KÝ ỨC CHÓI LỌI 112
(ĐC sưu tầm trên NET)
Lâm Quý
Thuật lại trận đặc công so tài với cả thầy trò biệt kích VNCH
Đặc công luồn sâu đánh hiểm thắng các đội quân chính quy đông hơn mình
là chuyện phổ biến nhưng nếu đặc công đối đầu với biệt kích thì sẽ thế
nào? Đây là một câu chuyện như vậy.
Đặc công Việt Nam xé xác tiểu đoàn Rồng Xanh của Hàn Quốc
Có một người lính đặc công đã trở thành huyền thoại như thế
Trận đánh như huyền thoại đặc công tại ngã ba sông Vệ và sông Thoa
Ngày đăng: 21/09/2016 |
Lượt xem: 2143
Đến nay, nhiều CCB vẫn còn nhớ trận đánh như huyền thoại của 4
chiến sĩ đặc công tại ngã ba sông Vệ và sông Thoa, thuộc xã Đức Thọ (Mộ
Đức, Quảng Ngãi) năm 1964 mà chính quân địch hồi đó đã tuyên truyền “bị
một tiểu đoàn Việt Cộng tấn công”.
Tổ đặc công năm xưa gồm có Trà Thanh Lợi, Phạm Đình Nghiệp, Trần Cảm và Nguyễn Văn Ê, do Trà Thanh Lợi làm tổ trưởng. Người tổ trưởng ấy nay đã tròn 80 tuổi, hiện trú tại phường Hòa Cường Nam (Hải Châu-Đà Nẵng). Năm 1963, ông Lợi là Đội trưởng Đội đặc công 67 từ miền Bắc vào tăng cường cho chiến trường Quảng Ngãi, trú quân tại huyện miền núi Ba Tơ. Đầu năm 1964, ông Lợi được giao nhiệm vụ trực tiếp làm tổ trưởng, chỉ huy 3 chiến sĩ đặc công, luồn sâu vào hậu cứ địch ở huyện Mộ Đức để tổ chức tấn công địch.
Đại tá, CCB Trà Thanh Lợi
Giữa tháng 2-1964, tổ đặc công được giao liên dẫn đường, luồn lách qua nhiều bồn bốt địch, bí mật vào ém quân trong nhà bà Anh ở thôn Phú An, xã Đức Thọ. Bà Anh và cô con gái tên Hương đều là cơ sở cách mạng, nhà ở gần mục tiêu tấn công. Hằng ngày, 4 anh em đặc công ở trên trần nhà. Bọn địch đi tuần tiễu, vào nhà sục sạo. Bà Anh và Hương khéo léo ứng phó. Hương xinh đẹp lại mềm mỏng chuyện trò, hút hồn lính địch. Nhờ vậy, 4 anh em ban ngày ẩn nấp an toàn ở trên la phông, ban đêm đi đào hầm bí mật dưới lũy tre làng, bên bờ sông Thoa.
Mấy hôm sau, khi hầm bí mật đã làm xong, 4 anh em chuyển ra hầm trú ẩn, hai mẹ con bà Anh lại thay nhau tiếp tế cơm nước. Ông Lợi cùng các đồng chí của mình ban ngày ở hầm, ban đêm đi trinh sát chốt địch tại đập bến Thóc ở khu vực ngã ba sông Vệ và sông Thoa. Tại mục tiêu này, quân địch khá chủ quan vì nó nằm sâu trong vùng kiểm soát của chúng. Vì vậy, khi phát hiện một đại đội bảo an từ Nghĩa Hành xuống trú quân qua đêm trong khu nhà xây tại đập bến Thóc, tổ đặc công liền quyết định tấn công.
Ngay trong đêm ấy, tổ hợp đồng với cơ sở tiếp vận và khẩn trương làm mọi công tác chuẩn bị, rồi xuất phát lúc 0 giờ 45 phút ngày 27-2-1964. Từ phía đông, cách chốt địch khoảng vài trăm mét, 4 chiến sĩ nhanh chóng tiến đến mục tiêu. Đến 1 giờ 30 phút, toàn tổ đã áp sát địch. Đồng chí Trần Cảm nhẹ nhàng tiếp cận phía sau tên lính gác, nhưng còn cách 2 mét thì tên địch bất ngờ quay mặt lại. Cảm liền nổ súng tiêu diệt. Lập tức, cả tổ ném thủ pháo, quét AK vào bên trong mục tiêu. Hàng chục tên địch đền tội ngay từ phút đầu. Chúng kêu gào hoảng hốt. Nhiều tên vọt ra cửa, tháo chạy. Ông Lợi thét to: “Đại đội 1 vòng bên phải! Đại đội 2 vòng bên trái! Đại đội 3 chặn địch phía sau! Toàn tiểu đoàn kiên quyết tiêu diệt địch!”. Nghe thế, bọn địch càng thêm hoảng sợ, tháo chạy tán loạn. Nhiều tên liều chết nhảy xuống sông Vệ hòng bơi qua sông, có tên bị nước cuốn trôi. Các chiến sĩ đặc công vừa đánh, vừa liên tục hô to: “Hàng sống, chống chết! Hàng sống, chống chết!”. Quân địch kinh hoàng, kêu gào thảm thiết, một số chạy thoát. Hàng chục tên run rẩy buông súng đầu hàng.
Địch đầu hàng khá nhiều. Đề phòng chúng phát hiện quân ta ít sẽ chống trả, ông Lợi ra lệnh: “Giơ tay lên, quay mặt ra phía bờ sông! Tên nào trái lệnh, bắn chết ngay!”. Mấy chục tên địch cuống cuồng tuân lệnh. Các chiến sĩ ta liên tục nổ súng uy hiếp, khiến bọn chúng không tên nào dám quay lại nhìn. Ông Lợi bắn đạn lửa theo tín hiệu hợp đồng với cơ sở và tiếp tục hô “Đại đội 1…”, “Đại đội 2…”, “Toàn tiểu đoàn…”. Trong khi đó, 3 chiến sĩ đặc công nhanh nhẹn thu vũ khí. Lát sau, anh em cơ sở đã đến, cùng phối hợp thu chiến lợi phẩm và khẩn trương rời khỏi trận địa. “Trận đó, ta thu hơn 40 súng các loại và 2 máy thông tin vô tuyến điện, còn lại cho phá hủy, vì không đủ người vận chuyển”, vị nhân chứng lịch sử Trà Thanh Lợi hào hứng nói.
Sáng hôm sau, bọn địch hùng hổ càn quét, lùng sục, bắn phá khắp xã Đức Thọ và các vùng phụ cận. Chúng ầm ĩ kháo nhau: “Đêm qua, một tiểu đoàn Việt Cộng đã tấn công, làm thiệt hại nặng một đại đội Quân lực Việt Nam Cộng Hòa tại đập bến Thóc”! Và, trong khi địch điên cuồng sục sạo khắp nơi, thì 4 anh em đặc công đã trở về trú ẩn an toàn trong hầm bí mật dưới rặng tre dày mà cửa hầm ở dưới mặt nước sông Thoa.
*Box: Hai đồng chí Trần Cảm và Nguyễn Văn Ê đã hy sinh trong các trận đánh sau đó. Chiến sĩ Phạm Đình Nghiệp lập nhiều chiến công xuất sắc, đã được phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, hiện trú tại phường Nguyễn Nghiêm, Thành phố Quảng Ngãi. Còn ông Lợi tiếp tục chiến đấu, công tác trong quân đội, về hưu năm 1990 với quân hàm đại tá. Sau ngày đất nước thống nhất, ông Lợi và ông Nghiệp đã nhiều lần về thăm chiến trường xưa và thường đến Nghĩa trang liệt sĩ huyện Mộ Đức thắp hương tưởng niệm bà Anh, cô Hương cùng những đồng đội đã hy sinh.
Đại tá Trà Thanh Lợi (phải) và Trung tá, AHLLVTND Phạm Đình Nghiệp
Tổ đặc công năm xưa gồm có Trà Thanh Lợi, Phạm Đình Nghiệp, Trần Cảm và Nguyễn Văn Ê, do Trà Thanh Lợi làm tổ trưởng. Người tổ trưởng ấy nay đã tròn 80 tuổi, hiện trú tại phường Hòa Cường Nam (Hải Châu-Đà Nẵng). Năm 1963, ông Lợi là Đội trưởng Đội đặc công 67 từ miền Bắc vào tăng cường cho chiến trường Quảng Ngãi, trú quân tại huyện miền núi Ba Tơ. Đầu năm 1964, ông Lợi được giao nhiệm vụ trực tiếp làm tổ trưởng, chỉ huy 3 chiến sĩ đặc công, luồn sâu vào hậu cứ địch ở huyện Mộ Đức để tổ chức tấn công địch.
Đại tá, CCB Trà Thanh Lợi
Giữa tháng 2-1964, tổ đặc công được giao liên dẫn đường, luồn lách qua nhiều bồn bốt địch, bí mật vào ém quân trong nhà bà Anh ở thôn Phú An, xã Đức Thọ. Bà Anh và cô con gái tên Hương đều là cơ sở cách mạng, nhà ở gần mục tiêu tấn công. Hằng ngày, 4 anh em đặc công ở trên trần nhà. Bọn địch đi tuần tiễu, vào nhà sục sạo. Bà Anh và Hương khéo léo ứng phó. Hương xinh đẹp lại mềm mỏng chuyện trò, hút hồn lính địch. Nhờ vậy, 4 anh em ban ngày ẩn nấp an toàn ở trên la phông, ban đêm đi đào hầm bí mật dưới lũy tre làng, bên bờ sông Thoa.
Mấy hôm sau, khi hầm bí mật đã làm xong, 4 anh em chuyển ra hầm trú ẩn, hai mẹ con bà Anh lại thay nhau tiếp tế cơm nước. Ông Lợi cùng các đồng chí của mình ban ngày ở hầm, ban đêm đi trinh sát chốt địch tại đập bến Thóc ở khu vực ngã ba sông Vệ và sông Thoa. Tại mục tiêu này, quân địch khá chủ quan vì nó nằm sâu trong vùng kiểm soát của chúng. Vì vậy, khi phát hiện một đại đội bảo an từ Nghĩa Hành xuống trú quân qua đêm trong khu nhà xây tại đập bến Thóc, tổ đặc công liền quyết định tấn công.
Ngay trong đêm ấy, tổ hợp đồng với cơ sở tiếp vận và khẩn trương làm mọi công tác chuẩn bị, rồi xuất phát lúc 0 giờ 45 phút ngày 27-2-1964. Từ phía đông, cách chốt địch khoảng vài trăm mét, 4 chiến sĩ nhanh chóng tiến đến mục tiêu. Đến 1 giờ 30 phút, toàn tổ đã áp sát địch. Đồng chí Trần Cảm nhẹ nhàng tiếp cận phía sau tên lính gác, nhưng còn cách 2 mét thì tên địch bất ngờ quay mặt lại. Cảm liền nổ súng tiêu diệt. Lập tức, cả tổ ném thủ pháo, quét AK vào bên trong mục tiêu. Hàng chục tên địch đền tội ngay từ phút đầu. Chúng kêu gào hoảng hốt. Nhiều tên vọt ra cửa, tháo chạy. Ông Lợi thét to: “Đại đội 1 vòng bên phải! Đại đội 2 vòng bên trái! Đại đội 3 chặn địch phía sau! Toàn tiểu đoàn kiên quyết tiêu diệt địch!”. Nghe thế, bọn địch càng thêm hoảng sợ, tháo chạy tán loạn. Nhiều tên liều chết nhảy xuống sông Vệ hòng bơi qua sông, có tên bị nước cuốn trôi. Các chiến sĩ đặc công vừa đánh, vừa liên tục hô to: “Hàng sống, chống chết! Hàng sống, chống chết!”. Quân địch kinh hoàng, kêu gào thảm thiết, một số chạy thoát. Hàng chục tên run rẩy buông súng đầu hàng.
Địch đầu hàng khá nhiều. Đề phòng chúng phát hiện quân ta ít sẽ chống trả, ông Lợi ra lệnh: “Giơ tay lên, quay mặt ra phía bờ sông! Tên nào trái lệnh, bắn chết ngay!”. Mấy chục tên địch cuống cuồng tuân lệnh. Các chiến sĩ ta liên tục nổ súng uy hiếp, khiến bọn chúng không tên nào dám quay lại nhìn. Ông Lợi bắn đạn lửa theo tín hiệu hợp đồng với cơ sở và tiếp tục hô “Đại đội 1…”, “Đại đội 2…”, “Toàn tiểu đoàn…”. Trong khi đó, 3 chiến sĩ đặc công nhanh nhẹn thu vũ khí. Lát sau, anh em cơ sở đã đến, cùng phối hợp thu chiến lợi phẩm và khẩn trương rời khỏi trận địa. “Trận đó, ta thu hơn 40 súng các loại và 2 máy thông tin vô tuyến điện, còn lại cho phá hủy, vì không đủ người vận chuyển”, vị nhân chứng lịch sử Trà Thanh Lợi hào hứng nói.
Sáng hôm sau, bọn địch hùng hổ càn quét, lùng sục, bắn phá khắp xã Đức Thọ và các vùng phụ cận. Chúng ầm ĩ kháo nhau: “Đêm qua, một tiểu đoàn Việt Cộng đã tấn công, làm thiệt hại nặng một đại đội Quân lực Việt Nam Cộng Hòa tại đập bến Thóc”! Và, trong khi địch điên cuồng sục sạo khắp nơi, thì 4 anh em đặc công đã trở về trú ẩn an toàn trong hầm bí mật dưới rặng tre dày mà cửa hầm ở dưới mặt nước sông Thoa.
*Box: Hai đồng chí Trần Cảm và Nguyễn Văn Ê đã hy sinh trong các trận đánh sau đó. Chiến sĩ Phạm Đình Nghiệp lập nhiều chiến công xuất sắc, đã được phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, hiện trú tại phường Nguyễn Nghiêm, Thành phố Quảng Ngãi. Còn ông Lợi tiếp tục chiến đấu, công tác trong quân đội, về hưu năm 1990 với quân hàm đại tá. Sau ngày đất nước thống nhất, ông Lợi và ông Nghiệp đã nhiều lần về thăm chiến trường xưa và thường đến Nghĩa trang liệt sĩ huyện Mộ Đức thắp hương tưởng niệm bà Anh, cô Hương cùng những đồng đội đã hy sinh.
Đại tá Trà Thanh Lợi (phải) và Trung tá, AHLLVTND Phạm Đình Nghiệp
LÊ VĂN THƠM
(Viết theo lời kể của các CCB Trà Thanh Lợi và Trung tá, AHLLVTND Phạm Đình Nghiệp và Dựa theo tập sách “Lịch sử Bộ đội Đặc công tỉnh Quảng Ngãi (1959-1975)”, do Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Quảng Ngãi ấn hành năm 1999).
(Viết theo lời kể của các CCB Trà Thanh Lợi và Trung tá, AHLLVTND Phạm Đình Nghiệp và Dựa theo tập sách “Lịch sử Bộ đội Đặc công tỉnh Quảng Ngãi (1959-1975)”, do Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Quảng Ngãi ấn hành năm 1999).
Chuyện của chiến sĩ đặc công nước (Kỳ 1)
Tôi
vừa được dự buổi gặp mặt cựu chiến binh Tiểu đoàn Đặc công nước 471 -
Quân khu 5. Chuyện của các ông trong những năm tháng đánh Mỹ ở Mặt trận 4
Quảng Đà như một chương sử bi tráng, hào hùng…
Bài 1: Chiến trường vẫy gọi
Trung tá Phạm Ngọc Bằng, quê Tiền Hải
(Thái Bình), nguyên Chính trị viên phó Tiểu đoàn Đặc công nước 471, năm
nay 80 tuổi nhưng trí nhớ của ông thật tuyệt. Ông có mặt từ ngày đầu
thành lập, nên các mốc lịch sử của tiểu đoàn ông không bỏ sót một sự
kiện nào.
Vừa hành quân, vừa tổ chức lực lượng
Trung tá Phạm Ngọc Bằng kể: Tiểu đoàn
Đặc công nước 471 ra đời do yêu cầu bức thiết của chiến trường cánh Bắc
Quảng Đà lúc bấy giờ. Từ năm 1967, tại Mặt trận 4 Quảng Đà đã có một đội
đặc công nước hoạt động. Tuy nhiên qua quá trình tác chiến, lực lượng
bị hao mòn không còn đủ sức tổ chức các trận đánh thọc sâu vào hậu cứ
của địch, đặc biệt là các mục tiêu ở vịnh Đà Nẵng, cảng Tiên Sa và các
căn cứ quân sự trên bán đảo Sơn Trà.
Cán bộ chiến sĩ Tiểu đoàn 471 cùng với Phó đô đốc Nguyễn Văn Tình, nguyên Chính ủy Quân chủng Hải quân và các cơ sở cách mạng quận Liên Chiểu, Đà Nẵng |
Ông bảo, lịch sử quân đội ta không hiếm
gì các đơn vị vừa thành lập, vừa hành quân. Tiểu đoàn Đặc công nước 471
cũng vậy. Ngày 25-2-1971, vừa nhận quyết định thành lập thì sau đó 2
ngày tiểu đoàn đã hành quân đến vị trí mới.
Tiếng là tiểu đoàn nhưng lúc thành lập
mới chỉ có “bộ khung” gồm vài chục đồng chí là cán bộ tiểu đoàn và cán
bộ hai đội đặc công. Cán bộ khung do Quân khu 5 điều động từ các chiến
trường về, chiến sĩ chưa có. Anh em tuy không nói ra nhưng đều có chung
suy nghĩ: Không biết sẽ tổ chức “đánh đấm” ra sao khi trong tay chưa có
lực lượng và chưa có những vũ khí đặc thù…
Suy nghĩ là vậy, song nhiệm vụ được giao
không thể chần chừ. Vài chục con người lầm lũi cắt rừng từ thượng nguồn
sông Tang, xã Trà Xinh, huyện Trà Bồng (Quảng Ngãi) về cánh Bắc Quảng
Đà. Gần 1 tháng trời vừa hành quân, vừa tổ chức tiếp nhận bộ đội tại
miền Bắc vào trên đường dây (đường 559).
Ngày 20-3-1971, tiểu đoàn đến địa điểm
đóng quân do Quân khu quy định tại thôn Nà Bền, xã Đrai, huyện Đông
Giang (sau này là huyện Hiên, Quảng Nam) xây dựng hậu cứ. Lúc này quân
số toàn tiểu đoàn đã có 123 đồng chí. Đại đa số cán bộ chiến sĩ ở lại
xây dựng lán trại và tìm sông suối lớn để huấn luyện. Một bộ phận tiền
trạm đến cánh Bắc Quảng Đà tiếp nhận chiến trường.
Tiểu đoàn Đặc công nước 471 được thành lập tại Trà Bồng (Quảng Ngãi) trong những năm chiến tranh chống Mỹ; sau đó tiểu đoàn được chuyển ra hoạt động ở cánh Bắc Hòa Vang, thuộc Mặt trận 4 Quảng Đà, làm nhiệm vụ tác chiến các mục tiêu cố định của Mỹ - Ngụy… Sau giải phóng Đà Nẵng, đơn vị tham gia giải phóng Trường Sa. |
Khi bộ phận tiền trạm tìm được địa điểm
mới, khu vực đóng quân cũ trở thành hậu cứ sản xuất. Tiểu đoàn để lại
một bộ phận cán bộ chiến sĩ sức khỏe yếu do sốt rét phát rẫy làm nương,
trồng khoai, trồng sắn. Đại bộ phận tiếp tục khoác balô về phía biển.
Từ giờ phút ấy, những người lính Tiểu
đoàn Đặc công nước 471 đã áp sát chiến trường cánh Bắc huyện Hòa Vang.
Vừa xây dựng lán trại, vừa tổ chức trinh sát chuẩn bị chiến trường. Và
ngay những ngày tháng sau đó, những trận đánh huyền thoại liên tiếp nổ
ra ở trên vịnh Đà Nẵng, cảng Tiên Sa, khu radar trên bán đảo Sơn Trà và
hệ thống cầu cống trên Quốc lộ 1; hệ thống kho tàng, sân bay trong khu
vực…
Những ngày gian khó
Phải nói thêm rằng: Kể từ khi tiểu đoàn
đặt chân đến thôn Nà Bền và lập hậu cứ tại đó, bộ phận tiền trạm mất cả
mấy tháng trời cắt rừng mới tìm được địa điểm đóng quân mới. Dấu chân
những người lính đặc công 471 đầu tiên về cánh Bắc Quảng Đà in khắp phía
Nam dãy Bạch Mã, rồi phía Nam đèo Hải Vân, mới tìm được vị trí đóng
quân bảo đảm các yếu tố: Áp sát chiến trường, nhưng phải bảo đảm bí mật,
bất ngờ; bảo đảm “tiến thoái” an toàn.
9 tháng trời ròng rã “điều nghiên”, mãi
đến đầu năm 1972, đơn vị mới ổn định và tổ chức đánh trận đầu. Lúc này
khó khăn mới lại xuất hiện. Sau tết Mậu Thân 1968, quân đội Mỹ và chính
quyền ngụy ráo riết đánh phá cơ sở cách mạng, tổ chức hành quân lấn
chiếm lên các khu vực hậu cứ của ta.
Y sĩ Tạ Xuân Khoái và y tá Lê Quý Bình - hai người đã lấy chính bản thân mình để thí nghiệm cho phác đồ điều trị sốt rét ác tính theo sáng kiến của y sĩ Khoái |
Đơn vị ở sát với địch, không thể móc nối
cơ sở ở đồng bằng để mua lương thực, thuốc men. Phần chi viện theo
đường dây giao liên cũng hết sức khó khăn. Nếu tính cả thời gian đi, về
để đưa được cân gạo về hậu cứ cũng mất cả tháng trời. Lương thực nhận từ
trạm do Quân khu cung cấp cũng chỉ đủ nuôi lực lượng gùi thồ, dư dật
chẳng là bao.
Chính vì vậy, nhiệm vụ móc nối với cơ sở
cách mạng để mua lương thực, thuốc men cũng quan trọng và cấp bách
không khác gì nhiệm vụ chiến đấu. Bộ đội mới ở miền Bắc vào chưa quen
thông thổ, vừa đói, vừa thiếu thuốc (chủ yếu là thuốc trị sốt rét). Có
lúc đơn vị không còn lấy một đồng chí khỏe mạnh đúng nghĩa.
Tình hình đơn vị lúc đó vô cùng khó
khăn. Không chỉ “nhạt muối, đói cơm”, mà còn thiếu thốn nhiều thứ, đặc
biệt là thuốc chữa bệnh. Trung tá Phạm Ngọc Bằng nhớ lại: Mấy tháng trời
liên tục bữa ăn của bộ đội chỉ có sắn và rau môn thục, rau tàu bay. Cả
tiểu đoàn trong kho chỉ còn mấy chục cân gạo, số gạo ấy chỉ được sử dụng
nấu cháo cho các đồng chí đau ốm.
Lo âu đổ xuống đầu các cấp chỉ huy, vết
thương lòng hằn sâu trên khuôn mặt Tiểu đoàn trưởng Hồ Xuân Hòa. Ông
Bằng kể: Khi ấy ông là Chính trị viên Đội 2, nhiều lần lên tiểu đoàn
họp, ông đã chứng kiến người tiểu đoàn trưởng của mình đóng cửa ngồi một
mình trong phòng, nước mắt chảy dài trên khuôn mặt hốc hác.
Y sĩ Tạ Xuân Khoái, người con của đất tổ
Hùng Vương, giờ đã “xưa nay hiếm” kể với tôi rằng: Thời điểm ấy, sốt
rét ác tính cứ như là một “đại dịch”. Nghĩa trang của đơn vị dường như
ngày nào cũng có thêm nấm mộ mới. Nhìn bộ đội lả dần trên tay đồng đội
rồi lặng lẽ ra đi, ông thấy mình như có lỗi với những người đã khuất.
Ông bảo: Chẳng lẽ bó tay, chẳng lẽ cứ để những chiến sĩ trẻ trung cứ lần
lượt gục ngã trước kẻ thù vô hình…
“Ngộ biến phải tòng quyền”
Vậy là một quyết định táo bạo do chính
ông Khoái đề xuất với lãnh đạo tiểu đoàn và ông lấy chính bản thân mình
để thí nghiệm cho một phác đồ điều trị sốt rét do chính ông “sáng tạo”
ra. Thời ấy thuốc điều trị sốt rét chỉ có hai loại duy nhất, thuốc uống
là viên nén Quynine và thuốc tiêm bắp, tiêm mông, ngoài ra không có bất
cứ thứ nào khác.
Sau nhiều trăn trở, y sĩ Tạ Xuân Khoái
quyết định “pha chế” thuốc tiêm bắp với nước cất ở một tỷ lệ nhất định
thành một loại thuốc tiêm thẳng vào tĩnh mạch. Theo lý giải của ông, chỉ
có như vậy mới diệt được ký sinh trùng sốt rét nhanh nhất. Ông kể rằng:
Sau khi trình bày ý tưởng của mình, nhiều ý kiến lo lắng không biết như
thế có an toàn không, liệu có xảy ra tai biến gì không?... Hàng loạt
các câu hỏi đặt ra.
Trước những nghi ngại ấy, ông đã gặp
trực tiếp Đảng ủy và chỉ huy tiểu đoàn cam đoan lấy chính bản thân để
thí nghiệm, nếu có rủi ro gì ông hoàn toàn chịu trách nhiệm. Mũi tiêm
đầu an toàn, mũi thứ hai an toàn… Những cơn sốt trong ông giảm dần rồi
cắt hẳn.
Tôi hỏi ông: Như vậy có liều quá không?
Ông bảo: Xét về mặt khoa học và nguyên tắc, tớ “quyết” như thế là… liều
thật. Nhưng điều kiện chiến trường lấy đâu ra phòng thí nghiệm, bản thân
ông chỉ là y sĩ, chứ không phải dược sĩ pha chế, bào chế thuốc. “Ngộ
biến thì phải tòng quyền”. Chưa biết kết quả như thế nào, nhưng chẳng lẽ
bó tay chờ chết! Phải tìm “đường sống” trong cái chết.
Chao ôi! Cái cam go gian khổ của đồng
đội tôi trong những năm nguy nan ấy không chỉ là súng đạn. Sự sống và
cái chết còn phụ thuộc rất nhiều vào các hoàn cảnh, điều kiện khác.
Không thể gọi “sáng kiến” của y sĩ Tạ Xuân Khoái thời ấy là liều lĩnh,
mà phải coi đấy là sự sáng tạo trong cuộc đấu tranh sinh tồn của biết
bao mạng người trước sự khắc nghiệt của hoàn cảnh.
Nước mắt tôi chảy dài, nước mắt nhiều
người chảy dài chứng kiến cuộc hội ngộ, chứng kiến cảnh y sĩ Khoái trong
vòng tay đồng đội. Nhiều người nói với tôi: Không có “sáng kiến” của y
sĩ Khoái, không có sự hy sinh thầm lặng của ông thì tiểu đoàn không còn
sức để chiến đấu. Và nhiều người sẽ mãi mãi ra đi vì sốt rét ác tính.
“Móc” hàng từ... sĩ quan ngụy
Thượng sĩ Trần Thế Phong, người con của
quê hương Hải Hậu (Nam Định), hiện đang sinh sống tại thành phố Hồ Chí
Minh, là một trong những người trực tiếp “đột” thẳng vào nhà riêng của
viên trung úy quân tiếp vụ của chế độ cũ, gửi lại một lá thư yêu cầu
cộng tác và giúp đỡ cách mạng bằng cách “mua giúp” cho cách mạng những
loại thuốc men, lương thực cấp thiết…
Trong buổi gặp mặt mới đây, hỏi ông về
nhiệm vụ ấy, ông cho hay: Lúc đó ông là cán bộ phân đội phó (tương tương
trung đội phó bộ đội bộ binh). Ông đã cùng các đồng chí khác trong tổ
công tác vượt qua sự vây ráp, bố phòng của địch xuống đồng bằng “móc
nối” cơ sở để mua lương thực, thực phẩm.
Các cơ sở cách mạng ở làng Xuân Thiều
(nay thuộc phường Hòa Hiệp Nam, quận Liên Chiểu, TP Đà Nẵng) đã tận tình
giúp đỡ mua gạo và thực phẩm (thực phẩm chủ yếu là mắm cái do chính
nhân dân ở làng chài Nam Ô sản xuất) cho bộ đội. Tuy nhiên, những loại
hàng hóa thiết yếu như thuốc quân y, các thiết bị phục cho công tác
thông tin chỉ huy thì không thể nào mua được. Muốn có được nguồn hàng
cao cấp ấy chỉ có “móc” từ chính quân đội ngụy.
Vậy là một quyết định táo bạo của tổ
công tác là “đột” vào nhà của một viên trung úy quân tiếp vụ quân đội
ngụy như đã nói trên. Không biết có phải do viên trung úy này giác ngộ,
hay do lo sợ mà đã ngầm “bắt tay” với ta bằng cách đưa hàng về để cho vợ
trở thành đầu mối cung cấp những hàng hóa thiết yếu cho ta.
Mấy năm trời liên tục, nhờ “móc” được
“đường dây” này mà nguồn hàng quý hiếm, thiết yếu được cung cấp đều đặn,
đặc biệt là các loại biệt dược điều trị sốt rét; các loại kháng sinh;
các loại thực phẩm cao cấp dùng để điều trị, cứu chữa, bồi dưỡng cho
binh sĩ ngụy bị đau ốm, thương tật đã được âm thầm vận chuyển về hậu cứ,
góp phần không nhỏ vào việc nuôi dưỡng, điều trị thương, bệnh binh, trả
lại cho đơn vị những chiến đấu viên xuất sắc sau này.
Trong những năm chiến tranh, Tiểu đoàn Đặc công nước 471 ở xa Quân khu, xa sự chi viện của cấp trên. Trước tình ấy, đơn vị đã nêu cao tinh thần tự lực, tự cường, tổ chức tốt việc tăng gia sản xuất, bảo đảm phần lớn lương thực, thực phẩm, tổ chức nuôi quân khỏe, phòng chống dịch bệnh tốt, bảo đảm có đủ quân số để chiến đấu giành thắng lợi. Trong 5 năm (1971-1975), đơn vị đã sản xuất tự túc được 67 tấn lương thực, trong đó có 39 tấn gạo, 28 tấn khoai sắn, chăn nuôi được 154 con heo, hàng nghìn con gà. Đơn vị đã bám dân dưới vùng địch, mua trên 200 tấn gạo, hàng chục tấn thực phẩm. Đơn vị còn tự may hàng nghìn bộ quân phục và một số nhu cầu khác như: võng, bọc võng, balô, nilon, tấm đắp, áo ấm...; tự điều trị bệnh và chăm sóc thương binh, tự đào tạo y tá, dược tá, báo vụ viên để phục vụ cho nhiệm vụ chiến đấu. |
(Xem tiếp kỳ sau)
Lâm Quý
Chuyện của chiến sĩ đặc công nước (Kỳ cuối)
Đã
có nhiều bài viết, nhiều câu chuyện về những chiến công huyền thoại của
bộ đội đặc công. Song với các trận đánh của Tiểu đoàn Đặc công nước 471
- Quân khu 5 mà tôi chép ra dưới đây, ngoài tính “huyền thoại” còn có
cả sự hy sinh oanh liệt, thể hiện phẩm chất anh hùng của các chiến sĩ
đặc công nước khi xung trận.
Bài 2: Khúc tráng ca mang tên 471
Biển lửa trên vịnh Đà Nẵng
Thượng sĩ Phan Minh Hóa, quê Đông Lâm,
Tiền Hải (Thái Bình), người còn sống trong 8 chiến sĩ xuất phát trận đầu
đánh tàu trên vịnh Đà Nẵng vào đêm 7-4-1972, kể rằng: Trận đánh ấy mở
màn cho hàng loạt các trận đánh sau này của tiểu đoàn.
Hai ông Phan Minh Hóa và Bùi Đức Tùy (áo trắng) tại buổi gặp mặt |
Ông Hóa là lớp chiến sĩ thứ hai sau khi
hoàn thành khóa huấn luyện ở Đoàn Đặc công Hải quân 126 vào Tiểu đoàn
471. Do mới vào chiến trường, chưa “nếm” trận sốt rét nào, sức khỏe còn
tương đối tốt, nên ông là 1 trong 4 chiến sĩ mới được lựa chọn cùng với 4
chiến sĩ cũ nhận nhiệm vụ đánh trận mở màn.
Ánh mắt của người đàn ông gần 70, đã mấy
chục năm rời quân ngũ như rực sáng khi kể lại trận đánh bi hùng ấy. Ông
Hóa bảo: Trong cuộc đời binh ngũ của mình dù đã trải qua nhiều trận
“vào sinh, ra tử”, nhưng chưa có trận nào mà cả Tiểu đoàn trưởng Hồ Xuân
Hòa và Chính trị viên tiểu đoàn Trần Châu Á cùng xuống giao nhiệm vụ và
động viên bộ đội như trận ấy.
Theo hồi tưởng của ông, khi nói về ý
nghĩa của trận đánh này, Tiểu đoàn trưởng Hồ Xuân Hòa chỉ nói vài câu
vắn tắt, đại ý rằng: Đây là trận đánh vô cùng quan trọng, là trận mở màn
cho cả quá trình dài chuẩn bị, giành thắng lợi sẽ có ý nghĩa vô cùng to
lớn về nhiều mặt. Đặc biệt đây là đòn đánh hiểm, đánh phủ đầu làm tổn
thất phương tiện chiến tranh, làm nhụt ý chí của địch trong thời điểm
đỉnh cao chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”.
Đêm 6-4-1972, tổ tác chiến gồm 8 chiến
sĩ, mỗi người khoác trên vai một khối thuốc nổ 30kg và 8 lon (lon sữa
bò) gạo rang lặng lẽ cắt rừng vượt đường nhựa xuống mép nước ở chân đèo
Hải Vân. Đội trưởng Nguyễn Hồng Quảng đưa anh em đến tận vị trí tập kết
và cùng ở lại quan sát hoạt động của tàu địch trên vịnh Đà Nẵng.
Trong vòng 5 năm vừa xây dựng, vừa chiến đấu (4/1971-4/1975), Tiểu đoàn Đặc công nước 471 - Quân khu 5 đã đánh 41 trận (29 trận đánh dưới nước, 12 trận đánh trên cạn), tiêu diệt 800 tên địch (trong đó có một số cố vấn Mỹ), đánh chìm 10 tàu vận tải quân sự (1 tàu dầu, 1 pháo hạm) trọng tải 8-10 nghìn tấn, 1 hải thuyền, 1 cầu cảng Tiên Sa. |
Màn đêm phủ dày. Mặt biển như một bầu
trời đầy sao bởi ánh sáng của các phương tiện làm nghề biển của ngư dân.
Đang yên tĩnh, không gian như bị xé toạc bởi những loạt đạn vu vơ của
những chiếc bo bo, hải thuyền tuần tra trên vịnh Đà Nẵng. Sau những phút
đắn đo, đội trưởng Quảng quyết định chưa cho bộ đội xuất kích.
Trước những ánh mắt chờ đợi của anh em.
Ông bảo: Lương thực ít, không đủ lượng dự trữ, vì vậy không thể bơi sang
bán đảo Sơn Trà được. Phải chờ thời cơ khi tàu địch neo đậu trên vịnh
Đà Nẵng, ta xuất kích đánh và trở về ngay trong đêm mới bảo đảm an toàn.
Và thời gian chờ đợi không quá lâu. Ngay
sáng 7-4, ta phát hiện 3 tàu địch lừ lừ tiến vào vịnh Đà Nẵng, mũi tàu
hướng về phía kho xăng Liên Chiểu. Con tàu to nhất, có vẻ như chở đầy
hàng, mạn tàu đằm và di chuyển rất chậm. 2 chiếc hộ tống hai bên đích
thị là tàu chiến đấu, tháp pháo đã được tháo bạt, trên boong bọn lính lố
nhố...
Sau một hồi quần thảo, cả 3 con tàu chọn
vị trí thả neo. 2 chiếc bo bo từ 2 tàu chiến được thả xuống biển, chúng
như con thoi tỏa ra hai hướng chạy vòng quanh tàu hàng. Cả 8 anh em
chụm đầu nghe Đội trưởng Quảng phổ biến phương án tác chiến...
19 giờ, các tổ chiến đấu bắt đầu xuống
nước. Siết chặt tay từng người, chờ cho anh em khuất dần trong bóng đêm,
Đội trưởng Quảng mới cắt rừng về đài quan sát của tiểu đoàn. Thời gian
chậm chạp trôi đi trong chờ đợi. 23 giờ, rồi 24 giờ vẫn chưa thấy “động
tĩnh” gì. Tiểu đoàn trưởng Hồ Xuân Hòa, Chính trị viên Trần Châu Á trực
tiếp cầm ống nhòm quan sát. Màn trời đêm như đặc quánh lại. Cùng lúc ấy
một quầng lửa bùng trên mặt biển. Chiếc tàu đang bơm dầu vào kho xăng
Liên Chiểu bốc cháy dữ dội. Trong quầng sáng chói lòa ấy đài quan sát
thấy 2 chiếc tàu cùng neo trong khu vực hú còi nhổ neo. Nhưng tiếng còi
tàu ấy cũng tắt lịm khi hai quầng lửa khác lại bùng lên…
Phó đô đốc Nguyễn Văn Tình nói chuyện với đơn vị trong ngày gặp mặt |
Trận đầu ra quân thắng lợi vẻ vang, các
chiến sĩ đội 1 thuộc Tiểu đoàn Đặc công nước 471 đã nhấn chìm 1 tàu vận
tải cỡ lớn và 2 tàu chiến của địch, đốt cháy hàng triệu lít xăng. Song 6
chiến sĩ trong 8 người xuất kích hôm ấy đã mãi mãi nằm lại biển khơi.
Thân xác các anh đã hòa cùng nước biển.
Trong buổi gặp mặt mới đây, Thượng sĩ
Phan Minh Hóa lý giải về sự hy sinh 6 đồng đội. Theo ông, khi gắn khối
nổ vào tàu xong, anh em đều đã thoát ra và bơi ngược về hướng sông Thủy
Tú. Ở đó tổ đón đã chờ sẵn. Phương án như vậy, nhưng khi thoát ra khỏi
tàu vào đúng lúc thủy triều xuống, nước sông Thủy Tú và sông Hàn chảy ra
biển rất mạnh.
Bản thân ông Hóa và một đồng đội khác
cũng bị đẩy ra rất xa, khi các ông vào được bờ thì đó đã thuộc địa phận
tỉnh Thừa Thiên - Huế. 6 chiến sĩ hy sinh rất có thể do sức khỏe suy
kiệt không đủ sức bơi vào bờ và đã bị thủy triều đẩy ra biển.
Sau trận chiến đấu ấy. Tiểu đoàn đã được
Chính phủ Cách mạng lâm thời miền Nam Việt Nam tặng thưởng Huân chương
Quân công hạng Ba. Đội 1 được tặng thưởng Huân chương Chiến công hạng
Nhất. 8 chiến sĩ được tặng thưởng Huân chương Chiến công hạng Nhì.
Những trang bi tráng
Đại tá Trần Văn Liên nay là Trưởng ban
Liên lạc truyền thống Tiểu đoàn Đặc công nước 471 - Quân khu 5. Ông là
một trong những người tham gia nhiều trận đánh và đánh giặc rất lì. Ông
cũng là một trong những chiến sĩ thi đua toàn miền, năm 1974 được đi báo
cáo điển hình tại Đại hội Chiến sĩ thi đua toàn quân khu.
Từ trái sang là: Đinh Văn Bình, Cù Bá Tứ, Hoàng Thanh Bình, Trần Thế Phong và Trần Thanh Hải - những người lập nhiều chiến công trong chiến đấu và xây dựng đơn vị |
Thành tích đầy mình như vậy, nhưng khi
kể với chúng tôi về những đồng đội của mình, ông bảo: So với các anh ấy
thành tích của mình vẫn chưa thấm tháp gì. “Các anh ấy” là anh hùng liệt
sĩ Đặng Tiến Lợi, quê Thái Bình, người cùng với một đồng đội kéo khối
thuốc nổ 2 tạ vào đánh cầu Thủy Tú. Một viên đạn vu vơ của địch đã cướp
đi mạng sống của đồng đội. Còn một mình với khối thuốc cách trụ cần hơn 2
mét, anh đã ôm khối đánh “cường tập”, nghĩa là đẩy thẳng khối thuốc vào
trụ cầu, lấy thân mình ép chặt rồi rút chốt tức thì. Cầu sập và thân
xác anh hòa vào dòng sông Thủy Tú.
“Các anh ấy” là liệt sĩ Nguyễn Hùng
Mạnh, quê Thanh Hóa. Ông Liên bảo: Không hiểu vì sao anh Nguyễn Hùng
Mạnh chưa được đề nghị truy tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang
nhân dân? Ông Liên kể rằng: Cầu Thủy Tú bị đánh đi đánh lại nhiều lần,
vì vậy địch tổ chức bố phòng hết sức nghiêm ngặt. Cách cầu chừng 50 mét
chúng giăng một lớp hàng rào bùng nhùng từ bờ bắc sang bờ nam. Các trụ
cầu chúng gia cố thêm “vành đai” bảo vệ cùng với những ngọn đèn cao áp
chiếu thẳng xuống mặt sông. Ngoài ra, chúng làm thêm các bè nổi bằng
thùng phuy kết lại, trên bè lúc nào cũng có một tổ gồm 3 tên lăm lăm
súng và ném lựu đạn cầm canh xuống dòng sông.
Những trận đánh như những khúc tráng ca đầy chất bi hùng trong trang sử hào hùng của quân đội nói chung, của đặc công nước nói riêng. Rực sáng trong đó là tinh thần quả cảm, là hành động anh hùng, là sự mưu trí gan dạ, là tinh thần còn một người cũng đánh. |
Vào mùa chiến dịch, trên yêu cầu bằng
mọi cách phải đánh sập cầu Thủy Tú làm tê liệt tuyến vận chuyển huyết
mạch của địch. Sau khi đưa khối vượt qua lớp hàng rào, tổ chiến đấu của
Nguyễn Hùng Mạnh tổ chức tiềm nhập mố cầu. Chỉ còn cách mục tiêu vài mét
loạt đạn của địch vãi trên sông đã cướp đi mạng sống của đồng đội. Cũng
như Đặng Tiến Lợi, Nguyễn Hùng Mạnh đã ôm khối đẩy thẳng vào trụ cầu
giật chốt tức thì.
“Các anh ấy” là Hoàng Cao Biền, người
cùng tổ chiến đấu với Đại tá Trần Văn Liên đã cương quyết “cuộc chiến
còn dài, không thể cùng một lúc hy sinh cả hai, anh ở lại đánh trận sau,
trận này để em...”. Chỉ đơn giản như vậy, trong lúc quyết định sinh tử
ấy, Trần Cao Biền đã giành phần hy sinh về mình.
“Các anh ấy” là Đinh Văn Bình, quê Giao
Thủy; Hoàng Thanh Bình, quê Nghĩa Hưng, Nam Định nhận nhiệm vụ đánh tàu
trên vịnh Đà Nẵng, dù kíp hẹn giờ chỉ có đúng 7 phút, nhưng các anh vẫn
quyết định duy nhất một từ “đánh”. Và bằng lòng quả cảm, sự mưu trí, 2
chiến sĩ quê Nam Định đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, vừa nhấn chìm tàu
địch vừa bảo toàn lực lượng.
“Các anh ấy” là Chuẩn úy Trần Văn Huân,
Thượng sĩ Bùi Đức Tùy, Thượng sĩ Nguyễn Văn Hợi, Thượng sĩ Phan Minh
Hóa, Trung sĩ Nguyễn Hữu Nghị, Trung sĩ Phan Văn Huỳnh. Những con người
ấy trong một đêm đã đánh một trận “nở hoa trong lòng địch”, cùng một lúc
vừa thiêu rụi và làm tê liệt dàn radar đối hải của địch trên bán đảo
Sơn Trà và đánh chìm 1 tàu đang bốc hàng ngay tại cầu cảng Tiên Sa.
Trận đánh kép ấy làm cho địch “tối tăm
mặt mũi”, không hiểu “mô tê răng rứa”, không hiểu Cộng sản tổ chức bao
nhiêu lực lượng, đi bằng phương tiện gì mà đến được nơi coi là “bất khả
xâm phạm” như chỗ không người, dùng những loại vũ khí gì... mà có sức
công phá ghê gớm như vậy?
Một “kỳ tích”, nói như Thượng sĩ Bùi Đức
Tùy, người bị thương trong trận đánh radar, phải nằm lại hang đá trên
bán đảo Sơn Trà đến 45 ngày trong tình trạng bị bỏng tới 45% diện tích
cơ thể, bị những mảnh tôn găm thấu phổi... không có quân y, chỉ có một
cơ số thuốc sát trùng rất ít, vết thương rửa bằng nước biển nấu với lá
rừng... vậy mà anh đã thoát khỏi “lưỡi hái của tử thần”, lại cùng đồng
đội tổ chức một trận đánh bồi, nhấn chìm thêm tàu địch trước khi rời đảo
vượt biển về hậu cứ...
Những trận đánh như những khúc tráng ca
đầy chất bi hùng trong trang sử hào hùng của quân đội nói chung, của đặc
công nước nói riêng. Rực sáng trong đó là tinh thần quả cảm, là hành
động anh hùng, là sự mưu trí gan dạ, là tinh thần còn một người cũng
đánh.
Dự buổi gặp mặt truyền thống với tiểu
đoàn vừa qua có Phó đô đốc Nguyễn Văn Tình, Anh hùng Lực lượng Vũ trang
nhân dân, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Chính ủy Quân chủng hải
quân. Người anh hùng thuộc lớp đầu tiên của Đặc công Hải quân 126, là
thủ trưởng cũ của rất nhiều cán bộ, chiến sĩ Tiểu đoàn Đặc công nước 471
- Quân khu 5. Nghe chiến sĩ mình kể chuyện, ông đã thốt lên: “Đây là
một tập thể anh hùng, nhiều đồng chí rất xứng đáng được tuyên dương danh
hiệu Anh hùng Lực lượng Vũ trang nhân dân”.
Tiểu đoàn Đặc công nước 471 - Quân
khu 5 được Đảng và Nhà nước tặng thưởng: 2 Huân chương Quân công giải
phóng hạng Ba; 5 Huân chương Chiến công giải phóng hạng Nhất; 7 Huân
chương Chiến công giải phóng hạng Nhì.
1 Cờ Quyết chiến quyết thắng của
Chính phủ Cách mạng lâm thời miền Nam Việt Nam tặng. 1 Cờ Anh dũng diệt
Mỹ do Ủy ban Cách mạng lâm thời Trung Trung Bộ tặng.
1 Huân chương Quân công giải phóng hạng Ba, 3 Huân chương Chiến công giải phóng hạng Nhất được trao cho Đội 1.
1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng Ba, 2 Huân chương Chiến công giải phóng hạng Nhất trao cho Đội 2.
2 Huân chương Chiến công giải phóng hạng Nhì trao cho Đội 3.
Có một đồng chí được tuyên dương anh hùng là: Liệt sĩ Đặng Tiến
Lợi, tuyên dương ngày 22-12-1973. Nhiều đồng chí được tặng thưởng các
danh hiệu vinh dự khác. |
Những chiến công đi vào huyền thoại
Những chiến sỹ đặc công Rừng
Sác chỉ với đôi chân trần và những vũ khí thô sơ đã từng khiến kẻ thù
khiếp sợ, kinh hoàng ở chiến trường miền Nam trong những năm chống Mỹ.
Đại tá, Anh hùng
lực lượng vũ trang nhân dân Lê Bá Ước (Bảy Ước)- nguyên Trung đoàn
trưởng kiêm Chính ủy Đoàn 10 đặc công Rừng Sác, người đã trực tiếp chỉ
huy và tham gia hàng chục trận đánh lớn của Đoàn 10 đặc công rừng Sác là
một trong những chiến sĩ như thế. Trong căn nhà nhỏ tại phường Quyết
Thắng, TP. Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai, câu chuyện của người chỉ huy đặc
công năm nào đầy cảm động.
Ký ức một thời
Sinh
năm 1931, quê Gò Quao, Rạch Giá, ông đi kháng chiến từ năm 1945, tham
gia đánh Pháp, tập kết ra Bắc, vượt Trường Sơn về Nam, làm Trung đoàn
trưởng kiêm Chính ủy Đoàn 10 đặc công Rừng Sác thời chống Mỹ. Từ năm
1974 đến 1975, ông làm Chính ủy Sư đoàn 2, tham gia chiến dịch Hồ Chí
Minh. Từ năm 1976, ông làm Phó chỉ huy trưởng Tỉnh đội Đồng Nai. Năm
1994, ông nghỉ hưu và từ đó là hội viên Hội VH-NT Đồng Nai. Nếu tóm tắt
tiểu sử của Đại tá Bảy Ước thì chỉ có vậy. Nhưng cuộc đời ông là cả một
pho tư liệu, một nhân chứng sống của đặc công Rừng Sác anh hùng.
Tượng đài đặc công Rừng Sác
Đại
tá Bảy Ước bắt đầu câu chuyện với sự hào sảng về tinh thần quả cảm,
lòng quyết tâm tiêu diệt thù của những người chiến sỹ đặc công năm xưa:
“Là người trực tiếp chỉ huy và chiến đấu nhiều trận, quả thực đến bây
giờ nghĩ lại, kể lại, tôi vẫn tưởng như là huyền thoại… Người lính đặc
công thường hoạt động ban đêm nên cần phải có sức khỏe, tinh thần, tư
tưởng. Có lòng kiên định, gan dạ, xác định vững lập trường, trên thao
trường có thể đổ mồ hôi nhưng trong chiến trường là phải quyết hoàn
thành nhiệm vụ”.
Lúc
đó, do điều kiện còn khó khăn nên vũ khí chiến đấu của Đoàn chủ yếu
được chế từ những quả bom, được cưa ra, lấy thuốc làm mìn, bộc phá… đó
chính là những vũ khí tự tạo tiêu diệt kẻ thù trên con sông Lòng Tàu.
Trong
chiến tranh, Lòng Tàu là con sông rộng, nước sâu đi xuyên qua rừng Sác
là thuỷ lộ duy nhất nối biển Đông với cảng Sài Gòn. Để bảo vệ an toàn
cho sông Lòng Tàu, Mỹ và chính quyền Sài Gòn từng tuyên bố “làm cỏ, lột
da rừng Sác” bằng những cuộc càn bắn giết đẫm máu, dội bom B52, pháo hạm
và chất độc hóa học tàn phá rừng.
Bộ
đội rừng Sác không chỉ thường xuyên phải đối mặt với sự tấn công địch
mà còn phải chống chọi với cá sấu, rắn độc. Cá sấu ở Rừng Sác nặng
khoảng 300kg, và rất dữ tợn, có thể kéo cả những mảnh lớn xác tàu lên
bờ. Nhắc tới mối hiểm nguy thường trực này, Đại tá Bảy Ước chia sẻ:
“Giặc thì không sợ, nhưng sợ nhất cá sấu. Nhiều chiến sĩ của ta khi làm
nhiệm vụ đã bị cá sấu kéo đi, không còn tìm được xác”. Trước nhiều khó
khăn gian khổ, những người lính đặc công Trung đoàn 10 nơi cửa ngõ yết
hầu này vẫn anh dũng đương đầu với mọi phương tiện chiến tranh hiện đại
của địch, tiêu diệt nhiều tàu vận tải quân sự lớn, có trọng tải hàng
chục ngàn tấn như các tàu Victory, Aridonna...
Trầm
ngâm, đầy cảm xúc, Đại tá Bảy Ước nhớ lại những trận đánh oai hùng,
những chiến công lẫy lừng của Đoàn 10 đặc công Rừng Sác. Ông kể về trận
đánh tàu Victory nổi tiếng ngày 23-8-1966. Trận đánh được ghi vào lịch
sử như một chiến công vang dội của quân ta, khiến cho kẻ thù khiếp sợ.
Ông
nhớ lại: Lúc đó ông cùng 17 chiến sĩ trực tiếp tham gia vào trận đánh
này. Để đưa được hai trái ĐKB (mỗi trái nặng khoảng 1 tấn) do Liên Xô
chế tạo vào vị trí đã định xuống lòng sông là cả một kỳ công lớn. Và khi
tác chiến, trên mỗi chiếc thuyền gồm 1 cán bộ thao tác và 6 chiến sĩ
chèo xuồng. Sau khi đưa thuyền vào vị trí, các chiến sĩ dồn sang một bên
lật nghiêng thuyền cho trái ĐKB “hạ thuỷ”, rồi được 2 xuồng nhỏ do 4
người khác đón chở vào bờ.
Nhưng
nguy hiểm ở chỗ, ngay khi 2 chiếc thuyền chở ĐKB được đánh đắm, chiến sĩ
thao tác phải lập tức dùng tay rút chốt gồm 5 sừng chảm “to như cổ tay”
được làm bằng thủy ngân. Khi rút chốt, mìn đã ở vào trạng thái nguy
hiểm, lúc này bất cứ vật gì va đập vào đều gây nổ. Khi đó dọc hai bên bờ
sông địch bố trí hàng loạt đồn bốt bảo vệ và cứ khoảng 15 - 20 phút
chúng lại cho tàu tuần tiễu rà cắt các chướng ngại vật.
Vào
lúc hơn 8 giờ ngày 23-8, khi đoàn tàu của địch gần 10 chiếc lọt vào
trận địa thì lập tức mìn phát hỏa. Với sức công phá lớn của mìn, chiếc
tàu lớn nhất chồm lên rồi quay ngang. Hôm sau, báo chí đưa tin chiếc tàu
chìm mang theo 100 xe tăng, 3 máy bay phản lực, hàng trăm khẩu pháo,
hàng ngàn tấn lương thực, thực phẩm và hơn 100 lính Mỹ.
Ông
dừng câu chuyện một chút như để hồi tưởng rồi lại hào hứng kể về rất
nhiều những trận đánh khác như: Phá kho bom thành Tuy Hạ, thiêu hủy tổng
kho xăng Nhà Bè, pháo kích dinh Độc Lập, tòa Đại sứ Hoa Kỳ...
Vô
số các chiến công được Đoàn đặc công Rừng Sác thực hiện. Bên cạnh những
thành công ấy biết bao xương máu đổ xuống cho ngày độc lập. Từ năm 1966
đến 30-4-1975, bộ đội đặc công Rừng Sác đánh gần 400 trận lớn nhỏ, loại
khỏi vòng chiến đấu hơn 6.000 tên địch; đánh chìm và cháy 356 tàu,
thuyền chiến đấu, đánh đắm 13 tàu vận tải, bắn cháy 145 giang thuyền;
bắn rơi 29 máy bay trực thăng…
Nỗi trăn trở của người ở lại
Nhớ
lại những chiến công hiển hách đó, Đại tá Lê Bá Ước, Trung đoàn trưởng
năm nào thấy rất tự hào. Nhưng ông cũng cảm thấy trên vai mình còn một
gánh nặng trách nhiệm và cao hơn trách nhiệm, đó là tình đồng đội, tình
người. Khó có thể kể hết về sự gian khổ và những chiến công của bộ đội
rừng Sác trong những năm kháng chiến. Bởi, trong 9 năm từ 1966 đến 1975,
đã có gần 767 cán bộ, chiến sĩ của Đoàn 10 hy sinh tại Rừng Sác.
Sau
ngày hòa bình, thống nhất đất nước, ông đã dành nhiều công sức để đi
tìm, xác nhận hài cốt đồng đội và quy tụ về nghĩa trang. Ông cũng phối
hợp với chính quyền địa phương xây dựng “Khu đền tưởng niệm các Chiến sỹ
Đặc công nước Rừng Sác và các Liệt sỹ huyện Nhơn Trạch”. Đây là công
trình do chính ông kêu gọi chung góp tiền bạc, công sức, tìm người thi
công và bản thân đứng ra trông coi việc xây cất cho đến ngày khánh
thành.
Ông ngậm ngùi: “Tôi thấy
mình may mắn. Thương những người đồng đội đã ngã xuống vì độc lập. Người
lính đặc công mà hy sinh thì xót xa lắm, người thì bị cá sấu ăn thịt
mất xác, người bị kẻ địch bắn chết ở chốn “rừng thiêng nước độc” ấy cũng
đa phần chìm vào sông nước, không còn dấu vết nào… Chúng tôi đã tìm
kiếm nhiều mà đến nay cũng còn nhiều đồng đội đang phải cô đơn ngoài
kia.
Hiện tại, ông lập riêng một
ban thờ các liệt sĩ đặc công thuộc đơn vị cũ đã hy sinh trong kháng
chiến chống Mỹ. Ông bảo: “Mình còn sống và may mắn được chứng kiến thời
khắc huy hoàng của dân tộc là nhờ sự hy sinh của bao đồng đội. Bởi vậy,
mình phải có trách nhiệm với thân nhân, gia đình họ, với vong linh của
những người đã khuất cho trọn nghĩa, vẹn tình…”. Nói rồi, ông đứng dậy
kính cẩn thắp nén hương thơm tưởng nhớ những đồng đội đã ngã xuống cho
độc lập hôm nay.
Chiến tranh đã lùi
xa gần 40 năm nhưng kí ức về những tháng năm chiến đấu gian khó và oanh
liệt vẫn còn đầy ắp trong từng câu chuyện của ông. Rừng Sác bây giờ đã
đổi thay, dấu vết chiến tranh đã lùi vào quá khứ, nhưng với những người
đã gắn bó gần hết cuộc đời nơi rừng Sác như Đại tá Lê Bá Ước thì tất cả
vẫn vẹn nguyên.
Hồ Châu (theo Báo Hải quan)
Nhận xét
Đăng nhận xét