Thứ Sáu, 15 tháng 3, 2019

CÂU CHUYỆN LỊCH SỬ 80/9 (Máy bay & chiến tranh)

(ĐC sưu tầm trên NET)
 
KHKT Quân Sự_Công nghệ hàng không quân sự thế giới - Phần 1
  
Công Nghệ Hàng Không Quân Sự P2

Công nghệ hàng không quân sự - Phần 1

Radar TV |
Công nghệ hàng không quân sự - Phần 1

Trên chiến trường ngày nay, máy bay ném bom có thể thực hiện các cuộc tấn công có độ chính xác chết người.

Chúng đã góp phần đánh tan Đức Quốc Xã và giáng đòn kết liễu để giành chiến thắng trong cuộc chiến. Những bí mật công nghệ nào ẩn sau chiếc máy bay hoành tráng nhất thế giới này? Chúng được phát triển thế nào? Tại sao ngày nay máy bay ném bom lại nguy hiểm hơn trước kia rất nhiều?
theo Kênh truyền hình Quốc phòng Việt Nam

Công nghệ hàng không quân sự - Phần 2

Radar TV |
Công nghệ hàng không quân sự - Phần 2

Trên chiến trường ngày nay, máy bay ném bom có thể thực hiện các cuộc tấn công với độ chính xác chết người.

Chúng đã góp phần đánh tan Đức Quốc Xã và giáng đòn kết liễu để giành chiến thắng trong cuộc chiến.
Những bí mật công nghệ nào ẩn sau chiếc máy bay hoành tráng nhất thế giới này? Chúng đã được phát triển như thế nào? Tại sao ngày nay, máy bay ném bom lại nguy hiểm hơn trước kia rất nhiều?
theo Kênh truyền hình Quốc phòng Việt Nam

Thực hư về "tiêm kích bom tàng hình" JH-XX của Trung Quốc

Anh Minh |
Thực hư về "tiêm kích bom tàng hình" JH-XX của Trung Quốc

Tình báo Mỹ nói Trung Quốc đang phát triển máy bay ném bom tàng hình chiến thuật tầm trung và tầm xa. Thực hư ra sao và hiện này tiến trình này đã diễn ra tới đâu?

Hồi tháng 1/208, trong một báo cáo của Tình báo quân sự Mỹ (DIA) về sức mạnh quân sự Trung Quốc chỉ có hai dòng nhưng gây ra sự chú ý lớn trong giới quân sự và những người quan tâm trên internet: “Không quân Trung Quốc đang phát triển các máy bay ném bom tàng hình tầm trung và tầm xa, có thể đi vào hoạt động từ năm 2025”.
Cần nhấn mạnh rằng báo cáo nói “một số máy bay” chứ không chỉ một loại. Và đó là những máy bay ném bom chiến thuật, có nghĩa được trang bị các radar mảng pha chủ động độ phân giải cao, bom chính xác và tên lửa không đối không tầm xa.
Trong vài năm trở lại đây, Trung Quốc đang phát triển thứ có vẻ là một máy bay ném bom chiến lược tầm xa cận âm có tên H-20 và việc này ngày càng rõ ràng, đặc biệt trong năm 2018, khi chính phủ Trung Quốc rập rạp rằng sẽ ra mắt máy bay này trong năm 2019.
Loại máy bay này, bề ngoài trông khá giống máy bay ném bom tàng hình B-2 của Mỹ và chức năng cũng tương tự.
Thực hư về tiêm kích bom tàng hình JH-XX của Trung Quốc - Ảnh 1.
H-20
Tuy nhiên, các máy bay ném bom chiến thuật tàng hình là điều mới mẻ, ít nhất là với Trung Quốc.
Chuyên gia Sebastian Roblin viết trên National Interest tin rằng một trong các máy bay mà tình báo quân sự Mỹ đề cập là JH-XX, một tiêm kích-bom tàng hình do Tập đoàn hàng không Thẩm Dương đề xuất ý tưởng.
Tập đoàn này được biết đến từ lâu là nhà sản xuất các tiêm kích, bao gồm các các biến thể hàng nhái họ Su-27 của Nga, hay như dòng tiêm kích tàng hình J-31 hoặc được xuất khẩu hoặc phục vụ trên tàu sân bay của Trung Quốc.
Những hình ảnh đầu tiên của chiếc JH-XX bản concept (ý tưởng) bị/được rò rỉ tại một hội nghị năm 2013.
Rồi đến tháng 5/2018, tạp chí Kiến thức hàng không uy tín của Trung Quốc đưa lên trang bìa một máy bay tàng hình có kiểu dáng rất tương lai dài khoảng 30m, hai động cơ turbin cánh quạt đặt trên lưng máy bay, khoang chứa bom lớn ở bụng và hai bên hông là nơi chứa các tên lửa không đối không tầm xa.
Thực hư về tiêm kích bom tàng hình JH-XX của Trung Quốc - Ảnh 2.
Hình ảnh JH-XX trên tạp chí Trung Quốc
Chưa rõ vì sao tình báo quân sự Mỹ tin rằng JH-XX đang được phát triển. Tác giả Rick Joe của tạp chí Diplomat, từng viết nhiều về JH-XX trước khi tình báo Mỹ có báo cáo về nó, bày tỏ sự hoài nghi trên Twitter:
“Về chuyện DIA báo cáo “xác nhận” một máy bay ném bom tàng hình tầm trung của quân đội Trung Quốc, thông tin này chưa có gì thay đổi kể từ năm ngoái khi tôi viết về chủ đề này: “Với mức độ thông tin đầy đủ nhất, JH-XX chưa có vẻ gì là đang được phát triển”.
“Nay, có lẽ báo cáo của DIA dựa trên các thông tin tình báo bí mật mà công chúng không được biết tới, nhưng xét về chất lượng thông tin ở phần khác của báo cáo, tôi nghi ngờ thông tin này (dự án JH-XX)”, ông Joe viết. “Có nhiều khả năng là họ dựa vào một số nguồn tin công khai về JH-XX và viết báo cáo với một chút ghen tị thái quá”.
Cho đến nay, quân đội Mỹ, đi đầu trong công nghệ máy bay tàng hình, mới chỉ có máy bay tiêm kích tàng hình gồm F-22 và F-35, các máy bay ném bom tàng hình chiến lược.
Chiếc F-117 (đã ngừng hoạt động) thì chỉ là một phiên bản lai giữa máy bay chiến đấu (mang ký hiệu F) và máy bay ném bom (mang ký hiệu B). Họ chưa từng có máy bay ném bom chiến thuật tàng hình.
Do vậy, có lẽ cần thêm thời gian và sự kiên nhẫn để chờ đợi và xác định rằng JH-XX đang được phát triển hay chỉ dừng lại ở ý tưởng.
theo Tiền Phong

Tình báo Mỹ phát hiện Trung Quốc phát triển 2 loại máy bay ném bom mới

Đặng Vũ |
Tình báo Mỹ phát hiện Trung Quốc phát triển 2 loại máy bay ném bom mới
Trung Quốc đang chế tạo cùng lúc 2 loại máy bay ném bom thế hệ mới

Theo một tài liệu tình báo của Mỹ, không quân Trung Quốc đang phát triển cùng lúc 2 loại máy bay ném bom tàng hình mới để thay thế các máy bay ném bom Xian H-6 đã lỗi thời.

“Không quân Trung Quốc đang phát triển các loại máy bay ném bom tàng hình tầm trung và tầm xa mới để tấn công các mục tiêu khu vực và toàn cầu.
Công nghệ tàng hình tiếp tục đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển những máy bay ném bom mới này và chúng có thể được sử dụng sau năm 2025", Cơ quan tình báo quốc phòng Mỹ (DIA) công bố báo cáo cho biết.
Theo báo cáo trên, những máy bay này được bổ sung nhiều tính năng nâng cấp so với phi đội máy bay hiện có và sẽ sử dụng nhiều công nghệ của tiêm kích tàng hình thế hệ thứ 5 trong thiết kế.
Vào hồi tháng 8, truyền hình CCTV của Trung Quốc đã xác nhận Hong-20 sẽ là máy bay ném bom tầm xa chiến lược mới của Trung Quốc và nó sẽ có chuyến bay đầu tiên trong năm nay. H-20 được cho là có khí tài tương đương với máy bay ném bom B-2 của Mỹ về cả thiết kế lẫn tầm hoạt động.
Tuy nhiên, DIA đã mô tả chiếc máy bay thứ hai của Trung Quốc là một loại khí tài mà Mỹ không có vũ khí tương đương.
Chiếc máy bay này được xếp vào dạng tầm trung, hạng nặng hơn tiêm kích F-35 nhưng không có tầm bay lớn như H-20.
Theo tờ The Drive, chiếc máy bay được nhà quan sát quân sự gọi bằng cái tên tạm thời là JH-XX, sẽ có bán kính hoạt động từ 1.600 đến 3.200km và dài khoảng 30m. Để so sánh, chiếc F-22 của Mỹ dài 20m và máy bay ném bom H-20 mới của Trung Quốc có thể có tầm bay 8.000km mà không cần tiếp nhiên liệu.
Sự ra đời của những máy bay ném bom mới được cho là một bước ngoặt đối với không quân Trung Quốc, vốn hiện vẫn đang phải phụ thuộc vào duy nhất chiếc H-6.
https://anninhthudo.vn/quan-su/tinh-bao-my-phat-hien-trung-quoc-phat-trien-2-loai-may-bay-nem-bom-moi/798287.antd
theo An Ninh Thủ đô

Báo Trung Quốc hết lời ngợi khen Su-57 Nga, cho rằng Việt Nam sẽ là khách hàng tiềm năng

Anh Tú |
Báo Trung Quốc hết lời ngợi khen Su-57 Nga, cho rằng Việt Nam sẽ là khách hàng tiềm năng
Máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ 5 Su-57. Ảnh: Twitter

Theo Wang Yongqing, yếu tố tàng hình đã không còn là ưu tiên khi các nhà thiết kế Nga đặt tầm quan trọng vào khả năng hành trình siêu thanh và mức độ siêu cơ động của Su-57.

Asia Times ngày 24/1 dẫn thông tin từ một số kênh truyền thông Trung Quốc cho biết, các nhà thiết kế máy bay chiến đấu của Quân đội nước này rất ấn tượng với các khái niệm thiết kế độc đáo của dòng tiêm kích tàng hình Sukhoi Su-57 của Nga, và đặc biệt, họ rất hào hứng khi đưa ra những so sánh về thiết kế và bảo trì với các máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 khác.
Su-57 là máy bay chiến đấu tàng hình đa năng được Nga phát triển nhằm mục đích thay thế cho các chiến đấu cơ tiền nhiệm MiG-29 và Su-27. Su-57 vẫn được giới chuyên môn đem ra so sánh với J-20 của Trung Quốc và F-22 của Mỹ.
Tuy vậy, theo một số nhà quan sát, Su-57 thường không được coi là tiêm kích phản lực thế hệ 5 thực thụ vì khả năng tàng hình "dưới chuẩn", khiến nó gặp bất lợi đáng kể so với các máy bay cùng loại của Trung Quốc và Mỹ.
Một số nhà phân tích Trung Quốc đánh giá J-20 "đã giành chiến thắng" trong cuộc đua chế tạo và triển khai máy bay chiến đấu tàng hình, vì vậy họ cho rằng Bắc Kinh nên ưu tiên mua và mô phỏng phát triển theo các máy bay chiến đấu tiên tiến hơn của Nga, chẳng hạn như Su-35.
Báo Trung Quốc hết lời ngợi khen Su-57 Nga, cho rằng Việt Nam sẽ là khách hàng tiềm năng - Ảnh 1.
Một chuyến bay thử nghiệm của Su-57. Ảnh: Sputnik
Tuy nhiên, Wang Yongqing - Thiết kế trưởng Viện Thiết kế Máy bay Thẩm Dương thuộc Tập đoàn Công nghiệp Hàng không Trung Quốc lại cho rằng, Su-57 vẫn là dòng máy bay có thể truyền cảm hứng lớn cho các kỹ sư Trung Quốc nhờ thiết kế khí động học sáng tạo và hệ thống điều khiển vector lực đẩy của nó.
Bởi thực tế, yếu tố tàng hình đã không còn là ưu tiên khi các nhà thiết kế Su-57 đặt tầm quan trọng vào khả năng hành trình siêu thanh và mức độ siêu cơ động để tránh các tên lửa tấn công ngoài tầm nhìn của đối thủ trong tình huống phải giao chiến trên không.
Theo Wang Yongqing, một khi đã thoát được đòn tấn công của tên lửa tầm xa, trận đấu tiếp theo giữa Su-57 và chiến cơ đối thủ sẽ diễn ra ở cự ly gần, và lúc đó chính khả năng siêu cơ động chứ không phải yếu tố tàng hình mới quyết định phe nào sẽ chiếm ưu thế trên không.
Báo Trung Quốc hết lời ngợi khen Su-57 Nga, cho rằng Việt Nam sẽ là khách hàng tiềm năng - Ảnh 2.
Tiêm kích Su-57 bay trình diễn năm 2017. Ảnh: CNN
Một đặc điểm độc đáo khác nữa của Su-57 là các hệ thống radar được bố trí ở hai bên sườn máy bay - kiểu thiết kế đầu tiên trên thế giới so với cách lắp đặt thông thường ở mặt trước. Do đó, cùng với các radar và cảm biến hồng ngoại khác, Su-57 được cho là có khả năng phát hiện máy bay tàng hình đối phương từ khá sớm.
Các bình luận trên báo chí Trung Quốc về Su-57 cũng ám chỉ, Bắc Kinh có thể sẽ tìm cách mua những máy bay chiến đấu này của Nga. Ngoài ra, Hàn Quốc, Việt Nam, Ấn Độ, Brazil và Thổ Nhĩ Kỳ cũng được báo giới Trung Quốc đánh giá là những khách hàng tiềm năng.
Nga luôn rất đề cao các khả năng của Su-57 cũng như mức giá thấp hơn của dòng máy bay này so với F-35 của Mỹ. Cụ thể, Su-57 có mức giá rẻ hơn 2,5 lần F-35 hoặc F-22.
"Su-57 đã chứng tỏ nó là một máy bay tốt và đã khẳng định được hiệu quả cũng như khả năng chiến đấu, trong đó có chiến trường Syria", Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Nga Yuri Borisov đã phát biểu như vậy trên truyền hình Nga vào đầu năm 2018.
Phòng thử nghiệm các bộ phận của máy bay Su-57
theo Trí Thức Trẻ

"Kẻ săn mồi" - Máy bay chiến đấu không người lái bí ẩn nhất của Nga lộ diện?

Trung Phạm |
"Kẻ săn mồi" - Máy bay chiến đấu không người lái bí ẩn nhất của Nga lộ diện?
"Kẻ săn mồi" - máy bay chiến đấu không người lái (UCAV) của Nga lần đầu tiên xuất hiện trên truyền thông mạng xã hội

Những hình ảnh này rất có thể bị "rò rỉ" một cách có chủ ý bởi Bộ Quốc phòng Nga từng bóng gió khoe về kế hoạch thử nghiệm một máy bay chiến đấu không người lái từ mùa Hè năm 2018.

Một bức ảnh được cho là của chiếc máy bay chiến đấu không người lái (UCAV) với biệt danh Okhotnik (hay Hunter - "Kẻ săn mồi") vừa "vô tình" được tiết lộ trên các phương tiện truyền thông mạng xã hội Nga.
Với tên gọi là chính thức là Udarno-Razvedyvatelnyi Bespilotnyi Kompleks (URBK) theo tiếng Nga, hay Tổ hợp Máy bay Tấn công - Trinh sát Không người lái theo tiếng Anh, phương tiện kể trên đã được phát triển từ nhiều năm nay, dưới hình thức này hoặc hình thức khác, và do chính Tập đoàn chế tạo máy bay Sukhoi giữ vai trò lãnh đạo.
Bức ảnh xuất hiện trên mạng xã hội hàng đầu nước Nga - VK cho thấy một chiếc UCAV đang lăn bánh trên đường băng lạnh lẽo và dường như được chụp ở khoảng cách xa, bao bọc bởi những hàng cây cằn cỗi xung quanh sân bay.
Kẻ săn mồi - Máy bay chiến đấu không người lái bí ẩn nhất của Nga lộ diện? - Ảnh 1.
Hình ảnh được cho là của UCAV "Kẻ săn mồi" Okhotnik đang lăn bánh trên đường băng
Ngoài ra, còn có một hình ảnh thứ hai chụp từ một góc nhìn hơi khác, hướng tiêu điểm vào một trong những bộ phận hạ cánh chính của máy bay.
Các bức ảnh này gợi nhớ đến cách thức Trung Quốc tiết lộ chiếc máy bay chiến đấu tàng hình J-20 lần đầu tiên vào năm 2011. Những hình ảnh này rất có thể bị "rò rỉ" một cách có chủ ý bởi Bộ Quốc phòng Nga từng bóng gió khoe về kế hoạch thử nghiệm một chuyến bay UCAV từ mùa Hè năm 2018.
Chiếc máy bay đề cập ở trên trông khá ấn tượng và có kích thước tương đối lớn, với một thiết bị hạ cánh cứng rất giống những gì vẫn nhìn thấy trên các thiết kế máy bay chiến thuật hiện đại của Nga.
Cấu hình của nó có vẻ ngoài giống với mô hình lai ghép giữa X-47B và X-45C Phantom Ray của Northrop Grumman, cũng như các thiết kế UCAV quốc tế khác. Những "mụn nước" nhô ra từ thân máy bay cho thấy đây rất có thể là các hệ thống cần thiết được dùng để thử nghiệm chứ không phải phiên bản sản xuất cuối cùng.
Kẻ săn mồi - Máy bay chiến đấu không người lái bí ẩn nhất của Nga lộ diện? - Ảnh 2.
Hình ảnh bộ phận hạ cánh của Okhotnik
"Năm tới, Okhotnik sẽ bước vào giai đoạn thử nghiệm. Công việc thuộc dự án là một ưu tiên hàng đầu và đang tiến triển rất tốt. Mùa Xuân tới, chúng tôi dự kiến sẽ thực hiện chuyến bay đầu tiên của dòng máy bay không người lái này", Thứ trưởng Quốc phòng Nga Alexei Krivoruchko đã phát biểu như vậy trên Kênh Quốc phòng Zvezda vào tháng 12/2018.
"Đây là một nhiệm vụ rất quan trọng đối với chúng tôi", ông Alexei Krivoruchko nhấn mạnh.
Tháng 11/2018, một nguồn tin giấu tên của Bộ Nga từng tiết lộ với hãng thông tấn TASS rằng, nguyên mẫu Okhotnik đã hoàn thành các thử nghiệm đầu tiên trên mặt đất, gồm cả hoạt động lăn bánh và chạy đà tại nhà máy của Hiệp hội Chế tạo Máy bay Novosibirsk - đơn vị hỗ trợ các chương trình nghiên cứu và phát triển cũng như sản xuất máy bay thực tế của Sukhoi.
Mặc dù được cho là có thể đạt tới vận tốc hơn 120 dặm/giờ nhưng các UCAV này vẫn chưa thực sự cất cánh.
Điều kiện thời tiết chung trong bức ảnh có vẻ phù hợp với những thông tin hồi tháng 11/2018 về Novosibirsk, qua đó cho thấy chúng đã được chụp từ các hoạt động thử nghiệm trên mặt đất. Tuy nhiên, do thời tiết hiện tại cũng lạnh lẽo và có tuyết và vì vậy nó cũng có thể diễn ra ở khoảng thời gian này hoặc thậm chí trước đó.
Cho dù hình ảnh mới "rò rỉ" này là của Okhotnik hay một thiết kế nào khác, nhưng nếu nó là sự thực thì đây chính là bằng chứng mới nhất cho thấy Nga vẫn đang rất nỗ lực phát triển UCAV tàng hình.
Trung Quốc, Ấn Độ và một số nước châu Âu cũng sốt sắng theo đuổi hướng đi này. Trong khi đó, Mỹ vẫn đang hành động như thể công nghệ thay đổi cuộc chơi trên thậm chí không tồn tại, ít nhất là về mặt công khai, mặc dù từ hơn 1 thập kỷ trước, Washington đã chứng minh nó là công nghệ rất hứa hẹn của tương lai.
Nếu như Sukhoi vẫn kiên trì theo đuổi kế hoạch đã từng công bố và Okhotnik thực hiện chuyến bay đầu tiên vào cuối mùa Xuân này, có lẽ không phải chờ đợi quá lâu để thấy được rằng người Nga đã tiến xa đến mức nào trong giấc mơ biến chiếc máy bay chiến đấu không người lái tàng hình của họ thành hiện thực.
Video tiết lộ máy máy chiến không người lái "Kẻ săn mồi" mới của Nga
theo Trí Thức Trẻ

Nga đưa máy bay không người lái trinh sát - tấn công hạng nặng cất cánh thử nghiệm

Quang Anh |
Nga đưa máy bay không người lái trinh sát - tấn công hạng nặng cất cánh thử nghiệm
Máy bay trinh sát không người lái chiến lược "Altair" nguyên mẫu thứ 3.

Mạng xã hội đăng tải một bức ảnh máy bay trinh sát không người lái chiến lược "Altair" nguyên mẫu thứ 3 thực hiện chuyến bay thử nghiệm. UAV Altair là máy bay trinh sát đường không, sẽ được trang bị radar và trang thiết bị quang điện tử phục vụ Bộ Quốc phòng Nga.

Phương tiện bay có trọng lượng cất cánh 5 tấn, sải cánh dài hơn 28 mét được phát triển tại Văn phòng thiết kế Kazan Simonov. Nguyên mẫu bay thử nghiệp được lắp ráp và thử nghiệm các công đoạn tại nhà máy chế tạo máy bay Gorbunov.
Chiếc UAV có 2 động cơ diesel 250 mã lực, 3 cánh quạt, "Altair" có khả năng bay liên tục trên không 2 ngày liên tiếp, tầm bay đạt đến 10 nghìn km. Thân máy bay thiết kế hoàn toàn bằng composit tổng hợp, trừ động cơ và khung giá đỡ.
Thiết kế này khiến UAV có độ phản xạ hiệu dụng radar rất thấp và tăng được tải trọng hữu ích của máy bay. Theo thiết kế, mũi máy bay sẽ được lắp hệ thống quan sát quang điện tử ngày đêm, 2 bên là radar chủ động anten mảng phá quét điện tử.
Phía đuôi máy bay là anten truyền thông vệ tinh. Các nhà thiết kế cũng phát triển UAV "Altair" phiên bản tấn công với khối lượng vũ khí đến 1 tấn.
Máy bay không người lái "Altair" được phát triển theo đơn đặt hàng của bộ Quốc phòng. Sau khi hoàn thành các cấp thử nghiệm, quân đội Nga dự định sử dụng drones "Altair" trong các nhiệm vụ trinh sát tầm xa, giám sát từ trên không, vận chuyển hàng hóa và nhiều sứ mệnh khác, bao gồm cả tấn công.
Trong năm 2019, Nga sẽ phải hoàn thành những dự án thiết kế thử nghiệm những máy bay không người lái, được phát triển trong những năm gần đây. Trong năm nay, máy bay không người lái trinh sát tầm xa Altair và máy bay không người lái hạng nặng C-70 Hunter sẽ phải thực hiện các chuyến bay thử nghiệm đầu tiên.
Những máy bay không người lái chiến lược của Nga đang trong giai đoạn phát triển, trong đó có máy bay không người lái "Altair". Video: IZ.ru.
theo Viettimes

5 vũ khí tàng hình uy lực nhất mọi thời đại

Thiên Thanh |
5 vũ khí tàng hình uy lực nhất mọi thời đại
SR-71 Blackbird của Mỹ. Ảnh: National Interest

Nằm trong danh sách các vũ khí tàng hình uy lực nhất mọi thời đại được trang tin National Interest liệt kê đều là các khí tài của Mỹ.

Trang tin National Interest đã liệt kê năm vũ khí tàng hình "nguy hiểm" nhất mọi thời đại.
SR-71 Blackbird (“Hắc điểu” SR-71)
Nổi tiếng là máy bay nhanh nhất thế giới, SR-71 còn được biết tới với khả năng tàng hình ấn tượng. SR-71 có thể đạt tốc độ tối đa Mach 3.2 và là một trong những máy bay đầu tiên được trang bị tính năng tàng hình.
Lần đầu bay thử vào năm 1962, SR-71 được bổ sung bốn tính năng tàng hình vào thiết kế. Đầu tiên, phần bề mặt máy bay có khả năng ngăn không cho sóng radar đối phương có thể phản xạ lại thiết bị thu sóng.
Thứ hai, cánh, đuôi và thân máy bay đã được chế tạo bằng vật liệu tổng hợp cùng với titan, nhằm mục tiêu hấp thụ sóng radar. Thứ ba, phần động cơ máy bay được đặt gọn gàng gần thân máy bay, làm giảm khả năng bị radar dò ra.
Tính năng cuối cùng là SR-71 được sơn đen với các hạt sắt ferrite cỡ nhỏ. Chính lớp sơn này mang lại cho SR-71 vẻ ngoài đặc biệt mà được mệnh danh là “hắc điểu”.
Màu sơn này được cho là giảm thiểu mặt cắt ngang của radar. Đây là chỉ số chỉ mức độ mà radar có thể phát hiện ra vật thể. SR-71 có chỉ số này nhỏ hơn 10m2 trong khi F-15 Eagle là 100m2.
F-117 Nighthawk (“Chim ưng đêm” F-117)
Đây là máy bay tàng hình đầu tiên của Mỹ được đưa vào tác chiến. Mặc dù là máy bay ném bom chiến thuật không có khả năng chiến đấu không đối không, nhưng F-117 vẫn luôn bị hiểu nhầm là máy bay chiến đấu tàng hình.
F-117 được phát triển từ dự án tuyệt mật Have Blue với các đặc điểm tàng hình ấn tượng giúp nó hoạt động hiệu quả trong các nhiệm vụ bắn phá sở chỉ huy, trung tâm thông tin liên lạc, các hệ thống phòng thủ, kho vũ khí.
5 vũ khí tàng hình uy lực nhất mọi thời đại - Ảnh 1.
Hai binh sĩ Mỹ đứng cạnh một máy bay tàng hình F-117 tại căn cứ không quân Spangdahlem, Tây Nam Bonn, Đức năm 1999. Ảnh: REUTERS
F-117 có thiết kế khí động học rất đặc biệt với những mặt cắt cho phép làm tán xạ sóng radar, khiến nó trở nên khó phát hiện với các thiết bị trinh sát điện tử.
F-117 lần đầu tham gia tác chiến năm 1989, thời điểm Mỹ xâm chiếm Panama. Các chuyến bay làm nhiệm vụ tác chiến tiếp theo của F-117 diễn ra khi tham gia Chiến dịch Bão táp Sa mạc, tên hiệu của cuộc tấn công lớn vào Iraq do Mỹ dẫn đầu trong những năm 1990.
F-117 còn thực hiện các sứ mệnh ở Kosovo năm 1999 và Chiến dịch Tự do cho Iraq năm 2003. F-117 “nghỉ hưu” năm 2008.
B-2 Spirit
Lần đầu được nhà thầu Northrop Corporation trình làng năm 1988, B-2 Spirit được coi là máy bay ném bom chiến lược tàng hình chính thức đầu tiên của Mỹ. B-2 được thiết kế không có phần đuôi, giúp nó giảm thiểu khả năng bị radar đối phương phát hiện.
Máy bay ném bom này có thể mang mọi loại khí tài từ bom nguyên tử trọng lực B61 cho tới bom JDAM, hay bom hạng nặng GBU-57A/B (hơn 13 tấn).
5 vũ khí tàng hình uy lực nhất mọi thời đại - Ảnh 2.
Máy bay B-2 Spirit tại căn cứ không quân Whiteman, Missouri của Mỹ. Ảnh: BUSINESS INSIDER
B-2 có 2 khoang vũ khí có thể mang theo 80 bom Mk82, GBU-38 JDAM nặng 225 kg, hoặc 16 bom Mk84, GBU-31 nặng 925 kg, 16 bom hạt nhân chiến thuật B61. Tổng tải trọng vũ khí khoảng 18 tấn. Spirit có tầm hoạt động hơn 11.000 km với nhiên liệu nội bộ. Nếu được tiếp nhiên liệu trên không, nó có thể bay vòng khắp thế giới.
Nhiệm vụ tác chiến đầu tiên của B-2 là ở Kosovo năm 1999. B-2 cũng tham gia hỗ trợ Chiến dịch Tự do bất diện và Tự do cho Iraq. Năm 2011, ba chiếc B-2 bay cất cánh từ lục địa Mỹ tấn công một sân bay của Libya trong chiến dịch Bình minh Odyssey.
F-22 Raptor
Máy bay tàng hình thế hệ thứ năm F-22 Raptor được thiết kế để thay thế F-15 Eagle. Không giống như các dòng máy bay tàng hình trước đây của Mỹ, như F-117 và B-2, F-22 Raptor được thiết kế như một máy bay chiến đấu, sử dụng kỹ năng tàng hình để đưa ra lợi thế mang tính quyết định trong các cuộc không chiến.
5 vũ khí tàng hình uy lực nhất mọi thời đại - Ảnh 3.
F-22 Raptor của Mỹ. Ảnh: NATIONAL INTEREST
F-22 được thiết kế để giảm thiểu tối đa hấp thụ sóng radar. Mặt cắt ngang của radar trên F-22 được hãng chế tạo Lockheed Martin so sánh tương đương với “một viên bi thép”.
National Interest đánh giá khả năng tàng hình của F-22 cho phép nó trở thành một trong những máy bay chiến đấu tốt nhất thế giới, vượt xa các máy bay chiến đấu hiện tại và lên kế hoạch trong tương lai.
Tàu ngầm hạt nhân lớp Ohio
National Interest cho rằng trong số các tàu ngầm, nói đến sự kết hợp mạnh mẽ nhất giữa khả năng tàng hình cũng như gây sát thương cho đối thủ phải kể đến tàu ngầm hạt nhân lớp Ohio của Mỹ.
Tàu ngầm Ohio nặng 18,45 tấn, là tàu ngầm lớn nhất mà Mỹ từng chế tạo trong lịch sử.
Các đặc tính tàng hình của khí tài này bao gồm phần thân tàu thiết kế theo hình con cá nhằm khiến tàu di chuyển nhanh nhưng tạo ra tiếng ồn tối thiểu.
Các thiết bị có thể gây ồn được đặt ở khu vực cách âm.
5 vũ khí tàng hình uy lực nhất mọi thời đại - Ảnh 5.
Tàu ngầm hạt nhân lớp Ohio. Ảnh: National Interest
Giếng phóng tên lửa hạt nhân được đặt dọc thân tàu giảm tiếng ồn đến từ dòng chảy dưới đáy đại dương. Ngoài ra, các tàu lớp Ohio cũng được trang bị hai tua-bin hơi, trong đó một tua-bin giúp tàu vận hành trong im lặng.
Đã có tám chiếc tàu ngầm hạt nhân lớp Ohio được sản xuất, trong đó bốn chiếc được thiết kế để mang tên lửa đạn đạo, bốn chiếc còn lại được cải tiến để mang tên lửa hành trình Tomahawk.
theo Pháp luật TP.HCM

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét