Chủ Nhật, 10 tháng 3, 2019

CÂU CHUYỆN LỊCH SỬ 80/4 (MÁY BAY)

(ĐC sưu tầm trên NET)
 
Máy bay và đại chiến thế giới - Phần 2

10 máy bay ném bom nguy hiểm nhất trong Chiến tranh thế giới II

ĐTN |
10 máy bay ném bom nguy hiểm nhất trong Chiến tranh thế giới II

Quả bom đầu tiên được thả từ máy bay là tại cuộc chiến Ý-Thổ năm 1911, từ đó khái niệm về việc tiêu diệt quân địch từ trên không đã gây ngạc nhiên và hấp dẫn các chỉ huy quân sự.

Những máy bay ném bom đúng nghĩa được sử dụng trong Thế chiến thứ nhất, khi tất cả các quân đội bắt đầu thay đổi phi cơ của họ để tăng cường khả năng oanh tạc cho chúng.
Kết quả của cuộc đánh bom rất thành công trên đã dẫn đến tính năng mới cho máy bay. Lực lượng Đồng minh là những người tiên phong cho nhiệm vụ ném bom chiến lược và hầu hết các cuộc tấn công được thực hiện bởi họ với độ chính xác cao, khiến quân Đức tổn thất nặng nề.
Những trận ném bom chiến lược là một trong nhiều lý do giải thích tại sao phe Đồng minh thắng Đức trong Thế chiến thứ nhất.
Đến Chiến tranh Thế giới Thứ 2, phe Đồng minh và phe Trục duy trì nhiều chương trình vũ khí riêng và luôn luôn tồn tại một cái gì đó mới mẻ nhằm gây ngạc nhiên cho kẻ thù.
Dưới đây là 10 máy bay ném bom đặc biệt nổi bật trong chiến tranh và là địa ngục đến từ trên không đối với lực lượng mặt đất.
1. Boeing B-17 Flying Fortress
10 máy bay ném bom nguy hiểm nhất trong Chiến tranh thế giới II - Ảnh 1.
Đây là máy bay ném bom hạng nặng tầm xa 4 động cơ đầu tiên của thế giới, được phát triển trong những năm 1930 bởi Boeing cho Không quân Lục quân Hoa Kỳ. 
Hợp đồng ban đầu chỉ là 200 chiếc nhưng sau đó được tăng thêm vì chiến tranh xảy ra. Nó được sử dụng cho các chiến dịch ném bom chiến lược vào những cụm công nghiệp của Đức. 
B-17 đủ sức tự bảo vệ mình với 8 vị trí súng, 13 súng máy hạng nặng, được điều hành bởi phi hành đoàn 10 người, khả năng mang theo gần 5 tấn bom và đạn dược.
2. Boeing B-29 Superfortress
10 máy bay ném bom nguy hiểm nhất trong Chiến tranh thế giới II - Ảnh 2.
Tên gọi đã nói lên tất cả, B-29 "Siêu pháo đài bay" là oanh tạc cơ lớn nhất được sử dụng trong Chiến tranh thế giới Thứ 2. Mặc dù chỉ xuất hiện ở Thái Bình Dương nhưng nó sẽ luôn được nhớ đến khi được sử dụng để ném bom nguyên tử vào Hiroshima và Nagasaki. 
B-29 có phi hành đoàn  gồm 10 người. Tầm bay tối đa đạt tới 5.230 km trong khi tốc độ hành trình là 575 km/h.
3. de Havilland Mosquito
10 máy bay ném bom nguy hiểm nhất trong Chiến tranh thế giới II - Ảnh 3.
Một máy bay ném bom hạng trung tốc độ cực nhanh, Mosquito nâng khả năng tấn công cho bộ máy chiến tranh của Anh lên đến một cấp độ hoàn toàn mới, với sức tải 1,8 tấn bom và cung cấp cho các phi công khả năng cơ động chưa từng có. 
Mosquito được phát triển vào đầu năm 1938 và phục vụ ngay sau khi chiến tranh nổ ra. Nó tấn công đối phương với độ chính xác cực cao và có vận tốc lớn nhất khoảng 600 km/h. Điều này là nhờ vào trọng lượng và thiết kế xuất sắc. 
Mosquito có thể thực hiện các cuộc đột kích ban đêm rất tốt. Tổng cộng 7.781 chiếc đã được chế tạo cho đến năm 1947 và vẫn tiếp tục phục vụ cho đến năm 1955 trước khi nghỉ hưu.
4. Avro Lancaster
10 máy bay ném bom nguy hiểm nhất trong Chiến tranh thế giới II - Ảnh 4.
Chiếc máy bay ném bom ban đêm 4 động cơ Lancaster rất được ưa chuộng bởi Tư lệnh tối cao của Anh và đã được sản xuất với số lượng lớn cho hầu hết các phần của cuộc chiến. 
Lancaster mang được 10 tấn bom với một số loại bom đặc biệt như bom xoay phá đập nước, nó có thể mang địa ngục đến tất cả các ngóc ngách của Đức Quốc xã.
Lancaster bắt đầu thực hiện nhiệm vụ vào tháng 3/1942. Người ta ước tính rằng có tổng cộng 150.000 phi vụ đã được thực hiện bằng máy bay ném bom này và gần một nửa số phi cơ bị mất trong khi làm nhiệm vụ.
5. Petlyakov Pe-2
10 máy bay ném bom nguy hiểm nhất trong Chiến tranh thế giới II - Ảnh 5.
Pe-2 là một máy bay ném bom hạng nhẹ của Liên Xô chính thức ra mắt vào năm 1941 khi châu Âu đã bắt đầu đi vào cuộc chiến tranh. 
Các máy bay ném bom Pe-2 cực kỳ thành công khi ở trên bầu trời và vượt trội so với một số chủng loại khác khi thực hiện tốt cả vai trò của máy bay chiến đấu hạng nặng. 
Pe-2 được sử dụng cho các mục đích khác như trinh sát và chiến đấu ban đêm rất tốt. Máy bay có tốc độ tối đa 580 km/h với trần bay 8.800 m, sức tải 1.600 kg bom.
6. Ilyushin Il-4 
10 máy bay ném bom nguy hiểm nhất trong Chiến tranh thế giới II - Ảnh 6.
Đây là chiếc máy bay được Liên Xô sản xuất chủ yếu cho mục đích ném bom và ngư lôi vào các cơ sở vật chất và khí tài chiến tranh của Đức. 
Il-4 ra mắt năm 1936 nhưng đã không hoạt động cho đến khi chiến tranh bắt đầu. Thiết kế chủ yếu như một máy bay ném bom hạng trung tuy nhiên Il-4 lại đảm nhiệm vai trò của máy bay ném bom tầm xa.
7. Junker Ju-87 Stuka
10 máy bay ném bom nguy hiểm nhất trong Chiến tranh thế giới II - Ảnh 7.
Cái tên "Máy bay ném bom Stuka" mà Ju-87 nhận được thật sự thuần khiết. Một oanh tạc cơ chính xác kinh điển được giới thiệu là "pháo binh trên không", cung cấp hỏa lực hỗ trợ cho xe tăng Đức khi họ thực hiện chiến thuật Blitzkrieg. 
Ju-87 mang 700 kg bom và một số sau nâng cấp còn mang được một quả bom lớn 1.800 kg. Độ chính xác của nó bây giờ được so sánh với các máy bay tàng hình F-117 hiện đại! 
Ngoài ra, Hitler ra lệnh thêm các biện pháp tấn công bao gồm súng máy và thậm chí còi báo động sẽ thấm nhuần hơn nữa sự sợ hãi vào trái tim của kẻ thù. Ju-87 Stuka đã được sử dụng trên cả hai mặt trận Đông và Tây của người Đức.
8. Dornier Do-217
10 máy bay ném bom nguy hiểm nhất trong Chiến tranh thế giới II - Ảnh 8.
Do-217 được sử dụng bởi Không quân Đức trong Thế chiến thứ 2 và cũng là một máy bay ném bom siêu cao cấp với các tính năng đi trước thời đại. 
Nó được thiết kế như một oanh tạc cơ hạng nặng cho các nhiệm vụ ngắn, việc sản xuất bắt đầu từ năm 1940. Con số chế tạo không phải là tuyệt vời đặc biệt khi so sánh với các máy bay khác, khi chỉ có 2.000 chiếc xuất xưởng.
Do-217 có thể mang 3.000 kg bom, tốc độ tối đa 557 km/h, tầm bay 2.145 km khi hoạt động ở độ cao 7.370 m. 
Đảm nhiệm vai trò máy bay ném bom chiến lược và trinh sát, Do-217 phục vụ cho đến những ngày cuối cùng của chiến tranh và thậm chí còn chuyển đổi chức năng thành máy bay chiến đấu ban đêm khi Đức sắp bị đánh bại.
9. Arado Ar-234  
10 máy bay ném bom nguy hiểm nhất trong Chiến tranh thế giới II - Ảnh 9.
Mặc dù không có nhiều vai trò trong chiến tranh nhưng Ar-234 phải được đề cập đến vì ý nghĩa của nó trong thế giới của máy bay ném bom. 
Đây là chiếc oanh tạc cơ sử dụng động cơ phản lực, 1 chỗ ngồi đầu tiên trên thế giới được phát triển bởi người Đức, chính thức ra mắt vào năm 1943. Cuộc chiến đã đến hồi kết thúc nhưng Đức vẫn nghiên cứu và hoàn thiện máy bay này. 
Ar-234 được sản xuất với số lượng rất nhỏ (210 chiếc) và chỉ dùng để trinh sát. Nó mang 1.500 kg bom và có thể ném với độ chính xác cực cao, Ar-234 sẽ thay đổi cục diện chiến trường khi và chỉ khi được sản xuất từ 1 - 2 năm trước. 
10. Mitsubishi G4M Betty
10 máy bay ném bom nguy hiểm nhất trong Chiến tranh thế giới II - Ảnh 10.
Chiếc máy bay ném bom tầm trung G4M của Hải quân Đế quốc Nhật Bản trong Thế chiến thứ 2 được Đồng Minh đặt tên là Betty do kiểu dáng hình trụ và có khả năng biểu diễn tốt, máy bay chiến đấu của Mỹ phải rất khó khăn khi muốn bắn hạ các máy bay này. 
G4M có phi hành đoàn 7 người, bay với tốc độ tối đa 428 km/h và có thể leo cao 8.500 m trong khi hoạt động ở khoảng cách 2.852 km.
theo Trí Thức Trẻ

10 máy bay chiến đấu tệ nhất trong Chiến tranh thế giới thứ 2

ĐTN |
10 máy bay chiến đấu tệ nhất trong Chiến tranh thế giới thứ 2

Những nhược điểm sau đây khiến cho 10 chiếc máy bay chiến đấu này phải góp mặt trong danh sách không hề mong muốn.

Boulton Paul Defiant MK.I - Anh

Defiant MK.I không có súng ở phía trước máy bay; Cơ động trên không chậm; Từng có 2 phi đội bị tiêu diệt trong một ngày; Được sử dụng trong các nhiệm vụ ban đêm trong thời gian ngắn; Cuối cùng chỉ được dùng như là một phần của nhiệm vụ cứu hộ, huấn luyện xạ thủ và kéo mục tiêu.
Defiant MK.I không có súng ở phía trước máy bay; Cơ động trên không chậm; Từng có 2 phi đội bị tiêu diệt trong một ngày; Được sử dụng trong các nhiệm vụ ban đêm trong thời gian ngắn; Cuối cùng chỉ được dùng như là một phần của nhiệm vụ cứu hộ, huấn luyện xạ thủ và kéo mục tiêu.
Brewster Buffalo - Mỹ

Đây là chiếc máy bay chiến đấu cánh đơn có móc hãm đầu tiên của Hải quân Mỹ, nó được sản xuất trong giai đoạn 1938 - 1941.

Brewster Buffalo nổi tiếng vì hiệu suất thao diễn kém, có thể là do trọng lượng khá nhẹ của máy bay. Chỉ có 4 quốc gia ngoài Mỹ sử dụng nó, trong đó Phần Lan khai thác hiệu quả nhất.
Đây là chiếc máy bay chiến đấu cánh đơn có móc hãm đầu tiên của Hải quân Mỹ, nó được sản xuất trong giai đoạn 1938 - 1941.
Brewster Buffalo nổi tiếng vì hiệu suất thao diễn kém, có thể là do trọng lượng khá nhẹ của máy bay. Chỉ có 4 quốc gia ngoài Mỹ sử dụng nó, trong đó Phần Lan khai thác hiệu quả nhất.
Blackburn Botha - Anh

Hiệu suất kém; Khung máy bay không ổn định; Số vụ tai nạn gây tử vong khá cao, được mệnh danh là cái bẫy chết người; Cuối cùng bị thu hồi và sử dụng cho nhiệm vụ huấn luyện, tuần tra ven biển và mang theo bom chống ngầm.
Hiệu suất kém; Khung máy bay không ổn định; Số vụ tai nạn gây tử vong khá cao, được mệnh danh là cái bẫy chết người; Cuối cùng bị thu hồi và sử dụng cho nhiệm vụ huấn luyện, tuần tra ven biển và mang theo bom chống ngầm.
Blackburn Rock - Anh

Phi công không thể bắn bắn trừ khi máy bay đang bay thẳng và không thể không chiến quần vòng; Không có súng ở phía trước máy bay; Gây khó khăn cho phi công khi muốn thoát ly khỏi máy bay; Tốc độ tối đa chỉ là 260 km/h.
Phi công không thể bắn bắn trừ khi máy bay đang bay thẳng và không thể không chiến quần vòng; Không có súng ở phía trước máy bay; Gây khó khăn cho phi công khi muốn thoát ly khỏi máy bay; Tốc độ tối đa chỉ là 260 km/h.
Fairey Battle - Anh

Được trang bị động cơ Rolls-Royce nhưng tải trọng bom và kíp lái 3 người đã khiến trọng lượng tăng quá nhiều đối với một máy bay ném bom hạng nhẹ; Vũ khí phòng vệ không đủ để chống lại máy bay hiện đại hơn; Tốc độ chậm.

Mặc dù Fairey Battle được ghi nhận đã mang lại chiến thắng trên không đầu tiên của Chiến tranh thế giới thứ 2 cho Không quân Hoàng gia Anh, song tổn thất đối với nó là rất nặng nề; Fairey Battle được rút khỏi trận chiến và sử dụng trong việc đào tạo phi công ở nước ngoài.
Được trang bị động cơ Rolls-Royce nhưng tải trọng bom và kíp lái 3 người đã khiến trọng lượng tăng quá nhiều đối với một máy bay ném bom hạng nhẹ; Vũ khí phòng vệ không đủ để chống lại máy bay hiện đại hơn; Tốc độ chậm.
Mặc dù Fairey Battle được ghi nhận đã mang lại chiến thắng trên không đầu tiên của Chiến tranh thế giới thứ 2 cho Không quân Hoàng gia Anh, song tổn thất đối với nó là rất nặng nề; Fairey Battle được rút khỏi trận chiến và sử dụng trong việc đào tạo phi công ở nước ngoài.
Douglas TBD Devastator - Mỹ

Mặc dù trước chiến tranh TBD Devastator được coi là một máy bay chiến đấu tiên tiến, nhưng sau vụ đánh bom Trân Châu Cảng, nó nhanh chóng trở nên lỗi thời.

Khi Chiến tranh thế giới thứ 2 sắp nổ ra, nó vẫn còn trong giai đoạn thử nghiệm. Tốc độ chậm làm cho Devastator dễ bị máy bay chiến đấu tấn công, toàn bộ phi đội TBD đã gần như bị xóa sổ trong trận Midway.
Mặc dù trước chiến tranh TBD Devastator được coi là một máy bay chiến đấu tiên tiến, nhưng sau vụ đánh bom Trân Châu Cảng, nó nhanh chóng trở nên lỗi thời.
Khi Chiến tranh thế giới thứ 2 sắp nổ ra, nó vẫn còn trong giai đoạn thử nghiệm. Tốc độ chậm làm cho Devastator dễ bị máy bay chiến đấu tấn công, toàn bộ phi đội TBD đã gần như bị xóa sổ trong trận Midway.
Lavochkin Gorbunov Doudkov LaGG-3 - Liên Xô

Khung máy bay bằng gỗ - các bộ phận cần thiết được bảo vệ bởi sơn mài Bakelite; Động cơ yếu và tốc độ leo cao thấp; Dễ vỡ đôi khi bị bắn và quay vòng nếu như rẽ quá nhanh. Các phi công Liên Xô đã đặt tên cho nó là chiếc quan tài sơn véc-ni.
Khung máy bay bằng gỗ - các bộ phận cần thiết được bảo vệ bởi sơn mài Bakelite; Động cơ yếu và tốc độ leo cao thấp; Dễ vỡ đôi khi bị bắn và quay vòng nếu như rẽ quá nhanh. Các phi công Liên Xô đã đặt tên cho nó là "chiếc quan tài sơn véc-ni".
Messerschmitt Me 163 Komet - Đức

Chiếc máy bay chiến đấu sử dụng động cơ rocket duy nhất được đưa vào hoạt động; Vũ khí trang bị chỉ cho phép thời gian bắn ngắn; Vận tốc của đạn không khớp với đường ngắm; Động cơ tiêu thụ nhiên liệu cao, dễ nổ; Tốc độ cất cánh lớn và gần như không thể hạ cánh.
Chiếc máy bay chiến đấu sử dụng động cơ rocket duy nhất được đưa vào hoạt động; Vũ khí trang bị chỉ cho phép thời gian bắn ngắn; Vận tốc của đạn không khớp với đường ngắm; Động cơ tiêu thụ nhiên liệu cao, dễ nổ; Tốc độ cất cánh lớn và gần như không thể hạ cánh.
Messerschmitt Me 210 - Đức

Một máy bay có khả năng thao diễn kém; Trong thiết kế có lỗi nhưng không bao giờ thật sự khắc phục; Không ổn định và dễ bị thất tốc.
Một máy bay có khả năng thao diễn kém; Trong thiết kế có lỗi nhưng không bao giờ thật sự khắc phục; Không ổn định và dễ bị thất tốc.
Yokosuka MXY-7 Ohka - Nhật Bản

Thực chất đây là một loại tên lửa chống hạm có điều khiển, được sử dụng cho đòn tấn công tự sát.
Thực chất đây là một loại tên lửa chống hạm có điều khiển, được sử dụng cho đòn tấn công tự sát.
theo Trí Thức Trẻ

Điểm danh 10 phi công Đức xuất sắc nhất trong CTTG 2

Nếu xét về thành tích chiến đấu trong CTTG 2 có lẽ phi công Đức luôn đứng hàng top Ace xuất sắc nhất vượt xa Mỹ hay Liên Xô.
Trong Chiến tranh Thế giới thứ hai, Không quân Đức và các phi công chiến đấu của nước này luôn có thành tích khá nổi bật mặc dù họ không phải lúc nào cũng dành được ưu thế trên không, nhưng tinh thần chiến đấu của các phi công Đức hoàn toàn vượt xa Mỹ và một số nước Đồng Minh. Nguồn ảnh: War History.
Theo tài liệu thu giữ được từ Không quân Đức phát xít, trong suốt CTTG 2 họ đã dành được khoảng 70.000 chiến thắng trên không trong đó bắn hạ hơn 25.000 máy bay của Anh và Mỹ còn với Liên Xô là 45.000 chiếc. Nhưng cái giá Đức phải trả cho chiến thắng đó cũng không hề rẻ khi họ mất tới 14.800 phi công và gần 7.000 phi công khác bị thương. Dưới đây là top 10 phi công Ace xuất sắc nhất của Đức trong CTTG 2, họ đều có thành tích bắn hạ hơn 200 máy bay của đối phương trong suốt thời giant ham chiến. Nguồn ảnh: WordPress.com.
Đứng ở vị trí thứ 10 trong danh sách top Ace của Không quân Đức trong CTTG 2 là Theodor Weissenberger với thành tích bắn hạ 208 máy bay đối phương, ông tham gia Không quân Đức từ năm 1936 và một phi công chiến đấu tình nguyện. Chiến thắng đầu tay của Weissenberger là vào năm 1941 trong một trận không chiến trên bầu trời Na Uy chống lại Không quân Anh. Nguồn ảnh: WW2 Gravestone.
Giống như nhiều phi công Ace khác của Đức trong chiến tranh mẫu chiến đấu cơ yêu thích của Weissenberger là chiếc Messerschmitt Bf 109 và nó theo ông trong suốt sự nghiệp của mình cho đến khi giải ngũ. Ông cũng là một trong những phi công Đức đầu tiên được đào tạo để sử dụng dòng chiến đấu cơ phản lực Messerschmitt Me 262. Nguồn ảnh: Airliners.net.
Vị trí thứ 9 thuộc về Heinrich Ehrler với 208 lần lập công chủ yếu ở Mặt trận phía Đông, tuy nhiên càng về sau cuộc chiến Ehrler càng thờ ơ với các chiến thắng của mình điều này cũng dẫn đến việc phi công Ace này thực hiện nhiệm vụ đánh chặn cuối cùng của mình bằng cách lao vào một máy bay ném bom của Mỹ khi chiếc Me Bf 109 của ông đã hết đạn. Nguồn ảnh: Alchetron.
Ở vị trí thứ 8 là Hemann Graf với 212 lần bắn hạ máy bay đối phương, ông cũng là một trong những phi công xuất sắc toàn diện nhất của Đức trong suốt CTTG 2, thành tích của Graf cũng được bắt đầu tại Mặt trận phía Đông. Sau chiến tranh Hemann Graf bị Quân đội Mỹ bắt làm tù binh nhưng lại được bàn giao cho Quân đội Liên Xô. Ông qua đời vào năm 1988 tại Engen, Tây Đức. Nguồn ảnh: War History.
Đứng ở vị thứ 7 là Heinrich Bär - một trong những phi công kỳ cựu của Không quân Đức trong CTTG 2, ông tham gia hầu hết trên các mặt trận từ Bắc Phi, Địa Trung Hải, mặt trận phía Đông cho đến mặt trận phía Tây. Thành tích của Bär cũng thuộc hàng top với 220 lần bắn hạ máy bay đối phương. Nguồn ảnh: World War II Pictures.
Trong ảnh là chiếc Messerschmitt Bf 109F-4 của Heinrich Bär tham chiến cùng ông ở Mặt trận phía Đông, bản thân Bär cũng là một phi công khá may mắn khi ông bị bắn hạ tới 18 lần nhưng chỉ bị thương 3 lần trong số đó. Sau chiến tranh, Heinrich Bär không bị xử bắn mà chỉ phải đi tù một thời gian trước khi trở lại Tây Đức. Nguồn ảnh: Wikiwand.
Ở vị trí thứ 6 là Erich Rudorffer với thành tích 222 lần bắn hạ máy bay đối phương và cũng là một trong những Ace quan trọng của Không quân Đức, chiến trường chủ yếu của Rudorffer là ở Mặt trận phía Đông và Ba Lan.
Erich Rudorffer cũng là phi công cuối cùng của Đức nhận được huân chương Thập tự Sắt hạng nhất cùng lá Oak và thanh gươm phần thưởng cao quý dành nhất dành cho các binh sĩ hoặc sĩ quan Đức có thành tích chiến đấu xuất sắc trên chiến trường. Nguồn ảnh: alifrafikkhan.blogspot.
Nằm trong top 5 Ace của Không quân Đức trong CTTG 2 là Wilhelm "Willie" Batz với thành tích 237 lần bắn hạ máy bay đối phương trong tổng số 445 phi vụ ông tham gia và chúng cũng đều đến từ Mặt trận phía Đông. Có một điều đặc biệt là Batz không thuộc một phi đội tiêm kích đánh chặn mà ông thường xuyên hoạt động trong vai trò bay hộ tống cho các phi đội máy bay ném bom của Đức. Nguồn ảnh: Pinterest.
Vị trí top 4 thuộc về Otto Kittel với 267 lần bắn hạ máy bay đối phương tại Mặt trận phía Đông, chiến thắng đầu tay của ông là trong Chiến dịch Barbarossa. Phi công Ace này của Đức thực hiện khoảng 583 phi vụ với chiếc chiến đấu cơ quen thuộc Messerschmitt Bf 109. Nguồn ảnh: Historical War Militaria.
Đứng ở Top 3 là Gunther Rall một trong những phi công giỏi nhất của Không quân Đức trong CTTG 2 và cả sau chiến tranh, ông có thành tích bắn hạ 275 lần chiến đấu cơ của đối phương và tất cả đều đến từ tại Mặt trận phía Đông. Sau chiến tranh, Gunther Rall tiếp tục ở lại giảng dạy và phục vụ trong Không quân Tây Đức và nhanh chóng trở thành một trong những sĩ quan đại diện cấp cao của Tây Đức tại khối quân sự NATO. Nguồn ảnh: en.ww2awards.com
Vị trí top 2 thuộc về Gerhard "Gerd" Barkhorn với 300 lần bắn hạ máy bay đối phương - một trong những thành tích hiếm có trong lịch sử không quân thế giới. Và Gerhard "Gerd" Barkhorn cũng là phi công bắn hạ nhiều Ace Liên Xô nhất ở Mặt trận phía Đông. Nguồn ảnh: Pinterest
Dù có thành tích chiến đấu xuất sắc nhưng cuộc sống của Barkhorn ngày càng trở nên căng thẳng và bế tắc hơn là hạnh phúc, trong những năm cuối chiến tranh ông chỉ tham gia giảng dạy và đào tạo phi công Đức bằng kinh nghiệm của mình. Thậm chí sau CTTG 2, Barkhorn cũng tiếp tục làm công việc này trong Không quân Tây Đức. Nguồn ảnh: ThingLink.
Đứng ở vị trí top 1 của Không quân Đức trong Chiến tranh Thế giới thứ 2 chính là Erich "Bubi" Hartmann còn được mệnh danh là “ác quỷ” của Luftwaffe và là phi công Ace có thành tích chiến đấu xuất sắc nhất trong lịch sử không quân thế giới với 352 lần bắn hạ máy bay đối phương, trong đó 345 máy bay của Liên Xô và 7 của Mỹ. Nguồn ảnh: MiGFlug.
Tuy nhiên niềm tự hào lớn nhất của Hartmann không phải là bắn hạ được nhiều máy bay địch nhất mà lại là bảo vệ an toàn cho toàn bộ thành viên thuộc phi đội tiêm kích của mình, khi ông không để mất bất cứ đồng đội nào trong suốt thời gian tham chiến. Sau khi chiến tranh kết thúc, Hartmann tiếp tục niềm đam mê bay của mình bằng công việc hướng dẫn bay dân sự đến khi qua đời vào năm 1993. Nguồn ảnh: telenet.
Trà Khánh

Không quân Liên Xô đã vượt qua không quân phát xít Đức như thế nào?

VOV.VN - Ban đầu, không quân Liên Xô lép vế trước đối thủ phát xít Đức. Nhưng sau đó, nhờ vào nhiều bài học xương máu và nỗ lực lớn, họ đã đảo ngược tình thế.
Không quân Liên Xô hứng chịu thất bại lớn nhất của họ trong giai đoạn đầu của cuộc xâm lược do Hitler tiến hành ở mặt trận phía đông vào năm 1941. Thảm họa này phơi bày các yếu kém hệ thống trong việc xây dựng không quân Liên Xô. Quân đội Xô viết sau đó phải mất vài năm và rất nhiều công sức mới loại bỏ được các điểm yếu này.
khong quan lien xo da vuot qua khong quan phat xit duc nhu the nao hinh 1
Phi cơ Yak-3 - loại máy bay tiêm kích nhẹ nhất và cơ động nhất Thế chiến 2. Ảnh: RIA Novosti.
Lực lượng quân sự Đức Quốc xã tiến vào lãnh thổ Liên Xô trong năm 1941 dưới sự yểm trợ mạnh mẽ của không quân. Khi đó, một nhu cầu bức thiết đặt ra cho Hồng quân là bắt kịp Luftwaffe (không quân Đức Quốc xã) về mặt công nghệ hàng không. Thế nhưng nhiệm vụ này không dễ dàng chút nào.
Nỗ lực cải tiến
Năm 1942, sau khi Hồng quân Liên Xô hứng chịu nhiều thất bại trong giai đoạn đầu của cuộc Chiến tranh Vệ quốc, các kỹ sư Xô viết đã tiến hành hiện đại hóa các máy bay mà lực lượng không quân Liên Xô (khi đó thuộc lục quân) triển khai chiến đấu.
Các kỹ sư này đã phải lao động cật lực để khắc phục nhược điểm kỹ thuật cơ bản của hàng không Liên Xô – động cơ hoạt động yếu kém. Nỗ lực này ban đầu tưởng là thành công ngay.
Các máy bay Yak của Liên Xô sánh được với các tiêm kích Đức về mặt tốc độ. Tuy nhiên, các trận chiến đầu tiên trên bầu trời Stalingrad cho thấy còn quá sớm để ăn mừng. Các máy bay tiêm kích mới của Đức một lần nữa khiến cho các phi công Liên Xô phải “ngồi chiếu dưới”. Mẫu máy bay Messerschmitt của Đức đã đẩy lùi đáng kể cuộc chơi trở lại tình hình của năm 1941.
Tình trạng lạc hậu về công nghệ này có thể bù lại bằng sự vượt trội về số lượng. Theo các ước tính của các chuyên gia Liên Xô, một máy bay Đức chọi được hai máy bay Liên Xô. Quân đội Liên Xô vì thế đẩy nhanh đáng kể tốc độ sản xuất máy bay tiêm kích, chấp nhận việc giảm sản xuất các loại máy bay chiến đấu khác, như là máy bay cường kích và máy bay ném bom.
Đồng thời, Liên Xô tiếp tục hoàn thiện các mẫu máy bay vốn là thế mạnh của họ và đang tham gia tác chiến.
Tuy nhiên để giải quyết tận gốc sự yếu kém, Liên Xô phải bắt tay chế tạo các máy bay mới vào năm thứ 3 của cuộc chiến tranh vệ quốc chống phát xít.
khong quan lien xo da vuot qua khong quan phat xit duc nhu the nao hinh 3
Một nữ phi công chuyên bay thử nghiệm máy bay Yak-1 và Yak-3 của Hồng quân. Ảnh: RIA.
Cuối cùng các máy bay tiêm kích Yak-3 và La-7 không những không chịu khuất phục mà còn vượt trội so với máy bay Đức.
Quá trình cải tiến không đơn giản. Các nhược điểm cấu trúc vẫn còn và điều này khiến tỷ lệ tai nạn của máy bay nằm ở mức cao. Đến cuối cuộc chiến tranh, hơn 15% đội bay của không quân Xô viết được xác định là có khiếm khuyết. Tuy nhiên thông qua phép thử và sai, Hồng quân Liên Xô cuối cùng đã giải quyết được tình trạng lạc hậu về chất lượng.
Bước nhảy từ số lượng lên chất lượng
Trong không chiến, ưu thế số lượng không mang lại chiến thắng. Trên trời rất khó đè bẹp đối thủ chỉ bằng số lượng. Trong trường hợp có khoảng cách về chất lượng giữa đôi bên thì máy bay tiêm kích nào hiện đại hơn, cơ động hơn, dễ tránh truy đuổi hơn sẽ dễ dàng tiêu diệt máy bay đối phương trong một trận chiến riêng lẻ.
Điều này giải thích thực tế là dù có số lượng áp đảo trong hầu hết các trận chiến lớn của Thế chiến 2, không quân Liên Xô thường hứng chịu tổn thất lớn. Bộ tư lệnh Xô viết nhanh chóng nhận ra thực tế này và tìm cách khắc phục. Cơ cấu tổ chức của không quân đã được sắp xếp lại. Máy bay được phân về các đơn vị không quân tách biệt, gắn với các tập đoàn quân và phương diện quân tương ứng.
Không quân hợp tác ăn ý với các đơn vị lục quân và cố gắng lập công tập thể.
Liên lạc vô tuyến điện giữa các phi đoàn và các máy bay riêng lẻ cũng được cải tiến. Trước kia, các phi công cần nhất trí về cách phối hợp tác chiến ngay từ khi họ còn ở trên mặt đất. Nhưng khi ở trên không gần như luôn xuất hiện nhu cầu phải ứng biến và thay đổi tất cả đội hình chiến thuật. Về mặt này các phi công Đức đã thực hiện liên lạc bằng vô tuyến điện để tổ chức lại đội hình trên không một cách nhanh chóng.
Từ năm 1942-1943 trở đi, các phi công Liên Xô bắt đầu làm tương tự. Thay đổi này nhanh chóng mang lại kết quả tích cực. Các tổn thất của không quân phát xít Đức vào mùa hè và mùa thu năm 1942 vượt qua con số 7.000 máy bay – chiếm hơn 70% tổng số thiệt hại trong thời kỳ này.
Chinh phục bầu trời
Các trận không chiến giai đoạn 1942-1943 trên bầu trời vùng Volga và Kursk diễn ra với mức độ thành công khác nhau.
Hồng quân bắt đầu quá trình phát triển các kỹ thuật không chiến, điều chỉnh cách thức liên lạc và hợp tác bên trong các phi đoàn. Các kỹ sư đã hỗ trợ tích cực cho quá trình này. Năm 1943 các máy bay Liên Xô bắt đầu được trang bị các điện đài mới, cũng đóng vai trò radar.
khong quan lien xo da vuot qua khong quan phat xit duc nhu the nao hinh 5
Anh hùng Liên Xô - phi công Alexander Pokryshkin bên con "chim sắt" của mình. Ảnh: RIA.
Hoạt động của ngành chế tạo máy bay Liên Xô đạt tới mức độ tối đa: Số lượng các động cơ được sản xuất lớn gấp 3 lần số động cơ bị mất trong chiến đấu. Đến năm 1944 ưu thế của đội bay tiêm kích Liên Xô đạt tới mức độ áp đảo đối phương. Hệ quả là, quân Đức buộc phải thực hiện các biện pháp như cắt giảm đáng kể quy mô của lực lượng máy bay ném bom và tăng cường lực lượng tiêm kích.
Quân Đồng minh đã hỗ trợ đáng kể máy bay cho Liên Xô. Các phi cơ tiêm kích Mỹ và Anh được gửi cho Liên Xô thông qua chương trình Lend-Lease, số lượng lên tới mức chiếm 13% tổng số các động cơ tương ứng được sản xuất ở Liên Xô. Trong số đó có các máy bay nổi tiếng như Air Cobra và King Cobra. Phi công Liên Xô lừng danh Alexander Pokryshkin được cho là từng lái một trong các chiếc Air Cobra đó.
Lao động cật lực cộng với sự hỗ trợ của đồng minh đã đem lại kết quả lớn: Đến cuối năm 1944, lực lượng không quân của Hồng quân đã làm chủ bầu trời. Đây là cơ sở cho sự hình thành một trong các lực lượng không quân tiên tiến nhất trên thế giới./.
Trung Hiếu/VOV.VN Dịch từ RBTH.com

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét