CÂU CHUYỆN LỊCH SỬ 80/5 (Máy bay & chiến tranh)
(ĐC sưu tầm trên NET)
Trận không chiến ở Anh là trận oanh tạc trên không nổi tiếng nhất lịch sử quân sự, theo National Interest. Đây là cuộc đối đầu dai dẳng giữa Đức Quốc xã và Anh từ ngày 10/7 đến 31/10/1940 trong Thế chiến II. Sau khi xâm chiếm Pháp
thành công, lãnh tụ Đế chế Đức Adolf Hitler và Bộ Tư lệnh Tối cao Đức
đã mở một cuộc không chiến tấn công Không quân Hoàng gia Anh, nhằm giành
ưu thế trước Anh, buộc nước này rút khỏi chiến trường châu Âu.
Tuy nhiên, thực tế lại khác xa với những điều kỳ vọng của Hitler, Không quân Phát xít Đức đã phải đối mặt với một đối thủ mạnh nhất về quy mô, khả năng phối hợp cao, trang bị tốt và hiện đại. Phía Anh điều động 1.963 phi cơ, gồm các loại máy bay tiêm kích và máy bay ném bom, trong khi Đức phái tới 2.550 máy bay các loại.
Dù quân Đức ra sức đánh phá dữ dội các mục tiêu sân bay của Không quân Anh, tiêm kích Spitfires và Hurricanes của Anh đã khống chế thành công các máy bay ném bom của đối thủ. Quân Đức sau đó xoay sở bằng cách đánh bom các thành phố của Anh, đặc biệt là London, nhưng không ghi nhận kết quả tốt hơn.
Trận chiến nước Anh đánh dấu thất bại đầu tiên của các lực lượng quân sự của Hitler, khi mà ưu thế không quân được xem như chìa khóa của thắng lợi. Với chiến thắng này, nước Anh đã làm nên một trận phòng không mẫu mực của thế kỷ 20.
Trận Big Week, Thế chiến II
Sự kiện Big Week (từ ngày 20 đến 25/2/1944) là một phần của chiến
dịch ném bom chiến lược châu Âu do Mỹ và quân Đồng minh thực hiện, nhằm
chống lại quân Đức Quốc xã trong Thế chiến II. Giới chuyên gia Mỹ có ý
định kéo Không quân Đức vào một trận đánh quyết định bằng cách tung
nhiều trận tấn công lớn nhằm vào các nhà máy sản xuất phi cơ của Đức.
Trong giai đoạn này, lực lượng không quân số 8 của Mỹ điều động máy bay chiến đấu tầm xa P-51 tham gia chiến dịch, cùng sự hỗ trợ của Không quân Anh. Không quân Mỹ đã thực hiện nhiều đợt tấn công vào các nhà máy lắp ráp và mục tiêu khác tại nhiều thành phố của Đức.
Trong 6 ngày, các cỗ máy ném bom của lực lượng không quân số 8 đã thực hiện 3.000 đợt xuất kích và không quân số 15 tiến hành 500 đợt dội bom. Tổng cộng Mỹ đã dội khoảng 10.000 tấn bom xuống lãnh thổ Đức. Tuy vậy, lực lượng không quân số 8 của Mỹ cũng chịu tổn thất 97 máy bay ném bom B-17, 40 chiếc B-24 bị hư hại và 20 cỗ đài bay khác phải tháo dỡ, do phía Đức đáp trả. Trong khi đó, hơn 500 tiêm kích của Đức tan xác.
Không chiến Saint-Mihiel, Thế chiến I
Trận không chiến Saint-Mihiel là một trận đánh quan trọng giữa Đức
với liên quân Pháp, Mỹ trong Chiến tranh Thế giới thứ nhất. Trận đánh
diễn ra từ ngày 12 đến 16/9/1918. Khoảng 1.476 máy bay của liên quân đối
chọi với khoảng 500 máy bay của Đức trong 4 ngày. Trong hai ngày đầu
của chiến dịch, quân Đức chiến đấu quyết liệt nhằm giành quyền kiểm soát
bầu trời. Tuy nhiên, kết cục, 63 máy bay Đức bị phá hủy trong trận
chiến, trong khi liên minh chịu tổn hại 62 chiếc. Phần thắng cuối cùng
thuộc về liên quân Pháp, Mỹ.
Trận chiến trên biển Philippines, Thế chiến II
Trận chiến trên biển Philippines diễn ra từ ngày 19 đến 20/6/1944.
Đây là trận đánh giữa Nhật Bản với Mỹ trong Thế chiến II. 700 máy bay
của Nhật đã phải gồng mình chiến đấu chống 1.000 chiến đấu cơ của Mỹ
trong 4 đợt tấn công liên tiếp. Chỉ trong ngày đầu, 330 máy bay Nhật đã
bị bắn hạ, trong khi Mỹ chỉ tổn thất 23 máy bay. Vì cuộc đại bại này của
không lực Nhật Bản mà trận đánh có biệt danh "Cuộc bắn gà ở quần đảo
Mariana".
Kết quả trận đánh là sự đại bại của hải quân Nhật khi họ mất đến 475 máy bay và 3 hàng không mẫu hạm. Thất bại này là do phía Nhật đã không đánh giá đúng sự hữu hiệu của radar, tài năng của các phi công đối phương, loại tiêm kích mới của Mỹ Grumman F6 Hellcat và nhất là họ không nắm vững khả năng của các phi công Nhật, những người hầu hết là còn trẻ và thiếu kinh nghiệm.
"Ngày thứ Năm đen tối", chiến tranh Triều Tiên
Không quân Mỹ gọi ngày 12/4/1951 trong cuộc chiến tranh Triều Tiên là "Ngày thứ Năm đen tối", theo trang Militarydegreeprogram. Khi
đó, 30 tiêm kích MiG-15 do Liên Xô sản xuất đã tấn công và nghiền nát
12 trong số 36 pháo đài bay B-29 cùng 100 phi cơ hộ tống của Mỹ trong
khu vực hành lang Mig, đông bắc Triều Tiên. Kết quả, Liên
Xô thắng trong trận giao tranh mà không chịu tổn thất, trong khi Mỹ
thiệt hại 12 tiêm kích. Cuộc tấn công này đã chứng minh sự lạc hậu của
B-29.
Hình minh họa.
Sau thắng lợi tại Stalingrad, Hồng quân bắt đầu mở rộng các chiến
dịch phản công quy mô lớn nhằm chiếm ưu thế trên mặt trận phía Đông.
“Phòng tuyến xanh” của Đức quốc xã trên khu vực bán đảo Kuban là một trở
ngại rất lớn trong chiến dịch giành lại quyền kiểm soát khu vực dầu mỏ ở
Bắc Caucasus trong chiến dịch cùng tên, theo Military History.
Trấn giữ tại “Phòng tuyến xanh” là Tập đoàn quân số 17 và Tập đoàn quân không quân số 4, Không quân Đức khống chế phần lớn không phận trên khu vực bán đảo Kuban khiến các chiến dịch phản công của Hồng quân phải chịu tổn thất nặng.
Trước tình hình đó, Tướng Ivan Yefimovich Petrov, Tư lệnh Phương diện quân Bắc Caucasus yêu cầu Tập đoàn quân không quân số 4 giành lại quyền kiểm soát không phận, ngăn chặn Không quân Đức chi viện cho các lực lượng trên mặt đất.
Ban đầu tại chiến dịch Bắc Caucasus, Hồng quân có Tập đoàn quân không quân số 4 và số 5, đầu tháng 6/1943. Tập đoàn quân không quân số 5 chuyển cho Phương diện quân Thảo Nguyên đóng quân ở phía Đông vòng cung Kursh.
Về lực lượng, Tập đoàn quân không quân số 4 có khoảng 900 máy bay, trong đó có các loại mới nhất như Bf 109G và Hs 129, đặc biệt là sự có mặt của phi đoàn tiêm kích Jagdgeschwader 52 (JG 52) đơn vị không chiến số 1 của Đức.
Ban đầu Không quân Liên Xô tại mặt trận Bắc Caucasus có khoảng 600 máy bay, sau đó tăng lên 1.150 chiếc vào tháng 5/1944. Liên Xô đã điều động đến mặt trận này các mẫu máy bay chiến đấu mới nhất của họ như IL-2, Yak-9D, Yak-3. Trong số các máy bay của Liên Xô tại đây có khoảng 60 chiếc P-39 Airacobra và một số chiếc P-40E của Mỹ viện trợ dưới hình thức cho thuê.
Trận không chiến dài nhất lịch sử
Sáng sớm ngày 15 đến hết ngày 16/4/1943, Không quân Đức bất ngờ tăng
số xuất kích lên đến 1.560 phi vụ. Lực lượng này đánh phá ác liệt vào
thành phố Krasnodar vừa bị Hồng quân chiếm đóng. Sáng ngày 17/4, Không
quân Đức tiếp tục tổ chức oanh tạc quy mô lớn vào Novorossiysk với 120
phi vụ ném bom và 468 phi vụ cường kích để hỗ trợ cho lực lượng mặt đất.
Sự lão luyện và thiện chiến của các phi công Đức đã gây nhiều tổn thất cho Không quân Liên Xô. Đợt tổng công phá vào “Phòng tuyến xanh” bị chặn đứng. Bộ chỉ huy Tập đoàn không quân số 4, Phương diện quân Bắc Caucasus yêu cầu tổ chức rút kinh nghiệm, sửa đổi chiến thuật ngăn chặn có hiệu quả các đợt xuất kích của đối phương.
Đêm 23 rạng sáng ngày 24/4, Tập đoàn không quân số 4, 5, không quân hạm đội biển Đen và không quân chiến lược tầm xa của Liên Xô đã tổ chức một đợt không kích quy mô lớn vào căn cứ của Tập đoàn quân không quân số 4, Đức quốc xã. 1.441 phi vụ xuất kích, đợt không kích đã gây thiệt hại nặng cho Không quân Đức.
Sáng ngày 29/4, Tập đoàn không quân số 4, Đức dồn hết lực lượng mở cuộc tấn công trả đũa vào hầu hết các sân bay của Liên Xô. Tập đoàn không quân số 4, 5 bị bất ngờ trước đợt phản công và chịu thiệt hại nặng.
Giai đoạn 2 của chiến dịch bắt đầu vào những ngày đầu tháng 5/1943. Tâm điểm của các trận không chiến diễn ra trên bầu trời bán đảo Kuban. Không quân Đức chuyển sang sử dụng chiến thuật tập trung trong phạm vi hẹp gây nhiều tổn thất cho lực lượng Hồng quân trên mặt đất.
Không quân Liên Xô phải thực hiện chiến thuật “nhử mồi câu” để kéo giãn đội hình máy bay Đức. Ngày 26/5, Phương diện quân Bắc Caucasus mở đợt tổng công kích vào “Phòng tuyến xanh” lần thứ 2. Chỉ trong ngày hôm đó, hai bên đã điều động 700 chiếc máy bay xuất kích làm nhiệm vụ chiến đấu.
Trận không chiến tại Kuban lên đến đỉnh điểm vào ngày 28/5, đôi bên
tung gần như toàn bộ lực lượng vào trận nhằm chiếm ưu thế trên không.
Không quân Đức xuất kích 785 phi vụ, Không quân Liên Xô xuất kích 792
phi vụ. Những thay đổi về chiến thuật của không quân Liên Xô đã phát huy
tác dụng khiến không quân Đức mất dần thế chủ động.
Sang đầu tháng 6/1943, Không quân Đức thu hẹp dần quy mô các chiến dịch không kích do lực lượng bị tổn thất khá nặng trước đó, mặt khác thế chủ động đã dần chuyển sang phía Liên Xô nên họ không dám mạo hiểm. Các chiến dịch không chiến tại Kuban chấm dứt vào ngày 7/6/1943.
Trận không chiến tại bán đảo Kuban về quy mô không lớn bằng trận không chiến tại vòng cung Kursk tháng 7/1943, trận Baltic năm 1944, Berlin năm 1945 nhưng đây là trận không chiến dài nhất lịch sử kéo dài gần hai tháng.
Tổn thất của đôi bên
Con số tổn thất của đôi bên trong trận không chiến Kuban có rất nhiều số liệu khác nhau. Trong cuốn Lịch sử chiến tranh vệ quốc vĩ đại 1941-1945, phía Liên Xô công bố bắn rơi 1.100 máy bay đối phương trong đó có 800 chiếc trong không chiến.
Đại tướng K. A. Vershinin, Tư lệnh Tập đoàn không quân số 4 đưa ra con số 327 chiếc bắn rơi trong không chiến, 444 chiếc bị phá hủy trên mặt đất. Phía Đức đưa ra con số bắn rơi 1.000 máy bay Liên Xô và chỉ thiệt hại 300 chiếc.
Máy bay và đại chiến thế giới - Phần 3
5 trận không chiến kinh điển trong lịch sử quân sự
Quân đội Hoàng gia Anh huy
động 1.963 phi cơ, trong khi Không quân Phát xít Đức điều động 2.550 máy
bay các loại trong trận oanh tạc trên không nổi tiếng nhất lịch sử.
Trận không chiến ở Anh, Thế chiến IIMáy bay Heinkel He 111 của Đức trong trận không chiến nước Anh năm 1940. Ảnh: Wikipedia |
Tuy nhiên, thực tế lại khác xa với những điều kỳ vọng của Hitler, Không quân Phát xít Đức đã phải đối mặt với một đối thủ mạnh nhất về quy mô, khả năng phối hợp cao, trang bị tốt và hiện đại. Phía Anh điều động 1.963 phi cơ, gồm các loại máy bay tiêm kích và máy bay ném bom, trong khi Đức phái tới 2.550 máy bay các loại.
Dù quân Đức ra sức đánh phá dữ dội các mục tiêu sân bay của Không quân Anh, tiêm kích Spitfires và Hurricanes của Anh đã khống chế thành công các máy bay ném bom của đối thủ. Quân Đức sau đó xoay sở bằng cách đánh bom các thành phố của Anh, đặc biệt là London, nhưng không ghi nhận kết quả tốt hơn.
Trận chiến nước Anh đánh dấu thất bại đầu tiên của các lực lượng quân sự của Hitler, khi mà ưu thế không quân được xem như chìa khóa của thắng lợi. Với chiến thắng này, nước Anh đã làm nên một trận phòng không mẫu mực của thế kỷ 20.
Trận Big Week, Thế chiến II
Trong trận Big Week, Không quân Mỹ tiến hành các đợt oanh tạc nhiều nhà máy sản xuất phi cơ của Đức. Ảnh minh họa: Blogspot |
Trong giai đoạn này, lực lượng không quân số 8 của Mỹ điều động máy bay chiến đấu tầm xa P-51 tham gia chiến dịch, cùng sự hỗ trợ của Không quân Anh. Không quân Mỹ đã thực hiện nhiều đợt tấn công vào các nhà máy lắp ráp và mục tiêu khác tại nhiều thành phố của Đức.
Trong 6 ngày, các cỗ máy ném bom của lực lượng không quân số 8 đã thực hiện 3.000 đợt xuất kích và không quân số 15 tiến hành 500 đợt dội bom. Tổng cộng Mỹ đã dội khoảng 10.000 tấn bom xuống lãnh thổ Đức. Tuy vậy, lực lượng không quân số 8 của Mỹ cũng chịu tổn thất 97 máy bay ném bom B-17, 40 chiếc B-24 bị hư hại và 20 cỗ đài bay khác phải tháo dỡ, do phía Đức đáp trả. Trong khi đó, hơn 500 tiêm kích của Đức tan xác.
Không chiến Saint-Mihiel, Thế chiến I
Liên quân Pháp, Mỹ giành thắng lợi trong trận không chiến Saint-Mihiel năm 1918. Ảnh minh họa: militarydegreeprograms.org |
Trận chiến trên biển Philippines, Thế chiến II
Các thủy thủ trên chiến hạm USS Birmingham đang xem cảnh không chiến giữa máy bay Nhật và Mỹ. Ảnh: Wikipedia |
Kết quả trận đánh là sự đại bại của hải quân Nhật khi họ mất đến 475 máy bay và 3 hàng không mẫu hạm. Thất bại này là do phía Nhật đã không đánh giá đúng sự hữu hiệu của radar, tài năng của các phi công đối phương, loại tiêm kích mới của Mỹ Grumman F6 Hellcat và nhất là họ không nắm vững khả năng của các phi công Nhật, những người hầu hết là còn trẻ và thiếu kinh nghiệm.
"Ngày thứ Năm đen tối", chiến tranh Triều Tiên
Máy bay B-29 của Mỹ trong chiến tranh Triều Tiên. Ảnh:Wikipedia |
"Tuần hủy diệt": Trận không chiến đẫm máu bậc nhất lịch sử
Trang Ly |
Dội 10.000 tấn bom, oanh tạc bất kể ngày đêm, chiến dịch mang mật danh "Tuần hủy diệt" trở thành 1 trong những trận không chiến ác liệt và đẫm máu nhất lịch sử.
Gần 10 năm sau ngày anh em nhà Wright thực hiện chuyến bay đầu tiên trong lịch sử nhân loại, mở ra kỷ nguyên mới cho ngành hàng không thế giới (vào năm 1903), thì trận không chiến đầu tiên cũng nổ ra.
Vào
năm 1911, quân đội Ý trên những chiếc máy bay một tầng cánh (do Đức sản
xuất) đã tấn công quân Thổ Nhĩ Kỳ bằng "mưa" lựu đạn ném bằng tay. Sự
kiện này được ghi nhận là cuộc tấn công đầu tiên sử dụng máy bay trong
lịch sử quân sự thế giới.
Từ đó về sau, lịch sử chứng kiến hàng loạt các trận đánh trên không với quy mô khủng khiếp hơn bao giờ hết.
Tốc
độ chớp nhoáng, tàn sát khủng khiếp, đẫm máu và ác liệt là những từ
người ta dùng để miêu tả các cuộc không chiến nổ ra giữa những "cỗ máy
biết bay" trong lịch sử.
Trong các trận không chiến kinh hoàng được sử sách ghi chép, trận đấu mang bí danh "Tuần hủy diệt - Big Week" trở thành cuộc đối đầu trên không đẫm máu và ác liệt bậc nhất trong lịch sử quân sự thế giới.
"Tuần hủy diệt" - Chiến dịch oanh tạc khủng khiếp dùng đến 10.000 tấn bom của Mỹ
Trận không chiến "Big Week" (kéo dài từ ngày 20/2 đến 25/2/1944) là một phần trong chiến dịch ném bom chiến lược châu Âu do Không quân Mỹ và Đồng Minh thực hiện nhằm "bẻ gãy" những mắt xích quan trọng của Đức Quốc xã thời kỳ Chiến tranh Thế giới thứ hai (1939 - 1945).
Đứng trước nguy cơ quân Đức đang ngày càng lớn mạnh, đặc biệt với khả năng sản xuất các loại máy bay chiến đấu
tầm xa, Mỹ và Anh đã bí mật họp với nhau và đưa ra kế hoạch tấn công
chớp nhoáng nhằm làm tê liệt ngành sản xuất vũ khí "xương sống" của Đức.
Với
mục đích tiêu diệt sạch những nhà máy sản xuất phi cơ của Đức (vốn là
một trong những điểm mạnh của Đức Quốc xã), Mỹ đã điều động hàng loạt
các máy bay chiến đấu "khủng" như Lockheed P38 Lightnings, Republic P47 Thunderbolts và North American P51 Mustangs lên đường chiến đấu.
Dưới
sự trợ giúp của lực lượng Không quân Hoàng gia Anh, trong 6 ngày liên
tiếp, Không quân Mỹ dội bom không ngừng nghỉ xuống các căn cứ chủ chốt
và các nhà máy sản xuất máy bay chiến đấu của quân Đức.
Không
lực của Mỹ và Anh đã thực hiện cuộc không kích ác liệt và dồn dập chưa
từng có trong lịch sử để giáng xuống quân Đức, khiến cho quân Đức không
kịp trở tay:
Trong
khi Mỹ thực hiện các cuộc dội bom xuống căn cứ Đức vào ban ngày thì ban
đêm, máy bay của Anh sử dụng radar để tiếp tục không kích không ngừng
nghỉ.
Để kế hoạch sớm thành công, Mỹ "bồi" thêm các loại máy bay chiến đấu "khủng" như máy bay ném bom hạng nặng B-24, B-17 tiếp tục tấn công vào các khu vực trọng yếu của Đức.
Các cuộc dội bom cường độ cao khủng khiếp như vậy được Mỹ và Anh duy trì liên tục trong một tuần trời.
Kết thúc "Tuần hủy diệt" và con số thương vong khủng khiếp không thể quên
Tổng sau 3.500 đợt xuất kích và dội bom, Mỹ đã thả khoảng 10.000 tấn bom xuống các vùng trọng yếu của quân Đức (tại các thành phố lớn như Leipzig, Brunswick, Gotha, Regensburg, Schweinfurt, Augsburg, Stuttgart và Steyr), khiến cho Đức thiệt hại vô cùng nặng về cơ sở, vật chất và người.
Sau
6 ngày đêm quân Anh, Mỹ tấn công và sự đáp trả của quân Đức, con số
thương vong và thiệt hại của hai bên vô cùng khủng khiếp:
Riêng về phía Mỹ, 18 phi công thiệt mạng. Tổng 226 máy bay ném bom, 28 máy bay hộ tống bị tiêu diệt (trong số đó có 97 chiếc B-17 và 40 chiếc B-24 bị hư hại; 20 cỗ đài bay khác phải tháo dỡ).
Trong
khi đó, Đức thiệt hại khủng khiếp hơn cả. Theo tuyên bố của Mỹ, 100 phi
công Đức bị tiêu diệt; khoảng 500 chiến đấu cơ Đức bị bom dội cho tan
xác (cả loại tham chiến và loại nằm tại căn cứ của Đức).
"Tuần
hủy diệt" đã phá hủy khoảng 60% năng lực sản xuất của các thành phố
công nghiệp của Đức. Hàng loạt các cơ sở sản xuất máy bay chiến đấu của
Đức bị phá hủy và buộc phải ngừng hoạt động trong một thời gian dài.
Kết thúc chiến dịch oanh tạc bất kể ngày đêm của Mỹ và quân Đồng Minh,
mặc dù quân Đức phải chịu tổn thất nhiều hơn rất nhiều do nằm ở thế bị
động và bị tấn công bất ngờ, nhưng những con số thương vong và tổn hại
của Mỹ chứng minh một điều:
Người Đức đã trang bị loại vũ khí chống máy bay ném bom tốt nhất của Không quân Đức
thời bấy giờ, trong đó phải kể đến các cái tên như máy bay chiến đấu
hạng nặng Messerschmitt Me 410, tiêm kích Messerschmitt Bf 109...
Thành
công của chiến dịch "Tuần hủy diệt" góp phần vào thắng lợi của quân
Đồng Minh trong cuộc Chiến tranh Thế giới lần thứ hai kết thúc vào tháng
9/1945.
Bài viết tham khảo nhiều nguồn: Secondworldwarhistory, History, Wikipedia, Zing, Genk
theo Trí Thức Trẻ
Trận không chiến dài nhất Chiến tranh Thế giới thứ 2
2.090 máy bay đã tham gia vào trận đánh tại bán đảo Kuban. Đây là trận không chiến dài nhất Chiến tranh Thế giới thứ 2.
Trận không chiến kéo dài gần hai tháng tại bán đảo Kuban đã dần lấy đi sức mạnh và thế chủ động của Không quân Đức. Ảnh: Wikipedia |
Trấn giữ tại “Phòng tuyến xanh” là Tập đoàn quân số 17 và Tập đoàn quân không quân số 4, Không quân Đức khống chế phần lớn không phận trên khu vực bán đảo Kuban khiến các chiến dịch phản công của Hồng quân phải chịu tổn thất nặng.
Trước tình hình đó, Tướng Ivan Yefimovich Petrov, Tư lệnh Phương diện quân Bắc Caucasus yêu cầu Tập đoàn quân không quân số 4 giành lại quyền kiểm soát không phận, ngăn chặn Không quân Đức chi viện cho các lực lượng trên mặt đất.
Ban đầu tại chiến dịch Bắc Caucasus, Hồng quân có Tập đoàn quân không quân số 4 và số 5, đầu tháng 6/1943. Tập đoàn quân không quân số 5 chuyển cho Phương diện quân Thảo Nguyên đóng quân ở phía Đông vòng cung Kursh.
Về lực lượng, Tập đoàn quân không quân số 4 có khoảng 900 máy bay, trong đó có các loại mới nhất như Bf 109G và Hs 129, đặc biệt là sự có mặt của phi đoàn tiêm kích Jagdgeschwader 52 (JG 52) đơn vị không chiến số 1 của Đức.
Ban đầu Không quân Liên Xô tại mặt trận Bắc Caucasus có khoảng 600 máy bay, sau đó tăng lên 1.150 chiếc vào tháng 5/1944. Liên Xô đã điều động đến mặt trận này các mẫu máy bay chiến đấu mới nhất của họ như IL-2, Yak-9D, Yak-3. Trong số các máy bay của Liên Xô tại đây có khoảng 60 chiếc P-39 Airacobra và một số chiếc P-40E của Mỹ viện trợ dưới hình thức cho thuê.
Trận không chiến dài nhất lịch sử
Trong chiến dịch không chiến tại bán đảo Kuban, Không quân Liên Xô đã áp dụng chiến thuật "tầng mây giông" khiến Không quân Đức chịu thiệt hại nặng. Ảnh: Wikipedia |
Sự lão luyện và thiện chiến của các phi công Đức đã gây nhiều tổn thất cho Không quân Liên Xô. Đợt tổng công phá vào “Phòng tuyến xanh” bị chặn đứng. Bộ chỉ huy Tập đoàn không quân số 4, Phương diện quân Bắc Caucasus yêu cầu tổ chức rút kinh nghiệm, sửa đổi chiến thuật ngăn chặn có hiệu quả các đợt xuất kích của đối phương.
Đêm 23 rạng sáng ngày 24/4, Tập đoàn không quân số 4, 5, không quân hạm đội biển Đen và không quân chiến lược tầm xa của Liên Xô đã tổ chức một đợt không kích quy mô lớn vào căn cứ của Tập đoàn quân không quân số 4, Đức quốc xã. 1.441 phi vụ xuất kích, đợt không kích đã gây thiệt hại nặng cho Không quân Đức.
Sáng ngày 29/4, Tập đoàn không quân số 4, Đức dồn hết lực lượng mở cuộc tấn công trả đũa vào hầu hết các sân bay của Liên Xô. Tập đoàn không quân số 4, 5 bị bất ngờ trước đợt phản công và chịu thiệt hại nặng.
Giai đoạn 2 của chiến dịch bắt đầu vào những ngày đầu tháng 5/1943. Tâm điểm của các trận không chiến diễn ra trên bầu trời bán đảo Kuban. Không quân Đức chuyển sang sử dụng chiến thuật tập trung trong phạm vi hẹp gây nhiều tổn thất cho lực lượng Hồng quân trên mặt đất.
Không quân Liên Xô phải thực hiện chiến thuật “nhử mồi câu” để kéo giãn đội hình máy bay Đức. Ngày 26/5, Phương diện quân Bắc Caucasus mở đợt tổng công kích vào “Phòng tuyến xanh” lần thứ 2. Chỉ trong ngày hôm đó, hai bên đã điều động 700 chiếc máy bay xuất kích làm nhiệm vụ chiến đấu.
Khi Không quân Đức mất thế chủ động trên bầu trời cũng là lúc lực lượng mặt đất mất sự hỗ trợ và yếu thế trước Hồng quân trên mặt trận phía Đông. Ảnh: Wikipedia |
Sang đầu tháng 6/1943, Không quân Đức thu hẹp dần quy mô các chiến dịch không kích do lực lượng bị tổn thất khá nặng trước đó, mặt khác thế chủ động đã dần chuyển sang phía Liên Xô nên họ không dám mạo hiểm. Các chiến dịch không chiến tại Kuban chấm dứt vào ngày 7/6/1943.
Trận không chiến tại bán đảo Kuban về quy mô không lớn bằng trận không chiến tại vòng cung Kursk tháng 7/1943, trận Baltic năm 1944, Berlin năm 1945 nhưng đây là trận không chiến dài nhất lịch sử kéo dài gần hai tháng.
Tổn thất của đôi bên
Con số tổn thất của đôi bên trong trận không chiến Kuban có rất nhiều số liệu khác nhau. Trong cuốn Lịch sử chiến tranh vệ quốc vĩ đại 1941-1945, phía Liên Xô công bố bắn rơi 1.100 máy bay đối phương trong đó có 800 chiếc trong không chiến.
Đại tướng K. A. Vershinin, Tư lệnh Tập đoàn không quân số 4 đưa ra con số 327 chiếc bắn rơi trong không chiến, 444 chiếc bị phá hủy trên mặt đất. Phía Đức đưa ra con số bắn rơi 1.000 máy bay Liên Xô và chỉ thiệt hại 300 chiếc.
Những cảnh ném bom ác liệt trong chiến tranh thế giới thứ hai
Xem các cuộc không chiến trong Chiến tranh Thế giới II qua ảnh
Trong Chiến tranh thế giới II (WW II) đã có hơn 100 nhiếp ảnh gia tác nghiệp ở 13 chiến trường. Các bức ảnh dưới đây của họ cho chúng ta một cái nhìn cụ thể về sự ác liệt của các cuộc không chiến.
Trong
Chiến tranh thế giới II (WW II) đã có hơn 100 nhiếp ảnh gia tác nghiệp ở
13 chiến trường. Các bức ảnh dưới đây của họ cho chúng ta một cái nhìn
cụ thể về sự ác liệt của các cuộc không chiến.
Trong
Chiến tranh thế giới II, các cuộc không chiến xảy ra trên hầu hết các
chiến trường, bao gồm cả ở Myanmar, phía nam Thái Bình Dương. Tại đây,
không quân Mỹ đã tấn công vào các tuyến đường tiếp tế của Nhật Bản. Năm
1944, phi công Dicsk Lindsell (người Argentina gốc Anh) lái chiếc MkIIC
dẫn đầu tấn công một cây cầu ở Myanmar.
|
Sau
khi khẩu súng trên máy bay bị hóc đạn, phi công Parker Dupouy đã lái
máy bay của mình lao thẳng vào đối phương là một chiếc máy bay chiến đấu
của Nhật Bản trong cuộc không chiến diễn ra vào ngày 24/12/1941
|
Một
chiếc Thunderbolt P47 bay qua biển Utah làm nhiệm vụ hộ tống năm 1944.
Đây là một trong những loại máy bay chiến đấu phổ biến nhất trong Chiến
tranh thế giới II, phục vụ trong các lực lượng không quân của Mỹ, Pháp,
Anh , Liên Xô và Mexico.
|
ME-
163 'Komet' của Đức là một trong những chiếc máy bay có tốc độ bay
nhanh nhất lúc bấy giờ... Bức ảnh trên cho thấy nó đang thực hiện động
tác bay vọt lên trên chiếc máy bay ném bom thuộc lực lượng không quân số
8 của quân đồng minh để chuẩn bị thực hiện vụ tấn công chết người.
|
Máy
bay Avro Lancaster của Anh có thể mang theo một quả bom lớn nặng hơn 5
tấn, được gọi là một “quả bom tấn”. Trong ảnh: máy bay Avro đang dội bom
tấn công thiết giáp hạm Tirpizt của Đức.
|
Máy bay chiến đấu Fairey Swordfish cánh kép của Anh tấn công tàu chiến Đức trong chiến dịch Cerberus năm 1942.
|
Machi
Veltro là máy bay chiến đấu tốt nhất của Italy lúc bấy giờ. Tốc độ tối
đa của nó khoảng 640km/giờ và được trang bị một khẩu pháo 20 mm và 2
súng máy 12,7 mm. Năm 1943, một chiếc máy bay Veltro MC205 đã bắn hạ
chiếc máy bay B-17G trên bầu trời Italy (Ảnh: B17G bị trúng đạn).
|
Bức
ảnh miêu tả về cuộc chiến của Đại úy John Shaw với chiếc VMF-112
Wolfpack thuộc Lực lượng Thủy quân lục chiến Mỹ gần kênh Guadal. Ngày
21/5/1943, Shaw đã bắn hạ 5 máy bay đối phương trong một ngày.
|
Trận
Midway là một trong những trận quyết định nhất của cuộc chiến. Mặc dù
Nhật Bản đông hơn người Mỹ với tỷ lệ 4 chọi 1,nhưng Mỹ đã đánh bại hải
quân quân Nhật. Trận chiến Midway diễn ra vào ngày 4/6/1942 tại mặt trận
Thái Bình Dương. Trong vòng 4 phút, máy bay ném bom bổ nhào Douglas
Dauntless của Mỹ đã phá hủy các tàu sân bay Kaga, Akagi và Soryu của
Nhật Bản.
|
Tàu
ngầm lớp U là một trong những “huyền thoại của Đức" khiến một số nhà
phân tích cho rằng Phát xít Đức có thể giành chiến thắng chung cuộc. Năm
1942, tàu ngầm U-552 Red Devil (Quỷ đỏ) của Đức trở lại căn cứ của mình
tại St Nazaire sau trận chiến ở Đại Tây Dương. Nó được hộ tống bởi máy
bay chiến đấu Fww200 Condor và 3 chiếc Ju88Ds.
|
Tháng 4/1945, phi công Beiga đã điều khiển máy bay ném bom B-25 tấn công tàu của Nhật ở ngoài khơi bờ biển Trung Quốc.
|
Thiếu
tá Greg Boyington cùng chiếc VMF-214 Black Sheep (Cừu đen) chiến đấu
chống lại các máy bay chiến đấu Zero và Rabaul của Nhật Bản.
|
Đây
là hình ảnh về chiếc máy bay trinh sát của Đức trong Chiến tranh Thế
giới thứ II, rất khác so với những chiếc máy bay tàng hình hiện nay.
Trong ảnh: Chiếc máy bay trinh sát V-138 của Đức tấn công các tàu buôn
của các nước quân đồng minh tại biển Norwegian năm 1942.
|
Những chiếc máy bay chiến đấu P-40 của quân đồng minh dội bom xe tăng Đức ở chiến trường Tunisia năm 1943.
|
Tháng
8/1944, chiếc Hawker Typhoon bay ở tầm thấp tấn công tiêu diệt xe tăng
Panzer của Đức ở Normandy. Trong một ngày, các cuộc không kích đã phá
hủy 175 xe tăng.
|
"Chiến
dịch Bodenplatte " của Đức vào giai đoạn cuối của cuộc chiến tranh, là
một nỗ lực tuyệt vọng nhằm gây tổn thất cho quân đồng minh. Mặc dù đã
đạt được một số mục tiêu đề ra nhưng chiến dịch này cũng là “hồi chuông
báo tử” đối với không quân Đức.
Nhận xét
Đăng nhận xét