Thứ Tư, 20 tháng 3, 2019

HƯƠNG VỊ QUÊ HƯƠNG 78

(ĐC sưu tầm trên NET)
 
Phụ Nữ Cà Mau Miền Tây Chịu Nhậu Thì Thứ Nào Chịu Nổi
Nay 3 anh em có đi Cà Mau ghé Đầm Dơi đi sinh nhật nhà chị Diễm, phải nói là phụ nữ Cà Mau con gái miền tây nhậu quá dữ

Chuyện phụ nữ miền Tây nhậu: Giận chồng hay nhậu, 6 chị ‘cưa’ 7 lít

Xóm kinh xáng có 6 nhà dùng chung một cây cầu vì nhà gần nhau. Lần nào có chuyện cần bàn, cánh đàn ông đều nhậu. Giận chồng hay nhậu, 6 bà vợ gầy sòng rồi ‘cưa’ hết 7 lít rượu. Tàn cuộc, 5 người ‘nằm tại trận’.
Ở miền Tây, nhiều đám tiệc tổ chức nhậu thâu đêm suốt sáng /// ẢNH MINH HỌA: SHUTTERRSTOCK
Nhậu ‘trả đũa’ chồng
Xóm kinh xáng nơi chú Út tôi ở, có 6 nhà gần nhau nên hùn tiền lại xây cầu xi măng, một phần để mấy đứa nhỏ đi lại dễ dàng và một phần cũng vì nếu dựng cầu khỉ thì mấy ông say xỉn cứ nhào xuống kinh hoài.
Ở đây, lần nào có chuyện cần bàn, cánh đàn ông đều tổ chức nhậu, từ chuyện chọn giống lúa cho tới chuyện bắt heo, nuôi vịt, thả cá… Mỗi một cuộc nhậu thể nào cũng kéo dài từ sáng tới khuya.  Nội cái chuyện nấu nước pha trà phục vụ các ông nhậu đã khiến các bà vợ mệt mỏi. Chưa kể, nhậu rồi việc nhà hôm sau bị trễ nải, bỏ bê.
Khuyên chồng bớt nhậu mà không được, giận chồng không ngó ngàng đến cảm xúc của vợ, thím Út tôi làm chủ xị lên kế hoạch nhậu… trả đũa.
Vào dịp vừa sạ lúa xong, cá mắm thì không rộ vì con nước đã rút, lo đi bán sen trong đìa xong thì hội chị em bàn nhau ngày gầy sòng. Cả 6 người đều xin phép chồng cho… nhậu một bữa “tới bến”.
Sáng lo cơm nước rồi, “mồi mỡ” cho cuộc nhậu được từng người chuẩn bị rồi tụ tập ở nhà thím Út. Ban đầu, thím chuẩn bị 3 lít rượu đựng trong 2 chai nhựa (loại chai 1,5 lít). Mỗi vị khách mang một món tới, riêng chủ nhà tự chuẩn bị tới 3 món, toàn “mồi bén”, nào là khô cá lóc – mắm me, gà hầm sả, ếch om rau ngổ….
Bà chủ nhà bắt đầu nhập cuộc: “Nói thiệt với mấy chị với bác ba, gần bốn chục tuổi trên đầu rồi, đây là lần đầu em nhậu. Bữa nay, em phải say mèm tới đi không nổi mới thôi, để ổng biết nếu một mình vừa lo công chuyện nhà vừa lo cho người xỉn là cực tới mức nào!”. Mấy chị mấy bà bảo thím tôi “chơi lớn”.
Chuyện phụ nữ miền Tây nhậu: Nhậu với chồng, bất đồng ý kiến nên… đốt nhàUống từ 9 giờ sáng, khi hết 2 chai rượu, thím Út sai thằng Phát (con trai lớn của chú thím) xách can nhựa 5 lít đi mua thêm 4 lít nữa. Bà ba Ky là người tửu lượng cao nhất ra sức ngăn cản nhưng thím không chịu. Không biết là… rượu nói hay thím nói mà thím cứ khua tay: “Phải có người nằm tại trận với con mới được!”.
Cuối cùng thì cũng có người nằm tại trận với thím Út. Trừ bà ba Ky ra, 5 “ngoe” còn lại không còn biết trời, đất là gì. Các chú với mấy đứa con vừa đưa các bà về vừa lắc đầu cười như nắc nẻ. Còn chú Út tôi thì luôn miệng: “Nay ngày gì không biết!”.
Sau cuộc nhậu, thím Út ói tới mật xanh mật vàng, nằm liền 5 ngày chỉ húp được cháo trắng. Bà nói: “Không biết ổng có giảm nhậu được miếng nào không chứ tao sợ rồi!”
Chồng uống rượu thì vợ uống bia
Dọc cái kinh xáng này vui lắm. Nhà nào cũng có ít ruộng, vườn. Hễ đám tiệc gì là nhậu thâu đêm suốt sáng. Nhà chị Mười thuộc dạng khá giả, ai cũng nói chị có phước vì có chồng đẹp trai lại dư ăn dư để. Chỉ có mỗi mình chị là thấy mình khổ vì hễ chồng đi nhậu về là chị phải hầu hạ hơn hầu vua.
Đàn ông bia rượu, sao cấm đàn bà… nhưng nhớ đừng đổ xăng!Ngày nào anh Mười đi nhậu là ngày đó chị không được đi ngủ trước. Phải ngồi ở cửa đợi anh về rồi chuẩn bị quần áo, nấu sẵn nước nóng để anh tắm. Tắm xong, anh sẽ nằm ở cái võng ngoài hàng ba và nhiệm vụ tiếp theo của chị là bới tô cơm ra ngồi… đút cho chồng ăn.
Tới khi đẻ đứa con thứ hai xong, chị Mười bắt đầu nhậu. Chị nói, ảnh nhậu thì chị cũng nhậu để khỏi phải chịu cảnh chăm chồng như chăm vua. Có bữa, chị xỉn còn hơn chồng, buộc lòng anh Mười phải đi nấu cháo, chườm khăn chăm vợ. Chị Mười cười sặc sụa bảo: “Tui xúc động quá!”.
Chị Mận, hàng xóm của thím Út tôi kể, hồi con gái không biết nhậu nhưng lấy chồng về xứ này thấy chồng nhậu dữ quá, không thể khuyên can nên quyết định làm liều, nhậu theo.
Chị Mận lên kế hoạch bài bản lắm, chị nói chồng nhậu được thì mình cũng nhậu. Chồng nhậu rượu thì mình nhậu bia. Ảnh có tính hà tiện, nhậu bia để ảnh thấy chuyện nhậu nó tốn kém. Mà hai người cùng xỉn thế nào cũng có chuyện không hay. Từ đó, có thể ảnh bỏ nhậu hoặc ít ra cũng suy nghĩ lại mà giảm nhậu đi.
Nói là làm, chị tập uống bia mà chọn loại đắt tiền để uống. Hễ chồng có độ nhậu ở nhà thì chị nói mua thêm bia để cùng lai rai. Còn đi đám tiệc thì khỏi phải bàn. Một tháng, hai tháng… rồi mấy năm nay, bỏ nhậu hay giảm nhậu đâu không thấy chỉ thấy cả hai vợ chồng nhậu đều như nhau!
Ai hỏi tới, chị Mận chỉ cười bảo: “Không nhậu thì thôi chớ nhậu rồi khó bỏ à!”.
Hiền Nhân – Theo Thanh Niên

"Vũ nữ chân dài" - món ngon miền Tây "đốn tim" dân nhậu

Khô nhái, vốn được giới ăn nhậu đặt cho những cái tên mỹ miều “vũ nữ chân dài”, “kiều nữ đại gia” hay “cô gái chân dài”… bán giá 400.000-500.000 đồng/kg.

   
 "vu nu chan dai" - mon ngon mien tay "don tim" dan nhau hinh anh 1
Làng làm khô nhái ở ấp Vĩnh Hạ, xã Vĩnh Trung, huyện Tịnh Biên (An Giang) có hơn 50 hộ chuyên sống bằng nghề soi nhái đem về làm khô. Khô nhái, vốn được giới ăn nhậu đặt cho những cái tên mỹ miều “vũ nữ chân dài”, “kiều nữ đại gia” hay “cô gái chân dài”… bán giá 400.000 -500.000 đồng/kg. 
 "vu nu chan dai" - mon ngon mien tay "don tim" dan nhau hinh anh 2
Để có sản phẩm làm ra khô nhái, thanh niên ở xã Vĩnh Trung mỗi đêm khuya phải lặn lội đi soi nhái ở ngoài đồng để đem về làm khô “vũ nữ chân dài”. Đây là một nghề vô cùng vất vả nhưng thu nhập khá cao. Một người siêng năng chịu khó, mỗi đêm có thể kiếm 50 - 12kg nhái tùy mùa, cho thu nhập bình quân 200.000 đồng. Đồ nghề săn nhái là cây vợt lưới dầy, cán vợt được làm bằng thân cây trúc to bằng ngón chân cái và có chiều dài hơn 2m. Trong đêm tối hun hút, người soi phải thật nhanh tay, lẹ mắt, thường xuyên căng mắt, theo dõi cử động của từng con trước khi chụp. Khi nào đầy vợt người ta mới mở miệng túi cho nhái vào giỏ và cứ thế tiếp tục lần mò từ ruộng này qua ruộng khác, có khi phải lội qua các xã ấp vùng sâu, vùng xa hàng chục km.
 "vu nu chan dai" - mon ngon mien tay "don tim" dan nhau hinh anh 3
Nhái cơm con nhỏ, sau khi lột da, phơi khô chỉ còn bằng ngón tay. Do thơm ngon nên dân nhậu đã tặng cho loài khô này những cái tên khá ngộ nghĩnh nhưng không kém phần dí dỏm.
 "vu nu chan dai" - mon ngon mien tay "don tim" dan nhau hinh anh 4
Sau khi lột da nhái xong, cần phải đem đi rửa nước sạch. Chị Nguyễn Thị Tươi, một người chuyên sản xuất khô nhái ở xã Vĩnh Trung, cho biết muốn cho khô nhái đạt chất lượng cao chị phải ướp nhái với tiêu, ớt, muối cho thấm đều trước khi phơi.
 "vu nu chan dai" - mon ngon mien tay "don tim" dan nhau hinh anh 5
Thông thường ướp khô nhái với nhiều gia vị phải để 1,5 - 2 tiếng mới vớt nhái ra phơi. Công đoạn tiếp theo là xếp nhái thẳng hàng trên giàn phơi.
 "vu nu chan dai" - mon ngon mien tay "don tim" dan nhau hinh anh 6
Nhái sống thành đàn và xuất hiện quanh năm trên đồng ruộng hoặc dưới chân núi, nhiều nhất là mùa mưa. Anh Lê Thanh Dũng, một người chuyên săn nhái, cho biết khô nhái xuất phát đầu tiên từ Campuchia đưa sang.
 "vu nu chan dai" - mon ngon mien tay "don tim" dan nhau hinh anh 7
Sau đó đến lượt bà con vùng Bảy Núi làm theo. Nhờ khéo tay lại chế biến tinh tế nên không bao lâu khô nhái miệt này trở thành món ngon nổi tiếng ở miền Tây.
 "vu nu chan dai" - mon ngon mien tay "don tim" dan nhau hinh anh 8
Hiện nay, tại ấp Vĩnh Hạ, xã Vịnh Trung, huyện Tịnh Biên có khoảng 50 người sống bằng nghề soi nhái để cung cấp nhái thịt cho 5 cơ sở sản xuất khô. Chị Trần Thị Mai Xuân phấn khởi cho biết vào mùa mưa, nhái xuất hiện nhiều mỗi ngày gia đình chị làm được 15kg nhái khô. Còn mùa nắng chỉ khoảng 4 - 5kg, không đủ hàng để giao.
 "vu nu chan dai" - mon ngon mien tay "don tim" dan nhau hinh anh 9
Bình quân cứ 4 kg nhái tươi sẽ cho một kg khô với giá khoảng 540.000 đồng/kg, còn vào dịp Tết khô nhái lên 650.000 đ/kg mà không có hàng để bán. Khô nhái phơi dưới ánh nắng khoảng 8 - 9 tiếng là có thể bán.
Theo (Theo Zing)

Chuyện phụ nữ miền Tây nhậu: Nhậu với chồng, bất đồng ý kiến nên… đốt nhà

Một ngày đẹp trời, chị A và chồng ngồi nhậu trong căn nhà của hai người. Khi ngà ngà say, hai vợ chồng bất đồng ý kiến, chị đòi đốt nhà anh. Anh thách, thế là chị bật hột quẹt đốt nhà thật.
Nhậu với chồng rồi tự đốt nhà, tan vỡ vẫn không bỏ nhậu
Nói về nhậu có lẽ chị A. ở xóm nhà tôi là bật thầy. Trước kia, chị không biết đến rượu bia, quanh năm cắm mặt vào tiệm làm tóc của gia đình. Nhưng chị có giọng ca rất hay nên mỗi khi chồng chị nhậu thì kéo chị đi cùng để chị tham gia văn nghệ cho có tụ. Từ từ, chị thành "cao thủ" khi nào không ai hay.
chuyen phu nu mien tay nhau nhau voi chong bat dong y kien nen dot nha
Cũng như cánh đàn ông, phụ nữ có cả ngàn lí do để nhậu
Giờ thì, sáng sớm chỉ cần trái ổi, trái xoài chua thì chị cùng chồng, con có thể đưa cay được. Nhớ có lần, tôi đang ở trong nhà nghe tiếng chị la um sùm ngoài đường. Chạy ra xem thì thấy chị đang túm áo một người đàn ông lại đòi tiền. Hỏi ra mới biết, chị và người đó hùn tiền nhậu nhưng bạn nhậu chị chơi..."xấu" nhậu xong đứng dậy đi về nên chị chạy theo đòi tiền.
Chưa hết, một ngày đẹp trời chị và chồng ngồi nhậu trong căn nhà của hai người. Khi ngà ngà say, hai vợ chồng bất đồng ý kiến, chị đòi đốt nhà anh, anh thách thế là chị bật hột quẹt đốt nhà thật.
Đến giờ, mọi người vẫn truyền tai nhau câu chuyện nữ công chức cơ quan nọ. Vì suốt ngày bận tiếp khách, ngày nào về đến nhà là say mèm. Người chồng không thể nào chấp nhận một người vợ hết say rồi xỉn, nên đâm đơn ra tòa ly dị, các con cũng theo cha.
Chia tay chồng, chị càng nhậu nhiều hơn, rồi cặp bồ với một bạn nhậu bị vợ bạn nhậu đánh ghen. Vụ việc ầm ĩ, đơn thưa đến cơ quan... Xấu hổ, chị xin nghỉ việc về mở quán nhậu, thế là chị nhậu dữ hơn. Nhưng vừa rồi, mới nghe chị nhập viện vì bệnh gan.
Vừa nhậu vừa... vặt lông vịt để làm thêm mồi
Đã mấy năm nhưng trong tôi vẫn còn nhớ mãi cuộc nhậu với mấy chị em nhà bạn học của anh trai. Hôm đó, tôi cùng anh trai đến thăm ông bạn vừa đi viện về. Có lẽ do người nhà vừa qua cơn thập tử nhất sinh mừng quá nên vợ chủ nhà và em chủ nhà tất bật chuẩn bị mồi mời khách. Dù anh trai tôi cố từ chối, vì còn phải chạy xe máy nhưng chị chủ nhà thì cứ khăng khăng phải nhậu vài ly rồi về.
Như sợ khách về, chị chủ nhà chạy nhanh ra chuồng bắt con vịt, mổ bụng lấy bộ lòng vào xào làm mồi nhắm để giữ chân khách. Rồi chị cầm điện thoại gọi chiến hữu của mình. Ít phút sau những chiến hữu của chị chủ có mặt.
Để đưa cay tiếp khách, chị chủ nhà bê con vịt lên ngồi nhổ lông cạnh mâm nhậu. Khi tới lượt mình, người em chị ấy cầm ly rượu đút cho chị uống. Một hình ảnh mà sống nửa đời người tôi mới chứng kiến. Hôm đó, anh em chúng tôi bị chị chủ nhà cùng các chị chiến hữu của chị "hạ đo ván".
Ở miền Tây, phụ nữ có cả ngàn lí do để nhậu. Một sáng cuối tuần, bà chị mà chúng tôi hay gọi là "Diệt Tuyệt sư thái" gọi điện đi uống cà phê. Gom gom cuối cùng được 6-7 đứa, gọi nước uống ra, chưa kịp uống được nửa ly nước bổng "Diệt Tuyệt sư thái" có ý kiến: "Không lẽ gặp nhau ngồi cà phê, nhìn mặt nhau chán thấy mồ. Thôi giờ chạy lại quán A. làm vài ve đi”.
Ban đầu có 1- 2 ý kiến từ chối vì không lẽ cả đám nữ lại kéo đi quán nhậu. Thế là "Diệt Tuyệt sư thái" lấy điện thoại ra gọi mời mấy nam nhân đến làm..."bình phong". Vậy là buổi cà phê trở thành buổi nhậu từ sáng cho đến tối.
Tôi có nhỏ bạn cũng xinh gái, hoạt ngôn, hát hay thế là nó luôn là người được phân công tiếp khách của cơ quan. "Cơ quan đi giao lưu sếp cũng gọi, đi công tác sếp cũng gọi, đi tiếp khách sếp cũng gọi, đôi khi 1 tuần ngày nào trong người tao cũng có rượu bia. Nhiều lúc từ chối vì đuối nhưng sếp nói khó, nói khăn lại phải đi nhậu", đứa bạn ngao ngán kể.
Nó cũng rút ra bài học "kinh nghiệm" cho bản thân là vào bàn nhậu phải tranh thủ "ăn gian" để bảo toàn...sức khỏe. “Phụ nữ tụi mình khi nhậu phải biết “ăn gian” mới cầm cự nổi. Khi bị để ý, không “ăn gian” được, buộc phải uống, thì phương cách cuối cùng là vào nhà vệ sinh móc cổ ói cho rượu bia ra hết, rồi nhậu tiếp. Ban đầu rất khó chịu, nhưng dần cũng quen”, bạn thú nhận.
H. là nhân viên của cơ quan đầu não ở địa phương nọ. H. là "tay nhậu cừ khôi" của cơ quan nên luôn có mặt trong các cuộc nhậu của cơ quan, của sếp tiếp khách, giao lưu. Chiều nào, H. cũng phải chạy "show" nhậu, lớp đi nhậu với sếp, lớp tụi bạn ngồi chờ. Có lẽ, do nạp quá nhiều rượu bia nên gan của H. "biểu tình" khiến da toàn cơ thể vàng như nghệ, phải nhập viện điều trị.
Một người chồng hư, chỉ hư người chồng. Một người vợ hư, hư cả gia đình. Điều đó cũng đúng trong chuyện nhậu, khi người phụ nữ vốn là linh hồn của gia đình sa đà vào chuyện nhậu, hậu quả sẽ nặng hơn người chồng “nát rượu”!
chuyen phu nu mien tay nhau nhau voi chong bat dong y kien nen dot nha Chuyện phụ nữ miền Tây nhậu: Mua xe máy nhưng không tập lái vì sợ... gây họa Cô ruột và bác dâu của tôi là hai nữ 'ma men' đặc biệt nhất cù lao. Bởi họ sắm xe máy để đi lại ...
Thanh niên

Sự thực đắng lòng về "gái miền Tây"

Sự thực đắng lòng về "gái miền Tây"

Bài viết dưới đây hé lộ một góc nhìn về hoàn cảnh của các cô gái miền Tây vào buổi "thị trường" "giao lưu mở cửa" bùng nổ ở Việt Nam.

Nhà văn quá cố Sơn Nam là bộ bách khoa toàn thư về xứ sở ĐBSCL, hay còn gọi là miền Tây Nam Bộ. Lạ lùng và đáng khâm phục nhất là không biết tự chạy xe, chỉ biết đi bộ, vậy mà ông đã rảo khắp ngóc ngách vùng sông nước này đến tận cùng. Có lẽ đến nay chưa có ai quen thuộc ĐBSCL như nhà văn Sơn Nam. Với ông, ĐBSCL rõ như trong lòng bàn tay mình vậy.
Hơn 10 năm trước, nhà văn Sơn Nam tá túc trên căn gác trọ tầng 3 năm trên đường Nguyễn Văn Nghi, quận Gò Vấp (TP.HCM).
Gần nơi ông trọ, có một cô gái cùng quê Kiên Giang với ông gặp chuyện khó khăn dưới quê, lên thuê phòng trọ ở để buôn bán rau ngoài chợ mưu sinh hàng ngày.
Mỗi buổi sáng cô thức dậy lúc 3 - 4 giờ lấy mua rau từ ngoại thành chở vào để bán lẻ lại kiếm sống.
Vốn có chút nhan sắc, nên cô bị đám thanh niên, đàn ông “quấy rầy”. Quấy rầy nhất và làm khổ nhất là anh chàng... cảnh sát khu vực!
Vì phận gái quê, không hiểu biết nhiều nên khi lên thành phố cô không chủ động chuẩn bị sẵn đơn xin tạm trú tạm vắng (hồi ấy thủ tục nhiêu khê hơn hiện nay gấp nhiều lần), nên đành phải ở “chui”.
Con gái miền Tây. Ảnh minh họa
Lợi dụng thế khó của cô, anh chàng cảnh sát khu vực biến chất kia gây khó dễ đủ điều để bắt cô phải “chiều” anh ta. Những lần đi nhậu về, anh ta đều tạt vào phòng trọ bắt cô gái “chiều”.
Không chấp nhận là anh ta dọa “bắt nhốt”, “trục xuất ra khỏi địa phương”! Vì đơn thân độc mã, cô gái quê mùa phải cắn răng chịu đựng.
Cô gái xa xứ cam phận chịu đựng một thời gian thì vô tình gặp nhà văn Sơn Nam. Biết là cùng quê, nhà văn và cô gái nhanh chóng thân quen, xem như chú cháu.
Dần dà, cô gái kể hết nỗi khổ tâm đang mắc phải chưa biết giải quyết ra sao. Nhà văn nghe xong vô cùng bất bình. Nhưng ông biết làm gì bây giờ, nhà văn cũng chỉ là “thường dân” như bao người bình thường khác?
Sau bao ngày suy nghĩ, ông “tư vấn” cho cô gái: “Thôi con làm ở nhà hàng karaoke đi, chứ tội gì phải khổ cực quá mà còn phải “phục vụ” miễn phí tụi nó nữa!”.
Thế là cô gái trở thành nhân viên quán karaoke trên đường Quang Trung, quận Gò Vấp. 
Nỗi đau và sự chia sẻ
Những cô gái dưới quê lên tìm chốn mưu sinh tại thành phố được nhà văn Sơn Nam đồng cảm, xót thương tới cùng.
Gần nơi ông ở có vài cô gái miệt vườn hành nghề “ôm” ở các quán karaoke, quán nhậu. Ông chia sẻ với họ nỗi buồn phải làm “nàng Kiều” nơi chốn thị thành.
Chỉ có điều, sự “tư vấn” của ông chỉ tới đó, còn lại ông mù tịt nên mới có chuyện oái oăm. Có một cô “đi khách” không biết cách “đề phòng” nên dính bầu. Khi phát hiện đã quá muộn đành để vậy sinh con.
Đứa trẻ ra đời, người mẹ cũng hết tiền sinh nhai đành phải đi làm. Một mình ở nơi thị thành, đứa bé không biết gởi đâu.
Nhà văn Sơn Nam lúc ấy đã gần 80 tuổi xót xa cho mẹ con cô gái, bèn nhận lời…giữ cháu bé mới sinh! Ai thấy cũng cảm thương cho “ông già ốm yếu, lụm khụm chăm em bé nhỏ xíu”. Một tờ báo lớn ở TP CM đã có bài viết về cảnh ngộ “cười ra nước mắt” của ông lúc ấy. Tuy nhiên, với nhà văn Sơn Nam, “đó là niềm vui lớn” của ông.
Nhà văn Sơn Nam có cái nhìn đồng cảm về phụ nữ miền Tây Nam Bộ.
Căn phòng trọ của ông sống cùng với những người dân, sinh viên tứ xứ dồn về thành phố mưu sinh, học tập. Gần 10 năm cuối đời, ông sống như khách trọ với bao người dân nghèo nơi phố thị.
Nhiều người chẳng biết ông là ai, cứ nghĩ là ông già bị bỏ rơi, cô đơn. Cho đến khi kỷ niệm 300 năm thành lập Sài Gòn, xem ti vi họ mới biết đấy là nhà văn lớn, nhà hóa lớn của vùng đất Nam Bộ.
Cái lý của nhà văn Sơn Nam
Trong gần 10 năm “đi bụi” sống trọ ở Gò Vấp, buổi sáng nhà văn Sơn Nam thường ra ngồi ở quán cà phê bụi gần Nhà văn hóa quận trên đường Nguyễn Văn Nghi.
Anh Nguyễn Viết Tân, cộng tác viên của của Báo SGGP là người phụ giúp ông liên lạc với những người quen thuộc; thỉnh thoảng chở ông đi đến các tòa soạn lấy nhuận bút hoặc chuyển bài của ông tới các tòa soạn. 
Nhà báo Tăng Quỳnh, lúc ấy ở báo Người Lao động nay về báo Tuổi Trẻ, nhà báo Khiết Hưng, báo Tuổi Trẻ thường cất công chạy lên đây ngồi cà phê với ông, giúp ông đi dự các dịp lễ lớn ở các tỉnh.
Câu chuyện nhà văn Sơn Nam “xúi” một cô gái đi làm “nhân viên karaoke” khiến tôi suy nghĩ rất nhiều và kéo dài suốt thời gian sau này. Trong một lần ngồi cà phê bụi với ông, hỏi về thân phận những cô gái miền Tây lên thành phố mưu sinh bằng những nghề “hương phấn”, ông ngậm ngùi:
“Đàn bà xứ dưới (tức miền Tây) “hồng nhan bạc mệnh”. Con gái da trắng, ngộ lắm.
Ngày xưa còn nghèo, thiếu thốn, sáng thức dậy làm gì có bàn chải đánh răng như bây giờ, phải lấy cau khô chà răng cho trắng. Vậy mà mấy 'thằng Tây' chết mê chết mệt. Nay vật chất nhiều, hổng thiếu thứ gì bán đầy xung quanh, nhưng làm ra tiền ở dưới khó khăn lắm.
Đàn ông xứ dưới ăn nhậu tối ngày, sao lo nổi cho người đàn bà. Mà nhậu nhẹt hoài thì sanh đủ chứng đủ tật, người phụ nữ phải chịu đựng hết. Bởi vậy, con gái lớn lên thấy cảnh vậy buồn lo, sợ đời mình cũng phải chịu đựng những điều chướng tai gai mắt, tìm cách thoát thân. Lên thành thị không nghề nghiệp, kiếm việc làm ra tiền nuôi thân không dễ. Thôi thì…”.
Tới đây giọng ông chùng xuống. Ông đã bất lực khi có lời khuyên cô gái đồng hương trong cảnh ngặt nghèo đi vào chốn phấn hương mưu sinh mà lòng trĩu buồn vời vợi. Ánh mắt sau cặp kính dày cộp của ông như đẫm nước mắt….
Gần 10 năm sau bôn ba khắp các vùng sông nước ĐBSCL, gắn bó với vùng đất này, càng thấm thía hơn những gì mà nhà văn Sơn Nam đã nói.
Mảnh đất trù phú bậc nhất thế giới này mà không có đủ những “cây bách”, “cây tùng” cho người phụ nữ nương tựa đời mình, để họ phải “ra đi” với bao hờn tủi, nước mắt chất chứa hay sao?
Tuy nhiên, đây chưa phải lý do duy nhất. Trong buổi giao lưu văn hóa với các dân tộc, quốc gia, việc hôn nhân “dị chủng” là bình thường. Nhưng trên mảnh đất này mấy cô gái nào được hưởng diễm phúc đó?
Phần lớn họ phải làm “nàng Kiều” hy sinh đời mình, dấn thân vào con đường vô định để “cứu” cha mẹ, anh em đang sống ở nhà!.
Theo VietnamNet

LẤY VỢ MIỀN NÀO? – BÌNH LUẬN CON GÁI BẮC TRUNG NAM

CON GÁI BẮC


Con gái người Bắc (mà điển hình là con gái Hà Nội), là những cô gái khôn ngoan và tinh tế. Họ làm ra vẻ như rất giữ khuôn nếp nhưng thực ra họ đong đếm bạn kỹ lưỡng trước khi bật đèn xanh cho bạn tiến đến.
Họ nghĩ nhiều đến vấn đề gia đình đôi bên môn đăng hộ đối, do đó khi đã thành đôi rồi, dù bên ngoài có nhìn vào như thế nào đi nữa họ cũng vẫn thấy vừa lòng với nhau và cuộc sống hôn nhân ít xao động.
Nếu mà như thế được cả thì đâu có gì mà nói nhỉ ?
Sau khi về nhà chồng thì những cái mà các cô dâu Bắc hay có là :
– Khắc kỵ với mẹ chồng.
– Kiểm soát chồng chặt chẽ và tranh giành tài sản cũng như quyền lực trong nhà chồng.
Còn trong gia đình thì khỏi nói : con gái Bắc coi chồng như một anh lao công và khi nắm quyền lực trong gia đình rồi thì bắt đầu nhiều lời. Những câu nói đay nghiến dấm dẳng không biết có phải từ trong tiềm thức tổ tiên để lại bắt đầu tuôn ra một cách rất tự nhiên.
Khi những điều đó bành trướng lên quá đáng thì anh chồng bắt đầu ngao ngán gia đình – chuyện ngoại tình là sẽ đến và nếu có điều kiện là “chuồn” luôn cái bà vợ chán chường đó mà đi lấy một người vợ khác.
Con gái Bắc còn có tật thiên vị tình cảm nội ngoại, và không ít những chuyện không hay thường bắt nguồn từ nàng dâu.Thêm một tính nữa là hơi một tí là bỏ về nhà cha mẹ, và gia đình ngoại hay có chuyện can thiệp vào gia đình chồng.
Nói đến các cô gái Bắc còn phải nói đến cái tính điêu ngoa và đanh đá. Và từ đó dẫn đến hỗn láo xấc xược là rất gần. Những cuộc cãi nhau, chửi nhau của các bà vợ Bắc cứ như những bản nhạc được học thuộc lòng trước khi lên xe hoa.
Tránh được mấy điều này thì các cô gái Bắc trở thành số một vì họ là những người tiếp tay cho chồng rất đắc lực trong công việc làm ăn, cai quản tài sản, chăm sóc con cái. Sẵn sàng hy sinh vì chồng. Ở tù, ăn đạn cho chồng cũng OK luôn.
Tình gái Bắc
Em chả đâu / Ngượng lắm đấy / Ai lại thế / Cứ như ranh / Tí tẹo thôi / Nhớ đấy nhé / Mặt dầy tợn / Chỉ nghịch ngợm / Không ai bằng / Cứ hung hăng / Như ăn cướp / Thôi cũng được / Phải giao trước / Cấm chạy làng / Hễ lang bang / Em xẻo trước…
Em nhớ giữ tính tình con gái Bắc 
nhớ điêu ngoa nhưng giả bộ ngoan hiền 
nhớ dịu dàng nhưng thâm ý khoe khoang 
nhớ duyên dáng, ngây thơ mà…xảo quyệt.

CON GÁI TRUNG


Miền Trung được tính từ Thanh Hóa – Nghệ An – Hà Tĩnh vào đến Phú Yên, Ninh Hòa. Có thể nói đây là một khu vực nhân văn đa dạng.
Phía Bắc thiên về văn hóa Hà thành còn phía Nam thiên về Sài thành.
Họ đều có những đức tính chung của những người con của biển.
Con gái miền Trung cần cù, nhẫn nhục. Những bông hoa xương rồng lộng lẫy. Tình yêu của họ không rộ nở tưng bừng nhưng lại sâu lắng. Họ ít đòi hỏi nơi người chồng nhưng lại hy vọng rất nhiều vào người chồng. Nếu ai cần một người vợ để dựng nghiệp thì nên chọn con gái miền Trung.
Bạn sẽ luôn được sự yên tâm về lòng chung thủy của họ. Họ cần cù nhẫn nhục chịu đựng gian khổ với bạn. Nhưng nếu mà bạn đổ đốn ra, phụ bạc chân tình của họ thì cũng hãy coi chừng đấy. Đã nghe câu “con gái Bình Định múa roi dạy chồng” chưa ? Điểm yếu của những cô gái miền Trung là hơi quê mùa, dù rất nhiều cô tỏ ra mình bảnh như ca sĩ Mỹ Tâm chẳng hạn… bạn vẫn nhìn được cái nét quê mùa của họ.
Miền Trung nói chung và nên có nói riêng về Huế.
Đó là một vùng đất dường như là rất riêng biệt của Việt Nam. Huế có văn hóa của cố đô nên Huế trầm lặng, lắng đọng và lãng mạn như những vần thơ.
Những cô gái Huế có những nét rất riêng biệt đối với miền Trung và các vùng khác trên lãnh thổ Việt Nam do cái truyền thống cố đô để lại.
Nhưng nếu bạn cưới được một cô vợ người Đà Lạt thuần gốc… Đó là những tiểu thư gốc người Huế vào Đà Lạt dựng nghiệp từ thời Pháp thuộc.
Những tiểu thơ da trắng môi hồng với văn hoá Anh, Pháp, Việt. Bạn khó kiếm ở đâu trên thế giới một người vợ lý tưởng hơn ở đây. Cao nguyên Lâm Viên với rất nhiều thú vị cho những chàng trai đi tìm vợ.
Có những cô gái làm bạn ngỡ ngàng về nhan sắc cũng như về phong cách. Bạn ngơ ngẩn bám theo và rồi hiểu ra đó là một cô gái Jarai lai Pháp từ cái thời ông cố nội nào đó. Bạn cũng có thể gặp những cô gái da trắng tóc vàng, mắt xanh và mũi cao như Tây. Nhưng kìa, cô ấy nhu mì và có vẻ như không văn minh hơn những người Kinh. Họ là những người dân tộc Thái gốc Indian.
Tôi khuyên bạn là nếu quen những cô gái ấy, đã yêu thương thì phải cưới, nếu không thì rất là phiền phức đấy ! Làm quen với họ không khó nếu biết cách (vì họ có vẻ hơi cô lập).
Mách bạn nhé : Bạn để ý con đường đi làm của nàng… có thể là ở đâu đó hay ở nương rẫy… và chờ ở đoạn suối trên đường đi… Các nàng này rất thích tắm suối và khoe thân thể kiều diễm của mình… Bạn cứ việc ngắm và thích ai thì cứ để bụng, thò đầu ra lúc này mất mạng không ai thương đâu… Sau đó thì tìm cách gặp nàng và nói là đang tương tư nàng từ cái hôm ấy… Thành công hay không còn tùy cái bản mặt của bạn !
Tình gái Trung
Dị kể chi Răng làm rứa Người chi mô Nhột thấy mồ Anh bên nớ Tui bên ni Răng cớ gì Ưa lấn đất Đừng lật đật Mạ ra chừ Mang tiếng hư Nói nhỏ nì Tối nay hỉ… 
 Em nhớ giữ tính tình người Trung nhé 
Nhớ hững hờ nhưng tranh đấu nội tâm
Nhớ vui tươi nhưng đau khổ âm thầm
Nhớ kín đáo đoan trang mà lãng mạn…

CON GÁI NAM


Những cô gái miền Nam thực sự rất thoải mái mỗi khi tiếp xúc với họ… Cái chất đơn giản mộc mạc của họ là cái nét làm cho mọi người dễ gần.
Giọng nói của người miền Nam trong sáng như tâm hồn họ vậy.
Nếu nói là những cô gái miền Nam không có chiều sâu tâm hồn cũng có phần nào đúng, bởi nếu họ cũng sâu lắng thì lấy đâu cái nét hồn nhiên trong sáng kia chứ. Đó là cái đặc tính được thiên nhiên ưu đãi cho những con người sống trên vùng đất phù sa màu mỡ.
Chinh phục một cô gái miền Nam không khó. Họ dễ tin, không tính toán quá xa xôi… Cũng vì thế giữ được một cô gái miền Nam trong vòng tay của mình lại đâm ra khó… vì ai họ cũng tin cả…Ta có thể thấy số phụ nữ miền Nam thôi chồng, tái hôn rất nhiều là vì các ông chồng không có đủ bản lĩnh để giữ họ.
Tâm hồn của họ gần như là người phương Tây. Khi mà bạn không còn là niềm tin của họ nữa thì họ cũng chẳng lưu luyến bạn làm gì cho mệt xác.
Nói như thế không có nghĩa là nói họ không chung thủy hay hời hợt trong tình cảm.
Do sự ưu đãi về phong thổ và tập tục, họ là những người thực dụng.
Tình yêu của họ luôn có giá trị của bạn kèm theo. Họ là những bông hoa giữa trời, giữa đời… Nở rộ một thời xuân sắc và rất nhiều nỗi buồn khi đã tàn hương… Không nhiều người biết lo cho cái tuổi về chiều của mình… Họ sống tưng bừng một thời và chấp nhận những hẩm hiu trong buổi chiều cuộc đời.
Đó là tình trạng đang có nhiều ở các bậc tiền bối của các cô gái miền Nam. Họ là những người rất đáng thương.
Lấy một cô gái miền Nam ? Bạn có thể mà.
Đó là một bông hoa, một con bướm tung tăng bên bạn. Sống rất nhiệt tình với bạn. Sự đòi hỏi của họ cũng không cao. Vấn đề là bạn cũng đừng quá tệ.
Về phong tục tất nhiên là dễ dàng hơn mọi vùng miền : thương nhau một bữa cơm đơn giản cũng thành vợ thành chồng.
Lấy một cô gái miền Nam làm vợ ?
Bạn hãy nên nếu bạn có một mức sống tương đối. Bạn ít khi phải đau đầu về họ và đó là một trong những bí quyết sống thọ. Nhưng đừng nghĩ tất cả họ là như thế nhé. Guốc dép sẽ bay vèo vèo khi mà bạn nhìn không kỹ và nghĩ ai cũng thế.
Ở miền Nam con gái Sài Gòn là một đặc trưng. Họ không khác nhiều với những vùng phụ cận, có chăng là lịch lãm hơn và đương nhiên cái nhìn cũng cao hơn. Ngày nay sự pha trộn của nông thôn vào Sài Gòn cũng làm bão hòa cái đặc tính của con gái Sài Gòn. Đó là dưới cái nhìn tổng quát về con gái Sài Gòn.
Nhưng tinh ý một chút bạn vẫn có thể nhìn ra ,phân biệt được con gái Sài Gòn và những cô gái nhập cư.
Có ba dạng nhập cư:
1- Những cô gái từ các tỉnh thành tới Sài Gòn để làm ăn sinh sống.
2- Những cô gái theo gia đình nhập cư và định cư tại Sài Gòn.
3- Những cô gái mà cha mẹ nhập cư vào Sài Gòn và được sinh ra ở Sài Gòn.
Trong thành phần thứ 3 này có cô thì đúng là sinh trưởng theo môi trường và thành dân đô thị chính hiệu. Có cô thì vẫn giữ nề nếp của gia đình như ngày ở tỉnh thành.
Tôi gặp nhiều bạn người Bắc vẫn còn giữ nguyên nể nếp từ lời ăn tiếng nói, cách sống y như những người ở quê nhà dù ông nội là người di cư vào Nam từ năm 1954.
Sài Gòn với tất cả những cái phức tạp của một thành phố lớn nhất Việt Nam cho một cái nhìn đa dạng về con người. Có thể nói ở đây có tất cả mọi đẳng cấp – bạn thích đẳng cấp nào cũng có… Không ở đâu kiếm vợ dễ hơn ở Sài Gòn. Và cũng không ở đâu nuôi vợ khó như ở Sài Gòn. Vì mảnh đất này cái gì cũng phải trả tiền.
Bạn phải có công ăn việc làm, thu nhập ổn định thì mới nên nghĩ tới việc lấy một cô vợ ở đây. Không thể không nói đến những người đẹp Bình Dương và Tây Đô (Cần Thơ) – hai vùng đất sản sinh ra những người đẹp nổi tiếng của miền Nam. Họ là những bông hoa đáng yêu và bạn dễ dàng chết ngất khi gần họ.
Và muốn gần họ, thân cận với họ ? Nói nhỏ cho bạn biết nhé : Bạn phải biết nghe cải lương !
Tình gái Nam
Ý chèng ui / Hổng được đâu / Cái mặt ngầu / Tui ớn lạnh / Ngồi bên cạnh / Rục rịch hoài / Lỡ gặp ai / Kỳ qúa hà / Thôi dzô trỏng / Cho thỏa lòng / Đồ qủy sứ / Để từ từ / Nè cha nội… 
Em nhớ giữ tánh tình người Nam nhé
Nhớ lanh chanh nhưng rất thiệt thà
Nhớ nhiều lời nhưng không biết điêu ngoa
Nhớ đanh đá, kiêu căng mà tốt bụng.
 (theo Ngọc Linh)
So sánh con gái Bắc và Nam
Gái miền nam nó yêu mình, mình là ông chủ. Đúng kiểu xuất giá tòng phu. Mình đi làm vất vả về muộn, say xỉn, nó chạy ra ngọt ngào: anh đi làm về có mệt không. Anh ăn gì, uống gì.
Gái bắc, nó yêu mình, nó sở hữu mình luôn. Đi làm về muộn 15 phút, mặt nó như cái mâm.Gái nam mình xỉn, nó chăm mình nôn mửa các kiểu
Gái bắc mình xỉn, nó gọi đt cho bạn mình để kiểm tra đi đâu, mình xỉn, nôn mửa, thì kệ mình.Gái nam nó không đòi hỏi nhiều trách nhiệm. Yêu và cưới tự nhiên như không.
Con gái bắc, mình cầm tay nó là nó coi như mình có trách nhiệm với nó cả đời. Thế mới tệ chứ.Gái miền nam gần như không có khái niệm bình đẳng giới.
Gái bắc thì lại bình đẳng quá. Nhiều khi không biết ai là tướng trong gia đình.Gái bắc mà có chồng tòng teng, nó cắt … luôn. Cắt xong rồi ngồi khóc hu hu.
Gái nam mà có chồng tòng teng. Nó đến phang con kia bét nhè luôn. Xong về nhà vẫn thờ chồng như một, chả vấn đề gì.Gái bắc mà ko hài lòng về chồng, ví dụ chồng lăng nhăng. Đến cơ quan kể um với chị em đồng nghiệp. Chị em xúm lại “Bỏ mẹ nó đi, cần đ’o gì”. Bình đẳng giới mà
Gái nam thì không có khái niệm không hài lòng về chồng.Nhưng gái nam, nó là bồ mình, nó là vợ mình, mình phải lo cho nó đến tận răng. Tức là mình làm ăn ngày càng phải tấn tới. Mình sa cơ lỡ vận, nó chạy luôn.
Gái bắc, mình sa cơ, nó đi bán rau, bán cháo để nuôi mình
———————–“- Gái Bắc cần kiệm, biết lo xa nhưng ….. dữ , hở chút là ….cắt ….cắt .
– Gái Nam rộng rãi, không biết lo liệu chu đáo như gái Bắc, bù lại tánh nết hiền lành, chồng có bồ nhí thì đi “woánh” con nhỏ kia rồi rước chồng về .”
“Vậy gái ngon nhất là gái Bắc “lai” .
– Sinh ra ở miền Bắc nhưng học hành, sinh sống và trưởng thành trong Nam . (được dân Nam “cải tạo” rồi)
– Cha mẹ người Bắc nhưng sinh và lớn lên tại miền Nam . (dân 54, nhóm này “sáng giá” nhất)
– Có cha bắc, mẹ Nam hay ngược lại . (có di truyền sinh học “chất miền Nam”)
– Gốc Bắc nhưng đã du học hay đã từng sinh sống ở ngoại quốc . ( tiếp nhận được đời sống văn minh, phóng khoáng thay đổi được nhiều định kiến về quan hệ gia đình cổ ưa cũ rích)
Tiếp nữa về con gái miền Trung 
Bài viết này chỉ mang tính tham khảo, được sưu tầm của 1 tác giả trên trang yume.vn
Ngoài ra các bạn nên tham khảo nhiều nguồn bài viết khác và đi tìm hiểu thức tế để có một cái nhìn tổng quát đánh giá mang tính khách quan hơn, không nên chỉ dựa vào bài viết này để đánh giá.
Người ta bảo “Ăn cơm Tây, lấy vợ Nhật…” Người phụ nữ Nhật nổi tiếng bởi sự gia giáo, khéo léo, nữ công gia chánh giỏi giang và rất mực chiều chồng. Quả là người vợ lý tưởng cho các quý ông. Còn trong nước thì sao? Lấy vợ con gái vùng nào thì tốt nhất?Người ta bảo “Ăn Bắc, mặc Nam” hay có nhiều biến thể khác cũng tựa tựa như nhau. Câu này được giải thích theo nhiều cách khác nhau. Một cách giải thích ngắn gọn mà nhiều người hay nghĩ đến đó là: người Bắc thì ăn ngon hơn, còn người Nam thì mặc đẹp hơn. Còn cách giải thích khác nữa là, người Bắc khéo hơn, kỹ hơn trong chuyện ăn uống, kén món ăn, cách chọn món ăn và cách chế biến, còn người Nam xuề xòa hơn, đơn giản hơn, ví như chỉ cần bắt được con cá quả, xọc cây tre vào giữa, cắm ngược xuống đất, phủ rơm nước xung quanh là được bữa nhậu say, món gà ăn mày đắp bùn, vịt nước đất sét… cũng tựa tựa như thế. Điển hình nhất trong so sánh là chuyện ăn uống vào dịp lễ Tết, người Bắc cầu kỳ và coi trọng hơn, giết lợn, mổ bò. Dân Nam khách đến nhà bắt con vịt bẻ cổ một cái là được nhiều món ngon.”Mặc Nam” là ý nói miền Nam ăn mặc sơ sài hơn, không cầu kỳ, hình thức như người miền Bắc. Bởi một lẽ đất Kinh Bắc định hình từ ngàn xưa, văn hoá và lễ nghi truyền thống chặt chẽ hơn, trong khi miền Nam là vùng đất mới, dân nhập cư từ khắp tứ phương.
“Ăn Bắc mặc Nam” một phần nào đó có cái lý riêng của nó. Tất nhiên câu nói đó chỉ đúng với một thời điểm lịch sử cụ thể nào đó thôi. Cuộc sống hiện đại mọi thứ đều thay đổi và hòa lẫn vào nhau.
Người ta nói về miền bắc, nói về miền Nam, còn miền Trung thì sao? Ngày xưa ông bà ta nói câu đó, chỉ mới nói đến hai đầu của đất nước, còn khúc giữa thì bỏ quên. Mà cũng không phải bỏ quên, mà ông bà ta có lẽ để dành cái phần thiêng liêng nhất, đẹp đẽ nhất để nói về miền Trung – Người phụ nữ!
Miền Trung ở đây có hai cách hiểu: miền trung theo cách hiểu địa lý và miền Trung theo cách nhìn của văn hoá. Miền Trung gồm Bắc Trung Bộ và Nam Trung Bộ, chạy dài từ Thanh hoá vào Bình Thuận. Bắc trung bộ gồm có: Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế. Còn Nam Trung Bộ gồm có: Đà Nẵng, Quảng Nam, Quãng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hoà, Ninh Thuận, Bình Thuận (có thể xếp Ninh Thuận, Bình Thuận vào Đông Nam bộ).
Vùng Trung bộ mang trong mình đặc điểm văn hóa riêng, có những nét đặc sắc của nó, và có những điểm phân biệt rõ rệt so với hai vùng văn hoá lớn hai đầu là vùng văn hoá Đồng bằng Bắc bộ và Vùng văn hoá Nam bộ. Bản thân trong vùng miền trung cũng chia thành hai vùng văn hóa lớn, mang đặc điểm tương đối khác biệt là vùng Bắc Trung Bộ và vùng Nam trung Bộ. Ví dụ như những đặc sản: bánh canh, bánh bèo, bài chòi, chèo bả trạo… thì chỉ có ở vùng Nam Trung Bộ mà thôi, còn vùng Bắc Trung Bộ không có những cái này.
Và có một đặc điểm khác nữa ở vùng văn hóa Trung bộ là tính không thuần nhất. Trong một khu vực địa lý nhỏ thôi cũng có sự khác nhau một cách tương đối về các yếu tố văn hoá. Ví như vùng Nghệ An sẽ khác vùng Thanh Hoá, Quảng Ngãi sẽ vô cùng khác với Bình Định, dù vẫn nằm trong một khu vực văn hoá chung của duyên hải miền Trung. Nhỏ hơn nữa như trong một huyện thì xã này cũng khác xã kia đến lạ. Ví dụ đơn giản như bên kia con sông Lại Giang quê tôi, đi qua cái cầu bên kia là Hoài Hải và Hoài Mỹ giọng nói rất khác, cách sinh hoạt và ăn uống cũng rất khác. Điều này dễ hiểu do địa hình miền Trung bị chia cắt thành nhiều miếng nhỏ bởi những dãy nũi chạy ngang đâm ra biển hay những con sông lớn đổ ra biển đông. Ở miền Bắc văn hoá thuần nhất hơn, đây là vùng đồng bằng rộng lớn và bởi ở đây văn hoá đã được định hình trong mấy ngàn năm.

Bắc Trung Bộ là khu vực chịu ảnh hưởng của văn hóa Miền Bắc, riêng Huế mang một nét riêng, bởi một phần Huế cũng là đất cố đô và vị trí địa lý đặc biệt của nó. Sự ảnh hưởng này do sự lan truyền văn hóa từ trung tâm là kinh đô Thăng Long hay vùng Kinh Bắc nói chung. Nó giống như bạn ném viên đá xuống nước, trung tâm là Thăng Long và các sóng nước xung quanh lan truyền tới vùng này. Điều này có thể dễ nhận ra khi bây giờ những lễ Tết như bánh trôi bánh chay, Tết ông táo, Tết đoan ngọ vẫn được tổ chức trong rộng rãi trong khu Bắc Trung Bộ, giống như ở miền Bắc. Còn những lễ Tết này, trong vùng Nam Trung Bộ gần như không có. Vùng Nam Trung Bộ mang hẳn một đặc điểm văn hoá riêng, là sự pha lẫn của văn hoá duyên dải Trung bộ với văn hoá Chăm Pa và gần như thoát khỏi sự ảnh hưởng của văn hóa Bắc bộ. Như vậy, cũng có lúc người ta nói tới Trung bộ là nhắc đến khu vực bắt đầu từ Huế trở vào trong.
Nhìn chung, văn hóa Trung bộ là văn hóa duyên hải. Con người nơi đây có những đặc tính riêng hẳn hai đầu đất nước. Đậm sâu nhất có lẽ là đức tính cần cù, chịu thương, chịu khó và tinh thần hiếu học cao.
Không như hai miền Nam Bắc được thiên nhiên ưu đãi cho đất đai rộng lớn, đồng bằng thẳng cánh cò bay. Đất miền Trung hẹp. Núi, biển, đồng bằng xen kẽ. Đất cát hay đất cát pha là chủ yếu. Đồng bằng thì nhỏ và không màu mỡ như hai đồng bằng hai đầu đất nước. Vùng này chịu nhiều bão lũ hơn. Năm nào cũng đương đầu đón gần chục cơn bão. Rồi các đợt lũ lụt thường xuyên.
Người ta bảo giọng nói miền Trung cứng quá, cục quá. Điều này cũng đâu có sai. Nắng quá, nóng quá, gió quá, gặp nhau nói ngắn cho nhau nghe rồi còn đi. Không như ở miền Bắc làm tích chè mạn, ngồi dưới gốc đa, nhấp nháp và thả chuyện. Người miền Trung không ăn nói trau chuốt, câu cú rõ ràng như người miền Bắc, không ngọt ngào, mềm mại như người miền Nam, nhưng mà thật cái bụng lắm, chân tình lắm.
Chính sự không ưu đãi của thiên nhiên ấy mà con người miền Trung luôn mang trong mình một sức sống mãnh liệt, cần cù, chịu khó, lam lũ, tiết kiệm để chống chọi lại cái khó khăn, vất vả của cuộc sống thường ngày. Cái gió mặn của biển, cái gió cát của miền Trung cộng với cái nắng chang chang làm cho con gái miền Trung có làn da ngâm ngâm, nước da đẹp khỏe mạnh, hiền hòa và mộc mạc đến lạ. Nhưng đúng là nhầm tưởng nếu người nào đó nghĩ rằng tất cả con gái miền Trung nước da đều ngâm ngâm đen. Đi dọc miền Trung có nhiều vùng con gái nước da rất trắng và rất đẹp như con gái vùng Nghệ An, một phần vùng Thanh Hoá, Huế… hay gần nhất như con gái Hoài Hương gần nhà mình. Trong khi đó đi dịch lên một tí vùng Hoài Thanh hay Hoài Hải, con gái vùng này da đen hơn rất nhiều.
Vì cuộc sống nơi đây vất vả và lam lũ như thế, nên người phụ nữ miền Trung cũng mang trong mình những đặc điểm cần cù, chịu khó của con người nơi đây. Con gái miền Trung chung thủy. Điều này hoàn toàn đúng. Bạn sẽ không phải lo lắng về điều này. Họ không như con gái miền Tây Nam bộ, khi có tiền họ sẽ ở bên cạnh họ, còn khi bạn sa cơ lỡ bước, hiếm người nào theo bạn đến cùng.
Nhưng con gái miền Trung thì khác. Họ sẽ cùng bạn gánh vác cái gian khổ. Họ có thể đi bán vé số, gánh từng gánh bánh canh, gánh cháo hay gánh rau đi bán để cùng với bạn. Điều này chắc chắn không có ở con gái miền Tây Nam bộ. Ví dụ thực tế, bạn có thể đi dọc các tuyến đường tấp nập hay vắng vẻ của thành phố Hồ Chí Minh, có rất nhiều người từ các tỉnh Bình Định, Quảng Nam, Quãng Ngãi đi bán vé số, đi bán hủ tiếu, bán bánh bao, bánh mỳ… Họ cần cù lao động, tích từng ít một để nuôi chồng nuôi con. Họ không bán thân làm gái nhiều, hay đi lấy chồng Tây nhiều như gái Miền Tây Nam bộ.
Người phụ nữ miền Trung có thể ví như hoa rau muống biển vậy. Chống chọi với nắng gió, khô cằn và mặn chát của biển khơi, không thực sự sắc màu lộng lẫy, không rực rỡ và kiêu sa, nhưng rất mặn mà, đằm thắm; một chút chân chất, quê quê, nhưng ngọt ngào và thủy chung quá đỗi. Tình yêu không sôi động, không vồn vã, không tưng bừng rộn ràng, nhưng sâu lắng.
Con gái miền Trung chẳng cần đòi hỏi gì nhiều ở người chồng, chẳng cần nhiều tiền hay nhà cao cửa rộng, chẳng cần gì vật chất cao sang. Nhưng họ lại đặt niềm tin và hy vọng vào người chồng rất nhiều. Đối với họ, đó là một thế giới niềm tin lớn nhất.
Nhưng các anh cũng cẩn thận, đừng đùa với lòng chung thủy của họ. Nhất là con gái Bình Định “múa roi dạy chồng” => toi :))))))))
Còn về gái Tây Nguyên
Do hiểu biết hạn hẹp nên tôi chỉ đưa ra một số điều cơ bản về con gái Tây Nguyên mà tôi biết được.
Ở đây tôi chia làm 2 dạng. Thứ nhất là con gái ở Đắc Lắc, Gia Lai… ở đây đa phần là người các vùng khác đến nhiều chứ dân gốc thì tôi cũng chưa gặp được mấy người nên cũng chưa biết thế nào. Đa phần con gái ở đây rất thoải mái, “chơi tẹt” (chắc tại bạn tôi toàn con đại gia cafe, cao su với hồ tiêu thoải mái thế :)) ). Đa số tôi gặp thì các em ham chơi lắm, rồi cái miệng nói suốt nữa mà hay nữa là cái giọng em nào cũng na ná nhau, nhiều khi nghe điện thoại tôi chẳng phân biệt được em nào với em nào. Điểm cộng cho các em là được cái thật thà, không lắm chiêu trò, tiếp xúc có cảm giác dễ gần các em do tính cách thoải mái không tính toán đó.
Dạng thứ 2 thì nói thật là tôi cũng chỉ mới biết được vài người đếm trên đầu ngón tay. Đây là con gái ở khu vực Lâm Đồng được cái các em ở đây trắng trẻo, nhiều em xinh :”>( gặp được vài em nhưng mà đa số là vậy), nhưng mà nói thật là tôi chơi lại toàn với bọn con trai ở vùng này là nhiều nên chỉ đánh giá được có thế. Bác nào có nhiều kinh nghiệm thì chia sẻ cho anh em ít kinh nghiệm đi, cái gì tôibiết thì nói thôi chứ không phán bừa được.
Bài viết trên đây chỉ để tham khảo, mang tính chất chủ quan. Các bác nghiên cứu rồi tự có quyết định nha, đừng đổ thừa tại tôi đấy. Bài viết này chỉ là sưu tầm trên mạng thôi. Nhưng với tôi thì bài viết này đã đúng tới 70%, tuy chưa phải là người có tuổi, nhiều kinh nghiệm nhưng cũng là do gia đình tôi ở một Khu Công Nghiệp nên tôi cũng được tiếp xúc với khá nhiều người. Tuy nó không phải là đúng với tất cả mọi người nhưng đây cũng là điều nên xem.  Còn muốn chi tiết hơn thì các bác dẫn tôi đi một chầu cafe, hay kèo nhậu với hơn 22 năm trời kinh nghiệm tôi sẽ phân tích và nhận định cho các bác hết mình 



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét