HIỆN THỰC KỲ ẢO 106 (Vườn Địa đàng)

(ĐC sưu tầm trên NET)
 
Hành trình đi tìm Vườn Địa Đàng trong Kinh Thánh
Nguồn gốc của nền văn minh nhân loại là gì? Và tất cả bắt nguồn từ đâu? Kinh Thánh đã miêu tả quá trình hình thành loài người được Chúa tạo ra từ cát bụi. Trong một khu vườn tuyệt vời, nơi Adam và Eva sống và bi trừng phạt đuổi khỏi vườn địa đàng. Sự lưu đày khỏi vườn địa đàng của họ đã báo hiệu cho sự khai sinh của nền văn minh. Các nhà khảo cổ học lại kể ra một câu chuyện loài người hoàn toàn khác, mà trong đó con người là một sản phẩm của tiến hóa và nền văn minh được sinh ra trong thời đại đồ đá khi đàn ông và phụ nữ bắt đầu kiểm soát thế giới tự nhiên xung quanh họ. Cùng với những tiến bộ của khoa học và logic, nhiều nhà khoa học đã gửi gắm câu chuyện vườn địa đàng đến các vương quốc huyền thoại. Nhưng đó có thật chỉ là truyền thuyết hay không hay con hơn thế nữa. Nếu bạn xem kĩ hơn những câu chuyện trong KINH CỰU ƯỚC thì bạn có thể nhận thấy vườn địa đàng là một nơi có thật trên mặt đất. Tôi sẽ đưa các bạn vào một chuyến hành trình , một chuyến hành trình đi tìm vườn địa đàng. 

Vườn địa đàng ở đâu?

Cập nhật lúc 10:11 05/06/2018
Trong sách Sáng thế (St 2, 5-7) có chép, Thiên Chúa dựng lên Tổ phụ Adam và Eva và cho ở trong vườn Địa Đàng (vườn Eden).
Nhưng nhiều người cho đó là thần thoại hoang đường, không có thực. Song có một số nhà khoa học, họ lại không nghĩ thế và quyết tâm đi tìm sự thật. GS David Rohl ở Đại học Oxford nước Anh là một người như thế. Ông đã bỏ ra 25 năm đi tìm dấu vết vườn Địa Đàng.

Cơ sở để GS Rohl đi tìm là Kinh Thánh có chép từ vườn Địa Đàng có một dòng sông chảy qua chia làm 4 nhánh. Nhánh thứ nhất là song Pishon, uốn lượn quanh vùng đất Havilah, là nơi có vàng ròng cùng với nhũ hương và đá ngọc. Nhánh thứ hai có tên là Gihon, chảy vòng quanh vùng Kush. Nhánh thứ ba là sông Asspia mà người dân ở đây quen gọi là sông Tiqris. Nhánh thứ tư là sông Euphrates. GS Rohl cho đây là chỉ dẫn quan trọng nhất để đi tìm vườn Địa Đàng. Cho nên việc đầu tiên phải tìm là 4 con sông trên. Người ta dễ dàng tìm thấy 2 con sông là Tiqris và Euphrates rất nổi tiếng chảy qua Lưỡng Hà, bây giờ thuộc Irắc. Vấn đề là 2 con sông Pishon và Gihon ở đâu?

Có giả thuyết cho rằng mảnh đất có tên là Kush nằm tận ở châu Phi, phía nam vùng đất của các Pharaoh. Ngày nay vùng này thuộc Sudan và Ethiopia. Như vây, sông Gihon có thể là sông Nile. Còn sông Pishon có thể là sông Hằng ở Ấn Độ. Như thế, vườn Địa Đàng (Eden) rất rộng kéo dài từ châu Phi tới Ấn Độ. Trung Đông là mảnh đất huyền thoại. Theo tiếng Hebrew thì Eden có nghĩa là Garmaden tức là khu vườn bao quanh, khép kín. Người Ba Tư gọi là paridaeza, còn tiếng Anh là paradise, nghĩa là Thiên Đàng. Khi Thành Cát Tư Hãn xâm chiếm Ba Tư, chúng lập ra triều đại Mogui. Trên cổng mái vòm đền Taj Mahal, xây dựng thời gian này có dòng chữ: Bạn đang đứng trước cổng Thiên Đường. Ba Tư được coi là xứ sở của Thiên Đường.

David Rohl cho rằng, khi Adam và Eva phạm tội ăn trái cấm, bị Thiên Chúa phạt đuổi ra khỏi vườn Địa Đàng thì khu vườn đó không thể quá rộng như vậy được. Kinh Thánh có nói Chúa dựng lên Adam từ bùn đất. Adam tiếng Hebrew có nghĩa là đất đỏ. Kinh Thánh cũng có chép từ vườn Eden có con sông chảy qua tưới nước cho cả vùng và từ đó chia làm 4 đầu sông. Tiếng Hebrew đầu sông gọi là rosh. Người ta vẫn gọi năm mới là Rosh Hasbanah. Người Do Thái cũng gọi rosh là đầu sông. Từ Eden có 4 con sông được sinh ra chứ không phải cùng chảy ra biển. Nguồn của hai sông Tiqris và Euphrates ở phía đông Thổ Nhĩ Kỳ và tây Irắc. Như vậy vườn Eden phải ở thượng lưu hai con sông này. Cho nên nếu hai con sông Pishon và Gihon là có thật thì cũng sẽ nằm quanh đây. Bằng thiết bị vệ tinh, Davd Rohl đã chụp được cả 4 con sông cùng ở vùng cao nguyên đất đỏ Sunniz nhưng chỉ còn 2 sông sống là Tiqris và Euphrates còn hai con sông Pishon và Gihon đã hóa thạch từ thời kỳ đồ đá cách đây 7.000 năm. Như vậy Thiên Chúa có thể đã lấy đất đỏ ở đây để tác tạo nên tổ tiên loài người. Đó chính là làng đá Telovan ở thung lũng Zagnos trên núi Sahand phía tây Irắc, thuộc nước Côoét ngày nay.

David Rohl cũng tìm thấy trong bảo tàng Anh một bức tranh cổ có niên đại 4.000 năm tuổi. Bức tranh gốm này miêu tả ông Adam và bà Eva đang bị cám dỗ bởi con rắn cuốn trên cây cấm đúng như Kinh Thánh ghi. Một bức tranh gốm khác được khai quật trong vùng Nivtah, phía bắc Irắc được phát hiện năm 1850 và công bố năm 1872 lại nói về trận Đại hồng thủy và một vị anh hùng có tên là Noe đã đóng chiếc tàu lớn để cứu sống gia đình và nhiều loài động vật đúng như câu chuyện của ông Noe trong Kinh Thánh. Cuốn sử thi cổ xưa Graganesh cũng ghi lại những chuyện như vậy.

Theo TS. Richard Rugely- nhà nhân chủng học Anh thì hành trình tìm ra vườn Địa Đàng của GS. David Tohl không chỉ có ý nghĩa về mặt tôn giáo mà còn tìm ra một thời đại văn minh của loài người thời đồ đá mới.

Bích Hải

Những thông tin thú vị về khu Vườn Địa Đàng

Vườn địa đàng là nơi duy nhất trên trái đất, nhưng không có sinh vật nào biết được địa điểm chính xác của nó nằm ở đâu. Trong thời gian sau này… Chúa sẽ tiết lộ đường đến Vườn địa đàng.
Chưa ai biết được Vườn địa đàng trong Kinh Thánh có con sông tạo ra sự sống chảy ngang qua nằm ở đâu. Sách Sáng thế bảo rằng “Chúa đã trồng một khu vườn về phía đông Vườn địa đàng” (Genesis 2: 8), nhằm ám chỉ vùng đất cổ xưa ở miền Nam Iraq gọi là Xứ Sumer và Akkad. Qua nhiều thế kỷ, nhiều người đi tìm khu vườn nổi tiếng này, nhưng không hề tìm thấy.
Cũng có nhiều truyền thuyết tương tự xuất phát từ Sumer, mặc dù không có ý nghĩa tội lỗi và trừng phạt theo cách giải thích trong Kinh Thánh Hebrew (nguyên bản Cựu ước bằng tiếng Hebrevv). Những nhà thần học sau này, từ St Paul trở về sau, cho rằng Vườn địa đàng là một nơi nhận phần thưởng từ trên trời chứ không phải là thiên đàng hạ giới (2 Corinthians 12: 3).

Vườn địa đàng ở Ai Cập và vùng Cận Đông

Ý tưởng về khu vườn ăn sâu trong tinh thần người Semite – có lẽ như một phản đề với phong cảnh khô nứt bao quanh các khu vực canh tác nơi họ sinh sống. Có được miếng ăn từ phần lớn vùng Cận Đông bất đắc dĩ quả thật là một công việc đầy gian khó. Khu vực mênh mông này luôn là vùng có sự tương phản rõ nét: ốc đảo đất đai màu mỡ, nước thừa thãi, được cư dân chăm chút cẩn thận, tồn tại ngay giữa sa mạc khô hạn. Thung lũng sông rất phì nhiêu như sông Tigris và Euphrates, chảy qua Thổ Nhĩ Kỳ, Syria và Iraq, và sông Nile ở Ai Cập, hoàn toàn tương phản với đám bụi mù của các đồng bằng khô cằn và hoang mạc đầy cát phía bên kia. Không có nước không có gì tồn tại – động, thực vật hay con người. Dọc theo vùng duyên hải, đất không thể trồng trọt được trừ phi có giếng hay các con suối chảy thành dòng để tưới cây. Mưa ở đâu là chuyện hoàn toàn không thể đoán trước được, ngay cả nông nghiệp dựa vào thủy lợi cũng do nguồn cung  Cấp nước định đoạt. Trong thung lũng sông Nile, giấc mơ của một pharaoh mơ bảy năm sống dư dả sau đó đói kém bảy năm nữa (Genesis 41: 1-4), phản ánh một tình thế rất thực ở Ai Cập vẫn tồn tại dai dẳng đến giữa thế kỷ 20 khi xây xong đập Aswan.

vườn địa đàng
Hình vẽ Vườn địa đàng trong Kinh Thánh như một Thiên đàng hạ giới hay Vườn vui thú. với Chúa, Chúa Cha và Chúa Ki-tô vua. ban phúc cho Adam và Eve từ thiên dàng. Hành tinh nằm trong hình cầu chia trời và đất.

Vì thế ý tưởng về một khu vườn đều đáng trân trọng ở vùng Cận Đông trong hàng thiên niên kỷ. Chính cái tên “Địa đàng” liên tưởng đến một từ trong tiếng Akkadia edinu có nghĩa “một đồng bằng” hay có thể liên tưởng đến một từ tiếng Hebrevv có gốc từ mang nghĩa “vui thú” hay “dễ chịu”, vốn từ các thời điểm lâu đời nhất đều liên kết với ý tưởng Thiên đàng. Từ “Thiên đàng” của chúng ta bắt nguồn từ tiếng Ba Tư cổ apiri-daeza có nghĩa một khu vườn, sau này trở thành pardes trong tiếng Hebrevv, và paradeiseos trong tiếng Hy Lạp. Trong bản dịch Kinh Thánh bằng tiếng Hy Lạp, từ lần đầu tiên được sử dụng đê ám chỉ Vườn địa đàng, sau đó dành đê gọi tất cả các khu vườn và công viên giải trí chẳng hạn như khu cung điện phức hợp xây dựng trong các khu vườn có đủ hệ thống nước tưới cùng hồ bơi và công trình thủy mà vua Herod xây dựng ở Jeri- cho vào thế kỷ 1 tr. CN.
Các nhà vua và giới quý tộc Ai Cập thường xây các khu vườn có nước tưới để trồng cây ăn trái và rau quanh nhà, cá nuôi dưới hồ làm thức ăn, ngoài ra cảm thấy dễ chịu vào giữa trưa. Người ta đề cập đến một khu vườn như thế trong Kinh Thánh Hebrevv trong khu vực nằm giữa hai bức tường đôi bảo vệ Jerusalem (2 Kings 25: 4). Khu vườn này có thể giống như khu vườn của vua Uzziah đề cập trong 2 Kings 21: 18. Nơi khác thuộc vùng Cận Đông cổ đại hoàng gia cũng xây dựng vườn địa đàng, như các khu vườn trong cung điện của xứ Assyria và Babylon. Một số vua cũng lập ra các khu công viên rộng mênh mông đẻ nuôi động vật hoang dã, nhưng không quan tâm nhiều đến việc bảo tồn mà chủ yếu là để săn bắn tất cả các loại thú nhập khẩu, được chăm sóc đặc biệt – nổi tiếng nhất là sư tử do Assurbanipal (668-627 tr. CN) săn được mô tả trên các tác phẩm chạm nổi trong cung của ông ở Nineveh. Tác phẩm chạm nổi khác cũng hình vị vua này cùng hoàng hậu đang thết tiệc trong một nhà nghỉ có trồng nho cùng với các loại cây xa xỉ khác trong khu vườn cung điện của ông. Một khu vườn, có lẽ do Sennacherib (704-681 tr. CN), xây dựng, được mô tả trong một tác phẩm chạm nổi khác ở Nineveh, với hệ thống kênh đào tưới nước theo hình chữ chi lấy nước từ các cống dẫn do nhà vua xây dựng để mang nước tưới các mảnh đất trồng rau, vườn cây ăn quả và công viên của thành phố, từ núi Zagros cách Nineveh khoảng 80 km (50 dặm) về phía đông ở vườn treo Babylon

khu vườn địa đàng
Một Chuyến dã ngoại trong vườn. trích từ bản vẽ tay Ba Tư đầu thế kỳ 16 sau CN. Người Ba Tư cung cấp cho thế giới ý tưởng Thiên đàng, từ một từ mang nghĩa “khu vườn”.

Ngôi vườn nổi tiếng nhất trong số tất cả là Vườn treo Babylon – nổi tiếng thậm chí vào thời cổ đại. Những “khu vườn vui thú” này (một cách dịch thích hợp của “Vườn địa đàng”) là một trong Bảy kỳ quan thế giới cổ đại. Theo truyền thuyết, do vua xứ Babylon là Nebuchadnezzar (604-562 tr. CN) xây dựng để tặng vợ tên Amyitis, người Media, vốn đang tiều tụy vì nhớ các ngọn núi nhiều cây ở quê  người Đức Robert Koldewey nghĩ rằng ông đã tìm thấy phần móng của khu vườn này, ông hình dung giống như một loại tháp đền xây dựng trên dải đất bằng tạo bậc trồng nhiều loại cây. Gần đây hơn, nghiên cứu khảo cổ nhận dạng khu vực phía bắc cung điện nơi có nhiều dải đất bằng tạo bậc khổng lồ có hệ thống nước tưới trồng các loại hoa và thảo mộc khác phục vụ nhà vua, hoàng gia và người tùy tùng. Thật thú vị, khu vực này nằm giữa các bức tường của cung điện đúng ở  góc tây bắc của thành Babylon và các bức tường công sự phụ ở hướng bắc. Có thể địa điểm khu vườn hoàng gia trước kia năm trong khu vực giữa các bức tường đôi phòng thủ của thành phố, gần với cung điện, như ở Jerusalem.

 Ý tưởng Địa đàng

Các khu vườn hoàng gia thuộc Cận Đông cổ đại là sự gợi nhớ thực sự về một giấc mơ huyền thoại. Hình ảnh Vườn địa đàng trong Kinh Thánh là hình ảnh của một thiên đàng hạ giới hay trên thiên đường đối với nhân loại đều khao khát như một nơi yên nghỉ. Trong nền văn minh phương Tây, Vườn địa đàng liên quan đến các khái niệm về một “thời đại hoàng kim”, “đảo nhỏ Hạnh phúc”, “Quần đảo hưởng phước” và “cánh đồng Elysian” cùng nhiều nhóm từ tương tự khác. Khái niệm Arcadia yên bình, hạnh phúc chứng tỏ tồn tại rất dai dẳng.
Trong Kinh Thánh, Vườn địa đàng là một nơi yên bình, hạnh phúc, thuộc về một thời đại yên bình, hạnh phúc, nơi đây con người nói chuyện với Chúa như bạn bè. Sau đó chúng ta trưởng thành. Khi quả của Cây hiểu biết giúp chúng ta nhận thức thực tại về thân thế của mình, chúng ta đã trở thành con người hoàn toàn. Chúng ta hiểu mình phải làm việc để sống, và bệnh tật, thói xấu, nghèo đói và cái chết đuổi theo mọi người. Chân lý trong truyện ngụ ngôn rất thâm thúy và tác động đến tình cảm, tâm hồn con người. Ngày nay chúng ta sẵn sàng nhận thức rằng Vườn địa đàng chỉ có vị trí trong tình cảm của chúng ta, nơi ý nghĩa của một câu truyện thần thoại mang tính tượng trưng lại mạnh hơn cả thực tế cụ thể

Giải mã dấu vết giật mình của Vườn Địa đàng huyền bí

Vườn Địa đàng (Garden of Eden) được nhắc đến trong Kinh thánh là nơi Chúa đã tạo ra vạn vật, trong đó có 2 con người đầu tiên là Adam và Eva. Tuy nhiên, Adam và Eva trót ăn 'Trái cấm' - thứ trái cây có thể đem lại trí tuệ nên cả hai bị đuổi ra khỏi vườn Địa đàng.
Trong nhiều thế kỷ, một số chuyên gia, nhà khoa học cũng như các nhà thám hiểm đã đi tìm tung tích Vườn Địa đàng được nhắc đến trong Kinh thánh để xem liệu nơi này có thật trên Trái đất hay không.
Theo đó, một số địa điểm đã được chỉ ra, được cho có thể là nơi tồn tại thực sự của Vườn Địa đàng.
Một số người cho rằng,
Vườn Địa đàngđược nhắc đến trong Kinh thánh nằm ở Jackson, tiểu bang Missouri, Mỹ.
Trong khi đó, một giả thuyết khác được nhiều người chú ý khi đưa ra nhận định Vườn Địa đàng nằm trên đảo Praslin thuộc quần đảo Seychelles (phía Tây Nam Ấn Độ Dương).
Tướng Charles Gordon ủng hộ quan điểm châu Phi và Ấn Độ từng thuộc cuộc một lục địa. Trong một chuyến thám hiểm, ông đã tìm thấy đảo Praslin.
Gordon bị thuyết phục rằng hòn đảo này chính là nơi tồn tại Vườn Địa đàng được nhắc đến trong Kinh thánh.
Sở dĩ tướng Gordon tin như vậy là vì trên hòn đảo này tồn tại loại dừa hiếm có tên Coco De Mer.
Cụ thể, loại dừa này mang hình dáng khá giống vòng 3 của phụ nữ, thậm chí kích thước cũng tương đương.
Người dân địa phương quan niệm dừa Coco De Mer là Yoni - đại diện cho sự tạo hóa và sinh sôi.
Ông Gordon cho rằng, loại dừa hiếm Coco De Mer có thể chính là loại quả có thể đem lại trí tuệ cho con người mà Adam và Eva trót ăn.
Mời quý độc giả xem video: Mãn nhãn với 20 khu vườn trong nhà đẹp đến ngẩn ngơ (nguồn: Home&Garden)
Tâm Anh (theo TTZ)

Các nhà khảo cổ học đã tìm thấy vị trí vườn Địa đàng?

Không có gì hấp dẫn các nhà khảo cổ học và thần học nhiều như vị trí một thiên đường đã mất của con người: Vườn Địa đàng (Eden). Vườn Địa Đàng ở đâu?
Trong suốt chiều dài lịch sử, thiên đường luôn là một chủ đề phổ biến trong tất cả các nền văn hoá cổ đại. Người Sumer gọi nó là Dilmun (ngày nay được xác định là hòn đảo của Bahrain). Người Hy Lạp gọi đó là Vườn Hesperides.

Câu chuyện về Vườn Địa Đàng
Theo Kinh Thánh, sau khi Thiên chúa tạo dựng Adam và Eva, cả hai sống ngây thơ và hạnh phúc trong khu Vườn địa đàng, một nơi đẹp đẽ và yên bình với cây cối và muông thú sống đông đúc và hòa ái…
Và Thiên chúa dặn cả hai là có thể ăn mọi loại cây trái trong Vườn, nhưng đừng ăn trái Cây kiến thức. Nhưng quỷ Sa tăng đến trong hình dáng của con rắn, khuyến dụ Adam và Eva ăn trái Cây kiến thức để bằng Thiên chúa, và 2 người ăn, rồi bị trục xuất khỏi Vườn Địa Đàng và bắt đầu đời sống cực khổ bên ngoài Vườn địa đàng..
Vậy là, theo đuổi những dục vọng và vọng tưởng, con người bắt đầu đau khổ kể từ đó…

Vườn Địa Đàng nằm ở đâu?
Sách Sáng thế nêu chi tiết nhất về Vườn Địa Đàng, tuy mơ hồ về vị trí của nó. Địa đàng là gì và nó nằm ở đâu? Chúng ta phải lục tìm trong các nguồn cổ xưa còn lưu lại để có thể giải mã bí ẩn về vườn Địa đàng.
Bản Sáng thế 2: 8-9 cho chúng ta biết về một khu vườn ở phía Đông, có nhiều cây cối và động vật, nơi có một dòng sông chảy và chia tách thành bốn con sông: Pishon, Gihon, Tigris và Euphrates.

Bản Septante (phiên dịch kinh thánh) xác nhận Tigris và Euphrates, còn Pishon và Gihon vẫn tiếp tục là một bí ẩn. Việc xác định hai con sông đã khiến nhiều nhà nghiên cứu hướng việc tìm kiếm đến Lưỡng Hà và gần đây hơn là ở các vùng bị ngập nước của Vịnh Ba Tư.
Nhưng những chi tiết này có thể tin cậy được đến đâu?
Có vẻ như địa lý được chỉ ra không hoàn toàn chính xác. Chẳng hạn, chúng ta biết  Tigris và Euphrates giao nhau ở miền Nam Lưỡng Hà, nơi những dòng sông chảy về phía Bắc và Tây Bắc.

Còn sông Gihon, theo Bản Sáng thế 2:13 bằng tiếng Do Thái được dịch là: “Và cái tên thứ hai là sông Gihon. Nó bao trọn xứ Kush“. Chúng ta đọc rõ ràng rằng Gihon chảy từ Vịnh Ba Tư và tách ra để bao quanh Kush. Theo một nguồn sử liệu tiếng Do Thái và Assyrian, Kush được xác định là Ethiopia. Đây là Ethiopia trên lục địa châu Phi.
Vì lý do này, nhiều người đã xác định sông Nile là Gihon, mặc dù việc nhận định như vậy có thể làm mất hiệu lực bản gốc về việc tách ra ba con sông khác từ cùng một dòng sông.
Trong Bản Kings 1:33 cũng đề cập đến một địa danh gần Jerusalem với cái tên  Gihon. Tên tiếng Do Thái dịch thành “rực rỡ”, một thuật ngữ chung có thể miêu tả tất cả mọi thứ.

Đọc tiếp trong sách Sáng thế , chúng ta có thể tìm thêm các ghi chép khác về Eden:
Isaie 37:12Có phải các thần của họ đã giải cứu họ khỏi những quốc gia mà tổ phụ tôi đã tiêu diệt Gozan, Haram, Resph và những đứa con của Eden, những người đang  ở Telasar?
Ezechiel 27:23Charan, Canaan, và Eden, những người buôn bán ở Sê-ba, A-si-ri, và Kilmad, đã buôn bán với bạn “.
Êzechiel 31:16 Trong cơn giông bão ấy, ta khiến các quốc gia run lên, khi ta bỏ chúng vào nơi trú ngụ của những người chết, cùng những kẻ đi xuống mồ; Tất cả cây cối của Ê-đen đều được an ủi trong lòng đất, những thứ đẹp nhất và tốt nhất của Liban, Tất cả đều đẫm nước”.

Trục xuất khỏi Vườn Địa đàng, Thomas Cole

Điều này có nghĩa là Eden vẫn còn tồn tại tại thời điểm khi sách Ezechiel được viết ra (trong thời kỳ lưu vong của người Babylon)?
Isaie nói về con cái của Eden như một quốc gia vẫn còn tồn tại, trong khi Ezechiel gợi ra Eden là một thành phố buôn bán. Eden còn được nêu tên  với những địa danh khác ở phía Bắc Lưỡng Hà, ở phía Nam của Anatolia và ở phía Bắc của Levant.
Điều này có nghĩa là Eden nằm đâu đó ở dọc tuyến này?
Đọc lại Ezechiel 31:16, chúng ta nhận thấy đoạn khẳng định Eden ở trong đất của Li Băng, một vùng đất nổi tiếng với  những cây tuyết tùng.
Điều này được xác nhận thêm bằng cách xác định đúng nguyên âm của từ “Eden”. Theo truyền thống, các học giả cho đó là một dạng tiếng Do Thái của chữ Sumer “edin” dịch là “thảo nguyên”.
Tuy nhiên, khảo cổ học cho thấy từ này có nguồn gốc Aramean, một ngôn ngữ Semitic thường được sử dụng ở miền Bắc Israel cổ đại, ở Li Băng cổ đại và ở Syria.

Một bức tượng được phát hiện tại Tell el Fakhariyah (một trong những chi lưu của sông Khabur) ở Syria vào năm 1979 có một dòng chữ song ngữ, có niên đại khoảng từ cuối thế kỷ 9 TCN, bức tượng này một  chứng ngôn cổ nhất của tiếng Aramaic.
Được viết trên váy của một người, dòng chữ song ngữ  được viết bằng chữ hình nêm của người Assyrian và trong bảng chữ cái Semitic theo phương ngữ Aramaic.
Chính dòng chữ song ngữ này là chìa khóa để nhận diện và là giải thích cổ nhất của từ “Eden”. Được sử dụng như là “sự giàu có hay sự sang trọng”. Bản dịch này củng cố ý tưởng về một thiên đường trong câu chuyện của sách Sáng thế.
Bất chấp phát hiện phi thường này, những nguồn sử liệu Assyria cung cấp thêm bằng chứng về vị trí của Eden.
Các văn bản tiếng Assyria cho thấy việc xác định một Nhà nước Aramaic đã tồn tại giữa thế kỷ thứ 10 và thế kỷ thứ 9 TCN. Tên của vương quốc này là Bit Adini (Nhà của Eden) và thủ đô của nó là trung tâm Til Barsip (ngày  nay là Telle Ahmar).
Bit Adini đã bị chinh phục và hòa nhập trong đế chế Assyrian vào năm 856 TCN, trong thời trị vì của Salmanazar III (đã trị vì giữa 859 và 824 TCN). Nằm ở Syria, Til Barsip nằm dọc theo sông Euphrates. Như vậy, những đoạn văn trong Ezechiel và Isaie, và vị trí nói chung của Eden khớp với nhau.

Bản đồ lịch sử của các quốc gia Tân- Hittites (khoảng năm 800 TCN).

Sách Isaie làm nổi bật số phận của những người đã sống ở Eden. Cũng như số phận của nhiều quốc gia đối đầu với người Assyria và người Ba-by-lon – những người bị chinh phục đã bị lưu đày vào những vùng sâu xa nhất của đế chế.
Vào đầu thế kỷ 9 TCN, một liên minh Aramean được thành lập để chống lại quyền lực của người Assyrian. Ashurnasirpal (người đã trị vì giữa những năm 889 và 859 TCN) đã đàn áp cuộc nổi dậy này cho đến khi con trai của ông, Shalmaneser chinh phục và thu nạp cả khu vực.
Trong thời kỳ này, những người bị lưu đày và người dân Assyrian tái định cư tại các vùng đất mới chiếm được. Người Eden, cùng với người ở Haran, Gozan và Rezeph, được đưa tới Telassar.
Là ngọn núi Assyrian, Telassar là một thành phố bị người Asyria chinh phục và chiếm giữ. Được viết bằng tiếng Assyria và trong các biên niên sử của người Babylon như Til-Assuri, nó được xác định là Bit-Burnaki (cũng được viết là Bit-Bunakku) ở Elam, phía Đông của Lưỡng Hà ở Iran hiện nay.
Liệu đây có phải là Vườn Eden trong Sách Sáng thế?

Một bức tranh tường tái tạo ở Til Barsib, hiện tại là Tell Ahmar, Syria.
Tượng lamassu có niên đại từ thời Ne-Assyrian.

Đối với khu vườn, tác giả nêu lại các bài báo xuất bản trong những năm gần đây khẳng định Vườn treo Babylon nằm ở phía Bắc của Nineveh vốn từng là thủ đô của Assyria và được xây dựng trong triều đại của Sennacherib (người trị vì giữa 705 và năm 681 TCN). Người Assyria dường như yêu chuộng những khu vườn của họ.
Con người cố vất vả để tìm ra Vườn Địa Đàng ở đâu trên địa cầu này, nhưng rất có thể chỉ đơn giản là Vườn Địa Đàng tồn tại ở một không gian mỹ lệ khác, nơi thực sự xứng được gọi là Thiên Đàng? 
Xuân Hà – Hà Phương

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

NGẬM SẦU (ĐL)

MUÔN MẶT ĐỜI THƯỜNG III/104

MỌC CÁNH