Thứ Năm, 21 tháng 3, 2019

KIẾP GIANG HỒ 166 (KHOÁI “ĐÙ”)

(ĐC sưu tầm trên NET)
 
Giang Hồ Bãi Vàng KHOÁI “ĐÙ” – Bước Đường Từ Dũng Sĩ Giải Phóng Trở Thành Tướng Cướp Siêu Hạng

Tướng cướp kể chuyện, Kỳ 1: Lính biệt động tài ba

Dọc đường - 28/01/2018 13:25
Tướng cướp kể chuyện, Kỳ 1: Lính biệt động tài ba
Viết về câu chuyện của một tướng cướp khét tiếng, tướng cướp ấy lại một thời là lính biệt động kiên gan chí bền. Để rồi, một ngày người lính ấy lầm lỡ đi “chệch” đường thành… cướp.
Khoái “đù” – tức Đoàn Văn Tô – một tướng cướp khét tiếng khắp miền Bắc Việt Nam những năm 80 hiện giờ đang làm gì? Ở đâu? Chuyện tình – chuyện đời – chuyện giang hồ của Khoái “đù” dần được hé lộ sau 3 ngày trò chuyện với PV.
Khoái (bên phải) khi còn là lính biệt độngKhoái (bên phải) khi còn là lính biệt động
Tôi không biết mình đã viết bao nhiêu bài báo, nhưng chưa bao giờ cảm thấy bắt đầu một bài viết nào khó như bài viết này. Viết về câu chuyện của một tướng cướp khét tiếng, tướng cướp ấy lại một thời là lính biệt động kiên gan chí bền. Để rồi, một ngày người lính ấy lầm lỡ đi “chệch” đường thành… cướp.
Nghe tiếng Khoái “đù” Đoàn Văn Tô khét tiếng giang hồ, lại là bạn và là đàn anh của trùm xã hội đen Năm Can nên chúng tôi phải nhờ đến một người bạn là nghệ sỹ nhiếp ảnh Đồng Khắc Thọ kiêm Trưởng ban quản lý khu di tích lịch sử ATK Định Hóa – Thái Nguyên để “mò” ra địa chỉ mà Khoái “đù” đang ở.
Ngôi nhà hai tầng rưỡi cũ kỹ tại Chùa Hang – Đồng Hỷ – Thái Nguyên, mà nghe đâu đó là ngôi nhà tầng đầu tiên được xây dựng tại thị trấn này. Khoái “đù” ra mở cửa, người đàn ông thấp đậm, da sạm đen nhưng ánh mắt sáng và sắc như dao hiện ra trước mặt chúng tôi
“Tôi là người lính”
Và câu chuyện được bắt đầu bên tách trà Thái tinh khiết lẫn những tiếng ồn ào của phố xá tàu xe. Giữa nghi ngút những khói thuốc, Khoái “đù” cất giọng: “Trước khi làm cướp, tôi là người lính, lính biệt động của cách mạng”.
Khoái “đù” tên thật là Đoàn Văn Tô, sinh năm 1948 trong một gia đình có 7 anh chị em tại xã Phong Chương – Phong Điền – Thừa Thiên Huế. Tên Tô được đổi thành Khoái khi có ông thầy bói đến nhà chơi và nói với bố mẹ cậu bé rằng: “Thằng này có tướng làm chuyện động trời, nhưng số phận long đong bươn trải, vào tù ra tội”. Bố mẹ Tô sợ con phải khổ nên đổi tên thành Khoái, ai ngờ, số phận đã định sẵn.
tướng cướpNgôi nhà hai tầng rưỡi của Khoái “đù”
Vì là người Huế nên khi nói chuyện với chúng tôi, Khoái “đù” vẫn giữ nguyên giọng nói nhè nhẹ nhưng trầm buồn và có lúc như hứng khởi của một người đầy khoáng đạt: “12 tuổi, cái tuổi quá nhỏ để hiểu nghĩa cuộc đời, thế mà mình đã làm liên lạc viên cho bộ đội”.
12 tuổi cũng là cái mốc cho cuộc đời “võ nghệ” của Khoái “đù”. Khoái lang thang hết các lò luyện võ để học, hết thầy này đến thầy khác, cuối cùng Khoái theo chân võ sư Võ Thanh Quả để học hỏi hết các thế võ liên hoàn tổng hợp.
Dường như Khoái sinh ra để làm võ sĩ, nên chỉ một thời gian, các võ sinh theo học hàng chục năm đều bị Khoái “đo ván” bằng những quái chiêu hiểm ác. Khoái nổi tiếng từ đó.
Cũng vì nổi tiếng và lanh lẹ thông minh nên ở tuổi 12, Khoái đi theo cách mạng làm liên lạc viên cho các chiến sĩ “tàu không số”, rồi sau này chính thức vào biệt động thành thuộc đơn vị C125 Quân khu Trị Thiên. 13 tuổi, Khoái đã trở thành nỗi kinh hoàng, là khắc tinh của địch. 14 tuổi Khoái đã đánh chìm tàu chiến địch trên sông Cô Lâu (thuộc huyện Phong Điền).
Tiếng tăm anh lính Khoái ngày càng nổi như cồn, như tiếng hổ gầm bên vách núi và khôn ngoan như một con rắn độc. Cách hạ tàu địch của lính Khoái vừa thông minh vừa đơn giản: “Gắn mìn hình tam giác vào rễ của bèo tây thả ngược dòng với tàu chiến của địch. Chỉ chờ tàu chạm bèo là bấm nút nổ tan tàu chiến”. Với cách làm thông minh ấy, Khoái và đồng đội đã thực hiện thành công hàng chục vụ đánh đắm tàu và diệt không biết bao nhiêu tên địch”.
Chuyện tình Khoái “đù” – O Hoa
Người ta đồn rằng, ở cái tuổi này Khoái “đù” ngoài là một lính biệt động còn là một tên móc túi siêu hạng, một đại ca nhí với nhiều quái chiêu kinh hoàng dưới trướng có vài chục đệ tử. “Không, không phải như thế. Thời gian này dù đói dù khổ mình vẫn luôn trong sạch”, Khoái “đù” khẳng định.
tướng cướpKhoái “đù” luôn khắc khoải nỗi nhớ o Hoa
Cái sự nghĩa hiệp của người học võ như Khoái “đù” thời ấy được thể hiện trong một lần gặp cảnh Đồn trưởng đồn Tân Hương khét tiếng độc ác với danh nghĩa là chó săn cho chế độ Ngụy quyền. Khi tên Đồn trưởng này giở trò trêu ghẹo một nữ sinh trường Đồng Khánh đã bị Khoái đấm gẫy 5 chiếc răng cửa và chặt đứt cánh tay để cảnh cáo.
Ngay hôm đó, Khoái bị cảnh sát Ngụy truy nã ráo riết, nhiều lúc Khoái phải ẩn nấp dưới những lớp bèo tây trôi dưới sông để chạy trốn quân thù. Từ ấy, ơn nghĩa mà o Hoa dành cho Khoái ngày một lớn thành tình yêu. Họ yêu nhau giữa những mưa bom bão đạn.
Thời kỳ ấy, o Hoa cũng là một nữ giao liên du kích cho cách mạng. Nhưng ở thời chiến tranh, tình yêu của họ chỉ có thể dừng lại ở những mơ ước và hẹn ước mai sau khi nước nhà thống nhất. “Mối tình đầu ấy đẹp lắm chú ạ! Tôi bây giờ vẫn nhớ như in khuôn mặt rạng ngời đẹp đẽ của người mình yêu”, Khoái ‘đù” chia sẻ.
Và họ yêu nhau chưa được bao lâu thì trong một trận rải bom, o Hoa đã hy sinh anh dũng giữa vùng đất quê hương. Khoái nghe tin dữ, con tim như vỡ tan, trong đau khổ thương nhớ người yêu, những câu thơ được bật ra: “Tôi là người chiến sỹ giải phóng quân/Vượt núi băng sông xuyên rừng lội suối/Còn trẻ lắm, năm nay 16 tuổi trăng tròn/Hò hẹn biết bao xuân/Có những ngày thiếu áo hành quân/Thiếu từng viên thuốc đắng/Có những ngày tôi đi trong nắng/Chân không giày, đầu đội cả trời mây…”
Bài thơ viết vội vào nhật ký của người lính biệt động thương tiếc người yêu được phát thanh viên Châu Loan đọc rất nhiều lần trên đài phát thanh Thừa Thiên Huế.
Thuở ấy, mối tình chàng lính biệt động và o du kích đã trở thành hình mẫu tình yêu thời chiến của biết bao lớp trẻ giữa vùng nắng gió bão lửa Bình – Trị – Thiên. Và bài thơ của Khoái trở thành một bài ca trữ tình đầy cảm động mà thanh niên Huế thời ấy rất nhiều người học thuộc.
O Hoa – mối tình đầu của Khoái đã nằm xuống giữa những lớp bom đạn. Khoái gạt nước mắt, Nam tiến bỏ lại sau lưng những kỷ niệm đẹp tuổi trẻ, cống hiến sức lực và chiến đấu bên những người lính biệt động vì một tương lai tươi sáng, rạng ngời.
Một người lính dũng cảm như Khoái, tại sao lại trở thành một tướng cướp ? Duyên cớ nào đã đưa anh sa ngã vào con đướng ấy?
“Trước khi là tướp cướp, tôi là lính biệt động. Chất lính trong tôi không bao giờ bị tha hóa dù khi tôi là cướp. Cướp cũng có nhiều loại, không phải loại cướp nào cũng là xấu, cũng đi vơ vét của dân nghèo. Tôi là cướp, một tên cướp không chính nghĩa nhưng không hề phản diện. Tôi sẽ kể cho anh nghe…”
Trần Hòa

Tướng cướp kể chuyện, kỳ 2: Một phút và nửa đời người

Dọc đường - 01/02/2018 15:30
Tướng cướp kể chuyện, kỳ 2: Một phút và nửa đời người
Người lính biệt động dũng cảm ấy chỉ vì một phút nghĩa hiệp mà “quăng” nửa đời mình vào tù tội. Và như số phận định sẵn, Khoái “đù” trở thành tướng cướp khét tiếng, rồi vào tù ra tội, lại vào tù trốn trại không biết bao nhiêu lần… đến nỗi, Khoái trở thành “tấm gương xấu nhất”.
Sau khi o Hoa – mối tình đầu của anh hi sinh, Khoái vào Sài Gòn hoạt động cách mạng và bị bắt tù đày tại nhà lao Tử Phủ. Sau một thời gian, Khoái tổ chức cho các anh em cộng sản vượt ngục và lập được nhiều chiến công. 18 tuổi, Khoái đã được phong hàm trung úy, cử ra Bắc học tập. Năm 1974, Khoái tốt nghiệp Đại học Bách khoa Hà Nội.
Nghĩa hiệp hại thân
Khoái được phân công làm việc tại Cty lắp máy Hà Nội trên đường Hoàng Hoa Thám, cuộc sống của một cán bộ nhà nước có trình độ như Khoái sẽ “xuôi chèo mát mái” nếu không một ngày ra tay nghĩa hiệp.
tướng cướpKhoái “đù” nhớ lại thời tung hoành những năm 80.
Một đêm, Khoái ngủ lại nhà của một người bạn thân tên là Trần Quý. Không ngờ rằng, mấy hôm trước Quý có ăn trộm một số thứ nơi công sở đem về chờ bán góp tiền cho vợ đẻ. Tinh mơ sáng hôm sau, thấy công an ập vào, Khoái hiểu vấn đề mới bảo Quý: “Vợ mày sắp đẻ, ở nhà mà chăm sóc, tao đi tù thay, rồi có ngày tao sẽ trở lại”.
Vì Khoái không biết bạn lấy thứ gì nên khi ra tòa, những lời khai của Khoái không khớp vụ việc. Tòa án không xử Khoái tội trộm cắp mà tuyên phạt 12 tháng tù giam vì tội bao che và làm khó người thi hành công vụ.
Hành động nghĩa hiệp ấy đã hại nửa cuộc đời Khoái sau này. Nhưng ít ai biết rằng, trước đó ít ngày, Khoái đã làm lễ ăn hỏi với một cô gái tên Thái xinh đẹp, hiền dịu với ước mộng có một gia đình hạnh phúc. Thế nhưng, như anh vẫn bảo: “Cái số phải thế, một phút và nửa đời người”.
Sau thời gian cải tạo, Khoái vác balo đến công ty làm việc. Nhưng sự đời trớ trêu, người ta nhìn Khoái với con mắt của một kẻ “tội đồ” đáng nguyền rủa. Họ đuổi Khoái đi như đuổi hủi, đến mâm cơm chén tạc chén thù cũng không ai thèm ngồi với Khoái, chỉ mình anh một mâm, ăn xong thì đứng dậy. Không được xã hội chấp nhận, quẫn chí Khoái bỏ đi lang bạt khắp nơi…
Lên “ngôi” tướng cướp
Bẵng đi một thời gian, không ai còn nhớ đến Khoái, cũng không ai nghĩ đến Khoái dù mảy may như cơn gió thoảng. Thay vào đó, người ta kinh hãi khi nghe danh tướng cướp khét tiếng Khoái “đù”. Những tay anh chị cộm cán có số má trên giang hồ cũng mười phần kiêng nể trước sự liều lĩnh khét tiếng của tướng cướp ấy.
tướng cướp Khoái đùKhoái “đù” và một người thầy.
Có điều, người ta hay ví Khoái “đù” với Tống Giang, Tiều Cái trong tiểu thuyết Thủy Hử của Thi Nại Am bên Trung Quốc. Bởi đơn giản, Khoái “đù” chỉ đi cướp của những tên tướng cướp khét tiếng khác. Khoái đặt “luật” cho đàn em: Không đứa nào được phép cướp dù là một sợi chỉ của dân nghèo. Đứa nào phạm luật sẽ bị trừng trị, bị tiêu diệt.
Càng vào sâu câu chuyện, tướng cướp khét tiếng Khoái “đù” càng hiện nên là nhân vật bí hiểm. Chiếc gạt tàn trên bàn đã đầy ắp tóp thuốc, nhưng Khoái vẫn miên man trong làn khói như để tỉnh táo và giấu giếm một phần đời không đáng nhớ.
Khoái bảo, giang hồ hiểm ác, cướp lại của những tên cướp không hề đơn giản. Muốn thắng phải là kẻ mạnh, phải liễu lĩnh, một sống mười chết. “Chơi với giang hồ, đao kiếm đi trước, lời nói theo sau”, và trong những trận tử chiến với giang hồ, Khoái luôn chửi thề giọng Huế: “Đù má”. Và biệt danh Khoái “đù” được ghép hoàn chỉnh cho một “thương hiệu” giết chóc.
Khoái “đù” vẫn nhớ như in những trận cướp bóc khi thâu tóm giang hồ phía Bắc. Những tướng cướp khét tiếng, lừng danh đất cảng như Thành “sến”, Quý “đầu lâu” ở Hà Nội đều nhanh chóng quy phục “núp” dưới chướng Khoái “đù”. Chỉ có Hậu “cốc” và Thông “sóc” Nam Định thì chưa tâm phục khẩu phục. Địa bàn hoạt động của 2 tướng giang hồ này kéo dài từ ga Nam Định đến đường 9 Nam Lào.
“Để diệt hai tên này, tôi phải dùng kỹ thuật tác chiến của dân biệt động. Cho người trinh sát nắm rõ địa bàn và đường đi nước bước của chúng. Sau đó cho quân ém lại những nơi hiểm yếu, vừa đánh du kích vừa đánh giáp mặt”. Trong những trận chém giết ấy, Khoái “đù” kinh nghiệm: “Đã không chém thì thôi, đã chém phải chém cụt chân lìa tay. Tuy nhiên, sau mỗi trận, đàn em mình bị thương tật cũng không ít”.
Xong trận thu phục Thông “sóc”, ở Lạng Sơn lại nổi lên tướng cướp cộm cán là Từ “thủ đô”. “Thằng này trước ở Đại học Y Hà Nội. Nó liều lĩnh, muốn làm những “quả” lớn nhanh giàu nên đám đàn em của nó đông lắm. Tôi phải tổ chức cho anh em dàn quân, diệt từng thằng một, đập từ đầu Lạng Sơn đến các huyện thị. Khi vào đến động Tam Thanh, tôi hất hàm bảo Từ: Anh lên đây xin chú 3 nghìn, nghe chú làm ăn tốt, anh lên thăm là chính, muốn xin ít quà về cho các em nó chơi”.
Từ “thủ đô” rất từ tốn mời Khoái “đù” ngồi uống bia. Bia vừa chạm cốc đã bay tới mặt Khoái. Nhanh như cắt, Khoái xoay người, cốc bia bay ra cửa động. Chiếc ghế Khoái ngồi được hất lên cao, Khoái “đù” tung người đá chiếc ghế vào người Từ. Từ choáng váng, đàn em bâu lại xốc lên rồi lao vào chém Khoái túi bụi. Tiếng dao kiếm chát chúa, khét lẹt, tiếng người la ó inh tai. Một lúc sau, hơn chục tên nằm rạp trên những vũng máu, Khoái ‘đù” bình thản nhấc ghế uống cạn cốc bia. Sau đó, cho đàn em nhét đầy một balo tiền rồi rút quân.
“Vua trốn tù”
Tuy là một tướng cướp khét tiếng nhưng không ít lần, Khoái “đù” phải ngậm ngùi tra tay vào còng. Khoái nhẩm tính: “Tôi không nhớ đích xác nhưng quản giáo bảo tôi ở tù hơn 17 năm với 41 lần trốn trại”.
tướng cướp Khoái đù rất giỏi võPhải cực giỏi võ, Khoái “đù” mới dám đi cướp của những tên cướp.
Từng là biệt động vượt ngục Mỹ – Ngụy, lại là tướng cướp khét tiếng tinh ranh nên 17 năm ở tù, Khoái “đù” đã dùng đủ mọi cách trốn trại, những cách ấy đúng là “rạch trời xuống đất”.
Khoái “đù” có thể cưa đứt cùm sắt chỉ bằng một sợi chỉ nhỏ. Hàng ngày, Khoái nhổ bọt xuống đất lăn sợi chỉ vào cát tạo ma sát. Cứ thế, mấy năm kéo cưa lừa xẻ, cưa đứt cả thanh sắt phi 16 lúc nào không hay. Hằng ngày, để tránh bị lộ, Khoái “đù” lấy ghét bám trên người bít vào vết cưa qua mắt quản giáo.
Có hôm mẹ ốm “vua trốn tù” lại mất tích nửa tháng rồi lù lù dẫn xác về xin cải tạo. Dăm bữa nửa tháng, Khoái “đù” lại biến mất. Giám thị tá hỏa, thì ra trong mỗi bữa cơm, Khoái đều lấy một nhúm muối đem về thả vào song sắt cho han gỉ rồi kéo cưa lừa xẻ.
“Cách trốn trại tôi không dám nói nhiều, nó khủng khiếp và ly kỳ hơn những gì anh tưởng. Còn nhiều chuyện hay nhưng khuya rồi, mai tôi kể tiếp”, Khoái “đù” dập điếu thuốc cháy dở, đặt mình xuống giường chợp mắt.
“Tôi còn khoét tường, ôm chăn chiên trườn qua hàng rào thép gai mà chạy. Cứ thế 41 lần trốn ra lại bị bắt. Ông Nguyễn Ba Tơ khi còn làm Giám thị trại giam Phú Sơn 4 (Cục V26) khi tiếp nhận tôi còn hỏi: Anh còn định trốn nữa không? Tôi trả lời: Dạ, còn tùy, vui thì ở, buồn thì trốn”.
Trần Hòa

Tướng cướp kể chuyện, Kỳ cuối: “Vua vàng” nghĩa hiệp

Dọc đường - 05/03/2018 12:26
Tướng cướp kể chuyện, Kỳ cuối: “Vua vàng” nghĩa hiệp
Ngày thứ 3 chuyện trò với Khoái “đù”, bí ẩn cuộc đời gã cứ dần được hé lộ. Trong con người gã đủ hình ảnh của một biệt động thành kiên gan chí bền, một tướng cướp khét tiếng, một võ sư siêu hạng, một bố già tàn độc, một thi sĩ đa tình, và giờ đây còn biết thêm gã là một tỷ phú vàng, một “vua vàng” nghĩa hiệp có một không hai.
tướng cướpKhoái “đù” còn nhớ các thế võ khi đến Thần Sa tìm vàng
Kịch chiến chức… bưởng
Đó là năm 1988, khi Khoái “đù” được trả tự do về với đười thường. Nghĩ cách làm giàu chân chính bằng chính mồ hôi công sức, Khoái tìm đến Thần Sa (Võ Nhai – Thái Nguyên) để tìm vận may.
“Năm Cam từng hai lần tìm tới tôi cầu cứu. Tôi khuyên Cam ra đầu thú, nhưng hắn không chịu nên phải trả giá. Hôm Cam bị tử hình, tôi có đến thắp hương. Đàn em của Nam Cam bảo: “Anh hai mà nghe lời anh thì không đến nỗi”. Tôi cũng chỉ biết vậy, chỉ mong những người như mình biết đâu là ánh sáng mà đi tới”.
Người giang hồ như Khoái “đù” đủ biết sự nguy hiểm ở các bãi vàng nổi tiếng như Thần Sa, Boong Xay, Na Rì… với những bưởng vàng khét tiếng độc ác, chuyên tìm cách hãm hiếp, ăn trên mồ hôi công sức của người khác.
Người viết bài này đã từng thâm nhập làm công nhân ở bãi vàng Thần Sa và được nghe những câu chuyện man rợ, dã man của bọn chủ bưởng. Chúng bắt công nhân hút thuốc phiện vừa để “trói” chân, vừa vắt kiệt sức của họ. Đứa nào kháng lệnh, bưởng cho người chôn sống trong hầm kín, ai tắt mắt ăn trộm cắp lập tức bị trói chân tay vào gốc cây cho hùm beo ăn thịt, cho kiến càng bâu cắn. Thậm chí, chúng còn nấu vàng đổ vào mắt cho mù và chặt chân tay để cảnh cáo.
Khoái “đù” và một người bạn năm 1991Khoái “đù” và một người bạn năm 1991
Vậy mà, Khoái “đù” vừa đến đã mạnh miệng: “Người nào làm được người ấy ăn. Đứa nào động vào tao, tao giết không tha”. Bọn bưởng nghe thế cho người cầm mã tấu ra hỏi tội. Chỉ chờ có thế, cái thân hình lùn tịt chưa đến mét rưỡi của Khoái tung người hạ từng tên một.
Một bưởng vàng tên Khoát, biệt danh “mặt choắt” cao trên mét bảy sải tay đấm Khoái. Khoái cúi xuống thốc cú đấm trúng bộ hạ tên bưởng cao lớn. Khoát đau đớn, quằn quại quy phục Khoái “đù”.
Cuộc chiến mới chỉ bắt đầu. Khoái “đù” ngày ngày đi khắp bãi vàng nghênh chiến các chủ bưởng. Không chỉ có mã tấu, cung tên, mà bọn bưởng ở đây còn có cả súng ống, mìn, lựu đạn nên không dễ để Khoái hạ.
Khoái đành “đánh úp”. Cho quân ém ở các cửa hang, chờ bọn bưởng mất cảnh giác là ập vào đánh cho tơi tả. Tiếng súng nổ, tiếng mìn rền vang cả một góc trời và phần chiến thắng luôn thuộc về Khoái.
Có đất đào vàng, lại sẵn chuyên ngành địa chất mà trước đây Khoái biết ở trường đại học. Khoái và gần 30 thuộc hạ ngày đêm đào bới. Có lần trúng đậm, chia cho anh em, Khoái còn thu về hàng chục cân vàng.
Thế nhưng, vàng nhiều gạo ít, có đợt vừa bị sốt rét lại đói khát, Khoái gầy như xác ve. Ba ngày mới ăn một bữa cơm, còn lại là húp cháo lấy sức mà đào. Quân số của Khoái tăng dần từ 30 đến 320, đợt cao điểm trên 500 quân.
Giang hồ Hải Phòng nghe tin Khoái “đù” trúng đậm thì kéo xuống cướp. Khoái nghênh chiến từ xa, không súng không đạn nhưng Khoái và thuộc hạ dàn quân đánh thục mạng, đập dập hai chân của tên cầm đầu. Khoái bắt đầu thiết lập “luật” mới ở bãi vàng này.
Ở bãi vàng, chuyện hãm hiếp đàn bà con gái xảy ra như cơm bữa. Thế nhưng, Khoái nghiêm cấm không cho thuộc hạ làm chuyện đó. “Tôi bảo, làm ăn phải đứng đắn, có vàng thì đào, đứa nào hiếp đáp gái nhà lành tao giết không tha”.
Thời kỳ ấy, không biết bao nhiêu chủ bưởng phải trả giá vì bị Khoái “đù” phát hiện chuyện hãm hiếp đàn bà. Chính vì thế, gái Thần Sa rất quý mến Khoái, nhiều cô đem lòng thầm yêu trộm nhớ nhưng Khoái không mảy may lợi dụng dù trong suy nghĩ.
Ngửi là biết có vàng
Chuyện Khoái “đù” chỉ ngửi không khí là biết có vàng hay không là có thật. Chính nhờ cái tài ấy mà mỏ vàng lớn ẩn nấp trong các dãy núi điệp trùng ở Thần Sa đều bị Khoái phát hiện.
Khoái “đù” bảo: “Ngoài ngửi, tôi còn xem cây cỏ quanh đó hoặc cảm nhận nhiệt độ cũng biết được. Bây giờ tôi đang làm cố vấn cho một công ty khai thác vàng ở Gia Lai và dậy cho rất nhiều kỹ sư biết cách tìm vàng”.
Nói đoạn, Khoái “đù” móc trong túi ra hai tờ giấy bọc kín mở ra bảo: “Đây là vàng Gia Lai, còn đây là vàng Campuchia, màu sắc và tuổi tác có khác nhau. Tuần tới tôi lại sang Campuchia “ngửi” xem chỗ nào có vàng”.
Nghe Khoái giải thích, mà tôi nghĩ gã mới chính là một kỹ sư siêu hạng. Bây giờ không còn là chủ bưởng, cũng không ham hố vàng bạc gì nữa nhưng dưới Khoái, có hàng trăm kỹ sư trẻ đang được Khoái dạy dỗ.
Khoái có khả năng ngửi để tìm vàngKhoái có khả năng ngửi để tìm vàng
Từng sở hữu hàng tấn vàng
Khoái tiết lộ: “Lúc giàu nhất, tôi có hàng tấn vàng. Nhưng mình không giữ được, đem phân phát hết. Sau mỗi đợt trúng đậm, tôi chia cho anh em lưng vốn mà phòng thân. Thời ấy, ở Thái nguyên ai mặc quần hộp, đội mũ cối, tay đeo SK thì đích thị là quân của Khoái “đù”. Năm 1991, trên 6 nghìn người ở bãi vàng làm ăn thất bại, tôi cho mỗi nhóm xuống đào 2 tiếng, họ cũng thu được hàng chục cây vàng mỗi giờ đào”.
“Tôi có một cái hang riêng để giữ vàng, hang rộng hàng chục mét mà đầy ứ vàng thì anh tính nhiều đến thế nào. Quân của tôi sướng lắm, họ được tôi cho cả xe máy, vàng lá và vô số tiền bạc về cho gia đình. Thế nhưng tôi nghiêm, thằng nào hút chích thì tôi cho sát muối đánh cho tóe máu rồi đuổi thẳng. Vì mình nghiêm nên không ai dám phạm luật, không ai dám làm dơ bẩn bãi vàng”.
Lòng thương cảm trong Khoái còn được thể hiện trong lần về Đồng Hỷ ăn chơi. Khoái gặp một cô gái tên Thu đã qua một đời chồng và có hai con. Thu nghèo khó, Khoái lại phải lòng người đàn bà ấy nên dang tay giúp đỡ. Họ nên vợ nên chồng và có một cô con gái chung với nhau đặt tên là Đoàn Ngọc Hảo. Hôm tôi gặp Khoái, cũng là ngày cô bé Hảo sinh được một bé trai bụ bẫm. Khoái “đù” chính thức thành ông ngoại.
Và chuyện ít người biết nhất, 13 năm trước có một cô gái xinh đẹp người Hà Nội nghe danh Khoái “đù” đã lặn lội lên Thái Nguyên xin con. Khoái giật mình nhưng rồi đồng ý và rồi lại sợ. Khoái bảo tôi: “Cô ấy sinh được một đứa con trai nhưng không cho nó biết cha nó là tướng cướp . Cô ấy bảo, sau này em chết mới cho nó biết để nó tìm anh”.
Sau bao nhiêu năm phiêu bạt, tứ chiếng giang hồ, giờ đây Khoái “đù” lại “cắm bản” ở mảnh đất Chùa Hang. Ngôi nhà hai tầng rưỡi cũ kỹ không được Khoái sửa sang tân trang lại. Khoái bảo: “Giờ tôi không còn gì. Như các cụ mình nói, được bạc thì sang, được vàng thì bại. Tôi không bại, nhưng tôi cho đi, cho đi là mất nhưng với tôi, cho đi là tích cho cái phúc của mình dày hơn”.
Kỷ niệm duy nhất của Khoái “đù” còn lại là hình xăm trên người. Một là con cá sấu, hai là con đại bàng cùng dòng thơ: Trợn mắt há mồm làm chi tớ?/Anh hùng tương ngộ sợ chi nhau?. Ngồi với Khoái “đù”, tôi hiểu ra nhiều điều, đâu là sáng, đâu là tối, đâu là sấp, đâu là ngửa như “sáu mặt” của viên xúc sắc cuộc đời.
Trần Hòa

Gã tướng cướp khét tiếng Thái Nguyên với biệt tài “ngửi” vàng độc nhất vô nhị



Vàng Gia Lai mà Khoái tìm được.
Những câu chuyện nhiều giờ liền đượm màu sắc giang hồ cùng thói tiêu vàng như giấy lộn của các bưởng vàng Thái Nguyên trước đây bao giờ cũng quy mối về cái tên Khoái “đù”.


Người đàn ông mang cái tên Khoái “đù” thay cho tên khai sinh là một gã giang hồ ra vào tù như đi chợ, rồi trở thành bưởng vàng khét tiếng ở khu vực Thần Sa (huyện Võ Nhai, Thái Nguyên) để rồi đoạn cuối đời trắng tay về sống ở ngôi nhà hai tầng cũ kỹ ở thị trấn Chùa Hang, huyện Đồng Hỷ.

Thâu tóm vùng vàng Thần Sa

Chứng minh thư của Khoái “đù” ghi họ tên đầy đủ là Đoàn Văn Khoái, sinh năm 1950, nguyên quán Hưng Đạo, TP.Huế, tỉnh Thừa Thiên-Huế; trú quán tại thị trấn Chùa Hang, huyện Đồng Hỷ, Thái Nguyên. Nhưng theo lời kể của nhân vật, ông tên thật là Đoàn Văn Tô, nguyên quán xã Phong Chương, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên-Huế. Cái tên lúc lọt lòng được cha mẹ đặt cho là Tô đã được đổi thành Khoái khi có một thầy phong thủy đến nhà  phán rằng “đó là cái tên khiến thằng bé làm nhiều chuyện động trời, long đong, lận đận”. Còn chữ lót phía sau tên Khoái là do hồi trẻ gần như mở mồm ra là gã văng tục chửi bậy.

Thay tên nhưng tướng mạo không đổi, vận cũng không rời người đàn ông thấp đậm chỉ chừng 1m50 này. Mới trên 60 tuổi nhưng Khoái “đù” đã hơn nửa đời ra tù vào trại như đi chợ, rồi lang bạt thành bưởng trưởng ở vùng vàng Thần Sa khét tiếng. Nhắc lại chuyện đổi tên, Khoái “đù” thở dài: “Đời sắp đặt là không trật được. Tôi từng tham gia biệt động thành ở Huế, rồi được cử ra Bắc học tập, đi làm công nhân nhưng rồi vẫn rẽ vào đường tù tội”.

Chính thức dấn thân vào con đường tù tội, không nơi nào dám nhận Khoái nữa. Khoái bơ vơ rồi trở thành tướng cướp, Khoái chuyên đi cướp lại của những tướng cướp khét tiếng khác. Vì thế, cuối những năm 70, đầu những năm 80 thế kỷ trước Khoái “đù” nổi danh ở vai trò là một gã trộm, cướp. Đến năm 1988, Khoái “đù” được trả tự do về với đời thường và quyết đổi nghề, cái “nghề” làm nên danh tiếng của gã đến tận ngày nay: Bưởng vàng.

Người giang hồ như Khoái “đù” đủ biết sự nguy hiểm ở các bãi vàng nổi tiếng như Thần Sa, Boong Xay, Na Rì… với những bưởng vàng khét tiếng độc ác, chuyên tìm cách hãm hiếp, ăn trên mồ hôi công sức của người khác.

Những câu chuyện về các bưởng vàng ở Bản Ná (Thần Sa) tranh giành lãnh thổ, cướp bóc lẫn nhau, xử lý đàn em trộm vàng mới nghe đã rợn người. Mấy năm trước, một Cty được giao khai thác tận thu vàng cám ở khu vực Bản Ná khi đào xuống vẫn thi thoảng gặp những thanh trụ đỡ hầm lẫn xương người trong đất. Vậy mà, năm đó Khoái “đù” chân ướt chân ráo đến Thần Sa đã mạnh miệng: “Người nào làm được người ấy ăn. Đứa nào động vào tao, tao giết”. Bưởng khác nghe thế cho người cầm mã tấu ra hỏi tội. Chỉ chờ có thế, một thân võ nghệ của Khoái “đù” tu luyện từ năm 12 tuổi được dịp tung hoành. Lần lượt các bưởng có ý định đao kiếm với nhóm của Khoái “đù” đều bị dẹp gọn.

Cuộc chiến mới chỉ bắt đầu. Khoái “đù” ngày ngày đi khắp bãi vàng nghênh chiến các chủ bưởng. Không chỉ có mã tấu, cung tên, mà bọn bưởng ở đây còn có cả súng ống, mìn, lựu đạn nên không dễ để Khoái hạ. Khoái đành đánh úp. Cho quân ém ở các cửa hang, chờ bọn bưởng mất cảnh giác là ập vào đánh cho tơi tả. Tiếng súng nổ, tiếng mìn rền vang cả một góc trời và phần chiến thắng luôn thuộc về Khoái.

Đàn em về quy phục dưới trướng Khoái “đù” ngày càng tăng, một là vì Khoái võ nghệ đầy mình không sợ bưởng nào, hai là Khoái có tài “ngửi” mạch vàng và ăn chia sòng phẳng. Có miếng ăn, phu vàng ùn ùn về phục vụ trong đội của Khoái. Quân số của Khoái tăng dần từ 30 đến 320, đợt cao điểm trên 500 quân.

Có đận, giang hồ Hải Phòng nghe tin Khoái “đù” trúng đậm thì kéo xuống cướp. Khoái nghênh chiến từ xa, không súng không đạn nhưng Khoái và thuộc hạ dàn quân đánh thục mạng, đập giập hai chân của tên cầm đầu. Khoái bắt đầu thiết lập “luật” mới ở bãi vàng này. Ở bãi vàng, chuyện hãm hiếp đàn bà con gái xảy ra như cơm bữa. Thế nhưng, Khoái nghiêm cấm không cho thuộc hạ làm chuyện đó. Thời kỳ ấy, nhiều chủ bưởng phải trả giá vì bị Khoái “đù” phát hiện chuyện hãm hiếp đàn bà.

Khoái “đù” còn nhớ các thế võ khi đến Thần Sa tìm vàng.

“Ngửi” được mạch vàng

Chuyện Khoái “đù” đánh đông dẹp bắc thu phục toàn bộ khu đào vàng thổ phỉ ở Thần Sa những năm 80 đã được nhiều người từng đi đào vàng thời gian đó kể lại. Trong câu chuyện chỉ có khác biệt về con số những bưởng trưởng bị khuất phục dưới tay Khoái. Ngồi tiếp chuyện với chúng tôi tại nhà riêng tại Chùa Hang, Đồng Hỷ, người đàn ông thấp đậm hai tay xăm trổ vằn vện cũng thường lớn tiếng hơn khi kể đến những đoạn chinh chiến với các bưởng khác. Thi thoảng, gã lại đứng dậy diễn lại những thế võ từng được tung ra để đè bẹp ý chí của đối thủ.

Còn chuyện Khoái “đù” chỉ ngửi đất là biết có vàng hay không, nghĩ đi nghĩ lại cũng thấy có cơ sở. Bởi nhiều người dân Thái Nguyên khi đó còn nhớ gã bưởng trưởng đi ăn sáng trả bằng vàng. Có lần đi ăn phở ở phố Chó (nay là phố Phủ Liễn, TP.Thái Nguyên), Khoái móc cái túi vải nhỏ đeo lủng lẳng trước ngực lấy ra một mảnh vàng bé xíu dúi vào tay chủ quán bảo: “Khỏi trả lại”. Cái miếng kim loại lóng lánh đó giá trị bằng vài chục bát phở khi đó.
Nhờ tài “ngửi vàng” đó mà những mạch vàng ẩn nấp trong các dãy núi điệp trùng ở Thần Sa đều bị Khoái phát hiện. Khoái bảo: “Ngoài ngửi, tôi còn xem cây cỏ quanh đó hoặc cảm nhận nhiệt độ cũng biết được. Trước đây, khi được cử ra Bắc học tập, tôi đã học ngành địa chất trường ĐH Bách khoa nên những kiến thức cơ bản tôi khá rành”.

Thời còn làm “vua” ở bãi vàng Thần Sa, Khoái “đù” gần như trở thành một “chiếc máy” dò vàng siêu chuẩn. Chỉ cần ngửi không khí và xem màu cây cỏ xung quanh là Khoái có thể đánh giá chuẩn xác trữ lượng vàng dưới lòng đất. Khoái chỉ đâu, đi ngách nào đàn em cứ thế mà làm. Những thùng đất chuyển lên sau khi sàng qua, sàng lại bao giờ cũng cho kết quả khả quan. Cái tài của Khoái không chỉ biết được điểm đào hầm mà còn tường được mạch của vàng chạy hướng nào. Mỗi khi thấy quân của Khoái đào ở đâu, các bưởng khác lại thèm thuồng lân la nhưng không dám bén mảng. Chỉ khi đội phu vàng của Khoái “đù” rút đi, những đám khác mới đến mót lấy ít sái.

Khoái tiết lộ: “Lúc giàu nhất, tôi có hàng tấn vàng. Nhưng mình không giữ được, đem phân phát hết. Sau mỗi đợt trúng đậm, tôi chia cho anh em lưng vốn mà phòng thân”. Thời ấy, ở Thái Nguyên ai mặc quần hộp, đội mũ cối, tay đeo SK thì đích thị là quân của Khoái “đù”. Nhớ lại lúc huy hoàng, Khoái “đù” cao hứng: “Tôi có một cái hang riêng để giữ vàng. Quân của tôi sướng lắm, họ được tôi cho cả xe máy, vàng lá và vô số tiền bạc về cho gia đình. Thế nhưng tôi nghiêm, thằng nào hút chích thì tôi cho xát muối đánh cho tóe máu rồi đuổi thẳng”.

Cái tài “ngửi” mạch vàng của Khoái “đù” sau này còn được một số doanh nghiệp khai khoáng đến để nhờ vả. Sau khi gác kiếm, Khoái đã vào tận Gia Lai làm tư vấn cho một Cty khai thác vàng, truyền đạt lại kinh nghiệm cho các kỹ sư của Cty biết cách tìm vàng. Tạm dừng câu chuyện, Khoái đứng dậy mở tủ lấy cho chúng tôi xem hai tờ giấy bọc hai miếng kim loại màu vàng. Khoái chỉ: “Đây là vàng Gia Lai, còn đây là vàng Campuchia. Màu sắc và tuổi tác cũng khác nhau. Có thời gian, tôi lại đi Campuchia giúp người ta ngửi vàng”.

Nhưng hai miếng vàng tin hin đấy cũng là những tài sản cuối cùng của người đàn ông từng vác cả bao tải vàng. Ông giữ như những kỷ niệm cho cuộc đời “bạc vì vàng” của mình. Sau bao nhiêu năm phiêu bạt, tứ chiếng giang hồ, giờ đây Khoái “đù” trở về “cắm bản” ở mảnh đất Chùa Hang. Ngôi nhà hai tầng rưỡi cũ kỹ bao năm không được Khoái sửa sang tân trang lại, bởi một lẽ rất đơn giản: Không có tiền. Của nả trôi theo những chuyến ăn chơi, cờ bạc của hai vợ chồng Khoái. Đến lúc người vợ phải vào tù, Khoái bắt đầu lại ở tuổi lục tuần với nghề mới: Xe ôm. Chốt câu chuyện, Khoái bảo: “Giờ tôi không còn gì. Như các cụ mình nói, được bạc thì sang, được vàng thì bại. Tôi cho đi, tôi không bại, cho đi là mất nhưng với tôi, cho đi là tích cho cái phúc của mình dày hơn”. Gã giang hồ như từng trải qua mấy cuộc đời, bỗng trầm hẳn sau lời tâm sự, có lẽ giờ này Khoái “đù” chỉ mong kéo dài được cuộc sống phẳng lặng như bao người bình thường khác.
Minh Phong - Trần Hòa


Từ tỷ phú tiêu tiền như nước đến tay trắng cuối đời




Thứ 6, 28/12/2012 | 00:02



Làm bá chủ các bãi vàng, có những thời điểm Khoái "đù" giàu đến mức đi mua cái gì cũng trả bằng... vàng. Nhưng rồi, hàng tấn vàng đã bị hai vợ chồng nướng hết trong và ngoài nước.

Cho đến bây giờ, ở cái tuổi gần 60, tướng cướp tỷ phú nổi danh một thời phải chạy xe ôm, bốc vác thuê nuôi ba đứa con và vợ ở trong tù.
Tỷ phú chỉ thích mua hàng bằng... vàng!
Thời gian này, Cà Ná và Boong Xay tồn tại như một thế giới riêng với những thứ luật rừng man rợ. Người ta còn đồn đại những chuyện kiểu như bắt người chôn sống dưới hầm, bịt mắt, bịt mồm những kẻ ăn trộm vàng của chủ bưởng rồi trói vào gốc cây trong rừng cho hùm beo ăn thịt.
Khoái "đù" giờ chỉ là một người đàn ông vất vả với nghề xe ôm.
Những ông trùm bãi vàng ép người làm phải dùng thuốc phiện, ma túy để lấy hưng phấn làm việc... Nhưng vốn bản lĩnh của mình, Khoái "đù" dần dần khuất phục được các đại ca chủ bưởng khác, trở thành một ông vua không ngai ở các bãi vàng này.
Khoảng từ năm 1989 đến 1992 là đỉnh cao về sự giàu có của Khoái "đù". Khoái trở thành kẻ hào phóng nổi tiếng với tính cách đặc biệt, thích thanh toán mọi thứ bằng vàng hơn bằng tiền!. Đi mua cái gì cũng tính ra vàng để trả, vì thế, trong túi Khoái luôn có cả xấp vàng lá.
Hôm sinh nhật lần thứ hai của con gái mình, Khoái "đù" mua 40 con lợn và cả ngàn chai rượu ngoại đem vào thung lũng Cà Ná và Boong Xay chiêu đãi hàng ngàn cư dân đào vàng suốt mấy ngày liền. Rồi những kiểu ăn chơi khác người của gã được giới giang hồ thêu dệt nên như những huyền thoại.
Đi du lịch Khoái thuê luôn cả khách sạn. Rạp chiếu phim bao giờ cũng chỉ có mỗi mình Khoái ngồi xem, vì gã đã mua hết vé của rạp. Khoái thường xuyên thuê hẳn đoàn kịch vào Thần Sa diễn cho anh em đào vàng và dân chúng xem. Thậm chí, gã còn đánh ô tô lớn xuống Hà Nội chở hẳn đoàn gái bán hoa lên phục vụ đám đào vàng trong suốt cả tháng trời!
Mặc dù đã giàu nứt đố đổ vách, song Khoái "đù" vẫn say sưa với những cuộc đào bới trong lòng đất. Càng trúng nhiều vàng, Khoái "đù" càng đầu tư nhiều máy móc, nhân lực và khai thác với quy mô lớn. Công việc khai thác được chia thành từng ca. Mỗi ngày 4 ca, mỗi ca 300 lao động làm việc. Thời kỳ trúng vàng, mỗi ca được cả trăm cây. Khối lượng vàng mà đội quân Khoái khai quật từ lòng đất Thần Sa có thể tính hàng tấn. Vàng nhiều đến mức có lúc Khoái không cần lấy nữa mà chia đều cho anh em.
Khi thứ kim loại quý này ở Boong Xay và Cà Ná đã cạn kiệt thì Khoái lại cùng đàn em khuân máy móc lên phía Bắc tỉnh Bắc Thái, nay tách ra thành tỉnh Bắc Kạn. Những mỏ vàng nổi danh lừng lẫy như Na Mu (Ngân Sơn), Khau Âu (Chợ Mới) và Na Rì, được giới giang hồ biết đến đều do bàn tay và con mắt của Khoái đánh thức. Giới giang hồ cảm phục Khoái vì Khoái có tài nhìn đất biết có vàng. Những bãi vàng Khoái đi qua đều để lại tiếng vang một đại ca được giới giang hồ nể nhất, sợ nhất và học tập nhiều nhất.
Có một điều đặc biệt trong con người Khoái, ấy là sự rộng rãi mang màu sắc rất giang hồ. Khi giàu có, Khoái không tiếc tiền, vàng chia cho người nghèo. Sau mỗi đợt khai thác, Khoái đều cho anh em làm thuê lưng vốn, đủ xây một cái nhà khang trang ở quê, mua cho mỗi người một chiếc xe máy xịn.
Gia tài còn lại duy nhất của tỷ phú chỉ tiêu vàng một thời là ngôi nhà Khoái “đù” đang ở.
Người dân Thái Nguyên hồi đó nhìn thấy người nào đầu đội mũ cối Tầu (1 chỉ vàng), chân đi dép đúc (1 chỉ), mặc quần áo hộp (1 chỉ), đeo đồng hồ SK (1 chỉ), đi xe Dreem Thái (10 cây)... đích thị là đàn em của Khoái. Anh em, họ hàng đều được Khoái cho nhà ở thành phố và ô tô đắt tiền. Khoái bỏ tiền xây một ngôi nhà cao tầng khang trang giữa thị trấn, bỏ kinh phí để chữa bệnh giúp người nghèo.
Cảm động với sự hoàn lương kỳ lạ của Khoái mà nhạc sĩ Phú Ân, người tình cờ gặp Khoái khi đi thực tế ở bãi vàng, đã sáng tác hai bài hát về cuộc đời Khoái "đù” là "Boong Xay thung lũng bình yên" và "Xa mẹ”. Bài hát Xa mẹ có đoạn rất cảm động đã được nghệ sĩ Lê Dung và nghệ sĩ Minh Châu thể hiện: "Đã lâu rồi con rời quê mẹ/ Đã lâu rồi con rong ruổi đường xa/ Nước sông Hương giờ còn trong hay đục/ Núi Ngự Bình còn soi bóng ngày qua/ Con ra đi lòng mang bao nỗi nhớ/ Huế cứ mưa hoài mưa mãi trong con".
Sau bao năm lang bạt, Khoái "đù" khi giàu có mới tìm về thăm mẹ. Việc xây cho người mẹ già căn nhà tử tế được coi và một việc có ý nghĩa nhất trong quãng đời tỉ phú của Khoái. Nhưng hình như bà không thấy hạnh phúc nhiều vì điều đó.
Của thiên trả địa
Dù lang bạt giang hồ nhưng trong Khoái vẫn còn một số nét tính cách đa cảm của người Huế nên cứ mỗi lần gặp đàn bà là Khoái "đầu hàng" vô điều kiện. Một đêm Khoái trở lại Boong Xay sau một tháng nằm hầm ở Cà Ná, trên con đường mòn đá hộc lởm chởm dẫn vào bãi vàng, gã phát hiện thấy một bóng người đi ra với bộ dạng lén lút.
Khoái nghĩ chắc là một kẻ trúng mánh nên giấu chủ bưởng ôm vàng lẩn trốn. Bóng người vừa tới gần, Khoái từ trong bụi cây lao ra quật mạnh xuống đất. Nhưng đó lại là một người đàn bà. Người đàn bà van xin gã tha chết. Chị ta ở thị trấn Chùa Hang, huyện Đồng Hỷ, nghèo quá phải lên đây làm thuê kiếm tiền nuôi hai con nhỏ.
Chị ta đã lấy trộm được hơn cây vàng của chủ bưởng và đợi đến đêm trốn về mua thuốc thang, gạo nước cho con. Nghe vậy, Khoái dúi thêm vào tay chị ta một nắm vàng cám. Một thời gian sau, người ta thấy Khoái "đù” lấy vợ, vợ gã chính là người đàn bà gã gặp trong đêm giữa rừng. Người đàn bà đó là Nguyễn Xuân Thu, từng có hai đời chồng nhưng vẫn một mình nuôi hai đứa con nhỏ tuổi.
Từ giữa thập kỷ 90 của thế kỷ trước, lượng vàng ở Thần Sa và Na Rì cạn kiệt, hơn nữa, chính quyền quản lý chặt nên đám giang hồ như Khoái không còn đất làm ăn nữa. Đàn em của Khoái dạt cả vào những bãi vàng trong Nam hoặc lênh đênh trên những con thuyền đãi vàng sa khoáng ngược lên phía thượng nguồn sông Đà. Không còn sức khỏe để tiếp tục với "đời chuột chũi" trong các hầm vàng, Khoái về Đồng Hỷ nằm dài trên đống vàng ròng ăn tiêu, hưởng thụ cuộc đời. Chính những tháng ngày nằm dài ăn chơi đã lại đẩy Khoái trở về con đường lầm lạc.
Vợ gã, người đàn bà lớn lên trong nghèo khó, nhưng nay tiêu tiền triệu, tiền tỷ. Các loại quần áo thời trang, mỹ phẩm đắt nhất thế giới được Thu đắp lên mình. Các sới bạc ở miền Bắc giàu lên nhờ máu cờ bạc của Thu và bọn đàn em điếu đóm theo chân. Cái máu cờ bạc của Thu nhiễm vào người Khoái tự bao giờ.
Khoái “đù” tặng tiền cho một tổ chức nhân đạo hồi còn giàu có.
Ngày này qua ngày khác, vợ chồng Khoái thay nhau thức bên chiếu bạc. Những ngày cuối tuần, vợ chồng Khoái đánh cả ô tô chở đầy tiền trong cốp xuống Hải Phòng, Hà Nội "đốt" cho thỏa chí. Thậm chí, cuối tháng vợ chồng gã lại ôm tiền đáp máy bay sang các sới bạc nổi tiếng thế giới ở Hồng Kông, Ma Cao. Cả tấn vàng rồi cũng hết veo sau những trận đánh "nổi lửa" mà phần thua bao giờ cũng thuộc về phía Khoái.
Đang nằm lỳ trong các sới bạc ở Sài Gòn, Khoái nghe tin sét đánh: Thu bị bắt vì tội tàng trữ ma túy. Trở về nhà, nhìn ngang, ngó dọc Khoái chỉ thấy căn nhà trống hoác, còn bò rưỡi gạo trong chum và 3 đứa con đang tuổi ăn tuổi học. Thu bị kết án 8 năm tù.
Có thể nói, cuộc đời của Khoái "đù” có quá nhiều thăng trầm: Từ anh lính biệt động thành công nhân, tù nhân rồi giang hồ, thành tỷ phú, rồi cuối cùng trắng tay. Tỷ phú từng giàu nhất đất Bắc Thái giờ đây phải chạy xe ôm ở thị trấn Chùa Hang, bốc vác thuê kiếm từng đồng bạc lẻ để sống, nuôi vợ trong tù, nuôi ba đứa con nhỏ.
Khi tôi trở về Hà Nội được vài ngày thì nhận được tin của một cậu bạn hay chuyện ở Thái Nguyên: Khoái đã bán chiếc xe ôm tàn tạ, tài sản giá trị duy nhất của gia đình Khoái để có miếng ăn cho đàn con. Không biết giờ đây Khoái phải làm gì để sống.
Có một điều mà đến bây giờ, khi đã ở cái tuổi gần 60, Khoái mới nhận ra bi kịch cuộc đời của những kẻ trót sa chân vào giới giang hồ: "Đoạn cuối cuộc đời của một giang hồ bao giờ cũng là bi kịch nếu không sớm tỉnh ngộ để tìm ra lối thoát".
Dương Thụy Bình

Cuộc đời kỳ lạ của trùm giang hồ từng sở hữu hàng tấn vàng

Mặc dù đã rửa tay gác kiếm hàng chục năm, nhưng với những người lớn tuổi, đặc biệt là trong giới giang hồ, cái tên Khoái "đù" vẫn là nỗi khiếp sợ.

Lời phán định mệnh
Trước khi trở thành trùm giang hồ khét tiếng, cái tên Khoái “đù” từng là nỗi khiếp sợ với quân địch. Khoái “đù” từng lập nhiều chiến công, tiêu diệt nhiều tàu chiến trên sông của địch.
Ở thị trấn Chùa Hang (huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên), khi hỏi đến cái tên Khoái “đù” thì không một ai là không biết. Câu chuyện về trùm giang hồ nổi tiếng với những vụ cướp táo tợn, hành sự không ghê tay và sở hữu khối tài sản lên đến cả tấn vàng vẫn được nhiều người rỉ tai nhau, mỗi khi có ai hỏi đến. Tuy đã rửa tay gác kiếm từ lâu, nhưng quá khứ bất hảo của Khoái “đù” khiến cho người dân nơi đây vẫn còn chút e dè. Phải khó khăn lắm, chúng tôi mới nhờ được một người dẫn đến căn nhà nơi Khoái “đù” đang sinh sống.

Khoái "đù" thời trẻ.
Căn nhà 2 tầng mái tum cũ kỹ nằm ngay mặt đường, cách trung tâm thị trấn chùa hang chừng 1 cây số. Thật khó có thể tin được nơi đây lại là nơi ẩn cư trong những ngày cuối đời của gã giang hồ, từng sở hữu khối tài sản khổng lồ. Mất một lúc lâu sau khi gõ cửa, một người đàn ông cao chừng 1m50, da sạm đen, đôi mắt sắc lạnh mới ra tiếp chuyện.
Không giống với những tay anh chị khác thường “khép mình” mỗi khi có báo chí đến thăm, Khoái “đù” lại tỏ ra rất hào hứng. Để có thể kể hết câu chuyện về cuộc đời mình, Khoái “đù” mời chúng tôi vào quán cà phê ngay sát cạnh bên. Trong cơn gió se lạnh những ngày đầu đông, Khoái “đù” nhấp ngụm cà phê, mồi thuốc, kéo một hơi dài, thả làn khói nồng đặc lên không trung rồi bắt đầu kể.
Khoái “đù” tên thật là Đoàn Văn Tô (SN 1948) trong một gia đình nông dân nghèo có 7 anh chị em tại xã Phong Chương (huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên - Huế). Tên Tô được bố mẹ đặt cho Khoái “đù” với ước mong cuộc đời Khoái “đù” sau này sẽ thật sung sướng. Cái tên Tô được đổi thành Khoái, bắt nguồn từ lời phán của một người thầy bói.
Vào một buổi chiều, khi thấy Khoái “đù” đang chơi cùng các anh chị em trong nhà, một người đàn ông tự xưng là thầy bói chạy đến nhìn mặt, hỏi tên rồi phán với bố mẹ Khoái “đù” rằng: “Thằng này có tướng làm những chuyện động trời, nhưng số phận thì long đong, cuộc đời sẽ nhiều lần vào tù, ra tội”. Nửa tin, nửa ngờ, lại sợ con sau này phải khổ nên bố mẹ đổi tên Tô thành Khoái.
Những chiến công vang dội
Mặc dù đã đổi tên nhưng nghèo khổ vẫn đeo bám Khoái “đù” ngay từ những ngày đầu đời. Sống trong cảnh nước mất nhà tan nên 10 tuổi Khoái “đù” đã bỏ học, thỉnh thoảng bỏ nhà trốn lên rừng, đi theo bộ đội để làm liên lạc. Trong số đám bạn cùng trang lứa, Khoái “đù” nhỏ con nhất. Vì nhỏ con nên Khoái “đù” thường hay bị bạn bè bắt nạt và rồi đây là dấu mốc đưa Khoái “đù” đến cuộc đời võ nghệ.

Căn nhà nơi Khoái “đù” sinh sống.
Suốt những năm tháng sau đó, Khoái “đù” lang thang hết các lò luyện võ để học, hết thầy này đến thầy khác để rồi cuối cùng Khoái “đù” theo chân võ sư Võ Thành Quá (một võ sư nổi tiếng thời bấy giờ) để học hỏi hết các thế võ liên hoàn tổng hợp.
Dường như số phận bắt Khoái “đù” sinh ra là để làm võ sĩ, nên chỉ một thời gian ngắn Khoái “đù” đã thuần thục hết các thế võ mà thầy truyền dạy. Sau khoảng thời gian ôn luyện, Khoái “đù” lần lượt thách đấu và hạ đo ván các sư huynh đi trước bằng những quái chiêu hiểm ác, tiếng tăm của Khoái “đù” cũng nổi tiếng khắp làng võ.
Cũng vì nổi tiếng, cộng thêm bản tính lanh lẹ, thông minh, 12 tuổi, Khoái “đù” đi theo cách mạng, làm nhiệm vụ liên lạc viên cho các chiến sĩ tàu Không Số rồi sau này chính thức vào biệt động thành, thuộc đơn vị C125, quân khu Trị Thiên. Khi mới 13 tuổi, Khoái “đù” đã là khắc tinh, là nỗi kinh hoàng của địch. Đến năm 14 tuổi, Khoái “đù” lập chiến công đầu tiên, khi một mình bơi ra giữa sông, gài mìn, đánh chìm tàu chiến của địch trên sông.
“Hồi đó, cấp trên giao nhiệm vụ bằng mọi giá phải đánh chìm tàu chiến của địch nhưng không ai dám đứng lên nhận nhiệm vụ, cuối cùng tôi đánh liều giơ tay. Mới đầu nhìn thân hình tôi ốm yếu, còm nhom nên cấp trên còn phân vân nhưng khi thấy tôi quyết tâm, cấp trên cũng đồng ý”, Khoái “đù” nhớ lại chiến công đầu tiên của mình khi vào biệt động thành. Sau chiến công đó, tiếng tăm của anh lính Khoái “đù” ngày càng nổi như cồn. Nhiều đồng đội trong đơn vị noi gương Khoái “đù” hạ quyết tâm tiêu diệt địch.

Khoái “đù” trò chuyện với PV.
Cuộc trò chuyện thỉnh thoảng lại bị gián đoán bởi những câu nói đầy tự hào của Khoái “đù”: “Tôi là một người lính biệt động, tôi là người của cách mạng”. Kể từ chiến công đó, cách hạ tàu chiến của địch vừa thông minh lại vừa đơn giản của Khoái “đù” được nhiều đồng đội áp dụng. Theo đó, mìn được gắn vào rễ bèo tây, thả ngược dòng nước, chỉ cần tàu đến gần là bấm nút cho nổ tan tàu chiến. Với cách làm thông minh đó, Khoái “đù” và đồng đội đã thực hiện thành công việc đánh đắm hàng chục tàu chiến và tiêu diệt không biết bao nhiêu tên địch.
Mối tình đẹp với o du kích
Không chỉ lập được nhiều chiến công vang dội, Khoái “đù” còn tỏ ra là một người nghĩa hiệp. Một lần, tên Đồn trưởng đồn Tân Hương khét tiếng độc ác giở trò trêu ghẹo một nữ sinh trường Đồng Khánh. Chàng trai 16 tuổi không kìm được tức giận, đã ra tay đấm rụng năm chiếc răng và dùng dao chặt đứt cánh tay phải của hắn để cảnh cáo. Cô nữ sinh trường Đồng Khánh đó là o Hoa. Ngay hôm đó, Khoái “đù” bị cảnh sát Nguỵ truy lùng ráo riết. Nhiều lúc Khoái “đù” phải ẩn nấp dưới lớp bèo tây trôi dưới sông để lẩn trốn quân thù.
Sau câu chuyện “Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga”, ân nghĩa mà o Hoa dành cho Khoái “đù” mỗi ngày một lớn rồi thành tình yêu. Họ yêu nhau dưới mưa bom, bão đạn của kẻ thù. Thời kỳ đó, o Hoa ngoài việc học còn là một nữ giao liên du kích cho cách mạng. Thế nhưng, trước cảnh nước nhà còn đang lâm nguy, tình yêu của họ chỉ có thể dừng lại ở những ước mơ và hẹn ước mai sau. Khoái “đù” chia sẻ: “Mối tình đầu ấy đẹp lắm cháu à. Đến bây giờ tôi vẫn nhớ như in khuôn mặt rạng ngời, đẹp đẽ của người mình yêu”.
Yêu nhau chưa được bao lâu, trong một trận rải bom, o Hoa đã hy sinh anh dũng trên mảnh đất quê hương, Khoái “đù” nghe tin dữ, con tim như vỡ tan. Trong lễ truy điệu người yêu, Khoái “đù” đọc bài thơ do chính mình viết ra: “Tôi là người chiến sĩ giải phóng quân/Vượt núi băng sông, xuyên rừng, lội suối/Còn trẻ lắm, năm nay mới 16 trăng tròn/Hò hẹn biết bao xuân/Có những ngày thiếu áo hành quân/Thiếu từng viên thuốc đắng/Có những ngày tôi đi trong nắng/Chân không giày đầu đội cả trời mây”. Bài thơ tiễn biệt người yêu của Khoái “đù” sau này được đọc rất nhiều trên Đài phát thanh tỉnh Thừa Thiên - Huế.
Thủa ấy, mối tình chàng lính biệt động Khoái “đù” và o du kích Hoa đã trở thành hình mẫu thời chiến của biết bao nhiêu lớp trẻ giữa khói lửa Bình Trị Thiên. Và rồi bài thơ của Khoái “đù” trở thành bài ca trữ tình cảm động, mà rất nhiều thanh niên đã học thuộc.  Người yêu nằm xuống giữa bom đạn, Khoái “đù” gạt nước mắt, bỏ lại sau lưng những kỷ niệm đẹp của tuổi trẻ, cống hiến sức lực chiến đấu bên những người lính biệt động.
Một người lính dũng cảm như Khoái “đù” tại sao lại trở thành một tướng cướp? Nguyên cớ nào đã đưa ông sa ngã vào con đường tội lỗi ấy?
Theo Công lý xã hội

Đại ca đất thép tiêu hết cả tấn vàng như thế nào?

(VTC News) - Những ngày cuối tuần, vợ chồng Khoái đánh cả ô tô chở đầy tiền trong cốp xuống Hải Phòng, Hà Nội "đốt" cho thỏa chí.
Đại ca Đoàn Văn Khoái bây giờ 
Đại ca Đoàn Văn Khoái bây giờ 

Kỳ 4 (kỳ cuối): Đốt cả tấn vàng

Khoảng thời gian từ năm 1989 đến 1992 là đỉnh cao về sự giàu có của đại ca giang hồ Đoàn Văn Khoái, tức Khoái Đù. Khoái trở thành kẻ hào phóng nổi tiếng. Khoái thích thanh toán mọi thứ bằng vàng hơn bằng tiền. Đi mua cái gì cũng tính ra vàng để trả, vì thế, trong túi Khoái luôn có cả xấp vàng lá hoặc vàng cám.

Hôm sinh nhật lần thứ 2 của con gái mình, Khoái Đù mua 40 con lợn và cả ngàn chai rượu ngoại đem vào thung lũng Cà Ná và Boong Xay chiêu đãi 3.000 cư dân đào vàng suốt mấy ngày liền.

Rồi những kiểu ăn chơi khác người của anh ta được giới giang hồ thêu dệt như những huyền thoại. Đi du lịch Khoái thuê luôn cả khách sạn. Rạp chiếu phim bao giờ cũng chỉ có mỗi mình Khoái ngồi xem, vì anh ta đã mua hết vé của rạp.

Chuyện Đoàn Văn Khoái thường xuyên thuê hẳn đoàn kịch vào Thần Sa diễn cho anh em đào vàng và dân chúng xem thì nhiều người kể. Thậm chí, người ta còn đồn rằng, Khoái cho đàn em đánh ô tô lớn xuống Hà Nội thuê hẳn đoàn gái bán hoa lên phục vụ đám đào vàng trong suốt cả tháng trời.

Mặc dù đã giàu nứt đố đổ vách, song Khoái Đù vẫn say sưa với những cuộc đào bới trong lòng đất. Càng trúng nhiều vàng, Khoái Đù càng đầu tư nhiều máy móc, nhân lực và khai thác với quy mô lớn.

Công việc khai thác được chia thành từng ca. Mỗi ngày 4 ca, mỗi ca 300 lao động làm việc. Thời kỳ trúng vàng, mỗi ca được cả trăm cây vàng.

Khối lượng vàng mà đội quân Khoái khai quật từ lòng đất Thần Sa có thể tính bằng tấn. Có thời điểm vàng nhiều đến mức có lúc Khoái không cần lấy nữa mà chia đều cho anh em.
Ông Khoái thể hiện một thế võ 
Ông Khoái thể hiện một thế võ 

Tuy làm vàng, song Khoái không tham vàng mà đẩy tính mạng anh em vào chỗ hiểm nguy.

Một lần, hầm vàng của Khoái có vết nứt, Khoái bắt anh em lên, không đào nữa. Vàng quá nhiều, anh em tiếc rẻ nên cứ chui xuống đào bới. Khoái lấy súng AK bắn cày mặt hầm. Nể Khoái, anh em kéo lên cả.

Từ hôm đó Khoái và Tuấn Kiếm thay nhau ôm súng ngồi trên miệng hầm trông chừng, y rằng hai ngày sau hầm sập.

Hầm cạnh của Sơn Đại Ca có vết nứt, Khoái đã cảnh báo, song vì tham nên gã không nghe, cứ bắt đàn em xuống đào. Hôm sau hầm sập, 10 người bị chôn sống.

Khi thứ kim loại quý này ở Boong Xay và Cà Ná, thủ phủ vàng thuộc huyện Võ Nhai đã cạn kiệt thì Khoái lại cùng đàn em khuân máy móc lên phía Bắc tỉnh Bắc Thái, nay tách ra thành tỉnh Bắc Kạn.

Những mỏ vàng nổi danh lừng lẫy như Na Mu (Ngân Sơn), Khau Âu (Chợ Mới) và Na Rì, được giới giang hồ biết đến đều do bàn tay và con mắt của Khoái đánh thức.
 


Khoái Đù thời trẻ tham gia hội thao, làm từ thiện
Khoái Đù thời trẻ tham gia hội thao, làm từ thiện

Giới giang hồ cảm phục Khoái vì Khoái có tài nhìn đất biết có vàng. Thậm chí, giới làm vàng thời kỳ đó còn đồn rằng, Khoái Đù chỉ cần ngửi đất là thấy mùi vàng. Còn chuyện đào đất, nhìn đá biết có quặng vàng và trữ lượng thế nào thì quá dễ dàng, đến sinh viên địa chất chỉ học lý thuyết cũng biết.

Những bãi vàng Khoái đi qua đều để lại tiếng vang một thời. Bởi, đám giang hồ lâu la, cứ thấy đoàn quân của Khoái đi đâu, là cuốc thuổng máy móc vác đi theo kiếm sái.

Có một điều đặc biệt trong con người Khoái, ấy là sự rộng rãi mang màu sắc rất giang hồ. Khi giàu có, Khoái không tiếc tiền vàng vung vãi cho người nghèo.

Sau mỗi đợt khai thác, Khoái đều cho anh em làm thuê lưng vốn, đủ xây một cái nhà khang trang ở quê, mua cho mỗi người một chiếc xe máy xịn.

Người dân Thái Nguyên hồi đó nhìn thấy người nào đầu đội mũ cối Tầu (1 chỉ vàng), chân đi dép đúc (1 chỉ), mặc quần áo hộp (1 chỉ), đeo đồng hồ SK (1 chỉ), đi xe Dreem Thái (10 cây)... đích thị là đàn em của Khoái Đù.

Anh em, họ hàng đều được Khoái cho nhà ở thành phố và ô tô đắt tiền. Khoái bỏ tiền xây một ngôi nhà cao tầng khang trang giữa thị trấn, bỏ kinh phí để chữa bệnh giúp người nghèo.


Đại ca Đoàn Văn Khoái làm từ thiện rất nhiều 
Đại ca Đoàn Văn Khoái làm từ thiện rất nhiều 

Cảm động với sự hoàn lương kỳ lạ của Khoái Đù - tay giang hồ mà nhạc sĩ Phú Ân, người tình cờ gặp Khoái khi đi thực tế ở bãi vàng, đã sáng tác hai bài hát về cuộc đời Khoái Đù là “Boong Xay, thung lũng bình yên” và “Xa mẹ”.

Bài hát “Xa mẹ” có đoạn rất cảm động đã được nghệ sĩ Lê Dung và nghệ sĩ Minh Châu thể hiện: "Đã lâu rồi con rời quê mẹ/ Đã lâu rồi con rong ruổi đường xa/ Nước sông Hương giờ còn trong hay đục/ Núi Ngự Bình còn soi bóng ngày qua/ Con ra đi lòng mang bao nỗi nhớ/ Huế cứ mưa hoài mưa mãi trong con…".

Có nhà văn còn viết tiểu thuyết về Khoái Đù, rồi dựng thành kịch, đoạt cả huy chương vàng. Nhiều người đồn rằng, Khoái bỏ cả bọc vàng thuê các nhà văn ăn dầm ở dề với gã, để viết về gã, như Khoái bác bỏ điều đó. Anh bảo rằng, vì thời kỳ đó anh phục thiện, làm từ thiện nhiều, nên hay gặp gỡ các văn nghệ sĩ. Cuộc đời của anh ly kỳ, hấp dẫn, nên các nhà văn viết truyện mới hay được.

Thế nhưng, phần sau cuộc đời đại ca giang hồ từng đào được cả tấn vàng lại không suôn sẻ. Vợ Khoái, người đàn bà lớn lên trong nghèo khó, nhưng sa vào vòng tay giang hồ tỷ phú, nên sinh tính hoang phí, tiêu tiền triệu, tiền tỷ nhẹ như cái phẩy tay. Các loại quần áo thời trang, mỹ phẩm đắt nhất thế giới được T. đắp lên mình. Các sới bạc ở miền Bắc giàu lên nhờ máu cờ bạc của T. và bọn đàn em điếu đóm theo chân.


Từ giữa thập kỷ 90 của thế kỷ trước, lượng vàng ở Thần Sa và Na Rì cạn kiệt, hơn nữa, chính quyền quản lý chặt nên đám giang hồ như Khoái không còn đất làm ăn nữa.

Đàn em của Khoái dạt cả vào những bãi vàng trong Nam hoặc lênh đênh trên những con thuyền đãi vàng sa khoáng ngược lên phía thượng nguồn sông Đà.

Không còn sức khỏe để tiếp tục với "đời chuột chũi" trong các hầm vàng, Khoái về Đồng Hỷ nằm dài trên đống vàng ròng ăn tiêu, hưởng thụ cuộc đời.

Chính những tháng ngày nằm dài ăn chơi đã lại đẩy Khoái trở về con đường lầm lạc. Cái máu cờ bạc của T. đã nhiễm vào con người Khoái tự bao giờ.

Ngày này qua ngày khác, vợ chồng Khoái thay nhau thức bên chiếu bạc. Những ngày cuối tuần, vợ chồng Khoái đánh cả ô tô chở đầy tiền trong cốp xuống Hải Phòng, Hà Nội "đốt" cho thỏa chí.

Thậm chí, cuối tháng vợ chồng ôm tiền đáp máy bay sang các sới bạc nổi tiếng thế giới ở Hồng Kông, Ma Cao. Cả tấn vàng rồi cũng hết veo sau những trận đánh "nổi lửa" mà phần thua bao giờ cũng thuộc về phía Khoái.

Kết cục, là cái án 8 năm tù dành cho vợ Khoái vì tội tàng trữ ma túy. Đang nằm lỳ trong các sới bạc ở Sài Gòn, Khoái nghe tin sét đánh: T. bị bắt vì tội tàng trữ ma túy. Trở về nhà, nhìn ngang, ngó dọc Khoái chỉ thấy căn nhà trống hoác, còn bò rưỡi gạo trong chum và 3 đứa con đang tuổi ăn tuổi học.

Có thể nói, cuộc đời của Khoái Đù có quá nhiều thăng trầm. Từ lính biệt động thành công nhân, tù nhân rồi giang hồ, thành tỷ phú, rồi cuối cùng trắng tay.

Tỷ phú từng giàu nhất đất Bắc Thái phải chạy xe ôm ở thị trấn Chùa Hang, bốc vác thuê kiếm từng đồng bạc lẻ để sống, nuôi vợ trong tù, nuôi ba đứa con nhỏ.

Cuộc đời bỗng dưng khốn khó, nhưng đại ca Khoái Đù chẳng thèm sầu muộn. Một con người đã từng trải mọi đắng cay như Khoái, thì chuyện ấy nhẹ như lông hồng.

Phong Nguyệt - Thụy Bình

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét