Chuyển đến nội dung chính

TAI NẠN MÁY BAY 8

(ĐC sưu tầm trên NET)
 
Top 15 Vụ TAI NẠN MÁY BAY THẢM KHÓC NHẤT Lịch Sử Nhân Loại

15 vụ tai nạn máy bay thảm khốc nhất trong lịch sử thế giới

Cho đến nay máy bay vẫn được coi là phương tiện giao thông an toàn nhất trên thế giới với tỷ lệ số vụ tai nạn và tử vong thấp nhất so với các phương tiện khác như tàu thuyền, ô tô, xe máy … Tuy nhiên, một khi tai nạn máy bay xảy ra thì nó có thể cướp đi hàng trăm sinh mạng cùng một lúc. 
Hãy tưởng tượng người ngồi trên chuyến bay định mệnh đó phải đối mặt với những giây phút cuối cùng của cuộc đời và biết rằng không còn lối thoát, cảm giác đó thật đáng sợ. Chính vì vậy, tai nạn máy bay có lẽ vẫn là khủng khiếp nhất.
Chúng ta hãy cùng điểm qua một số thảm họa hàng không khốc liệt nhất đã xảy ra trong vòng hơn 4 thập kỷ qua.
1. Chuyến bay mang số hiệu 2120 của hãng hàng không Nigeria Airways – 261 người chết
15 tham hoa hang khong 1
Vào ngày 11/7/1991, hành khách đã rơi xuống từ chiếc máy bay mang số hiệu 2120 sau khi cất cánh từ thành phố Jeddah, Ả Rập Xê-Út. Do ma sát quá lớn giữa bánh xe và đường băng lúc cất cánh, chiếc lốp đã bốc cháy và ngọn lửa thiêu xuyên lớp sàn của khoang hành khách. Chiếc máy bay đã rơi ngay sau đó, gây ra cái chết của tổng cộng 261 mạng người.
2. Máy bay 140 của hãng hàng không Trung Quốc China Airlines – 264 người chết
15 tham hoa hang khong 2
Vụ tai nạn xảy ra khi máy bay mang số hiệu 140 khởi hành từ thành phốc Đài bắc, Đài Loan đến Nagoya, Nhật Bản vào ngày 26/4/1994. Chiếc máy bay đã gặp phải sự cố ngay trước khi hạ cánh do phi công vô tình chạm vào nút TOGA (cất cánh – bay vòng). Chỉ có 7 người sống sót sau vụ tai nạn.
3. Chuyến bay 587 của hãng hàng không lớn nhất thế giới American Airlines – 265 người chết
15 tham hoa hang khong 3
Không lâu sau sự kiện 9/11 đình đám tại Manhattan, Mỹ, ngày 12/11/2001, chiếc Airbus A300 từ New York đến Santo Domingo đã đâm xuống khu vực Queens ngay sau khi cất cánh. Nguyên nhân được xác định là do lỗi của phi công đã lạm dụng việc sử dụng bánh lái khi bay vào vùng nhiễu khí (wake turbulence). Hậu quả nghiêm trọng gây ra khiến 265 người thiệt mạng.
4. Chuyến bay mang số hiệu 007 của hãng hàng không Hàn Quốc Korean Air – 269 người chết
15 tham hoa hang khong 4
Vào ngày 1/9/1983, một phi cơ quân sự của Liên Xô đã bắn hạ chiếc Boeing 747 của Korean Air khi đang trên đường đến Seoul. Sự kiện kinh hoàng xảy ra trong khu vực không phận hạn chế của Liên Xô, chiếc máy bay sau đó lao thẳng xuống biển khiến 269 người thiệt mạng.
5. Vụ đánh bom chuyến bay 103 của hãng hàng không Pan Am – 270 người chết
15 tham hoa hang khong 5
Chuyến bay 103 của Pan Am có lịch trình vượt Đại Tây Dương vào mỗi ngày thứ Ba từ Sân bay London Heathrow tới Sân bay quốc tế John F. Kennedy. Ngày 21/12/1988, một quả bom phát nổ trong khoang chứa hàng trước đã thổi bay chiếc Boeing 747 trên bầu trời Lockerbie, Sctoland khiến 270 người thiệt mạng. Hai công dân Libya đã bị buộc tội gây ra vụ khủng bố thảm khốc này.
6. Chuyến bay 191 của American Airlines – 273 người chết
15 tham hoa hang khong 6
Chỉ vài phút sau khi cất cánh rời khỏi sân bay O’Hare ở Chicago, chiếc DC-10 của hãng hàng không Mỹ đã mất lái sau khi động cơ bên trái dừng hoạt động. Chiếc máy bay chao đảo lăn vòng và sau đó đâm xuống một cánh đồng, cướp đi 273 sinh mạng bao gồm 258 hành khách, 13 thành viên phi hành đoàn và 2 người trên mặt đất. Một nhân viên cứu hỏa tại hiện trường cho biết không có tử thi nào còn nguyên vẹn được phát hiện.
7. Máy bay Ilyushin-76 của Không quân Cộng hòa Hồi giáo Iran – 275 người chết
15 tham hoa hang khong 7
Vào ngày 19/2/2003, một chiếc máy bay quân sự của Iran chở lực lượng Vệ binh Cách mạng đã đâm vào dãy núi gần thành phố Kerman. Không một ai còn sống sót sau chuyến đi tử thần này.
8. Chuyến bay 655 của hãng hàng không Iran Air – 290 người chết
15 tham hoa hang khong 8
Trong lúc chiến tranh Iran-Iraq diễn ra, vào ngày 3/7/1988, chiếc Airbus A300 của Iran đã bị một tàu chiến của Hải quân Hoa Kỳ bắn hạ khi bay qua khu vực đang có giao tranh. Nguyên nhân là do thuyền trưởng con tàu USS Vincennes đã nhầm máy bay chở khách với chiếc phản lực F-14. Sự cố thảm kịch đã dẫn đến cái chết của 290 hành khách, trong đó có 66 trẻ em.
9. Chuyến bay 163 của hãng hàng không quốc gia Ả-rập Xê-út – 301 người chết
15 tham hoa hang khong 9
Ngày 19/8/1980, chiếc Lockheed L-1011-200 TriStar đã bốc cháy không lâu sau khi cất cánh từ sân bay quốc tế Riyadh. Chiếc máy bay sau sau đó đã quay đầu và hạ cánh khẩn cấp, nhưng toàn bộ 287 hành khách và 14 thành viên phi hành đoàn đã tử nạn vì hít phải khói độc trước khi đội cứu hộ mặt đất có thể vào được bên trong. Nguyên nhân của đám cháy là do một số người Hồi Giáo đã lén tìm cách mang bếp lên máy bay bất chấp lệnh cấm đã được ban hành.
10. Vụ đánh bom chuyến bay 182 của hãng hàng không Ấn Độ Air India – 329 người chết
15 tham hoa hang khong 10
Ngày 23/6/1985, chuyến bay mang số hiệu 182 của India Air đã bị đánh bom trong không phận của Ireland khi đang theo lộ trình từ Montreal đến London. Chiếc Boeing 747 sau đó đã đâm xuống Đại Tây Dương khiến tổng cộng 329 người tử vong. Sau hơn 300 ngày điều tra với kinh phí lên đến hơn 100 triệu USD, cơ quan tư pháp Canada đã cáo buộc nhóm chiến binh ly khai người Sikh là những kẻ phải chịu trách nhiệm cho vụ khủng bố đẫm máu này.
11. Chuyến bay 981 của hãng hàng không Thổ Nhĩ Kỳ Turkish Airlines – 346 người chết
15 tham hoa hang khong 11
Vào ngày 3/3/1974, chiếc Dc-10 trên chuyến bay 981 của Thổ Nhĩ Kỳ sau khi cất cánh từ sân bay quốc tế Yesilköy đã đâm xuống khu rừng Ermonville, Pháp khi đang trên đường đến London, Anh. Vụ tai nạn là kết quả của cánh cửa chất hàng phía sau bị hỏng nên đã gây ra một vụ nổ giảm áp, khiến cánh cửa cabin chính phía sau sụp đổ gây hư hại các bộ phận điều khiển bay.
12. Vụ va chạm giữa hai máy bay của hãng hàng không quốc gia Ả-rập Xê-út và Kazakhstan – 349 người chết
15 tham hoa hang khong 12
Vụ va chạm trên không diễn ra bên trên ngôi làng Charkhi Dadri, Ấn Độ vào ngày 12/12/1996. Chiếc Ilyushin Il-7 của Kazakhstan Airlines đã đụng độ với chiếc Boeing 747 của Saudi Arabian Airlines khiến toàn bộ 349 hành khách có mặt trên hai chuyến bay thiệt mạng.
13. Chuyến bay 123 của hãng hàng không Nhật Bản Japan Airlines – 520 người chết
15 tham hoa hang khong 13
Ngày 12/8/1985, chiếc Boeing 747 trên chuyến bay mang số hiệu 123 từ Tokyo đến Osaka bị mất kiểm soát và rơi sau 44 phút cất cánh.  Chiếc máy bay đã đâm vào khe núi Takamagahara làm 520 người thiệt mạng (bao gồm 505 hành khách và 15 thành viên phi hành đoàn).
14. Thảm họa sân bay Tenerife – 583 người chết
15 tham hoa hang khong 14
Đây là vụ tai nạn thảm khốc nhất trong lịch sử ngành hàng không với con số tử vong lên đến 583 người chết. Vụ việc xảy ra vào ngày 27/3/1977 khi hai chiếc Boeing 747 đâm vào nhau trên đường băng sân bay Los Rodeos của hòn đảo Tenerife, Tây Ban Nha.
15. Sự kiện ngày 11 tháng 9 – 2.996 người chết
15 tham hoa hang khong 15
Thay vì là một tai nạn hàng không đơn lẻ, sự kiện 911 là một loạt tấn công khủng bố cảm tử có phối hợp diễn ra tại Mỹ vào ngày 11/9/2001, trong đó một nhóm không tặc đã khống chế đến 4 chiếc máy bay hiệu Boeing cùng một lúc. Theo đó, hai chiếc phi cơ  đã lao thẳng vào Tòa Tháp Đôi của Trung tâm Thương mại Thế giới tại Manhattan, một chiếc đâm vào tổng hành dinh của Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ tại Lầu Năm Góc ở Arlington, Virginia, còn chiếc thứ 4 đâm xuống một cánh đồng gần Shanksville, Pennsylvania.
Hậu quả là tổng cộng 2.996 người thiệt mạng bao gồm 19 kẻ khủng bố và 24 người mất tích xem như đã chết. Thảm họa khốc liệt này đồng thời đã gây tổn thất ít nhất 10 tỷ đô la giá trị nhà đất và cơ sở hạ tầng, và 3000 tỷ đô la tổng thiệt hại.
Thấy chú chim lớn trên bầu trời, người đàn ông quay lại và giật mình khi nhìn kỹ hơn
Nguồn ảnh: list 25
Quy Cáp

8 vụ tai nạn hàng không thảm khốc bắt nguồn từ sai lầm tưởng chừng rất nhỏ nhặt của phi hành đoàn

Duy Vu, Theo Helino 07:30 02/08/2018

Chỉ cần người phi công chủ quan hoặc sơ ý trong một tích tắc, thì thảm kịch sẽ xảy đến ngay lập tức.

Một khi đã ở trên máy bay, thì tính mạng của những hành khách cùng toàn bộ phi hành đoàn sẽ phụ thuộc vào tài cầm lái của những người phi công.
Chính vì vậy, dù chỉ là sai lầm nhỏ nhặt của người cơ trưởng cũng không thể chấp nhận được, bởi nó sẽ gây nên những hậu quả vô cùng thảm khốc như những vụ tai nạn dưới đây.
Mặc dù các sự cố này là tương đối hiếm, có tỉ lệ xảy ra chỉ là 1 trong 11 triệu chuyến bay, nhưng các phi công này đã có thể tránh được thảm hoạ nếu họ cẩn thận hơn với mỗi quyết định của mình.
1.Chuyến bay Aeroflot 593, năm 1994 - phi công để con mình nghịch nút điều khiển
Có lẽ đây là tai nạn khó chấp nhận nhất trong lịch sử hàng không khi mà viên phi công Yaroslav Kudrinsky đã để cho 2 đứa con của mình nghịch các nút điều khiển trên máy bay.
Vụ tai nạn xảy ra vào ngày 23/3/1994 khi máy bay Aeroflot bay từ Moscow đi Hong Kong. 

Theo các đoạn ghi âm thu lại được, ông Kudrinsky đã rủ 2 đứa con của mình là Yana 12 tuổi và Eldar 15 tuổi vào buồng lái giữa đêm.
Eldar Kudrinsky, con trai 15 tuổi của cơ trưởng đã vô tình tắt chế độ bay tự động khiến động cơ ngừng hoạt động. Khi cơ trưởng phát hiện ra thì sự việc không thể cứu vãn được nữa, chiếc Airbus A310-304 đã rơi tự do xuống đất ở Siberia khiến toàn bộ 75 hành khách và phi hành đoàn thiệt mạng.
8 vụ tai nạn hàng không thảm khốc bắt nguồn từ sai lầm tưởng chừng rất nhỏ nhặt của phi hành đoàn - Ảnh 1.
Eldar Kudrinsky, con trai 15 tuổi của cơ trưởng đã vô tình tắt chế độ bay tự động khiến động cơ ngừng hoạt động. (Ảnh từ một bộ phim tái hiện lại thảm hoạ này)
2.Chuyến bay TransAsia Airways 235, năm 2015 - phi công kéo nhầm nút
"Thôi chết! Kéo nhầm nút chỉnh tốc độ rồi".
Đây là một phần trong những lời cuối cùng của phi công chuyến bay trên vào ngày 4/2/2015, ngay trước khi máy bay đâm vào cầu cao tốc ở Đài Loan, khiến 43 trong số 58 hành khách thiệt mạng.
Theo báo cáo từ Hội đồng An toàn Hàng không Đài Loan, chiếc phi cơ vừa mới cất cánh từ sân bay Songshan ở Đài Bắc (Đài Loan) thì một động cơ ngừng hoạt động.
Viên cơ trưởng khi ấy đã vô tình tắt nốt động cơ đang hoạt động bằng cách kéo nút chỉnh ga, khiến máy bay bị nghiêng đột ngột và cắm mũi xuống sông Keelung.

Đoạn clip ghi lại toàn cảnh máy bay của hãng TransAsia Airways lao xuống sông.
3.Chuyến bay Tuninter 153, năm 2009 - phi công cầu nguyện thay vì tiến hành các thao tác khẩn cấp
Hồi tháng 3/2009, cả cơ trưởng và cơ phó của chuyến bay đã bị kết án 10 năm tù sau vụ tai nạn hàng không gây nên cái chết của 16 hành khách.
Cơ trưởng Shafik Al Gharbi và cơ phó Ali Kebaier Lassoued bị buộc tội đã cầu nguyện thay vì tiến hành các thao tác khẩn cấp sau khi máy bay hết nhiên liệu do lỗi cơ khí, dẫn đến việc máy bay lao xuống biển Địa Trung Hải.
Các đoạn ghi âm trong buồng lái cho thấy cơ trưởng Gahrbi đã cầu cứu Đấng Allah và nhà tiên tri Mohammed.
Bằng chứng cho thấy phi hành đoàn đã có nhiều nỗ lực để cứu vãn tình thế nhưng cuối cùng rơi vào trạng thái hoảng loạn và "nhắm mắt buông xuôi" để cho máy bay rơi xuống biển.
Máy bay khi đó đang trên hành trình từ Bari (Italy) bay tới Djerba (Tunisia). Chỉ có 23 trong số 49 hành khách sống sót sau khi được cứu từ dưới biển lên.

8 vụ tai nạn hàng không thảm khốc bắt nguồn từ sai lầm tưởng chừng rất nhỏ nhặt của phi hành đoàn - Ảnh 3.
Việc cầu cứu đấng Allah hay nhà tiên tri Mohammed cũng không giúp chuyến bay Tuninter 153 tránh khỏi tai nạn. (Ảnh minh hoạ)
4.Chuyến bay Airblue 202, Islamabad, năm 2010 - cơ phó "mất tự tin" do bị cơ trưởng đả kích
Tai nạn xảy ra trong chuyến bay nội địa vào ngày 28/7/2010, gần thủ đô Islamabad của Pakistan, khiến 146 hành khách và 6 thành viên phi hành đoàn thiệt mạng.
Sự việc đáng ra có thể tránh được nếu cơ phó dám phản đối vô số lỗi được lặp lại liên tục của cơ trưởng. Tuy nhiên, do thường xuyên bị cơ trưởng "sỉ nhục", ông đã mất hết sự tự tin.
Viên cơ trưởng bị cáo buộc đã có những lời lẽ nặng nề và khắc nghiệt với cơ phó của mình trong suốt chuyến bay, thậm chí phớt lờ cảnh báo từ Viện Kiểm soát Không lưu khi họ yêu cầu: "Hãy để anh ấy nói!".
Cuối cùng, do thời tiết gió mùa, cơ trưởng đã hoảng sợ và mất kiểm soát còn cơ phó không kịp can thiệp, khiến máy bay lao thẳng xuống dãy Margalla.
8 vụ tai nạn hàng không thảm khốc bắt nguồn từ sai lầm tưởng chừng rất nhỏ nhặt của phi hành đoàn - Ảnh 4.
Vụ tai nạn cướp đi sinh mạng của 152 người ở Pakistan.
5.Cộng hoà Dominican, năm 1996 - rơi máy bay vì tổ ong bắp cày
Năm 1996, một máy bay thương mại khởi hành từ Cộng hòa Dominica đến Đức đã gặp tai nạn khi vừa cất cánh được vài phút.
Được biết, ngay khi máy bay vừa khởi hành, phi công đã nhận thức được rằng máy đo tốc độ có vấn đề nhưng vẫn quyết định cho máy bay cất cánh.
Ngay sau khi cất cánh, tình hình càng trở nên tồi tệ hơn khi sai số ở máy đo tốc độ ảnh hưởng đến chế độ lái tự động.
Chiếc máy bay đã lao xuống Đại Tây Dương, khiến toàn bộ hành khách và phi hành đoàn trên khoang thiệt mạng.
Các nhà điều tra cho biết, chiếc máy bay không hề có lỗi kỹ thuật nào. Tuy nhiên, tổ ong bắp cày trong ống đo tốc độ đã khiến máy bay đo áp lực không chính xác dẫn đến vụ tai nạn máy bay.

8 vụ tai nạn hàng không thảm khốc bắt nguồn từ sai lầm tưởng chừng rất nhỏ nhặt của phi hành đoàn - Ảnh 5.
Tổ ong bắp cày trong ống đo tốc độ đã khiến máy bay đo áp lực không chính xác dẫn đến vụ tai nạn máy bay. (Ảnh minh hoạ)
6.Hai máy bay KLM và Pan Am va chạm vào nhau - lỗi do quá trình liên lạc?
Đây được cho là tai nạn đẫm máu nhất trong lịch sử hàng không, khiến 583 người thiệt mạng.
Vào tháng 3/1977, hai chiếc  Boeing 747 của hàng KLM và Pan Am đã đâm sầm vào nhau tại sân bay Tenerife (Tây Ban Nha).
Nguyên nhân là do tổ lái KLM và viện Kiểm soát Không lưu đã hiểu lầm nhau, khiến chiếc phi cơ Pan Am vẫn ở trên đường băng lúc chiếc KLM chuẩn bị cất cánh.
Không những vậy, sương mù dày đặc còn khiến cả hai máy bay không nhìn thấy nhau.
Tất cả 248 hành khách và thành viên phi hành đoàn trên chiếc KLM đã tử nạn sau va chạm. Còn trên chiếc Pan Am, 326 hành khách và 9 thành viên trong tổ lái đã thiệt mạng. Chiếc Pan Am có 54 hành khách và 7 thành viên phi hành đoàn sống sót, gồm có cơ trưởng.
8 vụ tai nạn hàng không thảm khốc bắt nguồn từ sai lầm tưởng chừng rất nhỏ nhặt của phi hành đoàn - Ảnh 6.
Xác 2 chiếc máy bay trong vụ tai nạn này.
7.Chuyến bay Air Florida 90, năm 1982 - phi công quên bật hệ thống chống đóng băng
Vào ngày 13/2/1982, các phi công của hãng này mắc vô số lỗi trong chuyến bay từ thủ đô Washington tới Fort Lauderdale ở Florida (Mỹ). Lỗi đáng kể nhất là việc không bật hệ thống chống đóng băng.
Thêm nữa, dù cất cánh trong lúc có bão tuyết, tổ lái lại sử dụng một thao tác không chính xác để phá băng thay vì quay trở lại cổng để phá băng một cách hợp lý. Sau khi phát hiện lỗi động cơ, tổ lái vẫn không chịu hủy việc cất cánh.
Máy bay đã rơi xuống sông Potomac chỉ 30 giây sau khi ở trên không trung. Trong số 79 người trên máy bay, chỉ có 5 người sống sót. Ngoài ra còn có 4 người trên mặt đất tử nạn vì bị máy bay quệt vào.
8 vụ tai nạn hàng không thảm khốc bắt nguồn từ sai lầm tưởng chừng rất nhỏ nhặt của phi hành đoàn - Ảnh 7.
Dù cất cánh trong lúc có bão tuyết, tổ lái lại sử dụng một thao tác không chính xác để phá băng thay vì quay trở lại cổng để phá băng một cách hợp lý khiến máy bay lao xuống sông. (Ảnh minh hoạ)
8.Chuyến bay Eastern Airlines 401, năm 1972 - phi công bận sửa bóng đèn
Vào ngày 29/12/1972, một chiếc phản lực Eastern Airlines Tristar đã lao xuống khu vực công viên quốc gia Everglades ở Florida, Mỹ, làm 101 người trên máy bay, bao gồm cơ trưởng, thiệt mạng. Chỉ có 75 người sống sót sau tai nạn thảm khốc này.
Tai nạn xảy ra do cơ trưởng và cơ phó bị phân tâm vào một chiếc bóng đèn bị cháy lúc cuối chuyến bay.
Trong lúc 2 người kiểm tra một bóng đèn hiển thị bánh hạ cánh, ai đó đã gạt nhầm vào một cần điều khiển khiến máy bay bị mất chế độ bay tự động. Lúc tổ lái nhận ra máy bay đang rơi tự do thì đã quá muộn.
8 vụ tai nạn hàng không thảm khốc bắt nguồn từ sai lầm tưởng chừng rất nhỏ nhặt của phi hành đoàn - Ảnh 8.
Vào ngày 29/12/1972, một chiếc phản lực Eastern Airlines Tristar đã lao xuống khu vực công viên quốc gia Everglades ở Florida, Mỹ. (Ảnh minh hoạ)
Nguồn: Tổng hợp

Nghi ngờ phi công hút thuốc lá trong buồng lái khiến máy bay hạ độ cao đột ngột hơn 7000m

Nguyễn Tiến, Theo VTCnews 12:53 13/07/2018

2 phi công của hãng hàng không Air China đang bị điều tra sau sự cố máy bay chở 152 hành khách bị hạ độ cao liên tục trong vòng 10 phút.

Chuyến bay mang số hiệu CA106 của hãng hàng không Air China, bay chặng Hong Kong – Đại Liên bị hạ độ cao từ khoảng 11.000 m xuống khoảng 3.000 m chỉ trong 10 phút. Sự cố xảy ra khoảng 30 phút sau khi chiếc máy bay này cất cánh. Theo trang Flight Aware, chỉ trong vòng 4 phút 30 giây, chuyến bay mang số hiệu CA106 bị hạ độ cao hơn 4.200 m.
Hành khách trên máy bay được thông báo về tình trạng khẩn cấp do tình trạng giảm áp trong cabin. Khi xuống độ cao 3.000 m, chiếc máy bay này ổn định trở lại và bắt đầu lấy lại độ cao. Mặc dù xảy ra sự cố khi đang bay khiến hành khách hoảng sợ, chuyến bay CA106 vẫn hạ cánh an toàn tại thành phố Đại Liên, Trung Quốc.
Nghi ngờ phi công hút thuốc lá trong buồng lái khiến máy bay hạ độ cao đột ngột hơn 7000m - Ảnh 1.
Máy bay của hãng hàng không Air China. (Ảnh: Sputnik)
Theo truyền thông địa phương, nguyên nhân được cho là các phi công hút thuốc trong buồng lái khiến hệ thống thông gió hoạt động sai gây ra tình trạng giảm áp trong máy bay. Khi bị giảm áp trong cabin trong lúc đang bay, máy bay buộc phải hạ độ cao khẩn cấp vì lý do an toàn.
“Nếu cuộc điều tra cho thấy phi hành đoàn vi phạm các quy định, công ty sẽ xử lý nghiêm khắc và không khoan dung người chịu trách nhiệm”, hãng hàng không Air China ra thông cáo. Cục Hàng không Dân dụng Trung Quốc công bố sự việc trên trang web chính thức của mình, các dữ liệu bay và các bản ghi buồng lái sẽ được phân tích để xác định điều gì gây ra sự cố này.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

NGẬM SẦU (ĐL)

MUÔN MẶT ĐỜI THƯỜNG III/104

MỌC CÁNH