Chủ Nhật, 17 tháng 3, 2019

CÂU CHUYỆN TÌNH BÁO 254

(ĐC sưu tầm trên NET)
 
Giải Mật Trùm Tình Báo MƯỜI HƯƠNG – Số Tiền Chi Cho VNCH Để Chuộc MƯỜI HƯƠNG Từ Tay NGÔ ĐÌNH CẨN

Vũ khí khiến trực thăng Mi-24 Liên Xô "rụng như sung": Lật mặt bàn tay đen của CIA

Trịnh Ngọc Tiến |


Vũ khí khiến trực thăng Mi-24 Liên Xô "rụng như sung": Lật mặt bàn tay đen của CIA
Một phiến quân Mujahideen tại Afghanistan sử dụng tên lửa phòng không vác vai Stinger của Mỹ. Ảnh: AP

Danh hiệu Anh hùng Liên Xô cuối cùng cũng được trao cho một trong những người lính đặc nhiệm đã lập công thu giữ được loại tên lửa mà CIA cấp cho phiến quân Afghanistan năm 1987.

Vũ khí ác mộng của trực thăng Liên Xô
Kể từ khi can thiệp quân sự vào Afghanistan (12/1979), không quân Quân đội Liên Xô đã làm mưa làm gió trên chiến trường, chi viện đắc lực cho lực lượng chiến đấu dưới mặt đất. Trực thăng vũ trang Mi-24 trở thành nỗi kinh hoàng của phiến quân Mujahideen.
Sở dĩ không quân Liên Xô có thể làm mưa, làm gió được trên bầu trời Afghanistan là do khi đó Mujahideen chỉ có súng máy phòng không DShK 12,7 mm và 14,5 mm, đều do Trung Quốc sản xuất, và một số rất ít pháo phòng không loại nhỏ dưới 23 mm, được bố trí tại các căn cứ.
Các loại vũ khí phòng không cơ động chủ yếu là súng máy 12,7 mm gắn trên các thùng xe bán tải. Chúng chỉ phát huy ưu thế khi tổ chức phục kích, nhưng rất dễ bị những chiếc Mi-24 phát hiện và tiêu diệt.
Nhằm hỗ trợ phiến quân Mujahideen và tước đi quyền làm chủ trên không của không quân Liên Xô, Mỹ quyết định can thiệp và cung cấp cho phiến quân các tổ hợp tên lửa phòng không vác vai (MANPADS) để đối phó với không quân Liên Xô.
Những tổ hợp MANPADS Stinger thế hệ mới đầu tiên được CIA chuyển tới Afghanistan vào tháng 9/1986 trong chiến dịch bí mật mang tên "Gió Lốc". Đây cũng là trường hợp độc nhất vô nhị khi người Mỹ đã cung cấp MANPADS đang phục vụ trong Quân đội của mình cho lực lượng Mujahideen.
Theo quy định ngầm, CIA chỉ cung cấp cho phiến quân Mujahideen loại súng trường Lee Enfield do Anh sản xuất từ Thế chiến thứ Nhất; súng trường tấn công AK-47 Kalashnikov, súng máy DShK và súng phóng lựu RPG-17 (đều do Trung Quốc sản xuất). Những vũ khí này được cung cấp qua nước thứ ba (chủ yếu là Pakistan) và Mỹ vẫn ở trong "bóng tối".
Sau khi lực lượng Mujahideen nhận tên lửa Stinger, loại MANPADS này nhanh chóng trở thành vũ khí đáng sợ đối với phi công trực thăng Liên Xô. Chỉ trong tháng đầu tiên sau khi nhận vũ khí mới, phiến quân đã bắn hạ 3 trực thăng Mi-24. Tới cuối năm 1986, Liên Xô mất tổng cộng 23 máy bay chiến đấu và trực thăng vì tên lửa mới này của Mỹ.
Vũ khí khiến trực thăng Mi-24 Liên Xô rụng như sung: Lật mặt bàn tay đen của CIA - Ảnh 1.
Binh sĩ Mỹ huấn luyện và bắn thử MANPADS Stinger
Chiến dịch săn lùng MANPADS Stinger
Nhiệm vụ thu giữ loại MANPADS Stinger của lực lượng Mujahideen đối với quân đội Liên Xô đặt ra vô cùng cấp thiết với 2 lý do:
Thứ nhất, là chứng cứ quan trọng để cáo buộc Mỹ cung cấp trực tiếp vũ khí cho Mujahideen; Thứ hai, và cũng là quan trọng nhất, đó là cung cấp cho các nhà khoa học Liên Xô nghiên cứu, phát triển các phương tiện bảo vệ chống lại nó.
Cũng vì các lý do này, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Liên Xô khi đó, ông Serge Sokolov tuyên bố: Danh hiệu Anh hùng Liên Xô sẽ được trao cho những ai đầu tiên chiếm giữ được mẫu vũ khí này.
Sau nhiều tháng mật phục và săn lùng, các chiến dịch săn tìm MANPADS Stinger trên đất Afghanistan không mang lại kết quả do phiến quân sử dụng chiến thuật quá phức tạp và canh giữ rất cẩn mật loại vũ khí mới này. Tuy nhiên việc chiếm giữ loại tên lửa này lại đến một cách tình cờ và có phần may mắn.
Ngày 5/01/1987, tổ trinh sát thuộc Đội đặc nhiệm 186 và 173 có nhiệm vụ càn quét phiến quân ở hẻm núi Miltanay do Thiếu tá Sergeyev chỉ huy, cấp phó là Trung úy Vladimir Kovtun - lúc đó là sĩ quan xuất sắc nhất của biệt đội.
Sáng hôm đó, dưới vỏ bọc của một chuyến bay trinh sát địa hình, đội đặc nhiệm chọn một vị trí phục kích nơi hẻm núi để chuẩn bị thả nhóm của Kovtun vào những ngày tới. Cả Sergeyev và Trung úy Kovtun đều bay ở trực thăng dẫn đầu và cùng với họ có hai thành viên khác trong đội, trong đó có Trung úy V. Cheboksarov.
Vào lúc 9:30 sáng, máy bay của nhóm đặc nhiệm bay về phía Tây Nam dọc theo con đường bê tông. Sau đó, họ rẽ trái bay dọc hẻm núi và đột nhiên họ phát hiện ra 3 người đi xe máy trên đường. Khi phát hiện thấy máy bay của nhóm đặc nhiệm, 3 người này bỏ chạy và dùng vũ khí bộ binh tiến công vào máy bay.
Rất nhanh chóng, hai chiếc Mi-24 xả đạn chế áp nhóm phiến quân và nhanh chóng chiếm vị trí có lợi tiến hành đổ quân, tạo thế bao vây đồng thời tiếp tục chi viện hỏa lực cho nhóm đặc nhiệm tiến công dưới mặt đất.
Vũ khí khiến trực thăng Mi-24 Liên Xô rụng như sung: Lật mặt bàn tay đen của CIA - Ảnh 2.
Nhóm đặc nhiệm Liên Xô và số tên lửa Stinger thu giữ được từ tay phiến quân Mujahideen năm 1987
Bị bao vây và bị áp đảo bởi hỏa lực mạnh của tổ trinh sát, một tay súng phiến quân vùng chạy khỏi nơi trú ẩn với gói đồ hình chữ nhật trong tay, hắn nhanh chóng bị các đặc nhiệm bắn hạ. Theo Kovtun, trong trận chiến đó, họ đã tiêu diệt 16 phiến quân.
Trung úy Kovtun kiểm tra xác phiến quân ôm gói đồ hình chữ nhật chạy trốn và phát hiện một tổ hợp tên lửa Stinger mà họ đang cất công tìm kiếm, được bọc trong một chiếc chăn.
Các đặc nhiệm còn lại cũng tìm thấy hai tổ hợp Stinger khác, một tổ hợp còn nguyên đạn tên lửa. Chiến lợi phẩm lớn nhất là số tài liệu một phiến quân mang theo, trong đó có tài liệu hướng dẫn sử dụng tổ hợp tên lửa Stinger và danh sách các nhà cung cấp tại Mỹ.
Việc chiếm giữ các tổ hợp MANPADS cùng các tài liệu đi kèm là bằng chứng không thể chối cãi về việc Mỹ cung cấp những vũ khí mới nhất cho lực lượng phiến quân Mujahideen qua ngả Pakistan.
Quan trọng hơn là các chuyên gia Liên Xô đã nhanh chóng nghiên cứu và tìm ra cách đối phó với tổ hợp Stinger. Sau này số trực thăng Liên Xô bị bắn hạ bằng tên lửa Stinger tại Afghanistan giảm xuống đáng kể.
Danh hiệu được phong sau hơn 30 năm
Mặc dù lập thành tích như vậy, nhưng vinh quang không đến ngay với họ, Thiếu tá Evgeny Sergeyev và Trung úy Cheboksarov đã từ trần mà chưa bao giờ được nhận được Ngôi sao Vàng hứa hẹn trong đời.
Nguyên nhân là sau khi chiếm giữ được những MANPADS Stinger, cấp trên yêu cầu họ cần phải chụp ảnh một ứng viên và một bản báo cáo thành tích kèm theo. Tuy nhiên, họ đã chụp ảnh cả 4 người và cuối cùng họ không được bất cứ thứ gì.
Những người còn lại trong nhóm biệt kích chỉ sau này chỉ còn Vladimir Kovtun. Dưới áp lực của Hội Cựu chiến binh Nga và dư luận đấu tranh để những người còn sống có được một giải thưởng cao, xứng đáng với những công trạng của họ, cuối cùng hạnh phúc cũng mỉm cười.
    Kovtun nằm trong nhóm chiếm giữ MANPADS Stinger đầu tiên của Mỹ ở Afghanistan đã được trao Huy chương Anh hùng Nga, mặc dù chậm trễ hơn ba thập kỷ.
    Việc chiếm giữ được tổ hợp MANPADS Stinger là chiến công lớn của lực lượng đặc nhiệm quân đội Liên Xô khi đó nhưng những người trực tiếp thực hiện phi vụ đó luôn không bao giờ coi mình là những người anh hùng.
    Không thể phủ nhận, những tổ hợp MANPADS Stinger mà đội đặc nhiệm chiếm được đã giúp hạn chế thiệt hại và thương vong cho quân đội Liên Xô tham chiến tại Afghanistan thời điểm đó và họ là những người đầu tiên chiếm giữ được loại vũ khí chết người này
    Hệ thống tên lửa vác vai FIM-92 Stinger khai hỏa
    theo Trí Thức Trẻ

    Sếp tình báo Anh: Có thể chặn rủi ro gián điệp từ Huawei

    Những người đứng đầu về lĩnh vực an ninh mạng ở Vương quốc Anh cho rằng bất kỳ mối đe dọa nào từ Huawei đến hạ tầng viễn thông của nước này đều có thể được ngăn chặn.
    Công nghệ 5G của Huawei đã dấy lên nỗi lo cho phương Tây rằng Bắc Kinh sẽ có thể lợi dụng nó để thu thập hàng loạt dữ liệu phục vụ mục đích gián điệp. Tuy nhiên, vào hôm thứ hai, Trung tâm An ninh Mạng Quốc gia Anh (NCSC) cho biết họ có thể giảm thiểu rủi ro về tiềm năng tình báo này.
    Sep tinh bao Anh: Co the chan rui ro gian diep tu Huawei hinh anh 1
    NCSC tuyên bố có thể bảo vệ an ninh mạng trước mối đe dọa từ Huawei. Ảnh: Bloomberg. 
    Mỹ có lẽ không hài lòng với tuyên bố trên vì quốc gia này muốn ngăn chặn sự “bành trướng” công nghệ 5G của Huawei ra toàn cầu. Ở chiều ngược lại, Huawei khẳng định bước đi này của họ hoàn toàn vì mục tiêu thương mại chứ không phải an ninh, chính trị.

    Huawei có liên quan đến hoạt động gián điệp?

    Sự e ngại đối với gã khổng lồ công nghệ Trung Quốc được thể hiện rõ ở một số quốc gia. Australia và New Zealand đã chặn và cấm Huawei tham gia vào mạng 5G của họ. Mỹ hạn chế nguồn tài trợ liên bang cho việc mua thiết bị từ Huawei. Canada đang xem xét kỹ lưỡng các mối đe dọa tiềm ẩn đến từ tập đoàn này.
    Người phát ngôn của NCSC nói: “NCSC cam kết bảo vệ các hệ thống mạng của Vương quốc Anh. Chúng tôi có một sự giám sát đặc biệt cũng như thấu hiểu kỹ thuật của Huawei và vấn đề an ninh mạng. Như đã làm rõ vào tháng 7/2018, NCSC thể hiện mối quan ngại xung quanh khả năng bảo mật từ phía Huawei. Chúng tôi đã đề xuất những cải tiến và hy vọng công ty này sẽ thực hiện”.
    Người phát ngôn này chia sẻ thêm rằng bản báo cáo về vấn đề trên sẽ được công bố trong “tương lai gần”.
    Sep tinh bao Anh: Co the chan rui ro gian diep tu Huawei hinh anh 2
    Một số quốc gia đã cấm Huawei tham gia vào hệ thống mạng 5G của nước mình. Ảnh: Reuters. 
    Vào tuần trước, cựu giám đốc Cơ quan Truyền thông Chính phủ Anh (GCHQ), Robert Hannigan nhận định vấn đề này rất phức tạp, không thể chỉ đơn giản là cấm Huawei vào hạ tầng viễn thông Anh quốc. Trong khi đó, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Anh Gavin Williamson bày tỏ “những mối quan ngại cực kỳ sâu sắc” đến đại gia công nghệ Trung Quốc.
    Huawei cho biết họ đã cam kết hợp tác với các chính phủ trên khắp thế giới đồng thời khẳng định việc chia sẻ mã nguồn với GCHQ khiến công ty hoàn toàn minh bạch.
    Giám đốc điều hành bộ phận kinh doanh mạng của Huawei, Ryan Ding, phủ định những cáo buộc về việc tập đoàn có dính dáng đến hoạt động tình báo của Trung Quốc. Trong lá thư gửi Ủy ban Khoa học và Công nghệ Hạ viện Anh vào tháng này, ông Ding liên tục khẳng định công việc làm ăn của Huawei không liên quan đến gián điệp.
    Tuy nhiên, các nước phương Tây có cơ sở để nghi ngờ vì trong năm 2012, một báo cáo từ Ủy ban Tình báo Hạ viện Mỹ đã phác thảo mối quan hệ mật thiết giữa Huawei và chính phủ Trung Quốc.
    Sep tinh bao Anh: Co the chan rui ro gian diep tu Huawei hinh anh 3
    Ông Ryan Ding. Ảnh: Reuters. 
    Giám đốc FBI Christopher Wray cho rằng điện thoại thông minh của Huawei có thể được sử dụng nhằm sửa đổi hoặc đánh cắp thông tin.
    Ông Ding đoan chắc rằng Huawei chưa bao giờ và sẽ không bao giờ hỗ trợ bất kỳ quốc gia nào trong việc thu thập thông tin phục vụ cho mục đích tình báo ở các nước khác. Mặc dù vậy, sự đảm bảo từ phía ông là không đủ để ngăn chặn việc chính phủ các nước cắt đứt quan hệ và đánh giá lại sự hợp tác giữa họ với tập đoàn công nghệ này.

    Mối quan hệ Anh-Mỹ có khả năng rạn nứt

    Mỹ đang tăng cường áp lực lên châu Âu cũng như liên minh chia sẻ thông tin tình báo 5 nước bao gồm Mỹ, Anh, Canada, Australia, New Zealand có tên Five Eyes để chống lại Huawei.
    Bản tin từ CNN ngày 18/2 cho biết nếu chính phủ Anh quyết định cho dùng thiết bị Huawei trong hệ thống 5G, quan hệ của Anh với Mỹ có khả năng rạn nứt.
    Phó tổng thống Mike Pence nói vào hôm thứ bảy rằng Mỹ đã rất “rõ ràng” với các đối tác an ninh về mối đe dọa đến từ Huawei cùng những công ty Trung Quốc khác.
    “Chúng ta phải bảo vệ hạ tầng cơ sở viễn thông và Mỹ đang kêu gọi tất cả đối tác an ninh của mình cảnh giác, đề phòng và từ chối bất kỳ doanh nghiệp nào làm tổn hại đến công nghệ thông tin, truyền thông cũng như hệ thống an ninh quốc gia”, Mike Pence phát biểu tại Hội nghị An ninh Munich.
    Sep tinh bao Anh: Co the chan rui ro gian diep tu Huawei hinh anh 4
    Phó tổng thống Mỹ Mike Pence tại Hội nghị An ninh Munich. Ảnh: Reuters. 
    Đại học Oxford đã tạm ngừng nhận gói tài trợ nghiên cứu từ Huawei vào tháng trước. Chính quyền thủ tướng Angela Merkel đang tìm cách loại bỏ Huawei ra khỏi mạng 5G của Đức. Những động thái này có khả năng được thúc đẩy bởi các quyết định của chính quyền Tổng thống Donald Trump. Vào tháng 8/2018, ông Trump đã cấm các quan chức chính phủ Mỹ sử dụng các thiết bị do Huawei và ZTE sản xuất.
    Căng thẳng leo thang đáng kể sau khi giám đốc tài chính của Huawei, bà Mạnh Vãn Châu bị bắt ở Canada theo lệnh từ phía chính phủ Mỹ. Sự việc đẩy đến cuộc tranh cãi ngoại giao chưa từng có tiền lệ giữa Bắc Kinh và Washington.
    Huawei hiện là nhà cung cấp thiết bị mạng di động 5G hàng đầu. Cơ sở hạ tầng kỹ thuật này dự kiến sẽ nhanh hơn khoảng 100 lần so với mạng 4G hiện nay và cho phép hàng tỷ thiết bị điện tử, từ ôtô cho đến đèn giao thông nhằm kết nối và chia sẻ dữ liệu.
    Năm ngoái, Huawei đã vượt qua Apple để trở thành nhà sản xuất điện thoại thông minh lớn thứ 2 toàn cầu chỉ sau Samsung.
    Theo The Independent

    Tình báo Mỹ: Nga đang cố “lòe” thế giới bằng tên lửa giả

    QS |

    Tình báo Mỹ: Nga đang cố “lòe” thế giới bằng tên lửa giả
    Ảnh biếm họa: Daily Express

    Theo bản đánh giá của tình báo Mỹ, những gì được thể hiện trong cuộc họp báo của Nga về tên lửa 9M729 thực chất là một trò đánh lừa.

    Theo tờ Daily Beast, Nga đã loan tin rầm rộ về vụ phóng tên lửa hành trình hồi đầu năm nay. Nhưng bản đánh giá của Cơ quan tình báo Trung ương Mỹ (CIA) và Cơ quan tình báo Địa không gian quốc gia Mỹ (NGA) đã xác định rằng đó thực chất là một trò "che mắt thiên hạ".
    "Hôm 23/1, các quan chức quân sự Nga đã tổ chức một buổi họp báo để 'khoe khoang' thứ mà họ gọi là 'tên lửa hành trình' giữa lúc Washington và Moscow đang có nhiều tranh cãi xung quanh Hiệp ước kiểm soát vũ khí đã duy trì nhiều năm qua" - Daily Beast viết.
    Song, theo một bản đánh giá của tình báo Mỹ, những gì được thể hiện trong cuộc họp báo này thực chất là một trò đánh lừa. Dù tên lửa, xe phóng, hay những đồ họa đi kèm… đều không đúng như những gì Nga tuyên bố.
    Tình báo Mỹ: Nga đang cố “lòe” thế giới bằng tên lửa giả - Ảnh 1.
    Ảnh biếm họa: Daily Beast
    Những tình tiết sơ hở
    Tờ báo Mỹ cho hay, những thông tin sai lệch được Nga đưa ra không bao lâu trước khi Mỹ tuyên bố sẽ rút khỏi Hiệp ước Các lực lượng Hạt nhân tầm trung (INF) năm 1987. Đây là hiệp ước mà theo quan điểm của Mỹ, thì Nga đã vi phạm.
    Theo bản đánh giá của CIA và NGA, các ống chứa tên lửa hành trình và xe phóng mà Bộ Quốc phòng Nga công bố tại cuộc họp báo không hề liên quan tới loại tên lửa mà Mỹ đã cáo buộc từ năm 2014 rằng nó vi phạm Hiệp ước INF.
    Hai nguồn tin từ chính phủ Mỹ nắm rõ bản đánh giá của CIA và NGA cho biết, tên lửa vi phạm hiệp ước INF có kích cỡ lớn hơn ống chứa mà Bộ Quốc phòng Nga công bố, đồng thời nó sử dụng một loại xe phóng chuyên biệt.
    Tại cuộc họp báo, Bộ Quốc phòng Nga tuyên bố rằng, loại tên lửa mà Mỹ cáo buộc Nga vi phạm Hiệp ước 1987 chỉ đơn thuần là biến thể của một loại tên lửa hành trình hiện hành (có tên gọi 9M728) với hệ thống dẫn đường được cải tiến.
    Tuyên bố chính thức từ Nga cho biết loại tên lửa này có tầm bắn ngắn hơn cả phiên bản cũ 10km do phần chứa các thiết bị điện tử của tên lửa được mở rộng, khiến khối lượng tên lửa tăng lên so với phiên bản cũ.
    Để củng cố những tuyên bố trên, Bộ Quốc phòng Nga đã trình chiếu cho các phóng viên thấy hình ảnh minh họa 2 phiên bản tên lửa. Tuy nhiên, theo đánh giá của tình báo Mỹ, đồ họa về tên lửa 9M729 không mô tả tên lửa thực.
    Ngoài các hình ảnh minh họa, các phóng viên tại buổi họp báo còn được giới thiệu và cho phép quay phim, chụp ảnh thoải mái một mẫu ống phóng tên lửa hành trình và xe phóng dùng để vận chuyển và bắn các tên lửa này.
    Tuy nhiên, không có tên lửa thật nào được trưng bày.
    Trao đổi với tờ Daily Beast, một nguồn tin trong chính phủ Mỹ cho biết chiếc xe phóng mà Nga đưa ra cũng không phải là loại tương thích với tên lửa 9M72
    Nga họp báo về tên lửa 9M729
    Mỹ nhiều lần cáo buộc Nga vi phạm Hiệp ước INF
    Từ đầu năm 2014, chính phủ Mỹ đã công khai cáo buộc Nga vi phạm Hiệp ước INF và cho rằng ngay từ đầu những năm 2000, Nga đã phát triển tên lửa 9M729 (tình báo Mỹ gọi là SSC-8. Washington) với tầm bắn nằm trong phạm vi cấm của INF.
    5 năm sau khi chính quyền cựu Tổng thống Obama lần đầu tiên cáo buộc Nga vi phạm Hiệp ước trên, chính quyền Tổng thống Trump đưa ra tuyên bố sẽ rút khỏi Hiệp ước hồi đầu tháng này.
    Chúng tôi không thể là quốc gia duy nhất trên thế giới đơn phương bị giới hạn bởi Hiệp ước này, hay bất kỳ hiệp ước nào khác” - Tổng thống Donald Trump tuyên bố hôm 1/2, “Chúng tôi sẽ phát triển các phương thức đáp trả quân sự, sẽ cùng với liên minh NATO, đồng minh và các đối tác khác của mình ngăn chặn bất cứ lợi thế quân sự nào mà Nga có được từ lối hành xử trái với quy định của họ”.
    Không lâu sau đó, Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ Mike Pompeo tuyên bố sẽ rút hoàn toàn khỏi Hiệp ước INF trong 180 ngày.
    Theo một nguồn tin cung cấp cho tờ Daily Beast, bản đánh giá của CIA và NGA về mức độ vi phạm của Nga đề cập lại rằng, “có 6 cuộc thử nghiệm tên lửa (của Moscow) vượt quá tầm bắn 500km”. Điều đó có nghĩa Nga đã cho thấy tên lửa của họ có thể bay tới tầm bắn mà Hiệp ước INF nghiêm cấm.
    Tầm bắn xa nhất mà tên lửa Nga đã đạt được trong các cuộc thử nghiệm này là 2.070km.
    Tình báo Mỹ: Nga đang cố “lòe” thế giới bằng tên lửa giả - Ảnh 3.
    Mỹ đã nhiều lần cáo buộc Nga vi phạm Hiệp ước INF
    Phía Mỹ đánh giá SSC-8 sẽ là phiên bản cơ động đường trường của tên lửa hành trình Kalibr phóng từ tàu chiến, nó có khả năng đạt tầm bắn 2.000km khi trang bị đầu đạn thông thường và 2.350km khi mang đầu đạn hạt nhân. Mẫu tên lửa này đã được thử nghiệm ít nhất 6 lần ở tầm bắn vi phạm Hiệp ước INF.
    Trong một tuyên bố công khai vào tháng 11/2018, Giám đốc Cơ quan tình báo quốc gia Mỹ Dan Coats cho biết, Hiệp ước INF cho phép Nga và Mỹ tiến hành các cuộc thử nghiệm trên bộ đối với tên lửa có tầm bắn bị cấm, nếu như tên lửa đó được dự kiến triển khai từ trên không hoặc trên biển.
    Kalibr - tên lửa hành trình phóng từ tàu chiến (nền tảng cho tên lửa SSC-8) - từng được thử nghiệm từ một bệ phóng cố định theo phương thức này.
    SSC-8 cũng đã được Nga thử nghiệm theo cách trên và sau đó chuyển sang xe phóng cơ động đường trường. Tại đó, nó được thử nghiệm với tầm bắn dưới 500km, nhìn có vẻ như rất tuân thủ Hiệp ước INF.
    Theo nguồn tin của Daily Beast, cuộc thử nghiệm với tầm bắn xa nhất của SSC-8 trên xe phóng cơ động đạt 350km.
    Tuy nhiên, thông qua nhiều phương thức khác nhau, các cơ quan tình báo Mỹ xác nhận được rằng, Nga đã chuẩn bị mẫu tên lửa này để triển khai trên các xe phóng cơ động đường trường và vì thế, họ đã vi phạm Hiệp ước INF.
    Đáp trả Mỹ, Nga đe dọa sẽ bắt đầu phát triển các tên lửa mới có tầm bắn bị cấm trong Hiệp ước INF.
    Hôm 5/2, Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu tuyên bố Moscow sẽ bắt đầu phát triển phiên bản tên lửa Kalibr trên bộ - đây là phiên bản tên lửa mà phía Mỹ tranh cãi rằng nó đã tồn tại và đã vi phạm INF.
    Theo tình báo Mỹ, Nga đã không thừa nhận các cáo buộc của Mỹ về việc nước này vi phạm Hiệp ước INF. Cuộc họp báo tháng 1 được Nga tổ chức nhằm chứng minh SSC-8 tuân thủ Hiệp ước giữa đôi bên, ngoại trừ việc họ không trưng bày... tên lửa thật.
    Tình báo Mỹ cho biết, tính tới tháng 2/2019, Nga đã có 4 tiểu đoàn tên lửa SSC-8 được triển khai.
    Về phần mình, theo Daily Beast, Mỹ có khả năng sẽ phát triển các tên lửa hành trình mang đầu đạn thông thường phóng từ mặt đất sau khi rút khỏi Hiệp ước INF.
    Trong khi đó, phát biểu tại Brussels hồi đầu tuần này, Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg cho biết, liên minh NATO “không có ý định triển khai các hệ thống vũ khí trên bộ và vũ khí hạt nhân mới tại châu Âu”.
    theo Trí Thức Trẻ

    Tình báo và ký giả trong vấn đề an ninh quốc gia






    Hình minh họa.
    Trong bang giao quốc tế nói riêng cũng như trong mọi quan hệ chuyên nghiệp nói chung, tính minh bạch và trách nhiệm giải trình càng cao thì sự tin tưởng, tín nhiệm và hợp tác lâu dài sẽ gia tăng; và ngược lại. Thiếu sự minh bạch thì làm sao biết được đâu là sự thật, làm sao đánh giá được chính xác tại sao một vấn đề được công khai hay dấu kín, và làm sao lượng định được mục tiêu và động cơ của sự công khai hay dấu diếm đó là gì? V.v…
    Minh bạch và trách nhiệm giải trình không nằm trong văn hóa chính trị, ngoại giao hay nói chung cung cách hành xử của Trung Quốc.
    Trước khi Trung Quốc được chấp thuận cho gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) vào năm 2001, lãnh đạo Trung Quốc ra vẻ hứa hẹn rằng vai trò của các công ty quốc doanh (SOEs) sẽ ngày càng gia giảm, các chính sách về kinh tế thị trường sẽ đến, tiền tệ Trung Quốc (đồng Nguyên) sẽ không bị thao túng, Trung Quốc sẽ không tích lũy thặng dư thương mại lớn, và các sáng chế và tài sản trí tuệ của Hoa Kỳ tất nhiên sẽ được tôn trọng [1]. Bởi muốn làm thành viên của WTO thì các nước muốn gia nhập đều phải thoả mãn các điều kiện này.
    Trung Quốc hiểu rõ, và chuẩn bị đến 15 năm để được gia nhập vào WTO, nhưng rồi họ đều vi phạm tất cả các điều trên. Các công ty quốc doanh, chẳng hạn, vẫn phải tiếp tục phục vụ cho mục tiêu nhà nước hơn là các lực tác động của thị trường. Cũng nhờ luồn lách và bao che các chính sách này, nó đã giúp cho sự tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc ở tỷ lệ hai con số trở lên trong nhiều thập niên. Cách thức họ thao túng bằng chứng từ năm 1995 đến 2000 để thuyết phục Quốc hội Hoa Kỳ chấp nhận tư cách quan hệ thương mại bình thường và từ đó lót đường để được vào WTO đã được bà Lee, một người đào ngũ Bắc Kinh, trình bày với tiến sĩ Michael Pillsbury qua các tài liệu và họp mật mà bà đã chứng kiến và tham dự [2].
    Với cung cách hành xử như thế, các đối tác của Trung Quốc thường luôn dè dặt, đắn đo vì hiểu rằng Trung Quốc thường không tôn trọng những gì đã được ký kết. Các tiến trình lấy quyết định của họ thường tối mù, đục ngầu. Ai là người lấy quyết định sau cùng, và chịu trách nhiệm, cho một vấn đề nào đó v.v… thường rất kín đáo và bí mật.
    Peter Varghese cho rằng cách xây dựng ảnh hưởng của Trung Quốc là đáng quan tâm sâu sắc, không phải chỉ vì nó là một nhà nước độc đảng độc tài với các tham vọng địa chính trị không thích ứng với quyền lợi của Úc [3]. Varghese là người từng đứng đầu Bộ Ngoại giao và Thương mại Úc (DFAT) từ năm 2012 đến 2016, và giữ vai trò Viện trưởng của Đại học Queensland từ đó đến nay. Varghese biện luận rằng chỉ khi nào các tiến trình xây dựng ảnh hưởng này càng rõ ràng thì Úc có thể đánh giá được cái gì bí mật và công khai, và cái gì có thể chấp nhận hay không chấp nhận được. Theo Varghese thì cơ quan tình báo Úc ASIO cần phải theo dõi chặt chẽ để biết được có những nỗ lực nào để xâm nhập và phá hoại hệ thống của Úc mà đi quá những gì luật pháp và quy định cho phép.
    Ông Duncan Lewis, Tổng Giám đốc ASIO, cơ quan hữu trách tình báo của Úc, cảnh báo quốc hội Úc vào giữa năm 2018 rằng sự can thiệp nước ngoài vào Úc đang xảy ra ở một mức độ chưa từng thấy, và “tình báo, can thiệp, phá hoại và hoạt động nội gián độc hại, có thể gây ra tác hại thảm khốc cho lợi ích của đất nước chúng ta” [4]. Trước đó, vào cuối năm 2017, sau cuộc kết hợp điều tra của hai cơ quan truyền thông uy tín ABC và Fairfax mà đã phơi bày những âm mưu tình báo và xâm nhập Trung Quốc lên chính trường và xã hội Úc, ông Lewis cũng cảnh báo chính phủ liên bang là cần phải rất ý thức về khả năng can thiệp của nước ngoài vào các trường đại học của Úc [5].
    Can thiệp của Trung Quốc ở đây nên được hiểu ở nghĩa rộng, không chỉ là hoạt động của sinh viên hay giảng viên gốc Hoa trong các trường đại học tại Úc hay trên thế giới, mà còn là tín hiệu răn đe cảnh báo đối với các tiếng nói đối lập. Điển hình là trường hợp của giáo sư Chongyi Feng. Feng đã bị giam giữ tại Quảng Châu hơn một tuần, bị thẩm phấn mỗi ngày, chỉ vì ông đã từng lên tiếng chỉ trích Bắc Kinh trên các cơ quan truyền thông Hoa ngữ về sự can thiệp của họ tại Úc và sự đàn áp đối với các nhà đối kháng [6]. Giáo sư Rory Medcalf, người đứng đầu Trường An ninh Quốc gia thuộc đại học ANU, nhận định rằng qua sự kiện bắt giam giáo sư Feng, tín hiệu rõ ràng mà Bắc Kinh muốn gửi đến người Úc gốc Hoa là “đừng chỉ trích sự can thiệp của đảng Cộng sản” vào các vấn đề nội bộ của Úc [7].
    Ngược lại với cung cách làm việc tùy tiện và mờ ảo của các thể chế độc tài như Trung Quốc, trong các nền chính trị dân chủ đích thực, mọi hoạt động của các cơ quan công quyền, dù trực thuộc chính phủ hay độc lập, đều phải minh bạch và trách nhiệm giải trình. Không một cơ quan hay cá nhân nào, kể cả những người đứng đầu các ngành tư pháp, hành pháp và lập pháp có quyền tuyệt đối, tất cả đều có thời hạn phục vụ định kỳ, và có nhiệm vụ kiểm soát cân bằng quyền lực lẫn nhau. Nguyên tắc chi phối tổng quát là rằng bất cứ một tổ chức hay cơ quan nào nhận tài trợ từ nhà nước để hoạt động, nghĩa là đã sử dụng công quỹ, thì phải có trách nhiệm báo cáo hàng năm một cách minh bạch. Tất cả đều phải báo cáo định kỳ trước quốc hội hay các cơ quan liên quan trách nhiệm khác. Nguyên tắc này áp dụng cả các tổ chức tình báo lo về an ninh quốc phòng.
    ASIO cũng không nằm ngoài quy định này. Như bản báo cáo thường niên năm vừa qua [8]. Trong bản báo cáo này, Duncan Lewis, Tổng Giám đốc ASIO, cho biết năm 2017 – 2018 đánh dấu các thử thách đáng kể do các hoạt động tình báo và can thiệp nước ngoài, nổi bật trong các tranh luận tại quốc hội cũng như công cộng. Lewis cho biết các tác nhân nước ngoài đã hung hăng tìm kiếm thông tin phân loại/bảo mật về các liên minh và đồng minh của Úc; lập trường của Úc về vấn đề ngoại giao, kinh tế và quốc phòng; nguồn lực năng lượng và khoáng sản; và các sáng tạo trong lĩnh vực khoa học kỹ thuật. Ngoài ra họ cũng đang cố gắng kín đáo ảnh hưởng lên quan điểm của các nhân vật công cộng và truyền thông của Úc, các viên chức chính quyền, và thành viên của các cộng đồng lưu vong có cơ sở tại Úc. Tuy bản báo cáo này không nêu đích danh thủ phạm, từ tên quốc gia cho đến danh tánh của những người liên hệ trong bản báo cáo này, người tìm hiểu vấn đề có thể suy luận và kết luận thủ phạm cũng như những thành phần can dự là ai.
    Cũng cần nhắc lại là vào cuối năm 2017, trước sự gia tăng tình báo và xâm nhập của Trung Quốc, điều mà các cơ quan truyền thông Úc đã điều tra và phổ biến rộng khắp, cựu Tổng trưởng Tư pháp Úc ông George Brandis đã bày tỏ mối quan tâm sâu sắc [9]. Brandis gửi thư cho cơ quan truyền thông ABC xác định rằng ông đã được Thủ tướng Malcolm Turnbull giao trách nhiệm rà soát lại toàn bộ luật về tình báo và can thiệp của nước ngoài, cũng như duyệt lại Bộ luật Hình sự 1995 để xem xét việc gia tăng khả năng điều tra và truy tố các hành vi tình báo và can thiệp nước ngoài. Brandis dự tính sẽ hoàn tất việc này vào cuối năm 2017. Nhưng sau khi hoàn tất đề nghị tu chính này vào cuối năm 2017 và trình bày cho công chúng để tham khảo ý kiến trước khi thông qua quốc hội Úc, nhiều tổ chức đã bày tỏ quan ngại rằng các sửa đổi trong dự luật đề nghị đã can thiệp quá nhiều vào một số quyền tự do, nhất là tư do diễn đạt, và có khả năng đưa đến những nạn nhân bất đắc dĩ vì các điều luật còn mơ hồ, chưa rõ ràng. Do đó hệ lụy sẽ tiêu cực. Cũng vì như thế mà mãi đến giữa năm 2018 sau khi duyệt xét và tranh luận sôi nổi, thì hai bộ luật về tình báo và can thiệp nước ngoài mới được toàn quốc hội thông qua [10].
    Trước khi được thông qua, Thượng viện Úc đã mời các chuyên gia, những người đứng đầu các cơ quan an ninh quốc gia cũng như các cơ quan hay chuyên gia độc lập đến trình bày quan điểm của mình vào tháng Ba năm 2018 [11]. Qua cuộc điều trần này, chúng ta có thể hiểu sâu sắc hơn các vấn đề này, bởi các bản tin và phân tích trên các cơ quan truyền thông chính mạch, kể cả các cơ quan uy tín hàng đầu, thường không có nhiều thì giờ và không thể đề cập đến nhiều khía cạnh phức tạp và sâu sắc về vấn đề này.
    Trong phạm vi ngắn ngủi của bài này, tôi muốn đề cập đến ba điều đáng nói nhất qua cuộc điều trần của ông Duncan Lewis.
    Thứ nhất, ông Lewis xác định rằng hiện tại đang có vô số các thế lực thù nghịch vô cùng đa dạng muốn đi ngược lại quyền lợi của Úc hơn cả trước đây, ngay cả thời Chiến tranh Lạnh, và tầm vóc và mức độ tinh vi của các hoạt động này đã gia tăng đáng kể. Nền dân chủ mở rộng của Úc, bao gồm sự tự do di chuyển tiền, người và thông tin, điều đã làm giàu cho nước Úc và xã hội Úc, lại là các mũi nhọn mà các tình báo nước ngoài có thể sử dụng để tấn công Úc. Thay vì sử dụng tình báo, các tác nhân nước ngoài đã vận dụng các hoạt động rộng khắp qua chiến thuật can thiệp nước ngoài. Họ có thể sử dụng người Úc địa phương để quan sát và công kích cộng đồng lưu vong qua việc tuyển dụng và hợp tác với các tiếng nói ảnh hưởng và quyền lực để vận động những người có quyền lực quyết định. Nông nghiệp, công nghệ khai thác khoáng sản, nghiên cứu y tế, các lĩnh vực nghiên cứu và phát triển đại học, và tài chánh, đều bị ảnh hưởng. Tóm lại, khó có một lĩnh vực nào được miễn nhiễm từ các hoạt động này.
    Thứ hai, các hoạt động tình báo và can thiệp ngày càng tinh vi đến độ ảnh hưởng của nó không dễ nhìn thấy cho đến nhiều năm về sau, khi mà hậu quả của nó không thể đảo ngược được. Nhưng luật hiện hành đã lỗi thời và thiếu sót, và trong trường hợp các hoạt động can thiệp nước ngoài thì không có hình phạt nào cả. Hệ quả của vấn đề này là quyền tự do quyết định và quyền lợi căn cốt của quốc gia này đã không được bảo vệ bởi pháp quyền. Nói cách khác, ASIO nắm rõ các hoạt động tình báo và xâm nhập nước ngoài nhưng luật hiện hành không ủy quyền cho ASIO làm việc với các cơ quan thi hành pháp luật khác để bảo đảm việc bắt giữ và truy tố những kẻ tham dự vào các hoạt động này. Theo Lewis thì luật lệ sẽ cung cấp các phương tiện cần thiết và mạnh mẽ để ngăn chặn và phá vỡ các hoạt động mà các cơ quan an ninh một mình không thể đạt được. Khi luật được thông qua và ban hành, các vụ truy tố tội phạm về các vi phạm tình báo, can thiệp nước ngoài, bí mật, phá hoại và tình báo kinh tế sẽ được trắc nghiệm tại các tòa án Úc và sẽ được truyền thông Úc đưa tin, qua đó những kẻ có âm mưu cũng phải suy nghĩ lại. Ông Lewis cho rằng trong khi chúng ta ngồi đây tìm cách đóng các kẻ hở của luật thì những kẻ tìm cách phá hoại sẽ tìm lỗ hỏng để khai thác.
    Thứ ba, ông Lewis không tán thành các đề nghị là có những địa hạt nên được miễn nhiễm về các luật này. Theo ông thì các miễn trừ (exemptions) trên căn bản có thể làm suy yếu/phá hoại luật này. Nếu giới truyền thông, hay các địa hạt khác, được ngoại lệ, thì sẽ làm cho luật ban hành không hiệu quả. Ông Lewis nhận xét rằng các ký giả truyền thông và các nhân viên tình báo, tuy có động cơ khác nhau, nhưng hoạt động không khác nhau bao nhiêu. Cả hai đều theo đuổi các thông tin và sự thẩm thấu vấn đề mà phần lớn nằm ngoài tầm của công chúng. Cũng vì như thế nên nghề ký giả có thể là sự che đậy lý tưởng cho các thế lực nước ngoài để che đậy các hoạt động tình báo của họ, và các ký giả cũng vì như thế mà không có gì ngạc nhiên khi họ được các tình báo nước ngoài tiếp cận. Ông Lewis đã công nhận vai trò quan trọng của truyền thông trong việc đưa thông tin và phân tích để người dân hiểu rõ các hoạt động tình báo và can thiệp nước ngoài trong thời gian qua, nhưng ông cũng cảnh giác rằng những thế lực nước ngoài sẽ khai dụng kẻ hở nếu ký giả/truyền thông nói chung được miễn nhiễm từ luật này.
    Ký giả Angus Grigg của báo The Australian Financial Review đã cho biết một tình báo viên Trung Quốc đã tìm cách tuyển mộ ông, và trong phần điều trần của ông Lewis, ông cũng xác nhận rằng cách thức của trường hợp này có vẻ nhất quán một cách kinh ngạc với các trường hợp mà ASIO điều tra, dù ông không thể nêu tên bất cứ ai, cơ quan hay quốc gia nào [12]. Về vấn đề này, người Việt có lẽ cũng không lạ gì với trường hợp tình báo nổi tiếng Phạm Xuân Ẩn qua tác phẩm Điệp Viên Hoàn Hảo của Larry Berman.
    Tuy các đề nghị của ông Lewis nghe rất hợp lý, một nền dân chủ đề cao quyền và tự do là giá trị cao cả nhất của con người có chấp thuận tất cả các đề nghị này không khi truyền thông đóng vai trò quan trọng cho tự do thông tin?
    (Úc Châu, 19/02/2019)


    Bí mật 21 năm CIA điên cuồng săn lùng sức mạnh Liên Xô giấu trong vũ trụ: Kết quả bất ngờ

    Trang Ly |

    Bí mật 21 năm CIA điên cuồng săn lùng sức mạnh Liên Xô giấu trong vũ trụ: Kết quả bất ngờ

    Ám ảnh tiềm lực công nghệ không gian của Liên Xô, Mỹ dành 21 năm đằng đẵng để giải mã một trong những bí mật bao quanh địch thủ.

    Trong giai đoạn đối đầu leo thang của cuộc Chiến tranh LạnhLiên Xô bí mật triển khai chương trình không gian khiến Mỹ "đứng ngồi không yên". Chương trình này cho phép Moskva có thể liên lạc với các tàu vũ trụ và tàu thăm dò liên hành tinh của mình thông qua một "kênh bí mật ngoài không gian."
    Người Mỹ do thám và biết sự tồn tại của nó. Tuy nhiên, họ không biết tìm nó ở đâu và như thế nào. 
    Luôn luôn ám ảnh và lo sợ về sức mạnh tiềm ẩn từ vũ khí và công nghệ không gian mà Liên Xô có thể nắm giữ, Mỹ đương nhiên đứng ngồi không yên. Họ đã làm mọi thứ để khai thác "con át chủ bài" mà địch thủ của mình có thể đang bí mật triển khai.
    Bí mật 21 năm CIA điên cuồng săn lùng sức mạnh Liên Xô giấu trong vũ trụ: Kết quả bất ngờ - Ảnh 1.
    CIA1 cử đi các gián điệp nhằm nghiên cứu chương trình không gian của Liên Xô. Các chuyên gia tình báo tín hiệu thăm dò vô tuyến từ các trạm nghe của Liên Xô đặt tại Bắc Phi và Trung Đông. Các chuyên gia phân tích CIA lùng sục và giải mã những manh mối dù nhỏ nhất từ hình ảnh vệ tinh đến các hoạt động tuyên truyền của Liên Xô, thậm chí là những bình luận trái chiều của các nhà khoa học Liên Xô... Tất cả đều được CIA và NSA2 săn lùng.
    Tuy nhiên, trong 21 năm trời đằng đẵng, từ 1962 đến 1983, bí mật vẫn hoàn bí mật.
    Chỉ đến khi cuộc Chiến tranh Lạnh tàn canh, và sau những báo cáo của NSA và CIA, bí mật Liên Xô cất giấu một thời nay lại nổi lên, người ta mới hiểu sâu về nhiệm vụ "giải mật Liên Xô" mà 2 cơ quan này thực hiện.
    Như James D. Burke, tác giả hai bản báo cáo của CIA, đã thừa nhận trong báo cáo thứ hai của mình rằng 16 năm sau cuộc tìm kiếm 21 năm ấy gói gọn bằng 3 chữ: Đáng kinh ngạc.
    Bài viết "Bí mật kế hoạch đánh cắp dữ liệu hành tinh của Liên Xô" của tác giả William Herkewitz (thuộc Đại học California, Mỹ) đăng trên Astronomy.com miêu tả hành trình 21 năm không ngừng "giải mã Liên Xô" của người Mỹ.
    Bí mật 21 năm CIA điên cuồng săn lùng sức mạnh Liên Xô giấu trong vũ trụ: Kết quả bất ngờ - Ảnh 2.
    Tính đến thập niên 1960, Liên Xô khiến Mỹ choáng váng bởi hàng loạt thành tựu khai phá không gian "vô tiền khoáng hậu", có thể kể đến việc phóng vệ tinh nhân tạo đầu tiên trong lịch sử vũ trụ Sputnik 1 năm 1957; đưa người lần đầu tiên trong lịch sử nhân loại bay ra ngoài không gian năm 1961...
    Chỉ xét riêng sự kiện Liên Xô phóng vệ tinh Sputnik 1 thôi đã khiến Mỹ thực sự lo sợ. Thứ ám ảnh họ không chỉ là việc Liên Xô mở màn rồi dẫn đầu cuộc đua lên không gian, Washington "mất ăn mất ngủ" vì sợ rằng với khả năng phóng vệ tinh, Liên Xô hoàn toàn có thể phóng tên lửa mang đầu đạn hạt nhân xuyên lục địa, đe dọa đến sự an toàn của Mỹ từ khoảng cách hàng ngàn km. Nói rộng ra, Mỹ lo sợ về một Liên Xô chạy đua vũ trang trên không gian, từ đó có thể đe dọa sự an nguy của Mỹ.
    Năm 1962, Liên Xô tiếp tục thừa thắng xông lên, chương trình không gian của nước này khiến Mỹ thực sự điên đầu. Vào năm đó, Liên Xô đã phóng Mars 13 - tàu thăm dò liên hành tinh thứ 8 của mình - nhằm quan sát sao Hỏa ở khoảng cách 11.000km. Các thế hệ tàu thăm dò liên hành tinh trước được Liên Xô phóng đi nhằm quan sát sao Hỏa, sao Kim...
    Bí mật 21 năm CIA điên cuồng săn lùng sức mạnh Liên Xô giấu trong vũ trụ: Kết quả bất ngờ - Ảnh 3.
    Sau khi rời khỏi quỹ đạo Trái Đất và bay ở khoảng cách hơn 106 triệu km so với mặt đất, hệ thống định hướng ăng-ten của Mars 1 hỏng hóc. Trái Đất mất liên lạc hoàn toàn với Mars 1.
    Tuy nhiên, trước đó, Mars 1 đã kịp có những liên lạc từ xa ban đầu, theo báo cáo của NSA, Mars 1 đã thực hiện 4 lần dẫn truyền vô tuyến, với các tần số 163, 32, 8, và 5 centimeters. 
    Ở hai tín hiệu đầu tiên (bước sóng 163 và 32 cm), sau khi được các chuyên gia tình báo tín hiệu Mỹ phân tích, là dạng tín hiệu điều khiển vệ tinh đơn giản và tín hiệu định hướng được sử dụng bởi hầu hết các tàu vũ trụ của Liên Xô.
    Tín hiệu thứ ba với bước sóng 8 cm được kính viễn vọng vô tuyến gián điệp của Mỹ đặt gần Liên Xô phát hiện. Tuy nhiên, tần số cực cao này, theo báo cáo của NSA, cơ bản được sử dụng để đo nhật thực.
    Tín hiệu cuối cùng là tín hiệu tần số siêu cao (SHF) - bước sóng 5cm - là một bí ẩn chưa thể phân tích, giải mã đối với các chuyên gia Mỹ, theo báo cáo của CIA. James D. Burke cho hay, bí mật của tần số siêu cao này luôn ám ảnh người Mỹ thời đó.
    Liệu có phải Liên Xô đang ầm thầm thu nhận các tín hiệu ngoài hành tinh? Tín hiệu tần số siêu cao này đến từ trí thông minh ngoài Trái Đất và Liên Xô hiện đang có nó và đang tiến hành giải mã? Hay nó là tín hiệu được sử dụng để thu nhận các dữ liệu khoa học và hình ảnh chi tiết từ các tàu thăm dò vũ trụ của Liên Xô mà Mỹ chưa từng biết?... Tất cả đều có sức ám ảnh Mỹ cao độ.
    Bí mật 21 năm CIA điên cuồng săn lùng sức mạnh Liên Xô giấu trong vũ trụ: Kết quả bất ngờ - Ảnh 4.
    Mars 1 - tàu thăm dò sao Hỏa của Liên Xô.
    Có thể nói, trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh, bí mật và sự khó nắm bắt đến từ địch thủ (cụ thể là đến từ Liên Xô) khiến nó có giá trị cao nhất trong cuộc đua cân sức-cân não của Mỹ và Liên Xô.
    Khi một bên không thể nắm được sức mạnh mà bên kia chiếm giữ, nỗi sợ tự nhiên dâng cao mạnh mẽ. Việc phát hiện tín hiệu tần số cực cao mà không thể giải mã khiến CIA và NSA "mất ăn mất ngủ". 
    Washington vốn đã ám ảnh sức mạnh không gian của Liên Xô, lại càng thêm sốt sắng. Liên Xô đang che giấu điều gì? Họ đang thực hiện kế hoạch gì? Và kế hoạch đó tác động xấu đến Mỹ như thế nào?... chính là những vấn đề mà Mỹ điên đầu. 
    Thời gian sau khi Mars 1 phóng đi là kỷ nguyên điên cuồng của các sứ mệnh không gian của Liên Xô: Tàu thăm dò Mặt Trăng đã đổ bộ thành công; trạm vũ trụ đầu tiên trong lịch sử được phóng vào quỹ đạo Trái Đất; các tàu thăm dò sao Hỏa và sao Kim đã gửi những dữ liệu/hình ảnh ban đầu cho Liên Xô...
    Vậy mà, ngoài thành tựu đưa người đổ bộ thành công đầu tiên lên Mặt Trăng năm 1969, Mỹ vẫn chưa có nhiều thành tựu không gian đột phá. Một phần cũng bởi, CIA và NSA "rút ruột rút gan" để giải mã tín hiệu tần số siêu cao bí ẩn kia.
    Bí mật 21 năm CIA điên cuồng săn lùng sức mạnh Liên Xô giấu trong vũ trụ: Kết quả bất ngờ - Ảnh 5.
    Vào tháng 6/1983, Liên Xô đã phóng hai tàu thăm dò mới tới sao Kim: Tàu vũ trụ Venera 15 và Venera 16. Sau chuyến đi kéo dài 4 tháng tới hành tinh chị em của Trái Đất, cả hai tàu vũ trụ đều có nhiệm vụ quét hình ảnh sao Kim, một nhiệm vụ mà Mỹ cũng đã lên kế hoạch nhưng cho một nhiệm vụ không gian cho năm 1988.
    Tài liệu báo cáo của NSA cho biết, khi Liên Xô đang thực hiện sứ mệnh sao Kim, người Mỹ đã phát triển công cụ mới - một hệ thống được thiết kế dành riêng cho việc thu thập các tín hiệu từ không gian sâu thẳm.
    Đó chính là SETI - Chương trình Tìm kiếm trí thông minh ngoài Trái Đất - một đột phá của NASA nhen nhóm từ những năm 1970. 
    Bí mật 21 năm CIA điên cuồng săn lùng sức mạnh Liên Xô giấu trong vũ trụ: Kết quả bất ngờ - Ảnh 6.
    Thiết bị RFI của Mỹ. Nguồn: NRAO/AUI/NSF
    Đến đầu thập niên 1980, các nhà khoa học của SETI đã phát triển hệ thống công cụ tìm kiếm cực kỳ tân tiến, có tên Giao thoa tần số vô tuyến (RFI), gồm máy thu, máy phân tích phổ và máy tính, có thể quét hàng chục ngàn tần số sóng vô tuyến riêng lẻ cùng một lúc, báo cáo tài liệu NSA.
    Thiết bị RFI tỏ ra là công cụ hữu ích để dò tìm các tín hiệu không xác định ngoài Trái Đất... cũng như đen đến khả năng giải mã tín hiệu bước sóng 5cm mà Liên Xô nhận được trong sứ mệnh Mars 1. 
    Với sứ mệnh thăm dò sao Kim Venera 15 và Venera 16 của Liên Xô, Mỹ hy vọng sẽ nghe ngóng được những tín hiệu tần số siêu cao tương tự, từ đó, có thể hiểu bí mật mà tần số vô tuyến bước sóng 5cm trước kia khiến họ đau đầu.
    Để làm được điều đó, Mỹ bí mật chở RFI đến một địa điểm dọc theo kinh tuyến Crimea để nghe ngóng động tĩnh từ Liên Xô.
    Ngày 14/10/1983, Venera 15 và Venera 16 đã thực hiện hành trình thành công đến sao Kim. Người Mỹ sẵn sàng "nghe lỏm" tín hiệu liên hành tinh mà Liên Xô có thể nhận được từ các tàu của họ.
    Tuy nhiên, RFI vẫn không nhận được tín hiệu nào. Mỹ bắt đầu nghi ngờ tính hiệu quả của RFI. Trung tâm Hàng không và Tên lửa quốc phòng đặc biệt của Mỹ - nơi điều phối nhiệm vụ gián điệp này - vẫn kiên trì với nỗ lực "đánh cắp" tín hiệu vô tuyến từ sứ mệnh thăm dò sao Kim của Liên Xô.
    Bí mật 21 năm CIA điên cuồng săn lùng sức mạnh Liên Xô giấu trong vũ trụ: Kết quả bất ngờ - Ảnh 7.
    RFI đã bắt được tín hiệu. Lúc 6:35 sáng, Trung tâm Hàng không và Tên lửa quốc phòng đặc biệt gửi một tin nhắn đến Washington với nội dung: "Chúng ta đã "bắt" được nó. Sứ mệnh "giải mã Liên Xô" kéo dài 21 năm kết thúc!"
    Dù cả CIA và NSA không công bố chi tiết nội dung sứ mệnh giải mã tín hiệu tần số siêu cao kia và nói rằng, người Mỹ nhận được rất ít lợi ích từ việc này. Tuy nhiên, báo cáo cho hay, việc bỏ ra 21 năm dài đeo đuổi tín hiệu SHF mà Liên Xô từng có được đã gián tiếp cho ra đời Viện SETI mà NASA vẫn còn sử dụng đến tận ngày nay trong hành trình tìm kiếm trí thông minh ngoài Trái Đất.
    21 năm đằng đẵng mà CIA và NSA bỏ ra để giải mã một tín hiệu vô tuyến bí ẩn từ vũ trụ mà Liên Xô có được cho thấy người Mỹ thực sự nghiêm túc coi trọng tiềm năng sức mạnh của địch thủ của mình.
    Dù kết quả có thể nào, thì ít ra với họ (Mỹ), một trong những bí ẩn bao quanh Liên Xô đã ngã ngũ!
    Chú thích
    (1) CIA: Cục tình báo trung ương Mỹ
    (2) NSA: Cơ quan An ninh Quốc gia Mỹ
    (3) Mars 1: Còn được gọi là 1962 Beta Nu 1, Mars 2MV-4 và Sputnik 23.
    Đọc các tài liệu khác về Liên Xô và Mỹ thời Chiến tranh Lạnh, tại ĐÂY
    Bài viết sử dụng nguồn: Astronomy.com
    theo Helino

    5 bí mật quốc gia bị phanh phui của Liên Xô: Đánh cắp chất xám Mỹ để đua công nghệ vũ trụ

    Trang Ly |
    5 bí mật quốc gia bị phanh phui của Liên Xô: Đánh cắp chất xám Mỹ để đua công nghệ vũ trụ

    Xét riêng trong cuộc đua công nghệ vũ trụ giữa Mỹ và Liên Xô thời Chiến tranh Lạnh, đây là 5 bí mật quốc gia mà Moskva giấu nhẹm.

    5 ẩn số vũ trụ Liên Xô xếp hạng "bí mật quốc gia": Cú đánh khiến Mỹ choáng váng (Kỳ 1)

    Trang Ly |
    5 ẩn số vũ trụ Liên Xô xếp hạng "bí mật quốc gia": Cú đánh khiến Mỹ choáng váng (Kỳ 1)

    Một nước Mỹ đang mải miết với những dự án vũ khí hủy diệt bỗng bừng tỉnh sau cú đánh mang tên "Sputnik" của Liên Xô.

    5 ẩn số vũ trụ Liên Xô xếp hạng bí mật quốc gia: Cú đánh khiến Mỹ choáng váng (Kỳ 1) - Ảnh 1.
    19:28' ngày 4/10/1957, mọi con mắt đổ dồn lên bầu trời. Khoảnh khắc Liên Xô phóng thành công vệ tinh nhân tạo đầu tiên trên thế giới Sputnik 1 lên quỹ đạo Trái Đất, cả thế giới ngỡ ngàng! Nước Mỹ ám ảnh!
    5 ẩn số vũ trụ Liên Xô xếp hạng bí mật quốc gia: Cú đánh khiến Mỹ choáng váng (Kỳ 1) - Ảnh 2.
    Hình ảnh vệ tinh nhân tạo đầu tiên trên thế giới của Liên Xô: Sputnik 1.
    Hồ sơ của NASA có bài viết về: 
    5 ẩn số vũ trụ Liên Xô xếp hạng bí mật quốc gia: Cú đánh khiến Mỹ choáng váng (Kỳ 1) - Ảnh 3.
    Lịch sử đã thay đổi vào ngày 4/10/1957 khi Liên Xô phóng thành công Sputnik 1. Vệ tinh nhân tạo đầu tiên trên thế giới có kích thước bằng một quả bóng bãi biển (đường kính 58 cm), chỉ nặng 83,6 kg và mất khoảng 98 phút để thực hiện một vòng quay quanh Trái Đất theo đường elip. 
    Sputnik 1 mở ra những phát triển chính trị, quân sự, công nghệ và khoa học mới, đánh dấu sự khởi đầu của Kỷ nguyên Vũ trụ (Space Age) và cuộc đua công nghệ không gian tốn kém hàng tỷ đô giữa Mỹ và Liên Xô về sau.
    Câu chuyện bắt đầu vào năm 1952, khi Hội đồng Khoa học Quốc tế (ISC) quyết định thiết lập một dự án khoa học quốc tế có sự tham gia của 67 quốc gia, mang tên "Năm Vật lý Địa cầu Quốc tế (IGY)", kéo dài từ 1/7/1957 đến 31/12/1958.
    Sở dĩ, ISC quyết định chọn khoảng thời gian này là vì từ ngày 1/7/1957 đến 31/12/1958 là thời kỳ đạt đỉnh của chu kỳ Mặt Trời 19 (Solar cycle 19). Đây là thời điểm lý tưởng để các nhà khoa học quốc tế nghiên cứu 11 ngành khoa học Trái Đất thuộc dự án Năm Vật lý Địa cầu Quốc tế (IGY): Hừng đông và bức xạ tầng cao (airglow), tia vũ trụ, địa từ trường, trọng lực, vật lý tầng điện ly, xác định kinh độ và vĩ độ (lập bản đồ chính xác), khí tượng, hải dương học, địa chấn học, và các hoạt động của Mặt Trời.
    5 ẩn số vũ trụ Liên Xô xếp hạng bí mật quốc gia: Cú đánh khiến Mỹ choáng váng (Kỳ 1) - Ảnh 4.
    Sputnik 1 của Liên Xô mở ra Kỷ nguyên Vũ trụ của loài người.
    Tháng 7/1955, Nhà Trắng công bố kế hoạch phóng một vệ tinh nhân tạo quay quanh Trái Đất cho IGY; đồng thời kêu gọi các cơ quan thuộc chính phủ phát triển dự án vệ tinh nhân tạo. 
    Tháng 9/1955, đề xuất vệ tinh Vanguard của Phòng thí nghiệm Nghiên cứu Hải quân đã được chọn để làm đại diện cho Mỹ trong báo cáo với IGY. Nhưng, chỉ 2 năm ngắn ngủi sau đó, Sputnik 1 của Liên Xô ra đời và thực hiện sứ mệnh thành công đầu tiên của một vệ tinh nhân tạo quay quanh Trái Đất đã thay đổi mọi thứ. 
    Là một thành tựu kỹ thuật đột phá chưa từng có trong lịch sử, Sputnik 1 thu hút mọi sự chú ý của thế giới. Người Mỹ nhanh chóng bị lu mờ. 
    Các chỉ số của Sputnik 1 ấn tượng hơn con số 1,6 kg của vệ tinh Vanguard mà Mỹ dự định xây dựng hơn rất nhiều. Khi công chúng Mỹ chưa hết lo ngại rằng, khả năng phóng vệ tinh của Liên Xô hoàn toàn có thể cho phép nước này phóng tên lửa đạn đạo mang vũ khí hạt nhân tấn công từ châu Âu đến Mỹ, thì Liên Xô lại tiếp tục với "cú hích vũ trụ" thứ hai là phóng Sputnik 2 (phi thuyền có trọng tải nặng hơn nhiều, và còn mang theo một con vật sống đầu tiên) lên quỹ đạo ngày 3/11/1957.
    Ngay sau khi Sputnik 1 của Liên Xô ra đời, Bộ Quốc phòng Mỹ giải trình một dự án khác, nhằm thay thế Vanguard. 
    Ngày 31/1/1958, cuộc chơi đổi chiều về phía Mỹ khi nước này phóng thành công vệ tinh nhân tạo Explorer 1. Thành tựu đáng nhớ nhất của Explorer 1 chính là việc phát hiện ra Vành đai bức xạ Van Allen (khu vực tập trung mật độ cao các hạt điện tử, proton từ Mặt Trời). Sau 12 năm phục vụ, Explorer 1 "chết" phía trên bầu khí quyển ở Thái Bình Dương vào ngày 31/3/1970 sau hơn 58.000 lần miệt mài quay quanh quỹ đạo Trái Đất.
    5 ẩn số vũ trụ Liên Xô xếp hạng bí mật quốc gia: Cú đánh khiến Mỹ choáng váng (Kỳ 1) - Ảnh 5.
    Ngày 31/1/1958, Mỹ phóng thành công vệ tinh nhân tạo Explorer 1.
    Tuy đã tạm thời lấy được thế cân bằng với Liên Xô - địch thủ của Mỹ trong Chiến tranh Lạnh, nhưng sự kiện Sputnik 1 khiến một phần lịch sử nước Mỹ thay đổi mãi mãi. Bởi Sputnik 1 là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến việc thành lập Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Quốc gia Mỹ (NASA). 
    Vào tháng 7/1958, Quốc hội Mỹ thông qua Đạo luật Hàng không và Vũ trụ Quốc gia (thường được gọi là "Đạo luật Không gian"), thành lập NASA vào ngày 1/10/1958 từ Ủy ban Cố vấn Hàng không Quốc gia (NACA) và các cơ quan chính phủ khác.
    Đối với thế giới, sự góp mặt của Mỹ và Liên Xô trong dự án "Năm Vật lý Địa cầu Quốc tế (IGY)" đã mang cuộc cách mạng thực sự trong hành trình nghiên cứu vũ trụ và chinh phục vũ trụ. 
    Không chỉ phóng thành công vệ tinh nhân tạo đầu tiên của thế giới lên quỹ đạo Trái Đất, không chỉ tìm ra Vành đai bức xạ Van Allen, IGY còn đạt được những thành tựu đáng kể như khám phá ra rặng núi ngầm dưới đại dương (một xác nhận quan trọng về các mảng kiến tạo); phát hiện bức xạ Mặt Trời có thể gây nguy hiểm cho những chuyến bay vũ trụ có người lái về sau...
    Đối với hai đối thủ của Chiến tranh Lạnh, việc Liên Xô giành vị thế thương phong trong cuộc đua mới của Kỷ nguyên Vũ trụ khiến Mỹ bừng tỉnh giấc. Một nước Mỹ đang mải miết với những dự án vũ khí hủy diệt (vũ khí nguyên tử) bỗng lo sợ hơn bao giờ hết về khả năng phóng tên lửa xuyên lục địa mang theo đầu đạn hạt nhân có thể xóa sạch Mỹ bất cứ lúc nào ở khoảng cách cực xa.
    Sputnik khiến nước Mỹ vốn đã hồ nghi lo sợ về tiềm năng hạt nhân "không thể tưởng tượng" của Liên Xô lại càng thêm ám ảnh. Mỹ một mặt, bí mật thực hiện các dự án vũ khí và vũ trụ, một mặt bí mật điều tra tiềm năng của địch thủ.
    Thời Chiến tranh Lạnh, bí mật chính là yếu tố sống còn trong cuộc đua trên quỹ đạo. Không một siêu cường nào muốn địch thủ của mình nắm rõ những bí mật ấy. Đó là lý do, chỉ riêng về phía Liên Xô, có 5 bí mật không gian Liên Xô xếp vào hàng "bí mật quốc gia" mà chỉ khi sụp đổ năm 1991, Mỹ và phần còn lại của thế giới mới nắm rõ.
    Bài viết sử dụng nguồn: Science.howstuffwork, History.NASA.GOV
    Ảnh: Internet
    5 bí mật quốc gia bị phanh phui của Liên Xô: Đánh cắp chất xám Mỹ để đua công nghệ vũ trụ - Ảnh 1.
    Có thể nói, Chiến tranh Lạnh xảy ra giữa Mỹ và Liên Xô hồi thế kỷ 20 là một câu chuyện dài về những đối đầu căng thẳng trong các lĩnh vực chính trị, ngoại giao, vũ khí và công nghệ. Trong cuộc đua "cân não" giữa hai cường quốc, Bí Mật chính là "con át chủ bài" mà Mỹ và Liên Xô đều rất coi trọng trong việc đảm bảo sức mạnh và tiếng tăm với địch thủ.
    Xét riêng về lĩnh vực công nghệ vũ trụ, Liên Xô là quốc gia đi tiên phong và mở ra Kỷ nguyên Vũ trụ cho loài người bằng hai thành tựu rất đáng nhớ trong lịch sử nhân loại: (1) Phóng vệ tinh nhân tạo đầu tiên trên thế giới - Sputnik 1 - lên quỹ đạo Trái Đất; và (2) Đưa người lần đầu tiên thoát khỏi lực hút của Trái Đất bay vào không gian do phi hành gia Yuri Gagarin thực hiện ngày 12/4/1961.
    Để có được thành tích "vô tiền khoáng hậu" đó, Liên Xô đã đổ rất nhiều chất xám, tiền của, thậm chí là chính mạng sống của nhiều phi hành gia quả cảm. Tuy nhiên, trong hành trình bảo vệ tiếng tăm của một quốc gia tiên phong trong lĩnh vực vũ trụ, Liên Xô đã phải giấu nhẹm những sự cố/tai nạn và xếp chúng vào hàng "bí mật quốc gia", "tuyệt mật". Và chỉ đến khi tan rã năm 1991, các bí mật này mới được Mỹ và thế giới biết đến.
    5 bí mật quốc gia bị phanh phui của Liên Xô: Đánh cắp chất xám Mỹ để đua công nghệ vũ trụ - Ảnh 2.
    Sau thành công của Sputnik 1 ngày 4/10/1957, khiến Mỹ chính thức phải bước vào cuộc đua công nghệ không gian thời Chiến tranh Lạnh - Liên Xô tiếp tục phóng Sputnik 2. 
    Lần phóng này, Liên Xô mang theo chú chó "phi hành gia" Laika - một chú chó giống cái, lai giữa husky và spitz, từng sống lang thang vô chủ trên đường phố Moskva.
    Bí mật mà Liên Xô cất giữ chính là về cái chết của chú chó tròn 3 tuổi. Những gì Laika trải qua trong sứ mệnh bay chưa một sinh vật nào thực hiện được (đó là hoàn thành nhiệm vụ bay vòng quanh Trái Đất) khiến không ít người xót thương.
    Laika đã chết cô độc thế nào?
    Ngày 3/11/1957, tàu vũ trụ Sputnik 2 được phóng lên quỹ đạo Trái Đất, mang theo Laika lên đường thực hiện sứ mệnh "đo" những tác động của việc phóng tàu và môi trường vũ trụ lên cơ thể sống.
    5 bí mật quốc gia bị phanh phui của Liên Xô: Đánh cắp chất xám Mỹ để đua công nghệ vũ trụ - Ảnh 3.
    Laika trước khi lên đường thực hiện sứ mệnh cảm tử. Ảnh: Getty Images
    Khoảnh khắc tàu vũ trụ phóng đi, Laika đã phải chịu đựng trọng lực gấp 5 lần bình thường. Không những thế, tiếng ồn khủng khiếp của động cơ phản lực đã khiến chú chó Laika hoảng loạn. Dữ liệu truyền về mặt đất về sau tiết lộ, nhịp tim của Laika mạnh gấp 3 lần so với bình thương, nhịp thở mạnh gấp 4 lần.
    Khi Sputnik 2 đạt được trạng thái phi trọng lực, nhịp tim của chú giảm đột ngột. Dẫu vậy, chú chó từng sống vô chủ ấy vẫn vượt qua được thử thách khắc nghiệt ấy để hoàn thành sứ mệnh cùng con tàu bay vòng quanh Trái Đất ở độ cao 3000km trong 103 phút.
    Điều đáng sợ chưa đến. Sputnik 2 không được thiết kế để chống cháy và không được thiết kế để  trở về Trái Đất. Điều này có nghĩa là, Laika và Sputnik 2 đang thực hiện sứ mệnh cảm tử.
    Với nguồn thức ăn và oxy chỉ đủ cho Laika sống 7 ngày ngoài không gian, người ta hy vọng Laika có thể chết vì thiếu dưỡng khí. Tuy nhiên, vì không có tấm chắn nhiệt, Sputnik 2 nhanh chóng trở thành bó đuốc khổng lồ nặng 500kg lao vô định về Trái Đất.
    Laika chết! Tan vĩnh viễn cùng con tàu mang sứ mệnh tự sát của nó. Không một tấm huân chương nào có thể vinh danh hết sự can đảm và miêu tả được cái chết đau đớn mà Laika phải trải qua những giây cuối cùng. Nhờ Laika, lịch sử Liên Xô mới có được ngày 12/4/1961 huy hoàng ấy!
    5 bí mật quốc gia bị phanh phui của Liên Xô: Đánh cắp chất xám Mỹ để đua công nghệ vũ trụ - Ảnh 4.
    Trong thập niên những năm 1950, 1960, Liên Xô đã che đậy cái chết của một số phi hành gia trong nỗ lực thực hiện các chuyến bay thử nghiệm vào quỹ đạo Trái Đất.
    Các sự cố thiệt mạng về người được cho là diễn ra trước chuyến bay đi vào lịch sử của Yuri Gagarin, phi hành gia được công nhận là người đầu tiên trong lịch sử thể giới bay vào vũ trụ ngày 12/4/1961.
    Thông tin về những cái chết của các phi hành gia Liên Xô được chính phủ nước này giấu kín vào hàng tuyệt mật. Mãi về sau, người ta mới biết về số phận thực sự của họ. Một trong những "tài năng vũ trụ" của Liên Xô hy sinh khi đang làm nhiệm vụ chính là phi hành gia 24 tuổi Valentin Bondarenko.
    5 bí mật quốc gia bị phanh phui của Liên Xô: Đánh cắp chất xám Mỹ để đua công nghệ vũ trụ - Ảnh 5.
    Gia đình nhỏ của Valentin Bondarenko.
    Là một trong 20 tài năng vũ trụ được tuyển chọn kỹ lưỡng khắp cả nước, Valentin Bondarenko cùng đồng đội luyện tập bất kể ngày đêm cho sứ mệnh đưa tàu Vostok (Phương Đông) có người lái ra ngoài vũ trụ đầu tiên trong lịch sử đất nước mình.
    Ngày 23/3/1961 định mệnh ấy là ngày thứ 10 Valentin Bondarenko thực hiện chuỗi thử nghiệm độ bền kéo dài 15 ngày trong buồng áp suất thấp đặt tại một viện khoa học ở Moskva.
    Thảm kịch xảy đến khi anh vừa hoàn tất ngày thử nghiệm của mình và chuẩn bị ra khoảng buồng áp suất. Do bất cẩn, miếng bông tẩm cồn anh dùng để lau cơ thể bỗng rơi vào đĩa hâm (dụng cụ làm nóng nước) khiến cho miếng bông nhanh chóng bốc cháy trong buồng kín chứa 68% oxy tinh khiết.
    Vì cho rằng đó là lỗi chủ quan, Valentin Bondarenko không báo cho bên ngoài và tự xoay sở với ngọn lửa. Tuy nhiên, mọi thứ diễn ra quá nhanh khiến toàn thân của anh đều bị bỏng. Da, tóc và mắt của anh đều bị ngọn lửa oan nghiệt hủy hoại.
    Sau 8 giờ chiến đấu với thần chết, Valentin Bondarenko vĩnh biệt đồng đội, trước đó, trong cơn mê sảng anh không ngừng rên rỉ: "Tôi xin lỗi... Là lỗi của tôi... Lỗi của tôi..." 
    5 bí mật quốc gia bị phanh phui của Liên Xô: Đánh cắp chất xám Mỹ để đua công nghệ vũ trụ - Ảnh 6.
    Mãi đến năm 1989, thế giới mới phát hiện ra Liên Xô thực tế đã cố gắng lên Mặt Trăng. Điều duy nhất họ thiếu? - Tên lửa.
    5 bí mật quốc gia bị phanh phui của Liên Xô: Đánh cắp chất xám Mỹ để đua công nghệ vũ trụ - Ảnh 7.
    Giấc mộng chinh phục Mặt Trăng của Liên Xô bị lụi tàn vì không đủ sức tạo tên lửa đẩy đổ bộ Mặt Trăng. Nguồn: Getty Images
    "Chúng ta phải đưa người đổ bộ được Mặt Trăng trong thập kỷ này." - Đó là lời hiệu triệu của Tổng thống Mỹ John F. Kennedy ngày 12/9/1962. 7 năm sau, khát vọng không gian ấy đã thành sự thực. Ngày 20/7/1969, nước Mỹ ghi danh mình vào lịch sử thế giới với sự kiện phi hành gia Neil Armstrong cùng đồng đội đặt những bước chân đầu tiên lên Mặt Trăng. 
    Nếu như người Mỹ "lao tâm khổ tứ" rất nhiều với chương trình Apollo đưa người lên Mặt Trăng thì Liên Xô lại "hững hờ" với vệ tinh tự nhiên duy nhất và lớn nhất của Trái Đất. 
    Nguyên nhân của sự "hững hờ" này chỉ được tiết lộ khi một nhóm các nhà khoa học Mỹ được phép thăm các di tích của Chương trình Mặt Trăng có người lái mà Liên Xô đã từng thực hiện trong hai thập niên 1960 và 1970.
    Hóa ra, người Liên Xô không hề bỏ ngoài cuộc đua lên Mặt Trăng với Mỹ. Tuy nhiên, thứ mà họ không sánh kịp với người Mỹ chính là Tên lửa đẩy.
    Thời đó, Liên Xô không có khả năng phóng thiết bị tên lửa đẩy với độ phức tạp cần thiết cho một cuộc đổ bộ thành công lên Mặt Trăng. Các chuyến bay thử nghiệm đều bất thành. Đứng trước thành tích "vô tiền khoáng hậu" của địch thủ trên Mặt Trăng, Liên Xô đã chính thức khép lại cuộc đua lên vệ tinh này vào những năm 1970.
    5 bí mật quốc gia bị phanh phui của Liên Xô: Đánh cắp chất xám Mỹ để đua công nghệ vũ trụ - Ảnh 8.
    5 bí mật quốc gia bị phanh phui của Liên Xô: Đánh cắp chất xám Mỹ để đua công nghệ vũ trụ - Ảnh 9.
    Bất chấp luật pháp quốc tế, cấm quân sự hóa không gian, khẩu súng thần công Rikhter R-23 được bí mật gắn trên trạm vũ trụ Salyut 3, được phóng vào năm 1974. Nguồn: Getty Images
    Đầu những năm 1960, Liên Xô triển khai Chương trình Almaz - Trạm trinh sát không gian quân sự tuyệt mật. Đến thập niên 1970, nước này nhanh chóng phát triển và phóng 3 trạm trinh sát không gian là Salyut 2, Salyut 3 và Salyut 5 vào quỹ đạo Trái Đất dưới cái tên là Trạm vũ trụ dân sự Salyut.
    Lo sợ Mỹ nhanh chóng "đánh hơi" được mục đích quân sự thực sự của Salyut và rồi phát triển chương trình vũ khí chống vệ tinh, Liên Xô cấp bách cần biện pháp tự vệ và chống trả.
    Năm 1964, Liên Xô phát triển thành công khẩu súng thần công Rikhter R-23. Rikhter R-23 có thể bắn 950 đến 5.000 viên đạn 14,5 mm mỗi phút với tốc độ 2.414 km/giờ, tấn công mục tiêu ở khoảng cách 3,2 km. 
    Bất chấp luật pháp quốc tế, cấm quân sự hóa không gian, khẩu súng thần công Rikhter R-23 được bí mật gắn trên trạm vũ trụ Salyut 3, được phóng vào năm 1974.
    Chỉ sau khi Liên Xô sụp đổ năm 1991, thế giới mới phát hiện ra rằng nước này thực sự đã bắn thử R-23 trong không gian vào ngày 25/1/1975. Vì lý do an toàn, kiểm soát mặt đất của Liên Xô đã đợi cho đến khi phi hành đoàn cuối cùng rời khỏi trạm vũ trụ rồi mới tiến hành bắn thử bằng cách bắn 20 phát đạn, khi trạm đang hoạt động ở chế độ không người lái.
    5 bí mật quốc gia bị phanh phui của Liên Xô: Đánh cắp chất xám Mỹ để đua công nghệ vũ trụ - Ảnh 11.
    5 bí mật quốc gia bị phanh phui của Liên Xô: Đánh cắp chất xám Mỹ để đua công nghệ vũ trụ - Ảnh 12.
    Tàu con thoi của Liên Xô. Nguồn: Getty Images
    Một trong những ví dụ đầu tiên về gián điệp trực tuyến chính là việc Liên Xô đột nhập vào cơ sở dữ liệu của chính phủ Mỹ để lấy thông tin về chương trình tàu con thoi của địch thủ.
    Chúng ta đều quen thuộc với thế hệ tàu con thoi của Mỹ - một hệ thống tàu vũ trụ quỹ đạo thấp của Trái Đất có thể tái sử dụng, được vận hành bởi NASA, tổng cộng được phóng 135 lần từ năm 1981 đến năm 2011 - mà ít để ý rằng Liên Xô cũng có tàu con thoi.
    Khi Liên Xô nắm được thông tin tình báo rằng Mỹ đang phát triển chương trình tàu con thoi từ năm 1969, họ lo ngại rằng Mỹ sẽ sử dụng phương tiện này cho một cuộc đua vũ trang trên vũ trụ. Để đáp lại, tình báo Liên Xô bắt đầu lên kế hoạch đánh cắp thiết kế và nghiên cứu về tàu con thoi của Mỹ.
    Việc đánh cắp dữ liệu không hề dễ dàng dưới thời chính quyền Tổng thống Reagan, do đó, Liên Xô chuyển sang hack các cơ sở dữ liệu máy tính của chính phủ, trường đại học của Mỹ. Đây được xem là một trong những ví dụ đầu tiên về gián điệp trực tuyến.
    Nhờ việc hack thành công, Liên Xô đã phát triển thế hệ tàu con thoi đầu tiên của mình có tên Buran (Bão tuyết). Mặc dù có ngoại hình gần giống với tàu con thoi của Mỹ, Buran có một số khác biệt chính mà theo một số chuyên gia, thế hệ tàu con thoi Liên Xô "nhỉnh" hơn Mỹ.
    Mặc dù Buran không có động cơ nào có thể tái sử dụng (không giống như tàu của Mỹ, có ba động cơ được lắp vào đuôi), nhưng Buran có một hệ thống tên lửa vượt trội có khả năng chở một lượng hàng hóa đáng kinh ngạc lên đến 95 tấn (86 tấn) so với con số 26 tấn của tàu con thoi Mỹ. 
    Ngày 15/11/1988 là ngày bay đầu tiên và cũng là cuối cùng của Bão tuyết vào quỹ đạo. Bởi sau khi Liên Xô sụp đổ, do cạn kiện nguồn tài trợ nên tổng thống Nga đã hủy bỏ chương trình này vào năm 1993 trước khi nó bắt chuyến bay thứ hai vào quỹ đạo Trái Đất.
    Đọc các bài hồ sơ khác về Liên Xô, tại đây.
    Bài viết sử dụng nguồn: Science.howstuffworks
    theo Helino

    Không có nhận xét nào:

    Đăng nhận xét