PHẢN DÂN HẠI NƯỚC 12 (Bè lũ tư sản đỏ)

-Cách mạng Việt Nam gồm hai cuộc cách mạng hợp thành: Cách mạng giải phóng dân tộc và Cách mạng vô sản
-Cách mạng giải phóng dân tộc đã hoàn thành một cách vẻ vang và đầy tự hào.

                                   

                                                           Vì Nhân dân quên mình
-Thực tế xã hội đã phơi bày: Cách mạng vô sản đã không những bên bờ thất bại không thể cứu vãn, mà còn có "thành tựu" làm hình thành tầng lớp "tư sản đỏ" từ những người cộng sản lứa hậu duệ do chính cách mạng đào tạo, không những không tạo ra được những nét ưu việt nổi bật của hình thái kinh tế xã hội mới (chủ nghĩa cộng sản),mà còn phải duy trì hình thái kinh tế xã hội cũ (chủ nghĩa tư bản) để mưu cầu tồn tại.
-Mục đích của định hướng XHCN là làm cho dân chúng có cuộc sống ngày càng ấm no hạnh phúc. Nhưng giải tỏa qui hoạch Thủ Thiêm lại có hiệu ứng ngược lại. Như thế có phải là phản cách mạng và những kẻ chủ mưu (gồm các đảng viên cộng sản) có phải là bè lũ phản động?
-Tội lỗi lớn nhất của những kẻ cộng sản thoái hóa là bản thân chúng không những không tin, mà còn phá vỡ không thể phục hồi được lòng tin phải tốn biết bao xương máu mới bồi đắp nên được của quần chúng cần lao đối với Đảng cộng sản. 
-Điều đó gợi ý cho những người cộng sản chân chính phải xét lại nền tảng lý luận của triết học Mác - Lênin và tìm con đường khác để đến với chủ nghĩa cộng sản.
-Muốn thế, điều trước tiên là phải để trí não thoáng đãng, tâm hồn rộng mở, suy tư trên tinh thần tất cả là của dân, do dân và vì dân.
-Trong khi chưa tìm được con đường nào khác, vẫn đi trên con đường này để tiến lên CNXH, thì điều cấm kỵ không được làm số một là không được để sự uất ức, hận thù của họ dâng cao. Không được để xảy ra thêm những vụ tương tự Tiên lãng, Đồng Tâm, Thủ Thiêm...Phải tích cực, nỗ lực xây dựng lại lòng tin của quần chúng.
-Phải nghiêm trị những kẻ phản dân, hại nước, những kẻ đã thành "tư sản đỏ" làm suy đồi đạo đức xã hội, những kẻ gây tội ác trong thời bình. 
-Phải loại bỏ khỏi đội ngũ những kẻ mà lòng tham đã nhấn chìm hoàn toàn đức tính thiêng liêng nhất của một con người: lòng nhân ái, và lời thề số một của một đảng viên cộng sản: "Vì Nhân dân quên mình"! 

Tự Nguyện - Trọng Tấn

----------------------------------------------------------------------
(ĐC sưu tầm trên NET)

Ngày 21/3, xét xử nguyên Tổng giám đốc Vietsovpetro Từ Thành Nghĩa

Ngày 21/3, Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội sẽ mở phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án “Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản” xảy ra tại Liên doanh Việt - Nga Vietsovpetro (VSP). Đây là vụ án thuộc giai đoạn 2 của vụ án Hà Văn Thắm (sinh năm 1972, nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng Đại Dương - OceanBank).







Chú thích ảnh
Các bị can Từ Thành Nghĩa (phải) và Võ Quang Huy. Ảnh: dantri.com.vn
Hội đồng xét xử gồm 5 người: 2 thẩm phán, 3 hội thẩm nhân dân, do thẩm phán Vũ Quang Huy làm chủ tọa. Ngoài ra, Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội còn bố trí thêm 2 thẩm phán và 3 hội thẩm nhân dân dự khuyết tại phiên tòa.
Hai kiểm sát viên: Trần Thị Thanh Huyền và Đoàn Trần Thị Trân là đại diện Viện Kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội tham gia giữ quyền công tố tại phiên tòa.
Liên quan đến vụ án, Tòa cũng triệu tập Nguyễn Xuân Sơn (sinh năm 1962, nguyên Tổng Giám đốc OceanBank) đến phiên tòa với tư cách là người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan.
Hai bị cáo trong vụ án này gồm: Từ Thành Nghĩa (sinh năm 1962, nguyên Tổng Giám đốc VSP), Võ Quang Huy (sinh năm 1961, nguyên Chánh kế toán VSP) bị Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao truy tố về tội “Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản” theo quy định tại Điều 355, khoản 4, điểm a - Bộ luật Hình sự năm 2015.
Theo cáo trạng, Liên doanh Việt - Nga Vietsovpetro (VSP) tiền thân là Xí nghiệp Liên doanh Dầu khí Vietsovpetro, là một tổ chức kinh tế được thành lập ngày 19/6/1981 và hoạt động theo Hiệp định liên Chính phủ giữa Việt Nam và Liên Xô trước đây, nay là Cộng hòa Liên bang Nga.
Tổ chức và hoạt động của VSP chịu điều chỉnh của điều ước quốc tế mà Chính phủ hai bên đã ký kết (gọi là các Hiệp định liên Chính phủ). Ngoài ra, hoạt động của VSP còn tuân thủ các quy định của pháp luật Việt Nam trừ trường hợp điều ước quốc tế có quy định khác.
Theo Hiệp định gần nhất giữa Việt Nam và Liên bang Nga ký kết ngày 27/10/2010, thời hạn hoạt động của VSP đến năm 2030; vốn điều lệ của VSP là 1,5 tỷ USD, trong đó Chính phủ Việt Nam góp 51% (tương đương 765 triệu USD) và Chính phủ Liên bang Nga góp 49% (tương đương 735 triệu USD).
Từ cuối năm 2008, VSP bắt đầu sử dụng dịch vụ mở tài khoản thanh toán và một số hợp đồng tiền gửi có kỳ hạn tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đại Dương (OceanBank). Đến năm 2009, thực hiện chỉ đạo của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) về việc ưu tiên sử dụng dịch vụ tài chính của OceanBank là ngân hàng mà PVN góp 20% vốn điều lệ, VSP phát sinh nhiều hợp đồng gửi tiền có kỳ hạn, thường xuyên duy trì số dư lớn trên tài khoản thanh toán (tiền gửi không kỳ hạn) tại OceanBank Chi nhánh Vũng Tàu.
Cụ thể, từ cuối năm 2008 đến năm 2014, VSP ký 54 hợp đồng tiền gửi VND, tổng số tiền 13.200 tỷ đồng; ký 70 hợp đồng tiền gửi USD, tổng số tiền 1.260 triệu USD. Đối với tiền gửi không kỳ hạn, VSP mở 4 tài khoản thanh toán (gồm 3 tài khoản VND và 1 tài khoản USD) tại OceanBank với số dư hàng tháng duy trì từ 200 tỷ đồng đến 900 tỷ đồng và từ 10 triệu USD đến 400 triệu USD, được OceanBank trả lãi hơn 49,7 tỷ đồng và 595.283,41 USD.
Theo chủ trương và chỉ đạo của Hà Văn Thắm (nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị OceanBank) về việc chi trả lãi ngoài tiền huy động vốn cho khách hàng gửi tiền trên toàn hệ thống OceanBank, trong thời gian từ năm 2013 - 2014, Nguyễn Minh Thu (nguyên Tổng Giám đốc OceanBank) đã 5 lần nhận tiền từ tài khoản của các cá nhân tại Chi nhánh Vũng Tàu và Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh do Hội Sở OceanBank chuyển vào để chi tiền ngoài hợp đồng cho Từ Thành Nghĩa, Võ Quang Huy.
Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao xác định, với vai trò là lãnh đạo của Liên doanh Việt - Nga Vietsovpetro (VSP), trong năm 2013 - 2014, hai bị cáo Từ Thành Nghĩa và Võ Quang Huy đã quyết định việc gửi tiền của VSP vào Ngân hàng OceanBank, do đó đã được Nguyễn Minh Thu (nguyên Tổng Giám đốc OceanBank) chi tiền ngoài hợp đồng (còn gọi là tiền chi chăm sóc khách hàng).
Cụ thể, Võ Quang Huy đã nhận và chiếm đoạt 5,2 tỷ đồng và 130. 000 USD; Từ Thành Nghĩa đã nhận và chiếm đoạt 1,5 tỷ đồng và 30.000 USD.
Trên cơ sở đó, Viện Kiểm sát cho rằng có đủ cơ sở xác định hành vi của hai bị cáo phạm vào tội “Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản” theo quy định tại Điều 280 - Bộ Luật Hình sự năm 1999.
Tuy nhiên căn cứ Nghị quyết 41/2017/QH14 ngày 20/6/2017 của Quốc hội về việc thi hành Bộ Luật Hình sự theo hướng có lợi cho các bị can, bị cáo, hành vi của hai bị cáo trong vụ án này bị khởi tố, truy tố theo Điều 355 - Bộ Luật Hình sự năm 2015 sửa đổi năm 2017.
Dự kiến, phiên tòa diễn ra trong 2 ngày.
Kim Anh (TTXVN)

Sếp lớn PVN thời ông Đinh La Thăng: Cả loạt từ chức, vướng lao lý





Sau khi 4 đời Chủ tịch Tập đoàn Dầu khí Việt Nam cùng nhiều lãnh đạo, cán bộ khác của PVN bị khởi tố, kết án thì sóng gió dường như vẫn chưa qua với tập đoàn này.


Ông Nguyễn Vũ Trường Sơn từ chức Tổng giám đốc PVN
Ngày 13/3, báo chí đồng loạt đưa tin ông Nguyễn Vũ Trường Sơn, Tổng giám đốc PVN, nhiều ngày trước đã có đơn gửi Hội đồng quản trị của Tập đoàn PVN xin từ chức.
Đáng chú ý, ông Nguyễn Vũ Trường Sơn mới chính thức nhậm chức Tổng giám đốc PVN từ đầu tháng 3/2016.
Ông Nguyễn Vũ Trường Sơn đã kinh qua nhiều chức vụ quan trọng trong ngành dầu khí như Giám đốc, Phó Bí thư Đảng ủy Xí nghiệp Khai thác Dầu khí thuộc Vietsovpetro; Phó Tổng giám đốc Vietsovpetro kiêm Giám đốc Xí nghiệp Khai thác Dầu khí; Tổng giám đốc PVEP; Phó Tổng giám đốc PVN.
Sếp lớn PVN thời ông Đinh La Thăng: Cả loạt từ chức, vướng lao lý Ông Nguyễn Vũ Trường Sơn (bên phải) trong ngày nhậm chức Tổng giám đốc PVN
Ông Nguyễn Vũ Trường Sơn có thời gian làm Tổng giám đốc Tổng công ty Thăm dò Khai thác Dầu khí  - PVEP (từ tháng 7/2009 đến đầu tháng 2/2012) - đơn vị đang bị Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu (C03) xác minh một số dấu hiệu vi phạm pháp luật trong việc thực hiện Dự án đầu tư liên doanh phát triển khai thác và nâng cấp dầu khí lô Junin2 Venezuela.
Ông Đinh La Thăng, Chủ tịch PVN từ 2005-2011
Ông Đinh La Thăng là Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam - PVN (2005-2008), rồi tiếp tục là Chủ tịch Hội đồng thành viên PVN (2008-2011).
Tháng 8/2011, Quốc hội phê chuẩn ông làm Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải.
Tháng 1/2016, ông Đinh La Thăng được bầu vào Bộ Chính trị. Một tháng sau đó, ông được Bộ Chính trị phân công giữ chức Bí thư Thành ủy TP.HCM.
Tháng 5/2017, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII đã quyết định thi hành kỷ luật ông Đinh La Thăng bằng hình thức cảnh cáo và cho thôi giữ chức Ủy viên Bộ Chính trị khoá XII với tỉ lệ phiếu biểu quyết rất cao, trên 90%.
Sếp lớn PVN thời ông Đinh La Thăng: Cả loạt từ chức, vướng lao lý Ông Đinh La Thăng liên tục bị kết tội trong nhiều vụ án.
Ngày 10/5/2017, Bộ Chính trị phân công ông Đinh La Thăng thôi giữ chức Bí thư Thành ủy TP.HCM (nhiệm kỳ 2015-2020), giữ chức Phó Ban Kinh tế trung ương.
Ngày 8/12/2017, ông Đinh La Thăng chính thức chấm dứt đươc quan lộ khi Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã ra quyết định khởi tố bị can, bắt tạm giam ông Đinh La Thăng.
Sau đó, ông Thăng bị tuyên án 18 năm tù vì làm thất thoát 800 tỷ trong vụ góp vốn vào Oceanbank và bị kết án 13 năm tù trong vụ án liên quan đến Tổng công ty CP Xây lắp dầu khí (PVC).
Tháng 1/2019 ông Đinh La Thăng lại bị khởi tố thêm vì liên quan đến dự án ethanol Phú Thọ đắp chiếu.
Ông Phùng Đình Thực, cựu Tổng giám đốc, Chủ tịch PVN 2011-2014
Ngày 20/12/2017, Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an đã tống đạt các Quyết định tố tụng đối với bị can Phùng Đình Thực, nguyên Tổng Giám đốc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, về tội: “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” quy định tại Điều 165 Bộ luật Hình sự.
Sếp lớn PVN thời ông Đinh La Thăng: Cả loạt từ chức, vướng lao lý Ông Phùng Đình Thực. Ảnh:TTXVN
Sau đó, ông Phùng Đình Thực bị tuyên án 6 năm tù.
Dưới thời ông Đinh La Thăng làm Chủ tịch PVN, ông Phùng Đình Thực nắm giữ chức vụ Phó Tổng giám đốc (từ tháng 5/2006). Tháng 4/2009, trên cơ sở phê chuẩn của Thủ tướng Chính phủ, ông Đinh La Thăng đã ký quyết định để ông Thực giữ chức Tổng giám đốc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam.
Tháng 9/2011, Thủ tướng đã ký quyết định bổ nhiệm ông Phùng Đình Thực, giữ vị trí Chủ tịch Tập đoàn PVN, thay cho ông Đinh La Thăng đã được Quốc hội cử làm Bộ trưởng Giao thông Vận tải.
Năm 2014, ông Phùng Đình Thực nghỉ hưu cho đến khi bị khởi tố vào ngày 20/12. Chiếc ghế nóng của ông Thực vào năm 2014 được để lại cho ông Nguyễn Xuân Sơn - một lãnh đạo PVN dưới thời ông Đinh La Thăng.
Ông Nguyễn Xuân Sơn, Cựu Chủ tịch PVN 2014-2015
Nhận ghế Chủ tịch từ ông Phùng Đình Thực, ông Nguyễn Xuân Sơn là Chủ tịch PVN đầu tiên bị khởi tố và bắt giam trong đại án OceanBank - Hà Văn Thắm. Ông Nguyễn Xuân Sơn bị buộc tội "Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ gây hậu quả nghiêm trọng"; "Cố ý làm trái các quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng". PVN là cổ đông lớn của OceanBank (đã giữ 20% cổ phiếu).
Sếp lớn PVN thời ông Đinh La Thăng: Cả loạt từ chức, vướng lao lý Nguyễn Xuân Sơn bị kết án tử hình.
Khi ngân hàng này có lỗ nặng, Ngân hàng Nhà nước phải mua lại OceanBank với giá 0 đồng. Do đó, PVN mất trắng số tiền 800 tỷ đã đầu tư vào đây. Việc PVN mất số vốn đầu tư 800 tỷ đồng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đại Dương, ông Sơn bị cho là phải chịu trách nhiệm liên đới.
Ngày 29/9/2017, Nguyễn Xuân Sơn bị tòa án sơ thẩm tuyên án Tử hình về tội tham ô tài sản.
Trước khi bị bắt, Nguyễn Xuân Sơn được bổ nhiệm giữ chức Chủ tịch Hội đồng thành viên PetroVietnam vào tháng 7/2014, thay cho ông Phùng Đình Thực nghỉ hưu.
Một năm sau, tháng 7/2015, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã ký Quyết định để ông Sơn thôi chức Chủ tịch PVN. Ngay sau đó, ông Sơn bị khởi tố, bắt giam và có kết cục kể trên.
Ông Nguyễn Quốc Khánh, Chủ tịch PVN 2016-2017
Ông Nguyễn Quốc Khánh, cựu Chủ tịch PVN bị khởi tố và bắt giam cùng ngày với ông Đinh La Thăng (ngày 8/12) về tội “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”.
Sếp lớn PVN thời ông Đinh La Thăng: Cả loạt từ chức, vướng lao lý Ông Nguyễn Quốc Khánh
Dưới thời ông Đinh La Thăng làm chủ tịch, ông Khánh được nắm giữ chức Phó tổng giám đốc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (tháng 7/2009).
Ông Khánh làm Tổng giám đốc PVN vào tháng 11/2014. Ngày 12/01/2016, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng khi ấy đã ký Quyết định bổ nhiệm ông Nguyễn Quốc Khánh giữ chức vụ Chủ tịch Hội đồng Thành viên PVN, thay cho ông Nguyễn Xuân Sơn vừa bị bắt.
Ngồi ghế Chủ tịch PVN được 1 năm, thì ngày 9/3/2017, Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định số 308/QĐ-TTg để ông Khánh thôi giữ chức vụ Chủ tịch Hội đồng thành viên Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đối với ông Nguyễn Quốc Khánh để về nhận nhiệm vụ tại Bộ Công Thương.
Sau khi Thủ tướng cho thôi chức, ông Nguyễn Quốc Khánh đã về làm việc tại Văn phòng Ban chỉ đạo nhà nước các dự án về điện có trụ sở đặt tại Bộ Công Thương cho đến khi bị bắt vào ngày 8/12.
Trong vụ án tại PVC, ông Nguyễn Quốc Khánh bị tòa tuyên án 7 năm tù.
Như vậy, tính đến nay, cơ quan điều tra đã khởi tố 4 đời chủ tịch Tập đoàn Dầu khí Việt Nam là các ông Đinh La Thăng, Phùng Đình Thực, Nguyễn Xuân Sơn, Nguyễn Quốc Khánh. Các sai phạm của những cựu lãnh đạo ngành dầu khí này đều khởi nguồn từ thời ông Đinh La Thăng.
VietBao.vn (Theo docbao >>>)

Khởi tố 5 cựu lãnh đạo, cán bộ ở Đà Nẵng liên quan vụ Vũ “nhôm”

Dân trí Chiều 18/3, Bộ Công an công bố quyết định khởi tố bị can đối 5 cựu lãnh đạo, cán bộ ở Đà Nẵng để điều tra, giải quyết các vụ án “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí” và “Vi phạm các quy định về quản lý đất đai”, do Phan Văn Anh Vũ, tức Vũ “nhôm” và đồng phạm thực hiện.




IMG_8073.jpg
Công an khám xét nhà riêng ông Nguyễn Ngọc Tuấn - nguyên Phó Chủ tịch TP Đà Nẵng, một trong 5 cựu lãnh đạo, cán bộ ở Đà Nẵng vừa nhận quyết định khởi tố bị can về “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí”, “Vi phạm các quy định về quản lý đất đai”

Cụ thể, Cơ quan Cảnh sát điều tra (CSĐT) Bộ Công an (C01) đã ra quyết định khởi tố bị can, áp dụng lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú và lệnh khám xét chỗ ở đối với ông Nguyễn Ngọc Tuấn (SN 1958, nguyên Phó Chủ tịch UBND Thành phố, nguyên Giám đốc Sở Xây dựng TP Đà Nẵng, trú tại phường Mỹ An, quận Ngũ Hành Sơn, TP Đà Nẵng) về hành vi “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí”, “Vi phạm các quy định về quản lý đất đai”, quy định tại Điều 219 và Điều 229 Bộ luật Hình sự (BLHS) năm 2015.



IMG_8090.JPG
Ông Nguyễn Ngọc Tuấn - nguyên Phó Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng, nguyên Giám đốc Sở Xây dựng TP
Đồng thời, cơ quan điều tra ra các quyết định khởi tố bị can, áp dụng lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú và lệnh khám xét chỗ ở đối với 2 bị can về hành vi “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí”, quy định tại Điều 219 BLHS năm 2015, gồm: ông Phan Xuân Ít (SN 1954, nguyên Phó Chánh Văn phòng UBND TP Đà Nẵng, trú tại phường Khuê Trung, quận Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng); ông  Lê Anh Tuấn (SN 1959, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty Cổ phần Cung ứng tàu biển Đà Nẵng, trú tại phường Thạch Thang, quận Hải Châu, TP Đà Nẵng).
Cơ quan CSĐT -Bộ Công an còn ra quyết định khởi tố bị can, lệnh cấm đi khỏi cư trú và lệnh khám xét chỗ ở đối với ông Nguyễn Đình Thống (SN 1954, nguyên Giám đốc Công ty Quản lý và Khai thác đất Đà Nẵng, trú tại phường Thạch Thang, quận Hải Châu, TP Đà Nẵng) về hành vi “Vi phạm các quy định về quản lý đất đai”, quy định tại Điều 229 BLHS năm 2015.
 Ra quyết định khởi tố bị can, lệnh bắt bị can để tạm giam và lệnh khám xét chỗ ở, nơi làm việc đối với ông Phan Minh Cương (SN 1971, nguyên Giám đốc Công ty Trách nhiệm hữu hạn I.V.C, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Xây dựng 79, trú tại: phường Hòa Cường Bắc, quận Hải Châu, TP Đà Nẵng) về hành vi “Vi phạm các quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí”, quy định tại Điều 219 BLHS năm 2015.
Các quyết định tố tụng nêu trên đã được Viện kiểm sát nhân dân tối cao phê chuẩn theo đúng quy định của pháp luật.
Trước đó, như Dân trí đã đưa tin, sáng cùng ngày (18/3), lực lượng chức năng đã thực hiện khám nhà riêng của các ông Nguyễn Ngọc Tuấn - nguyên Phó Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng; ông Nguyễn Đình Thống - nguyên Giám đốc Công ty Quản lý và Khai thác đất Đà Nẵng.

Tâm An

Công an khám nhà cựu Phó Chủ tịch Đà Nẵng Nguyễn Ngọc Tuấn

Dân trí 10h sáng nay 18/3, công an và đại diện Viện Kiểm sát đã đến nhà ông Nguyễn Ngọc Tuấn - cựu Phó Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng vừa xin nghỉ hưu sớm hồi đầu năm nay. Các lực lượng này đã thực hiện lệnh khám nhà ông Tuấn.







Công an hoàn tất khám xét nhà ông Nguyễn Ngọc Tuấn




Công an khám nhà cựu Phó Chủ tịch Đà Nẵng Nguyễn Ngọc Tuấn - 1
Công an tới nhà ông Tuấn.




Công an khám nhà cựu Phó Chủ tịch Đà Nẵng Nguyễn Ngọc Tuấn - 2
Cựu Phó Chủ tịch Đà Nẵng Nguyễn Ngọc Tuấn.

Thông tin ban đầu được biết, việc công an và đại diện Viện Kiểm sát có mặt tại nhà ông Tuấn là để khám xét nhà cựu Phó Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng vì có liên quan đến vụ án của Phan Văn Anh Vũ (tức Vũ “nhôm”).



Công an khám xét nhà cựu Phó Chủ tịch Đà Nẵng Nguyễn Ngọc Tuấn
Lãnh đạo Công an phường Mỹ An, quận Ngũ Hành Sơn, TP Đà Nẵng xác nhận lực lượng chức năng của đơn vị đang phối hợp lực lượng của cơ quan Cảnh sát Điều tra - Bộ Công an khám nhà ông Nguyễn Ngọc Tuấn.
Đến 10h30 sáng 18/3, công an và cán bộ Viện Kiểm sát cùng đại diện tổ dân phố số 22 phường Mỹ An, quận Ngũ Hành Sơn, TP Đà Nẵng - nơi ông Tuấn cư trú - đã rời khỏi nhà ông này.



54349969_321865485200054_3781840148623261696_n.jpg
Các lực lượng chức năng rời khỏi nhà ông Tuấn, kết thúc buổi khám nhà vào lúc 10h30 cùng ngày.
Ông Hồ Sĩ Hoàng- tổ trưởng tổ dân phố 22, phường Mỹ An, người chứng kiến buổi khám xét cho biết, sau khi đọc lệnh khám xét, Cơ quan điều tra Bộ Công an đã tiến hành khám nhà ông Nguyễn Ngọc Tuấn.
Ông Nguyễn Ngọc Tuấn (SN 1958, quê quán Quảng Nam) nguyên là Thành uỷ viên, Phó Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng, vừa chính thức nghỉ hưu từ ngày 1/1/2019. Trong thời giam đảm nhiệm chức vụ Phó Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng, ông Tuấn phụ trách quản lý lĩnh vực quản lý đô thị; quản lý đất đai; tài nguyên - môi trường ...
Trước đó, ông Tuấn từng đảm nhiệm các chức vụ Viện trưởng Viện Quy hoạch xây dựng Đà Nẵng; Phó Giám đốc và Giám đốc Sở Xây dựng TP Đà Nẵng.
Dân trí sẽ tiếp tục cập nhật thông tin.
Tâm An

Xét xử vụ án tại Vietsovpetro: Nguyên Tổng Giám đốc Từ Thành Nghĩa lĩnh án 3 năm 6 tháng tù

Sau hơn 1 ngày mở phiên tòa xét xử, sáng 22/3, Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội đã tuyên án phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án “Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản” xảy ra tại Liên doanh Việt - Nga Vietsovpetro (VSP).



Chú thích ảnh
Bị cáo Võ Quang Huy (sinh năm 1961, nguyên Chánh kế toán VSP) và bị cáoTừ Thành Nghĩa (sinh năm 1962, nguyên Tổng Giám đốc VSP) . Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN
Tòa đã tuyên án phạt bị cáo Từ Thành Nghĩa (sinh năm 1962, nguyên Tổng Giám đốc VSP) 3 năm 6 tháng tù, bị cáo Võ Quang Huy (sinh năm 1961, nguyên Chánh kế toán VSP) 7 năm tù về cùng tội “Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản” theo quy định tại Điều 355, khoản 4, điểm a - Bộ luật Hình sự năm 2015.
Bản án sơ thẩm nhận định, Liên doanh Việt - Nga Vietsovpetro (VSP) tiền thân là Xí nghiệp Liên doanh Dầu khí Vietsovpetro, là một tổ chức kinh tế được thành lập ngày 19/6/1981 và hoạt động theo Hiệp định liên Chính phủ giữa Việt Nam và Liên Xô trước đây, nay là Liên bang Nga. Tổ chức và hoạt động của VSP chịu điều chỉnh của điều ước quốc tế mà Chính phủ hai bên đã ký kết (gọi là các Hiệp định liên Chính phủ). Ngoài ra, hoạt động của VSP còn tuân thủ các quy định của pháp luật Việt Nam trừ trường hợp điều ước quốc tế có quy định khác. Theo Hiệp định gần nhất giữa Việt Nam và Liên bang Nga ký kết ngày 27/10/2010, thời hạn hoạt động của VSP đến năm 2030; vốn điều lệ của VSP là 1,5 tỷ USD, trong đó Chính phủ Việt Nam góp 51% (tương đương 765 triệu USD) và Chính phủ Liên bang Nga góp 49% (tương đương 735 triệu USD).
Với vai trò là lãnh đạo VSP, có ảnh hưởng trong việc gửi tiền tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đại Dương (OceanBank), trong các năm 2013 và 2014, 2 bị cáo Võ Quang Huy và Từ Thành Nghĩa đã quyết định việc gửi tiền của VSP vào OceanBank. Cụ thể, từ tháng 7/2013 đến năm 2014, Từ Thành Nghĩa đã sử dụng các tài khoản và ký 10 hợp đồng tiền gửi có kỳ hạn VNĐ với tổng số 1.900 tỷ đồng và 5 hợp đồng tiền gửi có kỳ hạn USD với tổng số 55 triệu USD. Võ Quang Huy đã ký duyệt và đề xuất gửi tiền, ký nháy và trình Tổng Giám đốc ký tất cả các hợp đồng tiền gửi có kỳ hạn và không kỳ hạn tại OceanBank Chi nhánh Vũng Tàu.
Để Huy và Nghĩa tiếp tục ủng hộ trong việc gửi tiền của VSP và OceanBank, Nguyễn Minh Thu (khi đó là Tổng Giám đốc OceanBank) đã nhiều lần chi tiền ngoài hợp đồng (còn gọi là tiền chăm sóc khách hàng) cho Huy và Nghĩa. Huy và Nghĩa đã nhận tiền và sử dụng vào mục đích cá nhân, không báo cáo với cơ quan tổ chức.
Quá trình điều tra và tại phiên tòa, bị cáo Nghĩa đã xác nhận số lần, thời gian, địa điểm và số tiền đã nhận đúng như lời khai của Thu, với tổng số tiền 1,5 tỷ đồng và 30.000 USD (tổng trị giá hơn 2,1 tỷ đồng), như cáo trạng đã truy tố.
Đối với bị cáo Võ Quang Huy, cáo trạng truy tố Huy đã nhận và chiếm đoạt 5,2 tỷ đồng và 130. 000 USD (tổng trị giá hơn 7.9 tỷ đồng). Tuy nhiên, quá trình điều tra và tại phiên tòa, bị cáo Huy chỉ khai đã nhận số tiền hơn 4,1 tỷ đồng. Mặc dù lời khai của Thu và Huy về thời gian, địa điểm, số lần nhận tiền phù hợp nhau nhưng không phù hợp về số tiền. Việc chia tiền, đóng gói tiền được Thu thực hiện một mình, không có sự kiểm tra, đối chứng nào khác. Ngoài lời khai của Thu về việc đưa số tiền như trên cho Huy, không còn tài liệu, chứng cứ trực tiếp nào khác thể hiện số tiền Thu đưa cho Huy đúng như số tiền mà Thu đã khai. Vì vậy, Hội đồng xét xử nhận thấy chưa đủ cơ sở vững chắc để kết luận Huy đã nhận từ Thu số tiền 5,2 tỷ đồng và 130.000 USD. Tuy nhiên, Tòa cũng kết luận, có đủ cơ sở khẳng định Huy đã nhận từ Thu số tiền 70.000 USD và 2,7 tỷ đồng (tổng trị giá hơn 4,1 tỷ đồng) và bị cáo đã chiếm đoạt số tiền trên sử dụng vào mục đích cá nhân.
Bản án sơ thẩm nhận định, trong vụ án này, các bị cáo phạm tội có đồng phạm. Bị cáo Huy là người giữ vai trò quan trọng trong việc đề xuất gửi tiền vào OceanBank, đề xuất lựa chọn các hình thức gửi tiền. Bị cáo Nghĩa là người quyết định và ký các hợp đồng gửi tiền. Tính chất, mức độ phạm tội của bị cáo Huy cao hơn bị cáo Nghĩa, số tiền bị cáo Huy chiếm đoạt lớn hơn số tiền bị cáo Nghĩa, nên trách nhiệm hình sự của bị cáo Huy phải cao hơn bị cáo Nghĩa.
Xét hai bị cáo phạm tội lần đầu, có thái độ khai báo thành khẩn, ăn năn hối cải, tích cực hợp tác, nộp lại số tiền đã chiếm đoạt; xét hai bị cáo có quá trình công tác nhiều năm, có nhiều đóng góp cho ngành Dầu khí, được khen thưởng nhiều thành tích phấn đấu trong công tác… nên Hội đồng xét xử đã xem xét giảm nhẹ một phần hình phạt cho hai bị cáo.
Ngoài án phạt tù, Tòa còn tuyên cấm 2 bị cáo đảm nhiệm chức vụ quản lý trong cơ quan, doanh nghiệp có vốn của Nhà nước trong thời gian 3 năm kể từ khi chấp hành xong hình phạt tù.
Ngô Thị Kim Anh (TTXVN)
 

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

NGẬM SẦU (ĐL)

MUÔN MẶT ĐỜI THƯỜNG III/104

MỌC CÁNH