THẾ CUỘC GIANG HỒ 08 (những thế cờ dân gian)
(ĐC sưu tầm trên NET)
Chơi cờ, đặc biệt là cờ tướng, một cái
thú từ ngàn xưa của người Việt nói riêng và các nước châu Á nói chung.
Thú chơi ấy muôn màu muôn vẻ từ tao nhã, lịch lãm cho đến giang hồ tứ
chiếng. Trong làng cờ Việt Nam đang tồn tại một làng cờ “giang hồ” với
nhiều giai thoại kỳ thú, trong bài viết này, chúng tôi xin kể lại một
vài trong hàng ngàn giai thoại ấy.
Lê
Nhị Trí sinh năm 1949, quê ở Nha Mân (Sa Đéc). Nhờ đam mê và chịu khó
học hỏi nên trình độ cậu Trí mau chóng được khẳng định khi dễ dàng hạ
hết bạn bè đồng tuổi, còn so với các cao thủ trong xóm thì ngang ngửa
chứ chẳng chơi. Có lần ra chợ, thấy người ta bày cờ thế ăn tiền, Trí dốc
hết tiền học phí mà bố mẹ đưa để thử thách vận may. Ông kể: “Tuổi trẻ
bồng bột, thế là bị mấy tay lão luyện dụ lấy sạch túi. Từ nỗi nhục này,
tôi thề với lòng phải lấy cho bằng được những gì đã mất”. Năm đó, Trí
đang học Đệ Thất (lớp 6). Có ngờ đâu, lời thề đó đã đưa ông trở thành
Nhị Ác...
Sau ngày thống nhất đất nước, ông sống bằng nghề chơi cờ độ. Năm 1976, ông gặp một người tự nhận là Bảy, có trình độ ngang ngửa với ông, thắng-thua qua lại nhiều lần, nói chung là huề vốn. Một ngày nọ, Bảy bất ngờ tăng tiền độ lên đến 1 chỉ vàng/ván. Sinh nghi, ông Trí tìm kế “hoãn binh”. Về nhà, ông nghiên cứu các ván đấu với đối thủ và phát hiện nhiều điều lạ. Có những ván tưởng thắng dễ, nhưng lại hòa, tưởng thua chắc nhưng rốt cuộc ăn. Rõ ràng tay Bảy trên cơ, nhưng cố tình thua để “nhử mồi”. Ông quyết định tìm hiểu thân thế của tay Bảy này. Trước ngày tỉ thí, một thông tin đắt giá chuyển đến: “Có lẽ tay Bảy là Lê Thiên Vị. Đặc điểm nhận dạng là ngón tay cái có tật. Nếu là tay quái kiệt này thì trình độ phải hơn ông đến 3 nước tiên”.
Y hẹn, ông Trí đến nơi hội ngộ và phát hiện đây chính thật là Lê Thiên Vị. Chẳng nói chẳng rằng, ông lôi bàn cờ ra và đi liền 3 nước tiên. Đối thủ ngạc nhiên nhưng rồi chợt hiểu, phì cười mà rằng: “Biết tui là ai rồi hả?”. Hai người kết nghĩa từ đó. Nhất Ác Lê Thiên Vị nổi danh với việc đánh hay, nhưng giả dạng trí thức để lấy tiền thiên hạ. Về sau, Trần Quới (tức Lác Chảy, vô địch 11 năm liên tục) góp mặt, dĩ nhiên cũng phải qua hàng chục ván đấu cờ độ cùng với nhóm của Vị–Trí, họ kết nghĩa huynh đệ và biệt danh Giang hồ Tam ác ra đời từ đấy. Ông Trí cho biết: “Thật ra ngôi thứ chỉ là phân cấp theo tuổi tác chứ về đẳng cấp thì Trần Quới đứng đầu, nhì là anh Vị. Tôi thì được anh em nể ở tài mưu lược và chiến thuật... gài độ”. Ông Trí thừa nhận đó là thời điểm sống không lý tưởng, nhưng tình nghĩa anh em quả là “tình thân như thủ túc”.
Năm 1988, Trần Quới vượt biên và mất tích. Tam Ác chỉ còn lại hai. Niềm đam mê cờ độ của họ cũng tan biến dần. “Những ngày đó, lên công đài hay ra đánh độ, chúng tôi thấy trống vắng ghê lắm, thấy thiếu mất một người hiểu mình” - ông Trí tâm sự. Rồi từ đó, Nhị Ác gác kiếm, vĩnh biệt cờ giang hồ luôn.
Giờ ông Trí là một người sưu tầm và kinh doanh lan kiểng có tiếng trên toàn quốc. Còn ông Lê Thiên Vị chính là HLV trưởng đội cờ tướng TPHCM hiện nay.
Cách đây
hơn 6 năm, công an cửa khẩu Lào Cai từng bắt giữ một người vượt biên
sang Trung Quốc. Bị tình nghi là buôn lậu, người đàn ông tên Bảo có dáng
cao dong dỏng và khuôn mặt khá... giang hồ một mực kêu oan: “Tôi chỉ
muốn sang đánh cờ tướng… độ thôi”. Dĩ nhiên là chẳng ai tin. Đồn trưởng
công an ra điều kiện: “Nếu chấp tui 2 xe mà thắng thì coi như anh đúng”.
Dĩ nhiên là chỉ dưới 30 nước, ông phải xin hàng bởi ông đâu biết vừa tỉ
thí cùng Nguyễn Thành Bảo, khi ấy là vô địch U-20 châu Á và nay là
ĐKVĐ quốc gia, một cao thủ cờ giang hồ.
Thời đó, Thành Bảo chuyên đi đánh độ từ Móng Cái đến mũi Cà Mau (không kỳ đài nào hiện hữu ở VN mà anh chưa đặt chân đến) lẫn sang Trung Quốc... để kiếm tiền khi đã nghiên cứu rất kỹ các đối thủ. Anh không sang Quảng Đông, nơi xuất thân của những cao thủ TQ mà qua cửa khẩu Lào Cai để đến Côn Minh (Vân Nam) - vùng đất có nhiều tay máu mê, nhưng trình độ có hạn. Mỗi lần sang TQ, anh lưu lại khoảng 3-5 ngày, tùy theo số lượng “giang hồ” mà anh “bắt” được. Thậm chí, Bảo còn thuê cả thông dịch viên (50 nhân dân tệ/đêm) và nhờ họ bắt mối đối thủ giùm...
Bảo kể: “Tôi chọn loại khách sạn trung bình để nghỉ ngơi, đồng thời làm địa điểm “kiếm sống”. Nói chung, do biết định lượng đối thủ nên tôi thắng nhiều hơn thua. Mỗi chuyến đi như vậy phải ăn độ hơn 10 triệu đồng thì mới có lời, bởi chi phí sinh hoạt trong thời gian lưu lại TQ cũng đã bằng ngần ấy tiền rồi”.
Thời điểm “đánh độ” của Bảo gắn liền với hàng loạt những vụ lùm xùm tai tiếng không hay. Sau thời gian “tu tâm dưỡng tính”, Bảo tiếp cận internet và tham gia đều hơn các giải trong nước và quốc tế để bây giờ trở thành chủ lực của đội tuyển Việt Nam. Bảo thừa nhận: “Nếu cho lời khuyên, tôi mong các bạn trẻ đừng đi vào con đường này. Khi có tiền bạc vào, tính ăn thua đẩy lên rất cao, lúc đó bạn rất khó “đi” bài bản được. Mặt khác, chơi cờ độ rất dễ ghiền, đánh luôn một lèo từ sáng đến khuya, rất hại sức khỏe. Đó là chưa kể đến khả năng tán gia bại sản khi bị các cao thủ lừa đảo bằng mọi cách...”.
HOÀNG VĂN
Quân Mã, hay Ngựa, còn gọi là quân Kỵ, ở trong Cờ Tướng online
hay Cờ Vua, thường được nhắc tới như là một quân chủng đặc biệt tượng
trưng cho một vẻ đẹp hào hùng, mang dáng dấp hiệp sĩ cứu khổn phò nguy,
xuất hiện đúng lúc và ra tay trừ gian diệt bạo không ngại gian khó, hiểm
nghèo.
Ở đây xin được có một vài lời bàn vui về quân Mã trong cuộc cờ, qua đó, phác họa nên chân dung của những “kỵ binh Mã” giàu lòng nghiã hiệp và nhân ái, đang sống giữa cuộc đời, âm thầm hành hiệp và lắm phen bị ngã ngựa thương đau, mà dù cho có bị cuộc đời dày xéo và vùi dập, nhưng vẫn hiên ngang ngẩng cao đầu không chịu khuất phục, không hề thay lòng đổi dạ, luôn gìn giữ khí tiết và lòng tự trọng. Xin được gửi đến những kỵ sĩ kiệt xuất đó một niềm hàm ân, tình thương mến và lòng kính trọng.
Cờ Tướng Vô Địch Toàn Quốc 2019 Lại Lý Huynh Vs Lại Việt Trường
Trong ván đấu này danh thủ Lại Lý Huynh là người cầm quân đỏ được quyền
đi trước và danh thủ Lại Việt Trường là người cầm quân đen đi sau. Ván
đấu diễn ra vào ngày 24/3/2019 tại giải cờ tướng vô địch toàn quốc 2019
tại vòng thứ 5 được tổ chức tại huyện Phú Quốc, Tỉnh Kiên Giang. Sau đây
là diễn biến của ván đấu. Mời các bạn cùng theo dõi.
Cờ Tướng Vô Địch Toàn Quốc 2019 Hà Văn Tiến Vs Lại Lý Huynh Trong
ván đấu này danh thủ Hà Văn Tiến là người cầm quân đỏ được quyền đi
trước và danh thủ Lại Lý Huynh là người cầm quân đen đi sau. Ván đấu
diễn ra vào ngày 24/3/2019 tại giải cờ tướng vô địch toàn quốc 2019 tại
vòng thứ 5 được tổ chức tại huyện Phú Quốc, Tỉnh Kiên Giang. Sau đây là
diễn biến của ván đấu. Mời các bạn cùng theo dõi.
Thơ hay về cờ
Chơi cờ là một hình thức giải trí tao
nhã và bổ ích. Nằm trong bốn thú vui của người xưa, cờ mang lại cho con
người những phút giây thư giãn tuyệt vời nhất. Cờ bao gồm các trò chơi
như : cờ vua, cờ tướng, cờ vây và sau này có thêm cờ cá ngựa. Nhìn những
quân cờ vô tri thế kia, nhưng bên trong chúng mang rất nhiều ý nghĩa
đặc biệt đặc biệt ở những nước đi. Chính vì thế, cờ đã dành được nhiều
cảm tình từ phía người chơi. Đến nay, có rất nhiều vần thơ hay nói về bộ
môn này.
Thiên binh vạn mã đuổi nhau hoài;
Tấn công, thoái thủ nên thần tốc,
Chân lẹ tài cao ắt thắng người.
Phải nhìn cho rộng, suy cho kỹ,
Kiên quyết, không ngừng thế tấn công.
Lạc nước hai xe đành bỏ phí,
Gặp thời một tốt cũng thành công.
Vốn trước hai bên ngang thế lực,
Mà sau thắng lợi một bên giành;
Tấn công, phòng thủ không sơ hở,
Đại tướng anh hùng mới xứng danh.
Kỳ hữu mọi miền nhớ quá thôi
Thi đua cố gắng còn xum họp
Họa lại thơ nhau thắm nụ cười.
Kỳ nghệ càng say chẳng muốn thôi
Thi tài cao thập bao điều mới
Họa sống trăm năm chẳng thể rời.
Bàn cờ lo tính mãi không nguôi!
Công danh dẫu chẳng đầy tay nắm,
Thua được thường luôn trước mắt coi.
Ngoài dóng ngựa xe ngừa đuổi giặc,
Trong giàn Sĩ, Tượng giữ yên ngôi.
Muốn quên gươm giáo nhưng còn ngại,
Lệch chuộng đường “văn”, việc “võ” lơi!
Và:
Trên bàn cờ gỗ trận bày xong,
Sĩ, Tượng quây tròn giữ cửu cung.
Cặp ngựa bay nghiêng quen ngả tiến,
Đôi Xe lặng tiếng, thẳng đường dong.
Ân Lăng, Sở Bá nguy không đọ,
Xích Bích, Chu Lang thế rõ hùng.
Tàn trận sông dài Xe, Pháo hết,
Trơ bầy Tốt hỉn múa lông nhông.
-------------------------------------------------------------------------Học đánh cờ (Hồ Chí Minh)
Nhàn rỗi đem cờ học đánh chơi,Thiên binh vạn mã đuổi nhau hoài;
Tấn công, thoái thủ nên thần tốc,
Chân lẹ tài cao ắt thắng người.
Phải nhìn cho rộng, suy cho kỹ,
Kiên quyết, không ngừng thế tấn công.
Lạc nước hai xe đành bỏ phí,
Gặp thời một tốt cũng thành công.
Vốn trước hai bên ngang thế lực,
Mà sau thắng lợi một bên giành;
Tấn công, phòng thủ không sơ hở,
Đại tướng anh hùng mới xứng danh.
Cảm xúc ( Viết Bảo)
Cầm tay mai mốt đã xa rồi,Kỳ hữu mọi miền nhớ quá thôi
Thi đua cố gắng còn xum họp
Họa lại thơ nhau thắm nụ cười.
Gửi bạn mê cờ ( Đàm Thiện Cảng)
Cầm quân đã mấy chục năm rồiKỳ nghệ càng say chẳng muốn thôi
Thi tài cao thập bao điều mới
Họa sống trăm năm chẳng thể rời.
Cờ Tướng ( Lê Thánh Tông (1442-1497)
Trại địch kèn đầy dọa nuốt tươi,Bàn cờ lo tính mãi không nguôi!
Công danh dẫu chẳng đầy tay nắm,
Thua được thường luôn trước mắt coi.
Ngoài dóng ngựa xe ngừa đuổi giặc,
Trong giàn Sĩ, Tượng giữ yên ngôi.
Muốn quên gươm giáo nhưng còn ngại,
Lệch chuộng đường “văn”, việc “võ” lơi!
Và:
Trên bàn cờ gỗ trận bày xong,
Sĩ, Tượng quây tròn giữ cửu cung.
Cặp ngựa bay nghiêng quen ngả tiến,
Đôi Xe lặng tiếng, thẳng đường dong.
Ân Lăng, Sở Bá nguy không đọ,
Xích Bích, Chu Lang thế rõ hùng.
Tàn trận sông dài Xe, Pháo hết,
Trơ bầy Tốt hỉn múa lông nhông.
Giải Cờ thế giang hồ tập 8 Các thế cờ gây kinh hoàng thế giới
Cờ thế giang hồ chọn lọc Tập 8 thất tứ liêm ngâm
Giai thoại cờ “giang hồ”
- Giang hồ tam ác ngày xưa...
Đánh cờ là một thú chơi của nhiều người và được thể hiện theo nhiều hình thức, từ tao nhã đến giang hồ tứ chiến. Ảnh: DŨNG PHƯƠNG |
Sau ngày thống nhất đất nước, ông sống bằng nghề chơi cờ độ. Năm 1976, ông gặp một người tự nhận là Bảy, có trình độ ngang ngửa với ông, thắng-thua qua lại nhiều lần, nói chung là huề vốn. Một ngày nọ, Bảy bất ngờ tăng tiền độ lên đến 1 chỉ vàng/ván. Sinh nghi, ông Trí tìm kế “hoãn binh”. Về nhà, ông nghiên cứu các ván đấu với đối thủ và phát hiện nhiều điều lạ. Có những ván tưởng thắng dễ, nhưng lại hòa, tưởng thua chắc nhưng rốt cuộc ăn. Rõ ràng tay Bảy trên cơ, nhưng cố tình thua để “nhử mồi”. Ông quyết định tìm hiểu thân thế của tay Bảy này. Trước ngày tỉ thí, một thông tin đắt giá chuyển đến: “Có lẽ tay Bảy là Lê Thiên Vị. Đặc điểm nhận dạng là ngón tay cái có tật. Nếu là tay quái kiệt này thì trình độ phải hơn ông đến 3 nước tiên”.
Y hẹn, ông Trí đến nơi hội ngộ và phát hiện đây chính thật là Lê Thiên Vị. Chẳng nói chẳng rằng, ông lôi bàn cờ ra và đi liền 3 nước tiên. Đối thủ ngạc nhiên nhưng rồi chợt hiểu, phì cười mà rằng: “Biết tui là ai rồi hả?”. Hai người kết nghĩa từ đó. Nhất Ác Lê Thiên Vị nổi danh với việc đánh hay, nhưng giả dạng trí thức để lấy tiền thiên hạ. Về sau, Trần Quới (tức Lác Chảy, vô địch 11 năm liên tục) góp mặt, dĩ nhiên cũng phải qua hàng chục ván đấu cờ độ cùng với nhóm của Vị–Trí, họ kết nghĩa huynh đệ và biệt danh Giang hồ Tam ác ra đời từ đấy. Ông Trí cho biết: “Thật ra ngôi thứ chỉ là phân cấp theo tuổi tác chứ về đẳng cấp thì Trần Quới đứng đầu, nhì là anh Vị. Tôi thì được anh em nể ở tài mưu lược và chiến thuật... gài độ”. Ông Trí thừa nhận đó là thời điểm sống không lý tưởng, nhưng tình nghĩa anh em quả là “tình thân như thủ túc”.
Năm 1988, Trần Quới vượt biên và mất tích. Tam Ác chỉ còn lại hai. Niềm đam mê cờ độ của họ cũng tan biến dần. “Những ngày đó, lên công đài hay ra đánh độ, chúng tôi thấy trống vắng ghê lắm, thấy thiếu mất một người hiểu mình” - ông Trí tâm sự. Rồi từ đó, Nhị Ác gác kiếm, vĩnh biệt cờ giang hồ luôn.
Giờ ông Trí là một người sưu tầm và kinh doanh lan kiểng có tiếng trên toàn quốc. Còn ông Lê Thiên Vị chính là HLV trưởng đội cờ tướng TPHCM hiện nay.
- ... Và chuyện nhà vô địch quốc gia ngày nay
Kỳ Đài - điểm sáng văn hóa của thế giới cờ tướng Tại Việt Nam, kỳ đài có từ những năm 1930, trong các tửu lầu do người Hoa sáng lập. Họ dùng KĐ để thu hút thêm khách và phần thưởng khi ấy là những chai rượu Martin hảo hạng. Nổi bật trong thời điểm ấy là KĐ Đại Thế Giới (Trung tâm VH Q.5 bây giờ). Năm 1956, KĐ chính thức được lập tại Giải trí trường Thị Nghè. Đặc biệt là cùng lúc có đến 2 người công đài vì có đến 4 cao thủ thay nhau làm đài chủ là Lý Anh Mậu, Phạm Thanh Mai, Tất Kiên Dương và Lê Bỉnh Hy. Ba năm sau, do thua lỗ, KĐ này tự giải tán. Về sau thỉnh thoảng cũng có vài cuộc tỉ thí kỳ đài nhưng chẳng kéo dài được bao lâu… Sau này, KĐ được duy trì lâu nhất là tại Trung tâm VH Q.11 (từ 1996 đến cuối 2002). Người giữ đài chủ lâu nhất là Trương Á Minh với 55 tuần tại Trung tâm VH Q.11, và 37 ngày liên tiếp bất bại tại Vọng Các (về nữ là Ngô Lan Hương: 5 kỳ liên tục). Cũng cần nói thêm, Đặc cấp quốc tế Đại sư Trềnh A Sáng lại không có duyên với kỳ đài, giỏi như ông mà chẳng bao giờ giữ đài chủ quá 2 tuần (2 lần). H.D |
Thời đó, Thành Bảo chuyên đi đánh độ từ Móng Cái đến mũi Cà Mau (không kỳ đài nào hiện hữu ở VN mà anh chưa đặt chân đến) lẫn sang Trung Quốc... để kiếm tiền khi đã nghiên cứu rất kỹ các đối thủ. Anh không sang Quảng Đông, nơi xuất thân của những cao thủ TQ mà qua cửa khẩu Lào Cai để đến Côn Minh (Vân Nam) - vùng đất có nhiều tay máu mê, nhưng trình độ có hạn. Mỗi lần sang TQ, anh lưu lại khoảng 3-5 ngày, tùy theo số lượng “giang hồ” mà anh “bắt” được. Thậm chí, Bảo còn thuê cả thông dịch viên (50 nhân dân tệ/đêm) và nhờ họ bắt mối đối thủ giùm...
Bảo kể: “Tôi chọn loại khách sạn trung bình để nghỉ ngơi, đồng thời làm địa điểm “kiếm sống”. Nói chung, do biết định lượng đối thủ nên tôi thắng nhiều hơn thua. Mỗi chuyến đi như vậy phải ăn độ hơn 10 triệu đồng thì mới có lời, bởi chi phí sinh hoạt trong thời gian lưu lại TQ cũng đã bằng ngần ấy tiền rồi”.
Thời điểm “đánh độ” của Bảo gắn liền với hàng loạt những vụ lùm xùm tai tiếng không hay. Sau thời gian “tu tâm dưỡng tính”, Bảo tiếp cận internet và tham gia đều hơn các giải trong nước và quốc tế để bây giờ trở thành chủ lực của đội tuyển Việt Nam. Bảo thừa nhận: “Nếu cho lời khuyên, tôi mong các bạn trẻ đừng đi vào con đường này. Khi có tiền bạc vào, tính ăn thua đẩy lên rất cao, lúc đó bạn rất khó “đi” bài bản được. Mặt khác, chơi cờ độ rất dễ ghiền, đánh luôn một lèo từ sáng đến khuya, rất hại sức khỏe. Đó là chưa kể đến khả năng tán gia bại sản khi bị các cao thủ lừa đảo bằng mọi cách...”.
HOÀNG VĂN
NHỮNG BIẾN TẤU CỦA CỜ GIANG HỒ Trong làng cờ tướng có 3 dạng cờ: cờ sáng, cờ úp và cờ mù, tuy nhiên giới cờ giang hồ thường sử dụng 2 loại cờ úp và cờ mù để “phục vụ” cho việc kiếm tiền của họ. Cờ úp khởi đầu bằng việc các quân cờ được úp lại và sắp xếp theo vị trí y như cờ sáng (cờ tướng thông thường). Bước đi đầu tiên của quân (bị úp) tương ứng với vị trí ban đầu trên bàn cờ của nó (quân bị úp ở vị trí con Pháo sẽ đi nước đầu như Pháo). Sau bước đi đầu tiên, quân cờ sẽ được mở ra. Lúc này, mở ra con nào thì nước đi y như con đó (chẳng hạn sau khi bạn mở con Pháo (giả) ra con Sĩ, thì từ đó về sau, con Sĩ sẽ đi đúng nước con Sĩ). Chính vì lý do này mà Sĩ, Tượng được phép qua sông, chỉ bằng một nước đi... Vì vậy, cờ úp có nhiều biến hóa hơn cờ sáng, nhưng yếu tố may rủi chiếm đến 30%. Cờ mù được phổ biến vào những năm 60 và trên thế giới rất chuộng. Kỳ thủ thi đấu cờ mù sẽ bị bịt mắt và khi đi sẽ báo nước với nhau (thi đấu bằng trí nhớ và… công lực như người khiếm thị). Trong lịch sử VN, Thái Sanh Bính được xem là người tiên phong thi đấu loại cờ này tại Giải trí trường Thị Nghè (nay là Thảo cầm viên) những năm 57-58, “hậu duệ” có Trần Quới… Trên thế giới, Đặc cấp Quốc tế đại sư Liễu Đại Hoa (TQ) từng đạt kỷ lục Guinness khi đấu cờ mù cùng 19 kỳ thủ xuất sắc (được đánh cờ sáng). Kết quả, ông thắng 14, hòa 4 và chỉ thua 1. Vì trí nhớ và công lực kinh hồn, ông còn có biệt danh Đông Phương Điện Não. Theo HLV Lê Thiên Vị, cờ úp hiện rất phát triển tại các nước châu Á (chủ yếu trong cộng đồng người Hoa) nhưng chỉ mang tính phong trào. Còn ở VN, do may rủi mang tính quyết định nên nhìn chung cờ úp được các cao thủ dùng để đánh… độ (có vậy dân nghiệp dư mới dám chơi). H.V |
Những giai thoại trong làng cờ tướng
Cách
đây nửa thế kỷ, làng cờ Nha Trang xuất hiện chàng thanh niên tên Nguyễn
Xí (Bảy Xí) với tài nghệ “siêu quần”, đánh đâu thắng đó khiến giới cờ tướng
khắp 7 tỉnh miền Trung không đâu không nghe danh tiếng. Ngay từ khi còn
nhỏ, cậu bé này đã thích thú với bàn cờ. Hễ thấy cha và các chú, bác
chơi cờ là cậu bé tìm cách lân la vào xem. Thế rồi, cậu béù bắt đầu học
hỏi và với năng khiếu trời cho, cậu nhanh chóng nắm bắt được yếu lĩnh
của các con cờ. Đến tuổi thanh niên, Bảy Xí đã trở thành nhà vô địch và
bắt đầu lân la vào làng cờ quốc gia với tuyệt chiêu là cặp uyên ương
pháo cực kỳ lợi hại. Kể từ khi Bảy Xí xuất hiện, cái tên làng cờ Nha
Trang mới trở nên nổi tiếng và được giới cờ trong cả nước biết đến. Một
thời gian dài, Bảy Xí gần như vô địch ở miền Trung. Vì thế, lâu lâu ông
lại khăn gói vào Sài Gòn kiếm “độ”, và lần nào trở về ông cũng trúng
quả.
Cờ tướng có sức hấp dẫn kỳ lạ.
Đến
những năm 70-80 của thế kỷ XX, các đối trọng của Bảy Xí mới xuất hiện.
Lúc đó, ở Nha Trang chỉ có 3 người có khả năng chơi ngang ngửa với Bảy
Xí, lập nên bộ tứ: Xí – Đường – Cảnh – Oanh. Bộ tứ này tiếp tục thống
lĩnh làng cờ một thời gian dài trước khi những tay cờ trẻ khác bắt đầu
xuất hiện. Tuy tài năng của các tay cờ về sau không phải tồi (có những
người đã lọt vào tốp đầu của giải vô địch cờ tướng toàn quốc), nhưng để
hạ được “tứ trụ” không phải chuyện đơn giản. Cuối thập niên 90, làng co tuong xuất
hiện một vị bác sĩ có kỳ nghệ rất khá, có thể liệt vào hàng cao thủ, đó
là bác sĩ Trần Cẩm Long – người chuyên bình luận cho các giải cờ người
thường được tổ chức vào các ngày lễ lớn tại Quảng trường 2-4. Bác sĩ
Long vốn là cao thủ của làng cờ tướng Đà Nẵng. Thế nhưng, kể từ khi
chuyển vào Nha Trang, sức cờ của anh đã có những bước tiến vượt bậc. Anh
đủ sức đánh thắng các kỳ thủ ở Nha Trang và đến nay vẫn duy trì được
phong độ ấy, dù rằng có nhiều cao thủ trẻ trình độ gần bằng anh.
Tuy có
một quá trình phát triển khá lâu dài nhưng có thể nói, cờ tướng Nha
Trang rất ít phát triển. Hiện nay, xét về lực cờ, làng cờ Nha Trang vẫn
còn kém hơn giới cờ tướng TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội và thậm chí
cả các tỉnh miền Trung như Đà Nẵng, Bình Định. Chẳng thế mới có chuyện
vài năm trước, anh Nguyễn Thành Bảo đã từng khuấy đảo làng cờ Nha Trang.
Ngày đó, anh Bảo mới vô địch U20 thế giới và đến Nha Trang “săn nai”
(thuật ngữ giới cờ độ dùng để ám chỉ những tay cờ độ có trình độ thấp)
để “xẻ thịt”. Do lúc đó chưa biết Bảo là ai nên giới cờ Nha Trang đổ xô
vào “tỷ thí” với anh nhưng đều bị khuất phục. Đến khi thấy lực cờ của
anh cao quá, các tay cờ Nha Trang bắt chấp, Bảo cũng có thể chấp hẳn các
cao thủ 1 con mã khiến làng cờ Nha Trang “khiếp” phục.
Các cao thủ bậc nhất ở Nha Trang đang so tài.
Sau
này, nối tiếp Nguyễn Thành Bảo, nhiều vị cao thủ ở TP. Hồ Chí Minh cũng
ra Nha Trang “săn” và hầu hết là đều trở về “thắng lợi” vì trình độ của
họ quá cao. Lúc này, làng cờ Nha Trang mới biết trình độ của mình còn
kém. Nói đâu xa, chuyện xảy ra mới đây tại kỳ đài cờ tướng Gà Ri (Ri
Chicken, ở đường Bạch Đằng, phường Tân Lập, Nha Trang). Trong chốn “ngọa
hổ tàng long” toàn các cao thủ, bỗng xuất hiện một chàng thanh niên tên
Chương, đến từ Vạn Ninh. Chương đề nghị thách đấu với… bất kỳ ai. Phải
biết rằng, nếu nói về cao thủ cờ ở Vạn Ninh, làng cờ Nha Trang có chăng
chỉ nể “Bình xe ngựa”. Vì thế, khi Chương đề nghị, lập tức các cao thủ
vào bàn tỷ thí với anh. Thế nhưng thật ngạc nhiên, Chương “qua 5 ải chém
5 tướng”, hạ luôn một lúc 5 cao thủ bậc nhất của Nha Trang. Lúc này chỉ
còn 2 người có thể đấu với Chương là tay cờ gốc Đồng Tháp – Đức Trí, và
bác sĩ Trần Cẩm Long. Bác sĩ Long đã “rửa tay gác kiếm” từ lâu nên cuối
cùng tay cờ Đức Trí chấp nhận tỷ thí với Chương. Thật ra, lực cờ của
Chương không phải quá cao, nhưng anh này có lối đánh rất khó chịu, một
nước đi anh ta suy nghĩ đến vài chục phút khiến đối thủ bải hoải cả
người, mất tập trung. Với 5 cao thủ trước đó, Chương đều thành công với
“chiêu” này. Thế nhưng trong ván đấu với tay cờ Đức Trí, ngón đòn này bị
“hóa giải” dễ dàng. Trong ván này, Trí dùng hết sở học, đi cờ như bay.
Khi đối phương “cù nhây”, anh vẫn nhẫn nại chờ đợi, luôn giữ tỉnh táo
không nhụt chí và kết quả là đã hạ tay cờ Vạn Ninh, lấy lại thể diện cho
làng cờ Nha Trang trong một ván cờ kéo dài đến… 6 tiếng đồng hồ.
Quân Mã trong cuộc cờ tướng và cuộc đời
Quân Mã trong cuộc cờ tướng và cuộc đời
Nói tới Mã, là nói tới một sự biến hoá kỳ ảo của những nước đi nhảy
nhót thần kỳ, một phép Lăng Ba Vi Bộ (!) độc đáo, đầy sự bất ngờ, và
hành tung thì bí ẩn, ý đồ kín đáo. Nếu trên bàn cờ mà không có Mã, hoặc
đúng hơn là không còn Mã, thì dường như cuộc chơi trở nên bớt sôi động,
bớt gay cấn và giảm đi ít nhiều hào khí, trầm lắng hẳn vì không còn nghe
tiếng nhạc ngựa reo vui, tiếng vó câu rộn rịp. Mã đã đem lại sự bình ổn
vững vàng và cân bằng trong những thế trận thiên về phòng ngự, thì Mã
cũng đã nổi bật lên như là một kỵ sĩ bách chiến bách thắng không hề biết
đến chiến bại khi tràn sang phòng tuyến đối phương, với vẻ oai phong
lẫm liệt, hào khí ngất trời. Không thể nói khác được, rằng chính kỵ binh
Mã, đã góp phần lớn vào những đường nét tạo nên vẻ huyền bí của kỳ
nghệ, những gì được gọi là phần cốt lõi, tinh hoa, tinh túy nhất, của bộ
môn thể thao trí tuệ Cờ Tướng vốn được nhiều người yêu thích. Người đời
đôi khi cũng tự ví von, cho mình như là quân Mã trong
một VÁN CỜ ĐỜI đầy dẫy những bất công, hàm oan, nghiệt ngã. Đó là hình
ảnh tượng trưng của những người can đảm, anh hùng, mang trong tâm bầu
nhiệt huyết sục sôi, sẵn sàng lên yên dấn thân một-mình-một-ngựa đi vào
cuộc đời, tả xung hữu đột giữa vòng trùng vi thù địch, để dẹp tan những
trở ngại, xô đổ những vướng mắc, vung gươm tráng sĩ trả nợ núi sông, sẵn
sàng da ngựa bọc thây không mong ngày trở về. Hình ảnh đẹp thay mà cũng
cao quý thay!Ở đây xin được có một vài lời bàn vui về quân Mã trong cuộc cờ, qua đó, phác họa nên chân dung của những “kỵ binh Mã” giàu lòng nghiã hiệp và nhân ái, đang sống giữa cuộc đời, âm thầm hành hiệp và lắm phen bị ngã ngựa thương đau, mà dù cho có bị cuộc đời dày xéo và vùi dập, nhưng vẫn hiên ngang ngẩng cao đầu không chịu khuất phục, không hề thay lòng đổi dạ, luôn gìn giữ khí tiết và lòng tự trọng. Xin được gửi đến những kỵ sĩ kiệt xuất đó một niềm hàm ân, tình thương mến và lòng kính trọng.
Nhận xét
Đăng nhận xét