KÝ ỨC CHÓI LỌI 114
(ĐC sưu tầm trên NET)
Chiến dịch Junction City lớn nhất của Mỹ bị Việt Nam đánh bại như thế nào? | Kỷ lục quân sự
Bật mí lý do thất bại chiến dịch Junction City
Chiến dịch đánh bại cuộc hành quân Junction City (22.2-15.4.1967)
VietnamDefence - Chiến dịch phản công của QGPMN VN đánh trả cuộc hành quân quy mô lớn của quân Mỹ và QĐ Sài Gòn vào Chiến khu Dương Minh Châu, nhằm bảo vệ căn cứ, làm thất bại biện pháp “ tìm diệt” trong chiến lược chiến tranh cục bộ của Mỹ ở miền nam VN. Lực lượng ta: Sư đoàn bộ binh 9, Trung đoàn bộ binh 16, 1 tiểu đoàn cối 120mm, 3 tiểu đoàn súng máy phòng không 12,7mm, 9 đại đội bảo vệ cơ quan, 13 đại đội đại phương và 4.000 du kích.
Lực lượng địch: 31 tiểu đoàn bộ binh thuộc các
sư đoàn 1, 25, 4, 9 và các lữ đoàn 196, 173 của Mỹ, 1 lữ đoàn thuỷ quân
lục chiến, 1 liên đoàn biệt động quân QĐ Sài Gòn; 1 trung đoàn và 8
tiểu đoàn xe tăng, thiết giáp, 4 trung đoàn pháo binh (tổng số khoảng
45.000 quân) với sự yểm trợ của 17 phi đoàn không quân các loại.
Chiến dịch diễn ra 2 đợt:
- Đợt 1 (22.2-15.3), địch từ hướng Tây đánh sang, từ hướng Nam đánh lên, hình thành thế bao vây, đánh thọc vào căn cứ. Ta sử dụng LLVT tại chỗ chặn đánh, diệt địch ở Sê Lô, Rùm Đuôn, Ang Khắc, Sóc Ki…, đồng thời đưa lực lượng cơ động đánh vào bên sườn và sau lưng địch ở Trảng A Lấn, suối ông Hùng…
Bị thiệt hại nặng, từ 1.3, địch phải dừng lại, đóng chốt dọc đường 22, đường 4. Ta bám đánh, tập kết địch ở Trảng Chiên, Cà Tum, Ang Khắc, Rùm Đuôn, Tà Xia, Bàu Cỏ, Đồng Pan…
-
Đợt 2 (18.3-15.4), địch chuyển hướng tiến công sang hướng Đông Bắc, Tây Nam. Ta chặn đánh, tiến công địch ở Đồng Rùm (x. trận Đồng Rùm, 21.3.1967), bàu Tri Giết, trảng Ba Vũng, sóc Con Trăng… Không đạt mục tiêu đề ra lại bị tổn thất lớn, từ 4 đến 15.4, địch rút lui từng bước, chấm dứt cuộc hành quân.
Kết quả loại khỏi chiến đấu hơn 14.000 địch,
phá huỷ 992 xe quân sự, 112 khẩu pháo, bắn rơi và phá huỷ 160 máy bay;
bảo vệ vững chắc căn cứ, cơ quan đầu não cuộc phản công chiến lược lần
II và cả cuộc chiến tranh xâm lược ở miền Nam VN. (MH166).
- Nguồn: TĐBKQS / Trung tâm TĐBKQS - BQP.-H.: QĐND, 2004.
Diễn biến chiến đấu trận đánh Mỹ ở Bàu Bàng
- Thursday, 04 December 2014 06:55
- ADMIN
Năm
1965, sau thắng lợi của hai chiến dịch Bình Giã và Đồng Xoài cùng với
chiến thắng giòn giã trên khắp các chiến trường miền Nam; nguy cơ chiến
lược “Chiến tranh đặc biệt”
của Mỹ sắp bị phá sản hoàn toàn. Để cứu vãn chế độ bù nhìn tay sai Sài
Gòn tránh khỏi sụp đổ, tháng 7.1965 lưởng viện Quốc hội Hoa Kỳ chính
thức thông qua kế hoạch chiến tranh của Tổng thống Mỹ - Giôn Xơn, ồ ạt
đưa quân chiến đấu Mỹ vào miền Nam tiến hành cuộc chiến tranh cục bộ.
Thực hiện mục tiêu “Tìm diệt – Bình định – Đánh gảy xương sống Việt Cộng”;
chủ yếu là các đơn vị chủ lực và cơ quan lãnh đạo, chỉ huy cuộc cách
mạng ở miền Nam; quyết giành lại thế chủ động trên chiến trường.
Ngày
08.5.1965, Tiểu đoàn lính thủy đánh bộ Mỹ đầu tiên đổ bộ lên bãi biển
Đà Nẵng; tiếp theo sau là những Lữ đoàn, Sư đoàn thuộc loại tinh nhuệ,
thiện chiến nhất của quân lực Hoa Kỳ; được trang bị vũ khí hiện đại nhất
thế giới với hàng ngàn máy bay, tàu chiến, xe tăng, pháo hạng nặng. Lần
đầu tiên sau hơn hai trăm thành lập Hiệp chủng quốc Hoa Kỳ, quân đội Mỹ
huy động một lực lượng quân sự lớn nhất, tinh nhuệ nhất, trang bị hiện
đại nhất vào cuộc chiến tranh xâm lược một nước nhỏ ở cách xa nước Mỹ
hàng vạn dặm. Xin điểm mặt một vài đơn vị sừng sõ của Mỹ có mặt tại miền
Đông Nam Bộ lúc bấy giờ:
* Sư đoàn 1 bộ binh, mệnh danh “Anh cả đỏ”.
Mỹ khoe khoang là trong lịch sử của Sư đoàn không có từ chiến bại;
chiến tích lừng lẫy là tham gia 02 cuộc chiến tranh thế giới. Sư đoàn
được thành lập năm 1917; quân số hiện có 17.530 người; biên chế thành 03
Lữ đoàn, 05 Tiểu đoàn pháo 105, 155 mm (90 khẩu) 01 Tiểu đoàn tăng - thiết giáp (130 chiếc) 01 Tiểu đoàn và 02 Đại đội không quân cơ động đường không (trên 60 trực thăng và máy bay vận tải).
* Sư đoàn 25 bộ binh cơ giới, biệt danh “Tia chớp nhiệt đới”
thành lập năm 1941; đã tham gia chiến tranh thế giới lần thứ 02 khu vực
Đông Nam Á và cuộc chiến tranh Triều Tiên. Là một đơn vị cơ động mạnh,
biên chế thành 12 Tiểu đoàn bộ binh cơ giới, 06 Tiểu đoàn pháo 105, 155
mm, 03 Tiểu đoàn tăng- thiết giáp, 01 Tiểu đoàn không quân, quân số
17.666 người.
Về
ta, trước trận đánh Bàu Bàng hơn 02 tháng - ngày 02.9.1965, Bộ chỉ huy
Miền quyết định thành lập hai Sư đoàn chủ lực đầu tiên ở miền Nam; đó là
Sư đoàn 5 và Sư đoàn 9. Tiền thân Sư đoàn 9 có hai Trung đoàn bộ binh,
hoạt động tác chiến tại chiến trường miền Đông Nam Bộ, trực thuộc Bộ chỉ
huy Miền. Đó là: Trung đoàn 1 (Q761) thành lập năm 1962 tại Tây Ninh. Trung đoàn 2 (Q762)
thành lập cuối năm 1961 tại Xuân Mai – Hà Đông miền Bắc, gồm cán bộ
chiến sĩ bộ đội miền Nam tập kết ra Bắc, trở về miền Nam chiến đấu. Cuối
năm 1964 Trung đoàn 3 từ đồng bằng châu thổ sông Cửu Long được Bộ chỉ
huy Miền điều lên miền Đông Nam bộ để thành lập Sư đoàn 9.
Về động thái của địch: Thực hiện chiến lược “Tìm diệt”,
ngày 12.7.1965, Sư đoàn 1 bộ binh Mỹ về chốt giữ khu vực Lai Khê - Bến
Cát. Kết hợp với Trung đoàn thiết giáp, Lữ đoàn 173 kỵ binh không vận và
Sư đoàn 5 ngụy, tổ chức nhiều đợt càn quét dọc hai bên quốc lộ 13 để
bảo vệ căn cứ của chúng và thăm dò lực lượng ta. Ngay sau khi chúng đặt
chân đến Lai Khê, đồng chí Lê Chiến Thắng, cán bộ trinh sát của Trung
đoàn 2 đã dũng cảm dùng mìn định hướng ĐH 10 tấn công tiêu diệt 01
trung đội Mỹ. Lữ đoàn 173 kỵ binh không vận bị Tiểu đoàn 3 Trung đoàn 1
Sư đoàn 9 chặn đánh tại Đất Cuốc.
Sáng
ngày 11.11.1965, Lữ đoàn 3 thuộc Sư đoàn 1 bộ binh Mỹ cùng 02 chi đoàn
thiết giáp, được hỏa lực của không quân, pháo binh yểm trợ tổ chức hành
quân càn quét lên hướng Chơn Thành. Cho đến 16 giờ cùng ngày chúng dừng
lại ở khu vực Bàu Bàng và Đồng Sổ. Ở thời điểm này địch tập trung quân
số trên hai ngàn năm trăm tên; có nhiều xe tăng - thiết giáp và hỏa lực
mạnh, khả năng chi viện ứng cứu rất lớn. Không có công sự kiên cố nhưng
địch lại ỉ lại vào xe tăng - thiết giáp; chủ quan nên canh phòng thiếu
cẩn mật; lại cụm ở trảng trống, xung quanh là rừng cây rậm rạp, ta dễ
tiếp cận.
Về nhiệm vụ của ta:
Ngày 11.11.1965, cấp trên ra mệnh lệnh cho Sư đoàn 9 hiệp đồng chặt chẽ
với Tiểu đoàn Phú Lợi của tỉnh Bình Dương và dân quân du kích xã Lai
Uyên nắm chắc địch, tấn công tiêu diệt Sở chỉ huy Lữ đoàn 3 bộ binh,
Tiểu đoàn tăng - thiết giáp và đại đội pháo 105 ly tại khu vực Bàu Bàng
trong đêm 11 rạng ngày 12.11.1965; vây ép địch ở Đồng Sổ, sẵn sàng đánh
quân địch ứng cứu bằng đường bộ hoặc đổ bộ đường không.
Lực
lượng của Sư đoàn 9 được sử dụng trong trận đánh có Trung đoàn 2, được
tăng cường Tiểu đoàn 1 của Trung đoàn 1 và 02 đại đội của tiểu đoàn 8
thuộc Trung đoàn 3. Phần lớn các đơn vị hỏa lực của Sư đoàn đều tập
trung cho trận đánh. Trung đoàn 3 sử dụng Tiểu đoàn 9 chặn địch từ Đồng
Sổ lên và Tiểu đoàn 7 dự bị.
Diễn biến của trận đánh: Trinh
sát kỷ thuật và trinh sát mặt đất phát hiện ngày 11.11.1965, Lữ đoàn 3
bộ binh thuộc Sư đoàn 1 "anh cả đỏ" của Mỹ , có xe tăng - thiết giáp và
pháo binh xuất phát từ căn cứ Lai Khê, theo quốc lộ 13 hành quân về
hướng Chơn Thành. Sư đoàn liền ra lệnh cho Tiểu đoàn 1 Trung đoàn 1 từ
Đất Cuốc tỉnh Biên Hòa hành quân cấp tốc vượt trên 20 cây số trở về Bến
Cát tỉnh Bình Dương tăng cường cho Trung đoàn 2 chuẩn bị tập kích quân
Mỹ trên quốc lộ 13.
Nghe
trinh sát báo cáo đến chiều quân Mỹ cụm lại ở bắc ấp chiến lược Bàu
Bàng và một cụm khác từ nam Bàu Bàng đến bắc Đồng Sổ; đồng chí Hoàng Cầm
- Tư lệnh Sư đoàn 9 triệu tập ngay cán bộ chỉ huy các đơn vị để nghe
quán triệt quyết tâm của Sư đoàn và triển khai phương án tác chiến. Sư
đoàn sử dụng Trung đoàn bộ binh 2 và tăng cường thêm Tiểu đoàn 1 của
Trung đoàn 1 cùng toàn bộ pháo binh Sư đoàn và pháo cấp trên tăng cường,
lấy Tiểu đoàn 1 làm mũi đột phá chủ yếu.
Sư đoàn trưởng triển khai hai phương án tác chiến: phương án 01 là tập kích tiêu diệt cụm quân Mỹ ở bắc Bàu Bàng ngay trong đêm 11 rạng ngày 12 và phương án 02 là
đánh cụm quân Mỹ ở nam Bàu Bàng - cống Đồng Sổ, chuẩn bị tình huống
đánh cả ban ngày. Lúc này số tay súng của Tiểu đoàn 1 được tăng cường
trên dưới 400 quân. Hỏa lực trang bị 08 khẩu súng phun lửa, 02 khẩu ĐKZ
57 ly, 02 khẩu súng cối 81 ly, 02 khẩu súng cối 60 ly và 02 đại liên.
Sư đoàn
hạ quyết tâm nổ súng vào giờ “G” đúng 24 giờ, Trung đoàn 2 tăng cường
Tiểu đoàn 1 nhanh chóng tiêu diệt cụm quân Mỹ ở sân bóng, bắc ấp chiến
lược Bàu Bàng trước khi trời sáng. Vừa nhận nhiệm vụ xong thời gian còn
lại quá ít, phải hành quân bôn tập. Lợi dụng ánh trăng dùng que vẽ trên
mặt đường để giao nhiệm vụ và hạ quyết tâm chiến đấu cho các đơn vị.
Nhưng khi đơn vị tiếp cận vào mục tiêu thì không có địch (sau mới biết
trước đó địch đã di chuyển xuống nam Bàu Bàng)
Ban
chỉ huy Tiểu đoàn 1 trao đổi quyết tâm quay đội hình chuyển về hướng
nam tìm địch để đánh theo phương án hai. Lúc này các đơn vị của Trung
đoàn 2 vì không tìm thấy địch nên đã lui về vị trí tập kết. Tiểu đoàn 1
cũng không liên lạc được Ban chỉ huy Trung đoàn 2 để xin ý kiến vì các
đồng chí thông tin rải dây không theo kịp Tiểu đoàn.
Khi
Tiểu đoàn 1 đến khu vực nam Bàu Bàng, bắc Đồng Sổ phát hiện ra địch thì
cũng đã hơn 04 giờ sáng ngày 12. Đơn vị nhanh chóng triển khai đội hình
chiến đấu thành 02 mũi chuẩn bị đột phá, để 01 đại đội làm thê đội dự
bị. Các mũi điều toàn bộ súng phun lửa và ĐKZ 57 ly tiếp cận sát đội
hình địch, động viên tinh thần các tổ đánh bọc phá, cho cột lựu đạn
thành từng chùm để sẵn sàng đánh xe tăng (vì trong thời điểm này đơn vị
chưa được trang bị súng chống tăng B40 và B41)
Cùng
lúc đó thông tin cũng rải dây kịp đến, Tiểu đoàn 1 báo cáo ngay về Ban
chỉ huy Trung đoàn 2 xin cho Tiểu đoàn 1 nổ súng trước 05 giờ sáng. Đồng
chí Nguyễn Văn Quảng, chính ủy Trung đoàn thông báo các Tiểu đoàn của
Trung đoàn 2 đã lui về vị trí tập kết, hiện giờ Trung đoàn chưa liên lạc
được với đơn vị nào.
Tiểu
đoàn 1 báo cáo trời sắp sáng, Tiểu đoàn 1 không nổ súng thì đơn vị sẽ
rơi vào tình huống rất khó khăn. Sau khi hội ý chớp nhoáng, Ban chỉ huy
Trung đoàn lệnh cho Tiểu đoàn 1 nổ súng tấn công địch và khẳng định là
các đơn vị của Trung đoàn 2 có truyền thống hiệp đồng theo tiếng súng
nên động viên hãy yên tâm, các đơn vị sẽ đến ngay sau khi Tiểu đoàn 1 nổ
súng.
Đúng
05 giờ ngày 12-11, Trung đoàn ra lệnh cho Tiểu đoàn 1 nổ súng, pháo của
ta bắn chính xác trận địa địch. Ngay loạt đạn đầu đã bắn cháy một số xe
tăng địch ở tiền duyên, chớp thời cơ các mũi đột phá của ta đánh chiếm
tuyến ngoài. Quân Mỹ phản kích rất quyết liệt, có trường hợp chúng dùng
xe tăng chạy đâm thẳng vào đội hình ta. Anh em mình chiến đấu rất dũng
cảm, áp thật sát địch dùng cả bọc phá, lựu đạn diệt từng chiếc xe tăng
Mỹ.
Nhưng
hỏa lực của quân Mỹ quá mạnh và phản kích điên cuồng, cả hai mũi đột
phá của ta đều chịu nhiều thương vong. Thê đội dự bị được tung vào chiến
đấu nhưng hỏa lực của Mỹ ngăn chặn quyết liệt, chiến trận càng giằng co
vô cùng ác liệt. Giữa lúc ấy thì Tiểu đoàn 5 và Tiểu đoàn 6 của Trung
đoàn 2 đã vận động kịp thời đến trận địa từ hai hướng nổ súng tấn công
mãnh liệt vào đội hình quân Mỹ tạo thành thế bao vây chia cắt địch.
Chớp
thời cơ đó, lúc 08 giờ tiểu đoàn trưởng Trần Nam Hùng lệnh cho trung
đội bộ binh của Tiểu đoàn 1 do đồng chí Lê Thêm chỉ huy nhanh chóng thọc
sâu thẳng vào chỉ huy sở Lữ đoàn và trận địa pháo của Mỹ. Bị đánh trúng
Sở chỉ huy, thông tin mất liên lạc nên quân Mỹ hoang mang bỏ chạy tán
loạn. Tiểu đoàn 1 nhanh chóng đánh chiếm Sở chỉ huy và trận địa pháo của
địch. Quân ta thừa thắng xông lên tiêu diệt từ bộ phận này đến bộ phận
khác. Đến 11 giờ trưa quân ta làm chủ hoàn toàn trận địa. Pháo từ căn cứ
Mỹ ở Lai Khê và máy bay đến thả bom hủy diệt trận địa rất dã man, tàn
khốc. Sư đoàn ra lệnh cho các đơn vị thu quân, nhanh chóng rời trận địa.
Tổng
kết kết quả trận Bàu Bàng, quân Mỹ có 02 tiểu đoàn bộ binh, 02 chi đoàn
xe tăng - thiết giáp, 01 đại đội pháo binh và toàn bộ Ban chỉ huy Lữ
đoàn 3 Sư đoàn 1 bộ binh “anh cả đỏ” bị ta tiêu diệt. Trên hai ngàn lính
Mỹ bị loại khỏi vòng chiến đấu, 39 xe tăng và 08 khẩu pháo hạng nặng
bị bắn cháy hoặc phá hủy. Bên ta có 109 cán bộ chiến sĩ hy sinh và trên
200 đồng chí bị thương. Riêng 24 cán bộ chiến sĩ của mũi thọc sâu do
đồng chí Lê Thêm chỉ huy không còn ai trở về với đồng đội.
Tóm
lại, trận tập kích tiêu diệt cụm quân Mỹ tại Bàu Bàng của Sư đoàn 9 bộ
binh ngày 12.11.1965 là trận đánh then chốt, mở màng cho chiến dịch mùa
khô năm 1965-1966 của quân dân ta; trong đó bao gồm các trận đánh điển
hình là Bàu Bàng, Dầu Tiếng, Plây Me, Đà Nẵng v.v …Trở lại chiến thắng
Bàu Bàng xin nêu lên một vài kết luận:
Về địch:
Sư đoàn số 1 bộ binh của Mỹ, mệnh danh là Sư đoàn anh cả đỏ, một đơn vị
chưa hề thua trận nhưng đã bị thua đậm, bị tổn thất nặng nề ngay trong
trận đầu ra quân tại chiến trường miền Nam Việt Nam. Ý chí chiến đấu của
sĩ quan, binh lính Mỹ bắt đầu sa sút. Chiến lược tìm diệt, ý đồ đánh
gảy xương sống Việt Cộng bước đầu thất bại; sau chuyển dần sang thế co
cụm, phòng ngự từ xa. Âm mưu bình định miền Nam trong 18 tháng xem như
đã bị phá sản hoàn toàn.
Về ta: Đây
là trận đánh đầu tiên với đội hình cấp Sư đoàn phối hợp với quân và dân
địa phương. Chứng tỏ lực lượng vũ trang của ta đã phát triển lớn mạnh;
đủ sức đối đầu với quân viễn chinh Mỹ trong cuộc chiến tranh cục bộ. Từ
thực tiễn chiến đấu trên chiến trường quân đội ta sản sinh ra cách đánh
độc đáo nhất thế giới đương đại là "Nắm thắt lưng địch mà đánh". Sau chiến thắng này ta đã tháo gỡ được những trăn trở của toàn quân về phương án tác chiến với quân đội Mỹ.
Với
trận Bàu Bàng ta đã đánh thẳng, đánh trúng vào lực lượng mạnh nhất của
quân đội Mỹ và lần đầu tiên chúng bị ta tiêu diệt đến Lữ đoàn của chúng.
Quân dân ta khắp chiến trường miền Nam củng cố thêm niềm tin vững chắc
là ta nhất định sẽ đánh thắng giặc Mỹ xâm lược. Tạo được phong trào thi
đua giết giặc lập công; tìm Mỹ mà đánh, tìm ngụy mà diệt. Đây thực sự là
câu trả lời đanh thép của nhân dân Việt Nam đối với bọn đế quốc xâm
lược và bù nhìn tay sai bán nước.
NGUYỄN CỨ Sưu tầm và biên soạn
Sư đoàn 304: Chiến dịch Playme và Thung lũng Tử thần
Tiến công Plây Me - Chiến dịch đầu tiên đánh quân Mỹ trên chiến trường miền Nam
07:47 AM - 07/12/2014
Sau đợt hoạt động mạnh của ta ở khu vực Đắc Tô (Kon Tum) và Đức Cơ (Gia Lai), tháng 9-1965, Bộ chỉ huy Mỹ điều Sư đoàn kỵ binh không vận số 1 và một lữ đoàn dù thuộc Sư đoàn 101 lên trấn giữ An Khê (Gia Lai), hòng đối phó với các cuộc tiến công của ta ở Tây Nguyên. Trong khi đó, quân ngụy thành lập biệt khu 24 gồm hai tỉnh Kon Tum, Gia Lai và chuyển giao cho quân Mỹ đảm nhiệm tác chiến chủ yếu ở trên chiến trường Tây Nguyên.
Thực hiện chủ trương phối hợp với các chiến trường trên toàn miền Nam tiêu diệt một bộ phận quân Mỹ để củng cố và mở rộng vùng giải phóng, xây dựng niềm tin đánh Mỹ và quyết tâm thắng Mỹ, đầu tháng 10-1965, Bộ tư lệnh Mặt trận B3 (Tây Nguyên) quyết định mở chiến dịch Plây Me. Bộ chỉ huy chiến dịch do Thiếu tướng Chu Huy Mân làm Tư lệnh kiêm Chính ủy. Lực lượng ta có 3 Trung đoàn bộ binh (320, 33 và 66); Tiểu đoàn đặc công 952, 1 tiểu đoàn pháo binh, 1 tiểu đoàn súng máy phòng không 12,7mm và lực lượng vũ trang địa phương đánh phá giao thông và hậu cứ của địch.Quân Mỹ đổ bộ xuống thung lũng I-a Đrăng trong Chiến dịch Plei-me năm 1965. Ảnh tư liệu. |
Chiến dịch được chuẩn bị chu đáo và diễn ra với 2 đợt chiến đấu quyết liệt: Đợt 1, từ ngày 19 đến ngày 29-10, ta thực hiện vây điểm diệt viện, tiến công đồn Chư Ho và bao vây đồn Plây Me (19-10), cách Plây-cu 30km, buộc địch đưa lực lượng từ Plây-cu đến giải tỏa, bị ta phục kích đánh thiệt hại nặng 1 tiểu đoàn biệt động quân, tiểu đoàn 1 bộ binh (Trung đoàn 42), chiến đoàn thiết giáp quân đội Sài Gòn trên đường số 21. Ngày 25-10, Bộ tư lệnh Mặt trận Tây Nguyên ra lệnh mở vây để tập trung đánh Mỹ.
Đợt 2, từ ngày 10 đến ngày 26-11-1965, ta nghi binh kéo quân Mỹ đến thung lũng Ia Đrăng để đánh trận then chốt quyết định. Tại đây, ta tiêu diệt tiểu đoàn 2, đánh thiệt hại nặng tiểu đoàn 1 thuộc lữ đoàn kỵ binh không vận số 3, kết thúc chiến dịch. Kết quả, ta loại khỏi chiến đấu 2.974 địch, trong đó có 1700 lính Mỹ, phá hủy 89 xe quân sự, bắn rơi 59 máy bay. Đây là chiến dịch bộ đội ta đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ đề ra.
Thắng lợi của chiến dịch Plây Me có ý nghĩa to lớn cả về chính trị và quân sự, khẳng định sự trưởng thành vượt bậc của quân đội ta ngay trong trận đầu đánh quân Mỹ trên chiến trường Tây Nguyên. Xét về nghệ thuật quân sự, chiến dịch Plây Me diễn ra rất quyết liệt giữa ta và địch, trong đó với ta nổi lên là xác định đúng đối tượng tác chiến và vận dụng cách đánh sáng tạo, linh hoạt, đạt hiệu quả chiến đấu cao.
Xác định đúng đối tượng tác chiến là một trong những vấn đề rất quan trọng của nghệ thuật chiến dịch. Việc Mỹ đưa quân vào miền Nam là điều tất yếu ta phải trực tiếp chiến đấu. Tuy nhiên, lúc đó những hiểu biết của ta về tổ chức biên chế, nghệ thuật tác chiến của quân Mỹ nói chung, Sư đoàn kỵ binh bay không vận số 1 Mỹ nói riêng còn rất hạn chế. Để từng bước hiểu được quân Mỹ, dám đánh và quyết đánh thắng Mỹ, nhân lúc quân Mỹ mới đặt chân đến Tây Nguyên, ta quyết định mở chiến dịch tiến công Plây Me. Bộ tư lệnh chiến dịch xác định phương châm tác chiến là vây điểm, đánh viện, đánh quân ngụy trước, sau đó kéo quân Mỹ đi sâu vào vùng rừng núi hiểm trở để tiêu diệt.
Quá trình chiến dịch đã diễn ra theo đúng phương châm tác chiến ta đề ra. Trong đợt 1, khi quân ta tiến công tiêu diệt quân ngụy, chiếm đồn Chư Ho, bao vây đồn Plây Me, sau đó đánh bại Chiến đoàn thiết giáp 3 ngụy đến ứng cứu đã buộc Sư đoàn kỵ binh không vận 1 Mỹ phải đưa hai tiểu đoàn của Lữ đoàn 1 vào tham chiến. Tiếp đó, Mỹ đưa Lữ đoàn kỵ binh không vận 3 vào nhằm ứng cứu quân ngụy và tìm diệt bộ đội chủ lực ta. Sang đợt 2, Bộ tư lệnh chiến dịch chọn thung lũng Ia Đrăng dưới chân núi Chư Pông (cách Plây Me 25km về phía tây) làm nơi quyết chiến, tập trung lực lượng đánh trận then chốt quyết định tiêu diệt quân Mỹ. Các trận đánh kể trên thể hiện thành công của ta về xác định đúng đối tượng tác chiến, đánh quân ngụy trước, diệt Mỹ sau, kéo quân Mỹ vào sâu trong vùng rừng núi hiểm trở, xa căn cứ để nhanh chóng tiêu diệt chúng; đồng thời thể hiện mưu hay của ta là lừa địch và kế giỏi của ta là dụ quân Mỹ vào đúng điểm quyết chiến ta chọn để giành thắng lợi. Đây chính là những nét đặc sắc đánh dấu bước phát triển mới về nghệ thuật chiến dịch của ta trong cuộc đọ sức đầu tiên với quân Mỹ cấp chiến dịch trên chiến trường miền Nam.
Thành công nổi bật của ta trong quá trình tác chiến chiến dịch là vận dụng cách đánh sáng tạo, linh hoạt, đạt hiệu quả chiến đấu cao. Lúc đầu, ta vận dụng cách đánh “vây điểm, diệt viện”, buộc địch phải đưa quân đến ứng cứu, trong đó có quân kỵ binh bay Mỹ tham chiến. Đến khi quân ta tiến công mạnh và vây ép chặt, khiến quân Mỹ phải sử dụng trực thăng đổ quân, tập kích hậu phương chiến dịch và một số khu vực trận địa của ta, nhưng chúng đều bị ta phát hiện, đánh thiệt hại. Ha-ri Kin-na, Tư lệnh Sư đoàn kỵ binh bay số 1 Mỹ phải điều động Lữ đoàn kỵ binh không vận 3 vào thay Lữ đoàn kỵ binh không vận 1 tham chiến. Với chiến thuật “cóc nhảy”, quân Mỹ đưa Lữ đoàn kỵ binh không vận 3 đổ bộ xuống khu vực Chư Pông, hòng bất ngờ đánh vào phía sau đội hình chủ lực ta.
Trước tình hình đó, Bộ tư lệnh chiến dịch điều chỉnh lực lượng, dựa vào trận địa chuẩn bị sẵn, đánh chặn quyết liệt, tiêu diệt hai đại đội quân Mỹ, dồn số còn lại co cụm xuống thung lũng Ia Đrăng phòng ngự. Với tinh thần “bám thắt lưng Mỹ mà đánh”, ta tập trung quân, tạo thế bao vây, ngăn chặn, cô lập quân Mỹ. Bằng cách đánh gần, bao vây chia cắt, sau hơn 8 giờ chiến đấu ác liệt dưới các loại hỏa lực bom và đạn pháo của Mỹ, bộ đội ta đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của trận đánh then chốt, giành thắng lợi hoàn toàn.
Chiến dịch tiến công Plây Me năm 1965 thắng lợi có ý nghĩa chiến lược to lớn, đánh dấu bước phát triển mới về nghệ thuật chiến dịch của quân đội ta trong cuộc đấu trí, đấu lực đầu tiên với quân chiến đấu Mỹ trên chiến trường Tây Nguyên. Trên cơ sở xác định đúng đối tượng tác chiến là đánh quân ngụy trước, đánh quân Mỹ sau và thực hiện cách đánh vây điểm để diệt viện, dùng mưu kế lừa quân Mỹ, dụ chúng vào đúng địa bàn quyết chiến ta chọn để hạn chế điểm mạnh của Mỹ về hỏa lực và sức cơ động, ta đã phát huy được sở trường đánh gần đạt hiệu quả cao, nhanh chóng tiêu diệt từng bộ phận quân Mỹ. Thắng lợi của chiến dịch khẳng định quân đội ta hoàn toàn có khả năng đánh tiêu diệt từng tiểu đoàn quân Mỹ, tiến tới đánh bại quân chiến đấu Mỹ trên chiến trường miền Nam.
Nguồn QĐND
Thung Lũng
IA DRANG
Hà Kỳ Lam
bút ký
Hollywood đã dựng
lại một trận đánh nổi tiếng giữa
lực lượng của Sư Đoàn 1 Không Kỵ
Mỹ (1st Cavalry Division) và lực lượng chính qui
Bắc Việt năm 1965 tại thung lũng Ia Drang, Cao
Nguyên Trung Phần Việt Nam, qua phim "We Were Soldiers",
dựa trên cuốn hồi ký chiến trường của
Cựu Trung Tướng Harold G. Moore và phóng viên chiến
trường Joseph L. Galloway, cuốn "We Were Soldiers Once
... and Young". Có điều đáng tiếc là
người làm phim đã không thực hiện được
cảnh trí thật sự của vùng Cao Nguyên Trung Phần,
bãi chiến trường xưa. Khán giả nào đã
từng biết ít nhiêàu về cùng cao nguyên đó hẳn
dễ thấy cảnh trí một nơi nào khác - có thể
là Thái Lan, Phi Luật Tân v.v. - đã được lồng
vào phim; vài cựu chiến binh Mỹ cũng đã có cùng
nhận xét đó. Kẻ viết bài này đã từng có
cơ duyên "gặp gở" núi rừng đó xin sơ
lược đôi điều về "chốn
xưa".
Thung Lũng Tử Thần nổi tiếng cả nước Mỹ
Năm 1965, lúc
tình hình chiến sự sôi động tại Cao Nguyên Trung
Phần, thì tôi đang vất vả với những tháng
ngày hành quân tại Khe Sanh, Lao Bảo, vùng biên giới
của tỉnh Quảng Trị với vùng Tchépone của
Lào. Thời gian đó tôi nghe tin trại Lực Lượng
Đặc Biệt Đức Cơ bị quân chính qui
Bắc Việt vây hãm hai tháng trời (từ tháng 8
đến tháng 10), rồi đến phiên một trại
Lực Lượng Đặc Biệt khác, trại Plei Me
phía nam Đức Cơ, bị một lực lượng
đông đảo quân Bắc Việt tấn công năm ngày
liên tiếp vào cuối tháng 10, tức cuối mùa mưa Cao
Nguyên. Lực lượng giải vây cho Plei Me, một
cuộc hành quân cấp trung đoàn phối hợp bộ
binh và thiết giáp của QLVNCH, với yểm trợ
của phi pháo đã lọt vào trận địa phục
kích của địch dài 4 cây số trên tỉnh lộ 5,
phía nam tỉnh lỵ Plei Ku. Nhưng lực lượng
hành quân đã phản kích hiệu quả, bẻ gãy kế
hoạch đả viện của đối phương.
Tưởng
mọi sự của chiến trường Cao Nguyên như
vậy đã được "dàn xếp" ổn
thỏa, và đối phương sẽ chờ mùa mưa
năm sau mới giao đấu lại! Nhưng không
phải thế. Tôi lại nghe tin các đơn vị
của sư đoàn 1 Không Kỵ Mỹ trong chiến
dịch lùng tìm "tàn quân" Bắc Việt đang rút
về hướng tây của trại lực Lượng
Đặc Biệt Plei Me đã chạm địch nặng
tại thung lũng Ia Drang, và báo chí Mỹ đã mô tả
cường độ giao tranh là đẫm máu nhất
từ đầu cuộc chiến tời giờ. Lúc
bấy giờ tôi chỉ biết đại khái như
thế, và địa danh "Ia Drang" lọt vào tai mình
một cách mơ hồ, lạ lẫm như nghe nói
đến một vùng đất xa xôi nào mà mình chẳng
hề nghĩ sẽ có ngày đặt chân đến. Còn
đối với đa số người Việt có
lẽ thung lũng Ia Drang lại còn xa lạ hơn nữa,
một cái tên chưa hề nghe bao giờ. Nhưng oái
oăm thay, dường như cả nước Mỹ
trong những ngày cuối thu năm 1965 ấy đều
nghe nói đến "Ia Drang", bởi vì đó là
thời sự nóng bỏng nhất hồi đó, và một
số con em họ đã bỏ mình ở đó..
Mặc dù khuôn
khổ bài này là trình bày đôi điều về thung
lũng Ia Drang, không phải về trận đánh tại
nơi ấy, nhưng thiết nghĩ cũng cần
đề cập ngắn gọn đôi giòng về
chiến trận tại Ia Drang để người
đọc có thể thấy vì sao thung lũng
được mệnh danh là Thung Lũng Tử Thần.
Vào ngày 14-11-1965 một tiểu đoàn 450 người, do
Trung Tá Harold G. Moore chỉ huy, đã đổ bộ
bằng trực thăng xuống một mảng rừng
trống với ngụy danh là bãi đáp X-Ray (landing zone
X-Ray) trong thung lũng Ia Drang, dưới chân núi Chu Pong về
phía tây nam thị xã Plei Ku khoảng sáu mươi cây số.
Lập tức khoảng hai nghìn quân chính qui Bắc Việt
đã bao vây đánh tiểu đoàn Mỹ. Lực
lượng Mỹ nhờ hỏa lực của pháo binh,
không quân, và nhờ tinh thần chiến đấu, sau ba
ngày đêm chống trả với nhiều đợt xung
phong biển người của đối phương
đã đẩy lui địch. Cả hai bên đều
tổn thất nặng. Cuốn phim "We Were Soldiers"
trong đó tài tử Mel Gibson đóng vai người hùng
Harold G. Moore đã dựng lại cảnh chiến
trường này. Ba ngày sau, cách xa bãi chiến trường
X-Ray khoảng 6 cây số, tại một khoảnh rừng
trống với ngụy danh bãi đáp Albany (landing zone Albany)
cũng trong thung lũng Ia Drang, một tiểu đoàn khác
của Mỹ bị đối phương "đánh
không còn một manh giáp". X-Ray và Albany
là hai trận đánh tàn bạo nhất trong chiến tranh
Việt Nam đã cho
thung lũng Ia Drang cái tên hoàn toàn trái ngược với
vẻ đẹp tự nhiên của nó: Thung Lũng TửThần (Valley
of Death).
Thung Lũng Hoàng Hôn
Vào tháng Ba
năm 1966 tôi rời vùng núi rừng Khe Sanh, A Shau, A
Lưới của Vùng I Chiến Thuật, trôi nổi theo
nhịp đời quân ngũ từ duyên hải Nha Trang, Cam
Ranh, đến Dak To, Dak Sang của vùng Kon Tum. Rồi
định mệnh đưa đẩy, khoảng
đầu năm 1967 tôi được điều
động đến Plei Me với cương vị
trưởng trại Lực Lượng Đặc
Biệt này. Hơn một năm trước tôi đã nghe
nói đến Plei Me, tôi đã nghe nói đến thung lũng
Ia Drang phía tây nó. Và bây giờ tôi sắp đặt chân lên
vùng đất huyền thoại này. Vừa đến thành
phố Plei Ku tôi đã "choáng ngợp" vì hai chữ
"Plei Me" và "Ia Drang". Một trường
học ở đây mang tên "Trường Trung Học
Plei Me", doanh trại bộ tư lệnh Quân Đoàn II
mang tên "Thành Plei Me", chiếc máy bay C-47 của vị
tư lệnh Quân Đoàn II mang chữ "Plei Me"
đỏ chói bên hông, và một bệnh viện ở Plei Ku
mang tên "Dân Y Viện Ia Drang". Nếu tôi nhớ không
lầm, người ta bảo đây là sáng kiến
độc đáo của Trung Tướng Vĩnh Lộc,
vị tư lệnh Quân Đoàn II lúc bấy giờ.
Chắc vị tướng xuất thân từ binh chủng
thiết giáp kia đã hãnh diện biết bao vì hai chiến
trường Plei Me và Ia Drang xảy ra trong thời gian ông
cầm vận mạng Quân Đoàn II!
Ngay ngày
đầu tiên đến Plei Me tôi đã đi một vòng
quanh tuyến phòng thủ trại để có một cái
nhìn khái quát địa thế - một hành động
hầu như đã trở thành bản tính thứ hai
của mình sau bao năm tháng ở các đơn vị tác
chiến. Và cái biển rừng cây mênh mông phía tây trại
đã đập vào mắt tôi. Đã vẹt gót giày ở
những khu rừng già miền Trung, ở vùng tam biên Kontum,
tầm nhìn chỉ quen với lũng sâu tiếp nối
đỉnh cao, tôi chưa từng thấy một cánh
rừng phẳng lì đến chân trời như thế.
Thực ra, xa tít tắp trong sương khói tôi vẫn
thấy dãy núi Chu Pong mờ ảo ở chân trời,
nhưng đó là rặng núi cao độc nhất chế
ngự cả một biển rừng cây thấp mênh mông
phía tây trại Plei Me chạy đến tận biên giới
Việt-Miên, và phía nam đến tận miệt bắc Ban
Mê Thuột. Nhưng phải mấy ngày sau đó tôi mới
khám phá ra rằng đặc điểm của bình nguyên bao
la phía tây Plei Me không phải là biển lá rừng mênh mông mà
là ánh hoàng hôn trên đó. Tôi đứng ngắm ánh chiều
tà lộng lẫy về phía tây trại lần đầu
tiên một chiều nọ và nghĩ chưa có nơi nào
đẹp hơn. Nếu là một biển nước mênh
mông thì cảnh sắc hoàng hôn sẽ đơn điệu,
nhàm chán, tầm thường. Ánh mặt trời đỏ
rực rọi trên mặt phẳng lá xanh chập chùng
trải đến mút tầm nhìn, với những áng mây
muôn màu ở chân trời, với sương khói lung linh
như mưa bụi ngũ sắc rơi trên những
ngọn núi xa xa thật khó tả bằng lời. Vả
chăng tôi cũng đã cố gắng vẽ lại
bức tranh ấy cách đây bảy năm - năm 1996 -
trong truyện ngắn "Hoàng Hôn Trên Thung Lũng Ia
Drang", và bây giờ chả lẽ lại lặp lại
điệp khúc ấy. Với lại, viết về thung
lũng Ia Drang hôm nay, tôi chỉ muốn làm một bài ký
sự ngắn, xoay quanh sự kiện nhiều hơn.
Một điều thú vị là chả riêng gì tôi bị mê
hoặc vì vẻ đẹp của thiên nhiên kia, mà viên sĩ
quan trưởng toán cố vấn Mỹ, Đại Úy
Scott, cũng đã từng say sưa ngắm nhìn hoàng hôn phía
tây trại. Mỗi lần nhìn cảnh đẹp ấy ông
ta đều thốt lên "sunset on Ia Drang Valley",
một sự việc đã khiến cả toán Mỹ làm
đề tài hài hước mỗi hoàng hôn vắng mặt
ông. Đại để, một anh lính bưng ly
rượu hoặc lon bia đến bên cửa sổ nhìn
ra thung lũng tắm nắng chiều và lặp lại câu
nói, "sunset on Ia Drang Valley" để cả nhóm
cười ầm lên.
Vị Trí Địa Dư của Thung Lũng Ia Drang
Dãi đất về phía tây nam tỉnh
lỵ Plei Ku là rừng thấp, chằng chịt suối,
trải hằng mấy chục cây số đến
tận biên giới Việt-Miên, và đến tỉnh Ban Mê
Thuột kế cận. Trong toàn vùng chỉ có rặng núi Chu
Pong là chi tiết địa hình nổi bật, tuy cao
độ khoảng dưới một nghìn thước.
Đó là một dãy núi chạy từ đông sang tây dài
khoảng hai mươi lăm cây số, mà phần nằm
trong đất Miên chiếm khoảng bảy cây số.
Chiều nam bắc của dãy núi đo khoảng hai
mươi cây số. Chu Pong là một tập hợp
những hang động, những vách núi, những vực
sâu, những thác nước, những thung lũng - một
căn cứ địa rất tốt. Trong hai cuộc
chiến tranh đã qua - chiến tranh Đông Dương
1945-1954, và chiến tranh Việt Nam 1965-1975 - Hà Nội đã
dùng núi Chu Pong để trú quân và chứa kho tàng cho các
chiến dịch ở Cao Nguyên Trung Phần. Dọc theo
sườn phía bắc của dãy Chu Pong - từ chân núi đổ
về mạn bắc - là một thung lũng khá rộng. Con
sông Ia Drang, phát nguyên từ vùng gần đồn
điền trà Catecka phía nam thị xã Plei Ku, cắt đôi
thung lũng đó, lượn khúc qua thác ghềnh, chảy
về tây, đổ vào đất Miên. Trải dài dọc
đôi bờ con sông ở đoạn gần chân núi Chu Pong
là thung lũng Ia Drang. Thung lũng này nằm về
hướng nam-tây-nam tỉnh lỵ Plei Ku, và ở cách xa
độ sáu mươi cây số. Đối với
vị trí trại Lực Lượng Đặc Biệt
Plei Me, nó nằm ở hướng chính tây, và cách xa
khoảng trên hai mươi cây số. Như vậy,
để chính xác hơn, cái biển rừng cây mênh mông phía
tây cứ điểm Plei Me gồm nhiều thung lũng
họp lại, và xa tít trong sương khói ở chân
trời với dãy núi Chu Pong xanh lơ làm nền mới
chính là thung lũng Ia Drang. Nhưng người ta quen
gọi cái biển lá rừng trùng điệp phía tây
trại là Thung Lũng Ia Drang, vì dòng Ia Drang là con suối quan
trong trong vùng.
Vẻ Đẹp của Thiên Nhiên Ia Drang
Tôi
"đến" với thung lũng Ia Drang trong một
chuyến bay không thám (visual reconaissance). Chiếc L 19 chỉ
có hai người, tôi và anh chàng phi công Mỹ. Cất cánh
từ phi trường Plei Me, chúng tôi hướng về
phía biên giới Việt-Miên, lướt trên một bề
mặt rừng xanh thẫm khi thì bằng phẳng, khi thì
lượn sóng, điểm xuyết bằng những con
suối bạt lấp lánh, bằng những mảng
rừng trống. Nhưng tuyệt nhiên không có một bóng
người, hay một túp lều. Trong thời chiến
bộ mặt rừng núi càng thêm hoang vu và bí hiểm!
Vùng mục
tiêu quan sát là một đoạn của thung lũng Ia Drang
mà tọa độ đã được xác định
trên bản đồ. Phi cơ bay dọc theo con sông Ia Drang
một đoạn rồi đánh nhiều vòng trên thung
lũng tràn ngập ánh nắng, và bay trên các đỉnh núi
lân cận. Thảo mộc hai bên bờ sông phần lớn
là loại lau lách cao trên một thước, và vài nơi
chỉ toàn một thảm cỏ xanh. Thỉnh thoảng
những cây cổ thụ mọc ven sông nghiêng cành
đến tận mé nước. Nhìn tổng quát, khung
cảnh thật thanh thoát. Vẳng bên tai tôi qua cái headset
giọng anh phi công khen phong cảnh đẹp. Tôi nhớ
đại khái anh nói rằng đất nước này
đẹp thật. Tôi nhớ lúc bấy giờ mình đã
liên tưởng đến khúc nhạc "Suối
Mơ" của Văn Cao:
Suối
mơ, bên rừng thu vắng
Dòng
nước trôi lững lờ ngoài nắng
Nhân nhắc
đến lời của anh phi công Mỹ, tôi muốn trích
lời của hai người nữa, hai đồng bào
của anh phi công kia, khi họ nói về thung lũng Ia Drang.
Người thứ nhất là vị sĩ quan đã dự
trận đánh ở Thung Lũng Ia Drang năm 1965, kể
lại trong cuốn hồi ký chiến trường của
Tướng Harold G Moore và Joseph L. Galloway. Cựu Đại
Úy John Herren kể lại cảm nhận lúc ngồi trên
trực thăng để ra trận: "Việt Nam
đẹp thật, thậm chí trong chiến tranh, với
rừng xanh, đồi rậm, với suối nguồn
hoang dã chằng chịt". (Vietnam, even in war, was scenic,
with the green jungle, heavy forested mountains, and wild-looking rivers
crisscrossing the terrain). Người thứ hai chính là Cựu
Trung Tướng Harold G. Moore, tác giả của thiên hồi
ký chiến trường "We Were Soldiers Once ... and
Young" vừa nêu trên. Tướng Moore, qua mấy dòng
thư riêng cho kẻ viết bài này, cho biết ông đã
trở lại thăm chiến trường xưa, thung
lũng Ia Drang, hai lần, vào năm 1993 và 1997. Ông mô tả: "Hoa
dại bây giờ phủ đầy thung lũng của
những cái chết tức tưởi ngày xưa. Vùng Ia
Drang từ phía tây Plei Me không có người ở, ngoại
trừ một số ít người Thượng đang
được di dân về hướng đông, gần Plei
Ku. Vùng núi rừng Ia Drang/Chu Pong bây giờ được
gọi là 'rừng oan hồn', vẫn bí hiểm và
đẹp". (Wild flowers now grow in those places of violent death.
The Ia Drang from Plei Me west is uninhabited except for a few Montagnards who
are/have been driven out to the east near Plei Ku. The Ia Drang/Chu Pong area
is now known as "The forest
of Screaming Souls"
and remains mysterious and beautiful). Không biết nhóm chữ
"Forest of Screaming Souls" do chính tướng Moore nghĩ
ra để dịch ý tưởng của người
Việt hay do một thông dịch viên/hướng dẫn
viên du lịch người Việt dùng để thuyết
trình với du khách, nhưng dù sao thì hiển nhiên thung
lũng Ia Drang đã đi vào lịch sử chiến tranh
của nhân loại, lưu danh thiên cổ một trận
chiến, và một nét đẹp của thiên nhiên. Có lẽ
điều sau mới trường tồn hơn ...
HÀ KỲ LAM
14/11/1965: Trận Ia Đrăng trong Chiến tranh Việt Nam
Nguồn: “Major battle erupts in the Ia Drang Valley,” History.com (truy cập ngày 13/11/2015).
Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng
Vào ngày này năm 1965, trong trận đánh lớn đầu tiên giữa các lực lượng quân chính quy Hoa Kỳ và Bắc Việt, Lữ đoàn 3, Sư đoàn Kỵ binh số 1 Hoa Kỳ đã có một trận hội chiến với các đơn vị quân chủ lực cộng sản tại thung lũng Ia Đrăng, Tây Nguyên.
Sáng hôm đó, Trung tá Harold G. Moore thuộc Tiểu đoàn 1, Lữ Đoàn 7 đã tiến hành một cuộc tấn không bằng trực thăng vào bãi đáp “X-Ray” gần núi Chư Prông. Khoảng giữa trưa, Trung đoàn 33 Quân đội Nhân dân Việt Nam bắt đầu tấn công lính Mỹ. Cuộc chiến kéo dài trong cả ngày đến đêm. Lính Mỹ đã nhận được hỗ trợ từ các đơn vị pháo binh gần đó và các cuộc không kích chiến thuật.
Sáng hôm sau, Trung đoàn 66 Bắc Việt tham gia tấn công chống đơn vị lính Mỹ. Cuộc chiến diễn ra rất ác liệt, nhưng sự hỗ trợ từ các cuộc không kích chiến thuật và pháo binh đã gây nhiều tổn thất cho phía Bắc Việt và cho phép Sư đoàn Kỵ binh số 1 Hoa Kỳ cầm cự trước các cuộc tấn công liên tục.
Đến giữa trưa ngày 15, hai đại đội tiếp viện của Mỹ đổ xuống và được Trung tá Moore sử dụng khéo léo để hỗ trợ cho quân lính đang bị bao vây của ông. Đến ngày thứ ba của cuộc chiến, phía Mỹ phần nào giành được thế thượng phong. Trận chiến kéo dài năm ngày (14 đến 18 tháng 11) đã khiến 634 lính Bắc Việt hy sinh và hơn 1.000 người bị thương (tuy nhiên theo tài liệu của Việt Nam, con số này là khoảng 550 người chết và gần 700 người bị thương).
Cũng trong chiến dịch này, Tiểu đoàn 2, Trung đoàn 7 Kỵ binh Hoa Kỳ đã bị quân đội Bắc Việt phục kích trên đường tới bãi đáp Albany vào sáng ngày 17. Trong 500 quân số ban đầu, khoảng 150 lính Mỹ đã thiệt mạng và chỉ 84 lính còn khả năng chiến đấu; trong đó Đại đội C chịu 93% tổn thất, một nửa trong số đó hy sinh.
Bất chấp những con số thiệt hại này, các quan chức cấp cao của Mỹ ở Sài Gòn lại tuyên bố trận Ia Đrăng là một trận đánh vô cùng quan trọng vì đây là cuộc đụng độ đáng kể đầu tiên giữa quân đội Mỹ và các lực lượng Bắc Việt. Nó chứng minh rằng quân đội Bắc Việt đã chuẩn bị sẵn sàng để đứng lên chiến đấu trong những trận đánh lớn ngay cả khi họ có thể phải chịu thương vong nghiêm trọng. Các nhà lãnh đạo quân sự cấp cao của Mỹ đã kết luận rằng quân đội Mỹ có thể gây thiệt hại đáng kể cho lực lượng cộng sản trong các trận chiến như vậy – chiến thuật này đã dẫn tới một cuộc chiến tranh tiêu hao khi các lực lượng Hoa Kỳ cố gắng dần triệt hạ phía cộng sản.
Bắc Việt cũng đã học được một bài học quý giá trong trận đánh này: bằng chiến thuật “nắm thắt lưng Mỹ mà đánh,” tức cận chiến áp sát lính Mỹ, quân đội Mỹ sẽ không thể sử dụng pháo binh hoặc không kích mà không có nguy cơ gây tổn thất cho chính lính Mỹ. Phong cách chiến đấu này đã được Bắc Việt áp dụng cho đến khi kết thúc Chiến tranh Việt Nam.
Ảnh: Trực thăng UH-1D của quân đội Hoa Kỳ rời đi sau khi đổ lính bộ binh xuống thung lũng Ia Đrăng, tháng 11 năm 1965. Nguồn: United States Army.
Vietnam in HD E02: Search&Destroy (1966-1967) 720P HD
Nhận xét
Đăng nhận xét