HÉT LÊN ĐI, ƠI QUÊ HƯƠNG YÊU DẤU 47
(ĐC sưu tầm trên NET)
NGUYỄN HÀ
THÁI NGUYÊN
Dân bỏ tiền đổ đường để đi cán bộ xã kéo máy vào đào xới
Thực hư vụ ‘tự bỏ tiền làm đường, bị còng tay’
(PL)- Công an xã Tân Thạnh Đông xác nhận có khống chế, còng tay ông
Bùi Hoàng Anh đưa về trụ sở công an xã do ông Hoàng Anh có ý định dùng
xăng, quẹt gas để gây cháy.
Công an huyện Củ Chi, TP.HCM vừa báo cáo
Thanh tra Bộ Công an về nội dung tố cáo của ông Bùi Hoàng Anh (39 tuổi,
huyện Củ Chi; người đứng ra làm đường và bị xử phạt phải trả lại hiện trạng cũ) về việc cán bộ Công an xã Tân Thạnh Đông, huyện Củ Chi còng tay, giữ người trái pháp luật.
Bị còng do “người vi phạm manh động”
Theo báo cáo, Công an xã Tân Thạnh Đông
có khống chế, còng tay ông Anh đưa về trụ sở công an xã và đã tạm giữ
người này 24 tiếng để phục vụ công tác điều tra. “Do lúc đầu ông Anh
manh động, có hành vi chống đối lực lượng thi hành công vụ, có ý định
dùng xăng, quẹt gas để gây cháy nên Công an xã Tân Thạnh Đông khống chế,
còng tay đưa ông Anh về trụ sở để làm việc. Khi về đến trụ sở công an
xã và trong quá trình làm việc, Công an xã Tân Thạnh Đông không khống
chế, còng tay ông Anh như nội dung đơn tố cáo” - báo cáo nêu.
Sau khi điều tra, Công an huyện Củ Chi
kết luận hành vi của ông Anh không đủ yếu tố cấu thành tội chống người
thi hành công vụ nên đã chuyển hồ sơ để công an xã xử phạt vi phạm hành
chính về hành vi dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực để chống người thi
hành công vụ với số tiền phạt 3,5 triệu đồng.
Theo UBND xã Tân Thạnh Đông, do ông Anh
thi công con đường không xin phép, xâm phạm phần đất của doanh nghiệp
nên xã đình chỉ thi công. Trong lúc tổ công tác của xã cho ô tô tải kéo
xe lu về trụ sở xã, ông Anh chạy xe máy mang theo hai bình xăng vượt lên
tạt xăng vào ô tô tải. Tuy nhiên, lực lượng chức năng kịp thời phát
hiện, ngăn chặn. Khi ô tô tải rẽ vào trụ sở UBND xã, ông Anh cho xe đụng
thẳng vào bánh trước của xe tải.
“Trước
sự việc trên, công an xã buộc phải còng tay, khống chế ông Anh áp giải
vào trụ sở công an xã và báo cơ quan CSĐT công an huyện cử cán bộ đến
làm việc với ông Anh đến 19 giờ cùng ngày” - báo cáo của xã nêu. Trong
khi đó, làm việc với Công an huyện Củ Chi, ông Anh cho rằng mang theo hai bình xăng là để đổ vào máy dầm trong công trình chứ không có ý định tạt xăng vào tổ công tác.
Xã: Con đường không phục vụ ai
Trao đổi với Pháp Luật TP.HCM, ông Nguyễn Công Duyên, Chủ tịch UBND xã Tân Thạnh Đông,
cho hay: Tháng 1-2018, bà Trần Thị Kim Loan gửi đơn đến UBND xã xin làm
đoạn đường dài 40 m, đặt 40 cống thoát nước để thuận tiện đi lại vào
thửa đất số 23, tờ bản đồ số 8 với diện tích 327,9 m2 (khu
đất này bà Loan đã bán - PV). Tuy nhiên, do phần đất xin làm đường liên
quan đến mương thoát nước do Công ty TNHH MTV Bò Sữa TP.HCM quản lý nên
xã không có thẩm quyền giải quyết.
Đến ngày 28-4-2018, xã phát hiện ông Anh
thi công san lấp mương và đặt cống trên phần đất thuộc Công ty Bò Sữa.
Việc thi công này không có giấy phép và không được các cơ quan có thẩm
quyền chấp thuận nên xã lập biên bản vi phạm, đình chỉ thi công. Biên
bản ghi rõ đề nghị chậm nhất ngày 3-5, ông Anh liên hệ UBND xã để được
hướng dẫn giải quyết. Tuy nhiên, đến ngày 1-5, ông Anh lại tiếp tục thi
công nên xã lập tiếp biên bản vi phạm và tạm giữ một chiếc xe lu trên
công trường.
“Xã đã phát hiện, ngăn chặn ngay từ đầu
nhưng ông Anh cố tình thi công. Công ty Bò Sữa cũng đã gửi đơn đề nghị
UBND xã hỗ trợ trả lại hiện trạng mương thoát nước mà ông Anh đã lấp” -
ông Duyên cho hay.
Được biết sau khi có ý kiến của ông Anh
cho rằng việc mở con đường để thuận tiện cho người già và trẻ em đi lại,
Thường trực Huyện ủy Củ Chi đã yêu cầu UBND xã xác minh. Ngày 4-7, xã
Tân Thạnh Đông đã có báo cáo kết quả. Theo báo cáo này, phần làm đường
có diện tích ngang 3,5 m, dài 45 m, đặt 45 cống đấu nối với đường giao
thông hiện hữu. Từ đầu đường vi phạm tiếp giáp với đường 130, bên trái
của phần đường vi phạm là đất của Công ty Bò Sữa TP.HCM; bên phải là nhà
một hộ dân có mặt tiền hướng ra đường 130 và nhà một hộ khác có mặt
tiền hướng ra tỉnh lộ 15, còn mặt sau giáp mương thoát nước của Công ty
Bò Sữa TP.
UBND xã Tân Thạnh Đông cũng cho hay ngày
28-5, xã đã mời các hộ dân liên quan đến trao đổi nhưng những người này
đều trình bày không tham gia san lấp mương thoát nước và làm đường tại
địa điểm trên. “Con đường này không phục vụ nhu cầu đi lại của hai hộ
dân trong khu vực và cũng không phục vụ cho người lớn tuổi, trẻ nhỏ.
Việc làm con đường có yếu tố để phân lô, bán nền” - lãnh đạo UBND xã
nhận định.
Theo Công an huyện Củ Chi, ông Anh khai khi thi công con
đường trên không biết đất thuộc tài sản của Công ty TNHH MTV Bò Sữa
TP.HCM. Trả lời báo Tiền Phong, ông Anh thừa nhận việc làm đường
khi chưa xin phép là do chưa hiểu biết rõ quy định. Ông sẽ chấp hành yêu
cầu của chính quyền địa phương là phá bỏ con đường nhựa để trả về hiện
trạng ban đầu là con đường đất. Tuy nhiên, khi trao đổi với Pháp Luật TP.HCM chiều 6-7, ông Anh khẳng định sẽ không cày nát con đường nhựa, trả lại đường đất cũ vì “dân trong đó sẽ chửi và trái với đạo đức, lương tâm tôi”. Ông Anh cho hay không có lợi ích gì trong việc này, mà do thấy một người quen có nhà trong khu vực đó (tên là Vi, 50 tuổi) phải đi con đường trơn trượt, nguy hiểm nên ông hỗ trợ vật tư và cùng mọi người làm đường để dễ đi. Về pháp lý, ông Anh cho hay trong giấy đỏ của năm thửa đất liên quan thể hiện có con đường rộng 12 m và đây là con đường ra vào duy nhất của các hộ dân trong khu vực. “Nếu nói đó là đất của Công ty Bò Sữa thì các giấy đỏ này sai à?” - ông đặt vấn đề. Ông Anh cho hay sở dĩ ông phải ký tên đồng ý trả lại hiện trạng cũ là để lấy chiếc xe lu trả cho chủ xe. Trước ý kiến của ông Anh, ông Nguyễn Công Duyên, Chủ tịch UBND xã Tân Thạnh Đông, khẳng định không có người tên Vi nào sống ở đó cả. “Đoàn xác minh của xã và dân ấp 6 biết rất rõ những ai sống ở đó. Không có nhà nào buộc phải sử dụng con đường này cả. Nếu giấy tờ của các hộ dân thể hiện có con đường như ông Anh nói, vậy tại sao không ai khiếu nại?” - ông Duyên nói. Ông Duyên xác nhận trước đó có con đường đất nhỏ rộng khoảng 2 m, cạnh đó là con mương rộng 1,5 m. “Để tăng giá trị các khu đất, con đường mới mở này đã lấy luôn phần mương” - ông cho hay. |
Tự ý làm đường bị phạt và xới lên!
(PL)- Vì không có giấy phép thi công nên con đường nhựa sạch đẹp cả xóm mong chờ phải bị xới lên, trả lại hiện trạng cũ.
Nhiều hộ dân phường
Hiệp Bình Chánh, quận Thủ Đức, TP.HCM đã làm đơn gửi đến các ngành chức
năng mong muốn được giữ lại con đường hẻm chung do người dân tự bỏ tiền
trải nhựa. Tuy nhiên, yêu cầu này không được chấp thuận.
Hai lần tự nguyện bỏ tiền túi làm đường
Chúng tôi tìm tới khu phố 8, phường Hiệp Bình Chánh để tìm hiểu sự việc trên. Theo quan sát, có hơn 10 m đường ở đường số 40 phía trước nhà ông Trần Thới Linh (65 tuổi) bị lọt thỏm sau khi lớp nhựa mới bị phá bỏ, một vũng nước lớn đọng lại không có lối thoát.
Theo ông Linh, trước năm 2000, đường 40
rất nhỏ, nhiều ổ gà. Để mở rộng đường, ông Linh đã tự nguyện hiến một
phần đất của mình và góp 100 triệu đồng, vận động xóm giềng được 100
triệu đồng nữa để cùng làm con đường bê tông sạch đẹp.
“Tháng 5-2017, bê tông cũ đã xuống cấp
nên tôi tìm đến từng hộ dân trong tổ để xin ý kiến, chia sẻ nguyện vọng
muốn trải nhựa lại. Mọi người ủng hộ, còn vui vẻ đóng góp ngày công. Tôi
đã bỏ hơn 60 triệu đồng để trải nhựa 30 m đường rộng 3,5 m, cao 10 cm.
Không ngờ sau đó vì tôi không xin giấy phép làm đường nên phường yêu cầu
đóng phạt và trả lại nguyên trạng con đường cũ” - ông Linh trình bày.
Buộc phải tháo dỡ vì không giấy phép
Khi ông Linh phải phá dỡ con đường theo
quyết định xử phạt của UBND phường, gần 50 hộ dân trong khu vực đã gửi
đơn cứu xét đến các cơ quan chức năng với mong muốn giữ lại con đường
sạch đẹp này.
Ông Nguyễn Văn Đực, một người dân, bức
xúc: “Chúng tôi đang phấn khởi vì được đi lại trên con đường trải nhựa
sạch đẹp, an toàn thì lại vậy. Đáng lý việc làm của ông Linh phải được
khuyến khích chứ sao lại xử phạt rồi phá cả con đường?”. “Chúng tôi có
xin phường cho tổ 52C họp tổ để lấy ý kiến người dân nhưng không được” -
một người dân cho biết.
Bà Nguyễn Thị Tuyết, người phản đối việc
ông Linh tự ý sửa đường, bày tỏ: “Có đường sạch đẹp để đi ai cũng
thích. Tuy nhiên, trước khi làm ông ấy phải xem làm vậy có ảnh hưởng tới
người khác không. Đường làm xong khi mưa nhà tôi bị nước chảy vào. Có
đêm mưa lớn tôi phải dậy đi mua xi măng về xây bờ kè để chống nước”.
Việc người dân bỏ tiền ra làm đường để phục vụ lợi ích
chung là cần được khuyến khích. Tuy nhiên, khi thực hiện phải tuân theo
quy định của pháp luật. Trước hết, người dân phải làm đơn đề nghị, gửi UBND phường để được xem xét. Nếu việc làm đường phù hợp quy hoạch và phục vụ cho lợi ích chung của xã hội thì không những không bị hạn chế mà còn được chính quyền hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi. Không nên tự ý làm để rồi vừa mất tiền mà không mang lại hiệu quả, không đảm bảo tính pháp lý.
Luật sư LÊ VĂN HOAN, Đoàn Luật sư TP.HCM
|
Trao đổi với chúng tôi, đại diện phường
Hiệp Bình Chánh cho biết phường tiếp nhận phản ánh nhà dân bị nước mưa
tràn vào do con đường mới làm cao hơn sân nhà họ. Phường đã kiểm tra và
phát hiện ông Linh tự ý làm đường mà không xin phép, như vậy là sai quy định.
Với đơn cứu xét của người dân, đại biểu
HĐND quận Thủ Đức đã tiếp xúc người dân và kiểm tra đoạn đường 40. Qua
quan sát nhận thấy thiết kế không đảm bảo cho việc thoát nước trong khu
vực.
Phường đã nhiều lần hòa giải để tìm ra
giải pháp tốt nhất. Sau khi giải thích đủ lý lẽ về tình làng nghĩa xóm,
nêu nguyện vọng của ông Linh hỗ trợ nhà đối diện xây bờ kè nhưng các bên
không tìm được tiếng nói chung. Cuối cùng, phường phải ra quyết định xử
phạt hành chính ông Linh 2 triệu đồng và yêu cầu trả lại hiện trạng con
đường trước cửa nhà ông.
Bắt buộc phải theo quy định Theo quy định, người dân muốn sửa đường thì phải lấy ý kiến cộng đồng dân cư để có sự đồng thuận về cách làm, giải pháp và các phương án sau này. Về trình tự thực hiện phải căn cứ vào các hướng dẫn của cơ quan chuyên môn như phòng quản lý đô thị hoặc các sở, ban, ngành tùy theo công trình mà người dân muốn xây dựng. Trên cơ sở đó phải có sự khảo sát thiết kế, có ý kiến bằng văn bản trong việc đấu nối hạ tầng trong khu vực. Để đảm bảo cho công tác thi công, thiết kế trong quy định, UBND phường sẽ thành lập ban giám sát cộng đồng. Để công trình đưa vào sử dụng có hiệu quả, có biện pháp duy tu, sử dụng lâu dài còn cần có ý kiến của cộng đồng người dân tham gia cùng giám sát.
Ông TRỊNH TRỌNG THÀNH, Phó Chủ tịch phường Hiệp Bình Chánh, Thủ Đức, TP.HCM
|
Kỳ lạ dân tự bỏ tiền nâng cấp đường, phường cưỡng chế phá dỡ!
Nhiều hộ dân phường Hiệp Bình Chánh (quận Thủ Đức, TP.HCM)
đã làm đơn gửi đến các ngành chức năng với mong muốn xin được giữ lại
đường hẻm chung vừa được người dân tự bỏ tiền để nâng cấp trải nhựa sạch
đẹp.
Tuy nhiên, những ngày qua con hẻm này đã bị xới tung chỉ vì thiếu giấy phép…
Bị xới tung vì thiếu giấy phép
Trước
năm 2.000, con đường 40 (thuộc khu phố 8, phường Hiệp Bình Chánh, Q.Thủ
Đức) chỉ là một con hẻm nhỏ khiến việc đi lại rất khó khăn và liên tục
bị ngập mỗi khi trời mưa hoặc có triều cường.
Đến
năm 2009, “mạnh thường quân” Trần Thới Linh (tổ trưởng tổ 52, khu phố
8) đã bỏ ra 100 triệu đồng và vận động các hộ dân đóng góp thêm để nâng
cấp đổ bê tông, mở rộng đường hẻm 40 dài hàng trăm mét sạch đẹp. Không
chỉ bỏ tiền làm đường, ông Linh còn đầu tư lắp đèn điện thắp sáng dọc
theo con hẻm, khiến người dân rất vui và cảm kích.
Khoảng
giữa năm 2017, ông Linh lại ngỏ ý bỏ thêm tiền để sửa lại những đoạn
hẻm bê tông cũ đã xuống cấp. Ông tìm đến từng hộ dân trong tổ để xin ý
kiến và chia sẻ tâm nguyện của mình muốn trải nhựa cho đoạn hẻm sạch
đẹp. Ý tốt của ông đã được nhiều người hoan nghênh, ủng hộ; thậm chí còn
vui vẻ đóng góp ngày công cùng làm.
Gặp chúng
tôi, ông Linh chia sẻ: “Khi nâng cấp đoạn hẻm này, tôi đã tự nguyện bỏ
ra hơn 60 triệu đồng để trải nhựa khoảng 30 mét tại khu vực trước cổng
trường mầm non. Ấy vậy mà, khi mặt hẻm còn chưa kịp khô nhựa, tôi đã bị
phường xuống lập biên bản xử phạt rồi cưỡng chế xới tung lên để trả lại
hiện trạng con hẻm cũ".
Sao lại có chuyện kỳ
quái như vậy? Được biết, việc thi công mặt hẻm của ông Linh đã bị gia
đình nhà đối diện phản ứng gay gắt và gửi đơn khiếu nại việc ông Linh tự
ý nâng cao mặt sân trong khuôn viên nhà ông khiến nước chảy xuống
đường, gây ngập cho các hộ dân lân cận. Gia đình này cũng cho rằng ông
Linh vì quyền lợi cá nhân mà tự ý làm đường hẻm không xin phép.
Nhận
được đơn, UBND phường Hiệp Bình Chánh đã có văn bản số 1239/UBND, ngày
14/8/2017 trả lời đơn khiếu nại, khẳng định hộ ông Trần Thới Linh đã
nâng mặt sân trong khuôn viên và trải nhựa một đoạn hẻm trước nhà không
gây ảnh hưởng tới khả năng thoát nước của đường 40, an toàn giao thông
và việc ngập nước các hộ dân lân cận là không có.
Quay về... chiếc máng lợn!
Tuy
nhiên, sau đó UNBD phường lại cho cán bộ xuống lập biên bản xử phạt
hành chính 2 triệu đồng, yêu cầu ông Linh khắc phục ngay công trình nâng
cấp trải nhựa đường hẻm trong 3 ngày để trả lại hiện trạng ban đầu!?
Trước
một việc làm tốt và có sự đồng tình của các hộ dân, nhưng bỗng dưng lại
bị xử phạt và buộc phải phá dỡ, ông Linh cùng bà con làm đơn tập thể
xin cứu xét gửi các ngành chức năng. Tuy nhiên, tất cả nguyện vọng của
bà con mong muốn giữ lại con hẻm vừa trải nhưa sạch đẹp này đã bị khước
từ.
Có mặt tại hẻm 40, khu phố 8, chúng tôi
chứng kiến nhóm nhân công đang dùng máy cào xới tung đoạn hẻm dài hàng
chục mét vừa được trải nhựa nhẵn đẹp. Nhiều người dân sống xung quanh
đường hẻm này cũng chỉ biết đứng nhìn xót xa khi con hẻm đang bị đưa về
hiện trạng ban đầu.
Cầm
trên tay những tờ đơn vừa viết vội, ông Linh bức xúc: “Tôi không ngờ
việc mình tự nguyện làm đường cho mọi người dân ở đây cùng hưởng lợi lại
bị xử phạt thế này. Tôi thất vọng quá!”. Theo ông Linh, việc ông nâng
cấp trải nhựa một đoạn hẻm ngắn không xin giấy phép là vì trước đây các
hộ dân tự đóng góp đổ bê tông con hẻm này cũng đâu phải xin xỏ thủ tục
gì.
Ông Nguyễn Văn Đực, nhà số 17, đường 40 bày
tỏ: “Các hộ dân chúng tôi đang phấn khởi vì vừa có được con hẻm trải
nhựa, đi lại thuận tiện an toàn và không bị ngập lụt như trước. Vậy
nhưng chỉ vì một hộ dân có ý kiến khiến con hẻm đã bị băm nát như thế
này. Đúng ra việc làm tốt của ông Linh cần phải được ghi nhận và khuyến
khích”.
Nhận xét
Đăng nhận xét