Thứ Tư, 10 tháng 7, 2019

CÂU CHUYỆN TÌNH BÁO 276

(ĐC sưu tầm trên NET)
 
Phạm Ngọc Thảo huyền thoại tình báo Việt Nam



Kế hoạch Citadel và bí mật điệp viên Wether

Hồng Sơn |


Kế hoạch Citadel và bí mật điệp viên Wether

Chiến thắng của Hồng quân đã được bảo đảm từ ngày 12-4-1943 trước đó, khi tình báo Xô-viết đặt trên bàn của Stalin kế hoạch của chiến dịch “Citadel” về âm mưu phản công của quân Đức tại Kursk, trên đó có chữ ký của những tướng lĩnh hàng đầu của quân phát xít.

Người biến điệp viên Liên Xô thành công dân Mỹ Ngôi sao điện ảnh Đức là điệp viên của tình báo Xôviết
Ngày 23-8-1943 là ngày đánh dấu sự kết thúc một trong những chiến dịch quân sự lớn nhất trong Đại chiến thế giới thứ hai.
Trong vòng một tháng rưỡi đối đầu với Hồng quân Xôviết tại khu vực vòng cung Kursk, phát xít Đức gần như đã cạn kiệt sinh lực tại mặt trận phía Đông – 500 ngàn binh sĩ chết và bị thương, 1.500 xe tăng và 1.700 máy bay bị tiêu diệt. Từ thời điểm bước ngoặt này, quân đội của Hitler đã không thể gượng dậy, bắt đầu buộc phải rút lui trên khắp mặt trận phía Đông.
Trên thực tế, chiến thắng của Hồng quân đã được bảo đảm từ ngày 12-4-1943 trước đó, khi tình báo Xôviết đặt trên bàn của Stalin kế hoạch của chiến dịch “Citadel” về âm mưu phản công của quân Đức tại Kursk, trên đó có chữ ký của những tướng lĩnh hàng đầu của quân phát xít. Bản thân Hitler cũng phải 3 ngày sau đó mới được nhìn thấy kế hoạch trên.
Cho tới bây giờ, tên tuổi chính xác của điệp viên nằm trong bộ tham mưu thân cận nhất của Hitler đã chuyển bản kế hoạch “Citadel” cho Moscow vẫn chưa được giải mật. Người ta chỉ biết nhân vật này có mật danh “Wether”. Có nhiều giả thuyết khá thú vị về nhân vật bí ẩn này…
Rudolf Roessler – Người bán tin tuyệt mật
Nhiều người cho rằng, đóng vai trò chính trong việc lấy cắp tài liệu quan trọng về kế hoạch “Citadel” từ Berlin chính là Rudolf Roessler, chủ nhân của nhà xuất bản Vita Novi. Đó là một người đàn ông Đức, di cư tới Thụy Sĩ sau khi Hitler lên nắm quyền. Tại đây, ông mở một nhà xuất bản nhỏ làm bình phong cho hoạt động khai thác và buôn bán thông tin tình báo.
Kế hoạch Citadel và bí mật điệp viên Wether - Ảnh 1.
Rudolf Roessler.
Tháng 11-1942, ông tự đề nghị được hợp tác với Cơ quan tình báo quân đội Xôviết (GRU) với mật danh Lucy. Roessler đã trao cho GRU không chỉ có bản kế hoạch “Citadel”, mà còn bản vẽ loại xe tăng Panthera cùng nhiều thông tin giá trị khác.
Khác với phần lớn các điệp viên Xôviết ở nước ngoài, Roessler không phải là một đảng viên cộng sản. Ông chỉ hợp tác bằng việc bán lại thông tin và được coi là điệp viên được trả công cao nhất trong lịch sử tình báo Xôviết. Một số tờ báo phương Tây khẳng định, Roessler đã nhận được gần 500 ngàn đôla chỉ riêng cho kế hoạch “Citadel”.
Roessler được đánh giá là một nhân vật khá bí ẩn trong làng tình báo thế giới. Khi quân Đức bắt đầu xâm chiếm châu Âu, ông ban đầu chỉ buôn bán các tài liệu mật với các cơ quan mật vụ của Anh, Thụy Sĩ và Mỹ; sau đó mới quyết định hợp tác với Liên Xô. Vì theo như lời ông, “chỉ có Liên Xô mới có khả năng giành thắng lợi trong cuộc chiến này”.
Cho đến tháng 5-1944, GRU thậm chí còn chưa biết đến cả tên thật của Roessler. Từng tham gia vào Đại chiến thế giới thứ nhất, nên Roessler đã chiến đấu và quen biết với một số lớn các sĩ quan cao cấp của Đế chế thứ ba.
Không có gì ngạc nhiên, khi ông đã gây dựng được những nguồn tin đặc biệt ngay trong bộ tham mưu của Hitler. Theo đánh giá, điệp viên Wether nhiều khả năng nằm trong số nguồn tin này của Roessler. Nhưng bất chấp mọi yêu cầu của GRU, Roessler không chịu tiết lộ tên tuổi thực sự các nguồn tin của mình.
Nhờ thông tin kịp thời của Roessler, bộ chỉ huy quân đội Hồng quân đã kịp thời bổ sung lực lượng, xây dựng hệ thống phòng thủ vững chắc, đồng thời chuẩn bị sẵn kế hoạch phản công để giành thắng lợi quyết định trong chiến dịch Kursk. Tham gia hỗ trợ Roessler trong việc liên lạc còn có nữ nhân viên điện đài Margarita Bolli.
Tình báo Đức đã nhanh chóng nhận ra sự nguy hiểm của Roessler, nên cử nhân viên tới Thụy Sĩ tìm cách lật tẩy mạng lưới tình báo của ông. Nhân vật này đã quyến rũ Bolli, lấy được bản mật mã làm bằng chứng để gửi cho nhà chức trách Thụy Sĩ. Mùa thu năm 1943, Bolli bị cảnh sát Thụy Sĩ bắt giữ, trước khi Roessler cũng bị sa lưới vào tháng 5-1944.
May mắn cho họ là Thụy Sĩ vì không muốn làm hỏng mối quan hệ với Liên Xô, nên đã khước từ yêu cầu dẫn độ của Berlin. Nhờ đó, Roessler được xử trắng án, còn Bolli chỉ phải nhận bản án 9 tháng tù treo cùng khoản tiền phạt nhỏ.
Được biết sau chiến tranh, Roessler vẫn tiếp tục cung cấp các thông tin tình báo cho Liên Xô. Vài năm sau, ông lại bị bắt và giam giữ một năm. Ra tù chưa đầy một năm, điệp viên đắt giá nhất của tình báo Xôviết qua đời ở tuổi 61.
Heinrich Hoffmann – Nhiếp ảnh gia thân cận nhất của Hitler
Theo đánh giá, phải là một nhân vật cực kỳ thân cận với Hitler và bộ tham mưu của trùm phát xít mới có thể lấy được bản kế hoạch “Citadel” một cách nhanh chóng đến như vậy. Một trong những giả thuyết về nhân vật này được cho là Heinrich Hoffmann, nhiếp ảnh gia riêng của Hitler.
Kế hoạch Citadel và bí mật điệp viên Wether - Ảnh 2.
Bộ tham mưu của Hitler bàn bạc kế hoạch tác chiến.
Trên thực tế, có 2 nhiếp ảnh gia thường xuyên làm việc với Hitler là Hugo Jaeger và Heinrich Hoffmann. Jaeger là người làm việc chủ yếu trong lĩnh vực ảnh phóng sự nên mối quan hệ với trùm phát xít mang tính xã giao chính thức.
Còn Hoffmann lại là chuyện hoàn toàn khác. Với tư cách nhiếp ảnh gia riêng của Hitler, ông có thể tham dự bất cứ cuộc họp bí mật nào, có thể bước vào tất cả mọi cánh cửa tại Bộ tham mưu, thậm chí nhiều viên tướng còn phải nịnh nọt ông.
Sự ưu ái này có được là nhờ việc chính Hoffmann vào năm 1929 đã giới thiệu người tình Eva Braun với Hitler, khi cô ta còn là người mẫu chụp ảnh khỏa thân của ông. Kể từ thời điểm đó, sự nghiệp của Hoffmann lên như diều gặp gió. Ông ta được bầu làm đại biểu quốc hội, độc quyền tất cả những bức ảnh của Hitler và trở thành một nhà triệu phú.
Chỉ ông mới có độc quyền chụp cả những bức ảnh về cuộc sống riêng tư của Hitler, kể cả những chuyến đi nghỉ của cặp Hitler-Braun tại vùng Alps. Theo một số người thân cận, Hoffmann ngay từ năm 1938 đã làm giàu bằng cách bán ra nước ngoài nhiều tranh và tài sản giá trị tịch thu của người Do Thái.
Câu hỏi chính liên quan tới giả thuyết này là tại sao Hoffmann lại mạo hiểm hợp tác với tình báo Xôviết, trong khi ông đã có quá nhiều tiền nếu so với Roessler.
Trên thực tế, Hoffmann không phải là một nhân vật đơn giản. Dù đã gia nhập đảng phát xít, nhưng ông vẫn giữ tại két sắt bí mật của mình tại Thụy Sĩ những bức ảnh nhạy cảm của Braun như một cách phòng thân.
Ông từng cảnh báo các tướng lĩnh Đức sau bàn nhậu rằng, việc gây chiến với nước Nga là một bước đi nguy hiểm, nhất là sau thất bại của quân Đức tại ngoại ô Stalingrad.
Sau thảm bại tại vòng cung Kursk, Hoffmann cũng từng bị ông trùm SS Walter Schellenberg liệt vào danh sách những người bị nghi ngờ đã trao tài liệu mật cho Liên Xô vì hai nguyên nhân chính.
Thứ nhất, ông là một trong rất ít những nhân vật không hề bị lục soát trước khi vào ra văn phòng tuyệt mật của đế chế (theo qui định thì các tướng lĩnh cũng như thứ trưởng cũng bị khám xét).
Thứ hai, Hoffmann có rất nhiều thiết bị chụp ảnh đặc biệt, chẳng hạn như có cả camera có thể bố trí trong cúc áo, một vật đặc biệt hiếm có vào thời bấy giờ. Mùa hè năm 1945, quân Đồng minh đã tìm thấy tại nhà Hoffmann 286 thiết bị chụp ảnh khác nhau, trong đó có loại có thể chụp được con ruồi đang bay ở khoảng cách 200 mét.
Ngày 10-5-1945, Hoffmann bị người Mỹ bắt giữ tại thị trấn Oberwossen. Một năm sau, ông bị xét xử vì có dính líu tới tội ác của phát xít Đức, phải nhận bản án 10 năm tù cùng việc bị tịch thu tài sản.
Được biết trong thời gian chờ đợi tại phiên tòa Nuremberg, Hoffmann còn được một số sĩ quan tình báo Liên Xô trực tiếp gặp riêng với nội dung cuộc nói chuyện không được tiết lộ.
Sau khi tuyên án chưa đầy một tháng, Hoffmann còn được bất ngờ giảm hình phạt xuống còn có 4 năm. Còn một chi tiết quan trọng nữa, khi Hoffmann đã quen biết với Roessler ngay từ Đại chiến thế giới thứ nhất.
Martin Bormann – Nhân vật thứ hai trong Đảng Phát xít
Gần 20 năm trước, nhà báo từng đoạt giải Pulitzer là Lou Kilzer xuất bản một cuốn sách có nhan đề “Hitler's Traitor: Martin Bormannand the Defeat of the Reich” (Kẻ phản bội của Hitler: Martin Bormann và thất bại của Đức Quốc xã).
Trong đó, ông cũng nêu lên câu hỏi: Ai là điệp viên Wether nổi tiếng đã chuyển cho tình báo Liên Xô tài liệu về kế hoạch “Citadel”? Sau khi nghiên cứu những tài liệu của mật vụ phát xít tại kho lưu trữ của Bộ quốc phòng Mỹ, Kilzer đã đưa ra một giả thuyết gây chấn động.
Theo đó, điệp viên Wether không ai khác chính là… Martin Bormann, nhân vật thứ hai trong đảng phát xít, từng được coi là thư ký riêng, cánh tay phải của Hitler.
Kế hoạch Citadel và bí mật điệp viên Wether - Ảnh 3.
Martin Bormann.
Trên thực tế, người đầu tiên đã đưa ra nhận định bất ngờ trên không ai khác chính là Reinhard Gehlen, thiếu tướng của Abweh (Cơ quan tình báo quân sự phát xít), về sau là người đứng đầu Cơ quan tình báo CHLB Đức (BND). Từ năm 1963, Gehlen đã từng phát biểu rằng, Bormann là một điệp viên siêu bí mật của Liên Xô.
“Trong một cuộc gặp bí mật tại quán cà phê ở Berlin, chúng tôi đã bàn luận vấn đề này với người đứng đầu Abweh, đô đốc Canaris– Ghelen viết trong hồi ký của mình – Hoạt động của tình báo Xôviết đơn giản là rất tuyệt vời. Họ có thể nhanh chóng biết ngay tất cả mọi nội dung bàn bạc trong giới chức cao cấp nhất của Đức. Vậy thì ai có thể là nguồn tin của người Nga?
Đến tháng 11-1943, chúng tôi đã biết chính xác rằng, tín hiệu vô tuyến điện truyền về Moscow được phát trực tiếp từ… văn phòng của Bormann: có nghĩa là ông ta đã thiết lập một trạm phát sóng của người Nga ngay trước mũi Hitler! Nhưng bất cứ nỗ lực nào theo dõi Bormann đều sẽ đồng nghĩa với cái chết dành cho tôi và Canaris”.
Trên thực tế, Canaris đã bị cách chức chỉ khoảng 3 tháng sau, đến tháng 7-1944 bị bắt giữ và tử hình trước khi quân Đức đầu hàng khoảng một tháng. Rất có khả năng, Bormann đã biết Abweh đang tổ chức theo dõi mình.
Khi được yêu cầu giải thích về việc phó tướng của Hitler lại có thể làm việc cho Moscow, Gehlen trả lời rất đơn giản: “Không có gì đáng ngạc nhiên ở đây cả. Tình báo Nga khi đó là cơ quan xuất sắc nhất, họ hoàn toàn có khả năng tuyển mộ thậm chí cả Bormann”.
Liên quan đến câu chuyện này, còn có một số giả thuyết khác. Như một số người còn quả quyết, tại khu nghĩa trang Vvedenskoye ở Moscow, có người đã phát hiện và chụp ảnh một tấm bia mộ trên có đề dòng chữ: Martin Bormann, 1900-1973 (năm sinh trùng hợp với nhân vật thứ hai của đảng phát xít). Nhưng về sau, ngôi mộ trên đã biến mất một cách đầy bí ẩn.
Cần biết là lần cuối cùng Bormann được nhìn thấy giữa những đống đổ nát tại khu vực boongke của Hitler là vào ngày 1-5-1945. Sau đó, ông ta đã biến mất hoàn toàn, không ai có dịp được bắt gặp, ngay cả thi thể. Quan điểm về Bormann cũng nhận được sự đồng thuận từ một số nhà nghiên cứu của Mỹ, từng chuyên đào bới trong các kho hồ sơ lưu trữ của quân phát xít.
    Chẳng hạn như nội dung một báo cáo trong năm 1969 từ một nguồn tin của Mỹ tại Đông Berlin cho biết, một sĩ quan mật vụ Đông Đức khẳng định, Bormann đã được tình báo Liên Xô tuyển mộ từ 30 năm trước, sau đó được cài cắm vào bộ sậu của Hitler theo chỉ đạo của lãnh tụ Đảng cộng sản Đức Ernst Thalmann.
    Có lẽ chúng ta chỉ có thể biết được chân tướng thực sự của điệp viên Wether, sau khi các tài liệu lưu trữ về Đại chiến thế giới thứ hai được giải mật hoàn toàn, một thời điểm có lẽ còn rất lâu nữa.
    Chẳng hạn như theo qui định, hồ sơ về chuyến bay của Rudolf Hess chạy sang nước Anh chỉ được giải mật vào năm 2045. Nhưng có lẽ ai là điệp viên Wether trên thực tế không còn quá quan trọng nữa. Điều chủ yếu là chính nhân vật này 76 năm trước đây đã giúp Hồng quân giành thắng lợi quyết định tại Kursk, trận đánh có vai trò chủ chốt trong việc đánh bại phát xít Đức.
    theo Công an Nhân dân


    Vỏ bọc hoàn hảo của điệp viên MI6 hai mang

    Hoàng Nam |


    Vỏ bọc hoàn hảo của điệp viên MI6 hai mang

    Tháng 6/1951, chính phủ Anh thừa nhận rằng hai nhà ngoại giao thuộc Bộ Ngoại giao đã biến mất. Một người là Donald Maclean đã vuột khỏi tầm tay của phản gián Anh chỉ ba ngày trước khi dự kiến bị thẩm vấn về cáo buộc chuyển tin mật cho Nga. Với người còn lại Guy Burgess, thông tin còn bất ngờ hơn nữa.

    Là một người đàn ông khéo léo, quyến rũ và có mối quan hệ rộng, Burgess hoàn toàn có cơ sở để trở thành điệp viên nhưng không ai từng nghi ngờ ông ta thực sự làm vậy.
    Người này trở nên đặc biệt trong giới tình báo giữa thế kỷ trước, bởi ở thời điểm mà đồng tính luyến ái vẫn còn là hành vi bất hợp pháp, thì ông ta đã không hề giấu giếm về khuynh hướng tình dục bị xem là “khác người” của mình.
    Vỏ bọc hoàn hảo của điệp viên MI6 hai mang - Ảnh 1.
    Guy Burgess (trái) và một nhà viết sử.
    Sáng 7/6/1951, mẹ của nhà ngoại giao Anh Guy Burgess đột nhiên có linh cảm xấu khi đọc dòng tít “Cảnh sát Anh đang truy bắt hai người Anh đang trên đường trốn tới Liên Xô” chạy lớn trên trang nhất của tờ Daily Express. Theo thông tin được nêu trong bài viết, cảnh sát Anh đang truy bắt hai người đàn ông đã được Bộ Ngoại giao Anh tuyển mộ.
    Hai người này được cho là đã chạy trốn khỏi London với ý định đào tẩu tới Moscow. Ngay sau khi đọc bản tin, bà Evelyn Bassett vội vã nhấc điện thoại gọi cho bạn thân của con trai tên Anthony Blunt. “Cháu có nghĩ rằng thông tin trên tờ Express về việc hai người thuộc Bộ Ngoại giao đang tìm cách bỏ trốn tới Nga là nói về Guy?”, bà Bassett hỏi.
    Blunt nói chưa đọc được thông tin nên bà mẹ vội vã cúp máy rồi lật giở, đọc lại bản tin trước khi tiếp tục gọi điện cho con trai út tên Nigel. “Có thể một trong hai người được nói đến trong bản tin chính là anh Guy”, bà nói.
    Thoạt nghe, người đọc có thể nghĩ đó là một cảnh trong một bộ phim về đề tài gián điệp. Tuy nhiên, đây chính xác là sự việc đã diễn ra vào năm 1951 và sở dĩ chúng ta biết được việc này là do tình báo Anh khi đó đã nghe lén điện thoại của bà Bassett nhằm phục vụ cho cuộc tìm kiếm “nhà ngoại giao mất tích” Burgess.
    Và ở thời điểm diễn ra các cuộc điện thoại này, tình báo Anh vẫn chưa thực sự nắm chắc được các thông tin về đường dây gián điệp trường Cambridge khét tiếng mà Burgess, Blunt cùng các đồng môn Donald Maclean, Kim Philby, John Cairncross là những thành viên cốt cán.
    Điệp viên đồng tính hiếm hoi
    Cả năm thành viên trong đường dây “Bộ ngũ trường Cambridge” đều do Arnold Deutsch, một điệp viên của Liên Xô ở Anh tuyển mộ. Ở thời kỳ đỉnh cao, tất cả họ đều giữ các vị trí quan trọng trong chính phủ Anh. So với bốn thành viên còn lại, Guy Burgess được cho là khác biệt hoàn toàn.
    Ông ta sinh năm 1911 trong một gia đình có truyền thống quân sự. Xuất thân trong gia đình giàu có lại là một người thông minh, Burgess được hưởng sự giáo dục tốt. Rời trường trung học, ông ta được nhận vào trường đại học Cambridge danh tiếng. Tại đây, ông ta bộc lộ rõ quan điểm ủng hộ chủ nghĩa cộng sản và gia nhập đảng Cộng sản Anh sau năm tuần thử thách.
    Cùng thời gian, Burgess kết thân với một người bạn tên Kim Philby. Tháng 6/1934, Philby được tình báo Liên Xô tuyển dụng với nhiệm vụ đầu tiên là giới thiệu những người khác có thể cung cấp tin mật cho Liên Xô.
    Tháng 5/1934, Philby dàn xếp để người tuyển mộ ông ta là Arnold Deutsch gặp Guy Burgess. Việc tuyển mộ Burgess làm gián điệp cho Liên Xô diễn ra sau đó ít lâu.
    Theo hướng dẫn của Deutsch, Burgess đã rời khỏi đảng Cộng sản Anh, cũng như không còn công khai quan điểm ủng hộ cộng sản của mình để thuận tiện cho việc hoạt động gián điệp. Năm 1936, Burgess được nhận vào làm việc tại đài BBC.
    Ít lâu sau đó, ông được cơ quan tình báo Anh MI6 tuyển mộ để điều tra các hoạt động của chủ nghĩa cộng sản trong đội ngũ nhân viên của đài trên cũng như các trường đại học ở Anh.
    Được làm việc theo đúng ý thích thực sự của mình nên người này đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Cùng lúc, ông đã chuyển được khá nhiều thông tin mật về cho tình báo Liên Xô mà không hề bị nghi ngờ.
    Năm 1938, Burgess trở thành người đầu tiên trong mạng lưới điệp viên trường Cambridge được nhận vào làm việc toàn thời gian tại cơ quan tình báo Anh với nhiệm vụ phụ trách hoạt động tuyên truyền chống Đức quốc xã ở nước ngoài. Ít lâu sau đó, Burgess đã giúp Philby gia nhập MI6 để thuận tiện cho hoạt động của đường dây.
    Năm 1939, ông ta tiếp tục sử dụng các mối quan hệ để giúp một thành viên khác trong mạng lưới tình báo Cambridge là Blunt gia nhập cơ quan tình báo nội địa Anh MI5.
    Không hề bị nghi ngờ, năm 1943, Burgess được giao một công việc nhạy cảm khác là phụ trách bản tin ở Bộ Ngoại giao Anh. Ở vị trí này, ông ta được tiếp cận nhiều điện tín ngoại giao, tài liệu mật hơn cả khi trước. Những tài liệu này đều được ông ta bí mật chuyển cho Nga.
    “Tài sản” của Burgess trong vai trò một điệp viên chính là mạng lưới bạn bè rộng khắp. Những người bạn của ông ta bao gồm rất nhiều người nổi tiếng, trong đó có Maynard Keynes, W H Auden, Winston Churchill, Isaiah Berlin, Harold Nicolson, George Orwell, Lucian Freud…
    Ngoài ra, sự quyến rũ cũng là một vũ khí sắc bén của người này. Ở thời điểm lúc bấy giờ, việc quan hệ tình dục đồng giới vẫn là bất hợp pháp và cũng như đại bộ phận dân số, hầu hết các điệp viên không phải là người đồng tính.
    Thế nhưng, Burgess không ngại ngùng công khai về xu hướng giới tính của mình. Không những thế, những mối quan hệ tình cảm đồng giới như vậy còn trở thành công cụ được ông ta sử dụng hiệu quả để khai thác thông tin. Theo các ghi chép, trong số các người tình của ông ta, người đầu tiên chính là Philby, về sau là Maclean cùng nhiều người khác.
    Vỏ bọc hoàn hảo
    Theo người phụ trách hoạt động của đường dây điệp viên trường Cambridge Yuri Modin, Burgess là người hoạt động khá hiệu quả, luôn thực hiện một cách chính xác các công việc được giao, tuân thủ các biện pháp cảnh báo và liên tục chứng minh trí nhớ tuyệt vời của ông ta. Ngược lại, phía Anh lại không mảy may nghi ngờ gì về Burgess bởi tài che giấu có thể nói xuất sắc của ông ta.
    Các đồng nghiệp ở Anh lúc bấy giờ chỉ thấy ông ta là một kẻ vô tổ chức, thường xuyên đi làm muộn, say xỉn cả trong giờ làm việc, chửi bới người khác không có lý do và chỉ chăm chăm xà xẻo công quỹ vào việc riêng. Chính vì vậy nên dù Burgess ở quán rượu vẫn luôn miệng khoe khoang là gián điệp nhưng không ai tin đó là sự thật.
    Các tác giả cuốn “Điệp viên biết tất cả mọi người” về sau kết luận rằng Burgess đã cố ý tạo ra bề ngoài vô tâm để che giấu cho bản chất thực sự một cách tài tình. Nhiều người cho rằng Burgess thực sự không mấy nguy hại nhưng thực tế lại chứng minh điều ngược lại.
    Theo các tài liệu, trong giai đoạn từ 1941 đến 1945, ông ta đã chuyển khoảng 4.600 tài liệu về cho Moscow, trong số đó có các thông tin mật về các hội nghị hòa bình sau chiến tranh, các cuộc họp bàn về việc thành lập NATO, Liên hợp quốc hay OECD. Trong những năm 1950, ông ta là người cố vấn cho tình báo Liên Xô về việc tuyển mộ các điệp viên.
    Một kẻ đào tẩu của KGB thậm chí cho biết, vì là người đồng tính nên chính ông ta là người đã giúp tình báo Liên Xô lập kế hoạch tiến hành một chiến dịch dùng xu hướng tình dục đồng tính để buộc những người đồng tính nam phải chấp nhận làm việc cho Moscow.
    Burgess cung cấp cho phía Nga nhiều thông tin đến mức chính tình báo Nga lúc đầu còn nghi ngờ đó là một cái bẫy. Họ không tin rằng người Anh ngây thơ đến mức để cho một người vốn có quan điểm ủng hộ cộng sản như Burgess gia nhập cơ quan tình báo của mình.
    Năm 1951, Philby nhận thấy Maclean sắp bị phát hiện làm gián điệp nên đã thuyết phục Burgess về London để cảnh báo Maclean. Tuy nhiên, thay vì chỉ báo tin, ông ta lại sợ hãi nên đã bỏ trốn luôn tới Moscow cùng dù chưa từng bị nghi ngờ.
    Việc này đã khiến đường dây gián điệp Cambridge bị phanh phui. Không bạn bè, không biết tiếng Nga, lại còn là người đồng tính nên cuộc sống của Guy Burgess tại Liên Xô chìm trong rượu cho đến khi qua đời mà không một lần được trở về nước.
    theo Pháp luật Việt Nam


    Christopher Boyce – Từ điệp viên trở thành… kẻ cướp

    Quỳnh Nga |


    Christopher Boyce – Từ điệp viên trở thành… kẻ cướp

    Christopher Boyce cùng một người bạn thân từ trẻ từng bị kết tội bán những tài liệu tuyệt mật của chính phủ Mỹ cho Liên Xô trong suốt nhiều năm.

    Ngôi sao điện ảnh Đức là điệp viên của tình báo Xôviết Cuốn sách về những điệp viên đầu tiên của Israel Cái kết đắng của điệp viên hai mang
    Điều đáng chú ý là Boyce bắt đầu hoạt động cho Liên Xô vì động cơ tư tưởng xuất phát từ những mâu thuẫn về quan điểm với chính sách hiếu chiến của Mỹ, đặc biệt là trong cuộc chiến phi nghĩa tại Việt Nam. Sau khi bị bắt giữ và vượt ngục, Boyce lại tiếp tục nổi tiếng khắp nước Mỹ với vai trò là thủ phạm của hơn chục vụ cướp ngân hàng khác nhau…
    Christopher Boyce sinh ngày 16-2-1953 tại ngoại ô Los Angeles (California) trong gia đình một nhân viên Cục điều tra liên bang Mỹ (FBI), thật ngẫu nhiên cũng là một cơ quan đảm trách nhiệm vụ phản gián hàng đầu của Washington.
    Sau khi rời khỏi FBI, cha của Boyce chuyển sang phụ trách bộ phận an ninh tại tập đoàn hàng không vũ trụ McDonnell Douglas, chuyên về sản xuất các máy bay quân sự nổi tiếng như chiếc F-4 vào thời kỳ đó.
    Sau khi tốt nghiệp phổ thông, Boyce từng gia nhập tới ba trường đại học rồi lại bỏ dở giữa chừng.
    Người cha hết sức lo ngại đã phải gọi điện cho bạn cũ đang làm tại Công ty hàng không vũ trụ TRW Defense and Space Systems Group, một công ty tư nhân chuyên đảm nhiệm việc điều hành các vệ tinh gián điệp của Mỹ. Thế là ngay từ khi mới 21 tuổi, Boyce đã được TRW nhận làm thư ký.
    Nhờ có sự nâng đỡ của cha cũng như khả năng nhanh nhạy của bản thân, Boyce đã thăng tiến khá nhanh trong công việc. Chỉ vài tháng sau khi vào TRW, Boyce đã trở thành một trong những quan chức điều hành tại “Black Vault”, một bộ phận đặc biệt lưu trữ những thông điệp mã hóa tuyệt mật của tình báo Mỹ cùng với các chìa khóa giải mã chúng.
    Có cảm tưởng như vào thời điểm đó, Boyce dù còn rất trẻ nhưng đã có trong tay được mọi thứ: một công việc tại cơ quan uy tín, lương cao, đẹp trai, có tài năng và tương lai còn rất rộng mở… Nhưng số phận đã định hướng cuộc đời của Boyce theo một con đường hoàn toàn khác.
    Chuyển biến tư tưởng
    Thật ra ngay từ vài năm trước, nhận thức và tư tưởng của Boyce đã có những biến đổi lớn. Anh ta bắt đầu có thái độ bất mãn trước những chính sách của chính phủ Mỹ.
    Những tin tức về cuộc chiến đang sa lầy tại Việt Nam được phát trên tivi hàng ngày cùng với vụ bê bối Watergate đã khiến cho Boyce nảy sinh mối nghi ngờ về cái gọi là “tự do và dân chủ kiểu Mỹ” và cảm thấy như mình đang bị mất phương hướng. Đó cũng chính là tâm lý chung của đa số thanh niên Mỹ trong phong trào phản chiến vào thời kỳ những năm 1960-1970.
    Christopher Boyce – Từ điệp viên trở thành… kẻ cướp - Ảnh 1.
    Christopher Boyce khi bị bắt giữ.
    Cũng như nhiều người dân Mỹ khác, Boyce rất phẫn nộ trước sự can thiệp quân sự của Mỹ tại Việt Nam. Theo anh ta, chính phủ nước này đã tiến hành một cuộc chiến tuyệt vọng và vô nghĩa dẫn đến cái chết của hàng chục ngàn binh lính Mỹ chỉ để chống đỡ cho cái chính quyền tham nhũng mục nát tại miền Nam Việt Nam.
    Việc tiếp cận được với các tài liệu mật sau này còn giúp Boyce hiểu rõ hơn và cảm thấy ghê tởm trước vai trò của Mỹ trong cuộc đảo chính đẫm máu đối với chính quyền tổng thống Salvador Allende, một lãnh tụ được bầu một cách hoàn toàn dân chủ tại Chile.
    Boyce còn nắm bắt rất rõ về các dự án thu thập thông tin tình báo bí mật có tên Rylite và Argus, trong đó tập trung vào việc giám sát và chụp ảnh các căn cứ quân sự và bệ phóng tên lửa của Liên Xô và Trung Quốc.
    Theo đó, Mỹ đã ký một thỏa thuận với Australia để chia sẻ các thông tin mật về hoạt động của Liên Xô và Trung Quốc trong phạm vi xung quanh Australia. Boyce có được bằng chứng rõ ràng cho thấy, Washington đã không chia sẻ thông tin trong khuôn khổ các dự án trên với Austarlia.
    Lý do để Mỹ giữ lại những thông tin này, theo Boyce được biết, chính là do một chính phủ thân chủ nghĩa xã hội đang nắm quyền tại Australia và Mỹ không muốn làm bất cứ gì để hỗ trợ cho chính quyền này.
    Người đứng đầu chính phủ Australia khi đó là Gough Whitlam cũng không phải là nhân vật hợp gu với cộng đồng tình báo Mỹ. CIA còn lên kế hoạch cụ thể nhằm loại bỏ Thủ tướng Whitlam, sau khi ông này dự định cho đóng cửa các căn cứ quân sự của Mỹ tại Australia.
    Kế hoạch này đã được tiến hành với sự giúp đỡ của viên tướng John Kerr, kẻ được đánh giá trong tài liệu mật là “người bạn lớn của nước Mỹ”. CIA khi đó đang tìm mọi cách xâm nhập vào các liên đoàn lao động đầy quyền lực của Australia. Hoạt động này vẫn được tiếp tục ngay cả sau khi Whitlam bị đổ và chính phủ bảo thủ của Malcolm Fraser lên nắm quyền.
    Đây cũng là một lý do khiến Boyce cảm thấy bất bình trước chính sách hai mặt của chính quyền Mỹ đối với đồng minh. Dần dần trong nhận thức của Boyce, nguy cơ lớn nhất đối với hòa bình thế giới không phải là chủ nghĩa cộng sản như Washington vẫn tuyên truyền, mà trên thực tế lại chính là đất nước ruột thịt của anh ta.
    Quyết định hành động
    Cho dù rất bất bình với những chính sách của Mỹ, Boyce không hề gia nhập bất kỳ một nhóm hoạt động chống đối nào.
    Anh ta chọn một cách phản đối thầm lặng đồng thời lại có thêm thu nhập về tài chính: tìm cách hợp tác với đối thủ chính của Mỹ là Liên Xô để bán thông tin mật cho nước này. Để thực hiện được ý định của mình, Boyce quyết định nhờ đến người bạn thân từ nhỏ Daulton Lee.
    Christopher Boyce – Từ điệp viên trở thành… kẻ cướp - Ảnh 2.
    Daulton Lee.
    Cũng cần nói thêm, cho dù là một đôi bạn thân, nhưng nhiều sở thích và khả năng của Boyce và Lee lại có phần khác biệt khá nhiều.
    Nếu như Boyce học giỏi và khá nhanh nhẹn, thì Lee lại không thích thú đến chuyện sách vở, chỉ say mê những công việc kỹ xảo thủ công của một thợ mộc. Do có tính cách và sở thích có phần hướng nội, anh ta luôn cảm thấy lạc lõng với những người xung quanh và cuối cùng phải tìm đến cần sa và cocain làm chỗ dựa cho cuộc sống.
    Dần dần, Lee còn tham gia vào việc buôn bán ma túy và còn có biệt danh “Người tuyết – Snowman” trong giới mua bán và sử dụng ma túy. Boyce bàn với Lee về việc bán các thông tin mật khai thác từ Black Vault.
    Theo đó, Lee sẽ đóng vai trò một người liên lạc qua việc tiếp cận với một đại sứ quán của Liên Xô ở nước ngoài. Lee cũng nhìn thấy ở đây một cơ hội kiếm tiền dễ dàng hơn buôn ma túy và đồng ý ngay.
    Đầu tháng 4-1975, Daulton Lee xuất hiện tại Đại sứ quán Liên Xô ở Mexico City. Anh ta yêu cầu được gặp một quan chức quan trọng và tiết lộ đang có trong tay thông tin về các vệ tinh gián điệp mà người Nga quan tâm. Lee được giới thiệu sang gặp một nhân viên tình báo có tên Vasily Okana.
    Sau khi kể mọi chuyện về Boyce, Lee trao cho Okana một phong bì, trong đó có một chiếc thẻ máy tính cùng với tờ giấy có dòng chữ: “Kèm trong phong bì này là một tấm thẻ máy tính lấy từ hệ thống mã hóa của NSA. Nếu muốn hợp tác, hãy báo cho người đưa tin”.
    Ngoài những tấm thẻ chương trình máy tính, phong bì còn có một băng giấy đã được dùng trong các máy mật mã KG-13 và KW-7 của Mỹ. Sau khi kiểm tra những tài liệu này, Okana trao cho Lee một phong bì chứa 250 đô la và thông báo đồng ý hợp tác với Lee cùng với người bạn của anh ta. Ban đầu, Lee được qui định tên liên lạc là “Luis” và Boyce cũng có mật danh là “Falcon” (Chim cắt).
    Về phần mình, Christopher Boyce vẫn tiếp tục thu thập thông tin mật cho tình báo Xôviết nhờ một chiếc máy ảnh nhỏ hiệu Minox. Anh ta thường giấu tài liệu vào trong túi xách.
    Tuy không phải hoạt động với mục đích chính là tiền, trong gần hai năm cộng tác với tình báo Xôviết, Boyce đã kiếm được 20 ngàn đôla. Sau khi phía Liên Xô bày tỏ nguyện vọng muốn gặp trực tiếp người đã cung cấp thông tin cho họ, Boyce cùng với Lee còn có một chuyến đi Mexico với tư cách hai nhà du lịch thông thường.
    Từ những năm 1960, CIA thường sử dụng các vệ tinh quân sự để liên lạc với các điệp viên của họ. Dần dần, công nghệ này đã trở nên lỗi thời. Các điệp viên chỉ có thể sử dụng hệ thống nếu chúng nằm trong phạm vi phủ sóng của vệ tinh, trong khi các cơ quan tình báo nước ngoài có thể nghe trộm được.
    Đến đầu những năm 70, CIA đề xuất việc phát triển một vệ tinh có khả năng liên lạc thuận tiện trên toàn thế giới với các điệp viên. Một vài công ty hàng không vũ trụ hàng đầu đã được yêu cầu nghiên cứu và tham gia công trình này. Đây chính là nguyên nhân ra đời của dự án chế tạo vệ tinh tuyệt mật của CIA có tên “Pyramider”.
    TRW đã giành được hợp đồng thiết kế của dự án Pyramider vào năm 1973. Kết quả là họ đã cho ra đời một vệ tinh lớn có hình dạng giống chiếc ô đang bay. Tất nhiên là những bức ảnh và thông tin cực kỳ quí giá về dự án Pyramider đã nhanh chóng được Boyce sao chép và tìm cách chuyển ngay đến tay các điệp viên Xôviết.
    Bại lộ
    Hoạt động hợp tác của cặp Boyce-Lee với tình báo Xôviết diễn ra rất suôn sẻ cho tới năm 1977. Vào đầu năm đó, Lee bị cảnh sát Mexico bắt giữ ngay gần khu vực lãnh sự quán Liên Xô vì bị nghi ngờ là tội phạm.
    Khi đó, Lee trong lúc giả dạng một khách du lịch đang tản bộ đến gần đại sứ quán Liên Xô, đã lén vứt một mảnh giấy vào phía trong cổng trước khi cảnh sát Mexico ập tới. Họ nghi ngờ anh ta là thành viên một nhóm khủng bố chống chính phủ có âm mưu mờ ám. Ban đầu, Lee chỉ thừa nhận mình là khách du lịch thông thường đi ngang qua.
    Christopher Boyce – Từ điệp viên trở thành… kẻ cướp - Ảnh 3.
    Cuốn sách “American Sons: The Untold Story of the Falcon and the Snowman”.
    Kết quả khám người đã khiến cảnh sát Mexico phát hiện cuộn phim chụp có dấu tuyệt mật và họ đã giao cho phía Mỹ kiểm tra. Nhà chức trách còn phát hiện trong người Lee có tấm bưu thiếp chụp một giao lộ nơi có một viên cảnh sát Mexico vừa bị giết hại. Lee bị nghi ngờ là tên giết người và bị tra tấn suốt mấy ngày liền.
    Khi không chịu nổi, Lee bèn bịa ra một câu chuyện khác: anh ta và người bạn là Christopher Boyce đang làm việc cho CIA, họ đang có nhiệm vụ cung cấp thông tin giả cho phía Liên Xô. Cuối cùng, các nhân viên FBI cũng được cử đến để xác minh thực chất của con người Lee.
    Sau khi liên hệ với CIA, Lầu Năm Góc và cả Nhà Trắng, FBI đã hiểu được vấn đề. Lee bị dẫn độ về Mỹ ngay sau đó. Boyce sau đó cũng bị bắt vào tháng giêng năm 1977. Sau vài ngày quanh co giấu diếm, anh ta đã đồng ý thú nhận tất cả. Boyce khai báo tỉ mỉ mọi thứ về hoạt động gián điệp của mình, về việc bán các thông tin bí mật cho người Nga.
    Điệp viên thành… tướng cướp
    Phiên tòa xét xử Boyce và Lee đã diễn ra suốt 5 tháng. Sở dĩ như vậy là do mật vụ Mỹ lo ngại quá trình điều tra sẽ buộc họ phải tiết lộ nhiều thông tin nhạy cảm. Vì nhiều lý do, đôi bạn này đã bị tách ra để xét xử riêng. Kết quả là Boyce phải nhận bản án 40 năm tù. Còn Lee lại phải chịu án chung thân do đã có nhiều tiền án trước đây liên quan đến buôn bán ma túy.
    Đến ngày 21-1-1980, Christopher Boyce đã leo qua hàng rào nhà tù và tẩu thoát. Trong thời gian lẩn trốn, Boyce đã cặp kè cùng với người đàn bà có tên Gloria Ann White và kịp cùng với nhân vật này tổ chức… 16 vụ cướp nhà băng.
    Boyce có ý định kiếm nhiều tiền để mua máy bay, học lái, sau đó bay tới Alaska để tìm cách hạ cánh xuống một hòn đảo nào đó thuộc Liên Xô.
    Tuy nhiên anh ta đã không kịp thực hiện ý định này khi bị bắt lại sau 19 tháng sống tự do, bị xử thêm một số tội danh như vượt ngục, cướp nhà băng và sở hữu vũ khí trái phép. Tù nhân đặc biệt này được chuyển đến nhà tù Marion nổi tiếng là chắc chắn và an toàn nhất nước Mỹ.
      Trong tù, Boyce đã nhận tham gia một buổi trả lời phỏng vấn truyền hình trong chương trình “60 Minutes” của Australia, trong đó anh ta vẫn lên án chính sách hiếu chiến của chính phủ Mỹ và cho biết không hề hối hận vì bán thông tin mật cho Liên Xô.
      Boyce được chính thức trả tự do vào ngày 16-9-2002 sau hơn 25 năm ngồi tù. Còn người bạn Lee đã được phóng thích trước thời hạn vào năm 1998.
      Câu chuyện về cặp bạn thân này được phía Mỹ tìm hiểu khá kỹ, viết thành sách và sau đó còn được chuyển thể lên màn ảnh với bộ phim “The Falcon and the Snowman” (Chim Ưng và Người Tuyết).
      Năm 2013, Boyce tự mình xuất bản cuốn sách với tựa đề “American Sons: The Untold Story of the Falcon and the Snowman” (Những người con trai của nước Mỹ: Chuyện chưa kể về Chim ưng và Người tuyết) kể về cuộc đời sóng gió của mình.
      Trong khi trả lời phỏng vấn về cuốn sách, Boyce đã công khai ủng hộ cho hành động của “người thổi còi” Edward Snowden về việc tiết lộ thông tin về các chương trình do thám của Mỹ.
      theo An ninh Thế giới


      CIA và dự án trục vớt tàu ngầm Liên Xô

      Trang Thuần |


      CIA và dự án trục vớt tàu ngầm Liên Xô
      Glomar Explorer, con tàu đóng vai trò chính trong Dự án Azorian.

      Đầu tháng 8-1974, mặc dù có những rủi ro chính trị, quân sự và tình báo đáng kinh ngạc và sau 6 năm chuẩn bị bí mật, Cục Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) bắt đầu nỗ lực trục vớt tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo K-129 của Liên Xô bị chìm dưới đáy biển Bắc Thái Bình Dương dưới biệt danh “Dự án Azorian”.

      Sáng tỏ vụ “giăng bẫy hụt” tàu ngầm Liên Xô của Hải quân Canada Mỹ đau đầu với tàu ngầm chở ma túy
      Nỗ lực táo bạo được thực hiện dưới vỏ bọc hoạt động khai thác dưới đáy biển được tài trợ bởi tỷ phú Howard Hughes.
      Dự án Azorian được đánh giá là nỗ lực kỹ thuật đại dương đầy tham vọng nhất mà con người cố gắng thực hiện. Nó có thể được so sánh với cuộc đổ bộ Mặt Trăng năm 1969 về mức độ thành tựu công nghệ.
      Sau vụ tai nạn tàu ngầm tên lửa Liên Xô - trong đó có ngư lôi và tên lửa vũ trang hạt nhân cũng như thiết bị mật mã - bị đắm vào tháng 3-1968, các cơ quan tình báo Mỹ đã có thể xác định vị trí chính xác và phát triển phương tiện nâng tàu ngầm từ độ sâu khoảng 5km.
      Cuốn sách “Project Azorian: The Raising of the K-129” - phát hành vào cuối năm 2009 với một phần ba tài liệu bị kiểm duyệt – là câu chuyện chưa được kể về Dự án Azorian của CIA cuối cùng đã được tiết lộ sau nhiều thập niên chìm sâu trong bí mật. Mặc dù các cuốn sách khác đã được xuất bản về dự án bí mật này, nhưng không có cuốn sách nào dựa trên các cuộc phỏng vấn với những người tham gia hoặc trên các tài liệu chính phủ được phân loại.
      Hai tác giả Norman Polmar và Michael White thực hiện hàng loạt cuộc phỏng vấn những người đàn ông trên tàu Glomar Explorer và USS Halibut (chiếc tàu ngầm Mỹ tìm thấy chiếc tàu ngầm bị chìm K-129), các sĩ quan tình báo hải quân Mỹ kể cả chỉ huy sư đoàn tàu ngầm Liên Xô. Hai tác giả cũng có quyền truy cập vào nhật ký của Glomar Explorer và các tài liệu khác từ nguồn của Mỹ và Liên Xô.
      Phát triển “Dự án Azorian”
      Tại một góc trong cuộc triển lãm của Bảo tàng Điệp viên Quốc tế mới vừa diễn ra ở Washington D.C., khách tham quan sẽ nhìn thấy một bảng điều khiển tàu ngầm, một bộ tóc giả có mái xù, bản in chi tiết và một miếng mangan được trưng bày. Chúng nằm trong số các di tích của một nhiệm vụ gián điệp rất táo bạo thời Chiến tranh Lạnh.
      Nhiệm vụ có tên mã là “Dự án Azorian” liên quan đến CIA với nhiệm vụ xây dựng một con tàu dài 183 mét để trục vớt một chiếc tàu ngầm Liên Xô nặng 1.750 tấn, dài 40 mét đang nằm sâu gần 5km dưới đáy đại dương.
      Nhiệm vụ tuyệt mật bắt đầu từ năm 1968 khi tàu ngầm tên lửa đạn đạo K-129 của Liên Xô bị mất tích một cách bí ẩn ở đâu đó trên Thái Bình Dương. Trong thời kỳ Khủng hoảng tên lửa hậu Cuba này, cả tàu ngầm Mỹ và Liên Xô đều rình mò trên biển khơi với vũ khí hạt nhân trên tàu, chuẩn bị cho cuộc chiến tiềm tàng có thể nổ ra vào bất cứ lúc nào.
      Một số báo cáo chỉ ra rằng vụ chìm tàu do lỗi cơ học ví dụ như hệ thống đánh lửa động cơ tên lửa bị trục trặc, trong khi phía Liên Xô nghi ngờ người Mỹ phá hoại ngầm.
      CIA và dự án trục vớt tàu ngầm Liên Xô - Ảnh 1.
      Sơ đồ kế hoạch trục vớt tàu ngầm K-129 trong Dự án Azorian được trưng bày tại Bảo tàng Điệp viên Quốc tế.
      Sau 2 tháng, Liên Xô từ bỏ việc tìm kiếm K-129 cũng như số vũ khí hạt nhân trên tàu. Nhưng Mỹ xác định chính xác K-129 chìm sâu khoảng 5km dưới mặt nước và cách Hawai 2.400 ki lô mét về phía Tây bắc.
      Theo tài liệu giải mật về dự án của CIA, “không có quốc gia nào trên thế giới thành công trong việc nâng một vật thể có kích thước và trọng lượng này từ độ sâu như thế”. Do đó, cộng đồng tình báo Mỹ hết sức cân nhắc về tỷ lệ chi phí so với phần thưởng của một công việc tốn kém và rủi ro như vậy ngay cả khi tàu ngầm hứa hẹn tiết lộ cả một kho thông tin cực kỳ quý giá về mặt quân sự.
      Theo giám đốc bảo tàng Vince Houghton, giá trị của K-129 không chỉ xuất phát từ những tài liệu mật mã và đầu đạn hạt nhân trên tàu mà còn có cơ hội hiểu được quy trình sản xuất đàng sau các tàu ngầm Liên Xô.
      Nếu giới quân sự Mỹ biết được thông tin về các hệ thống sonar của K-129 hoạt động như thế nào, hoặc các cơ chế giúp tàu ngầm giữ im lặng dưới nước, họ có thể cải thiện khả năng phát hiện ra chúng.
      Năm 1967, Liên Xô đã xây dựng được một kho vũ khí hạt nhân đủ lớn để cạnh tranh sức mạnh quân sự răn đe với Mỹ. Do đó, người Mỹ khao khát có được lợi thế cạnh tranh mà K-129 có thể mang lại.
      CIA và dự án trục vớt tàu ngầm Liên Xô - Ảnh 2.
      Tàu ngầm K-129 của Liên Xô.
      Giới chức CIA đề xuất một số phương án nghe có vẻ không khả thi để trục vớt tàu ngầm Liên Xô. Một đề nghị liên quan đến việc tạo ra đủ khí gas dưới đáy đại dương để làm nổi chiếc tàu ngầm lên mặt nước. Ngoài ra, CIA còn đưa ra ý tưởng một “móng vuốt” khổng lồ bằng thép sẽ nắm và kéo K-129 vào bụng của một con tàu khổng lồ.
      Ban đầu, CIA tự hào Dự án Azorian có khoảng 10% cơ hội thành công. Thế nhưng về mặt luật pháp, chính phủ Mỹ lo ngại dự án có thể bị ghép tội danh vi phạm bản quyền nếu Liên Xô phát hiện kế hoạch trục vớt tàu ngầm bất hợp pháp.
      Muốn vượt qua căng thẳng ngoại giao đồng thời thu thập được kho thông tin quý giá lượm lặt từ bí mật của K-129, CIA phải bịa ra một câu chuyện với sự giúp đỡ của tỷ phú bí ẩn Howard Hughes.
      Sự đóng góp của một tỷ phú
      Ông trùm hàng không Mỹ đồng ý kế hoạch chế tạo con tàu dài 618 feet đặt tên là Hughes Glomar Explorer, được quảng cáo rầm rộ là tàu nghiên cứu khai thác dưới biển sâu. Năm 1972, một buổi lễ ra mắt con tàu diễn ra một cách rầm rộ với rượu sâm banh và sự tham gia của giới truyền thông.
      Khi con tàu lần đầu tiên đi từ Pennsylvania đến vùng biển gần Bermuda để thử nghiệm vào năm 1973, tờ Los Angeles đã ghi nhận dịp này, mô tả con tàu “bị che khuất trong bí mật”. Trong khi đó, thông tin chi tiết về điểm đến cũng như nhiệm vụ của chiếc tàu Glomar Explorer không được tiết lộ.
      Tiếp theo, Glomar Explorer hướng đến Thái Bình Dương quanh Nam Mỹ vì nó quá lớn để có thể đi qua Kênh đào Panama. Cuối cùng, Glomar Explorer đến cảng Long Beach bang California và chuyển lên tàu hơn 20 xe tải đầy đủ thiết bị (bao gồm phòng tối, hệ thống xử lý giấy và chất thải hạt nhân) để phân tích những bí ẩn chứa bên trong K-129.
      Trong khi đó, một đội đặc nhiệm phụ trách xây dựng “móng vuốt” (biệt danh là “Clementine” và chính thức được biết đến với cái tên là “phương tiện bắt giữ”) trong một chiếc sà lan khổng lồ đặc biệt có tên HMB-1 ở Redwood City bang California.
      CIA và dự án trục vớt tàu ngầm Liên Xô - Ảnh 3.
      Chiếc sà lan HMB-1 nặng 51.000 tấn bên dưới Cầu Golden Gate.
      Vào mùa hè năm 1974, HMB-1 âm thầm lặn xuống biển và cặp vào bên dưới bụng Glomar Explorer ngoài khơi đảo Catalina miền nam California để chuyển giao “móng vuốt” thép. Sau đó, HMB-1 tách ra và trở về Redwood City.
      Việc chuyển giao “móng vuốt” diễn ra trong bí mật tuyệt đối. Trong khoảng thời gian này, Glomar Explorer - với sự chấp thuận của Tổng thống Richard Nixon - lên đường đến nơi K-129 “nghỉ ngơi”.
      Đến thời điểm này, Chiến tranh Lạnh đã đạt đến đỉnh điểm và vẫn có 2 tàu Liên Xô riêng biệt (chứa đầy thiết bị tình báo) theo dõi chặt chẽ chiếc “tàu thăm dò biển sâu” vì nghi ngờ nó hoạt động nhằm mục đích trục vớt tàu ngầm K-129. Nhưng nhiệm vụ của CIA vẫn tiếp tục mà không hề bị phát hiện. Chiếc tàu ngầm K-129 cuối cùng đã nằm trong tầm tay của “Clementine”.
      Triển khai kế hoạch
      Sau khoảng một tuần tiến triển chậm, Dự án Azorian cuối cùng đã hoàn thành việc nâng K-129, nhưng đó mới chỉ một phần. Theo “Project AZORIAN: CIA and Raising of K-129” - cuốn sách đồng tác giả của nhà sử học hải quân Norman Polmar và đạo diễn phim tài liệu Michael White; vào khoảng giữa quá trình, một vài cánh tay “Clemantine” túm lấy chiếc tàu ngầm bị gãy khiến cho một phần lớn thân tàu K-129 rơi trở lại đáy đại dương.
      Trong khi các báo cáo trên phương tiện truyền thông và sách lịch sử nói chung cho rằng các thành phần đáng mong đợi hơn của tàu ngầm - như phòng mật mã - bị chìm dưới nước cho nên giám đốc bảo tàng Vince Houghton đặt ra mối hoài nghi về các chi tiết thất bại có thể khiến dự án phải bị hủy bỏ.
      Tuy nhiên, Glomar Explorer đã vớt được 6 thi thể thủy thủ K-129 rồi tổ chức lễ tang theo nghi thức quân đội (được CIA quay phim và trao cho Nga gần 20 năm sau) ngay trên biển.
      CIA và dự án trục vớt tàu ngầm Liên Xô - Ảnh 4.
      Bộ tóc giả mà phó giám đốc CIA Vernon Walters thường dùng để ngụy trang khi đến thăm chiếc tàu Glomar Explorer.
      Thật trùng hợp, việc cứu vớt thi thể này cũng dẫn đến phát hiện một số mẫu mangan từ đáy biển, vật liệu mà Glomar Explorer cố sức nghiên cứu. James Schlesinger, Bộ trưởng Quốc phòng của tổng thống Gerald Ford, phát biểu trong một cuộc họp tại Nhà Trắng: “Chiến dịch là một điều kỳ diệu”.
      Vào đầu năm 1975, câu chuyện Dự án Azorian được đăng tải trên trang nhất tờ Los Angeles và phát sóng trên đài truyền hình quốc gia Mỹ.
      Thực ra Seymour Hersh, phóng viên nổi tiếng của New York Times, đã âm thầm theo dõi dự án từ đầu năm 1973 nhưng không công bố câu chuyện do tôn trọng yêu cầu giữ bí mật từ giám đốc CIA William Colby. Sự tiết lộ về Dự án Azorian đã gây lo lắng cho Liên Xô.
      Tình huống khó xử
      Giới chức CIA cũng phải đối mặt với một tình huống khó xử về ngoại giao vào mùa xuân năm 1975. Trước sức ép từ đại sứ Liên Xô tại Mỹ và Đạo luật Tự do Thông tin (FOIA) từ các nhà báo, CIA muốn tránh trực tiếp thừa nhận rằng họ đã đánh cắp trái phép một chiếc tàu ngầm bất chấp sự cảnh giác của Liên Xô, nhưng vẫn có nghĩa vụ phải trả lời bằng cách nào đó.
      Houghton kể: “Dĩ nhiên, chính phủ Mỹ không muốn làm xấu mặt Liên Xô chủ yếu vì nếu làm như thế thì chẳng khác nào Washington thực sự đẩy mối quan hệ ngoại giao giữa hai quốc gia vào ngõ cụt.
        Nói cách khác, lãnh đạo Liên Xô sẽ đáp trả lại thông qua các biện pháp trừng phạt hoặc tấn công lãnh thổ Mỹ”.
        Trong nỗ lực thực hiện biện pháp thắt chặt ngoại giao này đồng thời tuân thủ các yêu cầu của FOIA, CIA đã không chính thức lên tiếng phủ nhận hay xác nhận.
        Nhà sử học M. Todd Bennett bình luận rằng vụ việc về Dự án Azorian đã dẫn đến một “cuộc chiến tình báo” căng thẳng giữa Liên Xô và Mỹ với những đòn ăn miếng trả miếng hết sức gay cấn.
        Vince Houghton cho biết 45 năm sau khi Glomar Explorer trục vớt được một phần của K-129 từ đáy đại dương, Dự án Azorian vẫn là “huyền thoại bên trong cộng đồng tình báo”. Vince Houghton cũng hài hước đánh giá về Dự án Azorian rằng nó “hết sức táo bạo, đầy tham vọng và nó gần như được đảm bảo chắc chắn… sẽ thất bại”.
        theo An ninh Thế giới

        Không có nhận xét nào:

        Đăng nhận xét