CÂU CHUYỆN LỊCH SỬ 80/8 (Máy bay & chiến tranh)
(ĐC sưu tầm trên NET)
Theo trang web chuyên về quân sự We are the Mighty của Mỹ,
F-16 và F/A-18 là 2 loại máy bay chiến đấu hạng nhẹ chủ lực của Không
quân và Hải quân Mỹ. Các máy bay này được sử dụng chủ yếu cho nhiệm vụ
bảo vệ không phận, đánh chặn tầm gần. Tuy chúng có cùng vai trò nhưng
giữa hai loại máy bay này có khá nhiều điểm khác biệt.
Việc F-16 chỉ được trang bị một động cơ cũng đặt ra những rủi ro nhất định cho máy bay khi động cơ gặp trục trặc. Trong khi đó, tiêm kích F/A-18 có thể trở về tàu sân bay nếu một trong 2 động cơ gặp sự cố.
Chiếc F-16 không thể cất hạ cánh trên hàng không mẫu hạm nhưng tiêm
kích F/A-18 có thể cất hạ cánh trên tàu sân bay và trên mặt đất khi cần
thiết.
F-16 tiếp nhiên liệu từ vòi bơm cố định lắp trên các máy bay tiếp
nhiên liệu chuyên dụng của Không quân Mỹ như KC-135, KC-10 hay KC-46. Ưu
điểm của kiểu vòi bơm cố định là có thể tiếp nhiên liệu rất nhanh.
Đây được coi là một phần trong các động thái nhằm thể hiện cam kết của Mỹ đối với khu vực. Tàu sân bay USS Carl Vinson, tàu tuần dương USS Lake Champlain và tàu khu trục USS Wayne E. Meyer thăm thành phố Đà Nẵng từ ngày 5-9.3.
Trong số này, chiến đấu cơ “ong bắp cày” F/A-18 Super Hornet là vũ khí tấn công chủ lực và đáng chú ý nhất của tàu sân bay Mỹ, theo Popular Mechanic.
F/A-18 Super Hornet dài 18,31m, sải cánh 13,62m, cao 4,88m. Trọng lượng cất cánh tối đa lên tới 30 tấn. Đây là mẫu chiến đấu cơ 2 động cơ, tầm hoạt động 900km, tốc độ tối đa 2.000 km/giờ.
Năng lực chiến đấu của chiếc F/A-18 được minh chứng qua nhiều cuộc chiến tranh, đáng chú ý là chiến tranh vùng Vịnh năm 1991. Các máy bay F/A-18 tỏ ra vượt trội hoàn toàn so với tiêm kích của Iraq.
11 giá treo trên cánh và giữa thân, cho phép F/A-18 mang tới 8 tấn vũ khí ở bên ngoài. Chiến đấu cơ này còn đực mệnh danh là “vũ khí của thần chết”, khi đạt hiệu suất tiêu diệt mục tiêu rất cao.
Chiến đấu cơ được trang bị những vũ khí hiện đại nhất như tên lửa không đối không tầm trung AIM-120 AMRAAM, bom dẫn đường laser Paveway, tên lửa chống bức xạ AGM-88 Harm, đạn tấn công ngoài tầm phòng không điểm AGM-154, AGM-158.
Mỗi chiếc F/A-18 có giá không hề rẻ, lên tới khoảng 61 triệu USD. Ước tính Mỹ đã sản xuất hơn 500 chiếc F/A-18 cho hải quân và đồng minh NATO trong hơn 2 thập kỷ qua.
Với việc đơn đặt hàng tiêm kích F-35C, phiên bản trang bị cho tàu sân bay liên tục bị trì hoãn, hải quân Mỹ trong tương lai gần sẽ vẫn phải dựa vào F/A-18 Super Hornet để thực hiện các nhiệm vụ chiến đấu.
Theo Đăng Nguyễn - Popular Mechanic (Dân Việt)
F/A-18 E/F Super Hornet là xương sống của lực lượng Không quân Hải quân và Thủy quân lục chiến Mỹ.
Chiến đấu cơ này được phát triển dựa trên phiên bản F/A-18 Hornet. Nhà
sản xuất McDonnell Douglas giới thiệu phiên bản mới và chuyển giao cho
Hải quân Mỹ năm 1999.
Theo National Interest, Super Hornet kế thừa đặc tính linh hoạt của phiên bản cũ kết hợp với những nâng cấp về hệ thống điện tử cho phép nâng sức mạnh chiến đấu lên tầm cao mới.
Chiến đấu cơ được trang bị những vũ khí hiện đại nhất như tên lửa không đối không tầm trung AIM-120 AMRAAM, bom dẫn đường laser Paveway, tên lửa chống bức xạ AGM-88 Harm, đạn tấn công ngoài tầm phòng không điểm AGM-154, AGM-158.
F/A-18 có bán kính chiến đấu hơn 900 km với tốc độ tối đa trên Mach 1,8 (1.915 km/h) đưa nó trở thành công cụ hiệu quả để triển khai sức mạnh trên không của Hải quân Mỹ.
Tiêm kích tàng hình F-22 Raptor
F-22 Raptor do tập đoàn Lockheed Martin sản xuất đại diện cho một
trong những thành tựu công nghệ hàng không quân sự lớn nhất của Mỹ thời
hậu Chiến tranh Lạnh. Theo National Interest, không một quốc gia nào trên thế giới có chiến đấu cơ tương tự Raptor.
Không quân Mỹ nhận siêu chiến đấu cơ này vào biên chế từ năm 2005. Đây là lực lượng đầu tiên trên thế giới sở hữu phi đội chiến đấu cơ tàng hình. Raptor được trang bị những công nghệ hàng không tiên tiến nhất, do đó, Quốc hội Mỹ đã cấm xuất khẩu nhằm bảo vệ bí mật công nghệ.
F-22 có chiều dài 18,92 m, sải cánh 13,56 m, diện tích cánh 78 m2 nhưng mức độ phản hồi radar chỉ tương đương một con chim nhỏ. Công nghệ tàng hình cho phép Raptor đột nhập mạng lưới phòng không đối phương hiệu quả. Raptor được trang bị 2 động cơ phản lực F119-PW-100 cho phép đạt tốc độ tối đa Mach 1,82 (1.960 km/h).
Vũ khí chủ lực của siêu chiến đấu cơ này là 6 tên lửa không đối không AIM-120 AMRAAM, 2 tên lửa tầm ngắn AIM-9. Ngoài ra, tiêm kích có thể mang bom thông minh JDAM hoặc bom hàng không đường kính nhỏ cho nhiệm vụ tấn công mặt đất.
Tháng 9/2014, F-22 lần đầu xung trận tham gia không kích các mục tiêu của Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) ở Syria.
Tiêm kích tàng hình F-35
Tiêm kích tiến công kết hợp JSF F-35 là dự án vũ khí lớn nhất của Mỹ
và một số nước đối tác do tập đoàn Lockheed Martin chế tạo. Quân đội Mỹ
sẽ sử dụng F-35 để thay thế các chiến đấu cơ thế hệ cũ như F-16, F-15 và
F/A-18.
Tuy nhiên, dự án này đang trở thành chủ đề gây tranh cãi trong giới quân sự Mỹ, cũng như một số đối tác về vấn đề chi phí và hiệu quả của chương trình.
F-35 được trang bị một động cơ Pratt and Whitney F135 cho phép đạt tốc độ tối đa Mach 1,6 (1.900 km/h), phạm vi hoạt động khoảng 1.100 km. So với F-22, F-35 có khả năng đa nhiệm, chiến đấu cơ này có thể đảm đương tác chiến không đối không và không đối đất mạnh mẽ.
Siêu chiến đấu cơ mới nhất của Mỹ có thể sử dụng hầu hết các loại vũ khí dành cho máy bay, đặc biệt là khả năng mang bom hạt nhân chiến thuật B61.
Sát thủ lang thang MQ-9 Reaper
Máy bay không người lái (UAV) MQ-9 Reaper là sản phẩm độc đáo của tập
đoàn General Atomics dựa trên phiên bản MQ-1 Predator. Reaper được
thiết kế để thực hiện nhiệm vụ trinh sát và tiêu diệt các mục tiêu giá
trị cao nhờ hệ thống cảm biến và vũ khí tinh vi. Không quân Mỹ đưa UAV
này vào sử dụng từ năm 2007.
Reaper được điều khiển từ xa bởi ê kíp 2 người, trong đó một người điều khiển máy bay, người còn lại kiểm soát hệ thống cảm biến và vũ khí. Nhà sản xuất trang bị cho UAV động cơ cánh quạt Allied Signal TPE331-10GD, tốc độ tối đa 480 km/h, phạm vi hoạt động tới 1.800 km.
MQ-9 có thể mang theo 4 tên lửa chống tăng AGM-114 Hellfire, bom thông minh JDAM, bom dẫn đường laser Paveway II. Hiện tại, MQ-9 là phương tiện trinh sát, giám sát và tiêu diệt khủng bố đắc lực của Không quân Mỹ và CIA.
Máy bay ném bom chiến lược tàng hình B-2 Spirit
B-2 Spirit là sản phẩm độc đáo của tập đoàn Northrop Grumman, phục vụ
trong Không quân Mỹ từ năm 1997. Nó là máy bay ném bom chiến lược tàng
hình duy nhất trên thế giới và không có thiết kế tương tự.
Spirit có thiết kế khí động học kiểu "cánh dơi" và không có cánh đuôi đứng nhằm tăng khả năng tàng hình. B-2 được trang bị 2 động cơ phản lực F118-GE-100 với hệ thống che chắn nhiệt tiên tiến giúp giảm tối đa bức xạ hồng ngoại. Chiến đấu cơ này có phạm vi hoạt động 11.100 km mà không cần tiếp nhiên liệu.
Quái vật tàng hình có 2 khoang vũ khí có thể mang theo 18 tấn bom đạn. Đặc biệt, B-2 có thể trang bị 16 bom hạt nhân chiến thuật B61 hoặc B83. Gần đây, Không quân Mỹ đã nâng cấp phi cơ để sử dụng bom xuyên boongke lớn nhất thế giới GBU-57.
Tập đoàn Boeing (Mỹ) và công ty Kongsberg Defense Systems của Na Uy vừa
tiến hành lắp đặt kiểm tra 2 tên lửa Joint Strike Missile (JSM) lên một
chiếc máy bay chiến đấu F/A-18F Super Hornet.
Trong lần kiểm tra này, tên lửa được lắp ở giá treo vũ khí bên ngoài của máy bay để đảm bảo khả năng tương thích.
JSM đang được phát triển để tích hợp vào khoang vũ khí bên trong của chiến đấu cơ tàng hình thế hệ thứ năm F-35 Lightning II Joint Strike Fighter (JSF) mà Lockheed Martin sản xuất. Đây cũng là vũ khí chống hạm duy nhất được trang bị cho máy bay F-35. Người ta cho rằng, F-35 có thể mang được 2 tên lửa này trong các khoang bên trong thân, các tên lửa còn lại có thể lắp trên các mẫu treo ngoài, dưới cánh.
Khả năng trang bị JSM trên máy bay Super Hornet cũng sẽ tăng cường đáng kể khả năng tấn công cho các tàu sân bay tương lai của Hải quân Mỹ, khi mà 2 loại máy bay này sẽ hoạt động hỗ trợ lẫn nhau cho đến năm 2025.
Là một dẫn xuất từ hệ thống tên lửa tấn công hải quân trang bị trên tàu
chiến (NSM), JSM có chiều dài 4m, sải cánh 1,4m (khi xòe), trọng lượng
phóng 375kg và được trang bị một động cơ phản lực, giúp tên lửa đạt tới
tầm bắn xa 370km.
Kongsberg JSM được đưa vào danh sách tên lửa chống hạm thế hệ thứ năm. Nó được thiết kế với khả năng tàng hình, thực hiện cuộc tấn công tầm xa đánh chính xác vào các mục tiêu trên mặt biển và mặt đất. Khả năng kết hợp của tên lửa JSM và tiêm kích F-35 cung cấp cho người sử dụng nhiều khả năng tấn công độc đáo và sáng tạo
JSM có khả năng rất cao trong việc thâm nhập hệ thống phòng không thông qua một sự kết hợp của nhiều đặc tính gồm: giảm bộc lộ tín hiệu trên màn hình radar; bay sát mặt biển; thay đổi tốc độ và độ cao hành trình.
Tên lửa có thể tự động bắt mục tiêu dựa theo hình ảnh, lập thư viện thông tin mục tiêu, cho phép đầu tự dẫn phân biệt các tàu địch, nâng cao hiệu quả của việc lập kế hoạch hành trình bằng việc khai thác dữ liệu địa lý quanh mục tiêu.
Máy bay F A 18 Vũ khí của Thần chết
Những điểm khác biệt giữa F-16 và F/A-18 của Mỹ
F-16 là tiêm kích một động cơ
dùng cho không quân, trong khi F/A-18 có 2 động cơ hoạt động trên tàu
sân bay là điểm khác biệt lớn nhất giữa hai dòng máy bay này.
Số động cơ
F-16 là tiêm kích một động cơ, trong khi F/A-18 sử dụng 2 động cơ. Điểm khác biệt này chủ yếu do môi trường hoạt động. F-16 hoạt động từ các căn cứ trên mặt đất, còn F/A-18 hoạt động từ tàu sân bay nên cần đến 2 động cơ để đủ lực đẩy cho máy bay cất cánh trong phạm vi hạn chế của boong tàu.Việc F-16 chỉ được trang bị một động cơ cũng đặt ra những rủi ro nhất định cho máy bay khi động cơ gặp trục trặc. Trong khi đó, tiêm kích F/A-18 có thể trở về tàu sân bay nếu một trong 2 động cơ gặp sự cố.
Môi trường hoạt động
F-16 hoạt động trên đất liền nên bộ phận hạ cánh của máy bay không có khả năng chịu lực sốc lớn khi hạ cánh trên tàu sân bay như F/A-18. Bộ khung của F/A-18 được gia cố để chịu lực giật mạnh khi cất cánh bằng máy phóng và hạ cánh bằng cáp hãm đà.Tiêm kích F-16 của Không quân Mỹ. Ảnh: Không quân Mỹ |
Vũ khí
Phiên bản gốc của F-16 không có khả năng mang tên lửa không đối không dẫn đường radar như AIM-7 hoặc AIM-120. Phiên bản nâng cấp về sau mới có khả năng này. F/A-18 được chế tạo để sử dụng những vũ khí không đối không dẫn đường radar ngay từ đầu, vì nó được chế tạo cho nhiệm vụ bảo vệ tàu sân bay trước máy bay đối phương.Tốc độ
F-16 tuy chỉ có một động cơ nhưng có thể đạt tốc độ tối đa Mach 2 (khoảng 2.100 km/h). F/A-18 dù có 2 động cơ nhưng tốc độ tối đa chỉ khoảng 1.915 km/h. Trong cuộc đua tốc độ thuần túy, F-16 sẽ giành chiến thắng nhưng các chiến đấu cơ thường không bay ở tốc độ tối đa nếu không thực sự cần thiết.Tiếp nhiên liệu trên không
F/A-18 sử dụng vòi tiếp nhiên liệu có thể mở ra và thu vào cho phép nó tiếp nhiên liệu từ bất kỳ máy bay nào có trang bị vòi mềm. Những chiếc F/A-18 có thể tự tiếp nhiên liệu cho nhau với thùng dầu phụ đeo dưới cánh.Tiêm kích trên hạm F/A-18 của Hải quân Mỹ. Ảnh: Hải quân Mỹ |
Văn hóa đại chúng
Cả hai máy bay chủ lực của không quân và hải quân Mỹ từng được sử dụng trong các bộ phim. Trong đó, F-16 là “ngôi sao” chính trong bộ phim “Iron Eagle” (Đại bàng sắt), phát hành năm 1985. F/A-18 xuất hiện trong bộ phim “Independent Day” (Ngày độc lập) nhưng không phải là nhân vật chính.Chiến đấu cơ đầy uy lực trên tàu sân bay Mỹ đến Việt Nam
Thứ Hai, ngày 05/03/2018 18:00 PM (GMT+7)
Chiến đấu cơ F/A-18 Super Hornet là vũ khí chủ lực của các tàu sân bay Mỹ khi thực hiện nhiệm vụ chiến đấu cả trên không và trên đất liền.
Chiến đấu cơ F/A-18 Super Hornet hạ cánh xuống tàu sân bay Mỹ.
Sáng ngày 5.3, nhóm tàu Hải quân của Mỹ do tàu sân bay USS Carl Vinson dẫn đầu cập cảng Đà Nẵng, bắt đầu chuyến thăm Việt Nam.Đây được coi là một phần trong các động thái nhằm thể hiện cam kết của Mỹ đối với khu vực. Tàu sân bay USS Carl Vinson, tàu tuần dương USS Lake Champlain và tàu khu trục USS Wayne E. Meyer thăm thành phố Đà Nẵng từ ngày 5-9.3.
Đây là mẫu máy bay chiến đấu chủ lực của hải quân Mỹ.
USS Carl Vinson là siêu tàu sân bay thứ ba thuộc lớp Nimitz của Mỹ,
thuộc biên chế hạm đội 7. Tàu mang theo tối đa 90 máy bay và trực thăng.Trong số này, chiến đấu cơ “ong bắp cày” F/A-18 Super Hornet là vũ khí tấn công chủ lực và đáng chú ý nhất của tàu sân bay Mỹ, theo Popular Mechanic.
F/A-18 Super Hornet dài 18,31m, sải cánh 13,62m, cao 4,88m. Trọng lượng cất cánh tối đa lên tới 30 tấn. Đây là mẫu chiến đấu cơ 2 động cơ, tầm hoạt động 900km, tốc độ tối đa 2.000 km/giờ.
Mỗi chiếc F/A-18 Super Hornet có giá tới 61 triệu USD.
F/A-18 Super Hornet được trang bị những vũ khí hiện đại nhất như tên
lửa không đối không tầm trung AIM-120 AMRAAM, bom dẫn đường laser
Paveway, tên lửa chống bức xạ AGM-88 Harm, đạn tấn công ngoài tầm phòng
không điểm AGM-154, AGM-158.Năng lực chiến đấu của chiếc F/A-18 được minh chứng qua nhiều cuộc chiến tranh, đáng chú ý là chiến tranh vùng Vịnh năm 1991. Các máy bay F/A-18 tỏ ra vượt trội hoàn toàn so với tiêm kích của Iraq.
F/A-18 có thể thực hiện nhiệm vụ không chiến hoặc oanh tạc mục tiêu dưới đất tùy vào loại vũ khí mang theo.
Sở dĩ có tên gọi F/A là vì chiến đấu cơ này vừa có thể đảm nhận nhiệm
vụ không chiến, vừa được sử dụng để oanh tạc mục tiêu dưới mặt đất.11 giá treo trên cánh và giữa thân, cho phép F/A-18 mang tới 8 tấn vũ khí ở bên ngoài. Chiến đấu cơ này còn đực mệnh danh là “vũ khí của thần chết”, khi đạt hiệu suất tiêu diệt mục tiêu rất cao.
Chiến đấu cơ được trang bị những vũ khí hiện đại nhất như tên lửa không đối không tầm trung AIM-120 AMRAAM, bom dẫn đường laser Paveway, tên lửa chống bức xạ AGM-88 Harm, đạn tấn công ngoài tầm phòng không điểm AGM-154, AGM-158.
Mỗi chiếc F/A-18 Super Hornet có thể mang theo tối đa 8 tấn vũ khí nhờ các giá treo ở hai bên cánh.
Máy bay cũng được trang bị các công nghệ tối tân nhất, như màn hình điều khiển tinh thể lỏng, kính nhìn xuyên đêm…Mỗi chiếc F/A-18 có giá không hề rẻ, lên tới khoảng 61 triệu USD. Ước tính Mỹ đã sản xuất hơn 500 chiếc F/A-18 cho hải quân và đồng minh NATO trong hơn 2 thập kỷ qua.
Với việc đơn đặt hàng tiêm kích F-35C, phiên bản trang bị cho tàu sân bay liên tục bị trì hoãn, hải quân Mỹ trong tương lai gần sẽ vẫn phải dựa vào F/A-18 Super Hornet để thực hiện các nhiệm vụ chiến đấu.
USS Carl Vinson, tàu sân bay tối tân của hải quân Mỹ, từng chịu trách nhiệm vận chuyển thi thể trùm khủng bố Osama Bin Laden...
5 chiến đấu cơ nguy hiểm nhất của Mỹ
Tiêm kích trên hạm F/A-18
Hornet được trang bị hệ thống cảm biến cùng vũ khí tối tân hay sát thủ
MQ-9 có thể tiêu diệt mọi mục tiêu là 2 trong số những máy bay đáng sợ
nhất của Mỹ.
Tiêm kích trên hạm F/A-18 E/F Super Hornet
Tiêm kích F/A-18 F thuộc
phi đội VFA-41 trên tàu sân bay USS John C. Stennis (CVN-74) thực hiện
nhiệm vụ trên vịnh Ba Tư tháng 9/2005. Ảnh: Wikipedia |
Theo National Interest, Super Hornet kế thừa đặc tính linh hoạt của phiên bản cũ kết hợp với những nâng cấp về hệ thống điện tử cho phép nâng sức mạnh chiến đấu lên tầm cao mới.
Chiến đấu cơ được trang bị những vũ khí hiện đại nhất như tên lửa không đối không tầm trung AIM-120 AMRAAM, bom dẫn đường laser Paveway, tên lửa chống bức xạ AGM-88 Harm, đạn tấn công ngoài tầm phòng không điểm AGM-154, AGM-158.
F/A-18 có bán kính chiến đấu hơn 900 km với tốc độ tối đa trên Mach 1,8 (1.915 km/h) đưa nó trở thành công cụ hiệu quả để triển khai sức mạnh trên không của Hải quân Mỹ.
Tiêm kích tàng hình F-22 Raptor
Biên đội tiêm kích tàng hình F-22 trên bầu trời Alaska. Ảnh: Airattack |
Không quân Mỹ nhận siêu chiến đấu cơ này vào biên chế từ năm 2005. Đây là lực lượng đầu tiên trên thế giới sở hữu phi đội chiến đấu cơ tàng hình. Raptor được trang bị những công nghệ hàng không tiên tiến nhất, do đó, Quốc hội Mỹ đã cấm xuất khẩu nhằm bảo vệ bí mật công nghệ.
F-22 có chiều dài 18,92 m, sải cánh 13,56 m, diện tích cánh 78 m2 nhưng mức độ phản hồi radar chỉ tương đương một con chim nhỏ. Công nghệ tàng hình cho phép Raptor đột nhập mạng lưới phòng không đối phương hiệu quả. Raptor được trang bị 2 động cơ phản lực F119-PW-100 cho phép đạt tốc độ tối đa Mach 1,82 (1.960 km/h).
Vũ khí chủ lực của siêu chiến đấu cơ này là 6 tên lửa không đối không AIM-120 AMRAAM, 2 tên lửa tầm ngắn AIM-9. Ngoài ra, tiêm kích có thể mang bom thông minh JDAM hoặc bom hàng không đường kính nhỏ cho nhiệm vụ tấn công mặt đất.
Tháng 9/2014, F-22 lần đầu xung trận tham gia không kích các mục tiêu của Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) ở Syria.
Tiêm kích tàng hình F-35
Tiêm kích F-35 thử nghiệm tên lửa không đối không tầm trung AIM-120 AMRAAM. Ảnh: Defensedaily |
Tuy nhiên, dự án này đang trở thành chủ đề gây tranh cãi trong giới quân sự Mỹ, cũng như một số đối tác về vấn đề chi phí và hiệu quả của chương trình.
F-35 được trang bị một động cơ Pratt and Whitney F135 cho phép đạt tốc độ tối đa Mach 1,6 (1.900 km/h), phạm vi hoạt động khoảng 1.100 km. So với F-22, F-35 có khả năng đa nhiệm, chiến đấu cơ này có thể đảm đương tác chiến không đối không và không đối đất mạnh mẽ.
Siêu chiến đấu cơ mới nhất của Mỹ có thể sử dụng hầu hết các loại vũ khí dành cho máy bay, đặc biệt là khả năng mang bom hạt nhân chiến thuật B61.
Sát thủ lang thang MQ-9 Reaper
Máy bay không người lái MQ-9 Reaper phóng tên lửa chống tăng AGM-114 Hellfire. Ảnh: CGSociety |
Reaper được điều khiển từ xa bởi ê kíp 2 người, trong đó một người điều khiển máy bay, người còn lại kiểm soát hệ thống cảm biến và vũ khí. Nhà sản xuất trang bị cho UAV động cơ cánh quạt Allied Signal TPE331-10GD, tốc độ tối đa 480 km/h, phạm vi hoạt động tới 1.800 km.
MQ-9 có thể mang theo 4 tên lửa chống tăng AGM-114 Hellfire, bom thông minh JDAM, bom dẫn đường laser Paveway II. Hiện tại, MQ-9 là phương tiện trinh sát, giám sát và tiêu diệt khủng bố đắc lực của Không quân Mỹ và CIA.
Máy bay ném bom chiến lược tàng hình B-2 Spirit
Máy bay ném bom chiến lược tàng hình B-2 Spirit có thiết kế khí động học quái dị. Ảnh: Wallpaperinfinite |
Spirit có thiết kế khí động học kiểu "cánh dơi" và không có cánh đuôi đứng nhằm tăng khả năng tàng hình. B-2 được trang bị 2 động cơ phản lực F118-GE-100 với hệ thống che chắn nhiệt tiên tiến giúp giảm tối đa bức xạ hồng ngoại. Chiến đấu cơ này có phạm vi hoạt động 11.100 km mà không cần tiếp nhiên liệu.
Quái vật tàng hình có 2 khoang vũ khí có thể mang theo 18 tấn bom đạn. Đặc biệt, B-2 có thể trang bị 16 bom hạt nhân chiến thuật B61 hoặc B83. Gần đây, Không quân Mỹ đã nâng cấp phi cơ để sử dụng bom xuyên boongke lớn nhất thế giới GBU-57.
Vì sao F-18 và A-18 được kết hợp lại thành F/A-18?
ĐTN |
Hải quân Mỹ nhận thấy chỉ cần một máy bay duy nhất là đủ để thực hiện nhiều nhiệm vụ khác nhau, do đó dẫn tới sự thay đổi căn bản trong quá trình thiết kế.
Quá trình phát triển của F-18
Northrop đã quyết định hợp tác với
McDonnell Douglas như là một nhà thầu phụ trong chương trình NACF. Trong
việc chế tạo F-18, 2 công ty đồng ý chia đều các bộ phận để sản xuất và
McDonnell Douglas sẽ tiến hành lắp ráp chúng lại với nhau.
McDonnell Douglas sẽ chế tạo cánh chính,
cánh đuôi ngang và thân trước; trong khi đó Northrop sẽ chế tạo thân
giữa, thân sau và cánh đuôi đứng.
Hình vẽ chi tiết mẫu F-18 của McDonnell Douglas (Mẫu 267)
Chiếc F-18A ban đầu McDonnell Douglas gọi là mẫu 267, được thiết kế lại từ YF-17.
Để hoạt động trên tàu sân bay, khung thân và móc hãm đã được tăng
cường, cánh chính có thể gấp lại và càng đáp chính được làm rộng ra, lắp
thiết bị hỗ trợ cất cánh trên tàu sân bay.
Một "răng chó" được thêm vào mép cánh
trước để chặn sự rung động do khí đàn hồi (Aeroelastic Flutter). Cánh
chính và cánh đuôi ngang được mở rộng khiến thân sau máy bay rộng hơn
102 mm.
Để đáp ứng tầm bay xa của Hải quân,
McDonnell tăng lượng nhiên liệu thêm 2.020 kg, bằng cách mở rộng các cột
sống lưng và thêm 363 lít nhiên liệu cho mỗi cánh, đi kèm khả năng tiếp
nhiên liệu trên không.
Tất nhiên F-18A phải có hệ thống điện tử
hiện đại, đáng kể nhất là radar có khả năng hỗ trợ cả không chiến và
tấn công mặt đất. Hệ thống điều khiển của YF-17 được thay thế bằng kiểu
fly-by-wire/ FBW kỹ thuật số với 4 module dự phòng.
“Răng chó” trên cánh chính của F-18A (khoanh tròn đỏ)
Những thay đổi này làm tổng trọng lượng
của máy bay tăng thêm 4.540 kg, trở thành 16.800 kg. Tất cả các yêu cầu
bổ sung làm máy bay nặng hơn, có nghĩa là phải làm cánh chính lớn hơn và
động cơ mạnh hơn.
General Electric đã nhận được hợp đồng
vào ngày 21/11/1975 để phát triển động cơ mới từ YJ-101 sử dụng trên
YF-17, động cơ mới được định danh là F404.
Kể từ khi F-18A được dự kiến sẽ thực
hiện nhiều nhiệm vụ khác nhau, khối lượng công việc của phi công là mối
quan tâm hàng đầu, và các kỹ sư của McDonnell Douglas phát triển một
buồng lái kính hiện đại để phi công dễ dàng điều khiển máy bay và thực
hiện các nhiệm vụ hơn.
Động cơ F404-GE-400 sử dụng trên những chiếc F-18 đời đầu
F-18A có hình dạng tương tự YF-17, trong
điều kiện kích thước tổng thể nó không lớn hơn nhiều, tuy nhiên nhìn kỹ
ta có thể thấy thân F-18A rộng hơn hơn so với YF-17.
F-18A không còn là máy bay tiêm kích
hạng nhẹ như YF-17 nữa, gốc cánh kéo dài cũng đã được mở rộng về phía
trước dọc theo thân máy bay, tạo ra một đường cong khác biệt rõ ràng so
với gốc cánh kéo dài của YF-17.
Hình vẽ tổng thể so sánh giữa YF-17 và F-18A
Dòng khí xoáy tạo ra bởi gốc cánh kéo dài trên F-18A khi thực hiện cơ động ở góc AoA lớn
Quá trình thử nghiệm của F-18
Hải quân Mỹ ra lệnh chế tạo 11 máy bay tiền sản xuất để đánh giá, trong đó có 9 chiếc 1 chỗ ngồi và 2 chiếc 2 chỗ ngồi.
Ban đầu nó được lên kế hoạch sản xuất
tổng cộng 780 chiếc với 3 phiên bản: máy bay tiêm kích 1 chỗ ngồi F-18A
cho Hải quân và Thủy quân Lục chiến, máy bay tấn công mặt đất A-18A và
máy bay huấn luyện 2 chỗ ngồi TF-18A cho Hải quân.
Hình vẽ biểu diễn F-18A và
A-18A trong vai trò của mình. Hải quân đã lên kế hoạch trang bị các phi
đội tấn công (VA) với A-18A và phi đội chiến đấu (VF) với F-18A
Chiếc F-18A tiền sản xuất đầu tiên (c/n
160775) được di chuyển ra khỏi nhà máy St.Louis của McDonnell Douglas
vào ngày 13/9/1978 và chuyến bay thứ nhất được thực hiện vào ngày
18/11/1978. Người điều khiển là phi công thử nghiệm của McDonnell
Douglas, John E. "Jack" Krings.
Chuyến bay kéo dài khoảng 50 phút, máy
bay bay từ St.Louis, Missouri đến Springfield, Illinois và quay trở lại,
đạt tốc độ tối đa 555 km/h và độ cao 7.315 m. Kring mô tả máy bay khá
ổn định và niềm vui khi được điều khiển chiếc F-18A đầu tiên này.
Chiếc F-18A tiền sản xuất đầu tiên (c/n 160775)
Sau cuộc thử nghiệm bổ sung tại
St.Louis, F-18A (c/n 160775) đã trải qua một chế độ bay thử nghiệm tại
Trung tâm thử nghiệm Hàng không Hải quân (Naval Air Test Center/NATC) ở
Patuxent River Center vào tháng 1/1979, kéo dài đến tháng 10/1982.
Nguyên mẫu F-18A thứ 2 (c/n 160776) bay
lần đầu tiên vào ngày 12/3/1979 và mẫu thử nghiệm cuối cùng số 11 (c/n
160785) thực hiện chuyến bay vào tháng 3/1980.
Không giống như chương trình thử nghiệm
và phát triển của các loại máy bay khác trong thời điểm ấy, gần như tất
cả các chương trình thử nghiệm của Hornet đều được tiến hành tại
Patuxent River. Một số vấn đề cần giải quyết trên F-18A chính là tầm
hoạt động và tốc độ quay vòng (roll rate).
Trong một cuộc thử nghiệm ở độ cao 3.048
m, tốc độ quay vòng là 185 độ/giây ở tốc độ Mach 0,7; 160 độ/giây ở
Mach 0,8 và 100 độ/giây ở Mach 0,9. Tốc độ quay vòng càng giảm khi độ
cao càng lớn và khi máy bay gần với tốc độ âm thanh.
F/A-18A với mũi giá treo tên lửa AIM-9 Sidewinder được làm lệch xuống dưới khoảng 5 độ
Sau khi phân tích, lý do khiến tốc độ
quay vòng giảm có 2 nguyên nhân: vì phần cánh bên ngoài bị cong khi hoạt
động với lực quá tải cao và do đầu cánh lắp tên lửa AIM-9 Sidewinder
làm giảm tỷ lệ tốc độ quay vòng của máy bay.
Nguyên nhân đầu tiên được giải quyết
bằng cách gia cố lại các xà dọc của cánh và loại bỏ “răng chó” trên mép
cánh tà trước. Cánh liệng được kéo dài ra tận đầu cánh để tăng độ lệch
cho máy bay khi rẽ và quay vòng. Cánh tà trước hoạt động độc lập.
Lớp vỏ ngoài cũng được làm dày hơn để
tăng độ cứng cho cánh chính và giảm việc lớp ngoài bị uốn cong do tác
động khi chịu lực quá tải. Còn nguyên nhân thứ 2, mũi giá treo tên lửa
AIM-9 Sidewinder được làm lệch xuống dưới khoảng 5 độ và di chuyển về
phía trước thêm 12,7 cm.
“Răng chó” đã được loại bỏ khỏi cánh tà trước của F/A-18A để tăng tốc độ quay vòng
Sau cải tiến, tốc độ quay vòng đã tăng
lên đáng kể lên 220 độ/giây, mặc dù vẫn còn thấp hơn so với tiêu chuẩn
228 độ/giây do Hải quân đưa ra. Nguyên mẫu F-18A thứ 8 (c/n-160783) nhận
bộ cánh chính mới và các máy bay sản xuất sau này đều áp dụng cải tiến
trên, làm trọng lượng tăng thêm 64,4 kg.
Liên quan đến vấn đề tốc độ quay vòng là
thời gian máy bay tăng tốc từ Mach 0,8 đến Mach 1,6. Ở độ cao hơn 10
km, Hornet mất 180 giây để tăng tốc, lâu hơn 110 giây do McDonnell
Douglas đưa ra trước đó và thậm chí chậm hơn thời gian tăng tốc 120 giây
của F-4.
Thay đổi với hệ thống kiểm soát bay dẫn
đến thời gian tăng tốc dưới 120 giây, mặc dù không đạt được yêu cầu mong
muốn của Hải quân là 80 giây.
Vấn đề tầm hoạt động thì khó khăn hơn để
khắc phục và đến ngày nay vẫn chưa giải quyết được triệt để. Hornet khi
sử dụng đã hụt 12% về tầm hoạt động so với yêu cầu kỹ thuật đặt ra
trước đó.
Yêu cầu của Hải quân về tầm hoạt động
đối với F-18A là 1.650 km còn A-18A là 2.400 km. Trên thực tế khi thử
nghiệm ở các nguyên mẫu thì lần lượt là 1.400 km và 2.100 km. Nguyên
nhân một phần là vì máy bay nặng hơn nên tầm hoạt động thấp hơn và còn
một số liên quan đến thiết kế.
Cánh tà trước hay hạ xuống 2 - 3 độ khi
bay và các khe hở ở gốc cánh kéo dài làm tăng lực cản không khí. Thay
đổi hệ thống kiểm soát bay, đưa cánh tà trước về 0, khe hở ở gốc cánh
kéo dài được làm kín lại trừ 1 khe nhỏ phía sau buồng lái để phân tán
dòng khí nhiễu động phát ra từ thân ra khỏi cửa hút khí.
Những chiếc F/A-18 sau này
được lắp thêm gờ ngay trên gốc cánh kéo dài nhằm tạo ra một dòng khí
xoáy không ổn định để tương tác với dòng khí xoáy do gốc cánh kéo dài
tạo ra.
Việc này nhằm triệt tiêu
dòng khí xoáy của gốc cánh kéo dài khi tiếp cận cánh đuôi đứng, giúp
cánh đuôi đứng không bị nứt và xuống cấp do tác động từ dòng khí xoáy
ấy. Không những thế, những gờ này còn giúp máy bay đạt được góc AoA cao
hơn trước kia
Sau những cải tiến, người ta nhận ra
rằng chỉ cần 1 máy bay để thực hiện nhiều vai trò khác nhau. Do đó A-18A
và F-18A được kết hợp vào 1 nguyên mẫu duy nhất có tên gọi F/A-18A, còn
máy bay huấn luyện TF-18A đổi tên thành F/A-18B.
Một chiếc F/A-18A của phi đội VMFA-314 “Black Knight”
VFMA-314 “Black Knight” của Thủy quân
Lục chiến Mỹ là phi đội đầu tiên được trang bị F/A-18A vào ngày
7/1/1983. Tên gọi F/A-18 được chính thức định danh vào ngày 1/4/1984.
Siêu tên lửa chống hạm tàng hình cho F-18
Trường Sơn |
(Soha.vn) - JSM được đưa vào danh sách tên lửa chống hạm thế hệ 5, với khả năng tàng hình, tấn công tầm xa chính xác vào các mục tiêu trên biển và mặt đất.
Trong lần kiểm tra này, tên lửa được lắp ở giá treo vũ khí bên ngoài của máy bay để đảm bảo khả năng tương thích.
JSM đang được phát triển để tích hợp vào khoang vũ khí bên trong của chiến đấu cơ tàng hình thế hệ thứ năm F-35 Lightning II Joint Strike Fighter (JSF) mà Lockheed Martin sản xuất. Đây cũng là vũ khí chống hạm duy nhất được trang bị cho máy bay F-35. Người ta cho rằng, F-35 có thể mang được 2 tên lửa này trong các khoang bên trong thân, các tên lửa còn lại có thể lắp trên các mẫu treo ngoài, dưới cánh.
Khả năng trang bị JSM trên máy bay Super Hornet cũng sẽ tăng cường đáng kể khả năng tấn công cho các tàu sân bay tương lai của Hải quân Mỹ, khi mà 2 loại máy bay này sẽ hoạt động hỗ trợ lẫn nhau cho đến năm 2025.
Kongsberg JSM được đưa vào danh sách tên lửa chống hạm thế hệ thứ năm. Nó được thiết kế với khả năng tàng hình, thực hiện cuộc tấn công tầm xa đánh chính xác vào các mục tiêu trên mặt biển và mặt đất. Khả năng kết hợp của tên lửa JSM và tiêm kích F-35 cung cấp cho người sử dụng nhiều khả năng tấn công độc đáo và sáng tạo
JSM có khả năng rất cao trong việc thâm nhập hệ thống phòng không thông qua một sự kết hợp của nhiều đặc tính gồm: giảm bộc lộ tín hiệu trên màn hình radar; bay sát mặt biển; thay đổi tốc độ và độ cao hành trình.
Tên lửa có thể tự động bắt mục tiêu dựa theo hình ảnh, lập thư viện thông tin mục tiêu, cho phép đầu tự dẫn phân biệt các tàu địch, nâng cao hiệu quả của việc lập kế hoạch hành trình bằng việc khai thác dữ liệu địa lý quanh mục tiêu.
theo Trí Thức Trẻ
Lịch sử hình thành và phát triển của "Ong bắp cày" F/A-18
ĐTN |
McDonnell Douglas F/A-18 Hornet là một máy bay chiến đấu đa năng 2 động cơ hoạt động trên tàu sân bay, được thiết kế để đảm nhiệm cả vai trò tiêm kích và tấn công.
Là sản phẩm của McDonnell Douglas và Northrop, F/A-18 Hornet (F/A có nghĩa là Fighter/Attack) được thiết kế lại từ nguyên mẫu YF-17 trong năm 1970 và được sử dụng bởi Hải quân và Thủy quân Lục chiến Mỹ.
Hornet cũng được sử dụng bởi các lực
lượng không quân của một số quốc gia khác. Ngoài ra, phi đội trình diễn
Blue Angels của Hải quân Mỹ cũng sử dụng máy bay F/A-18 kể từ năm 1986.
F/A-18C của Thủy quân Lục chiến Mỹ
Nguồn gốc ra đời
Trong năm 1960, Hải quân Mỹ bắt đầu
chương trình Máy bay tiêm kích tấn công cho Hải quân (Naval Fighter
Attack Experimental/VFAX), nhằm phát triển một máy bay đa chức năng để
thay thế các loại đã lỗi thời như McDonnell Douglas A-4 Skyhawk, LTV A-7
Corsair II, McDonnell Douglas F-4 Phantom II.
Bên cạnh đó, nó còn có vai trò bổ sung
cho các tiêm kích đánh chặn F-14 Tomcat (vào thời điểm này F-14 Tomcat
vẫn chưa có khả năng tấn công mục tiêu dưới mặt đất).
Phó Đô đốc Lee Kent, người đứng đầu Lực
lượng Chỉ huy Hàng không Hải quân (Naval Air Systems Command/ NAVAIR)
ủng hộ rất nhiệt tình cho chương trình VFAX.
Tuy nhiên nhiều sĩ quan hải quân khác,
trong đó có Phó Đô đốc William D. Houser, Phó giám đốc của Các hoạt động
Hải quân cho tác chiến trên không - chức vụ cao nhất của phi công hải
quân lại phản đối dự án.
Tiêm kích đánh chặn F-14A
Tomcat của Hải quân Mỹ. Vào thời điểm này, F-14A là một chiếc tiêm kích
đánh chặn hạng nặng có giá thành cao và không có khả năng tấn công mục
tiêu dưới mặt đất
Vào tháng 8/1973, Quốc hội Mỹ bắt buộc
Hải quân phải chọn một máy bay có chi phí thấp hơn F-14 Tomcat. Grumman
đề xuất phiên bản đơn giản hóa là F-14X, trong khi McDonnell Douglas lại
đề xuất một biến thể hải quân của F-15 là F-15N, nhưng cả hai đều đắt
tiền như F-14.
Mùa hè năm đó, Bộ trưởng Quốc phòng
Schlesinger ra lệnh cho Hải quân đánh giá các đối thủ cạnh tranh trong
chương trình của Máy bay tiêm kích hạng nhẹ (Lightweight Fighter/LWF)
của Không quân.
Đối tượng nghiên cứu bao gồm General
Dynamics YF-16 và Northrop YF-17, yêu cầu của Không quân trong chương
trình này là một máy bay tiêm kích ban ngày mà không có khả năng tấn
công mặt đất.
Northrop YF-17
Dự án chế tạo YF-17 bắt đầu từ năm 1966,
Northrop tiến hành nghiên cứu một thế hệ máy bay tiếp theo của F-5
Freedon Fighter, với một đội ngũ chịu sự điều hành của Lee Begin JR,
người đã làm việc trên F-5.
Họ đã xem xét cấu hình sơ bộ cho một máy
bay tiêm kích chiếm ưu thế hạng nhẹ nhanh nhẹn. Năm 1967, Northrop
quyết định theo những khái niệm sơ bộ với các nghiên cứu thiết kế chi
tiết hơn.
Mặc dù khái niệm ban đầu của nhóm nghiên cứu là thiết kế N-300
tương đối giống F-5, nhưng đến năm 1970, họ đã phát triển thiết kế mới,
bao gồm "gốc cánh kéo dài” (Leading Edge Root Extension/LERX/LEX); phần
mở rộng và kéo dài gốc cánh máy bay về phía trước dọc theo thân.
Cửa hút khí nằm dưới phần gốc cánh kéo
dài và cánh đuôi đứng đôi, khác với F-5 chỉ có một cánh đuôi đứng. Gốc
cánh kéo dài giúp máy bay xử lý tốt hơn khi ở góc tấn (Angle of
Attack/AOA), trong khi cánh đuôi đứng đôi cải thiện sự ổn định khi đảo
lái và máy bay rẽ mượt hơn.
Dự án N-300 đánh dấu sự khởi đầu của những gì chúng ta biết ngày nay là F-18
Bắt đầu vào năm 1965 như một dự án của Northrop, N-300 đã phát triển thành máy bay đa nhiệm vụ P530
Cobra và sau đó được biến đổi thành một tiêm kích đơn nhiệm để cạnh
tranh trong chương trình LWF. Sự thay đổi này đã cho ra đời nguyên mẫu
YF-17.
P530
có tên khác là “Cobra” (Rắn hổ mang) vì gốc cánh kéo dài lớn đã cho máy
bay này một cái nhìn khá "ngầu". Một mô hình đầy đủ đã được trưng bày
tại Paris Air Show vào năm 1971.
Một mô hình P-530-1 đầy đủ đã được trưng bày tại Paris Air Show vào năm 1971
Northrop tiếp tục cải thiện nguyên mẫu
với một đội ngũ làm việc trên thiết kế 1 động cơ định danh là P-610,
trong khi một đội khác làm việc trên thiết kế 2 động cơ định danh là
P-600, và mẫu thiết kế P-600 đã được chọn để hoàn thiện nguyên mẫu YF-17
Cobra nhằm tham gia chương trình LWF sau này.
Hình vẽ mẫu máy bay tiêm kích P-600
Nguyên mẫu YF-17 đầu tiên (c/n 72-1569)
ra khỏi Hawthorne vào ngày 4/4/1974; Chuyến bay đầu tiên của YF-17 diễn
ra ở căn cứ Không quân Edwards vào ngày 9/6 do Henry "Hank" Chouteau
điều khiển. YF-17 thực hiện chuyến bay kéo dài 61 phút ở độ cao 5.791 m
và tốc độ tối đa là 981,7 km/h.
Nguyên mẫu YF-17 thứ 2 (c/n 72-1570) bay
lần đầu tiên vào ngày 21/8. Qua năm 1974, YF-17 thi đấu với General
Dynamics YF-16 trong chương trình LWF.
Hai nguyên mẫu YF-17 đã bay 288 chuyến
thử nghiệm với tổng cộng 345,5 giờ. YF-17 đạt tốc độ tối đa Mach 1,95,
chịu tải tối đa 9,4G và trần bay hơn 15.000 m. Nó có thể đạt được góc
tấn 34° khi bay ngang và 63° khi leo cao ở tốc độ 93 km/h.
Nguyên mẫu YF-17 đầu tiên (c/n 72-1569) thực hiện chuyến bay trình diễn vào năm 1974
Quá trình đánh giá YF-16 và YF-17 bắt
đầu từ cuối năm 1974. YF-17 tỏ ra xuất sắc hơn YF-16, với khả năng xử lý
tuyệt vời gần như tất cả các tình huống.
Vào thời điểm đó, Không quân đã yêu cầu
thành lập chương trình Máy bay tiêm kích (Air Combat Fighter/ACF) vào
tháng 4/1974, người chiến thắng của cuộc thi LWF sẽ được lựa chọn để vào
chương trình này. Đến ngày 13/1/1975, YF-16 được tuyên bố thắng cuộc.
Mặc dù YF-16 đã giành chiến thắng trong
chương trình LWF, nhưng dự án YF-17 Cobra không bị khai tử. Trong tháng
5/1974, Ủy Ban Quân Vụ (House Armed Services Committee) chuyển 34 triệu
USD từ chương trình VFAX sang dự án mới: Máy bay tiêm kích hải quân
(Navy Air Combat Fighter/ NACF).
Hải quân Mỹ được lệnh phải lựa chọn máy
bay thắng cuộc trong chương trình ACF, đó là YF-16 và General Dynamics
đã hợp tác với LTV để thiết kế “Mẫu 1600” cho Hải quân hay còn gọi là
YF-16N.
Nhưng Hải quân không tin rằng chiếc máy
bay với 1 động cơ và càng đáp hẹp có thể dễ dàng hoạt động trên tàu sân
bay hay có kinh phí hoạt động rẻ hơn và từ chối chấp nhận dòng máy bay
YF-16. Ngày 2/5/1975, Hải quân công bố lựa chọn của mình là YF-17.
Nguyên mẫu YF-17 thứ 2 (c/n 72-1570)
Kể từ khi chương trình LWF không chia sẻ
các yêu cầu thiết kế với chương trình VFAX, Hải quân đã đề nghị
McDonnell Douglas và Northrop phát triển một loại máy bay mới từ thiết
kế và nguyên tắc của YF-17.
Ngày 1/3/1977, Bộ trưởng Hải quân W. Graham Claytor bố rằng chiếc F-18 sẽ được đặt tên là Hornet (Ong bắp cày).
F/A-18E/F - Biến thể nâng cấp mạnh nhất của "Ong bắp cày" F/A-18
ĐTN |
F/A-18E/F được xem như một máy bay tiêm kích đa chức năng thật sự, thay thế cho F-14 Tomcat và F/A-18A/C trong vai trò chiếm ưu thế trên không, tấn công và trinh sát.
Chương trình Hornet 2000 - Nguồn gốc hình thành Super Hornet
Trong những năm 1980, tổng thống Ronald
Reagan tham gia sâu vào việc xây dựng quân đội Mỹ, với kinh phí lớn cung
cấp cho hàng loạt các hệ thống vũ khí. Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Caspar
Weinberger có câu nói đùa khi miêu tả việc này: "Chưa bao giờ nhìn thấy
một hệ thống vũ khí nào mà anh ta không thích".
Nguyên mẫu máy bay tấn công
đêm Grumman A-6F Intruder II, đây là chương trình nâng cấp dòng máy bay
tấn công A-6 Intruder với khả năng tấn công đêm.
Dòng máy bay này có tầm bay
xa và tải trọng vũ khí mang được nhiều hơn so với F/A-18C+/D+ Night
Attack Hornet. Tuy nhiên chương trình đã bị hủy do Hải quân Mỹ muốn tài
trợ cho chương trình A-12 Avenger II.
Vào thời điểm đó, Không quân Hải quân Mỹ
sử dụng các loại máy bay chỉ để thực hiện đơn lẻ các nhiệm vụ, như máy
bay tiêm kích đánh chặn/bảo vệ hạm đội F-14 Tomcat, F/A-18A Hornet; máy
bay tấn công mặt đất A-7 Corsair II, F/A-18A Hornet; máy bay tấn công
đêm A-6E Intruder; máy bay trinh sát RF-8.
Do một số máy bay thế hệ cũ như A-7
Corsair II, A-6E Intruder hay RF-8 đã “có tuổi” và hết niên hạn sử dụng,
còn F-14 thì không có khả năng tấn công mặt đất và F/A-18A/B Hornet lại
bị giới hạn ở tầm bay và tải trọng mang vũ khí, vì vậy Hải quân Mỹ đã
có một số chương trình để nâng cấp và thay thế.
Điển hình là các chương trình chế tạo
máy bay tấn công đêm A-6F Intruder II, máy bay tiêm kích đa chức năng
F-14D Tomcat, cũng như một máy bay tấn công tàng hình tiên tiến hoạt
động trên tàu sân bay, McDonnell Douglas/General Dynamics A-12 Avenger
II.
Ngoài ra còn có chương trình phát triển
phiên bản cải tiến cho dòng Hornet để giải quyết một số hạn chế về tầm
bay cũng như tải trọng mang vũ khí.
Mô hình thử nghiệm của máy
bay tấn công tàng hình tiên tiến hoạt động trên tàu sân bay McDonnell
Douglas/General Dynamics A-12 Avenger II, một dự án đầy tham vọng của
Hải quân Mỹ.
Tuy nhiên chương trình A-12
Avenger II cũng bị loại bỏ vì khó khăn trong mặt kỹ thuật và tài chính,
cũng như không đáp ứng được thông số do Hải quân yêu cầu.
Hải quân Mỹ cho rằng, tài trợ cho các
chương trình phát triển vũ khí lớn như vậy và để duy trì trong thời gian
dài chỉ có trong thiên đường của những kẻ ngốc, và dần dần các dự án
bắt đầu được loại bỏ.
Chương trình phát triển A-12 Avenger II
đã được chọn thay vì A-6F Intruder II, do đó các phiên bản Intruder tiên
tiến đã ngừng bay và dự án phát triển đã đóng lại. Thật không may,
chương trình A-12 Avenger II cũng bị loại bỏ vì khó khăn kỹ thuật và tài
chính (A-12 chính thức bị hủy đầu năm 1991).
Hải quân vẫn đang lên kế hoạch để có
được một máy bay tấn công tiên tiến, Hải quân và Không quân Mỹ hợp tác
phát triển chương trình máy bay tấn công thế hệ mới “AX”, nhưng chương
trình AX sẽ không thể đưa vào hoạt động cho đến năm 2020. Một cái gì đó
ít tham vọng hơn là cần thiết trong lúc giao thời.
Các lựa chọn thay thế là một phiên bản
đa chức năng của F-14D và các khái niệm được phát huy cho việc cải tiến
Hornet - được gọi là "Hornet II", hay còn có tên khác là "Hornet 2000".
Những người ủng hộ chương trình Hornet
2000, trong đó bao gồm Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Dick Cheney, cảm thấy
rằng đây là lựa chọn rẻ hơn với chi phí thấp hơn, sẽ cung cấp đủ máy bay
tiêm kích thế hệ mới cho Hải quân sử dụng đến khi chương trình AX cho
ra máy bay mới.
Biểu đồ thể hiện sự tiến hóa của dòng máy bay tiêm kích F/A-18 Hornet cho đến F/A-18E/F Super Hornet.
Sau đó, chương trình AX đổi tên thành
A/F-X và cuối cùng có tên chính thức là "Joint Strike Fighter" (Máy bay
tiêm kích đa nhiệm), kết quả sau này chính là Lockheed Martin F-35
Lightning II.
Nhưng lúc này chương trình JSF vẫn chưa
hoàn thành các mẫu thiết kế. Vì vậy, Hải quân chỉ còn chương trình
Hornet 2000 là có thể đáp ứng được nhu cầu của họ vào lúc này.
F/A-18E/F Super Hornet - Kết quả của chương trình Hornet 2000
Một hợp đồng được trao cho McDonnell
Douglas vào tháng 6/1992 để chế tạo 5 mô hình thử nghiệm dưới đất, 7
nguyên mẫu Hornet 2000 bao gồm 5 nguyên mẫu 1 chỗ ngồi và 2 nguyên mẫu 2
chỗ ngồi.
Từ chương trình Hornet 2000, 2 phiên bản đã được lên kế hoạch để sản xuất: F/A-18E 1 chỗ ngồi và F/A-18F 2 chỗ ngồi. F/A-18E/F
được xem như một máy bay tiêm kích đa chức năng thật sự, thay thế cho
F-14 Tomcat và F/A-18A/C trong vai trò chiếm ưu thế trên không, tấn công
và trinh sát.
F/A-18E/F dự định sẽ được trang bị tên
lửa không đối không tầm xa AIM-155, nhưng dự án phát triển tên lửa này
đã bị hủy, do đó F/A-18E/F vẫn sử dụng AIM-120 AMRAAM để thực hiện nhiệm
vụ không chiến ngoài tầm nhìn.
Nguyên mẫu F/A-18E 1 chỗ ngồi đầu tiên,
tên là E1 (c/n-165164) được ra khỏi nhà máy Saint Louis vào ngày
19/9/1995. Các máy bay mới được đặt tên là "Super Hornet" (Siêu Ong bắp
cày).
Nguyên mẫu F/A-18E (c/n-165164) thực
hiện chuyến bay đầu tiên bay vào ngày 29/11/1995. Việc sản xuất FA-18E/F
đợt đầu bắt đầu trong năm 1995. F/A-18E/F thực hiện hạ cánh trên tàu
sân bay vào năm 1997, sản xuất với số lượng thấp từ tháng 3/1997 và dây
chuyền vận hành đầy đủ từ tháng 9/1997.
Công việc đánh giá tiếp tục trong năm
1999 và kết thúc với thử nghiệm trên biển và nhiệm vụ tiếp nhiên liệu
trên không. Tổng cộng có 3.100 chuyến bay thử nghiệm với 4.600 giờ bay.
Super Hornet của Hải quân Mỹ đã trải qua thử nghiệm vận hành và đánh giá
trong năm 1999, và được phê duyệt vào tháng 2/2000.
Super Hornet là một phiên bản thành
công, đáp ứng chi phí, lịch trình và trọng lượng như Hải quân đề ra. Mặc
dù có thiết kế chung và các hệ thống điện tử giống nhau, nhưng Super
Hornet khác nhiều so với các phiên bản F/A-18 Hornet trước.
Super Hornet được chính thức gọi là
"Rhino" (Tê giác) trong liên lạc radio để phân biệt nó với các phiên bản
Hornet cũ, điều này giúp hỗ trợ các hoạt động bay an toàn.
Các máy phóng và hệ thống cáp giữ yêu
cầu được thiết lập lại để đáp ứng việc hoạt động của Super Hornet trên
tàu sân bay, do Super Hornet nặng hơn các phiên bản trước.
Nhận xét
Đăng nhận xét