MẶT TRÁI NHÂN TÍNH 29
-Đã là người thì ai cũng có nhân tính. Nhân tính gồm hai mặt trái, phải của nó.
-Tùy vào hành động của một hay nhiều người trong xã hội như thế nào mà theo qui ước, nó được cho là thuộc mặt nào của nhân tính.
-Thường những hành động xấu xa, đê hèn, đi ngược với tình nhân ái...đều được qui ước là mặt trái nhân tính.
-Loài vật chỉ có thú tính.
-Bản chất của nhân tính là có lý trí nhưng nhiều khi mù quáng bởi ác quỉ lũng đoạn. Bản chất của thú tính là bản năng, không hiền không ác, trung tính.
-Một hành động ở người dù có như thế nào cũng không thể gọi là thú tính. Trái lại, một hành động ở con vật dù có như thế nào cũng không được gọi là nhân tính.
-Nhân tính và thú tính không thể chuyển hóa thành nhau.
-Mặt trái nhân tính, vì có sự dẫn dắt của lý trí mù quáng, nên ghê sợ và tàn nhẫn trội hơn gấp bộn phần thú tính.
- Không nên gọi mặt trái nhân tính là thú tính. Đừng vu oan giá họa cho con vật, tội nghiệp chúng!
---------------------------------------------------------------------------
(ĐC sưu tầm trên NET)
-Tùy vào hành động của một hay nhiều người trong xã hội như thế nào mà theo qui ước, nó được cho là thuộc mặt nào của nhân tính.
-Thường những hành động xấu xa, đê hèn, đi ngược với tình nhân ái...đều được qui ước là mặt trái nhân tính.
-Loài vật chỉ có thú tính.
-Bản chất của nhân tính là có lý trí nhưng nhiều khi mù quáng bởi ác quỉ lũng đoạn. Bản chất của thú tính là bản năng, không hiền không ác, trung tính.
-Một hành động ở người dù có như thế nào cũng không thể gọi là thú tính. Trái lại, một hành động ở con vật dù có như thế nào cũng không được gọi là nhân tính.
-Nhân tính và thú tính không thể chuyển hóa thành nhau.
-Mặt trái nhân tính, vì có sự dẫn dắt của lý trí mù quáng, nên ghê sợ và tàn nhẫn trội hơn gấp bộn phần thú tính.
- Không nên gọi mặt trái nhân tính là thú tính. Đừng vu oan giá họa cho con vật, tội nghiệp chúng!
---------------------------------------------------------------------------
(ĐC sưu tầm trên NET)
Tội ác mổ cướp nội tạng tại Trung Quốc bị phơi bày trước diễn đàn TED
-- Tội ác mổ cướp nội tạng học viên Pháp Luân Công tại Trung Quốc bị
phơi bày trước diễn đàn TED
Kết quả điều tra của David Matas & David Kilgour đã hé lộ những bí
mật về những gì đã xảy ra ở Trung Quốc gây rung động thế giới : “Chúng
tôi có các điều tra viên gọi điện đến các bệnh viện, đóng giả là người
nhà của các bệnh nhân cần ghép tạng, và hỏi bệnh viện rằng họ có nội
tạng của các học viên Pháp Luân Công để bán không. Người gọi của chúng
tôi yêu cầu nội tạng của các học viên Pháp Luân Công bởi vì họ khỏe
mạnh, khỏe mạnh nhờ những bài tập của Pháp Luân Công. Khắp Trung Quốc,
chúng tôi nghe các bác sỹ và bệnh viện nói rằng: "Vâng, chúng tôi có nội
tạng các học viên Pháp Luân Công để bán."”
Những gì đang xảy ra tại Trung Quốc là một hình thức tà ác mới trên hành
tinh này, các nạn nhân là những tù nhân lương tâm, chủ yếu là những
người thực hành tu dưỡng tinh thần dựa trên các bài tập Pháp Luân Công,
một môn tập của Trung Quốc giống như yoga. Chỉ vì ghen tị với sự phổ
biến của Pháp Luân Công và nỗi sợ của Đảng Cộng sản đối với hệ tư tưởng
tối cao của môn tập. Những lời tuyên truyền của chính quyền Trung Quốc
đã vu khống các học viên, phỉ báng, hạ nhục và tước bỏ quyền con người
của họ. Những kẻ cai tù giết họ tùy tiện mà không cần suy nghĩ bởi vì
chúng không coi họ là con người. Những người này chính là lời giải thích
cho sự tăng đột biến về số lượng lớn các ca cấy ghép kể từ sau năm
2000.
Sự thật về mổ cướp nội tạng tại Trung Quốc
- Bảo Minh
- •
- Thứ bảy, 09/12/2017 • 148.3k lượt xem
Mổ cướp nội tạng tại Trung Quốc có thật không và vì sao cần quan tâm đến vấn đề này là câu hỏi của nhiều người trên thế giới.
Luật
sư nhân quyền Canada, ông David Matas, giải thích lý do vì sao ông tự
nguyện đến với cuộc điều tra đàn áp tín ngưỡng và mổ cướp nội tạng người
tu Pháp Luân Công tại Trung Quốc như sau:
“Nếu chúng ta bàng quan đối với những tội ác đang xảy ra ngày hôm nay, thì ngày mai có thể chính chúng ta sẽ là người bị hại. Tội ác chống lại loài người nhắm vào tất cả mọi người.”
Pháp
Luân Công là một môn tu luyện tinh thần cổ xưa do ông Lý Hồng Chí
truyền ra tại Trung Quốc từ năm 1992 bao gồm hai phần căn bản là tập
luyện thân thể theo 5 bài khí công và tu tâm tính theo nguyên lý
“Chân-Thiện-Nhẫn”.
Một thống kê của
chính phủ Trung Quốc được thực hiện năm 1998 cho thấy, toàn nước có trên
70 triệu người theo tập luyện môn này (trong khi số Đảng viên Đảng Cộng
sản Trung Quốc lúc bấy giờ vào khoảng 60 – 65 triệu người).
Ngày
20/7/1999, cựu Tổng Bí thư Trung Quốc Giang Trạch Dân đã phát động cuộc
đàn áp tín ngưỡng phi pháp những người tu luyện Pháp Luân Công. Từ đó,
thông tin về việc họ bị giam giữ, tra tấn và bị mổ cướp nội tạng dần dần
bị rò rỉ ra ngoài dẫn đến các cuộc điều tra quốc tế.
Quá trình dẫn đến điều tra
Theo
trang Minh Huệ của Pháp Luân Công đưa tin, đầu tháng 3/2006, một nhân
chứng đã tiết lộ thông tin về trại lao động tập trung Tô Gia Đồn ở Trung
Quốc, nơi này giam giữ 6.000 học viên Pháp Luân Công để thu hoạch nội
tạng.
Ngày
17/3/2006, bà Anne, vợ cũ của một cựu bác sĩ phẫu thuật Trung Quốc đã
tiết lộ, từ cuối năm 2001 đến tháng 10/2003, chồng bà đã lấy đi giác mạc
của 2.000 học viên Pháp Luân Công còn sống, nội tạng của họ cũng bị mổ
cướp, sau đó thi thể bị hỏa thiêu mà không được sự đồng ý của người nhà.
Cũng
theo thông tin trên Minh Huệ, một bác sĩ quân y giấu tên ở Thẩm Dương
đã xác nhận sự tồn tại của trại tập trung Tô Gia Đồn và cho biết thêm
Trung Quốc có 36 trại tập trung giống như vậy.
Các cuộc điều tra quốc tế
Hai
nhà hoạt động nhân quyền là cựu Quốc vụ khanh Canada David Kilgour và
luật sư nhân quyền quốc tế David Matas đã tiến hành một cuộc điều tra
độc lập để tìm hiểu sự thật. Ngày 6/7/2006, hai ông công bố bản báo cáo
điều tra cáo buộc chính quyền Trung Quốc đã mổ cướp nội tạng sống từ các
học viên Pháp Luân Công, và nói rằng đây là “hành động tà ác nhất từ trước đến nay chưa từng có trên hành tinh này”.
Cuốn sách “Thu hoạch đẫm máu”
được xuất bản vào năm 2007 của hai ông David Kilgour và David Matas cho
thấy một loạt các chứng cứ chứng minh chính quyền Trung Quốc đã hậu
thuẫn cho việc mổ cướp nội tạng những người tu Pháp Luân Công.
Đạo diễn Li Yun Xiang sau khi đọc cuốn sách này đã thể theo đó làm một bộ phim tài liệu mang tên “Davids and Goliath” (tạm dịch Davids chiến Hồng Ma) hay còn được biết đến với tên gọi Human Harvest (Tạm dịch Thu hoạch nội tạng người). Bộ phim đã đoạt giải Phim Tài liệu Xuất sắc nhất tại Liên hoan phim Hamilton lần thứ 9 ở Canada.
Hai
ông Matas và Kilgour đều được đề cử giải Nobel Hòa bình năm 2010 cho nỗ
lực điều tra về tội ác mổ cướp nội tạng ở Trung Quốc. Tổ
chức Bác sĩ Chống Mổ cướp Nội tạng (DAFOH) có trụ sở chính nằm ở
Washington (Mỹ) vừa qua đã được đề cử cho Giải Nobel Hòa bình năm 2016.
Tổ chức này đã ra đời dựa trên những thông tin mà hai nhà hoạt động nhân quyền này cung cấp.
Ngày
19/5/2016, Tổ chức Thế giới Điều tra về bức hại Pháp Luân Công đã công
bố một báo cáo dài hơn 210.000 chữ chứng minh có kho nội tạng sống khổng
lồ ở Trung Quốc mà nguồn gốc chủ yếu là từ học viên Pháp Luân Công. Đây
được cho là kết quả điều tra trong 10 năm thu thập chứng cứ, theo dõi
865 bệnh viện có hoạt động cấy ghép và hơn 9.500 bác sĩ làm nghề này,
kiểm tra thông tin từ các báo cáo luận văn, kho số liệu trên các trang
mạng của bệnh viện và gọi hơn 2.000 cuộc điện thoại ghi âm làm chứng.
Cập nhật mới nhất về thông tin mổ cướp nội tạng tại Trung Quốc
Hạ Viện Mỹ ra nghị quyết 343 lên án nhà nước Trung Quốc thu hoạch nội tạng cưỡng bức người tu Pháp Luân Công | Xem thêm | |
Bài thuyết trình TEDx về mổ cướp nội tạng của hai nhà hoạt động nhân quyền Canada David Kilgour và David Matas | Xem thêm | |
Tổ chức điều tra thế giới khẳng định có mổ cướp nội tạng số lượng lớn ở Trung Quốc thông qua 6 chứng cứ | Xem thêm | |
Quá trình điều tra mổ cướp nội tạng của nhà báo Ethan Gutmann | Xem P.1Xem P.2 | |
“Hard to Believe” – Bộ phim tài liệu về mổ cướp nội tạng đạt 11 giải thưởng điện ảnh khiến nhiều người xem bật khóc | Xem thêm | |
Nghị viện châu Âu ra Tuyên bố số 48: Yêu cầu Trung Quốc dừng việc mổ cướp nội tạng | Xem thêm | |
Bộ phim về thu hoạch nội tạng cưỡng bức công chiếu tại Anh | Xem thêm | |
Mổ cướp nội tạng ở Trung Quốc liên quan gì đến người Việt? | Xem thêm | |
Thực hư chuyện mổ cướp nội tạng từ Việt Nam đến Trung Quốc | Xem thêm | |
Ethan Gutmann nói về quy mô của nạn mổ cướp nội tạng ở Trung Quốc | Xem thêm | |
Nghị viện Vienna (Áo) lên án nạn mổ cướp nội tạng ở Trung Quốc | Xem thêm | |
Điều tra mổ cướp nội tạng ở Trung Quốc, nhà báo được đề cử giải Nobel Hòa Bình 2017 | Xem thêm | |
Thư gửi Giáo hoàng La Mã về vấn đề mổ cướp nội tạng tại Trung Quốc | Xem thêm | |
Nghị viên Canada lại thúc đẩy dự luật lên án mổ cướp nội tạng tại Trung Quốc | Xem thêm | |
Tạp chí khoa học uy tín ‘quay lưng’ trọn đời với hai chuyên gia y học Trung Quốc | Xem thêm | |
‘Xác sống’: Chuyện có thật bên trong nhà tù Trung Quốc | Xem thêm | |
Báo Úc lên tiếng về nạn thu hoạch nội tạng ở Trung Quốc | Xem thêm | |
Giết người theo nhu cầu ở Trung Quốc | Xem thêm | |
David Kilgour: Lên tiếng thay những người không có tiếng nói | Xem thêm |
Chuyên đề “Sự thật về mổ cướp nội tạng tại Trung Quốc”sẽ liên tục được cập nhật.
Bảo Minh
Bi kịch xã hội Trung Quốc: Bị lừa từ lúc mới sinh cho đến lúc già
- Tự Minh
- •
- Thứ tư, 14/09/2016 • 54.2k lượt xem
Có
nhận xét trên mạng xã hội tiếng Trung cho rằng: Người Trung Quốc thật
đáng thương, hành trình làm người thật gian nan, từ lúc sinh ra cho đến
lúc chết đi đều bị xoáy vào vòng vây của bọn lừa đảo, mỗi bước đi đều có
khả năng bị lừa đến tán gia bại sản, thân bại danh liệt. Thật đúng là
“bộ bộ kinh tâm” (mỗi bước đi đều kinh tâm động phách).
ADVERTISEMENT
Sau vụ nữ sinh Từ Ngọc Ngọc ở Sơn Đông bị lừa và qua đời
2 ngày sau đó trong bệnh viện, báo chí Trung Quốc liên tục tiết lộ
nhiều vụ lừa đảo khác. Từ giáo sư đại học cho đến sinh viên bình thường
đều lần lượt rơi vào tròng của bọn lừa đảo. Xã hội Trung Quốc xuất hiện
đủ loại lừa đảo trong mọi ngóc ngách, ngành nghề, đến nỗi phát
sinh câu nói “tôi lừa người, người lừa tôi”. Theo như lời cảm
thán của một cư dân mạng: Người Trung Quốc bước trên đường đời, từ lúc
mới sinh cho đến khi nghỉ hưu, đều là “bộ bộ kinh tâm“, tại mỗi
bước chân đều có thể rơi vào bẫy lừa đảo. Nhiều người khác cùng kêu lên
rằng: Tại sao lại nhiều lừa đảo đến mức này? Có thể nói, Trung Quốc có
360 chủng loại lừa đảo, muôn hình muôn vẻ, tại mỗi ngành nghề thì tương
ứng đều có một loại lừa đảo đi kèm. Nhỏ thì bên đường, mỗi lần lừa lấy
vài nghìn tệ. Lớn thì bán hàng đa cấp trên mạng, mỗi lần lừa làm người
ta mất hơn 10 triệu tệ.
Theo “Báo cáo
thống kê lừa đảo trên Internet” của Trung Quốc, số lượng lừa đảo ít nhất
là 1,6 triệu người, bằng với quân số của Lục quân Trung Quốc. Mỗi năm,
ngành ‘lừa đảo’ có ‘sản lượng’ vượt trên 1.100 tỷ nhân dân tệ.
Dưới đây là các vụ lừa đảo điển hình sắp xếp theo vòng đời của một người sinh trưởng trong xã hội Trung Quốc:
Bác sĩ phụ sản lừa sản phụ
Vừa
bước vào thế giới đúng một khắc đã suýt bị lừa bán đi. Đó là trường hợp
của mẹ con chị Đổng (23 tuổi), người ở thôn Tiết Trấn, huyện Phong
Bình. Tân Hoa Xã đưa tin ngày 16/7/2013, chị Đổng đến bệnh viện huyện
sinh con, được phó chủ nhiệm khoa sản của bệnh viện bà Trương Tố Hiệp tư
vấn bỏ con vì đứa trẻ bị dị tật không thể phát triển. Bác sĩ Trương
khuyên gia đình từ bỏ điều trị và giao cháu bé cho bà xử lý. Sau đó
chính vị bác sĩ này đã đem cháu bé khỏe mạnh đi bán.
Trường mẫu giáo lừa trẻ con uống thuốc
Sữa có chứa Melanine tại Trung Quốc không phải là ít. Có bao nhiêu trẻ em lớn lên mà đảm bảo chưa từng uống qua loại sữa này?
Ngày
13/3/2014, Tân Kinh báo đưa tin, trong suốt một thời gian dài, trường
mẫu giáo Phong Vận ở thành phố Tây An cho trẻ em uống thuốc chống vi-rút
mà không cho phụ huynh biết. Sau đó, nhiều gia đình phát hiện con em
mình bị các hiện tượng như đau đầu, nhức chân, đau bụng, táo bón, đổ mồ
hôi đêm, v.v… Sau đó chính Hiệu trưởng trường thừa nhận đã cho trẻ uống
thuốc một thời gian dài, mục đích để chống vi-rút mà duy trì thời gian
đến trường.
Giáo viên tiểu học lừa phụ huynh hơn 400.000 tệ
Ngày
31/8/2016, Quảng Châu Nhật Báo đưa tin, giáo viên chủ nhiệm lớp 602
trường Nam Hải Kiều Đài, cô Đàm Hoành, hứa hẹn giúp đỡ học sinh đủ điều
kiện nhập học vào trường công, lừa phụ huynh của lớp tổng cộng 400.000
nhân dân tệ (hơn 1,3 tỷ đồng).
Đối tượng bị hại gồm 9 vị phụ huynh, đều là những người đến công tác từ ngoại tỉnh. Trong đó có 1 vị phụ huynh, ông Hồ cho biết “Tháng
3 vừa rồi, cô Đàm Hoành nói với tôi rằng chỉ cần 35.000 tệ tiền bồi
dưỡng thì cháu nhà tôi có thể vào được trường công lập. Lúc đó tôi nghĩ
rằng, dù sao cũng là giáo viên chủ nhiệm, lời của cô ta nhất định có thể
tin được”. Ngày 20/3, ông Hồ đã chuyển khoản qua ngân hàng cho cô
Đàm Hoành 35.000 tệ. Sau đó, đến lúc mất liên lạc với cô giáo, ông mới
biết mình đã bị lừa.
Trường luyện thi đại học lừa đảo
Tụ
Trí Đường được Dương Chí sáng lập vào năm 1999, là một trường luyện thi
cỡ lớn, nghiệp vụ chủ yếu là luyện thi đại học. Năm 2014, Tụ Trí Đường
đề xuất ra chương trình “học miễn phí”: các phụ huynh nộp một số lượng
tiền nhiều hơn mức thực tế, nếu 1 năm sau, học sinh không đạt mục tiêu
thì có thể lấy lại tiền. Có phụ huynh tại Bắc Kinh cho biết đã nộp vào
trong một năm hơn 1 triệu nhân dân tệ. Ngày 16/5/2016, trường luyện thi
Tụ Trí Đường bị đóng cửa, Dương Chí chạy ra nước ngoài. Số tiền có liên
quan đến vụ án là hơn 100 triệu nhân dân tệ (hơn 332 tỷ đồng).
Học sinh đại học bị lừa học phí
Sau sự việc của Từ Ngọc Ngọc,
báo chí liên tục phát hiện ra nhiều vụ học sinh đại học bị lừa học phí.
Ngày 3/9, báo Dương Tử đăng tin, nữ sinh Trần ở Tĩnh Giang, một người
tính tình rất cẩn thận nhưng vẫn bị lừa. Ngày 31/8, khi mua hàng trên
mạng, cô bị bộ phận chăm sóc khách hàng của công ty ma lừa cung cấp
thông tin qua QQ (ứng dụng chat) để hoàn tiền. Kết quả chỉ trong 5 phút,
toàn bộ tài khoản của cô gồm số tiền học phí mà bố mẹ gửi hơn 20.000
nhân dân tệ đã bị ‘bốc hơi’ sau khi bị rút 12 lần.
Đi tìm việc cũng bị lừa
Ngày
23/4/2016, báo Thanh Niên Trung Quốc đưa tin, ít nhất 150 sinh viên đại
học tại Thượng Hải bị rơi vào bẫy của lừa đảo tìm việc. Công ty môi
giới hứa hẹn giới thiệu việc làm với mức lượng khoảng 6.000 nhân dân
tệ/tháng, yêu cầu sinh viên đóng 19.800 tiền bồi dưỡng huấn luyện. Các
sinh viên sau khi nộp tiền và tham gia lớp bồi dưỡng vài ngày thì toàn
bộ công ty biến mất không để lại vế tích. Theo thống kê chưa đầy đủ trên
toàn Trung Quốc đã có ít nhất 355 người bị hại theo dạng này tại các
thành phố như Tế Nam, Tây An, Thành Đô, Bắc Kinh, v.v…
Bị lừa khi đi khám bệnh
Theo
thông tin quảng cáo trên Baidu, sinh viên Ngụy Tắc Tây đã đến bệnh viện
số 2 Cảnh sát Vũ trang Bắc Kinh để điều trị khối u trong gan bằng biện
pháp đặc biệt do Stanford nghiên cứu ra. Sau khi tốn hơn 200.000 nhân
dân tệ (hơn 664 triệu đồng) thì phát hiện ra liệu pháp này đã bị ngừng
sử dụng ở Mỹ từ lâu do không có tác dụng. Đến lúc này khối u đã lan ra,
ngày 12/4/2016, Ngụy Tắc Tây đã qua đời.
Tiền trong ngân hàng bị “thất lạc”
3/12/2015,
truyền thông đưa tin, hơn 10 người dân Chiết Giang, khi đến rút tiền
tại Hợp tác xã Tín dụng Nông thôn quận Tân Thành, thành phố Tân Châu,
tỉnh Sơn Đông, thì được ngân hàng báo là tiền trong tài khoản của họ đã
bị rút hết từ một năm trước. Khi điều tra phát hiện ra giấy yêu cầu
chuyển khoản toàn bộ đều là giả. Những người này mất số tiền tổng cộng
62 triệu nhân dân tệ (hơn 206 tỷ đồng).
Ngày
23/6/2015, tuần san Kinh Tế Trung Quốc đưa tin, trong vòng 1 năm rưỡi
tại các tỉnh như Sơn Tây, Hàng Châu, Hà Bắc, Chiết Giang v.v…, xuất hiện
rất nhiều vụ chủ tài khoản đột nhiên bị mất tiền, liên quan đến các
ngân hàng như Ngân hàng Nông Nghiệp, Ngân hàng Công Thương, Ngân hàng
Kiến Thiết, Ngân hàng Liên hợp Hàng Châu v.v. Tổng số tiền lên đến
4,6 tỷ nhân dân tệ.
Đi xe trên đường bị lừa
Ngày
8/1/2016, Quảng Châu Nhật báo đưa tin, lái xe Mã ở thành phố Thiểu Quan
bị lừa ăn vạ. Phương thức lừa cụ thể là cho xe chạy chậm trước mặt để
ông Mã lách qua trái vượt lên, ngay lúc đó một người đàn ông sẽ ngã lăn
ra trước xe ăn vạ. Cảnh sát sau khi xem xét hiện trường kết luận rằng
ông Mã sai và phải xử lý riêng với người bị hại nếu không muốn bị kéo xe
đi. Rốt cuộc, ông Mã đã chi cho người kia 1.700 nhân dân tệ. Sau này
cảnh sát cho biết đây là nhóm chuyên lừa người va chạm xe.
Làm người tốt cũng bị lừa
Ngày
31/12/2013, ông Ngô Vĩ Thanh (46 tuổi) người thôn Chương Khê huyện Đông
Nguyên thành phố Hà Nguyên tỉnh Quảng Đông, đang đi xe máy qua cầu thì
thấy một ông lão bị ngã nên đưa ông vào bệnh viện Chương Khê. Tuy nhiên,
người nhà ông này nhất định cho rằng ông Ngô đã gây ra tai nạn cho ông
lão và đòi bồi thường 100.000 nhân dân tệ. Để chứng minh sự trong sạch
của mình, ngày 2/1/2014, ông Ngô Vĩ Thanh đã nhảy xuống hồ tự sát. Theo
Tân Kinh báo đưa tin, ông lão này sau đó đã thừa nhận rằng tự mình bị
ngã.
Về hưu vẫn bị lừa
Ngày
2/9, báo Sáng Bắc Kinh đưa tin, một vị hưu trí đã đầu tư hơn 6 triệu
nhân dân tệ vào Tập đoàn Dịch vụ và Thương mại Hiên Viên. Công ty này
hứa sẽ có lợi tức cao và 15 năm miễn phí ở viện dưỡng lão. Tuy nhiên sau
đó công ty này đóng cửa và hiện đã có nhiều người báo cáo cảnh sát về
vụ này.
Lừa đảo ở Trung Quốc có bao nhiêu?
Ngày 26/5/2016, tờ Đông Phương Nhật Báo đăng bài bình luận “Có bao nhiêu lừa đảo ở Trung Quốc?”
trong đó viết, ở Trung Quốc phú cường, hàng giả thống trị, trên thương
trường thì giả trộn với thật, trên quan trường thì giả nhân giả nghĩa,
trong xã hội thì giả tình giả ý. Từ sữa giả có chứa Melamine cho đến
bằng cấp giả, luận văn giả, cho đến quan trường với lý lịch giả, cả mảnh
đất “Thần Châu” giờ chỉ còn một chữ “giả”.
Một blogger nổi tiếng của Trung Quốc từng đăng bài “Lừa đảo bay cao ở Trung Quốc” nói rằng, lừa đảo không chỉ có một vài hình thức như vậy. Ví dụ như Mao Trạch Đông
từng hứa rằng đảng sẽ không độc tài quyền lực sau khi nắm được chính
quyền. Sau đó thì sao? Khi cải cách kinh tế mở cửa, Đặng Tiểu Bình nói
rằng đầu tiên cứ để một vài người giàu có trước, sau sẽ dẫn đại chúng
cũng trở sung túc. Kết quả là sao? Chính quyền Trung Quốc luôn nói về sứ
mệnh phục vụ người dân Trung Quốc toàn tâm toàn sức. Thực tế là sao?
Tự MinhVăn kiện cơ mật mới của ĐCSTQ
- Tự Minh
- •
- Chủ nhật, 04/09/2016 • 23.6k lượt xem
ADVERTISEMENT
Văn
phòng Trung ương Đảng cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) gần đây đã gửi xuống
các địa phương một văn kiện cơ mật mới, cho biết có thể dần dần “giải
thoát” những đối đãi bất công mà người tu Pháp Luân Công và người thân
đã và đang phải gánh chịu. Tuy nhiên, tiền đề của việc “giải thoát” này
lại yêu cầu họ phải từ bỏ tín ngưỡng của mình.
Theo
Minh Huệ (trang web của Pháp Luân Công) đưa tin ngày 30/8, chính quyền
Trung Quốc đã mở hội nghị Ban Chính pháp tại một thành phố, yêu cầu chủ
quản các đơn vị có người tu Pháp Luân Công đến tham dự. Tại hội nghị,
một văn kiện cơ mật mới được truyền đạt như sau: Từ tháng 7/1999 đến
nay, việc đàn áp người tu Pháp Luân Công đã kéo dài được 17 năm. Trong
17 năm này, những người tu cũng như con cái và người thân của họ đã phải
gánh chịu nhiều đối đãi bất công, ví dụ như con cái không được phép
tham gia quân đội, không được nhận chức vụ, ảnh hưởng đến việc lên lớp
v.v… Về phương diện này, từ nay trở đi có thể dần dần được “giải thoát”.
Một
người tham dự hội nghị cho biết, Ban Chính pháp cũng không biết cụ thể
phải làm cách nào để triển khai công tác theo văn kiện nên chỉ tường
thuật lại thông báo như trên.
Minh Huệ
bình luận: Việc bức hại Pháp Luân Công của ĐCSTQ đã trở thành việc cưỡi
hổ khó xuống, tiếp tục bức hại nữa cũng không xong, mà quay lại sửa sai
thì chẳng khác gì tự tát vào mặt mình, vì vậy đã viện đến lý do gọi là
“giải thoát”. Tuy vậy, cái “giải thoát” này lại lòi đuôi bắt người ta
phải “chuyển hóa” đức tin của họ, nếu không khó có thể được nhận “giải
thoát” này.
Nhà bình luận chính trị
Trung Quốc Hạ Tiểu Cường nhận xét, văn kiện cho thấy chính quyền hiện
tại của Trung Quốc không có cùng thái độ với cựu lãnh đạo Giang Trạch
Dân (người phát động cuộc đàn áp Pháp Luân Công) trong vấn đề này. Văn
kiện đã xác nhận những người tu Pháp Luân Công và con cái cũng như người
thân của họ phải chịu “đối đãi bất công”, chính là thừa nhận ĐCSTQ “đã
làm sai”, phủ nhận chính sách do ông Giang Trạch Dân đề ra phải ““bôi
nhọ thanh danh, vắt kiệt tài chính, hủy hoại thân thể” để bức hại Pháp
Luân Công.
Ông Hạ Tiểu Cường nói thêm,
trong lịch sử, việc dùng bạo lực để đàn áp tín ngưỡng chưa bao giờ
thành công, kết quả thường là sự đổ vỡ của thế lực tiến hành đàn áp.
Lịch sử của Thiên Chúa Giáo và Phật Giáo đã thể hiện điều này. Vì vậy,
cuộc đàn áp của ĐCSTQ đối với Pháp Luân Công cũng không ngoại lệ. Sau 17
năm đàn áp, những người tu Pháp Luân Công lại càng quyết tâm hơn trên
con đường tu luyện của họ, còn cuộc đàn áp của ĐCSTQ thì đang tan rã và
phải đối mặt với kết cục đáng xấu hổ.
Minh
Huệ bình luận, hiện giờ tập đoàn ông Giang Trạch Dân đang trong cơn hấp
hối trước khi đổ vỡ toàn diện. Vì việc bức hại Pháp Luân Công khó có
thể tiếp tục, nên văn kiện cơ mật này là một hành động thăm dò. Về mặt
bản chất, nó là ý đồ gỡ bỏ bớt áp lực tự thân cho ĐCSTQ.
Người
cung cấp nguồn tin cho biết, văn kiện cơ mật mới này đã được yêu cầu
gửi xuống các cấp thành phố, địa phương, phòng ban với yêu cầu truyền
đạt xuống đến mức thôn, xã.
Tự Minh
Nhận xét
Đăng nhận xét