Chuyển đến nội dung chính

CON ĐƯỜNG HUYỀN THOẠI 2/D

-Lịch sử là hiện thực quá khứ.
-Có những câu chuyện, những sự việc thuộc hiện thực lịch sử qua tháng năm đã hóa thành huyền thoại lịch sử. Và những con người từng làm nên huyền thoại lịch sử ấy vụt hóa thành thần thánh vì đã hành động vượt qua sức tưởng tượng của người đời.
-"bốc lửa cánh đồng bốc lửa rừng cây
dãy Trường Sơn máu ứa
dân tộc tôi mang thương tích đứng lên
trùng trùng rừng xanh núi đỏ
bao người con hy sinh
                                  sóng dạt vào đất đá
nhập với Trường Sơn dựng lũy thành…"
                                             (Nguyễn Trọng Tạo)
-"Không một tấm hình, không một dòng địa chỉ
Anh chẳng để lại gì cho riêng Anh trước lúc lên đường
Chỉ để lại cái dáng-đứng-Việt-Nam tạc vào thế kỷ:
Anh là chiến sỹ Giải phóng quân."

                                                        Lê Anh Xuân

----------------------------------------------------------------------
(ĐC sưu tầm trên NET)
 
Phim tài liệu Huyền thoại TÀU KHÔNG SỐ Tập 6
  
Phim tài liệu Huyền thoại TÀU KHÔNG SỐ Tập7

Vinh danh tàu không số C235: Tổ quốc gọi tên các anh

TPO - Đêm 29/2/1968, tàu không số mang mật danh 235 chở vũ khí đến khu vực ven bờ biển tỉnh Khánh Hoà thì bị địch phát hiện. Chúng huy động khoảng một chục tàu chiến vây đánh. Lực lượng vô cùng chênh lệch, nhưng 20 cán bộ chiến sĩ của tàu 235 đã chiến đấu anh dũng, vừa kiên cường đánh trả, vừa di chuyển hút tàu địch ra xa khu vực thả vũ khí.
Ảnh: Hồng Vĩnh
Ảnh: Hồng Vĩnh
 
  Để tôn vinh cuộc chiến đấu oai hùng của tàu 235, vào hôm nay 27/7, báo Tiền Phong phối hợp với Tập đoàn Vingroup, Học viện Hải quân, UBND xã Ninh Vân, Hội Cựu chiến binh Đường Hồ Chí Minh trên biển tổ chức các hoạt động tri ân xung quanh sự kiện về con tàu C235 huyền thoại năm xưa tại xã Ninh Vân và thành phố Nha Trang (tỉnh Khánh Hòa), bao gồm: Đưa những cựu binh tàu 235 còn sống và một số thân nhân các liệt sĩ của tàu về lại Hòn Hèo, Dâng hương hoa tại Đài kỷ niệm, thả hoa tưởng niệm những người đã hi sinh; thăm, tặng quà các gia đình đã nuôi giấu những chiến sĩ; Giao lưu với các học viên Học viện Hải quân và thanh niên sinh viên Khánh Hoà. (XEM CHI TIẾT)

Trước đó vào chiều qua 26/7, các cựu chiến binh, - thân nhân một số liệt sỹ tàu C235 đã tề tựu tại Nha Trang, tỉnh Khánh Hoà.
Vinh danh tàu không số C235: Tổ quốc gọi tên các anh - ảnh 1 Hành trình vào chiến trường xưa của thân nhân các liệt sĩ tàu 235. Ảnh: Mạnh Thắng
Đến gần hơn với nơi tàu 235 anh dũng hoàn thành nhiệm vụ, chiến đấu và hy sinh, các thân nhân liệt sỹ vẫn khoẻ khoắn, không giấu được niềm xúc động. Với nhiều thành viên là thân nhân trong đoàn, chuyến đi này càng đặc biệt ý nghĩa khi được gặp đồng đội của người thân đã hy sinh và được nghe chi tiết hơn huyền thoại tàu 235.
Anh Đào Quang Tú, cháu gọi liệt sỹ Đào Quang Ty bằng chú đã thay bố để vào thăm nơi chú và đồng đội đã ngã xuống. “Lần trước tôi vào Ninh Hoà tìm thông tin và mộ của chú Tỵ mà chưa vào đến Hòn Hèo. Lần này tôi có thể vào thăm những địa điểm gắn liền với huyền thoại tàu 235; được nghe chuyện từ những đồng đội trên tàu 235 của chú chia sẻ”.
Với chị Ngô Thị Hải Yến, con gái duy nhất của liệt sỹ Ngô Văn Thứ cũng là lần đầu tiên vào nơi bố chiến đấu, hy sinh có đông đồng đội và thân nhân đồng đội tàu 235.
 

Phóng viên Xuân Tùng cho biết: 7h sáng nay, các cựu binh và thân nhân liệt sỹ tàu C235 di chuyển về xã Ninh Vân. Thành phố Nha Trang thời điểm này lất phất mưa. Chiếc xe chở đoàn cựu chiến binh và thân nhân liệt sỹ tàu C235 hướng về xã Ninh Vân. Những cựu binh một thời sóng gió lửa đạn chắc nịch với bộ quân phục.
Vinh danh tàu không số C235: Tổ quốc gọi tên các anh - ảnh 2 Các thân nhân liệt sĩ bên đài tưởng niệm tàu không số C235. Ảnh: Xuân Tùng
Trên xe, mọi người chuyền tay nhau xem lại tấm ảnh chân dung đen trắng của người thân. Anh Đào Quang Tú cài nơi túi áo ngực ảnh của liệt sỹ Đào Quang Ty. Chị Thu, con liệt sỹ Ruyệt, chị Yến con liệt sỹ Thứ đều mang theo tấm hình của bố được phóng to. Cầm tấm ảnh của đồng đội họ lại rưng rưng.
Vinh danh tàu không số C235: Tổ quốc gọi tên các anh - ảnh 3  Ảnh: Xuân Tùng
Tham gia lễ tưởng niệm, dâng hương anh linh liệt sỹ tàu C235 có các cựu binh - thành viên tàu và thân nhân các liệt sỹ tàu C235; đại diện lãnh đạo tỉnh Khánh Hoà, xã Ninh Vân; nhân dân xã Ninh Vân; đoàn viên thanh niên…
Vinh danh tàu không số C235: Tổ quốc gọi tên các anh - ảnh 4  Ảnh: Xuân Tùng
Vinh danh tàu không số C235: Tổ quốc gọi tên các anh - ảnh 5  Ảnh: Xuân Tùng
Vinh danh tàu không số C235: Tổ quốc gọi tên các anh - ảnh 6  Ảnh: Xuân Tùng
Vinh danh tàu không số C235: Tổ quốc gọi tên các anh - ảnh 7 Ảnh: Xuân Tùng
Vinh danh tàu không số C235: Tổ quốc gọi tên các anh - ảnh 8 Các cựu bình tàu C235 dâng hương làm lễ mặc niệm trước những đồng đội đã anh dũng hy sinh. Ảnh: Xuân Tùng
 
Vinh danh tàu không số C235: Tổ quốc gọi tên các anh - ảnh 9  Đoàn UBND xã Ninh Vân dâng hương tưởng niệm các liệt sĩ tàu không số C235. Ảnh: Hồng Vĩnh
Vinh danh tàu không số C235: Tổ quốc gọi tên các anh - ảnh 10  Đoàn đại biểu báo Tiền Phong viếng các liệt sỹ tàu không số C235. Ảnh: Xuân Tùng
Vinh danh tàu không số C235: Tổ quốc gọi tên các anh - ảnh 11  Ảnh: Hồng Vĩnh
Vinh danh tàu không số C235: Tổ quốc gọi tên các anh - ảnh 12  Tham dự lễ dâng hương các liệt sỹ tàu không số còn có Hoa hậu Việt Nam Mỹ Linh, Á hậu Thanh Tú, Á hậu Thuỳ Dung, người đẹp Huỳnh Thị Thuý Vy. Ảnh: Hồng Vĩnh
Vinh danh tàu không số C235: Tổ quốc gọi tên các anh - ảnh 13  Ảnh: Hồng Vĩnh
Vinh danh tàu không số C235: Tổ quốc gọi tên các anh - ảnh 14  Ảnh: Hồng Vĩnh
Vinh danh tàu không số C235: Tổ quốc gọi tên các anh - ảnh 15  Ảnh: Hồng Vĩnh
Vinh danh tàu không số C235: Tổ quốc gọi tên các anh - ảnh 16  Hoa hậu Việt Nam Mỹ Linh, Á hậu Thanh Tú, Á hậu Thuỳ Dung, người đẹp Huỳnh Thị Thuý Vy mặc niệm trước các anh hùng liệt sỹ. Ảnh: Hồng Vĩnh
Vinh danh tàu không số C235: Tổ quốc gọi tên các anh - ảnh 17  Ảnh: Xuân Tùng
Tham dự lễ dâng hương các liệt sỹ tàu không số còn có Hoa hậu Việt Nam Mỹ Linh, Á hậu Thanh Tú, Á hậu Thuỳ Dung, người đẹp Huỳnh Thị Thuý Vy… 
 

Vinh danh tàu không số C235: Tổ quốc gọi tên các anh - ảnh 18 Ảnh: Ngô Tùng
Phóng viên Ngô Tùng thông tin từ Tây Ninh: trong sáng nay 27/7, Đoàn công tác Trung ương Đoàn do anh Lê Quốc Phong, Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn, dẫn đầu đã về thăm đội hình thanh niên tình nguyện đang hoạt động tại xã Tân Lập, huyện Tân Biên, Tây Ninh.
Vinh danh tàu không số C235: Tổ quốc gọi tên các anh - ảnh 19 Đoàn công tác Trung ương Đoàn đến thăm và tặng quà cho Mẹ Việt Nam anh hùng Nguyễn Thị Thùa, ngụ Thị trấn Tân Biên, Tây Ninh. Ảnh: Ngô Tùng

Sau lễ tưởng niệm là lễ thả hoa tưởng nhớ linh hồn các liệt sỹ tàu không số C235.
Vinh danh tàu không số C235: Tổ quốc gọi tên các anh - ảnh 20  Ảnh: Xuân Tùng
Vinh danh tàu không số C235: Tổ quốc gọi tên các anh - ảnh 21  Trở lại Ninh Vân, nhớ lại kỷ niệm chiến trường xưa, ai cũng bồi hồi xúc động. Trời trong, mây trắng, biển xanh… cùng tấu lên bản tình ca vỗ về “những người nằm lại phía chân trời”. Làng biển xôn xao trong bầu không khí dạt dào cảm xúc. Ảnh: Xuân Tùng
Vinh danh tàu không số C235: Tổ quốc gọi tên các anh - ảnh 22  Ảnh: Xuân Tùng
Vinh danh tàu không số C235: Tổ quốc gọi tên các anh - ảnh 23 Ảnh: Xuân Tùng
Vinh danh tàu không số C235: Tổ quốc gọi tên các anh - ảnh 24  Ảnh: Hồng Vĩnh
Vinh danh tàu không số C235: Tổ quốc gọi tên các anh - ảnh 25  Ảnh: Hồng Vĩnh
Biển xã Ninh Vân nơi từng ghi dấu huyền thoại tàu C235. (XEM CHI TIẾT)

Đúng 10h. Tại UBND xã Ninh Vân, đoàn cựu chiến binh và thân nhân liệt sỹ tàu C235 gặp gỡ nhân dân xã Ninh Vân. Tham dự buổi gặp gỡ tri ân có ông Nguyễn Văn Thiện, Phó Chánh Văn phòng UBND tỉnh Khánh Hoà; ông Trà Văn Hải, Bí thư Đảng uỷ, Chủ tịch HĐND xã Ninh Vân; Hoa hậu Việt Nam, Á hậu và các người đẹp Việt Nam, cùng các bạn đoàn viên thanh niên.
Dịp này, các cựu binh tàu C235 đã dành tặng quà cho các gia đình làm nhiệm vụ đón bến năm xưa tại xã Ninh Vân.
Vinh danh tàu không số C235: Tổ quốc gọi tên các anh - ảnh 26  Ảnh: Hồng Vĩnh
Vinh danh tàu không số C235: Tổ quốc gọi tên các anh - ảnh 27  Ảnh: Hồng Vĩnh
Vinh danh tàu không số C235: Tổ quốc gọi tên các anh - ảnh 28  Ảnh: Hồng Vĩnh
Vinh danh tàu không số C235: Tổ quốc gọi tên các anh - ảnh 29 Dịp này, các cựu binh tàu C235 đã dành tặng quà cho các gia đình làm nhiệm vụ đón bến năm xưa tại xã Ninh Vân. Ảnh: Hồng Vĩnh
Vinh danh tàu không số C235: Tổ quốc gọi tên các anh - ảnh 30 Ban tổ chức chương trình trao tặng 10 suất quà (mỗi suất trị giá 1 triệu đồng) cho các gia đình chính sách của xã Ninh Vân. Ảnh: Hồng Vĩnh
Cũng tại buổi lễ, đại diện tàu C235, ông Lê Duy Mai đã ôn lại cuộc chiến đấu anh dũng của các chiến sỹ trên tàu C235 và sự đùm bọc, chăm sóc của nhân dân xã Ninh Vân đối với các chiến sỹ đã thoát vòng vây của địch trở về.

Phóng viên Trọng Thịnh thông tin: Sáng nay 27/7, Ban đại diện báo Tiền Phong tại TPHCM đã tổ chức đi thăm trại Điều dưỡng Thương binh Long Hải (huyên Long Hải, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu). Đồng chí Lý Thành Tâm, Trưởng Ban đại diện báo Tiền Phong tại TPHCM đã đại diện cho đoàn trao tăng 60 phần quà- Mỗi phần quà trị giá 500.000đ cho các thương binh nặng đang điều trị tại đây.
Vinh danh tàu không số C235: Tổ quốc gọi tên các anh - ảnh 31  Ảnh: Trọng Thịnh
Đồng chí Lý Thành Tâm cho biết, là tờ báo của Đoàn Thanh niên, báo Tiền Phong luôn thể hiện vai trò tiên phong trong nhiều hoạt động, trong đó có hoạt động “Đền ơn đáp nghĩa- Uống nước nhớ nguồn”, qua đó thể hiện sự quan tâm chăm sóc, biết ơn những sự hy sinh lớn lao của các anh hùng liệt sỹ đã hy sinh xương máu vì đất nước.

Tiếp tục thực hiện các hoạt động tri ân “Uống nước nhớ nguồn”, đoàn công tác Trung ương Đoàn sáng nay đã đến thăm hỏi, tặng quà đối với các hộ gia đình chính sách, các Mẹ Việt Nam Anh hùng trên địa bàn tỉnh Tây Ninh.
Vinh danh tàu không số C235: Tổ quốc gọi tên các anh - ảnh 32  Ảnh: Ngô Tùng
Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn Lê Quốc Phong đã lần lượt đến thăm, tặng quà các đội hình thanh niên tình nguyện đang làm nhiệm vụ tại xã Tân Lập, huyện Tân Biên; Mẹ Việt Nam anh hùng Nguyễn Thị Thùa ở khu phố 4, Thị trấn Tân Biên, huyện Tân Biên. Tiếp đó, đoàn đến Nhà thiếu nhi huyện Tân Biên và trao tặng 15 suất học bổng cho con em gia đình chính sách có hoàn cảnh khó khăn, tặng 5 sổ tiết kiệm cho cựu thanh niên xung phong tỉnh Tây Ninh.
Vinh danh tàu không số C235: Tổ quốc gọi tên các anh - ảnh 33 Đoàn công tác Trung ương Đoàn dâng hương, dâng hoa tại Bia tưởng niệm Khu kỷ niệm Đoàn thanh niên Nhân dân Cách mạng Hồ Chí Minh. Ảnh: Ngô Tùng
Trước đó, đoàn công tác do anh Lê Quốc Phong dẫn đầu đã đến dâng hương tại Khu kỷ niệm Đoàn thanh niên Nhân dân Cách mạng Hồ Chí Minh. Cùng đi còn có anh Nguyễn Anh Tuấn, Bí thư Trung ương Đoàn; Trung ướng Nguyễn Xuân Mười, Phó Tổng Cục trưởng Tổng Cục Chính trị Công an nhân dân, Bộ Công an; ông Nguyễn Hồng Minh, Tổng Cục trưởng Tổng Cục Giáo dục nghề nghiệp, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.

Đêm 29/2, rạng sáng 1/3/1968, tại vùng biển Hòn Hèo, đã diễn ra trận chiến bi tráng của tàu C235 đánh trả 7 tàu chiến, hàng chục trực thăng chiến đấu và 2 liên đoàn biệt động Mỹ và VNCH, khi thực hiện nhiệm vụ bí mật: chuyên chở 14 tấn vũ khí tiếp tế cho Khu VI.
Vinh danh tàu không số C235: Tổ quốc gọi tên các anh - ảnh 34 Hòn Hèo nhìn từ trên cao. Ảnh: Mạnh Thắng
Trong lộ trình từ hải phận quốc tế vào Hòn Hèo, tàu bị địch phát hiện, bao vây, quyết bắt sống. Thuyền trưởng Phan Vinh mưu trí cho tàu chạy vào bãi Ninh Phước để thả vũ khí (đóng trong bao nilon), rồi lập tức cơ động về bãi Ninh Vân để đánh lạc hướng vị trí thả hàng và tìm cơ may thoát vây.
Bị địch bắn hỏng máy chính, trước lúc cho nổ bộc phá hủy tàu ở biển Ninh Vân để xóa dấu vết (giữ bí mật Đường Hồ Chí Minh trên biển), Tàu 235 kiên cường đánh trả, bắn cháy một tàu chiến địch. Trong lúc chặn địch cho số đồng đội thoát vây ở rừng Hòn Hèo, thuyền trưởng Phan Vinh cùng một đồng đội anh dũng hy sinh.
Vinh danh tàu không số C235: Tổ quốc gọi tên các anh - ảnh 35  Ảnh: Xuân Tùng
Trong cuộc chiến không cân sức này, 14/21 cán bộ chiến sĩ Tàu 235 anh dũng hy sinh tại vùng biển Ninh Vân và rừng Hòn Hèo.
Tháng 8/1970, thuyền trưởng Phan Vinh được tuyên dương Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Hiện nay, một hòn đảo thuộc huyện đảo Trường Sa của tỉnh Khánh Hòa vinh dự mang tên Phan Vinh.
Năm 2011, kỷ niệm 50 năm Đường Hồ Chí Minh trên biển, di tích Tàu 235 Anh hùng ở Hòn Hèo được UBND tỉnh Khánh Hòa trao danh hiệu di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh.
Vinh danh tàu không số C235: Tổ quốc gọi tên các anh - ảnh 36 Di tích quốc gia tưởng niệm các liệt sĩ tàu C235 nhìn từ trên cao. Ảnh: Mạnh Thắng
Vinh danh tàu không số C235: Tổ quốc gọi tên các anh - ảnh 37  Ảnh: Mạnh Thắng
Tháng 5/2014, Cục Di sản Bộ VH-TT&DL, cho biết tàu C235 của thuyền trưởng Phan Vinh đã chính thức được công nhận là di tích quốc gia.

Một sỹ quan Lữ đoàn 125 (Bộ Tư lệnh Hải quân) cho biết, bến Hòn Hèo là một trong những điểm hẹn dọc tuyến đường Hồ Chí Minh trên biển. Có rất nhiều chuyến tàu không số chở hàng tiếp viện từ hậu phương miền Bắc vào chiến trường miền Nam đã vận chuyển vũ khí, lượng thưc, thực phẩm  đến căn cứ Hòn Hèo. Từ đây, bộ đội địa phương phối hợp với bà con ngư dân bí mật tiếp nhận hàng hóa để tiếp tế cho các căn cứ cách mạng ở chiến trường Nam Trung bộ-Tây Nguyên.

Khu di tích lịch sử Địa điểm lưu niệm tàu C235 (Đường Hồ Chí Minh  trên biển) được khởi công xây dựng từ tháng 2/2016, đến tháng 9/2016 hoàn thành đúng tiến độ với các hạng mục chủ yếu: Nhà tưởng niệm, lư hương bằng đá, bia di tích bằng đá, kè đá vách núi… với kinh phí khoảng 2 tỷ đồng. 
Vinh danh tàu không số C235: Tổ quốc gọi tên các anh - ảnh 38 Bia ghi dấu tổ công tác HP19 ở bến Hòn Hèo. Ảnh: Nguyễn Đình Quân
Đồng thời, theo sự chỉ đạo của Thường trực Tỉnh ủy Khánh Hòa, bia lưu niệm về sự chiến đấu, hy sinh anh dũng của cán bộ, chiến sĩ tổ công tác HP19 làm nhiệm vụ đón tàu không số tại bến Hòn Hèo cũng đã được dựng bổ sung. (XEM CHI TIẾT)

Báo Biên phòng xuất bản ngày 19/12/2014 viết: Để chi viện sức người, sức của cho tiền tuyến miền Nam đánh Mỹ, cùng với quyết định thành lập Đoàn 559 đảm trách vận chuyển trên bộ xuyên Trường Sơn. Ngày 23/10/1961, Đoàn 759 (được điều chỉnh tổ chức, phát triển thành Đoàn 125 Hải quân từ tháng 1/1964) chuyên trách vận chuyển trên biển ra đời. Từ đây, những con "Tàu không số" bắt đầu nối tiếp nhau chuyển vũ khí từ Bắc vào Nam cung cấp cho các chiến trường. Ngay những năm đầu mở đường Hồ Chí Minh trên biển (1962-1965), ta đã thực hiện 88 chuyến vượt biển thắng lợi, đưa 4.791 tấn vũ khí tăng thêm sức mạnh cho quân dân miền Nam đánh bại hoàn toàn chiến lược "Chiến tranh đặc biệt" của địch.
Tuy nhiên, đến ngày 16/2/1965, tàu C143 đưa hàng vào Vũng Rô (Phú Yên) bị địch phát hiện, tuyến vận chuyển chiến lược trên biển đã bị lộ. Ngày 3/3/1965, tướng W.Oét-mo-len, Tư lệnh quân chiến đấu Mỹ ở miền Nam Việt Nam, đã phê chuẩn chiến dịch "Chống thâm nhập", nhanh chóng tăng cường lực lượng kiểm soát, phong tỏa mặt biển, trên không và bờ biển miền Nam Việt Nam.
Vinh danh tàu không số C235: Tổ quốc gọi tên các anh - ảnh 39
Cũng từ đây, việc thực hiện nhiệm vụ vận chuyển chi viện miền Nam của Đoàn 125, thật sự đầy khó khăn. Để ngăn chặn tuyến vận chuyển chiến lược trên biển của ta, Mỹ đã huy động lực lượng hùng hậu với đủ mọi phương tiện. Trong đó, đáng chú ý là 3 lực lượng đặc nhiệm 115, 116, 117 gồm 7 tàu hộ vệ, 120 tàu chiến, 20 tàu đổ bộ, 1 tàu đốc nổi, 1 tàu đổ bộ chiến xa, 8 máy bay lên thẳng UH1A, 5 máy bay trinh sát chiến thuật SP2H và các giang đoàn với các tàu cỡ nhỏ.
Từ tháng 7/1965, Mỹ đưa hai tàu khu trục Higbec D806 và Alaele D666 vào vùng biển miền Nam Việt Nam, tăng số tàu tuần tiễu lên 54 chiếc, bố trí ở Quy Nhơn, Cam Ranh và Vũng Tàu. Mỹ còn thiết lập 5 trung tâm giám sát ven biển đặt tại Đà Nẵng, Quy Nhơn, Nha Trang, Vũng Tàu và đảo Phú Quốc. Tại đây, ra-đa của Mỹ hoạt động 24/24 giờ, bao quát toàn bộ vùng biển miền Nam Việt Nam, vượt ra ngoài Vĩ tuyến 17 và hải phận quốc tế.
Trước hoàn cảnh đó, Đoàn 125 phải chuyển hướng hoạt động, sử dụng các tàu đi theo hướng hàng hải quốc tế và bí mật bất ngờ đột nhập, đưa hàng vào các bến tiếp nhận. Các con “Tàu không số" được cải dạng giống như những con tàu đánh cá, hoặc tàu buôn nước ngoài, được lắp máy công suất lớn, tốc độ cao, đồng thời phải dự trữ nhiều xăng dầu, lương thực, thực phẩm, bảo đảm đủ cho hải trình dài hàng ngàn hải lý.
Bằng phương thức trên, năm 1965, Đoàn 125 đã tổ chức thành công 3 chuyến chở 187,8 tấn vũ khí vào miền Tây Nam bộ, kịp trang bị cho những đơn vị chủ lực mới được thành lập, góp phần vào chiến thắng của quân và dân ta trên chiến trường Nam bộ, với những thắng lợi nổi bật như các trận Bầu Bàng, Đất Cuốc, Dầu Tiếng...
Vinh danh tàu không số C235: Tổ quốc gọi tên các anh - ảnh 40
Bước sang năm 1966, Đoàn 125 tổ chức 6 chuyến hàng vào Nam bộ, nhưng chỉ có 3 chuyến cập bến Cà Mau thành công, 2 chuyến gặp địch phải quay về, 2 chuyến buộc phải nổ súng chiến đấu. Cuối năm 1966, tàu C41 và C43 chuyển hàng cho chiến trường Khu 5. Tuy vậy, chỉ có tàu C41 cập bến Đức Phổ (Quảng Ngãi), nhưng không thể trở ra, buộc phải phá hủy tàu.
Sang năm 1967, Đoàn 125 tiếp tục tổ chức 5 chuyến vào Khu 5, nhưng bị địch phát hiện, ngăn chặn, 3 tàu phải quay về, tàu C143 và C198 vào được bến, nhưng phải trực tiếp chiến đấu với địch, nhiều cán bộ, chiến sĩ hy sinh và phải hủy tàu.
Trong suốt 14 năm liên tục (từ năm 1961 cho đến ngày toàn thắng lịch sử 30/4/1975), Đoàn tàu Không số đã dệt nên huyền thoại đường Hồ Chí Minh trên biển, tạo ra một hướng tiếp tế chiến lược hết sức quan trọng, đưa hơn 150.000 tấn vũ khí, trang thiết bị và hàng chục ngàn lượt cán bộ từ miền Bắc vào chi viện kịp thời cho chiến trường miền Nam.
Vinh danh tàu không số C235: Tổ quốc gọi tên các anh - ảnh 41

Cựu binh Đoàn tàu không số thả hoa tri ân đồng đội hi sinh

Chiều 26/7, tại Bến K15 Đồ Sơn (Hải Phòng), nơi xuất phát chuyến tàu không số đầu tiên vận chuyển vũ khí chi viện chiến trường miền Nam trong kháng chiến chống Mỹ, hàng trăm cựu binh Hội truyền thống đường Hồ Chí Minh trên biển đã làm lễ dâng hương, thả hoa tri ân đồng đội hi sinh trong khi làm nhiệm vụ.
Trong các chuyến đi, Đoàn tàu Không số đã phải khắc phục hơn 4.000 quả thủy lôi; chống chọi với nhiều cơn bão; đánh trả hơn 30 lần tàu địch bao vây; chiến đấu với hơn 1.200 lần máy bay địch tập kích; bắn rơi 5 chiếc máy bay và bắn cháy nhiều tàu, thuyền của địch, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của mình, góp phần quan trọng vào chiến thắng lịch sử 30/4/1975, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước.

Theo báo Hải quân Việt Nam, bên cạnh tàu không số mang mật danh C235, Đảng, Nhà nước, quân đội và nhân dân Việt Nam còn phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng Vũ trang Nhân dân (LLVTND) cho 10 tàu không số khác thuộc lực lượng Hải quân Nhân dân Việt Nam. 1. Tàu 41
Tàu 41 được biên chế về Đoàn 125 năm 1962. Từ tháng 11/1962 đến tháng 4/1970 Tàu 41 đi được 15 chuyến, chở 530 tấn hàng an toàn. Tàu nhiều lần vượt qua khó khăn, nguy hiểm, đúc rút được nhiều kinh nghiệm để phổ biến chung trong toàn Đoàn.
Tiêu biểu như chuyến đi đầu tiên ngày 11/10/1962, Tàu 41 dùng thuyền gỗ có buồm, gắn máy để vận chuyển hơn 28 tấn vũ khí vào Cà Mau. Gặp gió mùa Đông Bắc, dù phải vật lộn với sóng to, gió lớn, nhiều lần gặp địch nhưng anh em vẫn bình tĩnh đánh lừa địch, đưa hàng đến bến an toàn. Chuyến đi đầu tiên thành công đã cổ vũ cán bộ, chiến sĩ toàn Đoàn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Với những thành tích đặc biệt xuất sắc, ngày 11/1/1973, Tàu 41 được Nhà nước tuyên dương danh hiệu Anh hùng LLVTND (lần thứ nhất).
Sau khi giải phóng miền Nam thống nhất đất nước năm 1975, Tàu 41 được bổ sung cho Vùng 4 Hải quân với tên mới là HQ 671. Trong chiến dịch CQ 88, Tàu HQ 671 đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Ngày 6/1/1989, Tàu HQ 671 được Nhà nước tuyên dương danh hiệu Anh hùng LLVTND (lần thứ hai).
2.  Tàu 42
Tàu 42 được biên chế về Đoàn 125 năm 1962. Từ năm 1963 đến 1970, Tàu 42 đã chở được 11 chuyến với hơn 500 tấn vũ khí tới bến an toàn.
Mặc dù tàu nhỏ, máy móc thô sơ, nhiều chuyến đi tàu gặp sóng to, gió lớn, bị địch ngăn chặn, săn lùng 5 đến 6 chặng, nhưng cán bộ, chiến sĩ trên tàu vẫn dũng cảm, mưu trí, vượt mọi nguy hiểm để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Tiêu biểu là chuyến đi ngày 15/10/1965, Tàu 42 được cải dạng giống tàu cá của một số nước trong khu vực Đông Nam Á và chở hơn 61 tấn vũ khí vào Cà Mau. Tàu vượt qua Hải Khẩu (Trung Quốc), chuyển hướng theo đường hàng hải quốc tế xuống phía Đông quần đảo Hoàng Sa và phía Tây quần đảo Trường Sa, hòa vào dòng tàu buôn đi xuống Đông Nam Cà Mau.
Trên đường đi, Tàu 42 vượt qua sự kiềm tỏa của 1 tàu Khu trục Mỹ, sau 6 ngày hành trình trên biển tàu đã cập bến ở rạch Kiến Vàng – Cà Mau an toàn. Chuyến vận chuyển mở đường theo phương thức mới của Tàu 42 đã thành công giúp nối thông con đường vận chuyển chiến lược trên biển sau 8 tháng tạm ngưng vận chuyển.
Với thành tích đó, ngày 25/8/1970, Tàu 42 được Nhà nước tuyên dương danh hiệu Anh hùng LLVTND.
3. Tàu C154
Tàu C154 được biên chế về Đoàn 125 năm 1965. Từ 1965 đến 1975 tàu thực hiện nhiệm vụ vận tải cho chiến trường miền Nam. Mỗi chuyến đi của tàu thường kéo dài hàng tháng, vượt hàng ngàn hải lý, thời tiết mưa bão thất thường, sóng to, gió lớn, địch kiểm soát gắt gao. Nhiều lần địch cho máy bay, tàu chiến khiêu khích ở hải phận quốc tế, do đó có chuyến Tàu C154 phải vòng qua vùng biển Philippin, Inđônêxia để đánh lừa và tìm cách tránh địch.
Trong chiến dịch giải phóng miền Nam vào mùa Xuân năm 1975, tàu đã phục vụ đắc lực cho việc vận chuyển bộ binh, đặc công tiến đánh giải phóng các đảo ở vùng biển phía Nam và chở hàng ngàn người bị địch giam giữ ở các đảo về đất liền an toàn.
Với những thành tích đó, ngày 12/9/1975, Tàu C154 được Nhà nước tuyên dương danh hiệu Anh hùng LLVTND.
4. Tàu C165
Tàu C165 được biên chế về Đoàn 125 năm 1964. Từ 1964 đến 1968, Tàu C165 đã đi được 9 chuyến, vận chuyển hơn 600 tấn vũ khí, hàng hòa chi viện cho chiến trường miền Nam.
Do yêu cầu kịp thời chi viện cho chiến dịch Mậu Thân năm 1968, Tàu C165 được lệnh chở 65 tấn vũ khí vào bến Vàm Lũng – Cà Mau. Ngày 1/3/1968, Tàu C165 gặp 8 tàu địch bao vây, chúng gọi loa yêu cầu ta đầu hàng. Cán bộ, chiến sĩ Tàu C165 đã bình tĩnh xử lý, không thuyết phục được ta, tàu địch liền nổ súng kết hợp với máy bay oanh tạc từ trên không.
Trong tình thế hiểm nguy, cán bộ, chiến sĩ vẫn bình tĩnh điều khiển tàu luồn lách tránh đạn và đánh trả địch quyết liệt. Nhưng do lực lượng 2 bên không cân sức, Tàu C165 bị trúng đạn không cơ động được. Trước tình hình đó anh em đã tranh thủ bốc hàng thả xuống biển và điểm hỏa mìn phá hủy tàu, không để tàu và hàng rơi vào tay quân thù. 18 cán bộ, chiến sĩ đã anh dũng hi sinh cùng Tàu C165 tại vùng biển Cà Mau.
Với thành tích dũng cảm đó, ngày 10/4/2001, Tàu C165 được Nhà nước truy tặng danh hiệu Anh hùng LLVTND.
5. Tàu C43
Tàu C43 được biên chế về Đoàn 125 năm 1961. Từ 1961 đến 1968 Tàu C43 đi được 6 chuyến; chở được hơn 287 tấn vũ khí và phương tiện khác vào bến Cà Mau an toàn.
Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, tập thể Tàu C43 đã 2 lần chiến đấu anh dũng nhiều giờ liền với máy bay và tàu chiến địch trong tình thế không cân sức, nhưng cả 2 lần đã thắng lớn. Tại trận chiến đấu lần thứ nhất (tháng 3/1967) tàu đã diệt gọn 3 hải thuyền ngụy, bắn bị thương 1 tàu Mỹ. Lần 2 (3/1968), đã tiêu bắn rơi 3 máy bay HVIA; bắn chìm 1 tàu cao tốc, bắn bị thương 2 chiếc khác; tàu được phá hủy để bảo đảm bí mật con đường Hồ Chí Minh trên biển.
Với thành tích đó, Tàu C43 được Nhà nước truy tặng danh hiệu Anh hùng LLVTND ngày 20/9/2011.
6. Tàu  C54
Tàu C54 được biên chế về Đoàn 125 năm 1963. Từ 1963 đến 1972, Tàu C54 đi được 16 chuyến, chở được 800 tấn vũ khí, hàng hóa vào 3 bến (Trà Vinh, Cà Mau, Bến Tre) và vận tải chiến trường Cửa Việt an toàn.
Tiêu biểu là chuyến đi ngày 17/3/1963, tàu chở 44 tấn vũ khí vào bến mới-Trà Vinh. Là loại tàu vỏ sắt, lần đầu thử nghiệm để khắc phục hạn chế trước đây của tàu gỗ và chống phát hiện của địch. Bằng sự khéo léo, tinh thần quyết tâm cao độ của tập thể tàu đã xử lý linh hoạt các tình huống và vượt chặng đường dài trên biển, cập bến Trà Vinh an toàn.
Chuyến đi đã chở được một lượng vũ khí lớn cung cấp cho chiến trường Khu 9 sau cuộc chống càn “Sóng tình thương” của địch, đồng thời là dấu hiệu mở màn cho giai đoạn phát triển nhảy vọt của công tác vận tải quân sự trên biển và mở được nhiều bến mới ra khắp các chiến trường Nam Bộ,  Khu 6, Khu 5.
Với những thành tích đó, ngày 20/9/2011, Tàu C54 được Nhà nước truy tặng danh hiệu Anh hùng LLVTND.
7. Tàu C55
Tàu C55 được biên chế về Đoàn 125 năm 1963. Từ 1963 đến 1975, Tàu C55 đi được 11 chuyến, chở được 747 tấn vũ khí và 2 tấn gạo, đưa 27 lượt cán bộ cao cấp của Trung ương vào tăng cường cho chiến trường miền Nam. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, tàu đã thực hiện hiệu quả việc quay vòng, nhanh chuyến, có thời điểm trong vòng 43 ngày tàu đã đi được 3 chuyến vào sâu trong chiến trường miền Nam.
Tiêu biểu là chuyến xuất phát ngày 11/10/1963 chở 61 tấn vũ khí vào bến Cà Mau. Nhiều ngày lênh đênh trên biển, khi vào bến Rạch Gốc, tàu bị mắc cạn ngay giữa cửa bến, xung quanh có tàu và máy bay địch ngày đêm tuần tra, kiểm soát. Trong một tình thế nguy hiểm, với một lượng hàng lớn, nhiều lần máy bay và tàu địch “thăm hỏi” nhưng tàu đã bình tĩnh, khéo léo dấu mình, che được mắt địch. Khi nước lên, tàu đã thoát cạn vào bến, xuống hàng và ra Bắc an toàn.
Với những thành tích đó, Tàu C55 được Nhà nước truy tặng danh hiệu Anh hùng LLVTND ngày 20/9/2011.
8. Tàu C56
Tàu C56, được biên chế về Đoàn 125 năm 1961. Từ 1961 đến 1975, Tàu C56 đi được 9 chuyến, vào các bến (Bà Rịa- Vũng Tàu, Bạc Liêu, Bình Định, Phan Thiết) và 1 chuyến đi Cô Công- Cam phu chia. Tàu đã chở được hơn 349 tấn vũ khí và gần 100 cán bộ vào Nam chiến đấu.
Tiêu biểu là chuyến đi vào Đông Xuân 1964 – 1965 để cung cấp vũ khí cho chiến dịch Bình Giã. 22 giờ ngày 22/12/1964, tàu vào cửa Lộc An (sông Ray), nhưng chờ mãi không có tín hiệu của bến, tàu định trở ra, vừa lúc phía bờ có ánh đèn pin báo hiệu, một trung đoàn bộ binh đã chờ sẵn để nhận vũ khí. Nhờ sự cung cấp vũ khí kịp thời của Tàu C56 mà ngày quân ta đã đánh chiến dịch Bình Giã thắng lợi. Đây là một đòn góp phần quyết định làm phá sản hoàn toàn chiến lược “chiến tranh đặc biệt” của Mỹ - ngụy.
Với thành tích đó, Tàu C56 được Nhà nước truy tặng danh hiệu Anh hùng LLVTND ngày 20/9/2011.
9. Tàu C69
Tàu C69, được biên chế về Đoàn 125 năm 1963. Từ 1963 đến 1966 Tàu C69 đi được 9 chuyến, vào 2 bến (Trà Vinh, Cà Mau), chở được 654 tấn hàng cho chiến trường miền Nam. Sau trận chiến đấu năm 1966, Tàu 69 nằm lại ở bến Cà Mau cho Quân khu 9 quản lý, sử dụng. Nay con tàu là di tích lịch sử của địa phương để làm biểu tượng chiến thắng.
Tiêu biểu là chuyến đi ngày 15/4/1966, tàu chở 61 tấn vũ khí vào bến Vàm Lũng- Cà Mau. Chuyến đi bị địch theo dõi, tàu phải áp dụng nhiều chiến thuật ngụy trang nghi binh, luồn lách qua các hệ thống phòng thủ của địch để cập bến. Sau khi thả hàng xong, do Tàu C100 bị lộ, buộc Tàu C69 phải ngụy trang ém tại đây chờ thời cơ ra Bắc.
Khi tàu vừa ra khỏi Vàm Lũng thẳng hướng giữa Hòn Khoai và Côn Đảo thì phát hiện tàu địch bám theo, chúng nổ súng vào tàu ta. Tình huống buộc phải chiến đấu, thuyền trưởng ra lệnh nổ súng đánh trả. Theo lệnh thuyền trưởng tất cả DKZ trên tàu đồng loạt nhả đạn khiến tàu địch không dám vào gần tàu. Máy bay C130 lượn vòng, hỗ trợ cho biên đội tàu chiến, xả đạn về phía tàu ta. Tàu bị bốc cháy, một số thiết bị trên tàu hỏng.
Đứng trên khối bộc phá để chiến đấu với kẻ thù khi tàu đang bị cháy, cán bộ, chiến sĩ Tàu C69 đã bình tĩnh và dũng cảm, vừa cứu tàu vừa chiến đấu. Đến 0 giờ ngày 1/1/1967, Tàu C69 đã vào đến bến an toàn. Trong trận chiến đấu này, Tàu C69 đã đánh trả quyết liệt làm cho 5 tàu và 2 máy bay của địch bỏ chạy.
Với những thành tích đó, tàu Tàu C69 được Nhà nước truy tặng danh hiệu Anh hùng LLVTND ngày 20/9/2011.
10. Tàu C121
Tàu C121 được biên chế về Đoàn 125 năm 1963. Từ 1963 đến 1975, tàu đi được 9 chuyến vào 3 bến (Trà Vinh, Cà Mau, Bến Tre) và vận tải cho chiến trường Cửa Việt. Tàu đã chở được 427 tấn hàng cho chiến trường miền Nam.
Tiêu biểu là chuyến đi ngày 29/9/1970, tàu chở 40 tấn vũ khí vào Cồn Lợi-Bến Tre. Bằng chiến thuật và kinh nghiệm, chỉ huy tàu xử lý khéo léo linh hoạt các tình huống và đưa con tàu cập bến Cồn Lợi-Bến Tre an toàn rồi trở ra Bắc. Đây là con tàu đầu tiên đã vào được Bến Tre và về Hải Phòng an toàn sau 3 năm bị địch kiểm soát chặt chẽ.
Điểm đặc biệt của chuyến đi này là cán bộ, chiến sĩ đã dùng xuồng cao su bọc nẹp nhôm chuyển tải hàng từ tàu vào bến đạt hiệu quả cao. Qua chuyến đi của Tàu C121 vào bến Cồn Lợi thành công và trở lại căn cứ an toàn, Bộ Tư lệnh Hải quân và Bộ Quốc phòng cho nhân rộng phương thức dùng xuồng cao xu bọc nhôm chuyển tải hàng từ tàu vào bến.
Với những thành tích đó Tàu C121 được Nhà nước truy tặng danh hiệu Anh hùng LLVTND ngày 20/9/2011.

21 tuổi nhập ngũ, 35 tuổi hy sinh, đó là hai dấu ấn trong quân ngũ của Trung úy, thuyền trưởng tàu Hải quân Nguyễn Phan Vinh (1933 - 1968). Năm 1970, anh đã được Nhà nước truy tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng Vũ trang Nhân dân. Một hòn đảo thuộc quần đảo Trường Sa đã được mang tên anh, đảo Phan Vinh.
Vinh danh tàu không số C235: Tổ quốc gọi tên các anh - ảnh 42 Anh hùng Lực lượng Vũ trang Nhân dân Nguyễn Phan Vinh. Ảnh: Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ Khánh Hoà
Nguyễn Phan Vinh, người con ưu tú của mảnh đất Điện Nam, Điện Bàn, Quảng Nam (cũ) sinh ra trong một gia đình cách mạng. Tháng 3/1968, anh hy sinh ở Hòn Hèo thì cuối năm ấy, cha của anh, người du kích tên là Nguyễn Đức Mẫn cũng hy sinh trong một trận chống càn tại quê nhà.
Mẹ anh mất trước đó 5 năm, (năm 1963) vì bị địch bắt, đánh đập, tra khảo dã man. Năm bà ra đi cũng là năm người con trai thứ hai, Nguyễn Đức Lân ngã xuống trên chiến trường Quảng Nam. Người duy nhất còn lại trong gia đình là anh Nguyễn Đức Xử.
Trước khi hy sinh, Nguyễn Phan Vinh từng được đi đào tạo chỉ huy tàu phóng lôi ở nước ngoài, chuyên môn giỏi và bản lĩnh cao. Anh đã đi 11 chuyến tàu không số chở vũ khí vào Nam với cương vị thuyền phó, rồi thuyền trưởng. Được đơn vị tin tưởng giao trách nhiệm chở các vị lãnh đạo như ông Lê Đức Anh và các tướng lĩnh quân đội vào Nam công tác.
 

Đảo Phan Vinh là nơi mặt trời đến sớm nhất trên lãnh thổ Việt Nam. Trên đảo có cột mốc chủ quyền Việt Nam. Cây cối xanh tươi mát mẻ. Hệ thống phong điện, năng lượng mặt trời đã được lắp đặt giúp điều kiện sống trên đảo nhỏ tốt hơn. Các trạm thu tín hiệu vệ tinh, truyền hình, sóng điện thoại được phủ góp phần nâng cao đời sống tinh thần lính đảo.
Vinh danh tàu không số C235: Tổ quốc gọi tên các anh - ảnh 43 Người đẹp truyền thông Phùng Bảo Ngọc Vân và các đại biểu tới thăm đảo Phan Vinh. Ảnh: Duy Nam
Trong hội trường của đơn vị Hải quân đảo Phan Vinh, ảnh anh hùng liệt sĩ Phan Vinh được phóng to đang mỉm cười thân mến nhìn đồng đội mỗi ngày... (XEM CHI TIẾT)
(tiếp tục cập nhật)
Vinh danh tàu không số C235: Tổ quốc gọi tên các anh - ảnh 44

Nửa thế kỷ con tàu huyền thoại: Gặp lại pháo thủ và lái tàu

Nhân dịp Ngày Thương binh liệt sĩ 27/7, phóng viên Tiền Phong tìm gặp những nhân chứng sống của Con tàu Không số C235 tại TPHCM và Vũng Tàu. Năm tháng trôi qua, những ký ức về đồng đội và niềm tự hào của người lính vẫn luôn nhắc nhở họ về một thời đã qua.
Vinh danh tàu không số C235: Tổ quốc gọi tên các anh - ảnh 45

Người con chưa một lần được gọi cha

Chỉ kịp gặp khi con gái mới ba tháng tuổi, trung sĩ Doãn Quang Ruyện trở lại đơn vị và mãi mãi không về. Nhiều năm sau, người con gái chưa một lần được gọi cha ấy lặn lội tìm đến nơi cha đã hy sinh…
Vinh danh tàu không số C235: Tổ quốc gọi tên các anh - ảnh 46

Linh thiêng đất Mẹ và những ngọn nến trong đêm

Chiến tranh đã lùi xa nhưng nỗi đau và những ký ức buồn vẫn còn ám ảnh những người đang sống. Với những người còn sống trở về, đó có thể là những nỗi đau tột cùng cả về thể xác lẫn tinh thần, về những người đồng đội đã nằm lại nơi chiến trường, mãi mãi tuổi 20 với những ước mơ dang dở... Còn với thân nhân liệt sỹ, đó là khát khao cháy bỏng được mang trở về một dáng hình của người đã khuất.
Vinh danh tàu không số C235: Tổ quốc gọi tên các anh - ảnh 47

Thăm cựu binh tàu không số và kế hoạch tôn vinh tàu mật danh 235

Sáng chủ nhật, 23/7, nhóm công tác của báo Tiền Phong và Cty CP Tiền Phong đã đến thăm bác Mai Văn Khung - cựu chiến binh, nguyên là chiến sĩ lái tàu của con tàu không số mang mật danh 235 của Anh hùng liệt sĩ Nguyễn Phan Vinh.
 

Trường Sa có đảo Phan Vinh

TP - Đột ngột, sừng sững nhô lên giữa trùng khơi những cột mốc chủ quyền biển đảo Việt, trong chuỗi đảo chìm nổi Trường Sa có một hòn đảo nhỏ mang tên Phan Vinh.
Đổ bộ lên đảo Phan Vinh.
Đổ bộ lên đảo Phan Vinh.
... Thời điểm chúng tôi đến đảo Phan Vinh,  đại tá Phạm Ngọc Chấn, Chủ nhiệm chính trị Quân chủng Hải quân nay mang hàm tướng đã lâu. Trên hải trình của con tàu HQ-996 ấy đại tá kể cho chúng tôi sự tích trong hàng ngàn hòn đảo chủ quyền Việt Nam duy nhất có hòn đảo được mang tên một người anh hùng.
Trường Sa có đảo Phan Vinh - ảnh 1 Cột mốc Chủ quyền 
Trường Sa có đảo Phan Vinh - ảnh 2
Đó là Nguyễn Phan Vinh, chàng trai quê ở Điện Bàn, Quảng Nam. Phan Vinh theo cách mạng đánh giặc từ năm 13 tuổi, trưởng thành từ vùng địch hậu nổi tiếng. Anh tập kết ra Bắc vào bộ đội Hải quân. Đường Hồ Chí Minh trên biển với những con tàu Không số huyền thoại  tiếp tế chi viện cho chiến trường đã lựa chọn những chiến sĩ quê miền Nam ưu tú nhất trong đó có Phan Vinh. Chàng trai quê Điện Bàn cùng đồng đội đã dũng cảm mưu trí nhiều lần đưa những chuyến tàu chở vũ khí vào miền Nam yêu dấu.
Trường Sa có đảo Phan Vinh - ảnh 3
Trường Sa có đảo Phan Vinh - ảnh 4 Quà đất liền tặng đảo  
Chuyến tàu vận chuyển vũ khí mang số C235 do anh Phan Vinh chỉ huy đi bến Hòn Hèo, Hòn Khói, Khánh Hòa, đúng dịp tổng tấn công Mậu Thân. 22 giờ đêm 27/2/1968 anh Vinh quyết định từ ngoài khơi xa cho tàu mở hết tốc lực tiến thẳng vào hải phận miền Nam. 23 giờ thì bắt được đảo Hòn Tre. Thấy rõ 12 tàu địch giăng thành hai tuyến trong và ngoài. Nhìn thấy cả đèn điện thành phố Nha Trang sáng trưng. Anh Vinh cho tàu lách qua hàng tàu địch ngăn chặn, đâm vào bến. Rất đúng bến Hòn Hèo. Mười hai giờ khuya, tàu C235 bắt đầu thả hàng. Thả được tất cả 30 tấn, phần lớn là súng và đạn B40, B41. Nhưng tình thế hiểm nguy. Tàu C235 lọt trong vòng vây dày đặc của kẻ thù. Sau khi thả hàng xuống bãi đúng quy định để anh em du kích mò vớt họ đối mặt với từng trận mưa đạn tới tấp bắn thẳng vào tàu. Phương án đánh đắm tàu được đưa ra. Nhiều thành viên tàu hy sinh. Số còn lại rời tàu. Cuộc chiến đấu không cân sức  trên núi Hòn Hèo bắt đầu từ 6 giờ sáng diễn ra vô cùng ác liệt…
Trường Sa có đảo Phan Vinh - ảnh 5  Khách tham quan Phòng truyền thống.
Sau này anh em du kích địa phương đã tìm thấy, quanh chỗ anh Vinh nằm rất nhiều dấu vết bông băng đỏ thấm máu khô. Nhìn tư thế anh Vinh  hy sinh, có thể đoán ra anh đã chiến đấu đến giọt máu cuối cùng…
Trận ấy, tàu C235 hy sinh 14 người và bị địch bắt một. Chỗ anh Vinh nằm, trên đồi cao, nhìn thẳng ra biển Đông.
Sau này người lính Hải quân dũng cảm Nguyễn Phan Vinh đã được tuyên dương danh hiệu Anh hùng LLVT.
Mười năm sau, năm 1978, trong những ngày xanh hòa bình, biển đảo Việt Nam, đặc biệt là chủ quyền các đảo của quần đảo Trường Sa bị đe dọa- đại tá Phạm Văn Chấn tiếp tục câu chuyện: Đầu năm 1978, tình hình ở khu vực quần đảo Trường Sa diễn biến phức tạp. Âm mưu của nhiều nước lăm le chiếm cứ một số đảo trong đó có đảo Hòn Sập mang tên đảo Phan Vinh sau này.
Quân chủng Hải quân, đặc biệt với sự tinh nhạy quyết đoán của Tư lệnh Đô đốc Giáp Văn Cương đã  quyết định nhanh chóng việc tổ chức lực lượng đóng giữ các đảo Trường Sa Đông, Sinh Tồn Đông, Hòn Sập, An Bang. Ngày 30/3/1978, một phân đội gồm 31 chiến sĩ của trung đoàn 146, Vùng 4 Hải quân do Thiếu úy Vũ Xuân Hà chỉ huy, có Trung đoàn trưởng Cao Ánh Đăng đi cùng trên tàu 680 thuộc Đoàn 128 đã ra đóng giữ đảo Hòn Sập. Cũng chính thời điểm này, để tôn vinh chiến công của người anh hùng Nguyễn Phan Vinh và phát huy truyền thống vẻ vang của những chiến sĩ trên mặt trận đường Hồ Chí Minh trên biển, Quân chủng Hải quân quyết định đặt tên cho đảo Hòn Sập là đảo Phan Vinh.
Trường Sa có đảo Phan Vinh - ảnh 6 Những chú chó, người bạn thân gần của lính trên đảo.
Trường Sa có đảo Phan Vinh - ảnh 7
Trường Sa có đảo Phan Vinh - ảnh 8 Buổi sáng ở góc đảo Phan Vinh 
Tôi đang đứng bên tấm bia chủ quyền đảo Phan Vinh thuộc thị trấn Trường Sa huyện Trường Sa của tỉnh Khánh Hòa. Chân đặt trên lớp cát mịn màng của đảo, lòng rưng rưng cảm phục công sức cùng lòng quả cảm của bao lớp cán bộ chiến sĩ Hải quân Việt Nam từ năm 1978 đến nay đã chắc tay súng bảo vệ vững chắc chủ quyền của hòn đảo mang tên người anh hùng Phan Vinh. Đã chắc tay súng, lại thêm vững tay dựng xây nữa. Bên cạnh điểm đảo Phan Vinh A, có thêm đảo Phan Vinh B, cách đảo Phan Vinh A gần 5 hải lý về phía Tây.
… Những hộp xà phòng thơm đặt ngay ngắn trên từng cái khay chỗ vừa đón khách dưới tàu lên gợi cảm giác là lạ. Quý khách tất nhiên. Nhưng đời sống lính đảo không còn gian nan như nhiều năm trước.
Trường Sa có đảo Phan Vinh - ảnh 9
Trường Sa có đảo Phan Vinh - ảnh 10 Chiến sĩ đảo Phan Vinh 
Phòng truyền thống đặt trong câu lạc bộ của đảo có một góc nổi bật cung cách trình bày thông tin về huyền thoại Tàu Không Số 235 và hòn đảo này mang tên Phan Vinh như thế nào… Toát lên vẻ trịnh trọng, thiêng liêng hơi hướng của gia phả nhà, của địa linh đảo. Hỏi chuyện bất kỳ cán bộ chiến sĩ nào, họ đều làu thông tộc phả gia phả truyền thống Phan Vinh! Thoáng chút tự dưng xấu hổ bởi mình trước khi lên đảo chỉ mới láng máng?
Trang trọng là bàn thờ Bác tuy giản dị nhưng nghiêm cẩn ở câu lạc bộ và cả nơi sinh hoạt của anh em cán bộ chiến sĩ. Có hình của tướng Giáp tươi tắn, oai phong.
Ads by AdAsia
Play
Ads by AdAsia
Play
Một câu khẩu hiệu ấn tượng Cảnh giác phát hiện. Lấy tĩnh chế động.
Trên đầu hoặc góc giường của lính thoáng những khung kính lấp lánh ảnh của người thân. Mà vợ con, người yêu của họ hết thảy đều tươi tắn xinh đẹp.
Ấn tượng nhất là hai chữ nổi bật chỗ chứa nước ngọt của đảo. Đó là chữ máu-nước. Để ấn tượng thêm những vị trí rau tăng gia mởn xanh trên đảo. Chỗ thì vườn nơi thì chênh vênh thèo đảnh sát mép nước mặn.
Trường Sa có đảo Phan Vinh - ảnh 11 Vườn rau Thanh niên 
Không kịp kê biên. Nhưng độc đáo số lượng chó, con vật thân gần, trung thành nhiều gấp 2 lần cư dân đảo. Đảo nào ở Trường Sa cũng có. Có đảo nhan nhản. Để vui đảo vui nhà. Để cải thiện. Đảo Phan Vinh còn cất công đổi, chuyển đi các đảo khác sợ cùng huyết thống, giống cẩu thoái hóa nhanh. 
Trường Sa có đảo Phan Vinh - ảnh 12 Văn công đến đảo 
Lâu lắm mới hồi lại cảm giác hồi hộp. Hao hao như anh lính dự trận. Được dự một buổi tập trận giả định trên đảo. Lực lượng địch sử dụng đổ bộ đánh chiếm đảo… Đội hình tiến công gồm… Biệt kích người nhái trang bị gọn nhẹ dùng thuyền đánh cá áp sát đảo. Thời tiết xấu để tiếp cận đảo hoặc xuồng cao tốc cơ động đánh chiếm đảo
Hướng tiến công chủ yếu Tây bắc đảo Tây nam đảo… Mục tiêu tấn công nhà đảo N1…
Phan Vinh cũng như hầu hết các đảo của Trường Sa, bây giờ đã có hệ thống chiếu sáng bằng năng lượng mặt trời. Chưa phải là dư dả nhưng điện có thể xài dài dài cả ngày lẫn đêm. Đó là kết quả của phong trào hướng về biển đảo mà cụ thể là do Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh phát động phong trào Chiếu sáng Trường Sa. Tại đảo Phan Vinh, tôi gặp một tốp cán bộ kỹ thuật của Công ty Mặt trời Bách Khoa từ đất liền ra đang lắp đặt thêm các thiết bị trong hệ thống chiếu sáng sử dụng năng lượng mặt trời ấy. Trước đây khi chưa có hệ thống này,  tại nhiều đảo nổi đảo chìm để có đèn đọc sách báo hoặc chống nóng, anh em có sáng kiến dùng tụ điện làm nguồn ắc quy. Dùng vỏ lon đồ hộp cắt ra làm cánh quạt. Tổ chức Đoàn của đảo đã từng phát động một giải thưởng mang tên Phan Vinh để đặt tên cho những sáng chế nho nhỏ nhưng mang lại tiện ích lớn như thế.
Trường Sa có đảo Phan Vinh - ảnh 13
Trường Sa có đảo Phan Vinh - ảnh 14 Điện mặt trời ở đảo Phan Vinh 
Ấn tượng lâu hơn với cái bảng in vi tính Chế độ tài chính đảo Trường Sa hiện hành (căn cứ vào thông tư số 166/2007NĐCP) treo trang trọng trong vị trí phòng họp đảo Phan Vinh. Trên tờ ấy tiêu chuẩn từ sĩ quan cấp tá nghĩa là từ anh đảo trưởng, sĩ quan chuyên nghiệp, sĩ quan có số đến anh binh nhì nghĩa vụ đuợc những gì. Lương và phụ cấp các khoản... Tất tật đều công khai. Bên cạnh là bảng thông báo tài chính của Lữ đoàn. Tiêu chuẩn quân trang quân lương.  Tiêu chuẩn nhu yếu phẩm tiêu chuẩn bồi dưỡng chiến đấu. Chế độ tài chính đảo Trường Sa hiện hành. Chế độ tiền lương, chế độ trợ cấp hưởng lương và 7 mức phụ cấp. Rồi tiền ăn đảo Trường Sa… Tiền căng tin nhu yếu phẩm. Tiền bồi dưỡng sau chiến đấu.  Lại có cả mục tiền ăn lễ tết trong đó bánh chưng Tết là 3 cái/ người. Cả tiêu chuẩn ngày Giỗ Tổ Hùng Vương…
Trường Sa có đảo Phan Vinh - ảnh 15 Thông tin về huyền thoại Tàu Không Số 235 và tên đảo Phan Vinh luôn hiện diện ở Phòng Truyền thống đảo.
Lúc đầu ngó tấm bảng, tôi cứ băn khoăn xen chút lẩn thẩn, treo như thế, công khai như thế để làm gì? Những chiến sĩ giữ đảo ngày đêm đối diện với trời với nước với những toan tính thù địch khi vô hình khi hữu hình bằng những vòng lượn của các con tàu lạ đầy tham vọng đang lởn vởn quấy rối ngoài kia… Vậy thì bày ra làm chi những con số mang tính thiệt hơn như thế?
Nhưng những ngày ở Phan Vinh và nhiều đảo khác, tôi chợt hiểu ra sự công khai minh bạch với người lính vùng biên viễn này là cực kỳ quan trọng! Mỗi người phải biết chức phận của mình, sau nữa là nhiệm vụ cụ thể của mình là gì... Khó có cái gì bưng bít họ được! Người lính đảo nơi tít mù khơi xa này dường như đang năng động hội nhập và không thể tách rời với xã hội dân sự hiện đại? Hội đồng quân nhân, một hình thức dân chủ, công đoàn trong LLVT là khái niệm. Nhưng những tấm bảng cụ thể kia là biểu hiện là chi tiết sinh động cho khái niệm ấy!
Bữa rời đảo Phan Vinh tôi cứ miên man nghĩ về những người lính biên viễn. Những người lính đồn trú nơi biên ải mà trước vẫn gọi là lính thú... Và bây giờ với người lính biển Trường Sa đang canh giữ chủ quyền nơi cùng trời cuối biển của Tổ quốc. Mỗi thời hình như có một tố chất lính khác nhau?

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

NGẬM SẦU (ĐL)

MUÔN MẶT ĐỜI THƯỜNG III/104

MỌC CÁNH