Thứ Bảy, 30 tháng 3, 2019

TAI NẠN MÁY BAY 13

(ĐC sưu tầm trên NET)
 
Máy bay mất oxy _phim dựng dựa trên truyện có thật

Máy bay mất tích: Phi công thiếu oxy, bị ngất xỉu?

(Tinmoi.vn) Cái chết khi đang bay trong không trung của một tay golf nổi tiếng và ít nhất 2 vụ tai nạn của “chuyến bay ma” đang được các cơ quan chức năng Malaysia nghiên cứu để tìm câu trả lời cho sự mất tích của chuyến bay MH370.

(Tinmoi.vn) Cái chết khi đang bay trong không trung của một tay golf nổi tiếng và ít nhất 2 vụ tai nạn của “chuyến bay ma” đang được các cơ quan chức năng Malaysia nghiên cứu để tìm câu trả lời cho sự mất tích của chuyến bay MH370.
Clip Người nhà hành khách MH370 phẫn nộ trước “sự giả dối” của quan chức Malaysia Airlines

3 vụ tai nạn xảy ra trong vòng 15 năm qua là do phi công rơi vào tình trạng thiếu oxy dẫn tới việc máy bay đi quá giờ, hết nhiên liệu và bị rơi. Rất có thể, đây là những gì đã xảy ra máy bay Boeing 777.
Một phi công trên chuyến bay đi trước MH370 khoảng 30 phút cho biết đã liên lạc với máy bay mất tích để xác định vị trí của nó vào lúc 1h30 sáng 8/3 nhưng giọng nói ở đầu bên kia, được cho là của cơ phó Fariq Abdul Hamid, nghe lí nhí và dường như có sự can thiệp nào đó.
Giọng nói “lí nhí” có thể là đầu mối quan trọng – cho thấy tình trạng thiếu oxy trong não, làm giảm khả năng nhận thức và khiến họ giống như người say rượu, không thể nói hay suy nghĩ trước khi đi tiếp.
Một chiếc máy bay khác tại Úc cũng từng bị rơi sau khi phi công liên lạc với đài kiểm soát không lưu với giọng yếu ớt dần và không thể trả lời các hướng dẫn. Khoảng thời gian nghe được giọng nói “lí nhí” từ MH370 xuất hiện ngay sau những lời nói mạch lạc cuối cùng của cơ phó Fariq – “Được rồi, chúc ngủ ngon” – vào lúc 1h19 khi máy bay đang đi qua vùng biển phía đông bắc Malaysia hướng tới Vịnh Thái Lan.
Có giả thuyết rằng chính sự rò rỉ áp suất không khí mà phi công không phát hiện ra để dùng mặt nạ dưỡng khí đã khiến não bị thiếu oxy. Giả thuyết tiếp theo là các phi công đã cố gắng để máy bay trở lại sân bay gần nhất, sân Penang, bên bờ biển phía tây – đấy là lý do khiến máy bay “quay đầu”. Nhưng sau đó phi công đã bị ngất xỉu và chiếc máy bay tiếp tục tiến về phía tây, lái tự động hoặc hệ thống bị tắt do ai đó tự mò mẫm điều khiển máy bay.
Vụ tai nạn máy bay năm 1999, nguyên nhân là do phi công bị thiếu oxy
Vụ tai nạn máy bay năm 1999, nguyên nhân là do phi công bị thiếu oxy
Vào tháng 10/1999, tay golf Payne Stewart, 3 hành khách khách cùng các phi công của chiếc máy bay Learjet 35 đã thiệt mạng do bị thiếu oxy khi đang trên đường đến Mỹ. Chiếc máy bay bay từ miền nam đến miền trung tây trong vòng 4 giờ và bị hết nhiên liệu, rơi xuống một cánh đồng ở nam Dakota.
Tháng 9/2000, một chiếc máy bay Beechcraft 200 của hãng Super King bay từ Perth, Tây Úc. Nhưng đài kiểm soát không lưu đã không thể liên lạc được với phi công và ông ta cũng không thể trả lời các hướng dẫn. Ba chiếc máy bay khác cũng cố gắng để liên lạc với máy bay Beechcraft trong vòng 5 giờ trước khi nó bị hết nhiên liệu và rơi xuống sa mạc. Truyền thông Úc đã gọi đây là “chuyến bay ma”.
Chiếc máy bay chở khách của Hy Lạp đâm vào núi do phi công bị thiếu oxy
Chiếc máy bay chở khách của Hy Lạp đâm vào núi do phi công bị thiếu oxy
Năm 2005, một máy bay chở khách của Hy Lạp – chiếc Boeing 737 của hãng Helios Airways – đã đâm vào một ngọn núi gần Athens khiến 121 người thiệt mạng. Các nhà điều tra kết luận áp suất trong cabin bị giảm, phi công không kịp đeo mặt nạ dưỡng khí trước khi rơi vào tình trạng vô thức.
Trong những trường hợp trên, thường thì các tiếp viên đã vào cabin để cố điều khiển máy bay, nhưng điều này là vô ích. Có khi nào đó là kịch bản đã xảy ra với MH370? Để trả lời được câu hỏi này, có thể phải mất nhiều năm.
Bảo Linh (Theo Dailymail)

Nguyễn Thị Thanh Xuân (Tổng hợp)

Máy bay của Síp rơi do thiếu oxy trên khoang

Những nhận định ban đầu cho thấy nguyên nhân chiếc Boeing 737 của Helios Airways gặp tai nạn là do bộ phận điều áp của phi cơ bị hỏng. Toàn bộ phi công và hành khách đã bất tỉnh và chiếc máy bay được lái tự động trong gần 2 tiếng.
Mẹ của phi công lái chiếc Boeing 737 gặp nạn ở Hy Lạp.
Mẹ của phi công lái chiếc Boeing 737 gặp nạn ở Hy Lạp.
Bộ phận kiểm soát không lưu của sân bay Athens cho biết họ mất liên lạc với máy bay của Cộng hoà Síp lúc 10h30 sáng qua (14h30 Hà Nội). Chiếc phi cơ đã đâm xuống sườn núi ở phía bắc Athens vào lúc 12h20.
Giới chức Hy Lạp cho biết bộ phận cung cấp oxy (hệ thống điều áp) của phi cơ đã bị hỏng khiến áp suất trong máy bay bị giảm đột ngột. Truyền hình Hy Lạp cũng cho hay trước đó viên phi công lái chiếc Boeing 737 đã báo cáo với bộ phận kiểm soát không lưu rằng họ gặp vấn đề về hệ thống điều áp. Một hành khách trên chuyến bay này còn gửi tin nhắn cho người thân, nói rằng nhiệt độ trong máy bay đã giảm xuống vô cùng thấp và họ đang gặp vấn đề về thở.
Chris Yates, nhà phân tích cho một tạp chí hàng không, cho hay có vẻ máy bay đã bị tụt áp đột ngột. "Rất có khả năng sự việc xảy ra quá nhanh chóng, nếu không, phi công và người phụ lái đã có thể lấy mặt nạ oxy cho họ và điều khiển máy bay xuống thấp hơn để họ có thể thở được", ông nói.
Nhưng ông cũng tỏ ra ngạc nhiên rằng một hành khách vẫn có thể gửi tin nhắn vào thời điểm đó. "Nếu nguyên nhân là do tụt áp đột ngột, tất cả mọi người sẽ bị ảnh hưởng", ông cho biết.
Kieran Daly, tổng biên tập tờ Air Transport Intelligence, nhận định nguyên nhân tai nạn do thiếu oxy rất đáng nghi ngờ: "Có nhiều cách thức để đối phó với tình trạng thiếu oxy. Trên máy bay cũng có nhiều hệ thống cảnh báo vì thế phi hành đoàn đáng lẽ phải nhận ra có vấn đề gì đang diễn ra".
Bình thường, nếu máy bay bị tụt áp bất ngờ, mặt nạ oxy trên đầu hành khách sẽ tự động bật ra. Phi công lúc đó sẽ điều khiển máy bay xuống độ cao 10.000 bộ (3,04 km) càng nhanh càng tốt. Nếu mặt nạ oxy không được cung cấp cho hành khách, những người trên máy bay sẽ bị ngạt thở. Tại độ cao 30.000 bộ, hầu hết mọi người sẽ bị bất tỉnh sau 5 phút và chết ngạt trong vòng 20 phút sau đó.
Eric Moody, cựu phi cơ trưởng từng làm việc cho British Airways, cho hay trong trường hợp máy bay bị tụt áp từ từ, các cảnh báo sẽ được đưa ra để thông báo cho phi công. Các phi công đều được trang bị mặt nạ oxy riêng và được đào tạo để nhận ra những dấu hiệu tụt áp.
Daniel Holtgen, thuộc Cơ quan An toàn hành không châu Âu, nhận định: "Không phải chỉ một vấn đề áp suất có thể gây ra tai nạn trên. Nhất định phải có những nguyên nhân khác nữa".
Trong khi đó, nhiều người đã gọi điện tới đài truyền hình và phát thanh ở Cộng hoà Síp cho biết họ từng gặp vấn đề nghiêm trọng về điều áp khi bay trên những phi cơ của Helios Airways trong nhiều tháng gần đây. Nhiều người kể nhiệt độ trên máy bay bị giảm xuống vô cùng thấp khiến phi hành đoàn phải cấp chăn cho hành khách trong khi nhiều người lại cho biết họ nóng phát ngốt khi ở trên máy bay.
Đêm qua, quan chức tại sân bay Larnaca tại Síp cho biết một chiếc Boeing 737 cũng gặp vấn đề kỹ thuật tương tự chiếc máy bay gặp nạn ở Hy Lạp. Phi công buộc phải hạ cánh khẩn cấp và một số hành khách đã phải vào bệnh viện điều trị. Quan chức Helios từ chối đưa ra bình luận về sự việc.
Hải Ninh (theo Guardian, AP

Máy bay cung cấp không khí cho hành khách như thế nào

Khi máy bay bay lên cao, không khí loãng dần, do đó máy bay cần có một hệ thống thông khí để đảm bảo cung cấp đủ oxy cho hành khách ở áp suất giống như trên mặt đất.
may-bay-cung-cap-khong-khi-cho-hanh-khach-nhu-the-nao
 Hệ thống thông khí tuần hoàn trên máy bay. Ảnh: Lufthansa Technik
Nguồn cung cấp không khí chủ yếu của các máy bay thương mại hiện nay đến từ động cơ. Không khí bên ngoài được hút vào và nén qua nhiều giai đoạn để phục vụ cho quá trình đốt cháy nhiên liệu tạo lực đẩy cho máy bay.
Trước khi tới buồng đốt, một phần nhỏ của không khí được dẫn quay trở lại từ ống dẫn khí. Khí này có áp suất và nhiệt độ cao, ngoài để cung cấp cho hành khách còn có tác dụng làm tan băng ở cánh và các bộ phận máy bay, theo Lufthansa Technik.
Luồng khí có tên gọi "bleed air" này sẽ được làm nguội bằng phương pháp trao đổi nhiệt xuống tới nhiệt độ 200 độ C. Thông qua các van do phi hành đoàn điều khiển, nó được dẫn tới máy điều hòa không khí để hạ tiếp nhiệt độ xuống phù hợp cho hành khách.
Không khí đã được làm mát sẽ tiếp tục được dẫn qua buồng trộn, trộn lẫn với không khí đã được sử dụng từ cabin máy bay. Cuối cùng, các van điều tiết dẫn khí này về lại cabin máy bay, chia làm nhiều khu vực khác nhau. Việc sử dụng không khí tái tuần hoàn làm tăng độ ẩm, cũng là tăng thêm sự thoải mái cho hành khách.
Sự chia tách của cabin máy bay thành các khu vực cho phép điều chỉnh nhiệt độ độc lập tại các nơi khác nhau, như giữa các khu vực vé phổ thông và thương gia. Hai nơi này có sự khác biệt rất lớn về nhiệt tỏa ra từ hành khách, do khu vé phổ thông đông khách hơn.
Nhiệt độ khí được điều chỉnh nóng lên hay lạnh đi nhờ thay đổi phần trăm thành phần khí nóng. Phi hành đoàn có thể kiểm tra nhiệt độ này qua hệ thống ECAM (Electronic Centralised Aircraft Monitor – Thiết bị giám sát điện tử máy bay tập trung).
Số lượng khu vực tùy thuộc theo loại máy bay. Airbus A320 có 2 khu vực khác nhau trong khi loạt A330/A340 có 6.
Ngoài ra, còn có hệ thống lọc có khả năng loại bỏ 99,999% các loại virus và vi khuẩn đã biết từ không khí.
Nguyễn Thành Minh

Oxy cho mặt nạ dưỡng khí thực sự lấy từ đâu?

  • 1 2 3 4 5 4,52
  • 2.578
Những mặt nạ oxy trên máy bay sẽ được thả xuống tự động nếu cabin đột nhiên bị mất áp suất không khí và giúp hành khách thở trong một vài phút.
Nhưng bạn có biết các mặt nạ này lấy oxy từ đâu? Liệu các máy bay thương mại có mang theo cả một buồng oxy khổng lồ chỉ để dự phòng cho các trường hợp khẩn cấp như vậy? ScienceABC sẽ giúp bạn trả lời những câu hỏi này.
Câu trả lời ngắn: Các máy bay thương mại đều có hệ thống tạo oxy hóa học, trong đó quá trình thả mặt nạ dưỡng khí sẽ kích hoạt kim hỏa, khởi phát một phản ứng hóa học và tạo ra oxy.
Mặt nạ dưỡng khí trên máy bay.
Mặt nạ dưỡng khí trên máy bay.

Sự cần thiết phải có một hệ thống oxy khẩn cấp trên máy bay

Áp suất không khí sẽ giảm khi độ cao tăng lên. Qua một độ cao nhất định trên bề mặt trái đất, không khí trở nên quá loãng và không thể thở được. Trong hầu hết các máy bay thương mại, nếu quá trình điều áp trong cabin bị xáo trộn ở độ cao trên 14.000 feet (khoảng 4,2km), bảng điều khiển chứa các mặt nạ dưỡng khí sẽ mở tự động và rơi xuống chỗ ngồi của hành khách. Thông thường, các chuyên gia thiết kế máy bay sẽ đặt thêm một mặt nạ dự phòng cho mỗi hàng ghế, vì vậy hàng ghế 3 chỗ ngồi sẽ có 4 mặt nạ dưỡng khí.
Lưu ý rằng những chiếc mặt nạ này hành khách không cần đeo toàn bộ thời gian cho đến khi máy bay hạ cánh. Chúng chỉ cung cấp oxy trong một thời gian ngắn, và khoảng thời gian đó đủ cho các phi công hạ độ cao xuống một khu vực an toàn nơi không khí bên ngoài có thể thở được.
Tất nhiên, phi hành đoàn cũng sẽ thông báo "tháo mặt nạ" để mọi người biết rằng họ đã xuống đến khu vực an toàn của khí quyển và không cần đến mặt nạ dưỡng khí nữa.

Vậy những mặt nạ dưỡng khí lấy oxy từ đâu?

Hầu hết chúng ta nghĩ rằng máy bay chở một bể chứa oxy khổng lồ trên tàu và các mặt nạ dưỡng khí sẽ được kết nối đến đó. Trong trường hợp cần điều áp trong cabin, bể có thể bật lên để cung cấp oxy cho phi hành đoàn và hành khách. Tương tự như vậy, bể chứa này sẽ tắt khi máy bay đã xuống đến một độ cao an toàn. Bằng cách này, máy bay có thể bảo tồn lượng oxy không sử dụng.
Nghe có vẻ hợp lý nhưng đó không phải là những gì diễn ra trong thực tế vì oxy không được lưu trữ trong các bể trên tàu; mà thay vào đó, oxy được tạo ra từ phản ứng hóa học.
Máy bay chứa hệ thống tạo oxy thường được gọi với tên phổ biến là "đèn oxy", trong đó có chứa một số hóa chất sẽ giải phóng oxy như là một sản phẩm phụ. Các chất hóa học chứa trong đèn oxy gồm có natri clorat (NaClO-3), bari peroxide (BaO-2) ít hơn 5% và kali perchlorate (KClO-4) ít hơn 1%.
Máy tạo oxy
Hỗn hợp này sẽ được kích hoạt bởi nhiệt độ thông qua một vụ nổ nhỏ bằng cách kéo mạnh vào mặt nạ. Quá trình này sẽ giải phóng kim hỏa và gây ra phản ứng hóa học. Các hóa chất cháy và giải phóng oxy như là một sản phẩm phụ và chuyển đến mũi thông qua một đường ống sau khi đã lọc ra các sản phẩm phụ khác.
Do các hóa chất thực tế được "đốt cháy" trong phản ứng, rất có thể hành khách cảm nhận được mùi cháy và có thể gây hoảng loạn. Tuy nhiên, điều này hoàn toàn bình thường và an toàn với máy bay.
Các phản ứng diễn ra cho đến khi hóa chất hết dần. Vì vậy, một chiếc mặt nạ có thể cung cấp lượng oxy đủ thở trong khoảng từ 12-20 phút, tùy thuộc vào loại và kích thước của máy tạo oxy. Ở mức nào đi nữa, bạn chỉ cần mặt nạ dưỡng khí cho đến khi máy bay xuống tới độ cao 10.000 feet (khoảng 3km).
Hệ thống cung cấp dưỡng khí cho mặt nạ trên máy bay
Vì vậy nếu đi máy bay và gặp hiện tượng mất áp suất, bạn không cần sợ hãi, chỉ cần kéo mạnh mặt nạ oxy, đặt vào mũi và tận hưởng nguồn oxy tinh khiết.
Cập nhật: 03/01/2017 Theo Vnreview
ADVERTISEMENT
Hầu hết các chuyến bay của chúng ta đều bắt đầu với một danh sách những thứ cần chuẩn bị: vớ, quần áo, áo khoác… Để một chuyến đi thành công, bạn phải chuẩn bị rất nhiều thứ, và máy bay cùng các hãng hàng không cũng vậy. Có một danh sách dài phức tạp (và quan trọng) hơn rất nhiều danh sách của bạn. Phi hành đoàn kiểm tra lại danh sách này trước khi cất cánh để đảm bảo rằng họ không quên điều gì đó, ví như chuyện tăng áp suất cho cabin.
(ảnh: Shutterstock)
Nhưng phi hành đoàn trên chuyến bay số hiệu 9W 697 (ngày 20/9/2018) của hãng hàng không Jet Airways đã quên mất điều quan trọng này khi lên đường từ Mumbai đến Jaipur Ấn Độ. Kết quả? Tất cả mọi hành khách đều hoảng loạn và nghi hoặc, nhiều người bị đánh thức dậy bởi những cơn đau như búa bổ vào tai, và máu bắt đầu chảy ra từ tai và mũi của họ.
Hành khách Satish Nair đăng một dòng tweet cùng hình ảnh anh đang đeo mặt nạ dưỡng khí như sau:
Chuyến bay 9W 697 phải hạ cánh khẩn cấp trở lại Mumbai. Máy bay mất áp suất ngay sau khi cất cánh…hàng loạt hành khách, gồm cả tôi bị chảy máu mũi…không có tiếp viên nào tới giúp đỡ…không có thông báo đeo mặt nạ dưỡng khí từ phi hành đoàn. An toàn của hành khách hoàn toàn bị bỏ mặc.
Hãng hàng không không nói gì nhiều ngoài một thông báo chung chung, nhưng Lalit Gupta, phó tổng giám đốc thuộc Ban Lãnh đạo Hàng không Dân dụng nói với tờ Hindustan Times rằng “Chuyến bay 9W 697 Mumbai-Jaipur đã quay trở lại Mumbai sau khi cất cánh, trong quá trình chuẩn bị, phi hành đoàn đã quên mất việc duy trì áp suất cabin.”

Thế nào là duy trì áp suất cho một chiếc máy bay?

Tai nạn máy bay lịch sử: Cơ trưởng bị treo bên ngoài cửa sổ ở độ cao 5.300m, 20 hãng hàng không an toàn nhất năm 2018
(ảnh: British Airways)
Không khí tại các tầng càng cao thì áp suất càng thấp, các nguyên tử oxy cách xa nhau hơn và khiến hô hấp trở nên khó khăn hơn. Đó là lý do tại sao khi bạn đến những thành phố nằm ở rất cao trên mực nước biển thì thường cảm thấy dễ mệt mỏi hơn: đó là vì các cơ bắp và bộ não của bạn nhận được ít oxy hơn.
Các máy bay bay ở độ cao trên 3km cần phải được tăng áp ở cabin để chúng có thể duy trì đủ mức oxy cho mọi người trên khoang có thể hô hấp được, mặc dù vậy họ thường không tăng áp cho nó tới bằng với áp suất tại mực nước biển. Một chiếc máy bay hoạt động bình thường, một khi đã đóng kín cửa, sẽ tự động từ từ tăng áp suất bên trong khoang khi áp suất bên ngoài giảm xuống, làm sao để hành khách ít chú ý tới nhất. Điều tương tự cũng diễn ra, nhưng theo chiều ngược lại lúc hạ cánh để đưa mọi thứ về lại điều kiện bình thường.

Vì sao không tăng áp máy bay lại nguy hiểm?

Việc mất áp suất sẽ khiến một số mạch máu nhỏ trong mũi và tai người bị vỡ, hay thậm chí là có thể làm thủng màng nhĩ – những trường hợp như thế thường xuyên xuất hiện khi áp suất môi trường giảm. Cơ thể của bạn do tạo hóa nhào nặn ra chỉ có thể hoạt động bình thường trong một dải áp suất hẹp gần với áp suất tại mực nước biển, và khi bạn đi ra ngoài dải áp suất đó, những bộ phận mong manh sẽ bị tổn thương.
Dịch lỏng và khí đều nhạy cảm với áp suất hơn nhiều phần thịt rắn, những khu vực đó sẽ bị ảnh hưởng đầu tiên. Bạn sẽ cảm thấy tai bị ù trên máy bay hoặc thậm chí ở những thang máy chạy nhanh.
Có một màng nhỏ có tên là ống Eustachian (tạm dịch: vòi nhĩ) bên trong tai của bạn làm nhiệm vụ điều chỉnh áp suất giữa khí quyển và áp suất bên trong tai (vì có một túi khí nhỏ tại đây). Thay đổi áp suất có thể khiến ống Eustachian bị đóng lại, tạo ra một khoảng chân không nhỏ tại khu vực bong bóng bên trong tai này. Nhai kẹo cao su hay ngậm kẹo cứng có thể xử lý được chuyện này, vì hành vi nhai nuốt sẽ làm mở ống Eustachian.
Tất cả những giải thích trên đây là để nhấn mạnh rằng tai của con người rất nhạy cảm với thay đổi áp suất, vậy nên chảy máu từ tai có lẽ không phải là điều quá ngạc nhiên khi môi trường trong máy bay bị giảm áp. Tương tự như vậy, những mạch máu mong manh ở mũi cũng sẽ bị vỡ.
>> Tai nạn máy bay lịch sử: Cơ trưởng bị treo bên ngoài cửa sổ ở độ cao 5.300m

Máy bay bị giảm áp như thế nào?

Trong nhiều trường hợp máy bay bị giảm áp đột ngột, thường là do một sự cố nào đó đã xảy ra và lớp gioăng giúp duy trì áp suất bên trong máy bay bị hỏng. Những máy bay lớn được trang bị rất tốt để xử lý chuyện này, khi đó mặt nạ dưỡng khí sẽ rơi xuống và cung cấp đủ oxy cho các phi công để hạ độ cao xuống dưới 3km, không khí tại đây sẽ đủ đặc để giúp tất cả mọi người còn sống và hoạt động. Điều quan trọng là mặt nạ phải rơi xuống ngay lập tức, vì có thể điều nguy hiểm nhất khi mất áp suất không phải những vụ nổ như trong phim, mà chính là chứng giảm ôxy huyết.
Sự giảm ôxy trong máu (hypoxia), rất khó nhận ra nhưng lại có thể phá hủy hoàn toàn năng lực hoạt động của bạn. Và nó diễn ra rất nhanh. Cục quản lý Hàng không Liên bang (FAA) nói rằng:
“Người ta sẽ mất khả năng đưa ra những hành động phòng vệ chính xác sau 20-30 phút ở độ cao 5,4km và từ 5-12 phút ở độ cao 6km, ngay sau đó sẽ là bất tỉnh nhân sự.”
Rất nhiều máy bay thương mại bay cao hơn mức đó, ở khoảng 10,6 km, và ở độ cao đó, bạn chỉ có 30 giây đến 1 phút cho cái gọi là “thời gian tỉnh táo hữu ích” – đây chính là thời gian bạn có thể đưa ra những quyết định kiểu như “liệu tôi có nên đeo mặt nạ dưỡng khí lên hay không?”
Đó là lý do tại sao hành khách lại được yêu cầu đeo mặt nạ dưỡng khí cho mình trước khi giúp đỡ trẻ em; nghe có vẻ vô tình, nhưng những vị phụ huynh giúp con mình trước có thể sẽ mất đi cơ hội tự cứu lấy mình sau khi đeo xong mặt nạ cho con.
FAA cũng cho hay những triệu chứng của giảm ôxy huyết có thể rất khó nhận ra, đặc biệt nếu chúng tới từ từ. Vậy nên nếu bạn chẳng may quên điều áp máy bay và lượng oxy giảm xuống dần dần, thì cũng khó biết được khi nào bạn hay người phi công ngồi cạnh có thể rơi vào trạng thái giảm oxy huyết.
Những triệu chứng ấy là gì? FAA định nghĩa:
Khả năng đánh giá, trí nhớ, sự cảnh giác, phối hợp và tính toán bị suy giảm, đau đầu, đờ đẫn, hoa mắt chóng mặt và có thể là trạng thái phởn phơ hay hung hăng sẽ xuất hiện.”
Vì các hiện tượng này là rất nghiêm trọng và khó nhận ra, nên rất nhiều phi công – đặc biệt là những người phục vụ trong quân đội – được đào tạo để trải nghiệm điều gì sẽ xảy ra với họ và biết được điều đó xảy ra như thế nào với đồng nghiệp của mình.
Trong thực tế, một nhóm phi công được đeo mặt nạ dưỡng khí rồi đưa vào một phòng áp suất thấp. Sau đó một người trong số họ sẽ tháo mặt nạ ra và được chỉ định thực hiện một số công việc đơn giản để những người khác thấy khi nào anh ta mất khả năng suy nghĩ một cách bình thường. Các bạn có thể tham khảo trong video dưới đây:
Chỉ trong một vài phút, người phi công kia mất khả năng nói cho bạn biết lá bài anh ta đang nhìn là gì – chứ chưa nói đến chuyện thông báo cho hành khách hoặc lái một chiếc máy bay bị hỏng.
>> Vì sao có một lỗ nhỏ ở cửa sổ máy bay?
Sẽ rất nghiêm trọng nếu chứng giảm ôxy huyết diễn ra trước khi các phi công kịp nhận ra vấn đề. Trường hợp tồi tệ nhất sẽ giống như những gì diễn ra với chuyến bay 522 của hãng hàng không Helio Airways đi từ Đảo Síp đến Athen năm 2005.
Phi hành đoàn của chuyến bay trước đó đã lưu ý về một vấn đề với phần gioăng cửa, và để xử lý vấn đề này, một kỹ sư đã phải chuyển hệ thống điều áp sang chế độ thủ công. Anh ấy sửa xong cánh cửa, nhưng quên mất phải chuyển hệ thống lại chế độ tự động, và rồi nhóm kiểm tra máy bay cũng không sửa sai cho đồng nghiệp của mình trong 3 vòng kiểm tra độc lập của họ. Các phi công cũng không nhận ra đèn hiệu cảnh báo đã nhấp nháy nhiều lần.
Cuối cùng, họ gọi bằng radio để hỏi về hệ thống làm lạnh, người kỹ sư đãng trí kia đã yêu cầu các phi công xác nhận lại xem hệ thống điều áp đã được chuyển sang chế độ tự động hay chưa. Nhưng không may là các phi công đã rơi vào trạng thái giảm ôxy huyết và tiếp tục nhắc về hệ thống làm lạnh mà không hiểu ra chuyện gì đang xảy ra. Hầu như mọi người trong khoang đều mất nhận thức và máy bay tiếp tục chế độ bay tự động đến Athen, nơi nó chuyển sang chế độ chờ. Không lâu sau đó, động cơ kiệt sức sau khi hết nhiên liệu và máy bay đâm xuống vùng đồi núi ngoại ô Athen, cướp đi sinh mạng của tất cả mọi người.
Mặc dù vậy, trong hầu hết các trường hợp, các nạn nhân vẫn có thể sống sót. Một máy bay của hãng hàng không Southwest bị thủng một lỗ kích thước 43cm trên thân khi đang bay ở độ cao hơn 10km, nhưng thật may là không ai thiệt mạng. Hai năm sau một chiếc máy bay khác cũng của hãng này bị hư một điểm nối và xuất hiện một vết cắt dài 1,5m trên thân. Nhưng một lần nữa, tất cả mọi người vẫn đến đích an toàn.
Vậy nên nếu bạn có không may có mặt trên một chuyến bay bị mất áp suất, hãy yên tâm rằng bạn gần như chắc chắn sẽ an toàn. Hãy đeo mặt nạ dưỡng khí lên (cho mình trước rồi sau đó giúp đỡ mọi người), có thể bạn sẽ hoảng sợ một chút khi máy bay đột ngột hạ thấp độ cao. Trong đa số các trường hợp thì những phi công được huấn luyện chuyên nghiệp sẽ đưa máy bay xuống mặt đất mà không sứt mẻ gì.
Theo Popsci,Quốc Hùng tổng hợp

4 phi công chết, không/hải quân Mỹ tê liệt vì thiếu oxy

(Vũ khí) - Kết quả điều tra các tai nạn của không quân Mỹ đã cho kết quả gây sốc: Các phi công Mỹ tử nạn vì tình trạng thiếu oxy của máy bay.

4 phi công Mỹ tử nạn vì thiếu oxy
Kênh truyền hình Mỹ CNN trích dẫn kết quả điều tra của Hải quân Mỹ cho biết, đã có bốn phi công Mỹ thiệt mạng vì trục trặc của thiết bị oxy trên máy bay tiêm kích bom F/A-18 Hornet - loại máy bay gần đây đã được trao tặng danh hiệu không lấy gì làm hay ho là “Quan tài bay”.
Được biết, các phi công lái những chiếc F/A-18 Hornet - dòng máy bay tiêm kích bom chủ lực trên các tàu sân bay Mỹ, thường xuyên phàn nàn về các trục trặc khi lái những chiếc tiêm kích hạm này. 114 khiếu nại đã được đăng ký năm 2016, trong năm 2017 là 52 trường hợp.
Hồi tháng 7/2016, sau khi liên tiếp 5 chiếc máy bay chiến đấu của Mỹ (4 chiếc tiêm kích dòng F/A-18, 1 chiếc F-16) bị rơi, các quan chức nghị viện Mỹ nổi giận và đòi điều tra khẩn cấp và quy trách nhiệm cho những người đã để xảy ra tình trạng sự cố liên tiếp đối với không lực nước này.
Cuộc điều tra được bắt đầu hồi tháng 3, sau khi hơn một trăm phi công, trong đó có cả con trai của Phó Tổng thống Hoa Kỳ Mike Pence vốn đang theo học khóa huấn luyện bay, đã từ chối bay trên máy bay huấn luyện T-45 Goshawk do các vấn đề tương tự.
Hồi tháng 3 vừa qua, các giáo viên bay của Mỹ đã đình công để chống lại việc ban lãnh đạo từ chối giải quyết vấn đề trục trặc của hệ thống cung cấp oxy trên chiếc những máy bay huấn luyện T-45 Goshawk cũ kỹ của hải quân Mỹ, khiến phi công bị giảm lượng ô xy trong máu.
Hoạt động tẩy chay đã khiến hàng trăm chuyến bay huấn luyện đã bị hủy, đến ngày 4/4, Hải quân phải Mỹ tạm ngưng hoạt động của toàn đội bay khoảng 200 chiếc, để kiểm tra và gặp gỡ các huấn luyện viên tại những căn cứ hỗn hợp không quân - hải quân ở bang Texas, Mississippi và Florida.
Như thông báo của một số giảng viên, số lượng các vụ ngộ độc không khí vì thiếu oxy trên những chiếc máy bay già lão T-45 Goshawk (hơn 30 năm tuổi) đã “tăng rất mạnh” trong thời gian qua. Trung bình mỗi tuần lại xuất hiện 3 sự cố loại này trên dòng máy bay trên.
Một số giảng viên cho hay, tình trạng ngộ độc có thể khiến họ bất tỉnh trong điều khiển dòng máy bay huấn luyện dành cho tàu sân bay này. Số vụ tai nạn đã tăng rất mạnh, từ mức trung bình 11,9 sự cố trong 100.000 giờ bay vào năm 2012 lên 47 vụ vào năm 2016.
Trục trặc xuất hiện trên tất cả các dòng máy bay Mỹ
Theo Chuẩn Đô đốc Michael Moran, phi công vấp phải hiện tượng chóng mặt và ngất do ô nhiễm khí bẩn và hệ thống cung cấp oxy không làm việc. Trong 10 năm qua, đã có bốn người chết vì triệu chứng tương tự nhưng nguyên nhân chính xác không được tiết lộ.
4 phi cong chet, khong/hai quan My te liet vi thieu oxy
Cả F/A-18 lẫn F-35 Mỹ đều gặp trục trặc về hệ thống cung cấp oxy
Đáng lưu ý là ít nhất đã có năm khiếu nại về vấn đề tương tự từ các phi công của dòng máy bay tiêm kích tàng hình thế hệ thứ 5 tối tân nhất của Mỹ là F-35 Lighning II.
Hồi tháng 6 vừa qua, 55 chiếc F-35 của phi đội F-35 tại căn cứ không quân Luke, nằm ở tây bắc thành phố Phoenix ở bang Arizona đã tạm dừng các hoạt động bay, sau khi các phi công trên 5 chiếc F-35 đã buộc phải hạ cánh khi gặp phải những triệu chứng thiếu oxy.
5 phi công F-35 xác nhận hiện tượng giống như thiếu oxy trên hệ thống cung cấp chính. Rất may là các hệ thống dự phòng oxy trên máy bay F-35 vẫn hoạt động hiệu quả và phi công hạ cánh an toàn. Tuy nhiên, hoạt động của toàn phi đội vẫn phải bị đình chỉ.
Trong khoảng thời gian điều tra nguyên nhân sự cố, phi đội tiêm kích này được lệnh ngừng bay cho đến khi Không quân Mỹ xác định đúng nguyên nhân trục trặc và có biện pháp khắc phục sự cố. Do đó, 25 chuyến bay huấn luyện mỗi ngày trong tuần đã bị hủy bỏ.
Được biết, trục trặc trong hệ thống cung cấp oxy có thể khiến người trên máy bay bị thiếu dưỡng khí, một loại hiện tượng dẫn đến mất định hướng, có thể khiến phi công không thể điều khiển được chiếc máy bay trong một thời điểm nào đó, khiến nó rất dễ bị rơi.
Điều đáng buồn là cho đến nay, không quân và hải quân Mỹ cùng các nhà sản xuất lừng danh của họ vẫn chưa xác định được nguyên nhân chính xác đã gây ra những trục trặc cho hệ thống cung cấp oxy trên tất cả các dòng máy bay trên.
Do đó, sự cố chết người như đối với 4 phi công F/A-18 có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Nếu không kịp thời khắc phục được sự cố thiếu oxy trên hàng loạt loại chiến đấu cơ, không quân và hải quân Mỹ có thể vấp phải tình trạng tê liệt hoạt động.
Toàn Thắng

Giả thuyết MH370: Phi công phụ bị giảm oxy máu, cơ trưởng dùng WC khi thảm họa xảy ra

Thi Anh |
Giả thuyết MH370: Phi công phụ bị giảm oxy máu, cơ trưởng dùng WC khi thảm họa xảy ra
Ảnh: VH từ Daily Beast

Cây viết người Mỹ này cho rằng phi công phụ đã không thể hạ cánh an toàn trong khi cơ trưởng Zaharie Ahmad Shah sử dụng nhà vệ sinh.

Christine Negroni, tác giả cuốn sách Crash Detectives: Investigating the World's Most Mysterious Air Disasters (tạm dịch "Trinh thám tai nạn: Điều tra các vụ thảm họa hàng không bí ẩn nhất thế giới) cho rằng, phi công phụ của chuyến bay MH370, Fariq Abdul Hamid đã tìm cách hạ cánh xuống sân bay Langkawi của Malaysia trước khi chiếc máy bay này lao xuống biển, Sputnik dẫn nguồn Daily Star đưa tin.
"Tôi thấy rất lạ khi chiếc máy bay hướng tới Langkawi và anh ta có một chiếc máy bay đầy nhiên liệu. Vì thế, một phần trong kế hoạch của mình, anh ta nghĩ rằng mình sẽ hạ cánh xuống 1 sân bay mình biết. Langkawi là nơi anh ta học lái máy bay và đó là khi anh ta quay về phía Tây", Negroni nói với Daily Star.
Tuy nhiên, cây viết người Mỹ này cho rằng viên phi công phụ đã không thể hạ cánh an toàn bởi chiếc máy bay bị giảm áp suất, trong khi phi công Zaharie Ahmad Shah sử dụng nhà vệ sinh.
Thay vì đáp xuống Langkawi, chiếc máy bay tiếp tục di chuyển về phía Tây trước khi rẽ sang trái và cuối cùng là đâm xuống Ấn Độ Dương sau khi cạn hết nhiên liệu, các chuyên gia nhận định.
Theo Negroni, lý do khiến người phi công phụ không thể đưa chiếc máy bay hạ cánh là vì hypoxia - chứng giảm oxi huyết (hiện tượng khi cơ thể hoặc một phần cơ thể bị thiếu oxi để lưu thông qua các mô) - do giảm áp suất.
"Vậy chuyện gì đã xảy ra? Vì sao anh ta không hồi phục được? Vì sao cơ trưởng Zaharie không quay trở lại buồng lái? Mọi thứ hỗn loạn, cảnh báo độ cao vẫn tiếp tục kêu. Tôi nghĩ là mọi chuyện khá logic khi cho rằng Zaharie đã tới nhà vệ sinh khoang thương gia ở gần buồng lái".
"Trong các nhà vệ sinh của Boeing 777 đều có một chiếc mặt nạ dưỡng khí để cung cấp oxi trong trường hợp giảm áp suất", Negroni đặt ra tình huống giả định.
"Hãy tưởng tượng xem Zaharie sẽ như thế nào khi thấy chiếc mặt nạ nhựa màu vàng rơi xuống sau khi máy bay bị giảm áp suất. Ông ấy có thể bị bối rối trong chốc lát nhưng với kinh nghiệm của mình, ông ấy nhận ra ngay chuyện gì đã xảy ra và cần phải làm gì".
"Dù vậy, ông ấy vẫn phải lựa chon: Tìm cách quay trở lại buồng lái mà không có oxi, hoặc ở lại nhà vệ sinh và đợi Fariq đưa máy bay xuống một độ cao thấp hơn, rồi quay về buồng lái".
Negroni đoán rằng vị cơ trưởng không chắc Fariq có thể xử lý được tình huống khẩn cấp và quyết định chọn phương án thứ hai. Tuy nhiên, "tình trạng thiếu oxi cũng gây rắc rối cho Zharie", cây viết người Mỹ nhấn mạnh.
Negroni cũng đề cập tới thực tế rằng cả Fariq và Zaharie đều có thói quen hút thuốc lá và điều đó khiến họ dễ bị hypoxia hơn.
Ngoài ra, nhiều phi công thuộc Malaysia Airlines từng chia sẻ với Negroni rằng, việc cơ trưởng quay trở lại buồng lái trong tình trạng giảm áp suất là rất khó.
"Tất cả những sự vụ trước đây về giảm áp suất nhanh chóng, những vụ đã hạ cánh thành công và một số trường hợp bị rơi đều ủng hộ quan điểm đáng sợ rằng, việc nỗ lực gắng sức sẽ lấy đi những giây tỉnh táo hữu dụng cuối cùng. Vị cơ trưởng đã không thể lấy lại quyền điều khiển máy bay. Nếu ông ấy làm được thì mọi sự có thể đã khác", Negroni nhận định.
theo Trí Thức Trẻ

Sự cố máy bay Qantas: do nổ bình ôxy?

Chiếc Boeing 747-400 với 346 hành khách và 19 thành viên phi hành đoàn trên khoang đã hạ cánh khẩn cấp thành công xuống Manila, sau khi bị thủng trên đường từ London tới Melbourne. Sự cố xảy ra chỉ khoảng một tiếng sau khi máy bay của hãng Qantas rời sân bay trung chuyển Hong Kong. Lỗ thủng trên thân máy bay có đường kính tới gần 3 mét, nằm phía gần cánh bên phải...

Ngày 27.7.2008, phát ngôn viên của uỷ ban an toàn hàng không dân sự Australia, ông Peter Gibson cho biết có thể các bình chứa ôxy trong khoang chứa hàng của máy bay đã phát nổ là nguyên nhân khiến chiếc máy bay Boeing 747 của hãng Qantas phải đáp khẩn cấp xuống sân bay quốc tế Ninoy Aquino, Manila, Philippines ngày 25.7.2008. Nếu giả thiết này đúng, sẽ ảnh hưởng đến tất cả máy bay Boeing 747 của Qantas lẫn của một số hãng trên thế giới. Trong ngày chủ nhật 27.7, tất cả máy bay Boeing 747 của Qantas đều được lệnh kiểm tra kỹ các bình chứa ôxy.
Chuyến bay này của hãng Qantas (số hiệu QF30) cất cánh từ London lúc 12g20 ngày thứ năm 24.7 trên hành trình London – Melbourne. Máy bay đã quá cảnh Hong Kong 1 giờ và sau đó tiếp tục chuyến hành trình về Melbourne lúc 9g sáng 25.7 giờ Hong Kong. Khi bay qua biển Thái Bình Dương ở độ cao 8.800m với 346 hành khách và phi hành đoàn 19 người, bất ngờ một tiếng nổ phát ra từ khoang hàng hoá tạo ra một lổ thủng dài gần 3 m, gần chỗ tiếp nối cánh phải máy bay với thân máy bay, khiến máy bay bị mất độ cao, rơi tự do xuống độ cao 6.000 m mới bình ổn được. Phi công đã cho máy bay đáp khẩn cấp xuống sân bay Manila, Philippines lúc 11g trưa 25.7 giờ Manila. Tất cả hành khách và phi hành đoàn bình an vô sự. Lổ thủng này to đến nỗi một chiếc xe hơi có thể chui lọt!
Sơ đồ đường bay của chuyến bay QF30 của Qantas (theo AFP)

Một số hành khách trên chuyến bay phàn nàn các mặt nạ ôxy đã không làm việc hiệu quả khi máy bay gặp sự cố, nhiều mặt nạ không có ôxy. Một số mặt nạ thậm chí không rơi xuống cho hành khách sử dụng!
Các nhân viên điều tra của Úc, Mỹ và Boeing đã đến xem xét sự việc này (do Mỹ là nước sản xuất máy bay Boeing nên có trách nhiệm cùng tham gia điều tra). Dự kiến trong 30 ngày tới sẽ có báo cáo về sự cố này. Hiện một trong hai bình ôxy ở khoang hành lý, nơi xảy ra sự cố trên chiếc máy bay QF30 vẫn chưa tìm thấy.
Chiếc máy bay Boeing 747 này của Qantas được sử dụng từ năm 1991. Được biết năm 1996, một vụ nổ bình ôxy xảy ra trên một máy bay của hãng ValuJet tại Florida đã làm thiệt mạng 110 hành khách trên máy bay. Vụ nổ gây ra ngọn lửa nóng đến hơn 1.000 độ C khiến sắt thép phải chảy.
Các chuyên gia của Uỷ ban an toàn hàng không Úc cho biết không có nổ bom trên máy bay như nhiều lời đồn đại, cả cảnh sát Philippines sử dụng chó nghiệp vụ kiểm soát khoang máy bay cũng xác nhận điều này. Ông Peter Gibson cũng bác bỏ giả thuyết có sự ăn mòn kim loại là nguyên nhân gây nổ, thủng máy bay. Tổng giám đốc Qantas, Geoff Dixon cũng đồng ý về điều này.
Theo SGTT

Sự thật MH370: Cơ trưởng tắt hệ thống oxy, lao máy bay xuống biển?

Hành khách trên máy bay mất tích đầy bí ẩn MH370 của Malaysia vào tháng 3 vừa qua đã chết vì không có khí oxy do phi công chủ đích tắt hệ thống này – tác giả của cuốn sách mới về MH370 nhận định.
Sự thật MH370: Cơ trưởng tắt hệ thống oxy, lao máy bay xuống biển?
Cơ trưởng Zaharie Ahmad Shah
Đây là thông tin trong cuốn sách Goodnight Malaysia 370: The Truth Behind The Loss Of 370, tạm dịch: Chúc ngủ ngon Malaysia 370: Sự thật đằng sau sự biến mất của 370, của tác giả Ewan Wilson, người sáng lập hãng hàng không Kiwi Airlines, và Geoff Taylor, một nhà báo.
Theo cuốn sách, phi công Zaharie Ahmad Shah đã chủ định cắt hệ thống oxy trên máy bay ngay sau khi cất cánh. Những hành khách dùng mặt nạ oxy trên máy bay có thể sống thêm khoảng 20 phút nữa, trong khi những người không có mặt nạ dưỡng khí chỉ có thể sống được vài phút.
Sau đó Zaharie Ahmad Shah đã chủ định điều khiển cho máy bay lao càng sâu càng tốt xuống biển, với mục đích là không để lại bất kỳ dấu vết nào.
Phi công kỳ cựu Wilson cho biết ông đưa ra kết luận trên sau khi xem xét “từng khả năng có thể” xảy ra đối với máy bay và dựa vào kinh nghiệm của mình.
Và ông cũng nhận định, chiếc máy bay MH370, mất tích không một chút dấu vết nào vào 8/3 vừa qua, đã không bị vỡ mà còn nguyên vẹn một khối khi nằm dưới đáy biển.
Ông cũng cho rằng Ahmad Shah đã khóa trái phụ lái của mình ở ngoài buồng lái khi anh đi ra ngoài vào thời điểm máy bay biến mất khỏi màn hình radar. Sau đó, máy bay đã được cho lao sâu xuống lòng đại dương.
Sự thật MH370: Cơ trưởng tắt hệ thống oxy, lao máy bay xuống biển?
Tác giả cuốn sách về MH370.
Được biết lời nói cuối cùng mà giới chức hàng không Malaysia nghe được từ buồng lái, 4 giờ sau khi bay, là giọng nói của Ahmad Shah với “Chúc ngủ ngon Malaysia 370” – cụm từ sau này các tác giả dùng làm tiêu đề cuốn sách của mình.
Cuốn sách được ra đời sau khi hai tác giả dành 4 tháng nghiên cứu về MH370.
Wilson cho hay “một trong những mục đích của chúng tôi khi viết cuốn sách này là hé lộ những câu chuyện liên quan đến con người của thảm họa MH370” và nhằm “theo đuổi sự thật”.
Ahmad Shah mới đầu bị giới chức Malaysia nghi ngờ là nghi phạm của vụ biến mất MH370. Nhưng sau đó các quan chức chính phủ đã lên tiếng bảo vệ phi hành đoàn.
Trung Anh
Tổng hợp
​Theo Dantri

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét