HIỆN THỰC KỲ ẢO 105
(ĐC sưu tầm trên NET)
Hình ảnh minh họa.
Khi tiếp cận hòn đảo, đồng hồ đột nhiên ngừng hoạt động, la bàn bị vô hiệu hóa, kim la bàn xoay vòng không thể định hướng. Kinh ngạc hơn nữa, người ta còn cảm thấy thời gian có lúc trôi rất chậm, có lúc lại trôi rất nhanh.
Một trong những sự việc kỳ lạ dẫn đến sự can thiệp của chính phủ Liên Xô phải kể đến sự kiện xảy ra năm 1959.
Sau
nhiều năm trải qua những mùa ấm hơn các hòn đảo và khu vực xung quanh,
năm 1959, hòn đảo Barsa-Kelmes hứng chịu một mùa đông đặc biệt khắc
nghiệt. Một số người bản địa Kazakh sống gần hòn đảo nghĩ rằng
Barsa-Kelmes có thể là nơi trữ đông lý tưởng cho nguồn thủy sản mà họ
đánh bắt được trước đó nên đã tiến vào khu vực này bất chấp những lời
ngăn cản của trưởng làng.
Tuy nhiên, mùa đông khắc nghiệt qua đi, mùa xuân ấm áp lại đến mà họ vẫn chưa trở về nhà. Người thân đã tổ chức một cuộc tìm kiếm quy mô lớn, tuy nhiên, nhiều ngày trôi qua mà không thấy bất cứ dấu hiệu nào của những người mất tích, họ đã báo lên chính quyền.
Chính phủ Liên Xô khi đó đã điều động một chiếc trực thăng để rà quét khu vực, tìm kiếm những người mất tích trên đảo Barsa-Kelmes. Tuy nhiên, khi máy bay bay vào lớp sương mù dày đặc, các thiết bị trên khoang lái bị nhiễu loạn và dần hỏng từng thứ một. Hai phi công buộc phải hạ cánh khẩn cấp.
Những hiện tượng bí ẩn nhất hành tinh - Tập 1
Những hiện tượng bí ẩn nhất hành tinh - Tập 2
Những hiện tượng bí ẩn nhất hành tinh - Tập 3
Bí ẩn kỳ dị tại "Vòng tròn của Quỷ" ở Mỹ: Thách thức khoa học hàng trăm năm
Trang Ly |
Ở "Vòng tròn của Quỷ" ẩn chứa những bí mật gì khiến dân địa phương truyền tai nhau qua nhiều thế kỷ?
Trong nhiều năm qua, rất nhiều câu chuyện đáng sợ,
kỳ bí được người dân địa phương truyền tai nhau tại đây. Được xem là một
trong những khu vực dị thường trên Trái Đất, "Vòng tròn của Quỷ" (Devil's Tramping Ground)
trong khu rừng ở ngoại ô thành phố Siler, tiểu bang Bắc Carolina là một
địa điểm thách thức sự gan lì của nhiều người ưa mạo hiểm ở Mỹ.
"Vòng tròn của Quỷ" là một trong những khu vực kỳ bí, ám ảnh nổi tiếng nhất vùng đất phía nam nước Mỹ. Ảnh minh họa
Đối
với nhiều người dân địa phương tiểu bang Bắc Carolina, ngọn đồi thấp,
thoai thoải ở phía nam hạt Chatham, ngoại ô thành phố Siler - nơi chứa
"Vòng tròn của Quỷ" - được xem là một trong những khu vực kỳ bí, ám ảnh
nổi tiếng nhất vùng đất phía nam nước Mỹ.
Chỉ rộng 12m,
nhưng "Vòng tròn của Quỷ" đủ sức mài mòn sự gan lì của những người ham
thích bí ẩn nhất, bởi, không một ngọn cỏ, không một bông hoa nào có thể
mọc và sống trong phạm vi của vòng tròn ma quái này. Hạt giống gieo ở đó
không chịu nảy mầm. Bất kỳ loại thực vật nào được trồng ở đó cũng nhanh
chóng tàn héo và chết.
Điều kỳ dị chưa dừng ở đó. Bất kỳ
vật thể nào đặt trong "Vòng tròn của Quỷ" trước khi hoàng hôn đổ xuống
cũng đều "bị di chuyển" đến một địa điểm hoàn toàn khác, cách xa vòng
tròn đó trước khi bình minh mang nắng chiếu sáng vạn vật trong khu rừng
ẩm ướt.
Các loài động vật khác như chó đều có biểu hiện
kỳ lạ tưởng như sợ sệt, hú lên như điên dại khi tiếp cận vòng tròn
trong khu rừng ở hạt Chatham.
Khoảng
đất trống đường kính 12m được gọi là "Vòng tròn của Quỷ" trong khu rừng
ở hạt Chatham, ngoại ô thành phố Siler, tiểu bang Bắc Carolina.
Nhiều
người vì muốn "nhìn thấu" sự thật tại "Vòng tròn của Quỷ" mà cắm trại
qua đêm tại đây. Tuy nhiên, không ai, không một người nào qua đêm tại
đây mà tìm được câu trả lời, chưa kể sức khỏe bị ảnh hưởng một cách bí
ẩn.
Truyền thuyết kể lại rằng, một người đàn ông vì muốn
rõ thực hư tại "Vòng tròn của Quỷ" mà thức trắng đêm tại đây. Thế
nhưng, đến khi trời sáng, tất cả những gì người ta thấy là một người in
hằn nỗi sợ hãi tột độ, tâm trí của người đó thậm chí còn không bình
thường tựa như đã trải qua một sự kiện siêu nhiên, quá sức hiểu biết của
con người vậy.
Bí
ẩn về "Vòng tròn của Quỷ" đã được biết đến kể từ khi hạt Chatham thành
lập ngay trước Chiến tranh giành độc lập của Mỹ trước Anh thế kỷ 18.
Việc đặt tên cho vùng đất bí hiểm này bị ảnh hưởng bởi nỗi ám ảnh siêu
nhiên của những người nhập cư từ Ulster (một hòn đảo ở Ireland) và các
vùng dọc biên giới giữa Anh và Scotland. Quỷ dữ chính là một phần văn
hóa mà người nhập cư từ Anh mang đến Tân Thế giới.
Kể từ đó, từ thế hệ này sang thế hệ khác, những câu chuyện kỳ lạ, bí hiểm về vùng đất này được truyền lại, và mặc dù các nhà khoa học đã nỗ lực giải thích miếng đất cằn cỗi này, nhưng không có lời giải thích thỏa mãn nào được đưa ra.
Một
số người tin rằng vòng tròn này là nơi gặp gỡ cổ xưa của các bộ lạc
người Mỹ bản địa, những người đã tạo ra vòng tròn để thực hiện những
điệu nhảy nghi lễ của họ.
Người khác lại nói rằng, vòng
tròn này là nơi hạ cánh của UFO. Năng lượng và những bức xạ mạnh từ các
động cơ ngoài Trái Đất đã phá hủy vĩnh viễn nền đất khiến nó trở nên cằn
cỗi, không có thực vật sống.
Theo thời gian, sự ám ảnh
Quỷ dữ đã chuyển sang nỗi sợ với người ngoài hành tinh, các thế lực vô
hình đã thay đổi từ ma thuật sang phóng xạ chết người.
Những
bí ẩn kỳ lạ tại "Vòng tròn của Quỷ" thu hút sự quan tâm của giới khoa
học. Đối với họ, "Vòng tròn của Quỷ" chỉ là một miếng đất nghèo chất
dinh dưỡng một cách bất thường khiến cho cỏ cây, thực vật không thể duy
trì sự sống.
Theo báo cáo của Giám đốc tài chính BG
Medicine, Inc. là Stephen P. Hall và người cùng nghiên cứu Marjorie W.
Boyer, "Vòng tròn của Quỷ" nằm trên khu vực rộng lớn của vùng cao, đặc
trưng bởi địa hình bằng phẳng, thoát nước kém và đất chua.
Nguyên
nhân đất kém dinh dưỡng được cho là do ảnh hưởng của núi lửa gần đó.
Những loại cây mọc được ở vùng đất rộng này là những cây thích nghi với
điều kiện đất có tính axit mạnh và thay đổi độ ẩm từ cực kỳ nóng và khô
vào mùa hè đến ngập lụt trong mùa đông.
Mặc dù đã có
những lý giải về khoa học, nhiều người địa phương vẫn tin vào những câu
chuyện kỳ bí vốn đã in sâu vào tâm trí họ từ thế kỷ 18.
Và cho đến nay, "Vòng tròn của Quỷ" vẫn là địa điểm kỳ dị nổi tiếng nhất của tiểu bang Bắc Carolina, Mỹ.
theo Helino
Dấn thân vào Thung lũng Chết ở Nga, gần trăm người mất tích: Khoa học day dứt vì bí ẩn lớn
Trang Ly |
Ở Thung lũng Chết tồn tại một "sát thủ vô hình" khiến con người và nhiều loài động vật phải bỏ mạng.
Trên bán đảo Kamchatka thuộc vùng Viễn Đông Nga tồn tại một Thung lũng Chết,
nơi được cho là "nghĩa địa" của con người và nhiều loài động vật hoang
dã. Được tình cờ phát hiện trong thế kỷ 20, cho đến nay, Thung lũng Chết
này vẫn được xếp vào danh sách một trong những khu vực nguy hiểm nhất
hành tinh.
Mọi
chuyện bắt đầu từ câu chuyện kỳ lạ của hai người thợ săn sống vào thời
thế kỷ 20. Chuyện kể rằng, vào những năm 1930, hai người thợ săn nọ tình
cờ đi đến một khu vực kỳ lạ dưới chân núi lửa Kikpnych, trên vùng
thượng nguồn sông Geyzernaya ở phía đông Bán đảo Kamchatka.
Trước
mắt họ là một vùng đất khô cằn không cỏ cây hoa lá. Mặt đất bao phủ đầy
xác động vật chết khô. Trong khi chưa hiểu chuyện gì xảy ra, hai thợ
săn bỗng cảm thấy đau đầu dữ dội, lồng ngực cảm giác như bị tấm đá đè
nặng.
Họ lập tức quay lại đường cũ, nhanh chóng rời khỏi khu vực kỳ lạ này. Đây là quyết định đã cứu mạng chính họ.
May
mắn sống sót trở về cũng là lúc họ đem câu chuyện và những trải nghiệm
kỳ dị của mình chia sẻ cho dân làng. Câu chuyện của họ nhanh chóng được
đồn ra xa.
Những năm 1940 và 1950 chứng kiến những người
ưa mạo hiểm dấn thân vào vùng đất lạ để tìm hiểu rõ thực hư. Tuy nhiên,
không một ai trở về. Dân làng sống gần nhất kể lại rằng, 80 người đã ra
đi và vĩnh viễn không trở lại.
Nằm
trên vùng Bán đảo Kamchatka vùng Viễn Đông xa xôi của Nga, vùng đất kỳ
dị có thể khiến con người và động vật bỏ mạng nhanh chóng nổi tiếng khắp
nơi. Người ta gọi nó với các tên "Nghĩa địa", "Thung lũng Chết".
Thung lũng Chết Kamchatka
cứ thế khiến cho dân địa phương và nhiều người dân sợ hãi không dám
tiếp cận nhiều năm sau kể từ câu chuyện 80 người vĩnh viễn ra đi không
trở lại.
Mãi
cho đến năm 1975, một nhóm các nhà núi lửa học dẫn đầu bởi nhà khoa học
Liên Xô Vladimir Leonov tiến hành cuộc thám hiểm vùng đất nghĩa địa
đáng sợ.
Ngày 28/7/1975, đoàn của Vladimir Leonov tiến
đến vùng đất nơi họ chứng kiến xác động vật và chim chóc nằm chết la
liệt trên nền đất hoang. Ba ngày sau đó, các nhà khoa học khoanh được
vùng nguy hiểm của Thung lũng Chết, và kết luận rằng, người dân và khách
du lịch đã ở gần vùng đất chết rất nhiều lần mà không hề hay biết.
Khám
phá này trở thành một trong những phát hiện mang tính lịch sử của Bán
đảo Kamchatka. Đoàn khoa học của Vladimir Leonov giống như "hoa tiêu"
giúp cho hàng chục nghiên cứu và tìm hiểu của giới khoa học toàn Liên Xô
được thực hiện suốt từ năm 1975 đến 1983.
8 năm sau kể
từ cuộc thám hiểm khoa học đầu tiên, giới khoa học đã giải mã được
nguyên nhân biến Kamchatka trở thành Thung lũng Chết đáng sợ đến vậy.
Theo
đó, Thung lũng Chết là một vùng đất nhỏ, rộng 500m và dài 2000m. "Sát
thủ vô hình" gây ra cái chết hàng loạt ở vùng đất này là do hàng loạt
khí độc thoát ra từ hoạt động của núi lửa gần đó gây nên.
Hỗn hợp các loại khí độc gồm Hydrogen sulfide (H2S), Carbon dioxide (CO2), Sulphur dioxide (SO2), Carbon disulfide (CS2) cùng
một số khí độc khác. Chúng tích tụ ở vùng đất thấp, kín gió trong thung
lũng và tạo nên "hồ khí độc", có thể giết bất cứ sinh vật nào nếu ở bị
ngấm độc đủ lâu.
Theo các nhà khoa học, khoảng thời gian
từ tháng Năm đến tháng Mười hàng năm, vùng đất này sẽ trở thành "sát thủ
tự nhiên" đáng sợ nhất bởi đó là lúc tuyết tan, tạo cơ hội giải phóng
các loại khí độc ra bên ngoài.
Những nạn nhân đầu tiên
phải kể đến là các loài chim tìm đến các con sông băng để uống nước. Rồi
đến các loài cáo, sói, gấu đến săn mồi và uống nước.
Sở
dĩ, xác động vật đã chết phần lớn còn nguyên vẹn là do xác chúng được
vùng đất khí độc "bao bọc" khỏi các loài vi khuẩn phân hủy xác.
Bí
ẩn lớn nhất mà các nhà khoa học chưa thể trả lời được tại Thung lũng
Chết này là: Tại sao động vật không chạy khi chúng xuất hiện các triệu
chứng ban đầu? Và tại sao chúng lại đến khu vực này để kiếm ăn sau một
mùa đông giá lạnh?
Một số nhà khoa học tin rằng các
nguyên tố trong khí của thung lũng có thể gây tê liệt một phần cơ thể
các loài động vật khiến chúng không thể di chuyển hoặc bay đi xa, nhưng
điều này chưa được chứng minh.
Đối với con người, khi đi
lạc vào khu vực này thường bị đau đầu, sốt và yếu cơ, đôi khi có thể
mất mạng nếu không được can thiệp y tế kịp thời hoặc đi lạc quá sâu vào
vùng đất chết này.
Mặc
dù sở hữu cảnh quan tự nhiên đẹp mắt, nhưng Thung lũng Chết được chính
phủ Nga cách ly hoàn toàn, cấm mọi hoạt động du lịch tại đây.
Tuy
nhiên, khi đến Bán đảo Kamchatka, khách du lịch vẫn có thể ngắm cảnh
quan, cũng như Thung lũng mạch nước nóng, các núi lửa đang âm ỉ cháy như
Karymsky và Maly Semyachik...
Bán đảo Kamchatka có hơn
15.000 con gấu nâu, 10.000 con cừu tuyết, 1.500 con tuần lộc, chó sói,
cáo, và cá sấu - chưa kể đến một nửa số đại bàng biển Steller khổng lồ
trên thế giới sinh sống tại đây. Các khu vực ven biển là nơi sinh sống
của chín loài cá voi, các loài chim biển khổng lồ và hàng ngàn loài rái
cá biển.
Vẻ đẹp của Bán đảo Kamchatka:
Bài viết sử dụng các nguồn: RBTH (Nga), Lonely Planet
theo Helino
Bí ẩn kỳ dị, không thể giải thích trên hòn đảo hoang: Liên Xô giải mã nhưng không thành
Trang Ly |
Ở đảo Barsa-Kelmes từng xảy ra những điều kỳ dị, không thể giải thích nổi. Màn sương mù dày đặc bao quanh hòn đảo này che giấu bí mật to lớn gì?
Trong số hơn 1.000 hòn đảo lớn nhỏ trên vùng biển Aral thuộc Trung Á, không có hòn đảo nào bí ẩn và dị thường như hòn đảo Barsa-Kelmes.
Hiểu
theo tiếng Kazakh của người bản địa, đảo Barsa-Kelmes có nghĩa là hòn
đảo "một đi không trở lại". Điều gì khiến hòn đảo từng rộng 133 km2
(tính đến năm 1980) này lại trở thành một trong những khu vực bí ẩn
nhất thế giới, dù Liên Xô đã từng điều động quân đội cùng máy bay và xe
tăng đến giải mã nhưng mọi nỗ lực đều đi vào ngõ cụt?
Truyền
thuyết kể lại rằng, vào thế kỷ 13, người dân trên hòn đảo Barsa-Kelmes
buộc phải chạy trốn khỏi đảo để tránh sự tàn sát của quân Mông Cổ. Sau
một thời gian ngắn, họ trở lại hòn đảo thì ngạc nhiên nhận thấy sự thay
đổi kỳ lạ, quanh cảnh xuất hiện tựa như hàng chục năm đã qua đi. Cuối
cùng, dân trên đảo chỉ lưu trú lại hòn đảo kỳ lạ vài tháng rồi chuyển
đến nơi khác định cư.
Tính cho đến nay, Barsa-Kelmes trở thành nơi bị bỏ hoang. Cư dân cuối cùng của hòn đảo đã rời đi cách đây nhiều thập kỷ.
Ở
Barsa-Kelmes, người ta chỉ thấy một vùng đất kỳ lạ được bao phủ bởi màn
sương mù dày đặc, nơi được cho là xảy ra những điều kỳ lạ, không thể
giải thích nổi. Những điều kỳ lạ xuất hiện thường xuyên tới nỗi, những
dân cư sống gần hòn đảo đã gọi nó là "cánh cửa dẫn đến một chiều không
gian khác".
Cùng xem những điều kỳ quái gì đã diễn tra trên hòn đảo một đi không trở lại này.
Đầu
tiên, Barsa-Kelmes được cho là nơi trú ngụ của những sinh vật lạ
thường, tựa như chúng chưa từng đến từ Trái Đất mà đến từ một chiều
không gian khác. Dân địa phương cho rằng, họ đã nhìn thấy những sinh vật
giống như những con chim khổng lồ bay lượn quanh đảo, hay thấy những
con rắn biển lớn bơi trong vùng nước quanh đảo, đôi khi lại thấy những
"thủy quái" khổng lồ có cổ dài lấp ló trong màn sương dày đặc.
Thậm
chí, đối với tất cả những ai từng dấn thân vào thám hiểm hòn đảo cũng
đều biến mất một cách bí ẩn. Họ không bao giờ trở lại khi xâm nhập vào
"vùng đất cấm" đó.
Không chỉ được cho là nơi trú ngụ của các sinh
vật khổng lồ đến dị thường, không chỉ "nuốt" người sau màn sương dày
đặc, hòn đảo Barsa-Kelmes còn khiến tất cả các thiết bị hiện đại của con
người bị vô hiệu hóa. Khi tiếp cận hòn đảo, đồng hồ đột nhiên ngừng hoạt động, la bàn bị vô hiệu hóa, kim la bàn xoay vòng không thể định hướng. Kinh ngạc hơn nữa, người ta còn cảm thấy thời gian có lúc trôi rất chậm, có lúc lại trôi rất nhanh.
Một trong những sự việc kỳ lạ dẫn đến sự can thiệp của chính phủ Liên Xô phải kể đến sự kiện xảy ra năm 1959.
Tuy nhiên, mùa đông khắc nghiệt qua đi, mùa xuân ấm áp lại đến mà họ vẫn chưa trở về nhà. Người thân đã tổ chức một cuộc tìm kiếm quy mô lớn, tuy nhiên, nhiều ngày trôi qua mà không thấy bất cứ dấu hiệu nào của những người mất tích, họ đã báo lên chính quyền.
Chính phủ Liên Xô khi đó đã điều động một chiếc trực thăng để rà quét khu vực, tìm kiếm những người mất tích trên đảo Barsa-Kelmes. Tuy nhiên, khi máy bay bay vào lớp sương mù dày đặc, các thiết bị trên khoang lái bị nhiễu loạn và dần hỏng từng thứ một. Hai phi công buộc phải hạ cánh khẩn cấp.
Những
lời cuối cùng xuất hiện trong bộ đàm của họ khi báo cáo khẩn cấp về
tình hình lúc đó là, họ nhìn thấy những vật thể hình elip xuất hiện mập
mờ trong làn sương dày đặc. Ngay sau đó, tín hiệu radio giữa căn cứ chi
huy và trực thăng hoàn toàn im lặng.
Sau khi chiếc trực
thăng "biến mất" hoàn toàn trong làn sương mù dày đặc của hòn đảo kỳ dị,
Liên Xô tiếp tục điều động một chiếc xe tăng có gắn dây cáp dài, tiến
vào khu vực hòn đảo kỳ lạ.
Đội do thám trên chiếc xe tăng
được lệnh phải giữ liên lạc liên tục trong quá trình tiến vào lớp sương
mù dày đặc. Tuy nhiên, điều kỳ dị đến đáng sợ lại xảy ra một lần nữa.
Tín hiệu radio lại im bặt sau khi xe tăng tiến vào màn sương mù.
Mãi
đến khi người ta tiến hành kéo chiếc xe tăng trở lại bằng dây cáp, bên
trong hoàn toàn trống rỗng. Toàn bộ chiếc xe tăng như bị một lớp băng
bao phủ.
Các
mẫu vật nghi ngờ đều được đưa đến phòng thí nghiệm hiện đại ở Moskva để
kiểm tra, tuy nhiên, các nhà khoa học cũng không tìm thấy bất cứ điều
gì bất thường, như chất lạ, vật lạ hoặc manh mối quan trọng nào phục vụ
cho cuộc điều tra.
Khi không thể giải thích được
những hiện tượng kỳ lạ bên trong lớp sương mù dày đặc ở hòn đảo
Barsa-Kelmes, đó là lúc người ta đồn đoán về những bí ẩn liên quan đến
UFO và căn cứ của người ngoài hành tinh.
Nhà nghiên cứu
UFO người Nga Vadim Chernobrov, sau khi tìm hiểu các tài liệu cũ liên
quan đến các hiện tượng không thể giải thích tại Barsa-Kelmes, cho rằng,
lớp sương mù kia chính là tấm chắn bảo vệ một căn cứ bí mật nào đó bên
trong hòn đảo.
Lớp sương mù này có khả năng vô hiệu hóa các thiết bị điện tử, nhằm chống lại sự xâm nhập không mong muốn từ bên ngoài.
Số
phận của những người đã đến hòn đảo một đi không trở lại đó hiện giờ ra
sao? Bên trong màn sương mù dày đặc đang ẩn giấu bí mật to lớn nào?
Liệu hòn đảo Barsa-Kelmes có phải là căn cứ ngầm của người ngoài hành
tinh, hay nó là tác phẩm do con người tạo ra nhằm che giấu một bí mật
khổng lồ nào đó?... Tất cả câu hỏi này đều chưa có lời giải thích thỏa đáng.
Bài viết sử dụng nguồn: UFO Holic
theo Helino
Nỗi đau thiên tài vật lý Ý: Khiến cả thế giới khâm phục nhưng bị cái chết của con quật ngã
Trang Ly |
Hôm nay, 18/2 là ngày sinh của thiên tài vật lý Alessandro Volta - "cha đẻ" của pin Volta.
Vào ngày 18/2, Google Doodle từng thiết kế hình ảnh động để kỷ niệm sinh nhật hơn 270 năm của Alessandro Volta. Vậy Alessandro Volta là ai?
Alessandro Volta - Nhà khoa học lỗi lạc, khiến thế giới trăm năm gọi mãi tên ông
Bá tước Alessandro Volta, tên đầy đủ là Alessandro Giuseppe Antonio Anastasio Volta, sinh ngày 18/2/1745 - mất ngày 5/5/1827 tại tỉnh Como, Ý.
Nhà vật lý lỗi lạc người Ý sinh thời trong thế kỷ 18 cho đến nay vẫn được nhớ đến là nhà khoa học thiên tài phát minh ra pin điện đầu tiên trên thế giới, "cha đẻ" của pin hoá học hiện đại, tạo ra dòng điện ổn định. Tên của ông - Volta - được đặt cho đơn vị điện thế Volt (ký hiệu V, thường đọc là Vôn) còn dùng đến tận ngày nay.
Năm 1800, khi nhà vật lý Volta
vốn say mê khoa học từ tấm bé đã khiến cả thế giới phải ngả mũ kính
phục khi tạo ra những cục pin đầu tiên trong lịch sử khoa học thế giới.
Pin Volta là một tấm kẽm và một tấm đồng nhúng trong axit sunfuric (H2SO4), nó có thể sản sinh ra dòng điện liên tục và ổn định.
Năm 1801, tại Paris (Pháp), Volta đã trình bày thí nghiệm tạo ra pin Volta trước sự chứng kiến của Napoleon, người đã phong hiệu bá tước cho Volta và tiến cử ông là thượng nghị sĩ của Lombardy (vùng đất giàu có và trù phú nhất của Ý).
Năm 1815, Hoàng đế của Áo là Francis I phong tặng danh hiệu Trưởng khoa triết học thuộc Đại học Padua (Ý).
Năm 1881, tên của ông được đặt cho đơn vị điện thế Volt.
Nỗi đau của thiên tài
Nhờ phát minh có 1-0-2 của mình, bá tước Volta giúp con người có được nguồn điện một chiều ổn định. Phát minh mang tính cách mạng này khiến Volta được ghi nhận là một trong những vĩ nhân có đóng góp to lớn trong tiến trình phát triển của nhân loại, mở ra một trang mới cho điện học (từ nghiên cứu tĩnh điện sang nghiên cứu động điện).
Là một nhà khoa học lỗi lạc của Ý, được cả thế giới tôn vinh và công nhận nhưng những năm tháng cuối đời của con người ấy đã phải chịu đựng nỗi đau mất con không thể xiết. Năm 1823, năm ông 78 tuổi, ông đã phải chịu cảnh "người tóc bạc tiễn kẻ đầu xanh" khi người con của ông qua đời.
4 năm sau ngày tiễn con, thiên tài Volta cũng từ giã cõi đời sau những năm tháng nhớ con khôn nguôi.
Ông vĩnh viễn ra đi để lại cho hậu thế một con đường khoa học mới, mãi mãi thay đổi cuộc sống của con người về sau.
Alessandro Volta - Nhà khoa học lỗi lạc, khiến thế giới trăm năm gọi mãi tên ông
Bá tước Alessandro Volta, tên đầy đủ là Alessandro Giuseppe Antonio Anastasio Volta, sinh ngày 18/2/1745 - mất ngày 5/5/1827 tại tỉnh Como, Ý.
Nhà vật lý lỗi lạc người Ý sinh thời trong thế kỷ 18 cho đến nay vẫn được nhớ đến là nhà khoa học thiên tài phát minh ra pin điện đầu tiên trên thế giới, "cha đẻ" của pin hoá học hiện đại, tạo ra dòng điện ổn định. Tên của ông - Volta - được đặt cho đơn vị điện thế Volt (ký hiệu V, thường đọc là Vôn) còn dùng đến tận ngày nay.
Bá
tước Alessandro Volta, thiên tài phát minh ra pin điện đầu tiên trên
thế giới, "cha đẻ" của pin hoá học hiện đại, tạo ra dòng điện ổn định.
Pin Volta là một tấm kẽm và một tấm đồng nhúng trong axit sunfuric (H2SO4), nó có thể sản sinh ra dòng điện liên tục và ổn định.
Năm 1801, tại Paris (Pháp), Volta đã trình bày thí nghiệm tạo ra pin Volta trước sự chứng kiến của Napoleon, người đã phong hiệu bá tước cho Volta và tiến cử ông là thượng nghị sĩ của Lombardy (vùng đất giàu có và trù phú nhất của Ý).
Năm 1881, tên của ông được đặt cho đơn vị điện thế Volt.
Alessandro Volta trình diễn phát minh của mình trước Napoleon (người ngồi) tại Paris năm 1801. Nguồn ảnh: Photos.com/Thinkstock
Nhờ phát minh có 1-0-2 của mình, bá tước Volta giúp con người có được nguồn điện một chiều ổn định. Phát minh mang tính cách mạng này khiến Volta được ghi nhận là một trong những vĩ nhân có đóng góp to lớn trong tiến trình phát triển của nhân loại, mở ra một trang mới cho điện học (từ nghiên cứu tĩnh điện sang nghiên cứu động điện).
Là một nhà khoa học lỗi lạc của Ý, được cả thế giới tôn vinh và công nhận nhưng những năm tháng cuối đời của con người ấy đã phải chịu đựng nỗi đau mất con không thể xiết. Năm 1823, năm ông 78 tuổi, ông đã phải chịu cảnh "người tóc bạc tiễn kẻ đầu xanh" khi người con của ông qua đời.
4 năm sau ngày tiễn con, thiên tài Volta cũng từ giã cõi đời sau những năm tháng nhớ con khôn nguôi.
Ông vĩnh viễn ra đi để lại cho hậu thế một con đường khoa học mới, mãi mãi thay đổi cuộc sống của con người về sau.
Bài viết sử dụng nguồn: Google.com, Britannica
theo Helino
Nhận xét
Đăng nhận xét