CÂU CHUYỆN LỊCH SỬ 80/7 (Máy bay & chiến tranh)
(ĐC sưu tầm trên NET)
Cảm thấy tài năng của mình sẽ đóng góp nhiều hơn trong chiến đấu, Kozhedub đề nghị được chuyển sang đơn vị tiền tuyến. Yêu cầu này được chấp thuận vào tháng 3-1943, ông được điều đến Sư đoàn không quân tiêm kích số 240.
Tuy nhiên, trận không chiến đầu tiên của Kozhedub suýt trở thành trận đánh cuối vì sự cố bắn nhầm. Tiêm kích La-5 của Kozhedub gần như bị pháo phòng không Liên Xô bắn hỏng khi trở về căn cứ. Dù vậy, ông vẫn hạ cánh an toàn.
Ivan Kozhedub luôn tìm cách để cứu máy bay của mình trong chiến đấu. Chiến đấu cơ của ông bị trúng đạn tới 7 lần, nhưng không lần nào ông nhảy dù mà luôn cố gắng điều khiển tiêm kích hạ cánh về căn cứ.
Là xạ thủ giỏi, Kozhedub thích tấn công máy bay phát xít Đức ở cự ly 200-300 m. Ông đã tham gia 120 trận không chiến, bắn hạ các phi cơ hàng đầu của Đức như oanh tạc cơ bổ nhào Ju-87, oanh tạc cơ He-111, tiêm kích Fw-190, Bf-109 và cả Me-262, mẫu tiêm kích phản lực đầu tiên trên thế giới.
Alexander Pokryshkin
Với 59 lần diệt địch, Alexander Pokryshkin được coi là phi công có thành tích tốt thứ hai của Liên Xô trong Thế chiến II.
Khởi đầu binh nghiệp với công việc là kỹ sư hàng không, Pokryshkin luôn mơ ước được lái máy bay. Sau 39 lần bị bác đơn xin chuyển sang trường không quân, đề nghị của ông được chấp thuận ở lần thứ 40.
Trong Thế chiến II, Pokryshkin xem các trận không chiến với phát xít Đức là môi trường để học hỏi và nghiên cứu. Ông đã phân tích tỉ mỉ mỗi trận chiến mà phi đội mình tham gia và góp phần chỉ ra chiến thuật lạc hậu của không quân Liên Xô trong giai đoạn đầu cuộc chiến, nhằm áp dụng nhiều thay đổi sau đó.
Pokryshkin luôn tấn công máy bay dẫn đầu đội hình đối phương, nhiệm vụ khó nhất trong không chiến. Các phi công Đức luôn cảm thấy sợ hãi khi đối đầu với Pokryshkin, đến mức họ thường cảnh báo lẫn nhau khi ông xuất kích.
Nikolay Gulayev
Chỉ xếp thứ ba trong các phi công cấp Ách của Liên Xô, nhưng Nikolay Gulayev lại nắm giữ kỷ lục bất bại liên tiếp lâu nhất trong các phi công tiêm kích. Ông bắn hạ 42 máy bay địch trong 42 trận không chiến đầu tiên của mình. Tổng cộng Gulayev đã có 57 lần diệt phi cơ đối phương được xác nhận.
Dù không nổi tiếng bằng Kozhedub và Pokryshkin, Gulayev lại có tài năng và trình độ không chiến tốt hơn hai người đồng đội.
Trong lần tham chiến đầu tiên năm 1942, Gulayev đã tự ý xuất kích dù chưa có lệnh và bắn hạ một oanh tạc cơ Đức, sau khi phát hiện máy bay địch gần căn cứ, giữa lúc các phi công kinh nghiệm ở đơn vị đã đi chiến đấu. Ông bị khiển trách vì tự ý cất cánh, nhưng được tặng thưởng và thăng quân hàm vì thành tích này.
"Gulayev là phi công rất tài năng, không bao giờ hoảng loạn và nhanh chóng đánh giá được tình hình. Anh ấy rất dũng cảm và quyết tâm, thường giải cứu cho đồng đội cũng như có niềm đam mê thực sự của một thợ săn", Fyodor Archipenko, một đồng đội của Gulayev, hồi tưởng.
Trong một lần tham chiến, máy bay Gulayev hết đạn sau khi hạ hai oanh tạc cơ Ju-87. Ông điều khiển tiêm kích Yak-1 của mình đâm vào oanh tạc cơ thứ ba. Dù tiêm kích sau đó xoay vòng mất kiểm soát, Gulayev vẫn điều khiển máy bay trở về căn cứ và hạ cánh an toàn.
Máy bay và đại chiến thế giới - Phần 5
Chiến dịch dội bão lửa xuống thành phố Đức của 1.000 oanh tạc cơ Anh
Anh đã huy động 1.047 oanh tạc cơ tham gia chiến dịch Millennium nhằm hủy diệt thành phố Cologne của phát xít Đức.
Chiến dịch Millenium huy động hơn 1.000 máy bay ném bom thành phố Cologne. Ảnh: Wikipedia.
|
Ngay khi Thế chiến II nổ ra, không quân Anh tin rằng việc ném bom ồ ạt
và kiên trì vào hàng loạt mục tiêu của phát xít Đức có thể giúp họ giành
chiến thắng. Tuy nhiên, chiến lược này đã thất bại, buộc Anh phải
chuyển sang chiến thuật tập kích một mục tiêu duy nhất bằng 1.000 oanh
tạc cơ, theo War History.
Ban đầu, Anh tin rằng việc oanh tạc trên diện rộng sẽ hủy diệt các mục
tiêu chiến lược, khiến Đức mất khả năng chiến đấu. Khi tham chiến, máy
bay Anh chỉ nhắm vào các căn cứ quân sự. Việc phi cơ Đức vô tình ném bom
trúng mục tiêu dân sự tại London năm 1940 tạo cớ cho Anh trả đũa bằng
việc oanh tạc các thành phố của đối phương.
Tuy nhiên, chiến dịch không kích của Anh nhằm vào Đức trong giai đoạn
1941-1942 bộc lộ nhiều hạn chế. Máy bay ném bom Anh thường bị tiêm kích
và pháo phòng không Đức bắn hạ, gây tổn thất lớn về người và của. Những
quả bom có kích thước quá nhỏ, không đủ gây thiệt hại nặng nề cho đối
phương.
Nhiều oanh tạc cơ không thể mang bom cỡ lớn, hệ thống dẫn đường lạc hậu
khiến việc ném bom thường không chính xác. Ngoài ra, Anh hoàn toàn không
có thông tin tình báo để xác định mục tiêu. Trinh sát không ảnh cho
thấy 90% số bom lệch mục tiêu trên 8 km, không thể gây thiệt hại cho
Đức.
Đầu năm 1942, Anh bắt đầu thay đổi chiến thuật, mở đầu bằng chiến dịch
Millennium. Thay vì triển khai oanh tạc cơ tập kích nhiều mục tiêu khác
nhau, London tập trung 1.000 máy bay nhắm vào một mục tiêu duy nhất. Bộ
chỉ huy Anh cho rằng lượng lớn oanh tạc cơ sẽ áp đảo hệ thống phòng
không của Đức và giảm thương vong cho Anh, trong khi đảm bảo mục đích
gây thiệt hại nặng cho đối phương.
Thành phố Cologne bị thiệt hại nặng sau trận ném bom. Ảnh: Wikipedia.
|
Anh huy động mọi máy bay và phi công tham gia chiến dịch. Milennium được
xem là màn phô trương sức mạnh, đặt nền móng cho các trận không kích
quy mô lớn trong tương lai. Đêm 30/5/1942, 1.047 máy bay ném bom lợi
dụng đêm tối tiến vào không phận Đức. Trong lần triển khai này, Anh đã
thay đổi mục tiêu tấn công vào phút chót.
Phi đội ném bom lúc đầu hướng đến thành phố Hamburg để phá hủy cảng và
các căn cứ hải quân của Đức. Tuy nhiên, thời tiết xấu buộc Anh chuyển
hướng sang Cologne, thành phố lớn thứ ba nhưng không phải trung tâm công
nghiệp hàng đầu của Đức. Vì thế, nhiệm vụ chiến lược trong đòn đánh này
là khủng bố tinh thần.
Thách thức lớn nhất của chiến dịch Milennium là bảo đảm 1.047 oanh tạc
cơ tiếp cận mục tiêu, trong khi hạn chế tối đa sự can thiệp của Đức trên
hành trình. Để làm được điều này, phi công Anh phải giữ đội hình chặt
chẽ, dọc theo các đường bay được lên kế hoạch từ trước. Họ phải bay ở
các độ cao quy định trước và sử dụng hệ thống định vị mới nhất để tránh
va chạm.
Trong cuộc tập kích kéo dài suốt 90 sau đó, các máy bay Anh thi nhau dội
bão lửa, ném bom cháy xuống thành phố Cologne. Lưới phòng không và lực
lượng cứu hỏa Đức đều bị quá tải. Mục tiêu của trận ném bom không phải
phá hủy các cơ sở quân sự, mà là gây thiệt hại lớn về vật chất và tinh
thần cho đối phương.
Nhiều khu vực bị san phẳng hoàn toàn trong trận tập kích. Ảnh: Wikipedia.
|
411 thường dân và 58 lính Đức thiệt mạng, 5.000 người bị thương, 45.000
người mất nhà cửa, gần 700.000 người phải rời bỏ thành phố sau trận tập
kích này. Chiến dịch Millennium cũng để lại hậu quả tâm lý to lớn, khiến
nhiều người dân Đức hoang mang. Tuy nhiên, nó cũng gây nhiều tranh cãi,
khi phần lớn nhằm vào thường dân, thay vì những mục tiêu chiến tranh
như căn cứ quân sự và nhà máy công nghiệp.
Thương vong trong chiến dịch chỉ ở mức 4%, thấp hơn con số 10% dự đoán
của thủ tướng Anh Winston Churchill. Mức độ tàn phá và tác động tâm lý
của Millennium chứng tỏ chiến thuật mới của Anh phát huy hiệu quả, thúc
đẩy họ tiến hành thêm 12 trận tập kích tương tự.
Duy Sơn
Chiến dịch ném 600.000 tấn bom hủy diệt Triều Tiên của Mỹ năm 1950
Mỹ tiến hành không kích rải thảm với tổng cộng 635.000 tấn bom trong ba năm liền, phá hủy gần như mọi mục tiêu tại Triều Tiên.
Một ngôi làng của Triều Tiên bị Mỹ ném bom napalm. Ảnh: Wikipedia.
|
Tháng 6/1950, Triều Tiên đưa quân tràn qua vĩ tuyến 38, nhanh chóng đẩy lùi quân đội Hàn Quốc được Mỹ huấn luyện. Được
Liên Hợp Quốc cho phép sử dụng vũ lực, Mỹ gửi quân đến giải cứu Hàn
Quốc, nhanh chóng đánh bật quân đội Triều Tiên qua biên giới.
Trong cuộc chiến này, Mỹ đã phát động một chiến dịch ném bom không
thương tiếc nhằm vào các mục tiêu của Triều Tiên kéo dài suốt nhiều năm
nhằm hủy diệt hậu phương của đối thủ, theo National Interest.
"Rất ít người Mỹ biết hoặc nhớ rằng chúng ta từng ném bom rải thảm xuống
Triều Tiên trong vòng ba năm mà không cần quan tâm đến thương vong dân
thường", sử gia Mỹ Bruce Cumings cho biết.
Thiếu tướng Emmett O’Donnell, cựu tư lệnh Bộ chỉ huy oanh tạc cơ B-29 ở
khu vực Viễn Đông, cho biết mục đích của chiến dịch ném bom là san phẳng
5 thành phố lớn của Triều Tiên và hủy diệt toàn bộ 18 mục tiêu chiến
lược trọng điểm. Tướng Curtis Lemay nói rằng không quân chiến lược Mỹ đã
hủy diệt tất cả các thành phố lớn ở Triều Tiên lẫn Hàn Quốc và khiến
20% dân số Triều Tiên thiệt mạng trong vòng ba năm.
Theo Newsweek, Mỹ thả tổng cộng 635.000 tấn bom xuống Triều
Tiên, trong đó có 32.557 tấn bom napalm. Để so sánh, Mỹ đã dùng 503.000
tấn bom trên toàn mặt trận Thái Bình Dương trong Thế chiến II.
80% hệ thống đường sắt Triều Tiên bị phá hủy. Ảnh: Wikipedia.
|
Bình Nhưỡng không có nhiều cơ sở công nghiệp, nên số mục tiêu ném bom chiến lược của Washington cũng hạn chế. Đến mùa thu năm 1952, Mỹ không còn mục tiêu chiến lược để oanh tạc, buộc họ chuyển hướng sang các khu vực ít quan trọng hơn.
Mọi thành phố, thị trấn, khu công nghiệp ở Triều Tiên đều bị không
kích. Các vụ ném bom của Mỹ đã hủy diệt hoàn toàn tỉnh Sinanju, 95% thủ
phủ Sariwon của tỉnh Bắc Hwanghae, 85% thị trấn Hungnam, 80% thành phố
cảng Wonsan và Hamhung, cũng như 75% thủ đô Bình Nhưỡng.
Sau đó, máy bay Mỹ và đồng minh bắt đầu nhắm đến nhà máy thủy điện và 20
đập nước ở Triều Tiên, nơi cung cấp 75% lượng nước để phục vụ nông
nghiệp và sản xuất lúa gạo. Tháng 5/1953, không quân Mỹ phá hủy 5 đập
nước, gây lũ lụt nghiêm trọng, đẩy hàng triệu người dân Triều Tiên vào
cảnh đói khát. Các vụ ném bom còn khiến tình trạng mất điện lan rộng và
phá hủy 80% tuyến đường sắt của Triều Tiên.
Giới phân tích tỏ ra hoài nghi về hiệu quả của chiến dịch ném bom hủy
diệt trong chiến tranh Triều Tiên, đặc biệt là mục tiêu phá hủy các cây
cầu gần sông Áp Lục nhằm cắt đứt sự hỗ trợ của Trung Quốc và Liên Xô.
Các mục tiêu này đều được bố trí lưới phòng không dày đặc, khiến chiến
dịch ném bom không thực sự thành công.
Hàng triệu người rơi vào nạn đói do các con đập bị ném bom. Ảnh: Wikipedia.
|
Trên thực tế, Triều Tiên khắc phục thiệt hại chiến tranh nhanh hơn Hàn
Quốc, dù phải chịu tổn thất nặng nề hơn. Chiến dịch ném bom hủy diệt này
là một phần lý do khiến người Triều Tiên căm thù Mỹ cho đến nay. "Tất
cả người dân Triều Tiên đều biết về chiến dịch này và nó vẫn in sâu
trong tâm trí họ", ông Cummings nhấn mạnh.
Duy Sơn
Ký ức 70 năm về vụ ném bom nguyên tử Hiroshima
Buổi sáng mùa hè ngày 6/8/1945, cô bé Yukiko
Nakabushi đang chơi đùa trong trường mẫu giáo thì một ánh sáng lóe lên
cùng tiếng nổ cực lớn. Cả thành phố Hiroshima sau đó biến thành địa
ngục.
Đám khói bốc lên khi bom nguyên tử đánh xuống Hiroshima được quân đội Mỹ chụp lại ngày 6/8/1945. Ảnh: EPA
|
Đó là một buổi sáng mùa hè ấm áp, cô bé Nakabushi 5 tuổi là người
đầu tiên có mặt tại trường mẫu giáo.Yukiko chơi đùa một mình lặng lẽ
trong lúc chờ đợi các bạn mình tới lớp. Nhưng họ đã không bao giờ đến.
Đúng 8h15, tất cả những gì cô bé cảm nhận được chỉ là ánh sáng chói lóa
cùng một tiếng nổ cực lớn. Trong giây phút đó, quả bom nguyên tử đầu
tiên mà thế giới biết tới đã được ném xuống thành phố Hiroshima.
70 năm sau, bà Nakabushi, hiện 75 tuổi, là một trong 183.519 người sống
sót sau vụ ném bom nguyên tử năm 1945. Họ được gọi là những hibakusha,
những con người mà ký ức tại thời điểm đó đã in sâu và ám ảnh tâm trí
của họ.
Ký ức tang thương
Với những người sống sót giống như bà Nakabushi, những ngày này
gợi lại nhiều ký ức đau buồn, từ những thương vong bà chứng kiến đến cái
chết của người mẹ, cùng với đó là sự quyết tâm chống lại chiến tranh
hạt nhân.
Sự sống sót của bà Nakabushi tượng trưng cho nhiều sự may mắn ngẫu
nhiên, từ việc trường mẫu giáo đã vô tình bảo vệ bà khỏi phơi nhiễm
phóng xạ, đến việc thoát khỏi ngôi trường trước khi nó sập xuống. Bà đã
sống sót dù chỉ cách tâm vụ nổ hơn một dặm.
Hồi tưởng lại vụ thả bom, điều tiếp theo bà Nakabushi có thể nhớ được
sau ánh sáng chói mắt là việc đứng bên ngôi nhà đổ nát của mình ngay đối
diện trường mẫu giáo, chứng kiến ông của mình đang cố gắng giải thoát
bà ra khỏi đống đổ nát.
Mẹ của bà Nakabushi không được may mắn như vậy. Quả bom phát nổ cách nơi
bà và họ hàng làm việc chỉ nửa dặm. Bà đã ngay lập tức bị thiêu sống.
"Mẹ của tôi bị bỏng nặng nhiều vết trên khắp cơ thể nhưng đã cố gắng để
trở về nhà", bà Nakabushi nhớ lại. "Ông tôi kể lại rằng ngay khi biết
được tôi còn sống, mẹ đã ngất đi. Mọi người đều nói với tôi rằng mẹ tôi
cố gắng về được nhà để biết rằng tôi vẫn ổn dù bà bị thương rất nặng.
Tôi đã hiểu được tình yêu của mẹ từ khi còn rất bé".
"Gia đình tôi sau đó đến vùng ngoại ô thành phố với mẹ tôi trên một
chiếc xe hai bánh và tôi sẽ không bao giờ quên được cảnh tượng mình
chứng kiến lúc đó. Quang cảnh thành phố hoàn toàn thay đổi. Những ngôi
nhà biến mất, và chúng tôi thấy hàng trăm người với những vết bỏng đang
lê lết", bà tiếp tục.
Quang cảnh hoang tàn của Hiroshima sau vụ thả bom nguyên tử. Ảnh: AFP
|
"Người họ phủ đầy tro tàn từ đầu tới chân, tóc dựng đứng và những mảng
da thịt cháy xém bong tróc trên toàn bộ cơ thể như những miếng giẻ cũ.
Giống như bạn đang chứng kiến một đội quân ma quỷ vậy. 'Nước,
nước', họ van xin nhưng chúng tôi chẳng thể làm được gì. Chính gia đình
tôi cũng không có nước. Chúng tôi đi qua hai cây cầu và chứng kiến những
cảnh tượng kinh khủng. Nhiều xác chết và cả người còn sống bị cuốn
đi".
Gia đình bà Nakabushi cuối cùng cũng tìm được một nơi trú ẩn nhỏ hẹp.
"Thứ mùi ở đó thật kinh khủng. Những người bị thương van xin nước uống.
Nhưng chúng tôi được cảnh báo không cho họ uống vì họ sẽ chết ngay sau
ngụm đầu tiên. Đó là sự thật", bà kể.
"Những tiếng kêu than, rên rỉ rồi cũng nhỏ dần đi và từng người một lần
lượt qua đời. Mẹ tôi đã ra đi ngay bên cạnh mà tôi không hề biết vào
ngày 8/8. Bà đã không thể thấy ba và anh trai tôi lần cuối, khi đó bà
mới 31 tuổi. Tôi biết chú và bác tôi đã chết cùng một nơi. Nhưng
cái chết của mẹ tôi có ảnh hưởng lớn nhất. Tôi mới năm tuổi và nó đã
thay đổi cuộc đời tôi".
Theo bà Nakabushi, dù hậu quả trực tiếp của vụ ném bom rất nặng nề, bà vẫn cảm thấy mình may mắn.
"Ăn và sống sót trở thành nhiệm vụ hàng ngày và chúng tôi phải cố gắng
vượt qua những ký ức kinh hoàng. Bất chấp tất cả những điều đó, tôi biết
chắc rằng không chỉ riêng tôi nghĩ "như thế này còn tốt hơn là chiến
tranh".
Sự kỳ thị của xã hội
Đối với Nakabushi, vụ đánh bom và sự ra đi của người mẹ là ngã rẽ của
cuộc đời bà cũng như hàng nghìn những hibakusha khác. Bà tự thấy mình là
một người may mắn. Sau khi sống tại Hiroshima với bố và mẹ kế, bà cưới
một người chồng có học thức và chuyển tới Osaka năm 25 tuổi. Hai người
đã có 3 đứa con và nay họ đều đã ở tuổi 40.
Nhiều người khác không được may mắn như vậy. Với họ, cuộc chiến sinh tồn
vẫn kéo dài rất lâu sau khi quả bom nguyên tử cùng chiến tranh đã chìm
vào dĩ vãng và thành phố được xây dựng lại. Bên cạnh những vết thương và
gánh nặng tâm lý, nhiều người và thậm chí cả con cái của họ bị xã hội
Nhật Bản kỳ thị và chối bỏ.
Một phụ nữ với những phần da bị cháy xem do vụ đánh bom. Ảnh: National Archives
|
Những người phụ nữ bị người yêu khước từ hôn sự vì lo sợ họ không
có khả năng sinh những đứa con khỏe mạnh, trong khi người sử dụng lao
động phân biệt đối xử với những hibakusha, khiến họ càng không thể hòa
nhập lại với lực lượng sản xuất. Các hibakusha cũng nhận được một khoản trợ cấp rất nhỏ hàng tháng từ chính phủ.
Sự kỳ thị liên quan tới phơi nhiễm phóng xạ không hề biến mất trong xã
hội hiện tại, điển hình như sau thảm họa Fukushima năm 2011, khi người
dân địa phương lánh xa những bệnh viện và trại tị nạn do lo sợ họ làm
những người khác phơi nhiễm.
Không hề ngạc nhiên khi sau hàng chục năm kể từ vụ đánh bom, những người
sống sót vẫn luôn cố gắng giữ bí mật và tránh công khai về những gì
mình trải qua.
"Mọi người cùng thế hệ với bố mẹ tôi đều nói với chúng tôi rằng không
được kể với ai mình là hibakusha vì nó có thể ảnh hưởng đến chuyện hôn
nhân", bà Nakabushi nói. "Nhưng tôi đã kết hôn và tôi cảm thấy mình thật
may mắn vì được ở cạnh những người không kỳ thị mình".
Tuy nhiên thừa hiểu thái độ của xã hội với những hibakusha, bà cố gắng bảo vệ những đứa con của mình khỏi sự đối xử tương tự.
"Tôi không muốn chúng nói về việc mình là thế hệ thứ hai của những hibakusha vì tôi lo sợ chúng sẽ bị bắt nạt", bà chia sẻ.
Cho đến khi về già, bà dần nhận thấy việc chia sẻ những trải nghiệm của
mình là cách tốt như thế nào để cho mọi người hiểu rõ sự thật khủng
khiếp của chiến tranh hạt nhân.
Bà Nakabushi bắt đầu trò chuyện với trẻ em khắp nước Nhật về trải nghiệm
đau thương của mình. Trong những bài phát biểu của mình, bà nhấn mạnh
vào những thống kê chi tiết: số người chết thực tế ở Hiroshima vào ngày
bị ném bom là 100.000 người, con số này gấp đôi lên 200.000 người sau 5
năm, và còn tăng lên 247.000 vào năm sau đó.
"Không chỉ con số này tiếp tục tăng mà mọi người vẫn đang sống trong
những tình trạng khó khăn do hậu quả của vụ ném bom", bà Nakabushi, một
thành viên tích cực của tổ chức Liên đoàn những người chịu ảnh hưởng
của bom hạt nhân Tokyo nói.
"Lúc đầu tôi miễn cưỡng chia sẻ những trải nghiệm của tôi vì không muốn
nhớ lại những hình ảnh khủng khiếp đó. Nhưng mọi người đã nói với tôi
rằng quan điểm của họ về cuộc chiến tranh đã hoàn toàn thay đổi sau khi
nghe tôi nói. Tôi đã trò chuyện với nhiều sinh viên và thậm chí đã đến
Mỹ để diễn thuyết".
Bà Yukiko Nakabushi. Ảnh: Telegraph
|
Cho tới tận bây giờ, bà Nakabushi vẫn thi thoảng mơ thấy mình ngày còn
bé đi xin nước. Khi được hỏi còn cảm thấy đau buồn không, bà đáp:
"Dĩ nhiên là có. Không có gì kinh khủng hơn những gì chúng tôi đã trải
qua. Đây là lý do vì sao tôi phải nói chuyện với bọn trẻ. Tôi
không muốn hồi tưởng lại, chẳng ai trên thế giới này đáng phải chịu đựng
những thứ như vậy. Vũ khí hạt nhân là hoàn toàn là tội ác. Chiến tranh
cướp đi những mạng sống vô tội của cả hai bên. Hòa bình là điều hạnh
phúc và quý giá nhất đối với loài người".
Ngày mai, Nhật Bản sẽ tưởng niệm 70 năm ngày bom nguyên tử tàn phá
thành phố Hiroshima, và ba ngày sau ngày 9/8 là thành phố Nagasaki.
Khi nhiều nhà lãnh đạo trên thế giới tập trung tại hai thành phố này để
tưởng nhớ các nạn nhân, đối với nhiều người đây là một cơ hội để kêu gọi
một thế giới không có vũ khí hạt nhân.
Sự tàn phá khủng khiếp của quả bom nguyên tử đầu tiên sử dụng
trong chiến tranh ngày nay được ghi rõ trong nhiều tài liệu. Nó cướp đi
mạng sống của 200.000 người ngay lập tức, và nhiều người khác sau đó do
nhiễm độc phóng xạ trong hàng thập kỷ.
Tuấn Vũ (theo Telegraph)
Những kỷ vật còn sót lại sau vụ ném bom nguyên tử ở Hiroshima
70 năm qua đi từ khi quả bom nguyên tử đầu tiên
trên thế giới tàn phá thành phố Hiroshima của Nhật Bản, những kỷ vật còn
sót lại vẫn gợi nhắc về sự tàn khốc của nó.
Tuấn Vũ (Ảnh: CNN)
Ba phi công ưu tú hàng đầu của Liên Xô trong Thế chiến II
Hơn 1.000 người bị thiêu sống trong vụ thảm sát cuối Thế chiến II
Italia sơ tán 23.000 người do phát hiện bom sót lại từ Thế chiến II
Các phi công đạt cấp Ách của Liên Xô có thành tích bắn hạ máy bay phát xít cao nhất phe Đồng minh trong Thế chiến II.
Ngày 22-6-1941, phát xít Đức phát động chiến dịch Barbarossa nhằm vào Liên Xô và cũng là cuộc xâm lược có quy mô lớn nhất lịch sử loài người.
Nhiều phi công Liên Xô đã chiến đấu dũng cảm và đạt cấp "Ách" (Ace) khi bắn hạ 5 máy bay địch trở lên, góp phần chặn đứng đà tiến quân và đẩy lùi phát xít Đức. Trong số đó, có ba phi công bắn hạ nhiều máy bay cao nhất phe Đồng minh và chỉ thua kém những "Ách" mạnh nhất của Đức, theo RBTH.
Ivan Kozhedub
Ông là phi công hàng đầu của Liên Xô với thành tích 64 lần bắn rơi máy bay đối phương được xác nhận, trở thành phi công tiêm kích thành công nhất của phe Đồng minh trong Thế chiến II.
Kozhedub học lái máy bay ở câu lạc bộ Shostkinsk trước khi gia nhập Hồng quân Liên Xô năm 1940. Ông tốt nghiệp Trường không quân Chuguev năm 1941, thời điểm Đức bắt đầu xâm lược Liên Xô. Tuy nhiên, Kozhedub quyết định ở lại trường thêm hai năm để huấn luyện các phi công trẻ.
Ngày 22-6-1941, phát xít Đức phát động chiến dịch Barbarossa nhằm vào Liên Xô và cũng là cuộc xâm lược có quy mô lớn nhất lịch sử loài người.
Nhiều phi công Liên Xô đã chiến đấu dũng cảm và đạt cấp "Ách" (Ace) khi bắn hạ 5 máy bay địch trở lên, góp phần chặn đứng đà tiến quân và đẩy lùi phát xít Đức. Trong số đó, có ba phi công bắn hạ nhiều máy bay cao nhất phe Đồng minh và chỉ thua kém những "Ách" mạnh nhất của Đức, theo RBTH.
Ivan Kozhedub
Ông là phi công hàng đầu của Liên Xô với thành tích 64 lần bắn rơi máy bay đối phương được xác nhận, trở thành phi công tiêm kích thành công nhất của phe Đồng minh trong Thế chiến II.
Kozhedub học lái máy bay ở câu lạc bộ Shostkinsk trước khi gia nhập Hồng quân Liên Xô năm 1940. Ông tốt nghiệp Trường không quân Chuguev năm 1941, thời điểm Đức bắt đầu xâm lược Liên Xô. Tuy nhiên, Kozhedub quyết định ở lại trường thêm hai năm để huấn luyện các phi công trẻ.
Ivan Kozhedub bên cạnh chiếc máy bay của mình vào năm 1944. Ảnh: RBTH. |
Cảm thấy tài năng của mình sẽ đóng góp nhiều hơn trong chiến đấu, Kozhedub đề nghị được chuyển sang đơn vị tiền tuyến. Yêu cầu này được chấp thuận vào tháng 3-1943, ông được điều đến Sư đoàn không quân tiêm kích số 240.
Tuy nhiên, trận không chiến đầu tiên của Kozhedub suýt trở thành trận đánh cuối vì sự cố bắn nhầm. Tiêm kích La-5 của Kozhedub gần như bị pháo phòng không Liên Xô bắn hỏng khi trở về căn cứ. Dù vậy, ông vẫn hạ cánh an toàn.
Ivan Kozhedub luôn tìm cách để cứu máy bay của mình trong chiến đấu. Chiến đấu cơ của ông bị trúng đạn tới 7 lần, nhưng không lần nào ông nhảy dù mà luôn cố gắng điều khiển tiêm kích hạ cánh về căn cứ.
Là xạ thủ giỏi, Kozhedub thích tấn công máy bay phát xít Đức ở cự ly 200-300 m. Ông đã tham gia 120 trận không chiến, bắn hạ các phi cơ hàng đầu của Đức như oanh tạc cơ bổ nhào Ju-87, oanh tạc cơ He-111, tiêm kích Fw-190, Bf-109 và cả Me-262, mẫu tiêm kích phản lực đầu tiên trên thế giới.
Alexander Pokryshkin
Với 59 lần diệt địch, Alexander Pokryshkin được coi là phi công có thành tích tốt thứ hai của Liên Xô trong Thế chiến II.
Khởi đầu binh nghiệp với công việc là kỹ sư hàng không, Pokryshkin luôn mơ ước được lái máy bay. Sau 39 lần bị bác đơn xin chuyển sang trường không quân, đề nghị của ông được chấp thuận ở lần thứ 40.
Phi công Alexander Pokryshkin. Ảnh: RBTH. |
Trong Thế chiến II, Pokryshkin xem các trận không chiến với phát xít Đức là môi trường để học hỏi và nghiên cứu. Ông đã phân tích tỉ mỉ mỗi trận chiến mà phi đội mình tham gia và góp phần chỉ ra chiến thuật lạc hậu của không quân Liên Xô trong giai đoạn đầu cuộc chiến, nhằm áp dụng nhiều thay đổi sau đó.
Pokryshkin luôn tấn công máy bay dẫn đầu đội hình đối phương, nhiệm vụ khó nhất trong không chiến. Các phi công Đức luôn cảm thấy sợ hãi khi đối đầu với Pokryshkin, đến mức họ thường cảnh báo lẫn nhau khi ông xuất kích.
Nikolay Gulayev
Chỉ xếp thứ ba trong các phi công cấp Ách của Liên Xô, nhưng Nikolay Gulayev lại nắm giữ kỷ lục bất bại liên tiếp lâu nhất trong các phi công tiêm kích. Ông bắn hạ 42 máy bay địch trong 42 trận không chiến đầu tiên của mình. Tổng cộng Gulayev đã có 57 lần diệt phi cơ đối phương được xác nhận.
Dù không nổi tiếng bằng Kozhedub và Pokryshkin, Gulayev lại có tài năng và trình độ không chiến tốt hơn hai người đồng đội.
Nikolay Gulayev. Ảnh: RBTH. |
Trong lần tham chiến đầu tiên năm 1942, Gulayev đã tự ý xuất kích dù chưa có lệnh và bắn hạ một oanh tạc cơ Đức, sau khi phát hiện máy bay địch gần căn cứ, giữa lúc các phi công kinh nghiệm ở đơn vị đã đi chiến đấu. Ông bị khiển trách vì tự ý cất cánh, nhưng được tặng thưởng và thăng quân hàm vì thành tích này.
"Gulayev là phi công rất tài năng, không bao giờ hoảng loạn và nhanh chóng đánh giá được tình hình. Anh ấy rất dũng cảm và quyết tâm, thường giải cứu cho đồng đội cũng như có niềm đam mê thực sự của một thợ săn", Fyodor Archipenko, một đồng đội của Gulayev, hồi tưởng.
Trong một lần tham chiến, máy bay Gulayev hết đạn sau khi hạ hai oanh tạc cơ Ju-87. Ông điều khiển tiêm kích Yak-1 của mình đâm vào oanh tạc cơ thứ ba. Dù tiêm kích sau đó xoay vòng mất kiểm soát, Gulayev vẫn điều khiển máy bay trở về căn cứ và hạ cánh an toàn.
Nhận xét
Đăng nhận xét