Thứ Bảy, 23 tháng 3, 2019

THẾ CUỘC GIANG HỒ 04 (thế cờ Thất Tinh Tụ Hội)

(ĐC sưu tầm trên NET)
Hai bài thơ về cờ Tướng của Vua Lê Thánh Tông

themgaidep
14-06-2009, 11:47 AM
Từ xưa, cờ Tướng đã trở thành một đề tài thơ ca rất phong phú của văn học Việt Nam. Nhiều nhà thơ lớn thời xưa đã có những bài thơ rất hay cảm hứng về việc chơi cờ. Lê Thánh Tông (1442-1497) ông vua thi sĩ - bác học cũng để lại hai bài thơ chữ Hán "Tượng Kỳ".

Dưới đây là bản dịch thơ sang tiếng Việt (của Ngô Linh Ngọc):

Cờ Tướng (bài 1)

Trại địch ken đầy, dọa nuốt tươi,
Bàn cờ lo tính mãi khôn nguôi!
Công danh dẫu chẳng đầy tay nắm,
Thua được thường luôn trước mắt coi.
Ngoài dóng ngựa, xe, ngừa đuổi giặc,
Trong dàn sĩ, tượng, giữ yên ngôi.
Muốn quên gươm giáo nhưng còn ngại
Lệch chuộng đường "văn", việc "võ" lơi!

Cờ Tướng (bài 2)

Trên bàn cờ gỗ trận bầy xong,
Sĩ tượng quây tròn giữ "cửu cung";
Cặp ngựa bay nghiêng, quen ngả tiến,
Đôi xe lặng tiếng, thẳng đường dong
Âm lăng, Sở Bá nguy khôn đọ,
Xích Bích, Chu lang thế rõ hùng;
Tan trận, sông dài xe, pháo hết,
Trơ bầy Tốt hỉn múa lông nhông!


Qua hai bài thơ này, Lê Thánh Tông miêu tả rõ ràng bàn cờ Tướng với đủ các binh chủng tướng, sĩ, tượng, xe, pháo, mã, tốt và các tính năng tác dụng và cách đi quân của chúng: sĩ, tượng bảo vệ cung tướng (đại tướng doanh); mã đi chéo theo hình chữ "nhật"; xe đi thẳng... và ông thấy: cờ Tướng chỉ là một môn đấu trí vui chơi, nhưng việc thắng bại luôn bầy ra trước mắt con người, nhắc nhở việc giữ nước, chống ngoại xâm, không được một phút nào buôn lơi "việc võ". Nhưng đó cũng là việc bất đắc dĩ, thâm tâm ông không ưa gì chiến tranh, vì chiến tranh làm cho tàn nhân, hại vật, cản trở bước tiến xã hội.



(St)
cuongsym
22-11-2009, 11:09 PM
Lê Thánh Tông (25/7/1442-3/3/1497)


Là vị vua thứ năm của triều Lê, là con thứ 4 của vua Lê Thái Tông và bà Tiệp dư Ngô Thị Ngọc Dao. Vốn bà Tiệp Dư có mang Tư Thành bị bà phi Nguyễn Thị Anh mưu hại. Nguyễn Trãi và vợ là Nguyễn Thị Lộ đã cứu giúp và đưa đi lánh nạn, sinh ra ông ở chùa Huy Văn (quận Đống Đa, Hà Nội). Thuở nhỏ Tư Thành sống ngoài cung, 4 tuổi được bà Nguyễn Thị Anh (lúc ấy là nhiếp chính cho vua Lê Thánh Tông) đón về phong vương, cho học hành cùng các thân vương. Cuối năm 1459, Nghi Dân cùng phe đảng giết chết mẹ con Nhân Tông đoạt ngôi vua. Giữa năm 1960, triều thần làm chính biến phế Nghi Dân lập Tư Thành. Ông lên ngôi năm 38 tuổi, đặt niên hiệu là Quang Thuận (1460-1469) và Hồng Đức (1470-1497). Sử gia đời sau coi Thánh Tông là vị vua “tư trời cao siêu, anh minh quyết đoán, có hùng tài đại lược” (Vũ Quỳnh). Lê Thánh Tông là người yêu thơ văn, ông đã đề xướng các cuộc xướng họa cung đình, triệu tập 28 văn thần tạo thành tao đàn nhị thập bát tú. Ông là một nhà vua anh minh, có nhiều cuộc cải cách cả về chính trị lẫn văn hóa đánh dấu một giai đoạn phát triển rực rỡ của đất nước.
-----------------------------------------------------------------


 
Đệ Nhất Giang Hồ Thế - Thất Tinh Tụ Hội
Đây là thế cờ Thất Tinh Tụ Hội lai tạo hay còn gọi là Bát Tinh Tụ Hội là một thế cờ giang hồ nổi tiếng thường gặp trên các vỉa hè ở Việt Nam.

Nguồn gốc của cờ tướng

Bài viết chưa xemgửi bởi Ngocpham » Thứ 3 Tháng 7 07, 2015 11:06 am
Đây loại cờ có từ khoảng thế kỷ 7. Cờ tướng được bắt nguồn từ Saturanga, một loại cờ cổ được phát minh ở Ấn Độ từ thế kỷ 5 đến thế kỷ 6 (trước cờ tướng khoảng 200 năm). Chính Saturanga được phát minh từ Ấn Độ, sau đó đi về phía tây, trở thành cờ vua và đi về phía Đông trở thành cờ tướng. Người Trung Quốc cũng đã thừa nhận điều này.

Cờ tướng cổ đại không có quân Pháo. Các nhà nghiên cứu đều thống nhất là quân Pháo được bổ sung từ thời nhà Đường (sau năm 618), là quân cờ ra đời muộn nhất trong bàn cờ tướng, bởi cho tới thời đó, con người mới tìm ra vũ khí pháo để sử dụng trong chiến tranh.

Tuy nhiên, người Trung Hoa đã cải tiến bàn cờ Saturanga như sau:

Họ không dùng "ô", không dùng hai màu để phân biệt ô, mà họ chuyển sang dùng "đường" để đặt quân và đi quân. Chỉ với động tác này, họ đã tăng thêm số điểm đi quân từ 64 của Saturanga lên 81.
Đã là hai quốc gia đối kháng thì phải có biên giới rõ ràng, từ đó, họ đặt ra "hà", tức là sông. Khi "hà" xuất hiện trên bàn cờ, 18 điểm đặt quân nữa được tăng thêm. Như vậy, bàn cờ tướng bây giờ đã là 90 điểm so với 64, đó là một sự mở rộng đáng kể. Tuy nhiên, diện tích chung của bàn cờ hầu như không tăng mấy (chỉ tăng thêm 8 ô) so với số điểm tăng lên tới 1 phần 3.
Đã là quốc gia thì phải có cung cấm (宮) và không thể đi khắp bàn cờ như kiểu trò chơi Saturanga được. Thế là "Cửu cung" đã được tạo ra. Điều này thể hiện tư duy phương Đông hết sức rõ ràng.
Bàn cờ Saturanga có hình dáng quân cờ là những hình khối, nhưng cờ Tướng thì quân nào trông cũng giống quân nào, chỉ có mỗi tên là khác nhau, lại được viết bằng chữ Hán. Đây có thể là lý do khiến cờ tướng không được phổ biến bằng cờ vua, chỉ cần liếc qua là có thể nhận ra đâu là Vua, đâu là Hoàng hậu, kỵ sỹ, v.v. Tuy nhiên, đối với người Trung Hoa thì việc thuộc mặt cờ này là không có vấn đề gì khó khăn. Có lẽ việc cải tiến này cũng một phần là do điều kiện kinh tế bấy giờ chưa sản xuất được bộ cờ có hình khối phức tạp như cờ vua. Cờ tướng không phải là một trò chơi sang trọng, muốn tạo ra một bàn cờ tướng cực kỳ đơn giản, chỉ cần lấy que vạch xuống nền đất cũng xong, còn cờ vua thì mất công hơn nhiều khi phải tạo ra các ô đen/trắng xen kẽ nhau.
Gần đây ngày càng có nhiều ý kiến đề nghị cải cách hình dáng các quân cờ tướng và trên thực tế người ta đã đưa những phác thảo của những bộ quân mới bằng hình tượng thay cho chữ viết, nhất là khi cờ tướng được chơi ở những nước không sử dụng tiếng Trung Quốc.
Với sự thay đổi bố cục bàn cờ, người Trung Hoa đã phải có những điều chỉnh để lấy lại sự cân bằng cho bàn cờ. Đó chính là những ngoại lệ mà người chơi phải tự nhớ. (Xem thêm phần Mã, Tướng).


Hình ảnh
play: http://cotuongup.com/
#cotuongup #coup #couponline #cotuonguponline #choicotuongup

Tôi không biết các bạn thì sao chứ tôi khi đánh cờ mê nhất là khi ăn quân đối phương.
Chỉ có Cờ tướng mới có âm thanh chan chát, lốc cốc, lộp bộp... mới thú vị làm sao!
Mấy món cờ khác làm gì có âm thanh sống động như thế (do làm bằng hình khối).
Do đó, dù sao đi nữa thì tôi cũng vẫn thích Cờ tướng như hiện nay hơn...
Đó là ý kiến cá nhân thôi.



Xuất xứ cờ tướng không phải ai cũng biết!

Nhiều người nổi tiếng vẫn dành khoảng 1-2 tiếng mỗi ngày để chơi cờ tướng. Vậy điều gì khiến họ có đam mê với trò chơi này đến như vậy?. Điều này sẽ được giải thích ngay ở dưới đây!.
Cờ Tướng – Sức hấp dẫn đến từ bề dày lịch sử
Nhiều người vẫn nhầm tưởng, rằng xuất xứ cờ tướng từ đất nước Trung Quốc. Điều này không hoàn toàn sai, nhưng cũng chưa hẳn là chính xác. Cờ Tướng, cùng với Cờ Vua, đều có xuất xứ từ Saturanga, đây là trò chơi của Ấn Độ. Cờ Saturanga đi về phía Tây và biến đổi trở thành Cờ Vua, và đi về phía Đông theo lịch sử trở thành Cờ Tướng. Đây cũng chính là lí do mà tại sao Cờ Tướng và Cờ Vua lại có nhiều điểm giống nhau đến vậy.
Xuất xứ cờ tướng Một trò chơi được phát minh ở nơi này, khi di chuyển sang đến nơi khác, sẽ được thay đổi để trở nên phù hợp với văn hóa của nơi đó. Như vậy, Cờ Tướng đã có những thay đổi gì để trở thành “Quốc Hồn Quốc Túy” của Trung Hoa? Dưới đây là một vài chi tiết cơ bản cho thấy sự khác biệt với cờ vua về những thay đổi này:
– Thay vì dùng “Ô”, Cờ Tướng dùng “Đường” hay lộ để đi quân, nhờ vậy mà nâng điểm đi quân từ 64 lên 81 điểm.
– Đã là 2 nước phân tranh thiên hạ, thì cần phải có biên giới. Bởi vậy mà Cờ Tướng mới xuất hiện “Sông”. Kể từ đó, số điểm đi lại được nâng lên thành 90.
Sức hấp dẫn của cờ tướng
– Là Quốc gia thì phải có “Cung cấm” dành cho vua và đã là Tướng, soái thì không thể chạy lung tung khắp bàn cờ được. Vì thế mà “Cung” ra đời, khiến Tướng chỉ có thể di chuyển trong 9 điểm (Trung Quốc thường gọi là “Cửu Cung”).
– Để đơn giản hóa tối đa việc tạo ra một bàn cờ, các quân của Cờ Tướng đều được thiết kế giống nhau và phân biệt bằng chữ khắc trên đó. Điều này giúp Cờ Tướng trở nên dễ dàng phổ biến bên trong Trung Quốc, nhưng lại gây khó khăn khi tiến ra thế giới.
Ngoài ra, vào thời mới bắt đầu của trò chơi này, Cờ Tướng không có quân Pháo. Chỉ mãi về sau, vào thời nhà Đường – (Nếu bạn nào có xem phim” Võ Tắc Thiên” với vị vua Lý Thế Dân lập nên nhà đường rất nổi tiếng), quân Pháo mới được đưa vào bàn cờ, và từ đó tạo ra những sự khác biệt đầy đặc sắc trong chất chiến thuật của Cờ Tướng.
Có thể dễ dàng nhận thấy rằng, sau khi thay đổi, Cờ Tướng đã mang trong mình những nét đặc sắc, tinh hoa cực kỳ nổi bật của nền văn hóa đậm chất phương Đông. Những khái niệm như “Sông”, “Thành”… là những điểm đặc thù vô cùng quen thuộc với người dân phương Đông nói chung và Việt Nam nói riêng. Cũng bởi lẽ đó, Cờ Tướng đã trở thành một trò chơi trí tuệ thú vị và đầy tính chiến thuật được người Việt ưa chuộng từ xưa cho đến nay.
Ngày nay với công nghệ hiện đại, môn cờ tướng được chuyển thể thành game cờ tướng online giúp mọi người có thể kết nối sở thích, đam mê với nhau. Điều này không chỉ góp phần giữ nét đẹp văn hóa cổ truyền Việt Nam, còn kết nối đam mê, rèn luyện trí tuệ rất hiệu quả. Nhiều người còn coi đây là một trò chơi không thể thiếu trong những giờ giải lao hay những kỳ nghỉ của mình.
Mục đích và ý nghĩa của ván cờ tướng
Ván cờ được bắt đầu khi có hai người (không nên chơi cờ một mình bỏ mặc bạn bè nhé!), một người cầm quân Trắng (hay Đỏ), một người cầm quân Đen (hay Xanh lá cây) tùy vào quân cờ bạn mua hoặc trang bạn chơi cờ. Mục đích của mỗi người là tìm mọi cách đi quân trên bàn cờ theo đúng luật chơi cờ tướng để chiếu bí Tướng (hay Soái) của đối phương nhằm bắt quân Tướng và giành thắng lợi.
Bàn cờ là một hình chữ nhật do 9 đường dọc và 10 đường ngang cắt nhau vuông góc tại 90 giao điểm (giao lộ) hợp thành. Một khoảng trống gọi là sông (hay hà) nằm ngang giữa bàn cờ, chia bàn cờ thành hai nửa đối xứng và bằng nhau. Mỗi bên có một cung Tướng hình vuông (Cửu cung) do 4 ô hợp thành tại các đường dọc 4, 5, 6 kể từ đường ngang cuối của mỗi bên, trong 4 ô này có vẽ hai đường chéo xuyên qua dành cho quân Sĩ di chuyển.
Theo quy ước, khi bàn cờ được nhìn theo chính diện, phía dưới sẽ là quân Trắng (hoặc Đỏ), phía trên sẽ là quân Đen. Các đường dọc bên Trắng (Đỏ) được đánh số từ 1 đến 9 từ phải qua trái. Các đường dọc bên Đen được đánh số từ 9 tới 1 từ phải qua trái.
 Ranh giới giữa hai bên là “sông” (hà). Con sông này có tên là “Sở hà Hán giới” (楚河漢界)- con sông định ra biên giới giữa nước Sở và nước Hán. Theo lịch sử Trung Hoa cổ thì khởi nghiệp nhà Hán, Lưu Bang có cuộc chiến liên miên với Sở vương là Hạng Vũ cuộc chiến cân tài cân sức. Bạn nào từng xem phim ” Hán – Sở tranh hùng” chắc rất rõ về điều này.
( Bên nhà Hán có một nhân vật tài trí song toàn, nhất là nghệ thuật chơi cờ đỉnh cao – Trương Lương: một trong những nhà quân sự bậc nhất Trung Quốc)
Cuộc chiến trường kỳ giữa hai bên khiến trăm họ lầm than. Hạng Vũ bèn nói với Hán vương rằng: “Mấy năm nay thiên hạ khốn khổ chỉ vì hai chúng ta. Bây giờ quyết một trận sống mái để khỏi làm khổ thiên hạ nữa”. Hán vương trả lời: “Ta chỉ đấu trí chứ không thèm đấu sức”.
Hai bên giáp mặt nhau ở khe Quảng Vũ. Hán vương tức Lưu Bang bèn kể 10 tội lớn của Hạng Vũ, Hạng vương tức giận dùng nỏ bắn trúng Hán vương, Hán vương đeo tên chạy vào Thành Cao.
Từ đó hai bên giữ vững thành trì của mình. Mãi đến khi thấy sức lực ngang bằng không ai có thể tiêu diệt được ai, hai bên mới chịu giao ước phân đôi thiên hạ: từ Hồng Câu trở về Tây thuộc Hán, từ Hồng Câu về Đông thuộc Sở. Từ điển tích này, người ta hình dung bàn cờ tướng như hai quốc gia Hán và Sở, coi ranh giới là một dòng sông. Cho tới nay, trên các bàn cờ tướng, ở khoảng “hà” nằm chính giữa, chia đôi bàn cờ, người ta thường ghi “Sở hà Hán giới” (bằng chữ Hán) chính là vì như vậy.
Mỗi ván cờ lúc bắt đầu phải có đủ 32 quân, chia đều cho mỗi bên gồm 16 quân Trắng (Đỏ) và 16 quân Đen, gồm 7 loại quân. Tuy tên quân cờ của mỗi bên có thể viết khác nhau giữa 2 bên (ký hiệu theo chữ Hán) nhưng giá trị của từng quân cờ và cách đi quân của chúng lại giống nhau hoàn toàn.
Điều này tạo nên sự cân bằng về thực lực và lãnh địa của hai bên giống như Hán và Sở vậy, không bên nào hơn và bắt đầu phân tranh thiên hạ. Qua câu chuyện này hy vọng các bạn có thể hiểu rõ hơn về cờ tướng – tinh hoa văn hóa dân gian của Việt Nam.
Nếu bạn là người đam mê cờ tướng, còn chờ gì nữa hãy Tham gia chơi ngay để giao lưu trao đổi kinh nghiệm với các đối thủ xứng tầm của mình thôi!.
Xen thêm: Khai cuộc cờ tướng nâng cao “pháo đầu bách biến”

Khai cuộc cờ tướng nâng cao “pháo đầu bách biến”

Pháo cuộc bách biến là tổng hợp nhiều kiểu khai cuộc với pháo đầu, bài viết này dành cho bạn đọc ở trình độ nâng cao. Khi bạn đã nắm vững các vấn đề của khai cuộc căn bản rồi thì nghệ thuật đối cờ trong bài viết này sẽ đưa bạn lên một nấc thang ở một trình độ mới.
Tổng hợp khai cuộc pháo đầu
Trong những phần trước mình đã giới thiệu các bạn những thế khai cuộc thông dụng như thuận pháo, nghịch pháo, pháo đầu mã độn, song pháo quá hà. Những thế khai cuộc này rất căn bản và thông dụng vì vậy mình đã viết từng bài chi tiết cụ thể về từng thế cờ, cách đánh, cạm bẫy và cách hóa giải.
Hôm nay mình giới thiệu tới các bạn những thế khai cục ít phổ biến hơn với pháo như pháo đầu với đơn đề mã, ngũ bát pháo với bình phong mã…. tất cả các khai cuộc này mình sẽ giới thiệu đến các bạn trong bài hôm nay. Cách sử dụng tương đối phức tạp các bạn chú ý quan sát. Có bất cứ thắc mắc hay vấn đề gì, các bạn để lại comment dưới bài viết để mình biết chỉnh sửa và bổ xung nhé ( ).
Ngũ bát pháo đối bình phong mã
Đây là kiểu khai cuộc với nhiều biến khá phức tạp vì vậy để người xem dễ theo dõi mình sẽ vừa phân tích và bình luận trong ván cờ khá hay của Hồ Vinh Hoa các bạn chú ý quan sát.
Nước cờ 5: pháo 8 tiến 4 hình thành thế cờ ngũ bát pháo tiến tốt 3 đối bình phong mã.
Nước cờ 8: Hồ tiến xe quá hà nước cờ chặt chẽ nhằm phong tỏa cánh trái của đen.
Tại đây đen có 2 lựa chọn để đi
Lựa chọn 1 pháo 8 bình 9 nhằm đổi xe, nếu đi nước cờ này hai bên sẽ dẫn tới hòa quân nhưng ưu thế nghiêng về đỏ
Lựa chọn 2: xe 2 tiến 3 đuổi pháo, đi nước này pháo đỏ lộn qua tốt đuổi lại xe như vậy đen sẽ càng thiệt hơn.
Các bạn theo dõi tiếp diễn biến trận đấu.
Nước cờ 26: đen tốt 1 tiến 1, mình nghĩ nước này không cần thiết, đổi lại đen xuất quân mã bên cánh trái của mình ra vẫn còn cơ hội phòng thủ.
Nước cờ 27: xe 2 bình 5 đây lại là một lỗi tương đối lớn của đen thay vào đó đi xe 2 bình 1 tạo thế phòng thủ chắc hoặc sĩ 5 thoái 4 đổi thế phòng thủ sẽ chắc chắn hơn.
Những nước đi còn lại là sự chống đỡ trong mệt mỏi của quân đen khi tướng không còn đường chạy đành “chiều tàn lạnh lùng cởi giáp xin hàng”.
Bạn có thể xem video hướng dẫn trực tiếp bởi cao thủ cờ tướng Trung Quốc Hứa Ngân Xuyên:


Ngoài ra bạn có thể tham khảo thêm cạm bẫy của thế cờ này:

Ngũ lục pháo đối bình phong mã
Thập niên 80 của thế kỷ trước khai cuộc chiến thuật Ngũ lục pháo phát triển mạnh mẽ. Đến 1992 toàn quốc tượng kỳ cá nhân thi đấu bị bình phong mã “khắc chế” mà từ từ thoái trào. Thế nhưng ít năm gần đây ngũ lục pháo quá hà xa lại tái khởi mạnh mẽ trở thành vũ khí quan trọng chống lại bình phong mã tiến tốt, đặc biệt toàn quốc tượng kỳ quan quân ….Rất được sử dụng.
Ngũ lục pháo ngoại xa đối bình phong mã tả thượng, đây là thế cờ được coi là đôi công gay gắt khi một bên tấn công mạnh mẽ, bên còn lại là phòng thủ vững chắc phản công nhanh. Những thế trận này rất mãn nhãn cho người xem.
Nước cờ 7: xe đỏ quá hà cưỡi hà tróc binh là chiến thuật rất phổ biến và thường gặp trong thực chiến hiện đại.
Nước cờ 12: ” Ngoại xa” do Hà Bắc đại sư Thân Bằng lần đầu sử dụng 12/1/2011, hiện tại trở thành lợi khí công kích bình phong mã của toàn quốc tượng kỳ quan quân! Trước đó đều đi Xa tam bình tứ. Bình pháo đoái xa trước mắt là chủ yếu phòng ngự chiến thuật.
Nước 13: Đỏ đi xe 8 bình 4 ” Xa chiếm hữu trợ ” là chiến thuật rất phổ biến
Như hình cờ này Đỏ có hai lưa chọn:
1 -Xa nhị tiến nhất
2 – Xa nhị tiến hai
Thế cờ đưa về có lợi cho bên đỏ.
Bạn có thể tham khảo thêm video hướng dẫn cách khai cuộc này:

Ngoài ra cạm bẫy của thế cờ cũng được giới thiệu rất chi tiết tại video dưới, bạn tham khảo nhé!:

Ngũ thất pháo đối bình phong mã
Khai cuộc Ngũ thất Pháo đối Bình phong Mã là một trong những khai cuộc với pháo được bạn chơi cờ yêu thích vì nó mang tính tấn công mạnh mẽ của bên đi tiên, đồng thời cũng cho thấy trình độ phòng thủ và phản công giỏi và đa dạng của bên đi hậu.
Tuy không phải tập sách đồ sộ, nhưng với tập nhỏ này sách sẽ cung cấp cho bạn chơi cờ những kiến thức cơ bản nhất và đầy đủ nhất về loại hình khai cục này, khai thác tất cả các dạng , các biến và các phương án để bạn đọc thoải mái nghiên cứu, học tập. Sau khi đọc kỹ phần lý thuyết đề nghị các bạn chú trọng vào thực đấu để một mặt vừa kiểm nghiệm lý thuyết, mặt khác rút ra được những bài học thực tế cho chính mình.
Thế trận này cũng thường được các cờ thủ trung quốc sử dụng, mời bạn tham khảo trận tiêu biểu cho thế cờ ngay bên dưới:
Bước đầu bên tiên sẽ chơi pháo đầu, để chống lại thế công này bên đen thường đánh bình phong mã, đây là thế thủ được coi là chắc chắn nhất hiện nay để có thể đôi công lại những thế tấn công mạnh như pháo đầu.
Nước cờ 3: tiến chốt 3 này khi xưa rất ít người sử dụng về sau Hồ Vinh Hoa đem nước pháo đầu tiến chốt 3 này vào giải đấu vô địch quốc gia Trung Quốc đạt được nhiều thành tự đáng nhớ. Từ đó chiêu ngũ thất pháo tiến chốt 3 có hiệu quả khá lớn khi đối đầu với bên thủ đánh bình phong mã (thế bình phong mã hay còn gọi là đổ bê tông phòng thủ, cực kỳ khó công).
Cách sử dụng các khai cuộc này bạn có thể tham khảo thêm video phía dưới:

Thế trận nào cũng có cách hóa giải, điều này phụ thuộc nhiều vào trình độ, kinh nghiệm và kỹ năng chiến đấu. Thế trận ngũ thất pháo tiến chốt 3 cũng có cách phá giải, tuy nhiên nếu đối thủ biến đổi nước đi hoặc thế cờ vẫn rất khó đoán. Vì vậy bạn linh động sử dụng các cách phá giải hợp lý. Dưới đây là video hướng dẫn cách phá giải thế trận này mời các bạn tham khảo:

Giải cờ thế hàng ngày
Hôm nay mình đem đến cho bạn một thế cờ tương đối mới và phù hợp cho bạn mới chơi, nếu bạn chưa giải được đừng lo, để lại comment bên dưới mình sẽ gửi đáp án cho bạn.

Đỏ đi trước, đánh hòa cờ nhé!.
Xem thêm: Giải mã 05 khẩu quyết trong game cờ tướng (Phần 2)

Ván Cờ Tướng Đỉnh Cao Giữa 2 Cao Thủ Hoàng Tùng Hiên Và Trần Kính Đường

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét