CHUYỆN KỂ TRĂNG SAO (ĐL)
Bán kiên cung kiếm bàng thiên túng
Nhất trạo giang sơn tận địa duy
Dịch:
Nửa vai cung kiếm có trời cho
Một chèo đi khắp núi sông thiên hạ
Hoàng Sào
Hai vì sao lạc Tuấn Vũ
CHUYỆN KỂ TRĂNG SAO
Xưa kia có gã giang hồ
Trên đường thiên lý tình cờ ghé qua
Bên dòng sông bạc phù sa
Một vùng dâu biếc, bao la cánh đồng...
Hoàng hôn đã sẫm nong tằm
Gốc đa cổ tích, gã nằm chiêm bao
Mơ hồ thoáng bóng Hoàng Sào*
Cung đàn nửa gánh, một chèo giang sơn
Đáy trời lấp láy sao Hôm
Cảm thương thiên cổ tạc hồn Ly Tao**
Giật mình trở giấc nôn nao
Bốn bề khuya lắng ngạt ngào hương trăng
Hiển linh một bóng đò ngang
Mái chèo phơi gió mơ màng ầu ơ:
"Ơi chàng trai kiếp giang hồ
Từ đâu lỡ bước, chờ đò về đâu?
Bên này là xứ non dâu
Bên kia vô định, giãi dầu bể khơi
Bên này màu mỡ đất bồi
Bên kia đất lở, cát vùi hoang vu.
Ơi chàng trai kiếp giang hồ
Từ đâu lạc bước, lần mò về đâu?
Đất này xanh sẵn vườn cau,
Sẵn tơ vàng óng têm trầu se duyên
Đất này nặng nghĩa đượm tình
Lòng người thuần phác, thiên nhiên thuận hòa
Đất kia ầm ĩ can qua
Nát tan vó ngựa, gầm ghè gươm đao
Ngang tàng lắm cũng Hoàng Sào
Đa đoan lắm cũng hôm nào Mịch La!..."
...
Con thuyền rời bến, trăng tà
Bâng khuâng gà gáy chở mơ sang trần
Có cô thôn nữ âm thầm
Rưng rưng ngấn lệ, xa dần cánh chim
Ai ru đồng điệu con tim
Cho đêm trăng sáng nguyện cùng gốc đa:
"Hữu duyên ngàn dặm không xa
Vô duyên nửa bước hóa ra muôn trùng..."
Cho ai mỗi độ trăng rằm
Lại hờn lại trách ai không trở về
Thời gian mòn mỏi tái tê
Không gian đằng đẵng mải mê phong trần!...
Thế rồi năm tháng xoay vần
Đến là Trời, Đất cũng cần có nhau
Để rồi bước thấp bước cao
Cô thôn nữ ấy nghẹn ngào vu qui
Đùng đoàng vỡ toác tình si
Dẫm lên xác pháo, nàng về tân hôn
Cây đa cổ tích đầu thôn
Trầm tư ngẫm cuộc vui buồn thế gian!
Hoàng hôn vội ló vành trăng
Dòng sông thả gió mênh mang ơ hờ:
"Ơi đồng dâu thuở mộng mơ
Nuôi tằm đã chín, ươm tơ đã vàng
Bến xưa, thuyền mới đã sang
Thuyền xưa bỏ bến lang thang phương nào?
Đêm nay diệu vợi trời sao
Có nàng trinh nữ lòng xao xuyến lòng
Có đôi loan phượng tương phùng
Trăm năm chung mối tơ hồng từ đây
Thôi thì cũng thỏa xum vầy!
Nhân tình thế thái, biết ai có còn..."
Nào hay Trái Đất xoay tròn
Gã trai năm cũ vẫn trên giang hồ
Hỏi ai thuộc được chữ ngờ
Mải đi kẽo kẹt bơ vơ gánh lòng
Không gian ai uốn nên cong
Cho con tạo nó quay vòng thời gian
Đêm nay gió lộng, trăng quầng
Bước chân phiêu lãng lâng lâng đường về
Nghe trong gió tiếng vu vơ:
"Nuôi tằm đã có kẻ nhờ đồng dâu
Ao làng đã có thuyền câu
Sự đời, đâu nỡ gây sầu cho ai!..."
Gã trai chững lặng, u hoài
Nhớ thương kỷ niệm vơi đầy trăng khuya
Ôm đàn ôn lại nắng mưa
Gảy lên uẩn khúc bộn bề nông sâu:
"Ra đi để bắc nhịp cầu
Cho dâu bên đó xanh dâu khắp vùng
Xưa kia giới tuyến giữa dòng
Mà nay thanh thản tình chung đôi bờ!
Bên này thuở ấy hoang vu
Ầm vang vó ngựa, mịt mù can qua
Giờ đây đoàn tụ thuận hòa
Dòng sông khuây khỏa câu hò giao duyên
Tình tang, tang tính, tang tình...
Ngậm vui thỏa chí, lắng buồn người xưa!
Tắm ghềnh, gội thác bôn ba
Dọc ngang dầu dãi, nắng mưa vẫy vùng
Đường thiên lý, chí tang bồng
Làm trai há chịu thẹn thùng thân trai?
Biết rằng hoạn lộ chông gai
Biết rằng nặng lỗi với ai duyên nồng...
Dễ thay là chuyện tao cùng!
Khó thay là chuyện anh hùng-mỹ nhân!
Quyết đi trọn bước gian truân
Mùa đông dẫu lạnh, mùa xuân thắm đào!
Đúng sai đành phận Hoàng Sào
Đục trong là chuyện ví dầu Khuất Nguyên.
Du ca cung chúc nhân duyên
Cánh chim lại vỗ mọi miền yêu thương!..."
***
"Chuyện xưa có gã tha phương
Có làng dâu biếc, có nàng ươm tơ..."
Tự ngàn năm đến bây giờ
Thầm thì đất kể những mùa trăng sao
Bầu trời: bát ngát đồng dâu
Sao trời lấp lánh: tằm reo bạt ngàn
Phong phanh Tráng Sĩ chạnh lòng
Ngẫm sang muôn thuở mênh mông Ngân Hà
Cây Đàn reo giữa bao la
Vọng hồn thôn nữ: nuột nà vầng trăng
Tơ vàng óng ả giăng giăng
Gió vui lễ rước, rưng rưng mây về
Bóng đa thiên cổ còn kia
Xum xuê điệu hát câu hò lứa đôi
Lão Thần Nông luống ngậm ngùi
Khom lưng đăm đắm tiếc thời Trần Gian
Một đời ngắn ngủi sao băng
Tuyệt vời khoảng khắc, vĩnh hằng hư vô!
Tiếng gà gáy: "Ó, ò, o!...
Người đời ơi có thương cho đời người?"
Hừng đông đã rạng chân trời
Sao sa tục lụy, sương cười long lanh...
Trần Hạnh Thu
Anh Biết Em Đi Chẳng Trở Về-Tuấn Vũ
santana- black magic woman
Dư Ngân từng đoạt danh hiệu Miss tài năng Đại học Sân khấu Điện ảnh 2012
Dư Ngân đẹp lộng lẫy trong trang phục bellydance
Hình ảnh huyền diệu của nữ diễn viên múa
Bellydance ngoài sử dụng các bộ phận chính của cơ thể như: tay, ngực, hông, eo, chân thì còn có khá nhiều phụ kiện như: cánh, khăn, quạt, gậy...
Những chiếc quạt sắc màu sẽ giúp nghệ sỹ bellydance có những động tác quyến rũ hơn
Và chiếc khăn sắc màu này cũng là người bạn đồng hành của những nghệ sỹ múa bellydance chuyên nghiệp
Dư Ngân cho biết, nhờ học múa bellydance mà cô có được thân hình khỏe khoắn
Và cảm thấy tự tin, quyến rũ hơn khi mặc bellydance biểu diễn
Hiện tại, Dư Ngân đang là trưởng nhóm nhảy mang tên cô
Cô gái trẻ đẹp này cũng là người đứng ra nhận show, dàn dựng bài biểu diễn cho cả nhóm
Dư Ngân cho biết, để tập múa bụng có được vóc dáng trẻ khỏe thì không khó...
Nhưng để có thể đứng để biểu diễn chuyên nghiệp, thu hút ánh nhìn của khán giả thì không dễ chút nào
Và để có thể tự tin đứng trước sân khấu biểu diễn thì người nghệ sỹ đó đã mất rất nhiều thời gian học tập và khổ luyện
Cô cũng chia sẻ thêm, mặc dù trang phục bellydance sexy nhưng nó lại không trần tục, phản cảm
.
Những khoảng hở của trang phục bellydance giúp tôn lên vẻ đẹp hình thể gợi cảm của phụ nữ.
Những cô gái xinh đẹp trong nhóm nhảy Dư Ngân.
Chú thích: *Trong "Truyện Kiều" của Nguyễn Du, khi Kiều khuyên Từ Hải ra hàng HồTôn Hiến, có câu:
"Làm chi để tiếng về sau
Nghìn năm ai có khen đâu Hoàng Sào"
Sử phong kiến coi Hoàng Sào là giặc. Sự thực, Hoàng Sào là một lãnh tụ khởi nghĩa nông dân có tài binh lược. Rất tiếc, ông chưa vượt được nhận thức thời đại
Ở Trung Quốc, vào cuối đời Đường, nhất là sau biến loạn A Sử, đời sống nhân dân vô cùng bi đát, cực khổ. Hiện tượng tập trung ruộng đất vào tay tầng lớp quí tộc và địa chủ trầm trọng đến nỗi "kẻ giàu có ruộng hàng vạn mẫu, người nghèo không có chỗ đặt chân". ngoài ra, nhân dân còn phải chịu bao nỗi thống khổ khác,chẳng hạn như không có muối mà ăn, vì muối cũng như rượu, chè đều do triều đình độc quyền mua bán hoặc bị quan hoạn tự do cướp đoạt ngoài chợ. Sự cùng cực đó của nhân dân đã là nguyên nhân trực tiếp làm xuất hiện hàng loạt cuộc khởi nghĩa nhằm đòi lại quyền sống cơ bản của họ.
Năm 874, một cuộc khởi nghĩa lớn bùng phát ở tỉnh Sơn Đông với lãnh tụ là Vương Tiên Chi. Năm 875, Hoàng Sào cũng tụ tập được mấy ngàn người nổi dậy hoạt động ở đó, rồi sau một thời gian ngắn thì gia nhập lực lượng của Vương Tiên Chi. Từ đó, phong trào lớn mạnh nhanh chóng, địa bàn hoạt động lan rộng ra các tỉnh Hà Nam,Hồ Bắc, An Huy.
Năm 877, do bất đồng chính kiến, lực lượng Hoàng Sào tách khỏi Vương Tiên Chi
Năm878, Vương Tiên Chi bị quân nhà Đường đánh bại, tiêu diệt. Hoàng Sào trở thành người lãnh đạo chủ yếu của phong trào khởi nghĩa...
Cuối năm 879, Hoàng Sào kéo quân về Trường An. Triều đình Đường bỏ kinh thành chạy sang Tứ Xuyên.
Năm 881, Hoàng Sào tự xưng Hoàng Đế, đặt tên nước là Đại Tề.
Nhà Đường tập hợp lại lực lượng, đến năm 884 thì chiếm lại Tràng An. Hoàng Sào tự tử.
***
Lạm bàn: Lịch sử cho thấy, nông dân sục sôi nổi dậy, theo Hoàng Sào là vì sự sống còn của bản thân họ, chứ không vì điều gì khác. Hoàng Sào, thuộc gia đình buôn bán muối, có học hành ( thi hoài không đỗ), chắc chắn cũng mang nỗi bất mãn trước nạn tham quan lại nhũng, cướp ngày của nha lại, đã thấy được sự hòa hợp của hai quyền lợi bị xâm phạm, nên đã chớp lên dựng cờ nghĩa. Tiếc rằng, Hoàng Sào không thể vượt thoát được nhận thức của thời đại, cho nên khi đoạt được chính quyền, đã vội vã xưng đế mà không tiếp tục khẩn trương thực hiện nguyện vọng lớn của muôn dân. Thất bại của Hoàng Sào chính là ở chỗ ấy!
Dù sao, phong trào khởi nghĩa nông dân do Hoàng Sào lãnh đạo đã đẩy nhà Đường vốn đã suy yếu, mau chóng bị diệt vong, nhường chỗ cho thời đại "Ngũ đại thập quốc", một thời đại cũng "huynh đệ tương tàn" không kém bất cứ thời đại ly loạn nào trong lịch sử Trung Quốc- một lịch sử nổi bật những cuộc thôn tính và bành trướng bằng bạo lực.
Hoàng Sào còn là một người hay chữ. Tương truyền, ông đã để lại cho đời sau hai câu thơ đầy hào sảng:
Bán kiên cung kiếm bàng thiên túng
Nhất trạo giang sơn tận địa duy
(nghĩa là: Nửa vai cung kiếm có trời cho
Một chèo đi khắp núi sông thiên hạ)
**"Ly tao" là bài thơ rất nổi tiếng trong thi văn Trung Quốc, được Tư Mã Thiên, nhà chép sử cổ đại có một không hai của dân tộc Trung Hoa, một trong những sử gia thuộc hàng đầu của nhân loại, hết lời ca ngợi. "Ly tao" là một lời "oán thán" thống thiết, một "nỗi sầu ly biệt" khắc khoải, da diết.
Tác giả bài thơ là Khuất Nguyên (340-278 TCN). Khuất Nguyên gốc danh gia vọng tộc,có tài, làm quan nước Sở. Lúc đầu được vua là Sở Hoài Vương sủng ái, sau, hay mở lời can vua, lại có sự ganh ghét dèm pha nên bị vua ruồng bỏ, xử phạt,đày đến Giang Nam
Mang nặng trong lòng nỗi u uất nên Khuất Nguyên thường"vừa vui đã buồn, vừa cười đã khóc". Cuối cùng, sau khi làm bài thơ "Phú hoài sa", xõa tóc bên dòng sông Mịch La, nói với ông lão đánh cá: "Đời đục cả chỉ một mình ta trong, mọi người say cả chỉ một mình ta tỉnh...Chẳng thà vùi xác trong bụng cá, chứ không chịu vấy bùn nhơ!...", rồi ôm đá gieo mình xuống dòng sông. ( Lạm nghĩ: lòng Khuất Nguyên trong nhưng trí tuệ ông thì thật ra đã...say mèm!).
Người dân Trung Quốc có cái lễ vào ngày mồng 5 tháng 5 âm lịch, gọi là tết Đoan Ngọ.Tương truyền,đó cũng là ngày mất của Khuất Nguyên. Ở nước ta, mộc mạc và sát thực hơn, gọi là tết Sâu Bọ (hay: Giết Sâu Bọ).
Chảy Đi Sông Ơi (Phó Đức Phương) - Ngọc Tân
Nhạc sĩ Phó Đức Phương: Con sông hiến mình tất cả…
Năm
nay, nhạc sĩ Phó Đức Phương (ảnh) đã bước vào tuổi 70 (ông sinh năm
1944, tuổi Giáp Thân), nhưng nếu gặp và trò chuyện với ông người ta thấy
dường như ông vẫn còn rất trẻ, vẫn rụt rè, thẹn thùng, hay đỏ mặt như
một cô gái mới lớn. Ông không dùng đại từ tôi, ông, chị, bà mà thường
cậu cậu tớ tớ, kể cả với các cháu nhỏ, cũng bảo: các bạn mình ơi, tớ
thấy nên thế này này,... khiến không ít người cho là kỳ cục khó hiểu.
Nhưng Phó Đức Phương là vậy, hồn nhiên đấy nhưng cũng quyết liệt đấy.
Bỏ sư phạm để theo đuổi âm nhạc
Phó Đức Phương đã viết một vài bài hát từ thời còn đang học cấp hai, nhưng khi ấy ông viết bằng bản năng, chưa xác định gì cho nghề nghiệp trong tương lai. Khi lựa chọn ngành nghề, ông cũng chọn ngành sư phạm bởi hầu hết thanh niên ngày ấy hoặc đi bộ đội hoặc đi sư phạm. Thầy giáo khuyên cậu trai Hà Nội nên chọn con đường thứ hai và vì học khá giỏi các môn tự nhiên, nên khi vào sư phạm Phó Đức Phương chọn khoa Toán - Lý.
Phó Đức Phương vốn mê thơ, ông vẫn nói rằng “thơ có thể giải phóng con người từ bản chất”. Mê thơ, bị/ được thơ làm cho hưng phấn nhưng “con âm” trong ông vô cùng mạnh mẽ, nên nó thôi thúc ông đi con đường âm nhạc. Có lẽ ông cho rằng, lời và nhạc quyện nhau sẽ chinh phục cảm xúc người ta tốt hơn. Chính vì thế mà ông chọn âm nhạc và đi theo con đường ấy, coi nó như máu thịt của mình.
Nhưng khi nhận ra mình cần đi theo con đường nào thì ông đã đang học sư phạm năm thứ hai rồi. Thời đó, sinh viên không được phép học hai trường hoặc chuyển trường. Vì vậy, khi nhận ra ước mơ lớn nhất của mình, muốn chuyển sang học trường nhạc ông phải tìm cách thôi sư phạm. Giữa năm thứ hai, ông làm đơn xin thôi học để đi lao động với lý do “gia đình khó khăn”. Ở nông trường Cửu Long (Lương Sơn, Hòa Bình), ban đầu chàng trai trẻ có năng khiếu được “cơ cấu” để làm công tác văn nghệ. Nhưng, Phó Đức Phương nằng nặc đòi đi lao động thực tế. Và nông trường xếp cho việc chăn lợn, anh cũng đồng tình. Nhờ vậy, sau đó, Phó Đức Phương về Hà Nội nhập học trường Âm nhạc Việt Nam bởi nếu làm cán bộ văn nghệ nông trường thì chắc gì đã xin chuyển đi được dễ dàng như thế.
Nổi tiếng ngay từ bài hát đầu tiên
Vừa vào trường, Phó Đức Phương đã hoàn thành Những cô gái quan họ. Về tác phẩm đầu tay này của ông, câu chuyện được kể lại rằng: Sinh ra ở Hà Nội, nhưng hồi nhỏ, hè nào ông cũng được mẹ đưa về quê ngoại Bắc Ninh, nơi “tuổi thơ đẹp như giấc mơ tôi”. Những cánh đồng xanh tươi bát ngát, những làn dân ca quan họ đậm đà tình quê, đã thúc đẩy Phó Đức Phương khi ấy vừa thi đậu vào trường nhạc viết “Những cô gái quan họ”. Bài hát đoạt giải Nhì (không có giải Nhất) trong cuộc thi vận động sáng tác ca khúc của tỉnh Hà Bắc năm 1965. Hồi đó, các nhạc sĩ miền Bắc phần lớn viết những ca khúc chiến đấu, làn sóng ấy cũng dội vào Phó Đức Phương nhưng theo một cảm nhận và biểu hiện khác biệt. Mặc dù ngưỡng mộ Hoàng Vân cùng những tác phẩm hoành tráng của bậc thầy nhưng tâm hồn chàng trai trẻ lại hướng vào cái đẹp chân chất, mộc mạc ở làng quê. Và bài hát đầu tay ngay lập tức đã ghi tên Phó Đức Phương trong lòng công chúng yêu nhạc cả nước.
Ra trường, năm 1971, anh đã có Hồ trên núi (một bài hát đáng kể nhất của sự nghiệp âm nhạc Phó Đức Phương). Hai bài hát đó, cùng Huyền thoại Hồ núi Cốc, Một thoáng Tây hồ, Trên đỉnh phù vân, Chảy đi sông ơi, Về quê… sau này, đều là những ca khúc bất hủ trong kho tàng bài hát Việt Nam đương đại.
Âm nhạc Phó Đức Phương vừa giàu bản sắc dân gian vừa chứa đựng chất hàn lâm cổ điển. Tài sản âm nhạc của ông còn gồm hàng trăm tác phẩm viết cho sân khấu, múa, điện ảnh... Các đoàn nghệ thuật phía Bắc, hầu hết nhờ đến ông, từ nhạc cho múa đến nhạc cho kịch. Không chỉ với ca khúc ông mới làm kỹ lưỡng từ giai điệu đến ca từ, từ hòa âm phối khí đến thu âm, dàn dựng; mà ngay cả khi dựng bài hát với ca sĩ, ông cũng muốn sao cho có được sự đồng điệu cảm xúc cao nhất. Vì thế, không chỉ các đoàn nghệ thuật và người yêu nhạc mà các ca sĩ tên tuổi, lớp trước như: Ngọc Tân, Quang Lý, Thu Hiền… lớp sau như: Mỹ Linh, Thanh Lam, Tùng Dương, Phương Thảo… đều thích hát nhạc của ông. Nhạc của ông đâu có dễ hát, không giàu cảm xúc, không đủ nội lực và kỹ thuật thì không hát hay được. Nhưng bài hát đã vang lên thì cả tác giả lẫn người biểu diễn đều được tung hô, ngưỡng mộ. Cũng giống như Trần Tiến, Dương Thụ, Nguyễn Cường… ông là người hát bài của mình khiến người nghe thú vị nhất.
Và “rẽ ngang” làm bản quyền âm nhạc
Trong khi tiếng tăm vẫn đang lên như diều no gió, thì bỗng nhiên người ta thấy Phó Đức Phương “rửa tay gác kiếm”, để đi làm bản quyền âm nhạc, một lĩnh vực khó và chưa từng có tiền lệ ở Việt Nam. Các nước tiên tiến cũng phải mất vài chục năm thì luật pháp mới được thực thi nghiêm chỉnh trong lĩnh vực này. Ở nước ta, luật có đủ và được bổ sung hoàn thiện dần từ ngày ta gia nhập WTO và ký công ước Berne nhưng người trốn thi hành luật thì vẫn nhiều không kể xiết.
Năm 2000, ông chấp bút viết bản kiến nghị về vấn đề quyền tác giả và “vã nước lên hồ” từ đấy. Nhiều năm đi làm không lương, bạn bè, người thân nhất mực can ngăn, có người đã bảo ông: “Cả một cơ quan khổng lồ là Tổng cục Thuế còn không dẹp nổi buôn lậu, trốn thuế nữa là các ông!..”. Lại có người cười bảo, văn nghệ sĩ thì dễ đánh trống bỏ dùi, thành công được trong sáng tác thôi chứ việc khác thì thách cũng không làm được. Lại có người khẳng định : “Giải quyết chuyện bản quyền ở nước mình phải tới thế kỷ 22”. Nhưng ông vẫn làm.
Thấy ông vất vả và mấy năm liền không ra tác phẩm mới, không ít người tiếc rẻ, đặt câu hỏi: Phó Đức Phương sẽ trở lại với công chúng như thế nào sau 12 năm dứt áo với sáng tác? Liệu có thêm một Hồ trên núi khác, một Chảy đi sông ơi mới? Ban đầu ông cho nghe “Nao nao Thác Bà”, một tác phẩm rất hay ông viết trong thời gian đầu những năm đã làm giám đốc bản quyền âm nhạc. Nhưng sau đó, ông trầm ngâm: “Quả thật, bề bộn quá, việc của cơ quan không ngờ mà nhiều quá, chiếm tâm trí sức lực toàn diện quá… Mình đã định lui về phía sau rồi, nhưng bạn biết đấy, các nhạc sĩ vẫn còn chưa được bảo vệ đủ quyền lợi đúng như lẽ ra phải thế. Nhận thức xã hội vẫn còn thấp, các cơ quan chức năng không phải lúc nào cũng sẵn sàng vào cuộc, nên mình vẫn phải lao vào… Người trẻ ở đấy rất giỏi, nhưng vẫn cần đến một tư duy chiến lược, nhiều kinh nghiệm, mình không thể bỏ mặc... Trở lại sáng tác với mình bây giờ cũng khổ ải và kịch tính lắm. Công chúng trẻ bây giờ đòi hỏi rất khác, đó cũng là một điều không đơn giản với người sáng tác ở thế hệ mình”.
Đến bây giờ, đã hơn mười năm ông làm công tác bảo vệ quyền tác giả, nhiều người vẫn khó có thể hình dung một nhạc sĩ tài danh, nổi tiếng hiền lành, thay vì ngồi bên cây đàn và bản nhạc, lại cần mẫn gõ cửa mọi phòng ban, cơ quan chức năng để đấu tranh cho việc thực thi pháp luật về quyền tác giả. Người quý mến ông bảo: “Tôi chờ đợi những tác phẩm âm nhạc của anh hơn là chuyện quyền tác giả! Sao ông lại hy sinh mình thế”. Ông tâm sự rằng, nếu không hy sinh, không tận tâm thì nhiều người thiệt thòi, mệnh của mình nó thế, phải mất một giáp khổ ải trên con đường này”. Vâng, bây giờ là chẵn một giáp. Tiền thu về cho các nhạc sĩ năm vừa rồi đã lên tới ngót 49 tỷ đồng. Trong năm này, có hẳn 100 người trong số hơn 2.500 người, ủy thác cho Trung tâm của ông, nhận một năm từ 99 triệu đến 400 triệu đồng.
Với những gì ông làm, kể ra cũng thật lạ lùng. Một người cực ú ớ, hồn nhiên, ngây thơ trong đời sống như ông lại có thể sắc sảo trong ngôn từ khi soạn thảo văn bản pháp luật, khi tranh cãi lý lẽ về quyền tác giả và sở hữu tác phẩm. Người ta càng không hiểu gần 70 tuổi rồi, ông vẫn lái xe ngon lành, chăm chỉ học tiếng Anh (đủ để nói chuyện trực tiếp và tham gia hội thảo quốc tế). Nhưng Phó Đức Phương là vậy, ông làm việc hết mình, dù là sáng tác hay làm bản quyền tác giả, như “con sông hiến mình tất cả”, “miệt mảy chảy mãi khôn nguôi”…
Trần Hường
Hồ Trên Núi (Phó Đức Phương) - Thanh Lam
Ngọc Tân – giọng ca vàng một thuở
12:33 29/02/2016Ngọc Tân có nhiều người bạn mến mộ. Những người đó vừa là fan hâm mộ, vừa là người sẻ chia với anh những khó khăn thành bại trong đời. Rồi vào 1 ngày, người ca sĩ thuộc “thế hệ vàng” của Hà Nội, đã nhẹ gót trần ai bởi bệnh hiểm nghèo để về cõi vĩnh hằng...
- Lắng nghe “Mùa thu vàng” qua 5 giọng ca vàng
- Người góp giọng ca vàng cho 2 chương trình lớn kỷ niệm 65 năm ngày truyền thống CAND
Hồi nhỏ tôi học nhạc qua chiếc loa truyền thanh gắn ở trên tường. Chiếc loa có trong mỗi nhà, và hầu như là kênh thông tin duy nhất thời bấy giờ. Cứ sau các bản tin thời sự, thời tiết là đến chương trình văn nghệ. Một tuần ba buổi trong văn nghệ có dạy ký xướng âm. Ngọc Tân một dạo đảm trách chương trình này. “…Rê móc đơn, mi móc đơn, fa nốt đen gạch nhịp… đồ, mi, fa, sol hai móc kép gạch nhịp…”. Anh đọc cho thính giả chép. Xong nhạc, đến lời. Hướng dẫn cẩn thận để những người mới học cũng có thể viết lời dưới mỗi note không sai. Hết bài, anh hát mẫu.
Hồi đó, nghèo, nhưng con người giàu năng lượng sống, ai cũng lãng mạn và mơ mộng. Tôi mơ một ngày gặp được người có giọng nói ấm và hát rất hay đó, nhưng phải đến 15 năm sau tôi mới có dịp...
Không chỉ là thần tượng của tôi, thiếu nữ tuổi mười sáu mà của nhiều người, nhất là dạo anh nổi tiếng với Chiều trên bến cảng (Nguyễn Đức Toàn), Con kênh ta đào (Phạm Tuyên) song ca với Thanh Hoa. Nhờ tiếng hát ấy mà anh được cử đi và đoạt Giải đặc biệt Cuộc thi nhạc nhẹ Con người và biển cả diễn ra tại Cộng hòa Dân chủ Đức năm 1979. Thế rồi, ở Đức, những người hâm mộ đã hứa hẹn với anh một tương lai... Vào một ngày, một suy tính bồng bột nhất thời đã đưa Ngọc Tân đến một sai lầm: anh cùng cả gia đình góp tiền, xuống tàu, ra biển...
Hồi đó, nước ta còn nghèo, việc xếp lại học hành hay những mơ mộng viển vông để ra nước ngoài được nhiều người nghĩ đến, nhưng khác với Ngọc Tân, nhiều người đi theo con đường hợp tác lao động giữa chính phủ ta và các nước xã hội chủ nghĩa. Tôi cũng sang châu Âu sau một năm theo cách đó. Tôi không biết tin gì về Ngọc Tân. Hành trang mang theo là những chiếc băng casset, với nhạc Trịnh Công Sơn, Trần Long Ẩn (hồi đó ngoài Bắc các phòng thu cá nhân còn chưa có)…
5 năm sau, tôi trở lại Việt Nam, ngày xuống Hải Phòng nhận hàng gửi tàu biển, trong lúc chờ đợi, thấy Nhà hát Tháng 8 có chương trình ca nhạc có tên Ngọc Tân và Thanh Hoa nên tôi đã mua vé vào xem. Lúc này tôi đã hơn ba mươi tuổi. Diện bộ cánh mới rất bảnh, tôi tự tin vào hẳn phía sau sân khấu, nơi sau khi các diễn viên hát xong vào nghỉ. Phòng nghỉ đó, bốn bề gắn gương. Tự tin thế nhưng khi Ngọc Tân bước vào tôi vẫn không dám, không muốn… làm quen trước. Tôi ngồi nói chuyện với Thanh Hoa, người vừa hát rất hay bài Hoa sữa của Hồng Đăng.
Hôm sau đến hẹn, tôi phải đi cảng lấy hàng. Ngọc Tân bảo anh có quen nhiều người làm ở Hải quan, anh sẽ giúp cho tôi không phải chờ đợi lâu, không bị soi xét (ngày đó bất cứ hàng gì dù mua hợp pháp ở nước ngoài về cũng vẫn có thể bị tịch thu), tôi mừng quá. Tôi và anh thân nhau từ đó.
Anh ở trong Nam, tôi ở Hà Nội. Chúng tôi đều có gia đình. Anh mới lấy vợ. Vợ trước của anh mất hồi anh vượt biển, chị tên là Hà, nhà ở ngõ chợ Khâm Thiên, trước đó chị từng làm ở Bệnh viện Đống Đa. Anh có số lấy vợ đẹp. Người vợ sau cũng rất xinh, kém anh gần 10 tuổi. Hai đứa con với 2 người, đứa nào cũng xinh trai đẹp gái vào hàng nam vương, hoa hậu.
Thân nhau, tôi thân luôn với vợ con anh. Chúng tôi tôn trọng cuộc sống riêng của nhau. Nhưng, hễ có dịp ra Hà Nội là gặp nhau, không uống được rượu thì bún riêu, sắn luộc, chè chén vỉa hè. Trong số đó có 2 danh ca Lê Dung,Thanh Hoa và nhà báo Vũ Mạnh Cường, Nguyễn Thụy Kha, Đỗ Quang Hạnh, vợ chồng ca sĩ Đức Bình. Hễ tôi vào thành phố Hồ Chí Minh tôi cũng đến thăm vợ chồng anh ở khu chung cư Nguyễn Thị Minh Khai sau khi thăm vợ chồng anh Trần Tiến ở gần Bệnh viện Từ Dũ...
Đêm diễn của Lê Dung tràn ngập tiếng vỗ tay, thành công trên mức tưởng tượng. Ngọc Tân cũng muốn làm recitan riêng như vậy, nhưng tiền không có. Tôi bảo tôi sẽ vay hộ. Anh mừng lắm, nói vay hộ anh, chúng ta cùng làm, lỗ lãi gì anh cũng trả em, Cường và Thụy Kha theo cát xê, vốn vay thì làm xong anh sẽ trả hết. Thế rồi, chỉ sau một chương trình, Ngọc Tân đã không còn phải vay ai nữa. Cứ Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, Vũng Tàu, thành phố Hồ Chí Minh, mỗi chương trình 5 ngày liền, vé bán không còn một tấm…
Trước đó mấy năm, trong một buổi chiều, sau khi cùng Trần Tiến và tôi làm chương trình bài hát sinh đẻ có kế hoạch, Trần Tiến đã đi nhậu cùng mấy nhà thơ trẻ, tôi và Ngọc Tân ngồi uống cà phê ở phố Trần Nhân Tông. (Ngọc Tân rất nghiện cà phê), anh đã kể về mình: “Quê gốc Thanh Hóa, sinh ra ở Hà Nội, cha có nghề sửa đồng hồ, nhà ở phố Huế, mẹ hát trong ca đoàn nhà thờ Hàm Long, được mẹ tập hát từ nhỏ và năng khiếu bẩm sinh nữa khiến anh mê ca hát. Đời anh có thể sẽ mãi mãi là thợ sửa đồng hồ, nếu đồng hồ của anh Trần Khánh không hỏng. Anh Khánh đến chữa. Nhận ra Trần Khánh, anh không lấy tiền.
Anh kể với anh Trần Khánh anh mê hát lắm, anh Khánh bảo đó là con đường khổ ải, nhưng mà vui. Hát thử nếu được thì sẽ giới thiệu. Từ đó anh vào Đoàn Ca nhạc Đài Tiếng nói Việt Nam. Hơn mười năm anh chỉ được hát đồng ca và lặng lẽ làm nhiệm vụ dạy hát trên làn sóng đài phát thanh thôi... Sau mới được hát với Thanh Hoa đấy”.
Ngọc Tân say sưa kể, cốc cà phê còn nguyên, nhưng hết 2 bao thuốc lá. Giọng nói của anh trùng xuống khi kể đến đoạn: “… anh đã sai lầm… anh đã chệch một nhịp… thuyền đi trong đêm để tránh kiểm tra của Hải quan, ra đến gần phao số 0 gặp bão. Thuyền bị bão đánh tan nát ở gần biển Hà Tĩnh. Chới với ngoài khơi, của cải mất hết, nhờ bơi giỏi nên mới tìm được vợ con. Đưa được vợ con vào bờ, cứu sống được con trai mà không cứu được vợ. Anh không muốn sống, nhưng thấy con đang đói, anh phải gượng dậy.
Người Hà Tĩnh rất tốt, họ cũng đói nghèo lắm nhưng đã giúp cho bố con anh ăn bữa đầu tiên. Còn chưa biết làm thế nào để chôn cất vợ thì một ông bảo, hãy vào trong làng bán chiếc đồng hồ đeo ở tay kia để đổi lấy áo ván. Hồi đó, đồng hồ Thủy quân lục chiến rất có giá, vật duy nhất còn lại trên người, anh cởi ra khỏi tay đổi ván… Sau đó anh và con trai quay lại Hải Phòng, trên một chiếc xe “nhập kho” Trần Phú. Con được đưa về bên ngoại.
Ở đây, quản giáo họ cũng rất tốt với anh… Ra khỏi nhà tù, anh tưởng đời mình thế là hết. Anh còn sống lông bông nhờ vả bạn bè một dạo, thì gặp nhạc sĩ Trần Hoàn, ông viết cho cái thư vào Đoàn Bông Sen… Về Bông Sen anh còn được phân nhà tập thể. Nhưng, tình hình văn nghệ hồi đó cũng khó khăn như kinh tế vậy, anh phải đổi tên mới được lên sân khấu, mà cũng ít lên lắm, nên anh còn đi buôn xe máy…”.
Một số album nhạc của ca sĩ Ngọc Tân. |
Chứng kiến những điều đó, tôi kể lại cho Ngọc Tân nghe, anh xúc động lắm: “Anh đã sai lầm một vài lần rồi, khổ cũng đã chịu rồi, nhưng không nỡ làm ai khổ vì mình nữa. Đành âm thầm cảm ơn tất cả thôi... Nhưng, em đừng có nhìn gà hóa cuốc, rồi suy diễn mà lầm, họ yêu âm nhạc chứ chắc gì đã yêu anh?...”. Chuyện ấy không bàn được, tình cảm là chuyện riêng mỗi người. Ngọc Tân không chỉ được phụ nữ quý mến mà nhiều cặp vợ chồng, nhiều gia đình cũng là “bồ” ruột của anh.
Trong sự nghiệp, Ngọc Tân là người luôn khắt khe với chính mình. Anh thường trách tôi, không phát hiện kịp những sáng tác mới báo cho anh biết. Anh muốn là người đầu tiên “khai phá” tác phẩm. Những bài hát đã từng thành công rồi cứ để đó, cần phải có thêm nhiều khám phá mới.
Kể từ Chiều trên bến cảng và Con kênh ta đào anh đã hát thêm nhiều bài khác, vô cùng thành công. Chỉ kể một vài trong số đó: Ngẫu hứng sông Hồng (Trần Tiến), Tìm tên anh trên bờ cát (Duy Thái), Biển của một thời (Phú Quang), Chảy đi sông ơi (Phó Đức Phương), Hà Nội và tôi (Lê Vinh), Hà Nội đêm trở gió (Trọng Đài - Chu Lai), Truyền thuyết Hồ Gươm (Hoàng Phúc Thắng), Anh sẽ đến (Lương Hải)…
Tình bạn cứ ấm nồng như thế. Nhưng khi anh mắc bệnh ung thư gan, rồi nằm xạ trị ở TP Hồ Chí Minh, anh chỉ cho một vài người gặp, còn với tất cả anh bảo anh không có bệnh. Tôi đoán những người anh cho biết sự thật về bệnh, cho gặp trong bệnh viện là những người anh thân quý hơn cả. Trong số đó không có tôi. Tôi buồn nhưng không thể trách.
Thế rồi, không ngờ ngày 6-9-2004, 11h36 tại Bệnh viện Chợ Rẫy (TP Hồ Chí Minh) người ca sĩ thuộc “thế hệ vàng” của Hà Nội, đã nhẹ gót trần ai để về cõi vĩnh hằng... Theo nguyện vọng của anh, linh cữu được chuyển ra Hà Nội, làm phép tại nhà thờ Hàm Long và cử hành tại Nhà tang lễ số 5 Trần Thánh Tông Hà Nội. Giống như số phận, ngày đó tôi ở cách xa Hà Nội nửa vòng trái đất.
Trần Thị Trường
Về Quê (Phó Đức Phương) - Ngọc Tân
Ngọc Tân, đỉnh cao và vực sâu
TP - Năm 1981, nhật ký của tôi ghi “Cùng đoàn văn nghệ sỹ TPHCM đi thực
tế lâm trường Mã Ðà (Ðồng Nai). Ngồi lên xe, Trần Tiến thì thầm: “Ngọc
Tân vượt biên rồi”. Choáng váng.
Sau này Tân kể: Tàu đi từ vùng biển Đông Bắc trong một đêm yên ắng,
đã tưởng xuôi, ai ngờ đi được một thôi đường bỗng thấy cá nhảy rào rào
trước mặt, nhảy cả vào khoang thuyền. Điềm gở rồi. Thêm một quãng trời
mây xám xịt, bão tố nổi lên, cuồng phong thịnh nộ, tàu bị đánh dạt vào
vùng biển miền Trung. Tan nát, kẻ sống người chết. Hà - người vợ yêu quý
của Ngọc Tân vĩnh viễn nằm lại vùng biển Hà Tĩnh. Ngọc Tân bế được con
vùng vẫy dạt vào bờ, nhưng từ đây vướng vòng lao lý!
Sau lao lý, Ngọc Tân trở về với đôi bàn tay trắng. Nhà bố mẹ anh trước cửa Chợ Giời, ngày ra đứng đó kiếm vài ba chục không khó. Nhưng tình yêu nghệ thuật vẫn chưa nguôi, càng trong bóng đêm lại càng như bừng sáng.
Song bối cảnh lúc ấy, một kẻ vượt biên, được kể như trọng tội, thì ai cho hát?
Ngọc Tân lên tàu vào Nha Trang, rồi đi xe đò lên Đà Lạt, lặng lẽ trong vai trò giáo viên thanh nhạc của Đoàn Ca múa nhạc Lâm Đồng. Thù lao chủ yếu là rổ khoai, đĩa sắn, dăm ba quả trứng gà. Nhưng hạnh phúc là được sống cùng nghệ thuật, được hát lại. Nửa năm sau khi hoàn thành hợp đồng, Tân xuôi về Sài Gòn, hợp với Trần Tiến thành cặp bài trùng với nghệ danh mới: Bảo Hà (Bảo - Bảo Long, tên con và Hà, tên người vợ đã khuất). Đêm đêm hai ca sỹ “khủng long” chở nhau trên chiếc PC “đèn đỏ thì chạy mà đèn xanh thì dừng”, chạy show.
Cũng có khi họ có hợp đồng diễn xa với ông bầu Vũ Ân Khoa, cùng ca sỹ
Thanh Lan “ Bắc tiến”. Nhưng dù núp dưới tên Bảo Hà, nhiều nơi vẫn kiên
quyết không cho Ngọc Tân diễn. Có nơi bởi không biết Bảo Hà là ai,
chuẩn y, nhưng đến khi băng rôn căng lên, ai đó viết thêm vào: “Ca sỹ
Bảo Hà chính là Ngọc Tân”, lập tức cơ quan chức năng tuýt còi!
Cũng may một thời gian sau, Đoàn Ca múa Bông Sen ở Sài Gòn dang rộng tay đón Ngọc Tân. Ca sỹ Quang Hưng ngày ấy vào Sài Gòn ra kể: “May quá, Tân nó được Bông Sen nhận rồi. Bước đầu chỉ là cộng tác viên, hợp đồng tạm thời, lương thấp lắm. Mình có đến nơi Tân ở nhờ trong đoàn. Chỗ ở của Tân là góc phòng tập của đoàn. Đêm Tân rủ mình ngủ lại, nó gối lên bốn viên gạch có phủ tờ báo bên trên để gối đầu... Nhưng nó vui lắm vì bắt đầu đã có nơi nhận, đã được đi hát!”.
Năm 1979, lần đầu Ngọc Tân được dự cuộc thi âm nhạc quốc tế mang tên Con người và biển cả ở Đức. Dù đã sẵn có 20 ca khúc về biển được một hội đồng âm nhạc tuyển chọn, anh vẫn chưa hài lòng. Một buổi trưa đang đạp xe trên đường, bỗng nghe gọi “Tân ơi” từ một quán nước. Hóa ra ca sỹ Hoàng Long (Đoàn Ca múa Bộ đội Biên phòng). Trong lúc hàn huyên, Hoàng Long hát cho Ngọc Tân nghe một bài về biển còn tươi nguyên nét mực của một nhạc sỹ quân đội, ngoài Hoàng Long chưa ai biết, nhạc sỹ chưa gửi cho ai và cũng chưa ai hát. Vốn nhạy cảm, Ngọc Tân liền xin bà chủ quán tờ giấy, và “tốc ký” ngay theo tiếng hát Hoàng Long. Ít ngày sau, bài hát này theo Ngọc Tân đến với cuộc thi Con người và biển cả. Đó chính là bài Chiều trên bến cảng của Nguyễn Đức Toàn, đã mang lại cho Ngọc Tân giải thưởng đặc biệt.
Hồi còn ở Hà Nội, Tân kinh doanh nhiều chủng loại hàng, thuở hàn vi thì buôn may ơ xích líp xe đạp, rồi đồng hồ (anh từng gửi cả bao tải đồng hồ ở nhà Phan Long). Vào Sài Gòn sau show diễn tối mặt tối mày, lại lặn lội xuống Long An sát biên giới đánh xe “nghĩa địa”, chuyên chở bằng máy bay ra Bắc. Hết phong trào xe nghĩa địa, lại chuyển sang ô tô, và cũng từng cùng bạn bè văn nghệ sỹ mở nhà hàng “Hà Nội quán” nườm nượp khách một thời!
Dù vậy, đến một lúc Ngọc Tân tự ngộ ra, không kinh doanh gì bằng kinh doanh chính tiếng hát của mình. Vậy là từ năm 1994, anh trở thành ông bầu của chính mình, ra Bắc vào Nam tổ chức các show Ngọc Tân. Ngọc Tân thuộc loại siêu bầu, không ai có thể qua mặt. Anh từng tổ chức 160 show diễn thành công cả về nghệ thuật và doanh thu.
Nhìn vóc dáng to cao của Ngọc Tân, giọng hát thì lanh lảnh, lại nhìn cách giữ gìn sức khỏe của anh (không bia rượu, không thức đêm, đi ăn nhà hàng bao giờ cũng trở đầu đũa, uống nước chỉ uống chính chỗ tay cầm là chỗ không ai đưa miệng vào), ai cũng nghĩ Tân khỏe lắm, sẽ thọ lắm. Nhưng trong một lần ra Hà Nội săn sóc người bố bị bạo bệnh (cũng căn bệnh sau Ngọc Tân vướng phải), lúc vào viện không hiểu sao Ngọc Tân lại đòi chụp cắt lớp. Và choáng váng biết gan mình có khối u, dù lúc ấy chỉ xác định là một “nang nước”.
Một cuộc chiến đấu mới lại bắt đầu. Vào Nam ra Bắc. Nơi nào có thuốc hay thầy giỏi là tìm đến. Kể cả đi chùa đi đền, đốt hình nộm...Anh yêu cuộc sống, yêu vợ con, yêu nghệ thuật và quyết không đầu hàng số phận. Nhưng...
Nhớ về anh, là nhớ về một con người từng ở đỉnh cao danh vọng, cũng từng dưới đáy xã hội, một con người phải vẫy vùng vượt qua lớp lớp phong ba bão tố biển khơi và bão tố cuộc đời, một nghệ sỹ phải đối mặt những khó khăn tưởng chừng không thể vượt qua nổi. Nghị lực phi thường, tình yêu vô bờ bến với cuộc sống và nghệ thuật, anh trở thành một ngôi sao rực rỡ, thần tượng nghệ thuật của bao thế hệ, một gương mặt nghệ thuật đẹp.
Sau lao lý, Ngọc Tân trở về với đôi bàn tay trắng. Nhà bố mẹ anh trước cửa Chợ Giời, ngày ra đứng đó kiếm vài ba chục không khó. Nhưng tình yêu nghệ thuật vẫn chưa nguôi, càng trong bóng đêm lại càng như bừng sáng.
Song bối cảnh lúc ấy, một kẻ vượt biên, được kể như trọng tội, thì ai cho hát?
Ngọc Tân lên tàu vào Nha Trang, rồi đi xe đò lên Đà Lạt, lặng lẽ trong vai trò giáo viên thanh nhạc của Đoàn Ca múa nhạc Lâm Đồng. Thù lao chủ yếu là rổ khoai, đĩa sắn, dăm ba quả trứng gà. Nhưng hạnh phúc là được sống cùng nghệ thuật, được hát lại. Nửa năm sau khi hoàn thành hợp đồng, Tân xuôi về Sài Gòn, hợp với Trần Tiến thành cặp bài trùng với nghệ danh mới: Bảo Hà (Bảo - Bảo Long, tên con và Hà, tên người vợ đã khuất). Đêm đêm hai ca sỹ “khủng long” chở nhau trên chiếc PC “đèn đỏ thì chạy mà đèn xanh thì dừng”, chạy show.
“Ngọc Tân có tiếng nấc không ai bắt chước được.
Bao người chết vì tiếng nấc ấy” Ca sĩ Thu Phương (cùng thế hệ Ngọc Tân, nổi tiếng với bài “Mùa xuân đến rồi đó”)
Cũng may một thời gian sau, Đoàn Ca múa Bông Sen ở Sài Gòn dang rộng tay đón Ngọc Tân. Ca sỹ Quang Hưng ngày ấy vào Sài Gòn ra kể: “May quá, Tân nó được Bông Sen nhận rồi. Bước đầu chỉ là cộng tác viên, hợp đồng tạm thời, lương thấp lắm. Mình có đến nơi Tân ở nhờ trong đoàn. Chỗ ở của Tân là góc phòng tập của đoàn. Đêm Tân rủ mình ngủ lại, nó gối lên bốn viên gạch có phủ tờ báo bên trên để gối đầu... Nhưng nó vui lắm vì bắt đầu đã có nơi nhận, đã được đi hát!”.
Năm 1979, lần đầu Ngọc Tân được dự cuộc thi âm nhạc quốc tế mang tên Con người và biển cả ở Đức. Dù đã sẵn có 20 ca khúc về biển được một hội đồng âm nhạc tuyển chọn, anh vẫn chưa hài lòng. Một buổi trưa đang đạp xe trên đường, bỗng nghe gọi “Tân ơi” từ một quán nước. Hóa ra ca sỹ Hoàng Long (Đoàn Ca múa Bộ đội Biên phòng). Trong lúc hàn huyên, Hoàng Long hát cho Ngọc Tân nghe một bài về biển còn tươi nguyên nét mực của một nhạc sỹ quân đội, ngoài Hoàng Long chưa ai biết, nhạc sỹ chưa gửi cho ai và cũng chưa ai hát. Vốn nhạy cảm, Ngọc Tân liền xin bà chủ quán tờ giấy, và “tốc ký” ngay theo tiếng hát Hoàng Long. Ít ngày sau, bài hát này theo Ngọc Tân đến với cuộc thi Con người và biển cả. Đó chính là bài Chiều trên bến cảng của Nguyễn Đức Toàn, đã mang lại cho Ngọc Tân giải thưởng đặc biệt.
Hồi còn ở Hà Nội, Tân kinh doanh nhiều chủng loại hàng, thuở hàn vi thì buôn may ơ xích líp xe đạp, rồi đồng hồ (anh từng gửi cả bao tải đồng hồ ở nhà Phan Long). Vào Sài Gòn sau show diễn tối mặt tối mày, lại lặn lội xuống Long An sát biên giới đánh xe “nghĩa địa”, chuyên chở bằng máy bay ra Bắc. Hết phong trào xe nghĩa địa, lại chuyển sang ô tô, và cũng từng cùng bạn bè văn nghệ sỹ mở nhà hàng “Hà Nội quán” nườm nượp khách một thời!
Dù vậy, đến một lúc Ngọc Tân tự ngộ ra, không kinh doanh gì bằng kinh doanh chính tiếng hát của mình. Vậy là từ năm 1994, anh trở thành ông bầu của chính mình, ra Bắc vào Nam tổ chức các show Ngọc Tân. Ngọc Tân thuộc loại siêu bầu, không ai có thể qua mặt. Anh từng tổ chức 160 show diễn thành công cả về nghệ thuật và doanh thu.
Nhìn vóc dáng to cao của Ngọc Tân, giọng hát thì lanh lảnh, lại nhìn cách giữ gìn sức khỏe của anh (không bia rượu, không thức đêm, đi ăn nhà hàng bao giờ cũng trở đầu đũa, uống nước chỉ uống chính chỗ tay cầm là chỗ không ai đưa miệng vào), ai cũng nghĩ Tân khỏe lắm, sẽ thọ lắm. Nhưng trong một lần ra Hà Nội săn sóc người bố bị bạo bệnh (cũng căn bệnh sau Ngọc Tân vướng phải), lúc vào viện không hiểu sao Ngọc Tân lại đòi chụp cắt lớp. Và choáng váng biết gan mình có khối u, dù lúc ấy chỉ xác định là một “nang nước”.
Một cuộc chiến đấu mới lại bắt đầu. Vào Nam ra Bắc. Nơi nào có thuốc hay thầy giỏi là tìm đến. Kể cả đi chùa đi đền, đốt hình nộm...Anh yêu cuộc sống, yêu vợ con, yêu nghệ thuật và quyết không đầu hàng số phận. Nhưng...
Nhớ về anh, là nhớ về một con người từng ở đỉnh cao danh vọng, cũng từng dưới đáy xã hội, một con người phải vẫy vùng vượt qua lớp lớp phong ba bão tố biển khơi và bão tố cuộc đời, một nghệ sỹ phải đối mặt những khó khăn tưởng chừng không thể vượt qua nổi. Nghị lực phi thường, tình yêu vô bờ bến với cuộc sống và nghệ thuật, anh trở thành một ngôi sao rực rỡ, thần tượng nghệ thuật của bao thế hệ, một gương mặt nghệ thuật đẹp.
Vĩnh biệt ca sĩ Ngọc Tân
Ca sĩ có giọng ca trầm ấm đặc biệt này đã qua đời lúc
11h hôm nay tại bệnh viện Chợ Rẫy. Linh cữu ca sĩ Ngọc Tân sẽ được mang
về Hà Nội và đặt tại Nhà tang lễ bệnh viện 108 - Hà Nội.
Từ cách đây 2 năm, anh ít xuất hiện trên sân khấu vì
bệnh tật. Chỉ mới đây, anh còn thổ lộ, muốn tái xuất sân khấu ca nhạc
bằng một liveshow riêng vào cuối năm nay.
Ca sĩ Ngọc Tân
|
Anh
từng tâm sự: "Tôi muốn mỗi lần trở lại Hà Nội phải có một cái gì đó
khác so với những lần trước. Người nghệ sĩ nào cũng muốn cống hiến trọn
đời cho nghệ thuật. Nhưng mặt khác, trách nhiệm của họ là mỗi khi xuất
hiện phải có sự mới lạ. Hai năm qua tôi ít lên sân khấu vì chưa tìm thêm
được ca khúc nào đồng cảm và thực sự rung động".
Album cuối cùng của anh mới ra cách đây ít lâu mang
tên "Hà Nội - ngày chia xa". Không chỉ là một ca sĩ hát về Hà Nội rất
hay, mà anh luôn muốn trở về đây sinh sống. Ngọc Tân từng tâm sự: "Tôi
sinh ra ở Hà Nội và có rất nhiều kỷ niệm ở đây. Đến khi lớn lên và bước
vào nghề ca hát thì khán giả Hà Nội trở thành một điểm tựa vững vàng.
Tôi thích khán giả thủ đô ở chỗ họ không bao giờ lẫn lộn giữa thưởng
thức nghệ thuật với giải trí". Bởi vậy, 18h chiều nay gia đình sẽ đưa
anh về nơi này.
Linh cữu của ca sĩ Ngọc Tân.
|
Ca
sĩ Ánh Tuyết, một người bạn, một ca sĩ thường hợp tác với Ngọc Tân,
nghẹn ngào: "Là ca sĩ cùng một thế hệ với nhau, tôi đau xót khi anh ra
đi. Còn nhớ, cách đây 2 năm, anh rủ tôi làm chương trình tại Hà Nội, đâu
ngờ đó là chương trình chung cuối cùng... được làm cùng nhau tại đây.
Dù đau ốm, nhưng anh Tân vẫn cố gượng và giấu bệnh tật. Cách đây vài
tuần, chúng tôi còn hát chung với nhau trên một chương trình trực tiếp.
Giờ đã...".
Nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 nói: "Tôi quen biết Ngọc Tân qua
những lần diễn chung cùng sân khấu. Hình ảnh về Ngọc Tân - người nghệ sĩ
đích thực luôn in đậm trong tôi. Không cùng thế hệ tuổi tác, nhưng Ngọc
Tân để lại cho tôi sự trân trọng, khâm phục về tài năng và lòng yêu
nghề. Mỗi lần cất tiếng hát, Ngọc Tân như dồn cả vào đó tấm lòng thanh
cao. Tiếng hát ấy như xoáy vào hồn người nghe, bắt người nghe phải xót
xa, suy nghĩ.
Tôi thực sự bàng hoàng, và cho đến bây giờ vẫn chưa
tin đó là sự thật. Tôi biết anh bệnh từ lâu, nhưng có thời gian đã thấy
anh hát lại. Tôi vui mừng, và mong được tiếp tục cùng anh sóng vai trên
sân khấu. Ngọc Tân hứa sẽ cùng tôi làm show diễn ngoài Hà Nội, thật
không ngờ mọi việc xảy ra nhanh quá, để lại trong tôi nỗi đau khó nguôi
ngoai.
Giờ đây, trên tay tôi là tấm ảnh Ngọc Tân. Hình ảnh ấy
không biết đến bao giờ mới phôi phai. Cuộc đời có những chuyện thật khó
đoán. Khán giả biết đến Nguyễn Ánh 9 cũng nhờ tiếng hát Ngọc Tân. Chỉ
một lần duy nhất tôi được hát với anh trên sân khấu Hà Nội. Và đó cũng
là cơ hội cuối cùng của tôi với Ngọc Tân - người anh em thân thiết".
Ca sĩ Mỹ Linh bàng hoàng: "Chú Tân ra đi là niềm
thương tiếc vô cùng cho giới âm nhạc, và để lại sự thương nhớ cho số
lượng lớn khán giả Thủ đô. Tôi nghe chú bị bệnh từ lâu, nhưng không nghĩ
mọi chuyện diễn ra nhanh thế. Thế mới biết giới hạn giữa sự sống và cái
chết quá mong manh. Chỉ biết hết lòng chăm sóc nhau khi còn sống, để lỡ
mai này có mệnh hệ gì cũng không phải mang ân hận".
Quảng cáo
Một khán giả thương xót: "Tôi chưa bao giờ bỏ lỡ cơ
hội được nghe Ngọc Tân hát. Giọng hát của anh ấy là sự chắt lọc của
những đớn đau, từng trải trong cuộc đời. Giọng hát ấy khiến tôi luôn
phải trăn trở, suy tư, chiêm nghiệm đời sống.
Tôi thực sự bất ngờ và bàng hoàng khi nghe tin Ngọc
Tân đã đi xa. Xin thật lòng tiếc thương, vĩnh biệt một tài năng lớn,
giọng hát gần bên tôi suốt bao nhiêu năm tháng. Nhờ có giọng hát ấy,
những lo toan trong tôi cũng dần bớt đi phiền muộn. Vĩnh biệt Ngọc Tân -
chiếc lá đã rời cành".
Huyền My - Ly Ly
Nhận xét
Đăng nhận xét