Chuyển đến nội dung chính

BỘ MẶT CHIẾN TRANH 12

-Chiến tranh mang bộ mặt gớm ghiếc, tởm lợm đến khủng khiếp, không thể tả được, dù bôi son trát phấn như thế nào, tung hô ra sao.
-Chiến tranh là thể hiện sự thờ ơ, vô cảm khốn nạn tột cùng về việc hủy diệt tàn bạo cuộc sống và thân phận con người.
-Chiến tranh phi nghĩa là chiến tranh "nặn ra" lý do từ không có lý do, hủy diệt và tàn phá cuộc sống một cách không chính đáng. Chiến tranh chính nghĩa là chiến tranh  nảy sinh từ việc chống chiến tranh phi nghĩa, được hủy diệt và tàn phá cuộc sống một cách chính đáng (?).
-Tóm lại, bộ mặt thật của chiến tranh nói chung là độc ác, ngu xuẩn và mù quáng đến ngỡ ngàng của con người khôn ngoan, có lý trí.
-Ngày chiến thắng 30/4, lũ bán nước cay cú gọi là ngày quốc hận, người cộng sản cực đoan cho rằng đó là ngày toàn dân phải vui mừng, riêng cố thủ tướng Võ Văn Kiệt, người có vợ con đều chết trong chiến tranh, thì nói, đó là ngày có triệu người vui và cũng có triệu người buồn.
-Lão Tử, một đại hiền triết thời cổ đại của Trung Quốc, từng nói: "Giết hại nhiều người thì nên lấy lòng bi ai mà khóc, chiến thắng thì nên lấy tang lễ mà xử".
 
Gia Tài Của Mẹ - Nhạc: Trịnh Công Sơn- Ca sĩ: Khánh Ly

------------------------------------------------------- 
(ĐC sưu tầm trên NET)
                                                     Mit der Kamera nach Stalingrad (1)
 
Mit der Kamera nach Stalingrad (2)
  
Mit der Kamera nach Stalingrad (3)

Bom đạn và đau thương: Những câu chuyện về Chiến tranh Thế giới thứ nhất

13:37 11/11/2018
100 năm sau khi Chiến tranh Thế giới thứ nhất kết thúc, những hình ảnh trần trụi về cuộc đại chiến vẫn khiến người ta ám ảnh. Nhưng giữa chiến trường khốc liệt, vẫn còn đó những khoảnh khắc đầy xúc động trong bom đạn và đau thương.
Một người lính Anh đang giúp một tù nhân Đức bị thương di chuyển dọc đường ray vào năm 1916, phía sau họ là một người lính Pháp đang vội vã rời đi với một chiếc máy ảnh. Đây là một trong số 100 bức ảnh được nhiếp ảnh gia Tom Marshall phục màu nhân kỷ niệm 100 năm ngày kết thúc Chiến tranh Thế giới thứ nhất (11/11/1918-11/11/2018), theo Telegraph. Ảnh: Tom Marshall
Những binh sĩ thuộc quân đội Anh đang thảo luận tại một rãnh trú ẩn của Anh ở Ploegsteert Wood, trong trận chiến Messines, ngày 11-6-1917. Bằng việc phục chế màu cho những tấm ảnh, Marshall hi vọng sẽ vẽ nên một hình dung rõ ràng hơn trong suy nghĩ của những thế hệ sau này về cuộc chiến đau thương trong lịch sử. Ảnh: Tom Marshall
Binh sĩ Đức hành quân dọc cánh đồng đầy hoa trong Chiến tranh Thế giới thứ nhất. Kéo dài trong 4 năm, từ tháng 8-1914 đến tháng 11-1918, đây là một trong những cuộc chiến tranh quyết liệt, quy mô to lớn nhất trong lịch sử nhân loại, với sức tàn phá khủng khiếp về vật chất và ảnh hưởng sâu sắc về tinh thần. Ảnh: Getty
Các binh sĩ Đức nhận hoa từ những người phụ nữ trên đường rời thủ đô Berlin tới Mặt trận phía Tây ngày 1-8-1914. Ảnh: AP
 Một thợ cắt tóc đang cạo râu cho binh sỹ Pháp ở Soissons năm 1917. Ảnh: Daily Mail
 Một binh sỹ Australia có tên George "Pop" Redding đang nhặt những bông hoa trong một bức ảnh chụp năm 1918. Ảnh: Daily Mail
Những công nhân làm việc trong một kho đạn dược ở Chilwell, Anh vào năm 1917. Phần lớn những người tham gia sản xuất vũ khí trong ảnh đều là phụ nữ. Trong Thế chiến thứ nhất, những người phụ nữ thường làm việc trong các ngành công nghiệp phục vụ chiến tranh. Ảnh: Imperial War Museums
Những người lính Anh tận hưởng giây phút yên bình hiếm hoi tại căn cứ của mình trong một bức ảnh chụp vào năm 1917. Trong Thế chiến thứ nhất, 65.000 binh sĩ phải điều trị chứng rối loạn căng thẳng hậu chấn thương (PTSD), hàng nghìn người khác mang tiếng hèn nhát vì bệnh rối loạn tâm lý. Ảnh: Hulton
 Một người lính Đức bị thương đang giúp châm một điếu thuốc cho một người lính Anh cũng bị thương tại một bệnh viện quân đội phục vụ binh sỹ Anh đặt ở miền bắc nước Pháp vào năm 1918. Ảnh: Imperial War Museums 
Các bác sĩ và y tá cấp cứu một binh sĩ bị thương tại Gare du Nord, một nhà ga xe lửa ở Paris, vào năm 1914. Ảnh: Maurice-Louis Branger/Roger-Viollet
Một bức ảnh lưu trữ cho thấy những người lính đang tham dự một chương trình giải trí tại Suippes, trên Mặt trận Champagne, Đông Pháp năm 1915. Ảnh: Reuters
Những thương binh đang tập đi tại một bệnh viện ở Budapest. Cuộc chiến đã làm hơn 16 triệu binh sĩ tử nạn và khoảng 20 triệu người bị tàn phế. Ảnh: AP

Những nụ cười hiếm hoi trên chiến trường song hành cùng bom đạn. Ảnh: NY Times
Tại một "chiến trường" khác được các nhiếp ảnh gia ghi lại vào khoảng năm 1916-1917, những người phụ nữ cũng đang dốc lực làm việc trên cánh đồng lúa tại Anh. Ảnh: Reuters
Giấc ngủ hiếm hoi của những binh sĩ Anh trong một trận đánh năm 1916. Ảnh: Imperial War Museums
An Nhiên (Ảnh: T.H)

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

NGẬM SẦU (ĐL)

MUÔN MẶT ĐỜI THƯỜNG III/104

MỌC CÁNH