BỘ MẶT CHIẾN TRANH 13

-Chiến tranh mang bộ mặt gớm ghiếc, tởm lợm đến khủng khiếp, không thể tả được, dù bôi son trát phấn như thế nào, tung hô ra sao.
-Chiến tranh là thể hiện sự thờ ơ, vô cảm khốn nạn tột cùng về việc hủy diệt tàn bạo cuộc sống và thân phận con người.
-Chiến tranh phi nghĩa là chiến tranh "nặn ra" lý do từ không có lý do, hủy diệt và tàn phá cuộc sống một cách không chính đáng. Chiến tranh chính nghĩa là chiến tranh  nảy sinh từ việc chống chiến tranh phi nghĩa, được hủy diệt và tàn phá cuộc sống một cách chính đáng (?).
-Tóm lại, bộ mặt thật của chiến tranh nói chung là độc ác, ngu xuẩn và mù quáng đến ngỡ ngàng của con người khôn ngoan, có lý trí.
-Ngày chiến thắng 30/4, lũ bán nước cay cú gọi là ngày quốc hận, người cộng sản cực đoan cho rằng đó là ngày toàn dân phải vui mừng, riêng cố thủ tướng Võ Văn Kiệt, người có vợ con đều chết trong chiến tranh, thì nói, đó là ngày có triệu người vui và cũng có triệu người buồn.
-Lão Tử, một đại hiền triết thời cổ đại của Trung Quốc, từng nói: "Giết hại nhiều người thì nên lấy lòng bi ai mà khóc, chiến thắng thì nên lấy tang lễ mà xử".
 
Hát Cho Người Nằm Xuống

------------------------------------------------------- 
(ĐC sưu tầm trên NET)
 
Unveröffentlichte Deutsche Fotographien des Krieges in Rußland 1
  
Unveröffentlichte Deutsche Fotographien des Krieges in Russland 2

Cảnh tượng chết chóc rợn người tại vùng chiến sự Đông Ukraine

Chỉ từ chiều 29/1 đến hết ngày 30/1, những vụ đụng độ mới tại Đông Ukraine khiến ít nhất 19 dân thường và 5 binh sỹ chính phủ thiệt mạng. Những thi thể nằm bên vũng máu rải rác khắp đường phố Donetsk và khu vực xung quanh khiến ai thấy cũng phải rợn người.
Cảnh tượng chết chóc rợn người tại vùng chiến sự Đông Ukraine - Hình 1
Một người đàn ông thiệt mạng sau một ngày hỗn loạn tại Donetsk. Theo thông tin từ chính quyền địa phương và quân đội Ukraine, ít nhất 19 dân thường đã tử vong trong 24 giờ qua. (Ảnh: AFP)
Cảnh tượng chết chóc rợn người tại vùng chiến sự Đông Ukraine - Hình 2
Những người địa phương cố gắng tiếp tục cuộc sống thường nhật, trong khi các thi thể vẫn nằm trên đường phố Donetsk. Thành phố này đã hứng những trận nã pháo ác liệt. (Ảnh: EPA)
Cảnh tượng chết chóc rợn người tại vùng chiến sự Đông Ukraine - Hình 3
Không ít người thiệt mạng trong lúc đứng chờ xe buýt, xe điện. (Ảnh: AFP)
Cảnh tượng chết chóc rợn người tại vùng chiến sự Đông Ukraine - Hình 4
Một bàn tay dính máu lộ ra bên dưới một chiếc chăn, sau một ngày giao tranh tại miền Đông Ukraine. (Ảnh: AP)
Cảnh tượng chết chóc rợn người tại vùng chiến sự Đông Ukraine - Hình 5
Người dân địa phương luôn trong tình trạng nơm nớp lo sợ khi đạn pháo có thể rơi xuống bất kỳ lúc nào. (Ảnh: AFP)
Cảnh tượng chết chóc rợn người tại vùng chiến sự Đông Ukraine - Hình 6
3 người thiệt mạng được phủ bằng chăn ở phía sau trong khi một người đàn ông an ủi một phụ nữ có người thân thiệt mạng tại Donetsk. (Ảnh: AP)
Cảnh tượng chết chóc rợn người tại vùng chiến sự Đông Ukraine - Hình 7
Các nhân viên cứu hộ bận rộn thu gom các thi thể sau những cuộc giao tranh ác liệt. (Ảnh: EPA)
Cảnh tượng chết chóc rợn người tại vùng chiến sự Đông Ukraine - Hình 8
Sự mệt mỏi, sợ hãi hằn rõ trên khuôn mặt người dân địa phương. (Ảnh: AFP)
Cảnh tượng chết chóc rợn người tại vùng chiến sự Đông Ukraine - Hình 9
Một binh sỹ Ukraine bị thương được chăm sóc tại bệnh viện trong thị trấn Artemivsk hôm 29/1 với điều kiện sơ sài. Giao tranh quanh khu vực này đã leo thang sau khi phe ly khai tìm cách bao vây thị trấn Debaltseve. (Ảnh: AP)
Cảnh tượng chết chóc rợn người tại vùng chiến sự Đông Ukraine - Hình 10
Tại thành phố Mariupol, vốn từng khá yên bình trong những đợt giao tranh ác liệt ở Donetsk, nay cũng chứng kiến cảnh pháo kích, chết chóc. (Ảnh: AP)
Cảnh tượng chết chóc rợn người tại vùng chiến sự Đông Ukraine - Hình 11
Một linh mục Chính thống giáo đứng trước thi thể của các binh sỹ Ukraine thiệt mạng tại một điểm kiểm soát bị phe ly khai chiếm đóng, tại thị trấn Krasniy Partizan, Đông Ukraine. Ước tính của Liên Hợp Quốc khẳng định hơn 5100 người đã thiệt mạng kể từ khi chiến sự bùng phát (Ảnh: AP)
Tổng hợp
​Theo Dantri

Quân đội Nga sa "hỏa ngục" Grozny trong cuộc chiến Chechnya thế nào?

Trịnh Thái Bằng |
Quân đội Nga sa "hỏa ngục" Grozny trong cuộc chiến Chechnya thế nào?
Xe tăng quân đội Nga bị phá hủy ở Grozny năm 1994-1995

Những năm 1990, sau khi Liên Xô sụp đổ, nước Nga rơi vào cuộc chiến tranh đáng sợ nhất, cuộc chiến chống bạo loạn khủng bố Bắc Caucasus. Trong cuộc khủng hoảng này, lực lượng đặc nhiệm và tăng thiết giáp đóng vai trò quan trọng, đồng thời hình thành một khái niệm mới: chiến tranh tăng thiết giáp trên đường phố.

Một trong những sự kiện chiến sự quan trọng nhất của cuộc chiến tranh chống bạo loạn có sử dụng tăng thiết giáp là cuộc tấn công thành phố Grozny, được tiến hành ngày 26.11.1994 do lực lượng đối lập tiến hành chống lại tổ chức quân sự Dudayev.
Đây là trận chiến mà yếu tố quyết định giành thắng lợi trên chiến trường chính là tăng – thiết giáp – 35 chiếc tăng T-72, được giao cho lực lượng đối lập Dudayev từ khu kho chiến lược của quân khu Bắc Caucasus.
Nếu như không có xe tăng thiết giáp, cuộc tấn công đã không diễn ra. Nhưng tăng thiết giáp trong cuộc chiến đường phố lần đầu tiên hoàn toàn khác với cuộc chiến tranh binh chủng hợp thành trên một không gian chiến trường rộng lớn.
Chiến dịch thất bại thảm hại do Dydayev và các thủ lĩnh thân cận nhận được đầy đủ thông tin chiến dich. Lực lượng tấn công rơi vào thế trận phục kích với hỏa lực chống tăng tập trung trên các đường phố hẹp, chỉ có 4 chiếc tăng thoát khỏi hỏa ngục Grozny, số còn lại hoặc bị phá hủy, hoặc kíp xe buộc phải đào thoát, để xe tăng nằm lại chiến trường.
Kế hoạch giành lại Grozny bằng lực lượng địa phương thất bại khiến chính quyền Nga buộc phải thực hiện các biện pháp mạnh hơn. Ngày 29.11.1994, Hội đồng an ninh nước Nga phê chuẩn sử dụng lực lượng vũ trang Nga đề khôi phục lại trận tự theo hiến pháp ở Chechnya.
Đầu tháng 12.1994, Bộ tư lệnh khu vực Caucasus tổ chức một số các cụm binh lực hỗn hợp, những đơn vị này có nhiệm vụ tiến hành cuộc tấn công bình định trên lãnh thổ Chechnya và trong trường hợp nhóm thánh chiến Dydayev từ chối hạ vũ khí đầu hàng, các đơn vị hỗn hợp này sẽ tiến công giành quyền kiểm soát Grozny.
Trên hướng tiến công Mozdok, tổ chức cụm binh lực 15 tiểu đoàn, trang bị 230 xe thiết giáp BMP và BTR, 40 xe tăng. Trên hướng Vladikavkaz cụm binh lực có 11 tiểu đoàn, 160 xe thiết giáp BMP và BTR, 30 xe tăng.
Hướng Kizljarskogo được tổ chức cụm binh lực mạnh nhất với 34 tiểu đoàn, 700 xe thiết giáp, hơn 100 xe tăng. Từ con số thống kê có thể nhận rõ, cuộc tiến công tương đương cấp quân đoàn.
Nhưng ngày từ ngày đầu tiên của chiến dich, tình huống chiến trường diễn biến không như mong đợi.
Chỉ riêng có cuộc chiến đấu hành tiến từ địa điểm tập kết đến thành phố Grozny, quân đội Nga phải cần đến 16 ngày thay cho 3 ngày theo kế hoạch mà theo đó, bộ trưởng Quốc phòng Nga ra lệnh ngày 27.12.1994 bắt đầu chiến dịch với dự kiến ngày 31.12.1994 sẽ phải báo cáo tổng thống Nga về việc giành được thành phố Grozny vào lúc 00.01 ngày 01.01.1995.
Để tấn công 10 000 tay súng thánh chiến đang cố thủ trong Grozny, quân đội Nga tập trung khoảng 15.000 binh sĩ, 230 xe tăng và 879 xe cơ giới, thiết giáp các loại, hàng trăm khẩu pháo các cỡ nòng.
Nhưng cuộc chiến đường phố có những đặc trưng riêng, khiến lực lượng phòng ngự trong thành phố có thể sử dụng ưu thế địa hình phức tạp chế áp ưu thế tăng thiết giáp và hỏa lực đi cùng của lực lượng tấn công.
Do tình hình chính trị phức tạp của nước Nga và các cuộc chiến tranh truyền thông phá hoại cũng như sự hậu thuẫn từ phương Tây, Moscow lúng túng trong các phương án xử lý khủng hoảng. Điều đó khiến tình hình chiến trường Bắc Caucasus của nước Nga sau sự sụp đổ của Liên bang Xô viết trở lên vô cùng phức tạp.
Trước thềm chiến dịch tấn công Grozny, quân đội Nga đánh chiếm sân bay Khankala sau một trận chiến rất dữ dội, nhưng bộ tư lệnh mặt trận Caucasus không rút ra được bất cứ bài học nào. Theo những nguyên nhân không rõ ràng, các tướng lĩnh cho rằng lực lượng Dydayev chỉ cầm cự qua loa và sẽ nhanh chóng tan vỡ.
Cuộc tấn công thành phố Grozny được tiến hành theo một kế hoạch không được chuẩn bị kỹ càng, không nắm chắc tình hình địch, hệ thống thông tin liên lạc và hậu cần kỹ thuật không đủ độ tin cậy.
Điều đó khiến lực lượng quân đội Nga phải gánh chịu tổn thất rất nặng nề. Việc đưa ra kế hoạch tấn công chớp nhoáng, sử dụng một lực lượng cơ giới hạng nặng đột kích vào trung tâm thành phố được đánh giá như một canh bạc liều lĩnh.
Lực lượng tấn công Grozny được chia ra thành 4 đơn vị hỗn hợp theo các hướng tấn công. 06.00 am ngày 27.12.1995, bắt đầu cuộc tấn công của Cụm “Phía Bắc” trong biên chế có lữ đoàn bộ binh cơ giới số 131 Maikop.
Trên hướng tiến công, tập đoàn bị tiêu diệt mất một số xe tăng và xe thiết giáp. Các đơn vị phải cố gắng lắm mới tiến được đến nhà ga xe lửa và buộc phải chuyển sang phòng ngự tại chỗ.
Cụm “Đông – Bắc” sử dụng một đơn vị thực hiện đòn nghi binh, các đơn vị còn lại thực hiện mũi tấn công vu hồi đánh sâu vào thành phố nhưng không phát triển lên được, buộc phải triển khai chiến tuyến phòng ngự.
Cụm “Phía Đông” và “Phía Tây” không hoàn thành nhiệm vụ được giao, bị ngăn chặn và tập kích dữ dội trên đường hành tiến.
Cụm “Đông – Bắc” trong quá trình tấn công đã đặt các chốt hỏa lực dọc đường, do đó còn có đường tiếp vận, dù khó khăn nhưng vẫn kết nối được với hậu phương. Cụm “Phía Bắc” và “Phía Tây” bị rơi vào vòng vây của các tay súng thánh chiến.
Một điều hết sức ngớ ngẩn là Hồng quân Liên Xô có rất nhiều kinh nghiệm tác chiến đường phố trong đại chiến thế giới lần thứ hai. Các trận đánh ở Konigsberg, Breslau, Berlin đã cung cấp những phương thức tác chiến hoàn hảo trong điều kiện chiến tranh đường phố. Nhưng tướng lĩnh Nga hoàn toàn quên các kinh nghiệm này.
Hơn thế nữa, các đơn vị quân đội Nga đã nhường lại ưu thế chiến trường cho lực lượng chiến binh một cách ngớ ngẩn. Thay vì truy quét, tấn công một cách có hệ thống các khu phố, sử dụng ưu thế hỏa lực pháo binh và không quân, các đơn vị tấn công lại chuyển sang phòng ngự.
Đúng như một tướng chiến trường người Anh nhận xét: “Kiềm chế trong chiến tranh – đó là sự tự sát ngu ngốc. Tàn nhẫn, không mệt mỏi, kiên trì tấn công – đó là chìa khóa của thành công”. Trong cuộc tấn công Grozny lần thứ nhất, các tướng lĩnh Nga đã quên tất cả điều này.
Kết quả là Dydayev đã có đủ thời gian để đưa các nhóm chiến binh được huấn luyện tốt và có khả năng chiến đấu cao vào thành phố, bắt đầu tiêu diệt các đơn vị quân đội Nga trong vòng vây.
Tổn thất nặng nề nhất là lữ đoàn bộ binh cơ giới 131. Đến 16.00 ngày 01.01.1995 mất hoàn toàn các phương tiện chiến đấu.
Mặc dù các xe tăng Nga (T-72 và T-80) nâng cấp cải tiến có khả năng sống còn cao hơn hẳn các xe T-72 của quân đội Syria sử dụng ngày nay khi chưa cải tiến, một phát đạn từ súng phóng lựu chống tăng RPG hoặc một ATGM chưa đủ để tiêu diệt một xe tăng, nhưng lực lượng chiến binh Dydayev được trang bị rất nhiều vũ khí chống tăng các loại.
Một số xe tăng bị tiêu diệt sau 6-7 phát đạn RPG-7, cá biệt có xe tăng bị trúng đến 20 đạn chống tăng các loại trước khi bùng nổ. Các xe thiết giáp BTR và BMP trở thành mồi ngon cho hỏa lực dày đặc của phiến quân, hầu hết các xe thiết giáp đều bị tiêu diệt.
Trận đánh này là một thảm họa đối với quân đội Nga, khoảng 6.000 binh sĩ bị chết hoặc bị thương, 49 xe tăng, 132 xe BMP, 98 xe BTR bị phá hủy hoàn toàn, số lượng các xe tăng, xe thiết giáp có khả năng phục hồi không được nêu rõ.
Quân đội Nga sa hỏa ngục Grozny trong cuộc chiến Chechnya thế nào? - Ảnh 1.
Một quả đạn chống tăng đã xuyên thủng khoảng hở giữa 2 tấm thiết giáp của một xe tăng T-72, còn tới 4-5 vết đạn chống tăng khác đánh trúng chiếc xe này.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

NGẬM SẦU (ĐL)

MUÔN MẶT ĐỜI THƯỜNG III/104

MỌC CÁNH