TAI NẠN MÁY BAY 10
(ĐC sưu tầm trên NET)
Lãnh đạo lực lượng cứu nạn của Hải quân Indonesia xác nhận Anto là một tình nguyện viên của lực lượng.
“Anh ấy được tìm thấy trong tình trạng đã ngất đi. Sau khi được các bác sĩ chăm sóc, anh ấy đã tỉnh lại, chúng tôi đưa anh ấy tới buồng giải nén. Chúng tôi có tất cả thiết bị nhưng không thể cứu được anh ấy”, người đứng đầu cơ quan tìm kiếm cứu nạn Muhammad Syaugi chia sẻ trong buổi họp báo ngày 3/11.
“Chúng tôi gửi lời chia buồn sâu sắc nhất đến sự ra đi của một người hùng trong lực lượng lặn tìm kiếm Indonesia”, ông Syaug nói.
Gia đình của thợ lặn quyết định không khám nghiệm tử thi và sẽ sớm mai táng người đã khuất.
Ông Anto từng làm việc ở Palu, nơi xảy ra động đất và sóng thần hồi tháng 9, và cũng từng tham gia trục vớt thi thể và mảnh vỡ của chiếc máy bay Air Asia gặp nạn 4 năm trước tại Borneo.
Chiếc phi cơ của hãng Lion Air đâm xuống biển hôm 29/10 trên đường từ Jakarta tới đảo Sumatra. Máy bay gặp nạn chỉ vài phút sau khi cất cánh, tất cả 189 hành khách và phi hành đoàn được cho là đã thiệt mạng.
Nhà chức trách đã trục vớt được thiết bị lưu trữ dữ liệu bay và đang trong quá trình tìm kiếm chiếc hộp đen thứ 2 chứa đựng ghi âm từ buồng lái, đây là thông tin quan trọng để xác định điều gì đã xảy ra khiến chiếc máy bay mới toanh Boeing 737 MAX 8 gặp nạn.
Các thợ lặn đã phát hiện những tiếng "ping" phát ra từ chiếc hộp đen thứ 2 và đang tích cực tìm kiếm thiết bị này.
Ít nhất 73 thi thể đã được tìm đưa lên khỏi mặt nước nhưng mới chỉ 4 nạn nhân được xác định danh tính.
4 câu hỏi lớn trong thảm kịch Lion Air ở Indonesia
Nguyên nhân khiến chiếc máy bay chở theo 189 người rơi xuống biển ở
Indonesia 13 phút sau khi cất cánh hôm 29/10 là câu hỏi lớn mà nhiều
người đang nóng lòng muốn tìm ra lời giải.
4 câu hỏi lớn trong thảm kịch Lion Air ở Indonesia
Nguyên nhân khiến chiếc máy bay chở theo 189 người rơi xuống biển ở
Indonesia 13 phút sau khi cất cánh hôm 29/10 là câu hỏi lớn mà nhiều
người đang nóng lòng muốn tìm ra lời giải
Tai Nạn Máy Bay: Lion Air Rơi Ở Indonesia [FSX]
Vụ máy bay Lion Air rơi - người ở lại chờ đợi trong đau đớn và phẫn nộ
Gia đình nạn nhân trên chuyến
bay Lion Air JT610 đối mặt với quãng thời gian đau khổ chờ đợi hai
điều: thi hài người thân và lời giải đáp nguyên nhân máy bay rơi.
“Tôi nghe nói chuyến bay từ Bali đã gặp sự cố, đúng không? Vậy
tại sao nó lại được cất cánh?”, Fendy, 43 tuổi, ngồi trên vỉa hè bên
ngoài bệnh viện quân đội ở Đông Jakarta, cố gắng hiểu những gì đã xảy
ra.
Lần cuối ông gặp vợ, Mawar Sariarti, là khi đưa bà tới sân bay vào sáng 29/10, trước khi bà lên chuyến bay xấu số gặp nạn trên biển Java chỉ 13 phút sau khi cất cánh.
“Hệ thống ở Indonesia rất khó khăn. Cứ như thể họ không quan tâm gì tới mạng sống con người. Đối với họ, điều đó thật nhỏ nhặt”, ông nói khẽ. “Họ không nên cố gắng ngụy biện và lấy cớ máy bay mới. Nó đáng lẽ không nên được vận hành”.
5 ngày sau khi chiếc Boeing 737 Max 8 của hãng hàng không giá rẻ Lion
Air chở 189 hành khách và phi hành đoàn lao xuống biển dù điều kiện
thời tiết tốt, gia đình nạn nhân vẫn đang tìm kiếm những câu trả lời và
một ai đó, hay thứ gì đó chịu trách nhiệm cho tai nạn thảm khốc.
Trong những ngày gần đây xuất hiện nhiều thông tin về sự cố kỹ thuật trên chính chiếc máy bay này vào hành trình hôm trước. Nó xuất phát từ Bali nhưng hạ cánh an toàn tại Jakarta đêm 28/10, vài giờ trước khi tai nạn thảm khốc xảy ra vào buổi sáng.
Đối với những người ở lại, nỗi thống khổ của họ giờ xen lẫn cả phẫn nộ. Ngày 2/11, gia đình nạn nhân đã có cơ hội đối chất trực tiếp với hãng hàng không Lion Air ở bệnh viện quân đội, nơi họ nộp bàn chải đánh răng, quần áo và hồ sơ nha khoa của người thân với hy vọng có thể hỗ trợ chuyên gia pháp y định danh thi thể.
Dẫu vậy, những người có mặt đón nhận thông báo này với sự bực tức và khinh miệt.
“Các ông có thể nói về hộp đen nhưng đó không phải thứ chúng tôi cần nghe. Nếu các ông thực sự quan tâm tới chúng tôi thì đừng có tự hào về nó như thế”, một người đàn ông nói qua micro, giọng run run.
Trong lúc đó, một người khác nhắm mắt đọc lời cầu nguyện, còn các nhà tâm lý học phía cảnh sát cố gắng đánh lạc hướng những đứa trẻ trong cũi. Hầu hết thành viên gia đình đều đeo bảng tên của mình và người thân gặp nạn trước ngực.
“Kết quả điều tra đối với chúng tôi không quan trọng. Quan trọng là khi nào chúng tôi sẽ kết thúc mọi thứ? Liệu chúng tôi có thể nhìn thấy các thi hài? Không. Tới giờ này chúng tôi vẫn bị bỏ mặc ở đây và chờ đợi”, một người khác lên tiếng.
Trong 5 ngày kể từ khi JT610 gặp nạn, nhóm phụ trách định danh nạn
nhân mới chỉ nhận dạng được 4 trong 189 người. Theo chuyên gia pháp y
Lisda Cancer, nạn nhân đầu tiên được xác định sau khi có kết quả trùng
khớp từ dấu vân tay, một chiếc nhẫn vàng và bàn tay được tìm thấy.
Vào chiều 2/11, 67 túi thi thể được đưa từ cảng tới bệnh viện, hầu hết đều là những bộ phận cơ thể rời rạc, lẫn lộn. “Chúng tôi chỉ có được thông tin rất hạn chế từ các bộ phận thi thể được đưa tới”, Cancer nói.
Theo Guardian, gia đình các nạn nhân đã tập trung ở bệnh viện nhiều ngày qua với hy vọng bằng chứng nhận dạng được tìm thấy, nhưng sự bức bối ở đây dẫn tới hàng loạt những câu hỏi rùng rợn.
“Với những bộ phận trong túi thi thể ấy, họ ghép chúng lại trước hay làm gì?”, họ hàng của người gặp nạn nói. “Tất cả chúng tôi chỉ muốn quá trình được đẩy nhanh”.
Theo đạo Hồi, tôn giáo chính ở Indonesia, thi hài người chết cần được lau rửa và chuẩn bị chôn cất sớm nhất có thể. Đây là nghi thức mà gần như không ai trong căn phòng bệnh viện lúc đó có khả năng thực hiện.
Guardian cũng tìm hiểu được rằng chính chiếc máy bay gặp nạn từng mắc một lỗi kỹ thuật khác khi thực hiện hành trình từ Manado đến Denpasar vài ngày trước tai nạn.
Tuy nhiên, Lion Air tiếp tục khẳng định rằng chiếc Boeing 737 Max 8 đảm bảo chất lượng an toàn bay. “Đúng vậy, chúng tôi dành thời gian sửa lỗi kỹ thuật của chuyến bay từ Manado đến Denpasar để đảm bảo mọi thứ đã được sửa chữa”, Nyoman Rai Pering, giám đốc cơ sở kỹ thuật lớn nhất của Lion Air tại Batam, trả lời khi được hỏi về lý do máy bay này đã không cất cánh trong một thời gian dài vào thời điểm đó.
“Tôi nghĩ vấn đề nằm ở góc tấn, đây là thứ giúp máy bay ổn định”, ông nói. Góc tấn là góc cánh máy bay tạo với luồng không khí tiến tới. Tuy nhiên, ông Nyoman Rai Pering cho hay trục trặc đã được xử lý và máy bay được duyệt là an toàn để vận hành.
Ngày 2/11, Bộ Giao thông Indonesia cho biết phát hiện lỗi “nhỏ” trong
hai chiếc Boeing 737 Max khác, trong đó có lỗi về thiết bị đo chỉ số
tương tự như sự cố có thể đã xảy ra với máy bay gặp nạn.
Hiện chi tiết cụ thể vẫn chưa được tiết lộ, nhưng giới chức thông báo đã kiểm tra hơn 5 chiếc máy bay và phát hiện một chiếc có lỗi liên quan tới thiết bị hiển thị trong buồng lái, chiếc khác gặp trục trặc ở hệ thống cân bằng.
Theo các điều tra viên, có thể mất vài tuần nữa mới tải được dữ liệu từ hộp đen và thậm chí lâu hơn để kết luận nguyên nhân chính xác của tai nạn thảm khốc. Hộp đen bị hư hại và cần phải được xử lý đặc biệt để đảm bảo dữ liệu không bị mất.
Theo Ủy ban An toàn Giao thông Quốc gia Indonesia, bộ nhớ đã được mở, lau rửa nhưng một số dây nối phải thay thế và Lion Air cần cung cấp vỏ thiết bị mới trước khi khai thác dữ liệu.
Ông Marsudi, đến từ Palembang thuộc Nam Sumatra, mất con gái, Cici Ariska, trên chuyến bay gặp nạn. Hôm 2/11, ông ngồi một chỗ dưới gốc cây với đôi mắt đỏ hoe, trống rỗng và liên tiếp châm những điếu thuốc.
Cici mới kết hôn cuối tuần trước. Hai vợ chồng đi nghỉ ở Bali và Jakarta trước khi lên chuyến bay JT610 để về nhà tại Bangka. Trên Facebook của họ có đăng tấm ảnh hai người mặc áo đôi màu hồng chụp chung với bạn bè, đằng sau là chiếc máy bay Lion Air. Cô gái mới chỉ 24 tuổi.
Lần cuối ông gặp vợ, Mawar Sariarti, là khi đưa bà tới sân bay vào sáng 29/10, trước khi bà lên chuyến bay xấu số gặp nạn trên biển Java chỉ 13 phút sau khi cất cánh.
“Hệ thống ở Indonesia rất khó khăn. Cứ như thể họ không quan tâm gì tới mạng sống con người. Đối với họ, điều đó thật nhỏ nhặt”, ông nói khẽ. “Họ không nên cố gắng ngụy biện và lấy cớ máy bay mới. Nó đáng lẽ không nên được vận hành”.
Gia đình nạn nhân chuyến bay JT610 ngồi chờ bên ngoài bệnh viện quân đội ở Pangkal Pinang hôm 30/10. Ảnh: AP. |
Trong những ngày gần đây xuất hiện nhiều thông tin về sự cố kỹ thuật trên chính chiếc máy bay này vào hành trình hôm trước. Nó xuất phát từ Bali nhưng hạ cánh an toàn tại Jakarta đêm 28/10, vài giờ trước khi tai nạn thảm khốc xảy ra vào buổi sáng.
Đối với những người ở lại, nỗi thống khổ của họ giờ xen lẫn cả phẫn nộ. Ngày 2/11, gia đình nạn nhân đã có cơ hội đối chất trực tiếp với hãng hàng không Lion Air ở bệnh viện quân đội, nơi họ nộp bàn chải đánh răng, quần áo và hồ sơ nha khoa của người thân với hy vọng có thể hỗ trợ chuyên gia pháp y định danh thi thể.
“Họ để mặc cho chúng tôi chờ đợi”
Trong căn phòng lớn ở bệnh viện, hơn 100 người thân của các nạn nhân dự cuộc họp báo dành riêng cho họ. Mọi người ngồi sụp, khoanh tay trước ngực với biểu cảm sững sờ trong khi nhân viên giám định pháp y và đại diện Lion Air cập nhật tình hình cứu hộ, đồng thời hy vọng họ kiên nhẫn chờ đợi.Dẫu vậy, những người có mặt đón nhận thông báo này với sự bực tức và khinh miệt.
“Các ông có thể nói về hộp đen nhưng đó không phải thứ chúng tôi cần nghe. Nếu các ông thực sự quan tâm tới chúng tôi thì đừng có tự hào về nó như thế”, một người đàn ông nói qua micro, giọng run run.
Trong lúc đó, một người khác nhắm mắt đọc lời cầu nguyện, còn các nhà tâm lý học phía cảnh sát cố gắng đánh lạc hướng những đứa trẻ trong cũi. Hầu hết thành viên gia đình đều đeo bảng tên của mình và người thân gặp nạn trước ngực.
“Kết quả điều tra đối với chúng tôi không quan trọng. Quan trọng là khi nào chúng tôi sẽ kết thúc mọi thứ? Liệu chúng tôi có thể nhìn thấy các thi hài? Không. Tới giờ này chúng tôi vẫn bị bỏ mặc ở đây và chờ đợi”, một người khác lên tiếng.
Jannatun Cintya Dewi, hành khách thiệt mạng trên chuyến bay JT610, được đưa đi chôn cất. Ảnh: Shutterstock. |
Vào chiều 2/11, 67 túi thi thể được đưa từ cảng tới bệnh viện, hầu hết đều là những bộ phận cơ thể rời rạc, lẫn lộn. “Chúng tôi chỉ có được thông tin rất hạn chế từ các bộ phận thi thể được đưa tới”, Cancer nói.
Theo Guardian, gia đình các nạn nhân đã tập trung ở bệnh viện nhiều ngày qua với hy vọng bằng chứng nhận dạng được tìm thấy, nhưng sự bức bối ở đây dẫn tới hàng loạt những câu hỏi rùng rợn.
“Với những bộ phận trong túi thi thể ấy, họ ghép chúng lại trước hay làm gì?”, họ hàng của người gặp nạn nói. “Tất cả chúng tôi chỉ muốn quá trình được đẩy nhanh”.
Theo đạo Hồi, tôn giáo chính ở Indonesia, thi hài người chết cần được lau rửa và chuẩn bị chôn cất sớm nhất có thể. Đây là nghi thức mà gần như không ai trong căn phòng bệnh viện lúc đó có khả năng thực hiện.
Công cuộc tìm kiếm sự thật
Gia đình các nạn nhân cũng tự hỏi liệu Lion Air có lỗi hay không bởi phi công điều khiến chuyến bay đêm 28/10 cảnh báo lỗi kỹ thuật và yêu cầu quay đầu, nhưng sự cố với hệ thống chỉ báo không tốc “không đáng tin cậy” sau đó đã được giải quyết.Guardian cũng tìm hiểu được rằng chính chiếc máy bay gặp nạn từng mắc một lỗi kỹ thuật khác khi thực hiện hành trình từ Manado đến Denpasar vài ngày trước tai nạn.
Tuy nhiên, Lion Air tiếp tục khẳng định rằng chiếc Boeing 737 Max 8 đảm bảo chất lượng an toàn bay. “Đúng vậy, chúng tôi dành thời gian sửa lỗi kỹ thuật của chuyến bay từ Manado đến Denpasar để đảm bảo mọi thứ đã được sửa chữa”, Nyoman Rai Pering, giám đốc cơ sở kỹ thuật lớn nhất của Lion Air tại Batam, trả lời khi được hỏi về lý do máy bay này đã không cất cánh trong một thời gian dài vào thời điểm đó.
“Tôi nghĩ vấn đề nằm ở góc tấn, đây là thứ giúp máy bay ổn định”, ông nói. Góc tấn là góc cánh máy bay tạo với luồng không khí tiến tới. Tuy nhiên, ông Nyoman Rai Pering cho hay trục trặc đã được xử lý và máy bay được duyệt là an toàn để vận hành.
Lực lượng cứu hộ tìm thấy bánh xe của máy bay vào hôm 2/11. Ảnh: AFP/Getty. |
Hiện chi tiết cụ thể vẫn chưa được tiết lộ, nhưng giới chức thông báo đã kiểm tra hơn 5 chiếc máy bay và phát hiện một chiếc có lỗi liên quan tới thiết bị hiển thị trong buồng lái, chiếc khác gặp trục trặc ở hệ thống cân bằng.
Theo các điều tra viên, có thể mất vài tuần nữa mới tải được dữ liệu từ hộp đen và thậm chí lâu hơn để kết luận nguyên nhân chính xác của tai nạn thảm khốc. Hộp đen bị hư hại và cần phải được xử lý đặc biệt để đảm bảo dữ liệu không bị mất.
Theo Ủy ban An toàn Giao thông Quốc gia Indonesia, bộ nhớ đã được mở, lau rửa nhưng một số dây nối phải thay thế và Lion Air cần cung cấp vỏ thiết bị mới trước khi khai thác dữ liệu.
Ông Marsudi, đến từ Palembang thuộc Nam Sumatra, mất con gái, Cici Ariska, trên chuyến bay gặp nạn. Hôm 2/11, ông ngồi một chỗ dưới gốc cây với đôi mắt đỏ hoe, trống rỗng và liên tiếp châm những điếu thuốc.
Cici mới kết hôn cuối tuần trước. Hai vợ chồng đi nghỉ ở Bali và Jakarta trước khi lên chuyến bay JT610 để về nhà tại Bangka. Trên Facebook của họ có đăng tấm ảnh hai người mặc áo đôi màu hồng chụp chung với bạn bè, đằng sau là chiếc máy bay Lion Air. Cô gái mới chỉ 24 tuổi.
Theo Guardian
Thợ lặn thiệt mạng khi tìm kiếm máy bay Lion Air rơi xuống biển
Một thợ lặn lâu năm của Indonesia thiệt mạng ngày 2/11 trong quá trình tìm kiếm các thi thể từ vụ tai nạn máy bay Lion Air.
Nạn nhân được xác định là Syachrul Anto, 48 tuổi, thành viên của
đội thợ lặn đang thu thập thi thể hành khách và mảnh vỡ của chiếc máy
bay dưới đáy biển Java. Nguyên nhân của cái chết chưa được kết luận
chính thức nhưng được cho là có liên quan đến việc giảm áp suất.Lãnh đạo lực lượng cứu nạn của Hải quân Indonesia xác nhận Anto là một tình nguyện viên của lực lượng.
“Anh ấy được tìm thấy trong tình trạng đã ngất đi. Sau khi được các bác sĩ chăm sóc, anh ấy đã tỉnh lại, chúng tôi đưa anh ấy tới buồng giải nén. Chúng tôi có tất cả thiết bị nhưng không thể cứu được anh ấy”, người đứng đầu cơ quan tìm kiếm cứu nạn Muhammad Syaugi chia sẻ trong buổi họp báo ngày 3/11.
“Chúng tôi gửi lời chia buồn sâu sắc nhất đến sự ra đi của một người hùng trong lực lượng lặn tìm kiếm Indonesia”, ông Syaug nói.
Thợ lặn xấu số Syachrul Anto . Ảnh: Facebook |
Ông Anto từng làm việc ở Palu, nơi xảy ra động đất và sóng thần hồi tháng 9, và cũng từng tham gia trục vớt thi thể và mảnh vỡ của chiếc máy bay Air Asia gặp nạn 4 năm trước tại Borneo.
Chiếc phi cơ của hãng Lion Air đâm xuống biển hôm 29/10 trên đường từ Jakarta tới đảo Sumatra. Máy bay gặp nạn chỉ vài phút sau khi cất cánh, tất cả 189 hành khách và phi hành đoàn được cho là đã thiệt mạng.
Nhà chức trách đã trục vớt được thiết bị lưu trữ dữ liệu bay và đang trong quá trình tìm kiếm chiếc hộp đen thứ 2 chứa đựng ghi âm từ buồng lái, đây là thông tin quan trọng để xác định điều gì đã xảy ra khiến chiếc máy bay mới toanh Boeing 737 MAX 8 gặp nạn.
Các thợ lặn đã phát hiện những tiếng "ping" phát ra từ chiếc hộp đen thứ 2 và đang tích cực tìm kiếm thiết bị này.
Ít nhất 73 thi thể đã được tìm đưa lên khỏi mặt nước nhưng mới chỉ 4 nạn nhân được xác định danh tính.
Phi công Lion Air phát tín hiệu khẩn cấp trên chuyến bay trước tai nạn
Phi công điều khiển máy bay
Lion Air vào đêm trước tai nạn cũng đã gửi tín hiệu cảnh báo sự cố. Một
máy bay khác cùng lúc đó được lệnh bay vòng sau khi Lion Air yêu cầu
quay đầu.
Theo Reuters, phi công điều khiển chuyến bay số hiệu JT43 của Lion Air tối 28/10 xuất phát từ đảo Bali, Indonesia,
đã phát tín hiệu cảnh báo chỉ vài phút sau khi cất cánh do gặp trục
trặc kỹ thuật. Dù vậy, các sự cố sau đó được khắc phục và họ tiếp tục
hành trình tới Jakarta an toàn.
Tuy nhiên, chính chiếc Boeing 737 Max 8 này đâm xuống biển chỉ vài tiếng sau vào sáng 29/10, khiến toàn bộ 189 hành khách và phi hành đoàn thiệt mạng.
“Cơ trưởng đủ tự tin để bay từ Denpasar đến Jakarta”, ông Herson nói. Denpasar là thành phố nằm trên đảo Bali.
Phi công trên một máy bay khác chuẩn bị đáp xuống Bali sau khi JT43
cất cánh tối cùng ngày tiết lộ nhận được yêu cầu bay vòng tròn, đồng
thời kết nối điện đàm với phi công của chiếc Lion Air và đài kiểm soát
không lưu.
“Do cuộc gọi khẩn cấp, chúng tôi nhận được chỉ thị chờ và bay vòng phía trên sân bay. Máy bay của Lion Air đề nghị quay về Bali 5 phút sau khi cất cánh, nhưng sau đó phi công nói rằng đã giải quyết được vấn đề và sẽ tiếp tục hành trình tới Jakarta”, người này cho biết.
Máy bay từ Denpasar đến Jakarta hạ cánh an toàn lúc 10h55 tối 28/10 (giờ địa phương). 6h20 sáng hôm sau, chính chiếc này cất cánh thực hiện chuyến bay số hiệu JT610 tới thành phố Pangkal Pinang, đảo Bangka, nhưng gặp nạn chỉ sau 13 phút. Trước khi máy bay đâm xuống biển Java, phi công đã yêu cầu được phép quay trở lại sân bay.
Người phát ngôn của Lion Air từ chối bình luận khi được hỏi về tín hiệu cảnh báo từ chuyến bay JT43, chỉ nói rằng cuộc điều tra vẫn đang được tiến hành.
Tuy nhiên, trước đó, Edward Sirait, giám đốc điều hành Lion Air, cho biết vấn đề kỹ thuật có xảy ra trên chuyến bay Denpasar - Jakarta nhưng đã được giải quyết “theo quy trình”.
Trong lúc truyền thông đặt nghi vấn về độ an toàn của Boeing 737 Max
8, Bộ trưởng Giao thông Budi Karya Sumadi đã đình chỉ giám đốc kỹ thuật
của Lion Air và các kỹ thuật viên duyệt cho máy bay số hiệu JT610 được
cất cánh.
Đây là một trong hai tai nạn hàng không khiến nhiều người thiệt mạng nhất tại Indonesia từ năm 1997. Một lần nữa, vụ việc làm dấy lên quan ngại về an toàn hàng không ở nước này.
Sổ ghi chép kỹ thuật nêu rõ thiết bị đo không tốc trên chuyến bay là "không đáng tin cậy", cũng như thiết bị đo độ cao ở vị trí cơ trưởng và cơ phó cho kết quả khác nhau, theo BBC.
Dữ liệu từ FlightRadar24 cho thấy trước khi ổn định trở lại, máy bay rơi khoảng 260 m trong 27 giây trong khi đáng lẽ phải tăng độ cao. Phi công sau đó duy trì bay ở 8.500 m thay vì trên 10.000 m như bình thường.
Hai hành khách cho biết hệ thống điều hòa và ánh sáng có vấn đề. Một
người khác kể rằng tín hiệu yêu cầu đeo dây an toàn không hề được tắt
trong suốt chuyến bay.
“Máy bay cất cánh, bay lên rồi sau đó hạ xuống. Nó bay cao lần nữa rồi lại đột ngột rơi, rung lắc mạnh”, hành khách Diah Mardani nói. “Chúng tôi đọc mọi lời cầu nguyện mà mình biết”.
Ngày 1/11, đội tìm kiếm đã tìm thấy hộp đen của chiếc Boeing 737 Max 8, bước tiến quan trọng trong việc tìm hiểu nguyên nhân tai nạn hôm 29/10.
Trước đó, quân đội Indonesia cho biết đã xác định được vị trí máy bay rơi và chìm xuống biển. Đội cứu hộ cũng vớt được mảnh vỡ lớn ở độ sâu 32 m. Phạm vi tìm kiếm được mở rộng gấp đôi, bao trùm vùng biển bán kính 10 hải lý từ tâm là địa điểm máy bay mất liên lạc.
Tuy nhiên, chính chiếc Boeing 737 Max 8 này đâm xuống biển chỉ vài tiếng sau vào sáng 29/10, khiến toàn bộ 189 hành khách và phi hành đoàn thiệt mạng.
Cuộc gọi khẩn cấp vài phút sau khi cất cánh
Herson, giám đốc quản lý sân bay khu vực Bali - Nusa Tenggara, nói với Reuters rằng sau tín hiệu cảnh báo, phi công trên chuyến bay JT43 tối 28/10 đã cập nhật tình hình với đài kiểm soát không lưu, cho biết máy bay hoạt động bình thường và sẽ không quay đầu như yêu cầu trước đó.“Cơ trưởng đủ tự tin để bay từ Denpasar đến Jakarta”, ông Herson nói. Denpasar là thành phố nằm trên đảo Bali.
Một phần của hộp đen được tìm thấy hôm 1/11. Ảnh: Reuters. |
“Do cuộc gọi khẩn cấp, chúng tôi nhận được chỉ thị chờ và bay vòng phía trên sân bay. Máy bay của Lion Air đề nghị quay về Bali 5 phút sau khi cất cánh, nhưng sau đó phi công nói rằng đã giải quyết được vấn đề và sẽ tiếp tục hành trình tới Jakarta”, người này cho biết.
Máy bay từ Denpasar đến Jakarta hạ cánh an toàn lúc 10h55 tối 28/10 (giờ địa phương). 6h20 sáng hôm sau, chính chiếc này cất cánh thực hiện chuyến bay số hiệu JT610 tới thành phố Pangkal Pinang, đảo Bangka, nhưng gặp nạn chỉ sau 13 phút. Trước khi máy bay đâm xuống biển Java, phi công đã yêu cầu được phép quay trở lại sân bay.
Người phát ngôn của Lion Air từ chối bình luận khi được hỏi về tín hiệu cảnh báo từ chuyến bay JT43, chỉ nói rằng cuộc điều tra vẫn đang được tiến hành.
Tuy nhiên, trước đó, Edward Sirait, giám đốc điều hành Lion Air, cho biết vấn đề kỹ thuật có xảy ra trên chuyến bay Denpasar - Jakarta nhưng đã được giải quyết “theo quy trình”.
Nhân viên cứu hộ đưa hộp đen của chiếc Boeing 737 Max 8 lên bờ. Ảnh: AP. |
Đây là một trong hai tai nạn hàng không khiến nhiều người thiệt mạng nhất tại Indonesia từ năm 1997. Một lần nữa, vụ việc làm dấy lên quan ngại về an toàn hàng không ở nước này.
"Bay như tàu lượn"
Chuyến bay từ Denpasar đến Jakarta hôm 28/10 có dấu hiệu thay đổi độ cao và không tốc thất thường trong vài phút đầu sau khi cất cánh.Sổ ghi chép kỹ thuật nêu rõ thiết bị đo không tốc trên chuyến bay là "không đáng tin cậy", cũng như thiết bị đo độ cao ở vị trí cơ trưởng và cơ phó cho kết quả khác nhau, theo BBC.
Dữ liệu từ FlightRadar24 cho thấy trước khi ổn định trở lại, máy bay rơi khoảng 260 m trong 27 giây trong khi đáng lẽ phải tăng độ cao. Phi công sau đó duy trì bay ở 8.500 m thay vì trên 10.000 m như bình thường.
Ngày 1/11, nhân viên cứu hộ khám xét những mảnh vỡ được tìm thấy sau vụ tai nạn. Ảnh: AFP. |
“Máy bay cất cánh, bay lên rồi sau đó hạ xuống. Nó bay cao lần nữa rồi lại đột ngột rơi, rung lắc mạnh”, hành khách Diah Mardani nói. “Chúng tôi đọc mọi lời cầu nguyện mà mình biết”.
Ngày 1/11, đội tìm kiếm đã tìm thấy hộp đen của chiếc Boeing 737 Max 8, bước tiến quan trọng trong việc tìm hiểu nguyên nhân tai nạn hôm 29/10.
Trước đó, quân đội Indonesia cho biết đã xác định được vị trí máy bay rơi và chìm xuống biển. Đội cứu hộ cũng vớt được mảnh vỡ lớn ở độ sâu 32 m. Phạm vi tìm kiếm được mở rộng gấp đôi, bao trùm vùng biển bán kính 10 hải lý từ tâm là địa điểm máy bay mất liên lạc.
Máy bay Lion Air bị trục trặc gì trước ngày gặp nạn?
Thiết bị cảm biến bị hỏng có
thể là nguyên nhân khiến máy bay Lion Air JT610, chở 189 người, liên tục
thay đổi cao độ và có vận tốc bất thường trước khi đâm xuống biển ở
Indonesia.
Bloomberg, dẫn lời các chuyên gia, cho rằng chiếc máy
bay rơi của Lion Air đã bị trục trặc ở bộ cảm biến đo độ cao và vận tốc
trong chuyến bay trước. Điều này có thể lý giải cho vụ tai nạn thảm
khốc hôm 29/10, khi chiếc máy bay Boeing 737 Max 8, chuyến bay số hiệu
JT610, chở 189 hành khách và phi hành đoàn lao xuống mặt biển Java. Máy
bay mới được vận hành từ tháng 8.
Ngày 31/10, Danang Mandala Prihantoro, người phát ngôn của Lion Air, cho biết phi công trên chiếc máy bay đã báo cáo lỗi kỹ thuật sau hành trình từ Denpasar đến Jakarta hôm 28/10.
Tuy nhiên, máy móc thiết bị đã được nhân viên bảo trì kiểm tra qua đêm và máy bay được duyệt là an toàn để thực hiện hành trình vào hôm sau, theo ông Prihantoro.
Dù có thể sẽ mất vài ngày đến vài tuần trước khi có thông tin chính thức, theo Bloomberg, dữ liệu không nhất quán giữa vận tốc và cao độ có thể đã khiến phi công bối rối và dẫn đến bi kịch. Trong quá khứ từng có nhiều tai nạn hàng không xảy ra vì lý do tương tự, ví dụ như vụ máy bay Air France rơi trên Đại Tây Dương năm 2009.
John Cox, cựu phi công và chủ tịch công ty tư vấn Hệ thống Vận hành An toàn, cho rằng trục trặc với bộ cảm biến có thể lý giải cho dữ liệu bất thường như trong một số báo cáo đã công bố.
Tuy nhiên, ông Cox và nhiều người tỏ ra thận trọng vì có thể còn quá sớm để nói chuyện gì đã xảy ra với JT610. Đồng thời, các dữ liệu chuyến bay có thể chỉ ra một số nguyên nhân khác. Ví dụ, không tốc lúc đó của JT610 không quá lớn và trong vụ máy bay Air France mất kiểm soát trước đây, không hề có hiện tượng độ cao và tốc độ thay đổi thất thường như vụ việc lần này.
Sau vụ tai nạn, Indonesia yêu cầu Lion Air sa thải giám đốc kỹ thuật
và bắt đầu kiểm tra bộ phận bảo trì của hãng này. Lion Air cũng đã đuổi
việc kỹ sư cho phép chiếc JT610 cất cánh sau khi phi công trình báo về
trục trặc vào hôm trước.
Ngày 31/10, Bộ Giao thông Indonesia phát thông cáo cho biết quyết định sa thải được đưa ra theo đề xuất của Ủy ban An toàn Giao thông Quốc gia.
Hôm 1/11, nhà chức trách cho hay đã tìm thấy hộp đen, thiết bị có thể cung cấp bằng chứng quan trọng để giải thích nguyên nhân tai nạn. Đồng thời, theo giới chức, khả năng cao phần thân chính của máy bay cũng nằm xung quanh khu vực này.
Không tốc có thể được xác định bằng cách so sánh áp lực trong ống Pitot với áp lực không khí xung quanh do thiết bị đo áp suất tĩnh ghi lại.
Việc một trong hai thiết bị đo áp suất bị chặn sẽ gây ra sai số. Trong trường hợp của chuyến bay Air France, các điều tra viên kết luận bão tuyết nước đá trên không đã chặn ống Pitot.
Các máy bay hiện đại được trang bị với 3 bộ cảm biến không tốc riêng biệt để dự phòng. Trong trường hợp một thiết bị hư hỏng, phi công phải kiểm tra dữ liệu từ các hệ thống còn lại và bỏ qua thiết bị không chính xác.
Hiện Lion Air và các điều tra viên vẫn chưa công bố chi tiết về trục
trặc trên chuyến bay hôm trước vụ tai nạn, tức tối 28/10. Tuy nhiên, các
dữ liệu do công ty FlightRadar23 cung cấp cho thấy có hiện tượng bất
thường khi máy bay cất cánh và đạt độ cao 1.692 m nhưng sau đó hạ xuống
còn 1.410 m.
Sau đó, JT610 khôi phục cao độ nhưng không vượt quá 8.500 m. Máy bay thông thường hầu như không bao giờ bay dưới 9.100 m vì bay thấp đồng nghĩa với tốn kém nhiên liệu. Tuy nhiên, những chiếc gặp trục trặc với bộ cảm biến cao độ không được phép bay quá 8.500 m.
“Mọi phi cơ của chúng tôi đều sẽ được kiểm tra khi quá cảnh, trước và sau khi bay. Chúng tôi đang tiến hành kiểm tra và bảo trì nếu cần đối với tất cả máy bay”, người phát ngôn của hãng Lion Air Prihantoro nói.
Theo một trang web thống kê các nhà cung cấp bộ phận máy bay, Tập đoàn Công nghệ United là bên cấp hệ thống thiết bị cho chiếc 737 Max 8. Dẫu vậy, đại diện công ty cho biết chưa thể xác nhận thiết bị của công ty có ở trên chiếc máy bay Lion Air hay không.
Hồi năm 1996, máy bay xuất phát từ Cộng hòa Dominica gặp nạn khiến 189 người thiệt mạng. Nguyên nhân vụ việc cũng nằm ở chỉ số vận tốc không chính xác. Tuy không được xác minh nhưng có thông tin cho rằng ống Pitot bị một tổ ong làm kẹt.
Cùng năm, 70 người chết trong chuyến bay của Aeroperu. Theo thông tin từ cuộc điều tra, vài phút sau khi cất cánh, phi công nhận được cùng một lúc 3 cảnh báo từ hệ thống trong buồng lái rằng họ đang bay quá nhanh, quá chậm và quá gần mặt đất.
Dù còn quá sớm để biết hệ thống chỉ số không tốc có liên quan tới tai nạn hôm 29/10 hay không, David Greenberg, từng vận hành các chuyến bay ở Hãng hàng không Delta Air Lines, nhận định vụ việc cho thấy công tác đào tạo phi công cần được cải thiện và duy trì liên tục.
Trong những năm gần đây sau vụ tai nạn của Air France, Cục Hàng không Liên bang Mỹ đã phải cải tiến công tác đào tạo phi công để họ có thể xử lý trường hợp không tốc bất thường và máy bay mất kiểm soát.
Ngày 31/10, Danang Mandala Prihantoro, người phát ngôn của Lion Air, cho biết phi công trên chiếc máy bay đã báo cáo lỗi kỹ thuật sau hành trình từ Denpasar đến Jakarta hôm 28/10.
Tuy nhiên, máy móc thiết bị đã được nhân viên bảo trì kiểm tra qua đêm và máy bay được duyệt là an toàn để thực hiện hành trình vào hôm sau, theo ông Prihantoro.
Dù có thể sẽ mất vài ngày đến vài tuần trước khi có thông tin chính thức, theo Bloomberg, dữ liệu không nhất quán giữa vận tốc và cao độ có thể đã khiến phi công bối rối và dẫn đến bi kịch. Trong quá khứ từng có nhiều tai nạn hàng không xảy ra vì lý do tương tự, ví dụ như vụ máy bay Air France rơi trên Đại Tây Dương năm 2009.
Mảnh vỡ từ chiếc máy bay rơi được đưa lên bờ biển tại Indonesia. Ảnh: Reuters. |
Vận tốc và cao độ bất thường
Dữ liệu truy dấu máy bay trước khi vụ tai nạn xảy ra cho thấy JT610 liên tục thay đổi độ cao và không tốc (tốc độ bay trên không), đồng nghĩa với việc có khả năng bộ cảm biến áp suất không khí đã không cung cấp thông tin chính xác cho phi công điều khiển.John Cox, cựu phi công và chủ tịch công ty tư vấn Hệ thống Vận hành An toàn, cho rằng trục trặc với bộ cảm biến có thể lý giải cho dữ liệu bất thường như trong một số báo cáo đã công bố.
Tuy nhiên, ông Cox và nhiều người tỏ ra thận trọng vì có thể còn quá sớm để nói chuyện gì đã xảy ra với JT610. Đồng thời, các dữ liệu chuyến bay có thể chỉ ra một số nguyên nhân khác. Ví dụ, không tốc lúc đó của JT610 không quá lớn và trong vụ máy bay Air France mất kiểm soát trước đây, không hề có hiện tượng độ cao và tốc độ thay đổi thất thường như vụ việc lần này.
Hành trình của máy bay trong 13 phút trước từ khi cất cánh đến khi rơi và biểu độ không độ, cao độ của nó. Đồ họa: AFP. |
Ngày 31/10, Bộ Giao thông Indonesia phát thông cáo cho biết quyết định sa thải được đưa ra theo đề xuất của Ủy ban An toàn Giao thông Quốc gia.
Hôm 1/11, nhà chức trách cho hay đã tìm thấy hộp đen, thiết bị có thể cung cấp bằng chứng quan trọng để giải thích nguyên nhân tai nạn. Đồng thời, theo giới chức, khả năng cao phần thân chính của máy bay cũng nằm xung quanh khu vực này.
Thiết bị hỏng hóc
Thậm chí với hệ thống GPS hiện đại, các máy bay vẫn cần tính toán vận tốc chính xác trên không. Để xác định không tốc, khác với tốc độ trên mặt đất do ảnh hưởng của gió, máy bay phải dựa vào các ống Pitot đo vận tốc không khí dội vào.Không tốc có thể được xác định bằng cách so sánh áp lực trong ống Pitot với áp lực không khí xung quanh do thiết bị đo áp suất tĩnh ghi lại.
Việc một trong hai thiết bị đo áp suất bị chặn sẽ gây ra sai số. Trong trường hợp của chuyến bay Air France, các điều tra viên kết luận bão tuyết nước đá trên không đã chặn ống Pitot.
Các máy bay hiện đại được trang bị với 3 bộ cảm biến không tốc riêng biệt để dự phòng. Trong trường hợp một thiết bị hư hỏng, phi công phải kiểm tra dữ liệu từ các hệ thống còn lại và bỏ qua thiết bị không chính xác.
Một máy bay của Lion Air, hãng hàng không tư nhân lớn nhất Indonesia. Ảnh: AP. |
Sau đó, JT610 khôi phục cao độ nhưng không vượt quá 8.500 m. Máy bay thông thường hầu như không bao giờ bay dưới 9.100 m vì bay thấp đồng nghĩa với tốn kém nhiên liệu. Tuy nhiên, những chiếc gặp trục trặc với bộ cảm biến cao độ không được phép bay quá 8.500 m.
“Mọi phi cơ của chúng tôi đều sẽ được kiểm tra khi quá cảnh, trước và sau khi bay. Chúng tôi đang tiến hành kiểm tra và bảo trì nếu cần đối với tất cả máy bay”, người phát ngôn của hãng Lion Air Prihantoro nói.
Theo một trang web thống kê các nhà cung cấp bộ phận máy bay, Tập đoàn Công nghệ United là bên cấp hệ thống thiết bị cho chiếc 737 Max 8. Dẫu vậy, đại diện công ty cho biết chưa thể xác nhận thiết bị của công ty có ở trên chiếc máy bay Lion Air hay không.
Lực lượng cứu hộ tìm thấy nhiều đồ vật của hành khách và mảnh vỡ từ máy bay gặp nạn. Ảnh: Reuters. |
Chỉ số thiếu chính xác, phi công bối rối
Trong vụ việc của Air France năm 2009, chuyến bay từ Rio de Janeiro đến Paris, ống Pitot bị đá làm kẹt và cả ba thiết bị đo chỉ số vận tốc đều gặp trục trặc. Những thông tin không chính xác từ bộ cảm biến khiến phi công đột ngột nâng cao độ và sau đó mất kiểm soát. Máy bay rơi trong khoảng 4 phút trước khi đâm xuống nước.Hồi năm 1996, máy bay xuất phát từ Cộng hòa Dominica gặp nạn khiến 189 người thiệt mạng. Nguyên nhân vụ việc cũng nằm ở chỉ số vận tốc không chính xác. Tuy không được xác minh nhưng có thông tin cho rằng ống Pitot bị một tổ ong làm kẹt.
Cùng năm, 70 người chết trong chuyến bay của Aeroperu. Theo thông tin từ cuộc điều tra, vài phút sau khi cất cánh, phi công nhận được cùng một lúc 3 cảnh báo từ hệ thống trong buồng lái rằng họ đang bay quá nhanh, quá chậm và quá gần mặt đất.
Dù còn quá sớm để biết hệ thống chỉ số không tốc có liên quan tới tai nạn hôm 29/10 hay không, David Greenberg, từng vận hành các chuyến bay ở Hãng hàng không Delta Air Lines, nhận định vụ việc cho thấy công tác đào tạo phi công cần được cải thiện và duy trì liên tục.
Trong những năm gần đây sau vụ tai nạn của Air France, Cục Hàng không Liên bang Mỹ đã phải cải tiến công tác đào tạo phi công để họ có thể xử lý trường hợp không tốc bất thường và máy bay mất kiểm soát.
Nhận xét
Đăng nhận xét