KIẾP GIANG HỒ 176/d
(ĐC sưu tầm trên NET)
[P7] TRÙM GIANG HỒ ĐÁNG ĐAO TIẾT LỘ TRÒ ĂN CHƠI THÁC LOẠN SÀI GÒN KHÔNG AI NGỜ ĐƯỢC | PHONG BỤI
Sinh ra trong một gia đình lao động nghèo, Lâm Gia Cường chỉ được học hết tiểu học vì điều kiện kinh tế không cho phép cậu theo đuổi con đương học vấn. Dù còn rất nhỏ nhưng Gia Cường đã phải làm việc tại một xưởng giày để phụ giúp bố mẹ. Trong môi trường này, cậu nhanh chóng nhiễm những “thói hư tật xấu” của đám bạn đường phố.
Lớn hơn một chút, được sự dẫn dắt của một người hàng xóm, cậu chính thức bước chân vào đời sống giang hồ khi trở thành một thành viên của tổ chức xã hội đen khét tiếng Đài Đông khi chỉ mới bước qua tuổi 18.
Kể từ đó, Gia Cường sống bằng “nghề” cờ bạc và đòi nợ thuê. Sử dụng gươm, dao, súng, gậy và nắm đấm đã trở thành những kỹ năng đặc biệt của anh. Mặc dù gia đình lo lắng rất nhiều cho con trai mình nhưng anh luôn tỏ ra bất cần và dần dần là một tay anh chị cộm cán nhất khu vực
33 tuổi, Lâm Gia Cường trở thành con nghiện ma túy nặng. “Khi đã dùng ma túy, tôi rất khó dứt khỏi nó. Từng trải qua nhiều đợt cai nghiện nhưng tôi đã không thể làm được. Điều ghê gớm nhất phải chịu đựng là cảm giác như hàng trăm ngàn con kiến động đậy và cắn trong xương. Tôi không thể làm gì với sự ngứa ngáy và đau đớn khôn cùng. Nhiều lúc không thể chịu nổi, tôi đã tự đập đầu vào tường và cuối cùng lại tìm tới ma túy để giải thoát cho mình khỏi nỗi đau đớn này”, anh tâm sự.
Và để thỏa mãn nhu cầu, Gia Cường đã chuyển hướng sang buôn bán ma túy, vừa phục vụ mình vừa kiếm tiền.
Năm 1992, với số lượng lớn ma túy bị cảnh sát bắt giữ trong một lần giao dịch, Lâm Gia Cường phải nhận mức án tù chung thân.
Đi tù nhưng bản tính côn đồ vẫn không hề thay đổi khiến anh bị liệt vào hàng phạm nhân cực kỳ nguy hiểm. Mặc dù việc dùng rượu và ma túy là bị cấm, Lâm vẫn ngang nhiên sử dụng và còn đánh bạc cũng như dùng bạo lực với các tù nhân khác.
Những ngày tháng cứ thế trôi qua, đã sống trong tù 12 năm, một ngày chứng kiến cái chết trong cô đơn của một tù nhân cũng có mức án chung thân như mình, Lâm Gia Cường bắt đầu nhìn lại bản thân và tự hỏi, “Phải chăng đời ta sẽ mãi như thế này cho đến cuối đời?” Anh không biết làm sao có thể ra khỏi vũng bùn và tạo một con đường mới cho mình.
Ngẩng cao đầu ngày trở về
Một ngày kia vào năm 2003, các viên chức nhà tù thông báo với các tù nhân rằng các học viên Pháp Luân Công sẽ đến dạy môn tập, và bất kỳ ai muốn học đều có thể ghi danh. Đây là một môn thực hành kết hợp các bài tập thiền định và khí công dựa trên một triết lý đạo đức tập trung vào các nguyên lý Chân - Thiện - Nhẫn.
“Khi vừa nghe điều này, tôi đi ghi tên ngay. Tôi là người đầu tiên. Từ đó, mỗi tuần thời gian sung sướng nhất của tôi là ngày được gặp các học viên dạy bộ môn này”.
Từ đó, anh nhận ra nhiều giá trị tốt đẹp của cuộc sống và vô cùng hối hận với những sai lầm trong quá khứ. Với ý chí phục thiện cháy bỏng, Gia Cường dần dần trở thành một con người khác. “Tôi cảm thấy mình đã thay đổi, biết điều gì nên làm và không nên làm, trong lời nói và hành động”.
Một lần, Lâm Gia Cường có sự va chạm với một tù nhân khác liên quan đến cờ bạc. Người tù nhân đó đấm anh một cái. Và trước sự kinh ngạc của các lính canh và phạm nhân, đáp lại cú đánh trời giáng ấy, anh Lâm từ tốn ngồi xuống nói chuyện với kẻ vừa đánh mình. Anh cũng khuyên các bạn tù đoạn tuyệt con đường tội lỗi, quay trở lại làm người lương thiện.
Với những nỗ lực cải tạo không mệt mỏi, anh được bảo lãnh tại ngoại. Sau khi được tự do, Gia Cường thường đến các trung tâm cai nghiện ma túy của Đài Bắc, kể lại trải nghiệm của chính bản thân mình và giúp đỡ những người giống anh trước đây.
Quay về bên gia đình, hiện tại anh có một công việc chân chính, là quản lý dịch vụ vận chuyển tại sân bay. Lúc này, anh mới thực sự được sống theo đúng nghĩa chứ không phải chỉ là tồn tại như trước đây.
Theo Huyền Anh (Theo Clearwisdom, English Rainbow) (Dân Việt)
Ewa Malanda sinh ngày 16/7/1984 tại Koszalin, Ba Lan. Khi Ewa vẫn còn là bào thai trong bụng mẹ, bố của Ewa, vốn là một tay giang hồ máu mặt, đã bị bắt giữ với tội danh giết người. Vì vậy, 3 năm đầu đời của cô bé Ewa dành cho những cuộc trốn chạy, mẹ cô lo sợ tính mạng của bản thân và con gái sẽ gặp nguy hiểm bởi kẻ thù của bố cô đe dọa rằng sẽ không để gia đình cô yên.
Khi Ewa vừa bước qua tuổi thứ 3, mẹ đã đưa cô rời khỏi Ba Lan và hướng về phía tây thủ đô Berlin (Đức) với dự định xin tị nạn ở Mỹ. Tuy nhiên, trong thời gian chờ đợi tại Đức, người mẹ lại bị kết án về hành vi trộm cắp nên quyết định cấp thị thực nhập cảnh cho mẹ con Ewa vào Mỹ đã bị hủy.
Kể từ đó, Ewa phải sống và lớn lên trong một trại tị nạn. Thời gian ngắn sau đó, mẹ Ewa yêu 1 người đàn ông Đức rồi làm đám cưới. Cô có thêm 2 người em cùng mẹ khác cha. Tuy nhiên, cuộc sống của gia đình cô gặp rất nhiều khó khăn.
Ewa làm nhân viên chạy bàn cho 1 quán rượu - nơi thường xuyên xuất hiện đám gái mại dâm địa phương.
Năm 16 tuổi, Ewa làm nhân viên pha chế tại một quán bar trong khi đang tham gia khóa học để trở thành một nhà vật lý trị liệu.
Đây cũng là nơi tụ tập thường xuyên của những cô gái bán dâm ở Kiel. Ngày ngày, chứng kiến từng tốp ăn mặc sang trọng, tiền tiêu như nước khiến cô bé Ewa ngây thơ vô cùng ngưỡng mộ. Lại nghĩ đến cảnh nghèo túng của gia đình, và thế là, năm 2003, bước vào tuổi 19, Ewa đã bỏ học và chuyển đến phố đèn đỏ Bahnhofsviertel ở thành phố Frankfurt bắt đầu cuộc đời của một gái bán hoa.
Tại nhà chứa, Ewa được giới thiệu với khách là “Ania”, gái Ba Lan. Ở đó, cô có thể kiếm được 20-30 ngàn Euro mỗi tháng.
Bạo lực là chuyện thường ngày mà những cô gái như Ewa phải làm quen. Dần dần, cô tìm đến ma túy như một sự cứu rỗi, giúp cô có những phút giây chìm đắm trong ảo giác, vượt qua thực tại phũ phàng. Cứ thế, Ewa trở thành con nghiện ma túy nặng. “Một thời gian, ma túy hủy hoại cơ thể tôi tệ hại đến mức, không khách làng chơi nào thèm gần gũi”, Ewa nhớ lại những ngày đen tối.
Nghệ sĩ rap tài năng
Những ngày giam mình trong phòng, Ewa ngồi ngẫm nghĩ về cuộc đời mình và thấy chán nản tột cùng. Cô không chấp nhận nó kết thúc vô nghĩa như vậy. Cuối cùng, Ewa đi đến quyết định quan trọng nhất trong đời: Từ bỏ nghề mại dâm và làm lại từ đầu.
Cơ hội cho cô đã đến khi tình cờ gặp một nhà sản xuất âm nhạc. Người này đã bị ấn tượng bởi giọng hát của cô và đồng ý giúp cô can đảm thực hiện giấc mơ đổi đời, trở thành một nghệ sĩ của dòng nhạc rap.
Video âm nhạc đầu tiên của cô, "Schwatza" (Small Talker) đã nhận được hơn 6 triệu lượt xem trên YouTube. Các ca khúc sau đó cũng thu hút sự quan tâm rất lớn của công chúng. Một phần vì lý do, cô không che giấu quá khứ trong lời các ca khúc. “Tôi đã ngụp lặn trong cuộc đời gái làng chơi và các ca khúc là một cách giúp tôi hồi tượng lại những gì mình đã trải qua, trong cuộc sống của một gái mại dâm”.
Tháng 1/2015, Ewa tạo cú sốc khi xuất bản album “Kurwa” (tiếng Ba Lan: “Gái bán hoa”) đạt vị trí thứ 11 trong bảng xếp hạng album Đức, nhiều bài hát trong đó đứng đầu các bảng xếp hạng “Các ca khúc rap được yêu thích nhất” tại châu Âu.
Theo Huyền Anh (Theo Revolvy, Wikipedia) (Dân Việt)
Những năm 1990, dư luận Canada dậy sóng bởi một vụ án chấn động cả nước. Một cặp vợ chồng đã tra tấn và xâm hại tình dục hàng loạt nữ sinh trước khi giết hại họ.
Người vợ đó là Karla Homolka. Cô sinh ngày 4/5/1970 ở cảng Port Credit, Ontario, Canada, trong gia đình có 3 anh chị em và sống với nhau rất hòa thuận. Ngay từ nhỏ cô bé Karla có nhiều sở thích riêng, đặc biệt là niềm yêu thích động vật.
Cuộc gặp gỡ định mệnh của đời cô đến vào năm 17 tuổi, khi Karla tham dự một hội nghị về thú nuôi ở Toronto. Tại đây, cô gặp chàng trai Paul Bernardo hơn mình 6 tuổi. Hai người nhanh chóng trúng tiếng sét ái tình và quyết định đi tới hôn nhân sau một thời gian dài yêu nhau.
Karla yêu Paul đến mù quáng và có thể làm bất cứ điều gì để giữ tình yêu của chồng mình.
Tuy nhiên, trước khi gặp và kết hôn với Paul, Karla đã từng có người yêu và từng quan hệ với người đó. Việc vợ không còn là một cô gái trinh khiến Paul luôn cảm thấy không hài lòng. Biết được điều đó, Karla nghĩ đến việc bù đắp cho Paul, để anh ta không vì thế mà chán cô. Và trinh tiết của Tammy Homolka (1975), cô em gái trẻ trung, xinh đẹp chính là món quà Karla muốn dành tặng chồng để “chuộc lỗi”.
Tuy nhiên, Karla đã gặp sai lầm trong việc sử dụng thuốc mê khiến Tammy Homolka tử vong.
Mọi chuyện sau đó đã được bưng bít nhưng với suy nghĩ tìm món quà thay thế cho chồng mình, Karla tiếp tục tìm những “con mồi” khác.
Mối quan hệ của họ gắn liền với tình dục. Karla chấp nhận sự lệch lạc trong lối sống của Paul, thậm chí còn chiều theo Paul. Tình yêu mù quáng của với Paul đã khiến rất nhiều lần Karla tiếp tay cho chồng thực hiện hành vi xâm hại tình dục các cô gái trẻ khác, 2 trong số này sau đó đã bị giết.
Giữa tháng 2/1993, Paul bị bắt vì tội hiếp dâm và giết người. Karla cũng vì thế mà sa lưới. Trong quá trình điều tra, Homolka đã hợp tác với cơ quan điều tra và khai rằng thường xuyên bị lạm dụng và trở thành đồng lõa tiếp tay cho chồng thỏa mãn thú vui bệnh hoạn.
Cuối cùng, Karla Homolka bị kết án 12 năm tù, còn chồng là Paul Bernardo phải nhận mức án tù chung thân vì giết hại 3 người và xâm hại hàng chục người khác.
Chỉ vì tình yêu mù quáng với người chồng thú tính, Karla Homolka đã tự đánh mất đi tương lai của mình. Ở trong tù, mỗi ngày cô dành nhiều giờ để suy nghĩ về những gì đã qua và thấy sợ hãi chính con người mình. Chưa bao giờ cô hối hận những gì mình đã làm nhiều như lúc này.
Homolka được tự do vào năm 2005 nhưng vẫn đau đáu nỗi niềm khó nói. Trước pháp luật, người phụ nữ này đã trả án xong nhưng với xã hội, với những nạn nhân vô tội ngày trước, món nợ này vẫn còn quá lớn.
Ra tù, Homolka kết hôn với Thierry Bordelais, anh trai của luật sư bào chữa cho cô ngày trước. 2 vợ chồng sau đó đã định cư ở nơi khác, rời xa mảnh đất ghi dấu ấn đen tối trong cuộc đời cô và đổi tên thành Leanne Bordelais. Họ có với nhau 3 người con, 2 trai, 1 gái.
Tại đây, Homolka trở thành tình nguyện viên trong trường học của con mình là trường Cơ đốc Greaves Adventist, một trường tư thục Công giáo nổi tiếng ở thành phố Montreal.
Homolka thường xuyên xuất hiện trong trường, giúp giám sát trẻ em trong các cuộc dã ngoại hay hỗ trợ các buổi học dạy kỹ năng mềm cho học sinh.
“Mỗi lần đến trường, cô ấy thường dắt theo con chó của mình, để cho bọn trẻ chơi cùng nó”, một cán bộ trong trường cho biết.
Nhìn cái cách Homolka chơi đùa với các em nhỏ, không ai có thể nghĩ cô từng là một kẻ sát nhân đáng sợ.
“Giờ đây, cô ấy là một người mẹ vô cùng tuyệt vời”, nhà báo người Canada - Paula Todd nhận xét trong một lần tìm hiểu cuộc sống của “ác nữ” một thời.
Theo Huyền Anh (Theo Murderpedia, Thoughtco) (Dân Việt)
Snoop Dogg (tên thật là Calvin Cordozar Broadus Jr.) sinh ngày 20/10/1971. Vốn chỉ là một cậu bé da đen xuất thân từ một gia đình nghèo ở Long Beach (California, Mỹ), tuổi thơ của Snoop Dogg gắn liền với sự khốn khó, bươn chải.
Va vấp cuộc đời từ rất sớm, cậu bé Snoop Dogg trở nên cứng đầu và bất cần. Cậu nhanh chóng trở thành thành viên của nhóm học sinh ngỗ ngược, cá biệt ở trường trung học. Ngay sau khi tốt nghiệp, anh đã bị bắt vì tàng trữ cocaine và bị kết án 6 tháng trong nhà tù. Kể từ đó, thời niên thiếu của Snoop Dogg gắn liền với những lần "vào tù ra tội" không thể đếm hết.
Chưa dừng lại ở đó, không chỉ có ma túy, Snoop Dogg còn trở thành một tên ma cô chăn dắt gái mại dâm. Có những lúc, Snoop sở hữu trong tay 10 cô gái làng chơi vô cùng quyến rũ. “Tôi chưa bao giờ làm việc này vì tiền, mà chỉ vì mơ ước được làm một tú ông. Khi còn nhỏ, tôi đã mơ lớn lên mình sẽ làm chủ một đường dây mại dâm, có ô tô và quần áo đẹp”, anh tâm sự.
Snoop Dogg cũng từng phải ngồi tù vì bị nghi ngờ có liên quan tới cái chết của một đối thủ. Tuy nhiên, nhờ tài năng của luật sư bào chữa mà tội danh của Snoop Dogg không bị truy tố.
Mệt mỏi sau bao lần vấp ngã, Snoop đã tự vấn lại xem cuối cùng bản thân mình muốn gì và nhanh chóng có câu trả lời. Anh yêu âm nhạc và muốn theo đuổi con đường ấy chứ không phải trở thành một ông trùm xã hội đen.
Con đường của một huyền thoại
Hành trình đến với âm nhạc của Snoop không đơn giản như nhiều người vẫn nghĩ, nhất là với một kẻ có quá nhiều vết đen trong quá khứ.
Snoop đã từng trải qua những tháng ngày khó khăn, tài năng không được ghi nhận. Bao lần anh thất vọng vào bản thân và có ý định từ bỏ. Tuy nhiên, nhớ về quãng thời gian trong quá khứ, quyết tâm trong anh lại lớn hơn bao giờ hết.
Năm 1992, tài năng và quyết tâm của Snoop được Dr.Dre, một rapper đình đám phát hiện. Ngay sau đó, Snoop được góp giọng trong album solo ra mắt của huyền thoại rap này.
Trở về thời điểm trước, khi Snoop rời trường trung học và lang thang trong những băng nhóm đường phố, với tình yêu âm nhạc luôn sôi sục trong người, Snoop Dogg đã sáng tác album đầu tiên có tên là Doggstyle. Giờ đây, anh không thể ngờ được rằng tác phẩm đầu tiên trong cuộc đời mình lại trở thành một tác phẩm được đánh giá là thành công nhất trong lịch sử nhạc rap đến thời điểm bấy giờ. Snoop Dogg lập tức trở thành thần tượng của rất nhiều khán giả.
Sau tác phẩm nổi tiếng đầu tiên này, anh đã tiếp tục phát triển tài năng sáng tác âm nhạc, biểu diễn và thu âm bằng các album nổi tiếng khắp thế giới như Tha Doggfather, No Limit , Snoop Dogg’s Doggstyle hay có thể kể đến Rhythm & Ganysta.
Snoop Dogg có một phong cách biểu diễn riêng không lẫn vào đâu được. Đó là sự thư thái khi thể hiện tác phẩm, cách luyến âm rõ ràng, vô cùng truyền cảm.
Hơn 20 năm theo đuổi sự nghiệp âm nhạc, Snoop Dogg đã trở thành huyền thoại sống – một trong những nghệ sĩ rap xuất sắc nhất mọi thời đại. Từ một rapper tai tiếng, Snoop Dogg đã dần trở thành một doanh nhân có tiếng và thành đạt trong ngành marketing. Theo danh sách bình chọn của trang Forbes, Snoop Dogg luôn nằm trong top những nghệ sĩ Hip Hop giàu có nhất thế giới.
"Tôi không thể sửa chữa quá khứ, nhưng tôi biết làm thế nào mới là phải và làm thế nào để cuộc sống của mình có ích hơn", Snoop chia sẻ.
Theo Huyền Anh (Theo Biography, Press Telegram) (Dân Việt)
Nếu đi gần, người ta có thể ngửi thấy rõ mùi hôi bốc lên nồng nặc của một cơ thể không được vệ sinh thường xuyên, hòa với thứ mùi đặc trưng của một con nghiện ma túy nặng.
Đó là Khalil Rafati của 14 năm về trước.
Cặn bã của xã hội
Sinh ra và lớn lên ở Toledo, bang Ohio, Khalil Rafati là con của một gia đình lao động nghèo có mẹ là người Ba Lan gốc Do Thái, cha là người Hồi giáo. Tuổi thơ cậu bé trải qua rất nhiều nỗi khó khăn, cơ cực. Cái nghèo thường kéo theo nguy cơ thất học và Khalil cũng không nằm ngoài quy luật ấy. Khalil đã phải rời trường học không chỉ vì những lần gây rắc rối ở trường mà chủ yếu là do kinh tế không cho phép cậu theo đuổi con đường học vấn.
Va chạm với xã hội từ rất sớm, cậu kết giao với những nhóm bạn xấu và liên tục bị bắt vì tội phá hoại, trộm cắp vặt.
Năm 1992, ở tuổi 21, Khalil chuyển đến Los Angeles với giấc mộng trở thành một diễn viên điện ảnh. Ban đầu, anh tham gia một ban nhạc địa phương và làm rửa xe cho các ngôi sao nổi tiếng Hollywood thời ấy như Elizabeth Taylor, Jeff Bridges hay Guns N' Roses,..
Thất học, tiền không có, ước mơ với nghiệp diễn xuất cũng chẳng thấy chút le lói, quá chán nản và mệt mỏi, Khalil đã tìm đến ma tuý và nhanh chóng vượt ngoài tầm kiểm soát của bản thân. Anh phải ngủ trong các hộp giấy ngoài đường phố Los Angeles bên cạnh những con nghiện khác.
Để có tiền phục vụ nhu cầu ngày càng tăng của mình, anh bắt đầu sa chân vào con đường buôn bán ma túy.
Năm 2003, Khalil nghiện ma tuý rất nặng. Khi đó, người đàn ông 33 tuổi này chỉ nặng có 49 kg, làn da của anh bị lở loét hoàn toàn và từng 9 lần suýt chết vì sử dụng ma túy quá liều.
Khalil cho biết: “Tôi không nhớ nổi mình đã phải vào tù bao nhiêu lần do buôn bán và sử dụng ma túy, tôi hoàn toàn sụp đổ và luôn luôn bị cơn đau hành hạ khiến tôi không thể ngủ được”.
Sau lần thứ 9 sốc thuốc tưởng chừng không thể qua nổi, anh nhận ra mình chẳng khác nào thứ cặn bã của xã hội và cuối cùng sau rất nhiều đêm suy nghĩ, anh quyết phải thức tỉnh và thay đổi để tự cứu lấy bản thân.
Doanh nhân triệu đô
Nghĩ là làm, ông đã sống 4 tháng sau đó trong một trại cai nghiện. Dù đây là việc khó khăn với một con nghiện nặng nhưng với quyết tâm của mình, Khalil đã thoát khỏi ma tuý.
Sau khi cai nghiện thành công, Khalil sống rất lành mạnh dù những “đông nghiệp” cũ liên tục tìm mọi cách đưa ông về con đường cũ. Ông tự biến mình trở thành con người bận rộn bằng cách làm nhiều công việc. Lúc ấy, ông vừa làm rửa xe cho hai trung tâm cai nghiện ở Malibu, vừa làm vườn và dắt chó đi dạo thuê.
Khalil cho biết: "Tôi làm việc rất chăm chỉ suốt cả tuần với 16 tiếng mỗi ngày. Tôi đã có thể tiết kiệm tiền".
Năm 2007, anh thuê một căn nhà và tự mình mở một trại cai nghiện Riviera. Tại đây, Khalil làm những thức uống sinh tố kết hợp từ chuối, bột maca, sữa ong chúa mục đích nhằm hỗ trợ sức khỏe cho những thành viên đang cai nghiện tại đây.
Sau đó, loại đồ uống này nhanh chóng trở nên nổi tiếng, vượt ra ngoài phạm vi trại cai nghiện của Khalil.
Năm 2011, Khalil thành lập công ty thực phẩm Sunlife Organics. Anh mở cửa hàng nước ép đầu tiên tại Malibu. Doanh thu năm đầu đạt 1 triệu USD.
Khalil Rafati đã rất thành công trong việc gây dựng lại sự nghiệp của mình. Sunlife Organics hiện đạt doanh thu hơn 6 triệu USD mỗi năm.
Bên cạnh Sunlife Organics, Khalil vẫn tiếp tục công việc tại trại cai nghiên Riviera và sử hữu một trung tâm Yoga tại Malibu. Anh cũng viết tự truyện của chính mình “I forgot to die” (tạm dịch: Tôi đã quên đi cái chết) được xuất bản vào năm 2015.
Giờ đây, ở tuổi 48, nếu không có người giới thiệu trước thì chẳng ai có thể nhận ra vị triệu phú trước mặt chính là “con nghiện” Rafati năm xưa.
Khalil Rafati hiện sở hữu công ty với hơn 200 nhân viên và chuỗi 6 cửa hàng. Anh đang có kế hoạch mở thêm 16 cửa hàng tại Mỹ và sẽ sớm thâm nhập thị trường Nhật Bản.
“Tôi bỏ học. Tôi mang tiền án. Tôi vô gia cư. Tôi từng bơm chất kích thích vào tĩnh mạnh mà chẳng hề xấu hổ. Dù đang phải chịu đựng khó khăn thế nào chăng nữa, bạn hoàn toàn có thể thay đổi. Sự thay đổi đó có thể sâu sắc tới mức chỉ trong thời gian ngắn, bạn thậm chí sẽ không còn nhận ra chính bản thân mình nữa”, Khalil Rafati tâm sự.
Theo Huyền Anh (Theo Independent, ABC News) (Dân Việt)
[P8] ĐÁNG ĐAO bất ngờ tiết lộ hình xăm và ước mơ cuối cuộc đời khi thôi kiếp ngựa hoang | PHONG BỤI
Lời sám hối sau những tháng ngày buông thả của trùm giang hồ Đài Loan
Thứ Ba, ngày 22/08/2017 04:00 AM (GMT+7)
"Hãy nghĩ về Lâm Gia Cường. Giờ đây, anh ấy có một công việc rất tốt và sống đàng hoàng, các bạn nên học hỏi anh ấy”, đó là câu nói thường xuyên của người đứng đầu nhà tù Thái Nguyên tại Đài Đông (Đài Loan) dành cho các phạm nhân đang thụ án tại đây.
Họ là những con người từng một thời lầm lỡ với tội ác tưởng chừng khó lòng tha thứ và đã phải trá giá bằng những tháng ngày trừng phạt trong tù. Sống ở ranh giới mong manh giữa cái thiện và cái ác, họ vẫn có thể tìm được chút ánh sáng còn sót lại của lương tri để rồi khát khao làm lại cuộc đời tiếp tục trỗi dậy. Loạt bài “Con đường hoàn lương của những tội phạm khét tiếng” sẽ phần nào lột tả những câu chuyện đầy nỗi đau nhưng cũng không ít niềm hạnh phúc ấy. |
Giờ đây, Lâm Gia Cường (ngoài cùng bên phải) rất tích cực tham gia các hoạt động thiện nguyện.
Những ngày sống mà chỉ như tồn tạiSinh ra trong một gia đình lao động nghèo, Lâm Gia Cường chỉ được học hết tiểu học vì điều kiện kinh tế không cho phép cậu theo đuổi con đương học vấn. Dù còn rất nhỏ nhưng Gia Cường đã phải làm việc tại một xưởng giày để phụ giúp bố mẹ. Trong môi trường này, cậu nhanh chóng nhiễm những “thói hư tật xấu” của đám bạn đường phố.
Lớn hơn một chút, được sự dẫn dắt của một người hàng xóm, cậu chính thức bước chân vào đời sống giang hồ khi trở thành một thành viên của tổ chức xã hội đen khét tiếng Đài Đông khi chỉ mới bước qua tuổi 18.
Kể từ đó, Gia Cường sống bằng “nghề” cờ bạc và đòi nợ thuê. Sử dụng gươm, dao, súng, gậy và nắm đấm đã trở thành những kỹ năng đặc biệt của anh. Mặc dù gia đình lo lắng rất nhiều cho con trai mình nhưng anh luôn tỏ ra bất cần và dần dần là một tay anh chị cộm cán nhất khu vực
33 tuổi, Lâm Gia Cường trở thành con nghiện ma túy nặng. “Khi đã dùng ma túy, tôi rất khó dứt khỏi nó. Từng trải qua nhiều đợt cai nghiện nhưng tôi đã không thể làm được. Điều ghê gớm nhất phải chịu đựng là cảm giác như hàng trăm ngàn con kiến động đậy và cắn trong xương. Tôi không thể làm gì với sự ngứa ngáy và đau đớn khôn cùng. Nhiều lúc không thể chịu nổi, tôi đã tự đập đầu vào tường và cuối cùng lại tìm tới ma túy để giải thoát cho mình khỏi nỗi đau đớn này”, anh tâm sự.
Và để thỏa mãn nhu cầu, Gia Cường đã chuyển hướng sang buôn bán ma túy, vừa phục vụ mình vừa kiếm tiền.
Năm 1992, với số lượng lớn ma túy bị cảnh sát bắt giữ trong một lần giao dịch, Lâm Gia Cường phải nhận mức án tù chung thân.
Đi tù nhưng bản tính côn đồ vẫn không hề thay đổi khiến anh bị liệt vào hàng phạm nhân cực kỳ nguy hiểm. Mặc dù việc dùng rượu và ma túy là bị cấm, Lâm vẫn ngang nhiên sử dụng và còn đánh bạc cũng như dùng bạo lực với các tù nhân khác.
Những ngày tháng cứ thế trôi qua, đã sống trong tù 12 năm, một ngày chứng kiến cái chết trong cô đơn của một tù nhân cũng có mức án chung thân như mình, Lâm Gia Cường bắt đầu nhìn lại bản thân và tự hỏi, “Phải chăng đời ta sẽ mãi như thế này cho đến cuối đời?” Anh không biết làm sao có thể ra khỏi vũng bùn và tạo một con đường mới cho mình.
Ngẩng cao đầu ngày trở về
Một ngày kia vào năm 2003, các viên chức nhà tù thông báo với các tù nhân rằng các học viên Pháp Luân Công sẽ đến dạy môn tập, và bất kỳ ai muốn học đều có thể ghi danh. Đây là một môn thực hành kết hợp các bài tập thiền định và khí công dựa trên một triết lý đạo đức tập trung vào các nguyên lý Chân - Thiện - Nhẫn.
“Khi vừa nghe điều này, tôi đi ghi tên ngay. Tôi là người đầu tiên. Từ đó, mỗi tuần thời gian sung sướng nhất của tôi là ngày được gặp các học viên dạy bộ môn này”.
Từ đó, anh nhận ra nhiều giá trị tốt đẹp của cuộc sống và vô cùng hối hận với những sai lầm trong quá khứ. Với ý chí phục thiện cháy bỏng, Gia Cường dần dần trở thành một con người khác. “Tôi cảm thấy mình đã thay đổi, biết điều gì nên làm và không nên làm, trong lời nói và hành động”.
Một lần, Lâm Gia Cường có sự va chạm với một tù nhân khác liên quan đến cờ bạc. Người tù nhân đó đấm anh một cái. Và trước sự kinh ngạc của các lính canh và phạm nhân, đáp lại cú đánh trời giáng ấy, anh Lâm từ tốn ngồi xuống nói chuyện với kẻ vừa đánh mình. Anh cũng khuyên các bạn tù đoạn tuyệt con đường tội lỗi, quay trở lại làm người lương thiện.
Với những nỗ lực cải tạo không mệt mỏi, anh được bảo lãnh tại ngoại. Sau khi được tự do, Gia Cường thường đến các trung tâm cai nghiện ma túy của Đài Bắc, kể lại trải nghiệm của chính bản thân mình và giúp đỡ những người giống anh trước đây.
Quay về bên gia đình, hiện tại anh có một công việc chân chính, là quản lý dịch vụ vận chuyển tại sân bay. Lúc này, anh mới thực sự được sống theo đúng nghĩa chứ không phải chỉ là tồn tại như trước đây.
-----------
Theo Huyền Anh (Theo Clearwisdom, English Rainbow) (Dân Việt)
Từ gái mại dâm trở thành ngôi sao nhạc rap lẫy lừng nước Đức
Thứ Tư, ngày 23/08/2017 04:00 AM (GMT+7)
Bước vào con đường mại dâm rồi trở thành một con nghiện ma túy nhưng sau đó, cô gái ấy đã nỗ lực vén màn bóng tối. Ở tuổi 33, cô trở thành một ngôi sao nhạc rap đầy tài năng.
Họ là những con người từng một thời lầm lỡ với tội ác tưởng chừng khó lòng tha thứ và đã phải trá giá bằng những tháng ngày trừng phạt trong tù. Sống ở ranh giới mong manh giữa cái thiện và cái ác, họ vẫn có thể tìm được chút ánh sáng còn sót lại của lương tri để rồi khát khao làm lại cuộc đời tiếp tục trỗi dậy. Loạt bài “Con đường hoàn lương của những tội phạm khét tiếng” sẽ phần nào lột tả những câu chuyện đầy nỗi đau nhưng cũng không ít niềm hạnh phúc ấy. |
Cựu gái mại dâm giờ đây đã trở thành một ngôi sao nhạc rap đầy tài năng.
Ước muốn trở thành gái bán hoaEwa Malanda sinh ngày 16/7/1984 tại Koszalin, Ba Lan. Khi Ewa vẫn còn là bào thai trong bụng mẹ, bố của Ewa, vốn là một tay giang hồ máu mặt, đã bị bắt giữ với tội danh giết người. Vì vậy, 3 năm đầu đời của cô bé Ewa dành cho những cuộc trốn chạy, mẹ cô lo sợ tính mạng của bản thân và con gái sẽ gặp nguy hiểm bởi kẻ thù của bố cô đe dọa rằng sẽ không để gia đình cô yên.
Khi Ewa vừa bước qua tuổi thứ 3, mẹ đã đưa cô rời khỏi Ba Lan và hướng về phía tây thủ đô Berlin (Đức) với dự định xin tị nạn ở Mỹ. Tuy nhiên, trong thời gian chờ đợi tại Đức, người mẹ lại bị kết án về hành vi trộm cắp nên quyết định cấp thị thực nhập cảnh cho mẹ con Ewa vào Mỹ đã bị hủy.
Kể từ đó, Ewa phải sống và lớn lên trong một trại tị nạn. Thời gian ngắn sau đó, mẹ Ewa yêu 1 người đàn ông Đức rồi làm đám cưới. Cô có thêm 2 người em cùng mẹ khác cha. Tuy nhiên, cuộc sống của gia đình cô gặp rất nhiều khó khăn.
Ewa làm nhân viên chạy bàn cho 1 quán rượu - nơi thường xuyên xuất hiện đám gái mại dâm địa phương.
Năm 16 tuổi, Ewa làm nhân viên pha chế tại một quán bar trong khi đang tham gia khóa học để trở thành một nhà vật lý trị liệu.
Đây cũng là nơi tụ tập thường xuyên của những cô gái bán dâm ở Kiel. Ngày ngày, chứng kiến từng tốp ăn mặc sang trọng, tiền tiêu như nước khiến cô bé Ewa ngây thơ vô cùng ngưỡng mộ. Lại nghĩ đến cảnh nghèo túng của gia đình, và thế là, năm 2003, bước vào tuổi 19, Ewa đã bỏ học và chuyển đến phố đèn đỏ Bahnhofsviertel ở thành phố Frankfurt bắt đầu cuộc đời của một gái bán hoa.
Tại nhà chứa, Ewa được giới thiệu với khách là “Ania”, gái Ba Lan. Ở đó, cô có thể kiếm được 20-30 ngàn Euro mỗi tháng.
Bạo lực là chuyện thường ngày mà những cô gái như Ewa phải làm quen. Dần dần, cô tìm đến ma túy như một sự cứu rỗi, giúp cô có những phút giây chìm đắm trong ảo giác, vượt qua thực tại phũ phàng. Cứ thế, Ewa trở thành con nghiện ma túy nặng. “Một thời gian, ma túy hủy hoại cơ thể tôi tệ hại đến mức, không khách làng chơi nào thèm gần gũi”, Ewa nhớ lại những ngày đen tối.
Nghệ sĩ rap tài năng
Những ngày giam mình trong phòng, Ewa ngồi ngẫm nghĩ về cuộc đời mình và thấy chán nản tột cùng. Cô không chấp nhận nó kết thúc vô nghĩa như vậy. Cuối cùng, Ewa đi đến quyết định quan trọng nhất trong đời: Từ bỏ nghề mại dâm và làm lại từ đầu.
Cơ hội cho cô đã đến khi tình cờ gặp một nhà sản xuất âm nhạc. Người này đã bị ấn tượng bởi giọng hát của cô và đồng ý giúp cô can đảm thực hiện giấc mơ đổi đời, trở thành một nghệ sĩ của dòng nhạc rap.
Video âm nhạc đầu tiên của cô, "Schwatza" (Small Talker) đã nhận được hơn 6 triệu lượt xem trên YouTube. Các ca khúc sau đó cũng thu hút sự quan tâm rất lớn của công chúng. Một phần vì lý do, cô không che giấu quá khứ trong lời các ca khúc. “Tôi đã ngụp lặn trong cuộc đời gái làng chơi và các ca khúc là một cách giúp tôi hồi tượng lại những gì mình đã trải qua, trong cuộc sống của một gái mại dâm”.
Tháng 1/2015, Ewa tạo cú sốc khi xuất bản album “Kurwa” (tiếng Ba Lan: “Gái bán hoa”) đạt vị trí thứ 11 trong bảng xếp hạng album Đức, nhiều bài hát trong đó đứng đầu các bảng xếp hạng “Các ca khúc rap được yêu thích nhất” tại châu Âu.
-----------
Theo Huyền Anh (Theo Revolvy, Wikipedia) (Dân Việt)
Khát khao trở lại làm người của “ác nữ” khét tiếng nhất Canada
Thứ Năm, ngày 24/08/2017 04:00 AM (GMT+7)
12 năm chịu án là 12 năm người phụ nữ sát nhân ấy sống trong nỗi cô đơn và dằn vặt về những gì mình đã gây nên.
Họ là những con người từng một thời lầm lỡ với tội ác tưởng chừng khó lòng tha thứ và đã phải trá giá bằng những tháng ngày trừng phạt trong tù. Sống ở ranh giới mong manh giữa cái thiện và cái ác, họ vẫn có thể tìm được chút ánh sáng còn sót lại của lương tri để rồi khát khao làm lại cuộc đời tiếp tục trỗi dậy. Loạt bài “Con đường hoàn lương của những tội phạm khét tiếng” sẽ phần nào lột tả những câu chuyện đầy nỗi đau nhưng cũng không ít niềm hạnh phúc ấy. |
Cặp vợ chồng sát nhân Karla Homolka - Paul Bernardo.
Tội ác kinh hoàngNhững năm 1990, dư luận Canada dậy sóng bởi một vụ án chấn động cả nước. Một cặp vợ chồng đã tra tấn và xâm hại tình dục hàng loạt nữ sinh trước khi giết hại họ.
Người vợ đó là Karla Homolka. Cô sinh ngày 4/5/1970 ở cảng Port Credit, Ontario, Canada, trong gia đình có 3 anh chị em và sống với nhau rất hòa thuận. Ngay từ nhỏ cô bé Karla có nhiều sở thích riêng, đặc biệt là niềm yêu thích động vật.
Cuộc gặp gỡ định mệnh của đời cô đến vào năm 17 tuổi, khi Karla tham dự một hội nghị về thú nuôi ở Toronto. Tại đây, cô gặp chàng trai Paul Bernardo hơn mình 6 tuổi. Hai người nhanh chóng trúng tiếng sét ái tình và quyết định đi tới hôn nhân sau một thời gian dài yêu nhau.
Karla yêu Paul đến mù quáng và có thể làm bất cứ điều gì để giữ tình yêu của chồng mình.
Tuy nhiên, trước khi gặp và kết hôn với Paul, Karla đã từng có người yêu và từng quan hệ với người đó. Việc vợ không còn là một cô gái trinh khiến Paul luôn cảm thấy không hài lòng. Biết được điều đó, Karla nghĩ đến việc bù đắp cho Paul, để anh ta không vì thế mà chán cô. Và trinh tiết của Tammy Homolka (1975), cô em gái trẻ trung, xinh đẹp chính là món quà Karla muốn dành tặng chồng để “chuộc lỗi”.
Tuy nhiên, Karla đã gặp sai lầm trong việc sử dụng thuốc mê khiến Tammy Homolka tử vong.
Mọi chuyện sau đó đã được bưng bít nhưng với suy nghĩ tìm món quà thay thế cho chồng mình, Karla tiếp tục tìm những “con mồi” khác.
Mối quan hệ của họ gắn liền với tình dục. Karla chấp nhận sự lệch lạc trong lối sống của Paul, thậm chí còn chiều theo Paul. Tình yêu mù quáng của với Paul đã khiến rất nhiều lần Karla tiếp tay cho chồng thực hiện hành vi xâm hại tình dục các cô gái trẻ khác, 2 trong số này sau đó đã bị giết.
Giữa tháng 2/1993, Paul bị bắt vì tội hiếp dâm và giết người. Karla cũng vì thế mà sa lưới. Trong quá trình điều tra, Homolka đã hợp tác với cơ quan điều tra và khai rằng thường xuyên bị lạm dụng và trở thành đồng lõa tiếp tay cho chồng thỏa mãn thú vui bệnh hoạn.
Cuối cùng, Karla Homolka bị kết án 12 năm tù, còn chồng là Paul Bernardo phải nhận mức án tù chung thân vì giết hại 3 người và xâm hại hàng chục người khác.
Hiện tại, Karla Homolka trở thành một tình nguyện viên tại trường học của con mình.
Trả nợChỉ vì tình yêu mù quáng với người chồng thú tính, Karla Homolka đã tự đánh mất đi tương lai của mình. Ở trong tù, mỗi ngày cô dành nhiều giờ để suy nghĩ về những gì đã qua và thấy sợ hãi chính con người mình. Chưa bao giờ cô hối hận những gì mình đã làm nhiều như lúc này.
Homolka được tự do vào năm 2005 nhưng vẫn đau đáu nỗi niềm khó nói. Trước pháp luật, người phụ nữ này đã trả án xong nhưng với xã hội, với những nạn nhân vô tội ngày trước, món nợ này vẫn còn quá lớn.
Ra tù, Homolka kết hôn với Thierry Bordelais, anh trai của luật sư bào chữa cho cô ngày trước. 2 vợ chồng sau đó đã định cư ở nơi khác, rời xa mảnh đất ghi dấu ấn đen tối trong cuộc đời cô và đổi tên thành Leanne Bordelais. Họ có với nhau 3 người con, 2 trai, 1 gái.
Tại đây, Homolka trở thành tình nguyện viên trong trường học của con mình là trường Cơ đốc Greaves Adventist, một trường tư thục Công giáo nổi tiếng ở thành phố Montreal.
Homolka thường xuyên xuất hiện trong trường, giúp giám sát trẻ em trong các cuộc dã ngoại hay hỗ trợ các buổi học dạy kỹ năng mềm cho học sinh.
“Mỗi lần đến trường, cô ấy thường dắt theo con chó của mình, để cho bọn trẻ chơi cùng nó”, một cán bộ trong trường cho biết.
Nhìn cái cách Homolka chơi đùa với các em nhỏ, không ai có thể nghĩ cô từng là một kẻ sát nhân đáng sợ.
“Giờ đây, cô ấy là một người mẹ vô cùng tuyệt vời”, nhà báo người Canada - Paula Todd nhận xét trong một lần tìm hiểu cuộc sống của “ác nữ” một thời.
-----------
Theo Huyền Anh (Theo Murderpedia, Thoughtco) (Dân Việt)
Màn "lột xác" của "tượng đài" nhạc rap từng mơ ước trở thành tú ông
Thứ Bảy, ngày 26/08/2017 04:00 AM (GMT+7)
Sau hơn 20 năm theo đuổi sự nghiệp âm nhạc, Snoop Dogg đã vươn lên trở thành một trong những nghệ sĩ xuất sắc nhất mọi thời đại. Tuy nhiên, không bao giờ anh giấu đi quá khứ nhơ nhớp của mình bởi chính nó đã tạo nên “tượng đài” của làng rap thế giới hôm nay.
Họ là những con người từng một thời lầm lỡ với tội ác tưởng chừng khó lòng tha thứ và đã phải trá giá bằng những tháng ngày trừng phạt trong tù. Sống ở ranh giới mong manh giữa cái thiện và cái ác, họ vẫn có thể tìm được chút ánh sáng còn sót lại của lương tri để rồi khát khao làm lại cuộc đời tiếp tục trỗi dậy. Loạt bài “Con đường hoàn lương của những tội phạm khét tiếng” sẽ phần nào lột tả những câu chuyện đầy nỗi đau nhưng cũng không ít niềm hạnh phúc ấy. |
Nghiện hút, tù tội, mại dâm, nghi can giết người, không có tội danh nào mà “tượng đài” của làng rap thế giới chưa từng trải qua.
Ước mơ trở thành tú ôngSnoop Dogg (tên thật là Calvin Cordozar Broadus Jr.) sinh ngày 20/10/1971. Vốn chỉ là một cậu bé da đen xuất thân từ một gia đình nghèo ở Long Beach (California, Mỹ), tuổi thơ của Snoop Dogg gắn liền với sự khốn khó, bươn chải.
Va vấp cuộc đời từ rất sớm, cậu bé Snoop Dogg trở nên cứng đầu và bất cần. Cậu nhanh chóng trở thành thành viên của nhóm học sinh ngỗ ngược, cá biệt ở trường trung học. Ngay sau khi tốt nghiệp, anh đã bị bắt vì tàng trữ cocaine và bị kết án 6 tháng trong nhà tù. Kể từ đó, thời niên thiếu của Snoop Dogg gắn liền với những lần "vào tù ra tội" không thể đếm hết.
Chưa dừng lại ở đó, không chỉ có ma túy, Snoop Dogg còn trở thành một tên ma cô chăn dắt gái mại dâm. Có những lúc, Snoop sở hữu trong tay 10 cô gái làng chơi vô cùng quyến rũ. “Tôi chưa bao giờ làm việc này vì tiền, mà chỉ vì mơ ước được làm một tú ông. Khi còn nhỏ, tôi đã mơ lớn lên mình sẽ làm chủ một đường dây mại dâm, có ô tô và quần áo đẹp”, anh tâm sự.
Snoop Dogg cũng từng phải ngồi tù vì bị nghi ngờ có liên quan tới cái chết của một đối thủ. Tuy nhiên, nhờ tài năng của luật sư bào chữa mà tội danh của Snoop Dogg không bị truy tố.
Mệt mỏi sau bao lần vấp ngã, Snoop đã tự vấn lại xem cuối cùng bản thân mình muốn gì và nhanh chóng có câu trả lời. Anh yêu âm nhạc và muốn theo đuổi con đường ấy chứ không phải trở thành một ông trùm xã hội đen.
Con đường của một huyền thoại
Hành trình đến với âm nhạc của Snoop không đơn giản như nhiều người vẫn nghĩ, nhất là với một kẻ có quá nhiều vết đen trong quá khứ.
Snoop đã từng trải qua những tháng ngày khó khăn, tài năng không được ghi nhận. Bao lần anh thất vọng vào bản thân và có ý định từ bỏ. Tuy nhiên, nhớ về quãng thời gian trong quá khứ, quyết tâm trong anh lại lớn hơn bao giờ hết.
Năm 1992, tài năng và quyết tâm của Snoop được Dr.Dre, một rapper đình đám phát hiện. Ngay sau đó, Snoop được góp giọng trong album solo ra mắt của huyền thoại rap này.
Trở về thời điểm trước, khi Snoop rời trường trung học và lang thang trong những băng nhóm đường phố, với tình yêu âm nhạc luôn sôi sục trong người, Snoop Dogg đã sáng tác album đầu tiên có tên là Doggstyle. Giờ đây, anh không thể ngờ được rằng tác phẩm đầu tiên trong cuộc đời mình lại trở thành một tác phẩm được đánh giá là thành công nhất trong lịch sử nhạc rap đến thời điểm bấy giờ. Snoop Dogg lập tức trở thành thần tượng của rất nhiều khán giả.
Sau tác phẩm nổi tiếng đầu tiên này, anh đã tiếp tục phát triển tài năng sáng tác âm nhạc, biểu diễn và thu âm bằng các album nổi tiếng khắp thế giới như Tha Doggfather, No Limit , Snoop Dogg’s Doggstyle hay có thể kể đến Rhythm & Ganysta.
Snoop Dogg có một phong cách biểu diễn riêng không lẫn vào đâu được. Đó là sự thư thái khi thể hiện tác phẩm, cách luyến âm rõ ràng, vô cùng truyền cảm.
Hơn 20 năm theo đuổi sự nghiệp âm nhạc, Snoop Dogg đã trở thành huyền thoại sống – một trong những nghệ sĩ rap xuất sắc nhất mọi thời đại. Từ một rapper tai tiếng, Snoop Dogg đã dần trở thành một doanh nhân có tiếng và thành đạt trong ngành marketing. Theo danh sách bình chọn của trang Forbes, Snoop Dogg luôn nằm trong top những nghệ sĩ Hip Hop giàu có nhất thế giới.
"Tôi không thể sửa chữa quá khứ, nhưng tôi biết làm thế nào mới là phải và làm thế nào để cuộc sống của mình có ích hơn", Snoop chia sẻ.
-----------
Theo Huyền Anh (Theo Biography, Press Telegram) (Dân Việt)
Cuộc đời như phim của “con nghiện triệu đô” được nước Mỹ vinh danh
Thứ Sáu, ngày 25/08/2017 04:00 AM (GMT+7)
Từ một con nghiện với 9 lần đứng giữa ranh giới sống – chết mong manh, người đàn ông này đã vươn lên trở thành triệu phú nổi tiếng khắp thế giới. Cuộc đời với diễn biến kỳ lạ không thua gì kịch bản phim Hollywood của ông đã không ít lần được kể cho những con người đang mất nghị lực sống.
Họ là những con người từng một thời lầm lỡ với tội ác tưởng chừng khó lòng tha thứ và đã phải trá giá bằng những tháng ngày trừng phạt trong tù. Sống ở ranh giới mong manh giữa cái thiện và cái ác, họ vẫn có thể tìm được chút ánh sáng còn sót lại của lương tri để rồi khát khao làm lại cuộc đời tiếp tục trỗi dậy. Loạt bài “Con đường hoàn lương của những tội phạm khét tiếng” sẽ phần nào lột tả những câu chuyện đầy nỗi đau nhưng cũng không ít niềm hạnh phúc ấy. |
Khalil Rafati (trái) của 14 năm về trước và ở thời điểm hiện tại như 2 con người khác hẳn.
Trong khu Skid Row sầm uất của thành phố Los Angeles, bang California
(Mỹ), một người đàn ông không nhà không cửa với khuôn mặt khắc khổ, làn
da xanh xao, đôi mắt lờ đờ bước những bước chân vô định trên khắp các
con hẻm.Nếu đi gần, người ta có thể ngửi thấy rõ mùi hôi bốc lên nồng nặc của một cơ thể không được vệ sinh thường xuyên, hòa với thứ mùi đặc trưng của một con nghiện ma túy nặng.
Đó là Khalil Rafati của 14 năm về trước.
Cặn bã của xã hội
Sinh ra và lớn lên ở Toledo, bang Ohio, Khalil Rafati là con của một gia đình lao động nghèo có mẹ là người Ba Lan gốc Do Thái, cha là người Hồi giáo. Tuổi thơ cậu bé trải qua rất nhiều nỗi khó khăn, cơ cực. Cái nghèo thường kéo theo nguy cơ thất học và Khalil cũng không nằm ngoài quy luật ấy. Khalil đã phải rời trường học không chỉ vì những lần gây rắc rối ở trường mà chủ yếu là do kinh tế không cho phép cậu theo đuổi con đường học vấn.
Va chạm với xã hội từ rất sớm, cậu kết giao với những nhóm bạn xấu và liên tục bị bắt vì tội phá hoại, trộm cắp vặt.
Năm 1992, ở tuổi 21, Khalil chuyển đến Los Angeles với giấc mộng trở thành một diễn viên điện ảnh. Ban đầu, anh tham gia một ban nhạc địa phương và làm rửa xe cho các ngôi sao nổi tiếng Hollywood thời ấy như Elizabeth Taylor, Jeff Bridges hay Guns N' Roses,..
Thất học, tiền không có, ước mơ với nghiệp diễn xuất cũng chẳng thấy chút le lói, quá chán nản và mệt mỏi, Khalil đã tìm đến ma tuý và nhanh chóng vượt ngoài tầm kiểm soát của bản thân. Anh phải ngủ trong các hộp giấy ngoài đường phố Los Angeles bên cạnh những con nghiện khác.
Để có tiền phục vụ nhu cầu ngày càng tăng của mình, anh bắt đầu sa chân vào con đường buôn bán ma túy.
Năm 2003, Khalil nghiện ma tuý rất nặng. Khi đó, người đàn ông 33 tuổi này chỉ nặng có 49 kg, làn da của anh bị lở loét hoàn toàn và từng 9 lần suýt chết vì sử dụng ma túy quá liều.
Khalil cho biết: “Tôi không nhớ nổi mình đã phải vào tù bao nhiêu lần do buôn bán và sử dụng ma túy, tôi hoàn toàn sụp đổ và luôn luôn bị cơn đau hành hạ khiến tôi không thể ngủ được”.
Sau lần thứ 9 sốc thuốc tưởng chừng không thể qua nổi, anh nhận ra mình chẳng khác nào thứ cặn bã của xã hội và cuối cùng sau rất nhiều đêm suy nghĩ, anh quyết phải thức tỉnh và thay đổi để tự cứu lấy bản thân.
Doanh nhân triệu đô
Nghĩ là làm, ông đã sống 4 tháng sau đó trong một trại cai nghiện. Dù đây là việc khó khăn với một con nghiện nặng nhưng với quyết tâm của mình, Khalil đã thoát khỏi ma tuý.
Sau khi cai nghiện thành công, Khalil sống rất lành mạnh dù những “đông nghiệp” cũ liên tục tìm mọi cách đưa ông về con đường cũ. Ông tự biến mình trở thành con người bận rộn bằng cách làm nhiều công việc. Lúc ấy, ông vừa làm rửa xe cho hai trung tâm cai nghiện ở Malibu, vừa làm vườn và dắt chó đi dạo thuê.
Khalil cho biết: "Tôi làm việc rất chăm chỉ suốt cả tuần với 16 tiếng mỗi ngày. Tôi đã có thể tiết kiệm tiền".
Năm 2007, anh thuê một căn nhà và tự mình mở một trại cai nghiện Riviera. Tại đây, Khalil làm những thức uống sinh tố kết hợp từ chuối, bột maca, sữa ong chúa mục đích nhằm hỗ trợ sức khỏe cho những thành viên đang cai nghiện tại đây.
Sau đó, loại đồ uống này nhanh chóng trở nên nổi tiếng, vượt ra ngoài phạm vi trại cai nghiện của Khalil.
Năm 2011, Khalil thành lập công ty thực phẩm Sunlife Organics. Anh mở cửa hàng nước ép đầu tiên tại Malibu. Doanh thu năm đầu đạt 1 triệu USD.
Khalil Rafati đã rất thành công trong việc gây dựng lại sự nghiệp của mình. Sunlife Organics hiện đạt doanh thu hơn 6 triệu USD mỗi năm.
Bên cạnh Sunlife Organics, Khalil vẫn tiếp tục công việc tại trại cai nghiên Riviera và sử hữu một trung tâm Yoga tại Malibu. Anh cũng viết tự truyện của chính mình “I forgot to die” (tạm dịch: Tôi đã quên đi cái chết) được xuất bản vào năm 2015.
Giờ đây, ở tuổi 48, nếu không có người giới thiệu trước thì chẳng ai có thể nhận ra vị triệu phú trước mặt chính là “con nghiện” Rafati năm xưa.
Khalil Rafati hiện sở hữu công ty với hơn 200 nhân viên và chuỗi 6 cửa hàng. Anh đang có kế hoạch mở thêm 16 cửa hàng tại Mỹ và sẽ sớm thâm nhập thị trường Nhật Bản.
“Tôi bỏ học. Tôi mang tiền án. Tôi vô gia cư. Tôi từng bơm chất kích thích vào tĩnh mạnh mà chẳng hề xấu hổ. Dù đang phải chịu đựng khó khăn thế nào chăng nữa, bạn hoàn toàn có thể thay đổi. Sự thay đổi đó có thể sâu sắc tới mức chỉ trong thời gian ngắn, bạn thậm chí sẽ không còn nhận ra chính bản thân mình nữa”, Khalil Rafati tâm sự.
-----------
Theo Huyền Anh (Theo Independent, ABC News) (Dân Việt)
Nhận xét
Đăng nhận xét