CÂU CHUYỆN KHOA HỌC 107 (Nọc độc)

(ĐC sưu tầm trên NET)
 
Câu chuyện sự tiến hóa : NỌC ĐỘC 

Nhiều nọc độc chết người có thể biến thành thuốc chữa bệnh

Các nhà khoa học tin rằng độc tố của sinh vật có thể giúp tìm ra phương thức điều trị một loạt các bệnh, bao gồm bệnh tiểu đường, bệnh tự miễn và đau mạn tính.
Độc tố trong nhiều loài sinh vật trên Trái đất là tiềm năng tạo ra các loại thuốc trị bệnh - Ảnh: Reuters
Mặc dù tốc độ nghiên cứu ngày nay vô cùng nhanh nhưng vẫn còn nhiều bệnh tật con người cần tiếp tục tìm hiểu để kiểm soát. Một trong những nguồn đó là từ độc tố của sinh vật.
Theo tạp chí Science, các loài thực vật và động vật có độc vô cùng phổ biến, chiếm đến 15% đa dạng sinh học của Trái đất.
Nhà nghiên cứu Mandë Holford, thuộc Trung tâm đại học New York và Hunter College (Mỹ), tin rằng độc tố động vật có thể giúp tìm ra phương thức điều trị một loạt các bệnh, bao gồm bệnh tiểu đường, bệnh tự miễn và đau mạn tính, theo Medical News Today.
Tuy nhiên, việc khai thác các độc tố này và sử dụng chúng để tạo ra dược phẩm có lợi cho con người lại gặp nhiều thách thức. Cái khó nhất là thu nọc độc và phân tích nó ở mức độ phân tử do nhiều loài động vật độc có kích thước nhỏ và nọc độc thường là loại hóa chất phức tạp.
Hiện nay, một số đột phá công nghệ đã giúp loài người có cái nhìn sâu hơn về nọc độc. Các nhà nghiên cứu giờ đây có thể nhìn vào hệ gien của một loài và vẽ bức tranh về những thay đổi tiến hóa đã diễn ra qua nhiều thế hệ của loài đó, theo Medical News Today.
Mandë Holford chia sẻ "môi trường mới, sự phát triển của kháng độc trong con mồi và các yếu tố khác có thể gây ra tiến hóa để loài có độc tồn tại. Những thay đổi này có thể tạo ra các hợp chất mới cực kỳ hữu ích trong phát triển thuốc”.
Hiện nay, Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) mới phê duyệt 6 loại thuốc có nguồn gốc từ nọc độc.
Số lượng khiêm tốn này, theo Holford và các đồng nghiệp, chỉ là đỉnh của tảng băng trôi. Bởi sự đa dạng phong phú của các nguyên tử tự nhiên và độ đặc hiệu cao của chúng, nọc độc là mẫu hữu ích cho sản xuất thuốc.
Một số ví dụ mà bài báo trên tạp chí Science đưa ra là peptide có nguồn gốc từ hải quỳ biển độc có thể giúp điều trị các bệnh tự miễn bằng cách nhắm vào ion cụ thể trên tế bào T. Các độc tố thần kinh có nguồn gốc từ ốc biển Conus magus có thể cung cấp phương pháp điều trị hiệu quả cho những cơn đau mạn tính mà không gây nghiện. Một ví dụ khác là bọ cạp Death Stalker, sản sinh ra độc tố chlorotoxin - phương tiện tiềm năng để vận chuyển thuốc chống ung thư đến mục tiêu...
Cách đây hàng ngàn năm, độc của động vật đã từng được dùng để cứu người. Nhưng do hạn chế công nghệ, nó vẫn còn nhiều bí mật chưa được tiết lộ. Sự tiến bộ của khoa học thời đại ngày nay đang một lần nữa giúp con người làm sáng tỏ những bí ẩn nơi tự nhiên
Tinh Linh

Tác dụng không ngờ của nọc độc loài rắn siêu sát thủ

Tuyến nọc độc của rắn san hô xanh kéo dài một phần tư chiều dài thân nó và có thể sử dụng làm thuốc giảm đau cho con người.
tac-dung-khong-ngo-cua-noc-doc-loai-ran-sieu-sat-thu
Tuyến nọc độc của rắn hổ mang xanh kéo dài một phần tư thân. Ảnh: Tom Charlton. 
Một nhóm nghiên cứu kết luận nọc độc của loài rắn san hô xanh (tên khoa học: Calliophis bivirgata) có thể sử dụng làm loại thuốc giảm đau mới trong nghiên cứu đăng trên tạp chí Toxin hôm 18/10, theo BBC.
Rắn san hô xanh có nguồn gốc ở khu vực Đông Nam Á và là loài động vật săn mồi nguy hiểm như rắn hổ mang chúa. Nó dài khoảng 2 m với tuyến nọc độc kéo dài một phần tư chiều dài thân. Loài rắn này sở hữu một trong những nọc độc mạnh nhất thế giới, có thể khiến con mồi tê liệt ngay lập tức.
"Hầu hết các loài rắn có nọc độc tác dụng chậm, hoạt động như loại thuốc giảm đau mạnh khiến bạn thấy buồn ngủ rồi chết từ từ. Tuy nhiên, nọc độc của rắn san hô xanh hoạt động gần như ngay lập tức bởi nó thường săn những con mồi nguy hiểm, phải tiêu diệt nhanh trước khi chúng tấn công lại. Vì thế, nó được gọi là sát thủ của những sát thủ", tiến sỹ Bryan Fry, trường Đại học Queensland, cho biết.
Tác dụng mạnh của nọc rắn san hô xanh có thể được ứng dụng để làm thuốc giảm đau cho con người. Rắn là loài động vật có xương sống tiến hóa gần hơn với con người, vì thế loại thuốc phát triển từ nọc độc của nó khả năng hoạt động hiệu quả hơn.
"Nọc độc tác động tới kênh sodium, trung tâm truyền dẫn cảm giác đau của cơ thể. Chúng ta có thể biến khả năng này thành loại thuốc giảm đau có tác dụng tốt hơn với con người", tiến sỹ Fry giải thích.
Rắn san hô xanh là động vật có xương sống đầu tiên trên thế giới có nọc độc hoạt động theo cách này. Tuy nhiên, đây là loài rắn hiếm bởi hơn 80% môi trường sống của nó đã bị phá hủy.
"Tôi mới chỉ nhìn thấy hai cá thể rắn san hô xanh trong tự nhiên", tiến sỹ Fry nói.
Ông và các đồng nghiệp dự kiến nghiên cứu họ hàng của loài rắn này ở Singapore.
"Chúng tôi đang cố gắng tìm kiếm các đặc tính khác ở họ hàng loài rắn san hô xanh. Một số người nói con rắn chỉ tốt khi nó chết nhưng chúng tôi muốn chứng minh điều ngược lại", tiến sỹ Fry cho biết.
Hiền Anh

Loài rắn có nọc độc giết chết 100 người cùng lúc

Rắn Taipan nội địa là loài rắn sở hữu nọc độc độc nhất so với bất kỳ loài rắn sinh sống trên cạn nào trên Trái Đất.
Sinh sống chủ yếu tại các vùng nội địa ở Australia, loài động vật sở hữu nọc độc khủng khiếp nhất thế giới này có thể giết chết 100 người sau 45 phút cắn.
Australia là một trong những "ngôi nhà" tự nhiên của nhiều loài động vật có nọc độc khủng khiếp nhất thế giới sinh sống.
Có hàng trăm loại sinh vật có độc sinh sống trên cạn, dưới nước ở Australia có thể đốt và tấn công con người.
Những cái tên khủng khiếp ám ảnh người dân nước này phải kể đến như nhện lưỡi phễu Sydney, nhện lưng đỏ, sứa hộp, rắn biển, bạch tuộc đốm xanh lớn, ốc sên hình nón, rắn nâu miền Đông...
Từ trái qua phải, trên xuống dưới: Bạch tuộc đốm xanh lớn, sứa hộp, ốc sên hình nón, nhện lưỡi phễu Sydney là 4 trong những sinh vật có nọc độc khủng khiếp nhất của Australia.
Trong đó, loài rắn độc có tên rắn Taipan nội địa được xem là "cơn ác mộng" khủng khiếp nhất đối với con người.
Rắn Taipan nội địa là loài rắn sở hữu nọc độc độc nhất so với bất kỳ loài rắn sinh sống trên cạn nào trên Trái Đất.
Taipan nội địa (tên tiếng Anh Inland Taipan snake), loài rắn sở hữu nọc độc độc nhất so với bất kỳ loài rắn sinh sống trên cạn nào trên Trái Đất, còn có tên khác là"rắn hung dữ" (Fierce Snake), tên khoa học là Oxyuranus microlepidotus.
Loài rắn dài đến 2,5 mét này được tìm thấy tại những khu vực nội địa tại Australia như bang Queensland, Nam Úc, New South Wales và Bắc Territory.
Vùng sinh sống của loài rắn Taipan nội địa (màu đỏ). (Ảnh: Wikipedia).
Ngoài việc sở hữu nọc độc sinh học khủng khiếp nhất trên cạn, Taipan nội địa còn có khả năng thay đổi màu sắc trên da theo mùa. Nó có thể chuyển từ màu nâu đậm sang xanh đậm ô liu hay xanh đen.
Nghiên cứu của các nhà khoa học cho thấy, Taipan nội địa có nọc độc độc gấp 50 lần rắn hổ mang thường và 10 lần rắn chuông Mojave.
Chỉ một lượng nọc độc bằng 110mg, Taipan nội địa có thể khiến 100 người chết sau 45 phút nếu không được can thiệp y tế kịp thời.
Taipan nội địa có thể thay đổi màu sắc theo mùa.
Trước đó, họ phải chịu đựng những nỗi đau khủng khiếp từ nhát cắn chớp nhoáng, khiến 60% tế bào cơ tim bị hủy diệt sau 10 phút đầu tiên.
Nọc độc một khi có cơ hội thâm nhập vào cơ thể người sẽ hủy hoại hệ thống dây thần kinh, gây rối loạn đông máu, khiến chúng ta bị đau đầu dữ dội và tê liệt toàn thân.
Taipan nội địa có thể giết bất cứ loài động vật nào trên cạn. Chỉ một lượng nọc độc cực nhỏ phun ra sau mỗi nhát cắn, chúng có thể "tiễn" 250.000 con chuột về cõi chết.
Taipan nội địa là loài rắn có nọc độc khủng khiếp nhất thế giới loài rắn. (Ảnh: Daniel Klaer).
Đó là lý do vì sao, khi Taipan nội địa đi săn, những loài động vật nằm trong tầm ngắm của chúng sẽ tự xác định rằng, tử thần đã gần kề.
Theo Trí Thức Trẻ

Bí ẩn không thể lý giải về viên đá hút nọc độc rắn ở Thái Bình

Mấy chục năm qua, với hòn “đá thần” trong tay, ông Khản đã chữa trị cho không biết bao nhiêu người bị rắn độc cắn thoát khỏi “lưỡi hái tử thần”.

Đến xã Hồng Thái, huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình, hỏi ông Vũ Văn Khản chữa bệnh rắn cắn thì người dân không ai không biết. Mấy chục năm qua, với hòn “đá thần” trong tay, ông Khản đã chữa trị cho không biết bao nhiêu người bị rắn độc cắn thoát khỏi “lưỡi hái tử thần”.

Điều đặc biệt hơn nữa là trong khoảng thời gian dài chữa bệnh cứu người, ông không bao giờ nhắc đến chuyện tiền nong. Ông chỉ tâm niệm một điều: “Làm phúc cứu người là đạo nhà từ xưa mà các cụ đã răn dạy”.

Báu vật của gia đình

Được sự hướng dẫn của người dân địa phương, chúng tôi tìm đến nhà ông Vũ Văn Khản ở thôn Dương Cước, xã Hồng Thái, huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình. Đây là một “thần y” chữa trị rắn độc cắn chỉ với viên “đá thần” trong tay. Khi được hỏi về nguồn gốc viên đá nổi tiếng, ông Khản cho biết: “Viên đá này là do cụ nội truyền lại. Từ trước Cách mạng tháng 8, các cán bộ nhận nhiệm vụ về hoạt động ở xã Hồng Thái (xưa vốn là vùng rừng nhiều rắn độc) nên được cấp trên cho viên đá hút nọc, phòng khi hữu sự.

Hồi năm 1945, khi chiến tranh xảy ra ác liệt nhất, gia đình ông đã cưu mang, bảo vệ cho hai chiến sĩ hoạt động bí mật. Trước lúc chia tay để chuyển hoạt động sang vùng khác, hai chiến sĩ muốn trả ơn nên đã tặng lại gia đình viên đá phòng thân. Kể từ đó đến nay, viên đá luôn được gia đình cất giữ cẩn thận.
Ông Khàn chia sẻ với người viết về viên đá kỳ lạ 
Ông Khàn chia sẻ với người viết về viên đá kỳ lạ 

Vừa tiếp chuyện phóng viên, ông Khản khẽ mở chiếc hộp nhỏ được khóa bằng chiếc ổ khóa chắc chắn, lấy ra một viên đá màu đen. Hình ảnh đầu tiên đập vào mắt chúng tôi là một viên đá giống như một thỏi nam châm hình vuông có chiều dài 2cm, nặng khoảng 50g. Viên đá có màu đen hơi đậm và hình dạng khá đặc biệt.

Trên hai bề mặt đều có hình vòng tròn và một lỗ lõm sâu xuống dạng hình chữ U, một mặt đá đã bị xước. Khi được hỏi về ý nghĩa của vòng tròn và chữ U, ông Khản chia sẻ: “Từ khi viên đá này được các cụ truyền lại, nó đã có hình dáng đặc biệt như vậy. Hồi còn nhỏ cũng không thấy các cụ nhắc đến nên tôi nghĩ có thể do tác dụng đặc biệt của viên đá cho nên hình dạng nó hơi khác thường cũng không có gì lạ”.

Chia sẻ về phương pháp trị độc rắn cắn, ông Khản cho biết: “Khi người ta đến nhờ chữa trị, tôi chỉ cần đặt viên đá lên vết cắn. Nếu vết cắn còn mới thì chỉ cần 1 giờ đồng hồ, lâu hơn thì cũng chỉ 2 giờ đồng hồ là viên đá sẽ hút hết nọc độc, không cần mổ xẻ hay kết hợp thêm một phương pháp nào khác. Khi hết nọc, viên đá sẽ tự động rơi ra”.

Ông chia sẻ thêm: “Ban đầu, tôi hoàn toàn dựa vào viên đá để chữa trị nhưng sau này chữa cho nhiều bệnh nhân nên cũng tích lũy thêm một số kinh nghiệm. Tôi quan sát vết cắn thì biết ngay vết cắn rắn nào là rắn độc, rắn nào là rắn thường và phương án chữa trị”. Tuy nhiên để bệnh nhân an tâm thì với vị khách nào ông cũng dùng viên đá kiểm tra qua.

Điều kì lạ là nếu vết cắn do rắn độc, viên đá sẽ dính chặt vào vết cắn, hút cho đến khi hết độc mới tự động nhả ra. Còn nếu không phải rắn độc, viên đá không phát sinh biểu hiện bất thường. Theo ông Khản thì khác với nam châm chỉ dính được ở hai mặt, viên “đá thần” có thể dính được cả bốn mặt. Có nghĩa là ở mặt nào, viên đá cũng có thể hút được nọc độc.
Ông Vịnh - trạm trưởng trạm y tế xã trao đổi với PV 
Ông Vịnh - trạm trưởng trạm y tế xã trao đổi với PV 

Tất cả nạn nhân sau khi được chữa trị khỏi hoàn toàn khỏe mạnh và ăn ngủ bình thường, không có biểu hiện khác lạ hoặc có tác dụng phụ. Qua thời gian, viên đá đặc biệt không chỉ là báu vật gia đình ông Khản. Chính những người địa phương cũng coi đó như “vật linh” cần phải hết sức giữ gìn.

Được biết, viên “đá thần” được cụ thân sinh Vũ Văn Vần trao lại cho ông Khản năm 1960. Bắt đầu từ đó, ông Khản mang viên đá cứu giúp mọi người. Cho đến nay, “đá thần” đã cứu sống hàng nghìn người bệnh. Bình thường, những người trong huyện và các huyện lân cận bị rắn độc cắn đều tìm đến ông nhờ chữa trị.

Sau mỗi ca cứu người bị nạn, để “bảo dưỡng đá thần”, ông Khảm phải xin một ít sữa tươi của phụ nữ mới sinh con, cho sữa và “đá thần” vào trong chén để “đá thần” nhả hết nọc độc vào sữa. Những lần như vậy, nọc độc sẽ nổi lên trên có màu đen hoặc vàng, tùy từng loại rắn và có mùi rất tanh, sữa ở trong chén sẽ trong như nước lọc đóng chai.

Hơn 50 năm không lấy tiền công
Nhớ lại lần đầu tiên chữa bệnh cứu người, ông Khản cho biết: “Tôi cũng nghe cụ thân sinh nói về công dụng của viên đá nhưng chưa một lần thử nghiệm. Đến đầu năm 1960, anh Đào Quang Đán (người cùng huyện) bị rắn hổ mang cắn đến nhờ điều trị, tôi mới đánh liều thử sức và đã chữa trị khỏi”.

Kể từ đó, tiếng lành đồn xa, những ai không may bị rắn độc cắn ở các vùng lân cận như Hà Nội, Hưng Yên, Nam Định... đều tìm đến nhờ ông dùng “đá thần” cứu sống. Vốn tính cẩn thận, ông đều ghi chép lại tên tuổi, địa chỉ từng người bệnh đến gõ cửa cậy nhờ. Thế nhưng điều đặc biệt là qua hơn 50, hàng ngàn bệnh nhân tìm đến (dựa trên danh sách chúng tôi đếm được) rồi ra về khỏi bệnh. Có điều, ông Khản chưa bao giờ lấy của ai, dù chỉ một đồng tiền công.

Ngồi lật từng trang giấy trong quyển sổ ghi danh sách bệnh nhân, ông Khản kể về trường hợp Trần Văn Hạnh ở xã bên: Cách đây hơn 10 năm, anh Hạnh bị rắn hổ mang cắn trong lúc đang ra làm đồng. Do bị rắn độc cắn, lại ở xa nên khi người nhà đưa anh tới nơi, anh đã mê man bất tỉnh, toàn thân bất động, cơ thể tím bầm và lạnh buốt. Ai nấy đều không dám hy vọng anh có thể sống lại. Nhưng bằng kinh nghiệm dùng viên đá quý chữa trị nhiều năm, ông Khản đã cứu sống được ca bệnh thập tử nhất sinh này.

Năm 2008, anh Lương Xuân Nhuận (quê huyện Vĩnh Bảo, TP. Hải Phòng) bị rắn cạp nong cắn khi đang thu hoạch thuốc lào. Khi phát hiện, gia đình lại vòng vèo đưa anh đến nhiều thầy lang nhưng đều bị lắc đầu từ chối. Lúc tìm đến nhà ông Khản, nạn nhân đã rơi vào tình trạng nguy kịch. Nhìn người bệnh, ông Khản cũng lắc đầu buồn bã, việc điều trị lúc đó chỉ có 1% hy vọng. Lấy viên đá, ông cẩn thận áp vào miệng vết thương bị rắn cắn.
Hòn đá có khả năng hút độc tố của rắn độc 
Hòn đá có khả năng hút độc tố của rắn độc 

Kỳ lạ thay, chỉ nửa giờ đồng hồ sau, anh Nhuận bất ngờ tỉnh lại, da thịt trên cơ thể cũng dần chuyển từ tím tái sang hồng hào. Tiếng lành đồn xa, không chỉ người dân địa phương mà bệnh nhân khắp nơi đều biết về viên đá quý ông Khản sở hữu. Cứ thế, ngày nào ông Khản cũng tất bật đón bệnh nhân có thể đến vào bất cứ thời điểm nào. Nhiều khi, ông phải thức trắng đêm vì bệnh nhân xếp hàng chờ đến lượt.

Viên đá quý giá như vậy nên không ngạc nhiên khi thời gian qua, ông Khản đã nhận được nhiều đề nghị hỏi mua với giá cao. Nhưng vì mong muốn cứu người tích đức, mặt khác lại sợ viên đá rơi vào tay kẻ xấu, ông Khản nhất quyết từ chối. Thấy cơ hội kinh doanh kiếm lời, nhiều người lại tìm đến tận nhà, đặt vấn đề bỏ tiền giúp ông mở phòng khám chữa bệnh, xây dựng thương hiệu.

“Nếu làm theo, tôi đã có cơ hội “đổi đời”. Tuy vậy, tôi đã từ chối bởi nghĩ đến những người bệnh. Nơi thôn dã vẫn còn rất nhiều rắn, bà con đi lại, làm việc khó tránh khỏi nguy cơ. Nếu mình bán viên đá hoặc mở phòng khám thu tiền thì bản thân giàu có nhưng cơ hội sống cho người bệnh lại co hẹp lại”, ông Khản lý giải.

Cảm phục tấm lòng nhân đức ấy, nhiều gia đình đã coi ông như người thân trong nhà. Ông khẳng định: “Tôi sẽ giữ viên đá và dùng để cứu người tới khi nào không còn đủ sức khỏe để làm nữa. Tới lúc đó, con tôi, cháu tôi sẽ làm thay tôi việc này”. Lúc này, điều ông Khản lo nhất là sự nổi tiếng của viên đá khiến gia đình ông thường xuyên bị bọn trộm rình rập.

“Có lần, không tìm được viên đá thần, chúng đã lấy đi của gia đình cả tivi và đầu VCD. Để bảo quản viên đá, tôi phải lót một lớp gạo nếp rang khô, đặt viên đá lên trên và đựng trong hộp gỗ. Cứ nửa tháng phải thay gạo nếp trong hộp một lần”, ông Khản chia sẻ. Đến nay vẫn chưa một ai lý giải được vì sao viên đá có “sức mạnh” ghê gớm đến vậy. Người ta chỉ biết rằng, khả năng hút nọc độc rắn của viên đá đã được hàng ngàn người kiểm chứng qua nhiều năm.

Theo Tiến Phúc (Gia đình xã hội cuối tuần)

Loài rắn này sở hữu loại độc tố mạnh đến mức 10 triệu năm không cần tiến hóa

Bùi Lê, Theo Trí Thức Trẻ 08:22 27/08/2017

Theo các chuyên gia thuộc ĐH Queensland, nọc độc của loài rắn hổ này tấn công vào một loại protein giúp đông máu, khiến con mồi không thể kháng cự.

Mới đây các nhà nghiên cứu thuộc ĐH Queensland đã phát hiện ra rằng, loài rắn hổ (tiger snake) có nọc độc kinh hoàng đến mức 10 triệu năm qua không thể tiến hóa thêm.
Đây được cho là 1 trong những trường hợp cực đặc biệt trong quá trình tiến hóa của loài rắn
Chúng ta biết rằng, trong thế giới tự nhiên, kẻ đi săn và con mồi sẽ tham gia vào 1 cuộc chạy đua vũ trang khi con mồi cần phải trốn để không bị săn mồi.
Loài rắn này sở hữu loại độc tố mạnh đến mức 10 triệu năm không cần tiến hóa - Ảnh 1.
Những kẻ đi săn thì sẽ sử dụng những vũ khí có sẵn để hạ gục được mồi nhanh nhất, trong khi đó, con mồi thì tiến hóa để kháng cự lại.
Tuy nhiên, phát hiện mới đây của các nhà khoa học thuộc ĐH Queensland cho thấy, nọc độc của rắn hổ đã dừng cuộc đua tiến hóa từ hơn 10 triệu năm trước.
Nguyên nhân của điều này được cho là do prothrombin. Protein quan trọng này tồn tại ở nhiều loài động vật khác nhau, trong đó có cả con người, có nhiệm vụ giúp đông máu.
Bất cứ sự thay đổi nào của Prothrombin cũng có thể là thảm họa với con vật, dẫn đến việc nó gây cho chủ thể có thể là tử mạng bất cứ lúc nào.
Giáo sư Bryan Fry thuộc Khoa Khoa học Sinh học Đại học Queensland cho chia sẻ: nếu động vật có bất kỳ biến thể nào trong protein đông máu, "chúng sẽ chết vì không thể ngừng chảy máu".
Loài rắn này sở hữu loại độc tố mạnh đến mức 10 triệu năm không cần tiến hóa - Ảnh 2.
Cần nhớ rằng, sự đông máu được hình thành bởi nhiều chuỗi enzyme dài và phức tạp, hoạt động ở mức cân bằng hoàn hảo.
Khi các đột biến gene xảy ra gây rối loạn quá trình này, người bệnh sẽ rơi vào tình trạng vô cùng nguy hiểm như mắc chứng máu khó đông.
Điều đó có nghĩa là protein như prothrombin dưới sức ép của quá trình chọn lọc tiến hóa phải được giữ nguyên.
Khi tổ tiên rắn hổ có được loại độc tấn công prothrombin, con mồi không thể tiến hóa để kháng độc bởi sẽ ảnh hưởng đến tính cân bằng của quá trình đông máu. Một lợi thế nữa của nọc độc rắn hổ là prothrombin có trong rất nhiều loài động vật, biến nó trở thành 1 loại vũ khí đa năng, linh hoạt.
Đứng đầu nghiên cứu, giáo sư Bryan Fry nhấn mạnh: "Cơ chế đông máu của chúng ta được bảo tồn 1 cách đáng ngạc nhiên hơn bất cứ chức năng sinh lý nào. Điều này tương tự với nhiều loài vật khác, từ lưỡng cư đến chim và động vật có vú".
Loài rắn này sở hữu loại độc tố mạnh đến mức 10 triệu năm không cần tiến hóa - Ảnh 3.
Được biết, nghiên cứu này được đưa ra sau khi giới chuyên gia tiến hành nghiên cứu trên 16 quần thể rắn hổ ở miền Nam Australia và tất cả đều có loại độc như nhau.
Đây được cho là phân tích toàn diện nhất từng được tiến hành của loài rắn này, và nó đã lật ngược một giả định lâu đời về sự tiến hóa của nọc độc.
Theo các chuyên gia, phát hiện này giúp việc điều trị vết thương do một số loại rắn cắn trở nên dễ dàng hơn, bởi 1 chất kháng độc hiệu quả với loại rắn hổ này cũng sẽ hiệu quả với tất cả các loại rắn hổ và cả ba nhóm rắn khác thuộc họ gần với rắn hổ cũng có chung loại độc này.
Rắn hổ có ngoại hình khá, dài từ 1,8 - 2,1m - chúng là một loài rắn nguy hiểm có nguồn gốc từ châu Úc.
Nọc độc của rắn hổ khá mạnh, nếu không được điều trị kịp thời, tỷ lệ tử vong sẽ là 70%. Tương tự như những loài rắn khác, nọc độc của rắn hổ có thể gây tê liệt, dẫn đến suy hô hấp và tử vong.
Nguồn: Newser, Gizmodo

Top 10 loài rắn độc nhất thế giới, một phát cắn là “đi theo” tổ tiên ngay

10 loài rắn độc nhất thế giới này được tổng hợp dựa trên nghiên cứu và so sánh các loài rắn độc trên thế giới với nhau. Sẽ thật thiếu sót nếu không biết tới 10 loài rắn độc nhất thế giới này.
Nội dung chính: [hide]

10 loài rắn độc nhất trên thế giới

Theo phân tích, 10 loài rắn độc nhất trên thế giới bao gồm:

Rắn Taipan nội địa

Rắn taipan có tên gọi khác là rắn dữ tợn đây là loài rắn trên cạn độc nhất thế giới. Một vết cắn của chúng có thể giết chết 100 người hay 200.000 con chuột.
rắn Taipan
Theo các nhà khoa học, một lượng nọc độc rất rất nhỏ của loài rắn này độc hơn gấp 10 lần vết cắn của rắn chuông, độc hơn 50 lần so với rắn hổ mang. Người trưởng thành sẽ thiệt mạng sau 45 phút từ khi bị rắn cắn.

Rắn biển Belcher

Rắn biển Belcher là loài rắn độc dưới nước, loài rắn này nằm trong top 1 10 loài rắn độc nhất thế giới, chỉ cần vài miligram nọc độc của chúng đã đủ giết chết hàng nghìn người. Rắn biển Belchet thường bơi lượn trọng nước ấm ở Ấn Độ Dương và Nam Thái Bình Dương. Ngư dân đi biển là nạn chính của loài rắn biển này, họ gặp phải chúng khi kéo lưới từ đại dương lên.
rắn biển Belcher
Có thể bắt gặp rắn biển Belcher ở các vùng biển khơi Bắc Australia và Đông Nam Á. Thức ăn chủ yếu của chúng gồm cá nóc, cá tra và các loại các khác, đôi khi chúng ăn là các loài mực ống.

Rắn đuôi Chuông

Rắn đuôi chuông có nguồn gốc từ châu Mỹ, có thể nhận biết loài rắn này bởi tiếng rung đuôi giống với tiếng chuông. Rắn chuông là thành viên của nhà Pit Viper, nó có khả năng tấn công bằng ⅔ chiều dài của cơ thể. Các nhà khoa học cho biết, rắn chuông chưa trưởng thành lại nguy hiểm hơn con đã trưởng thành, do nó không có khả năng kiểm soát lọc độc tiêm vào cơ thể kẻ thù.
rắn đuôi chuông
Nọc độc của loài rắn đuôi chuông sẽ làm phá hủy mô, khiến các cơ quan bị thoái hóa và gây đông máu. Một vài trường hợp vết rắn cắn sẽ gây sẹo vĩnh viễn dù đã được điều trị kịp thời, nhiều ca dẫn tới mất một chi hoặc tử vong.
Triệu chứng xuất hiện khi bị rắn cắn bao gồm chảy nước dãi, tê liệt và xuất huyết tràn lan. Vết rắn đuôi chuông cắn nếu không được điều trị kịp thời sẽ dẫn tới tử vong. Tuy nhiên nếu dùng thuốc Antivenin kịp thời sẽ giảm tỷ lệ tử vong xuống dưới 4%.

Rắn hổ mang Philippines

Đây là loài rắn nằm trong top 10 loài rắn độc nhất thế giới, có khả năng phóng độc tới kẻ thù cách nó 3m, khiến con mồi chết ngay sau đó ít giây. Mặc dù chúng sở hữu vũ khí rất lợi hại nhưng loài rắn này chỉ tấn công khi bị đe dọa.
rắn hổ mang Philippines

Rắn độc Úc

Rắn độc Úc có tên tiếng Anh là Death Adder, loài rắn này rất độc ác và dã man bởi chúng thường săn lùng và giết chết các loài rắn khác, kể các các loài rắn có trong danh sách top 10 loài rắn độc nhất thế giới. Chúng là loài tấn công con mồi nhanh nhất trên thế giới.
rắn độc úc
Một vết cắn của loài rắn độc này sẽ gây bại liệt và tử vong trong khoảng 6 giờ do suy hô hấp. Triệu chứng thường đạt ở mức cao nhất trong thời gian từ 24 tới 48 giờ. Tỷ lệ tử vong do bị rắn độc Úc cắn là rất cao, lên đến 50%.

Rắn Mamba đen

Rắn Mamba đen được tìm thấy ở khắp nơi ở lục địa châu Phi. Chúng rất hung dữ, là loài rắn nhanh nhất trên thế giới, có khả năng đạt tốc độ tới 20km/h, độ tấn công chính xác đến chết người. Những con rắn này có thế tấn công con mồi 12 lần liên tiếp và giết chết từ 10 tới 25 người lớn.
rắn mamba đen châu phi
Nọc độc của rắn Mamba đen là loại Neurotoxin hoạt động cực kỳ nhanh, một vết cắn của nó chứa khoảng 100 – 120mg nọc độc, đôi khi là lên tới 400mg. Nọc độc đạt tới tĩnh mạch 0,25 mg/kg sẽ giết chết một người.
Triệu chứng ban đầu khi bị rắn Mamba đen cắn là đau xung quanh khu vực bị rắn cắn, sau đó là cảm giác ngứa ran ở trong miệng và các chi xung quanh, sốt, tầm nhìn kém, mất ngủ. Nếu người bị rắn cắn không được can thiệp y tế kịp thời thì vết cắn sẽ nhanh chóng bị biến chứng dẫn tới đau bụng nghiêm trọng, buồn nôn và nôn, đau nhức, độc thận, độc tim và liệt. Sau đó, nạn nhân sẽ bị co giật hệ hô hấp, hôn mê và tử vong. Trường hợp không có thuốc Antivenin thì tỷ lệ tử vong là 100% trong khoảng từ 15 phút tới 3 giờ.

Rắn hổ lục

Có thể tìm thấy loài rắn hổ lục này ở khắp nơi trên thế giới. 2 loài rắn độc nhất là rắn lục chuỗi và rắn lục hoa cân phân bố chủ yếu ở khu vực Trung Đông, Trung Á, đặc biệt là Trung Quốc, Ấn Độ và Đông Nam Á.
rắn hổ lục
Rắn hổ lục rất nóng tính, chúng thường hoạt động về ban đêm, sau những cơn mưa. Nạn nhất bị rắn cắn sẽ có những triệu chứng như đau, sưng, huyết áp tụt, loạn nhịp tim, hoạt tử và có thể tử vong do bị nhiễm khuẩn huyết.

Rắn Eastern Brown

Rắn Eastern Brown là loài rắn cuối cùng lọt vào top 10 loài rắn độc nhất thế giới. Nhiều người thường bị vẻ ngoài vô hại của chúng đánh lừa. Tuy nhiên, chỉ với 1/500g nọc độc của chúng có thể giết chết 1 người trưởng thành. Loài rắn này rất phổ biến ở Australia, xếp thứ 2 trên thế giới về độc cực độc.
rắn Eastern Brown
Khi trưởng thành chúng có nhiều màu sắc khác nhau, ngoài màu nâu bóng còn có một số màu khác như xám đen, vàng. Thức ăn chủ yếu của rắn Eastern Brown là động vật có xương sống như thằn lằn, ếch, chim, rắn và loài gặm nhấm.
Trên đây là 10 loài rắn độc nhất thế giới bạn cần biết tới và dè chừng khi chẳng may gặp chúng trong môi trường tự nhiên.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

NGẬM SẦU (ĐL)

MUÔN MẶT ĐỜI THƯỜNG III/104

MỌC CÁNH