc ở độ cao hơn 300 m trên lưng chừng núi Thành Đẳng, thuộc phường Quang Trung (TP Uông Bí, Quảng Ninh). Tương truyền chùa có từ thời vua Lệ Dụ Tông (1706) và đã nhiều lần được tôn tạo lại trên nền phế tích xưa.
Năm 2007, đại đức Thích Trúc Thái Minh về trụ trì. Năm 2011, chùa được xây dựng lại bằng tiền công đức, mở rộng quy mô lên nhiều lần và được Tổ chức Kỷ lục Việt Nam công nhận là ngôi chùa trên núi có tòa chính điện lớn nhất Việt Nam (4.500 m2).
Minh Cương - Viết Tuân

Chồng cũ tiết lộ về bà Phạm Thị Yến chùa Ba Vàng

 Chồng cũ bà Yến tiết lộ, thời điểm còn chung sống, ông nhiều lần khuyên vợ dừng việc dùng tâm linh mê hoặc người khác.

Thực hư nguyên nhân bà Yến lên chùa Ba Vàng ở
Bà Phạm Thị Yến (SN 1970), tự nhận là nhà hoạt động Phật giáo có pháp danh Tâm Chiếu Hoàn Quán.
Dù không nắm giữ chức vụ nào cụ thể tại chùa Ba Vàng (TP Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh) nhưng sức ảnh hưởng của bà Yến tới nhà chùa rất lớn. Bà thường xuyên xuất hiện tại các buổi tọa đàm và trong các tài liệu tuyên truyền của nhà chùa.
Trên kênh Youtube của CLB tu tập do bà Yến làm chủ nhiệm, nhiều clip ghi lại các cảnh “ma nhập”, “gọi hồn” được đăng tải. Nhờ tận dụng nhiều kênh truyền thông khác nhau, người phụ nữ này thu hút hàng nghìn người đến chùa Ba Vàng ‘thỉnh vong’, ‘giải oán’ mỗi năm…
Chồng cũ tiết lộ về bà Phạm Thị Yến chùa Ba Vàng
Bà Phạm Thị Yến tận dụng nhiều kênh truyền thông để thu hút hàng nghìn người đến chùa Ba Vàng 'thỉnh vong'. Ảnh cắt từ clip.
Ông Trần Văn Thân, Tổ trưởng tổ 6, khu 5 (P. Hồng Hải, TP Hạ Long) - nơi bà Yến từng sinh sống cho biết: ‘Ngày trước, bà Yến là thợ may ở chợ Hạ Long 1. Tuy nhiên bà Yến rời địa phương đã lâu. Cách đây 1 thời gian, bà về địa phương ký giấy xác nhận để làm thủ tục ly hôn chồng.
Khi xảy ra sự việc xôn xao về bà Yến, người dân địa phương cũng không bất ngờ vì từ năm 2010 - 2011, người phụ nữ này đã bắt đầu các hoạt động đi bắt vong gọi hồn - được xem là một dạng lừa đảo. 
Ông Vũ Đức Vân (SN 1957, P. Hồng Hải), hàng xóm đối diện nhà bà Yến thông tin: ‘Vợ chồng bà Yến ra tòa ly hôn hơn 3 năm. Từ ngày ly hôn, ông Đàm (chồng cũ bà Yến) một mình gánh vác, nuôi dạy 2 con.
Thời điểm sinh sống ở địa phương, bà Yến có cuộc sống bình thường, làm nghề thợ may, không có chuyện gì va chạm với xóm giềng. Bà Yến ít giao lưu với mọi người. Hầu như sinh hoạt địa phương chỉ có chồng tham gia. Từ ngày ly thân, bà Yến bỏ lên chùa Ba Vàng ở’.
Chồng cũ tiết lộ về bà Phạm Thị Yến chùa Ba Vàng
Ngôi nhà bà Yến từng sinh sống ở ngõ 13, P. Hồng Hải (TP.Hạ Long).
Bà Thoan - một hàng xóm khác chia sẻ: ‘Hơn 10 năm trước, tôi nghe nói bà Yến phát hiện bị ung thư vòm họng. Bà Yến cho rằng mình mang nghiệp nặng từ kiếp trước nên bỏ lên chùa Ba Vàng sống để giải nghiệp, chữa bệnh. Từ năm đó chúng tôi ít gặp bà Yến’.
Bà Tuyết, người dân ngõ 3, tổ 6, cho biết: ‘Mấy hôm nay, người dân ở địa phương xôn xao về vụ việc trên. Bà Yến không có hiềm khích với xóm làng. Lần cuối cùng tôi gặp bà Yến cách đây mấy năm. Khi đó bà Yến về nhà cũ dọn dẹp nhà cửa.
Tôi có đi chùa nhưng chưa bao giờ đến chùa Ba Vàng. Nhiều người tin vào các bài giảng của bà Yến. Thậm chí khi tôi đau chân, có người còn bảo tôi vào trong chùa Ba Vàng vì ‘cô Yến có thể chữa được’.
Chồng cũ tiết lộ sự thật về bà Yến
Tối 22/3, ông Phan Văn Đàm (SN 1960 - ngõ 13, khu 5, P. Hồng Hải, TP.Hạ Long), chồng cũ của bà Yến, vẫn đang chạy xe ôm ngoài đường. Ông Đàm cho biết, không muốn nhắc nhiều đến vợ cũ, vì cuộc hôn nhân của hai người đã kết thúc.
Trước những đồn đoán về nguyên nhân khiến bà Yến bỏ nhà, lên chùa Ba Vàng sống hơn 10 năm trước để chữa bệnh ung thư, ông Đàm khẳng định thông tin đó hoàn toàn sai sự thật.
‘Bà Yến không chỉ nói với hàng xóm mà còn tung tin khắp nơi việc mình bị bệnh nan y. Thời điểm còn chung sống, thấy bà Yến tuyên truyền chuyện hoang đường về tâm linh… tôi nhiều lần khuyên nhủ nhưng bà ấy không nghe. Cuộc sống vì thế nảy sinh nhiều vấn đề.
Hơn ai hết, tôi hiểu vợ cũ là người như thế nào. Từ ngày ly hôn, duyên nợ hết, tôi tự mình nuôi con nhỏ học đại học. Hai vợ chồng cũng cắt đứt liên lạc.
Con trai lớn đã trưởng thành, ra ở riêng. Sự quan tâm lớn nhất lúc này của tôi là con út’, ông Đàm nói.
Liên quan đến vụ việc trên, Đại đức Thích Đạo Hiển, Phó Ban trị sự kiêm Chánh Thư ký Ban trị sự GHPGVN tỉnh Quảng Ninh cho biết: 'Phật tử Phạm Thị Yến thường tổ chức thuyết pháp tại chùa, đưa lên mạng xã hội nhiều điều không đúng chính pháp đạo Phật, Giáo hội cũng đã nhiều lần có ý kiến với Đại đức trụ trì chùa Ba Vàng.
Không chỉ có sự việc báo chí mới phản ánh mà năm 2018, bà Yến đã có những phát ngôn gây mất đoàn kết với các tín ngưỡng, đạo Mẫu, dẫn đến đơn thư gửi về Ban Trị sự'. 
Sự thật về bà Phạm Thị Yến chùa Ba Vàng

Sự thật về bà Phạm Thị Yến chùa Ba Vàng

 Bà Yến xuất thân là một thợ may, chuyên sửa quần áo tại chợ Hạ Long 2 (P. Bạch Đằng, TP Hạ Long). Người ....
Diệu Bình - Ngọc Trang

  
Thế Lực Nào Chống Lưng Cho Bà Yến Làm Loạn Ở Chùa Ba Vàng

Hàng trăm tỷ đồng đổ về chùa Ba Vàng trong 3 năm xây dựng

Thượng toạ Thích Đạo Hiển - Phó trưởng ban kiêm Chánh thư ký Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Quảng Ninh cho biết, giá trị vật chất để xây dựng chùa Ba Vàng được ước tính lên tới vài trăm tỷ đồng.

Toạ lạc trên lưng chừng núi Thành Đẳng, chùa Ba Vàng còn có tên gọi là Bảo Quang tự. Chùa nằm ở độ cao 340m trên một vị trí rất đẹp ở phía tây thành phố Uông Bí, phía trước là Bạch Đằng giang uốn lượn, xa xa là thành phố cảng Hải Phòng, hút tầm mắt là biển Đồ Sơn với muôn trùng sóng vỗ. Bên trái là những dãy núi Thanh Long trùng điệp chầu về, bên phải là những dãy núi Bạch Hổ hùng vĩ phục xuống.
Hàng trăm tỷ đồng đổ về chùa Ba Vàng trong 3 năm xây dựng
Toàn cảnh chùa Ba Vàng nhìn từ trên cao (Ảnh: Khám phá Việt Nam).
Theo nội dung khắc trên cây hương đá (thiên đài trụ) trước cửa chùa, thì chùa xưa được xây dựng năm Ất Dậu, triều vua Lê Dụ Tông, niên hiệu Vĩnh Thịnh nguyên niên (Vĩnh Thịnh năm đầu tiên), tức năm 1706. Nhự vậy ngôi chùa có lịch sử xây dựng khá sớm, cách đây hơn 300 năm. Căn cứ vào những dấu tích di vật khảo cổ còn lưu lại thì có thể ngôi chùa còn được xây dựng sớm hơn, tức là vào thời Trần.
Do thời gian, cùng sự tàn phá của thiên nhiên và chiến tranh, chùa đã trở thành phế tích. Năm 1988 chùa được trùng tu tôn tạo lại bằng gỗ và đến năm 1993 thì xây dựng lại. Các di vật của chùa xưa hầu như không còn, chỉ còn lại một cây hương đá, một tấm bia linh vị thiền sư và những viên tảng kê chân cột.
Bia đá chùa Ba Vàng còn lưu dấu vị Thiền Tổ khai sáng cho chùa là Đại Thiền Sư thuộc Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử, tên ngài là Trúc Lâm Ma Ha Sa Môn - Tuệ Bích Phổ Giác.
Đến năm 2007, Đại đức Thích Trúc Thái Minh - đã được chính quyền và nhân dân địa phương thỉnh cầu về làm trụ trì chùa Ba Vàng.

Tháng 1/2011, để đáp ứng nhu cầu tu học của tăng ni, phật tử và hoằng dương Phật pháp, ngôi chùa một lần nữa được khởi công xây dựng với quy mô to lớn khang trang.

Sau 3 năm xây dựng, chùa đã hoàn thiện một số hạng mục như: Ngôi Đại Hùng Bảo Điện (4500m2), Lầu Chuông (112 m2), Lầu Trống (112 m2), Hành Lang La Hán (200m2), Nhà Bảo Tàng (700 m2), Thư Viện (700 m2), Khu Nhà Tăng (1600 m2), Thiền Đường (960 m2), Cổng Đá, Cổng Tam Quan Trung, Cổng Tam Quan Nội và một số công trình phụ.

Ngày 9/3/2014 chùa Ba Vàng tổ chức Lễ khánh thành và nhận bằng kỷ lục "Ngôi chùa trên núi có Chính Điện lớn nhất Đông Dương".
Hàng trăm tỷ đồng đổ về chùa Ba Vàng trong 3 năm xây dựng
Chùa mới có đặc trưng của các ngôi chùa Bắc Bộ, gồm 3 gian bái đường, 1 gian hậu cung, gồm có các ban thờ Phật, thờ Mẫu và Đức Ông (Ảnh: Khám phá Việt Nam).
Chùa mới có đặc trưng của các ngôi chùa Bắc Bộ, gồm 3 gian bái đường, 1 gian hậu cung, gồm có các ban thờ Phật, thờ Mẫu và Đức Ông. Toà "Đại hùng bảo điện" (chùa chính) có quy mô nhất với kiến trúc 2 tầng.
Chùa Ba Vàng có nơi thờ Tam Bảo và trống độc mộc được công nhận là lớn nhất Việt Nam. Hệ thống tượng pháp trong chùa làm bằng gỗ cũng có kích thước lớn như tượng Tam thế, Quan âm, ông Thiện, ông Ác… đều cao từ trên 2m trở lên. Trong đó, pho tượng A Di Đà là một trong những tượng Phật bằng gỗ vào loại lớn nhất miền Bắc.
Kế tiếp chùa chính là các công trình như khu giảng đạo, trai phòng, thư viện, lầu chuông… được thiết kế hài hoà, liên hoàn, tạo thuận lợi cho các nhà sư hành đạo cũng như phật tử đến chùa lễ Phật. 
Sự thật về bà Phạm Thị Yến chùa Ba Vàng

Sự thật về bà Phạm Thị Yến chùa Ba Vàng

 Bà Yến xuất thân là một thợ may, chuyên sửa quần áo tại chợ Hạ Long 2 (P. Bạch Đằng, TP Hạ Long). Người ....
Tình Lê

 
Tiết Lộ Mới Nhất Chuyện Vong Báo Oán Chùa Ba Vàng 1 Năm Thu 100 Tỷ Khiến Nhiều Người Bất Ngờ

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

NGẬM SẦU (ĐL)

MUÔN MẶT ĐỜI THƯỜNG III/104

MỌC CÁNH