BỘ MẶT CHIẾN TRANH 08
-Chiến
tranh mang bộ mặt gớm ghiếc, tởm lợm đến khủng khiếp, không thể tả được,
dù bôi son trát phấn như thế nào, tung hô ra sao.
-Chiến tranh là thể hiện sự thờ ơ, vô cảm khốn nạn tột cùng về việc hủy diệt tàn bạo cuộc sống và thân phận con người.
-Chiến tranh phi nghĩa là chiến tranh "nặn ra" lý do từ không có lý do, hủy diệt và tàn phá cuộc sống một cách không chính đáng. Chiến tranh chính nghĩa là chiến tranh nảy sinh từ việc chống chiến tranh phi nghĩa, được hủy diệt và tàn phá cuộc sống một cách chính đáng (?).
-Tóm lại, bộ mặt thật của chiến tranh nói chung là độc ác, ngu xuẩn và mù quáng đến ngỡ ngàng của con người khôn ngoan, có lý trí.
-Ngày chiến thắng 30/4, lũ bán nước cay cú gọi là ngày quốc hận, người cộng sản cực đoan cho rằng đó là ngày toàn dân phải vui mừng, riêng cố thủ tướng Võ Văn Kiệt, người có vợ con đều chết trong chiến tranh, thì nói, đó là ngày có triệu người vui và cũng có triệu người buồn.
-Lão Tử, một đại hiền triết thời cổ đại của Trung Quốc, từng nói: "Giết hại nhiều người thì nên lấy lòng bi ai mà khóc, chiến thắng rồi thì nên lấy tang lễ mà xử".
-------------------------------------------------------
(ĐC sưu tầm trên NET)
Theo một báo cáo của Liên hợp quốc, những sự thật tàn bạo bao gồm cưỡng bức tập thể và hiện tượng ăn thịt người đang diễn ra trong cuộc chiến tranh tại Cộng hòa Dân chủ Congo.
Các nhân chứng tại khu vực Kasai kể rằng những cậu bé bị buộc phải cưỡng bức chính mẹ ruột của mình, các bé gái nhỏ bị thuyết phục rằng thuật phù thủy sẽ giúp các em bắt được đạn bắn ra, và những người phụ nữ bị ép phải lựa chọn giữa việc bị cưỡng hiếp tập thể và cái chết.
Lời kể của các nhân chứng do một nhóm các chuyên gia nhân quyền của Liên hợp quốc công bố cho thấy cả quân nổi loạn và quân đội chính phủ đều có những hành động tàn bạo trong cuộc xung đột này mà thế giới không thể làm ngơ, ví dụ như chặt chân tay thường dân.
Hồi tuần trước, nhóm chuyên gia này đã báo cáo trước Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc rằng họ nghi ngờ tất cả các bên tham chiến đều phạm phải tội ác chiến tranh và tội ác chống lại loài người.
Báo cáo chi tiết dài 126 trang ghi lại những cuộc tấn công khủng khiếp trong cuộc chiến nổ ra vào cuối năm 2016 giữa phiến quân Kamuina Nsapu, Bana Mura và lực lượng vũ trang Congo (FARDC).
[Cộng hòa Dân chủ Congo có nhiều người tha hương nhất thế giới]
"Những gì đã xảy ra ở Kasai là không thể tưởng tượng được," Bộ trưởng Nhân quyền Congo Marie-Ange Mushobekwa nói với Hội đồng.
"Một nạn nhân nói với chúng tôi rằng vào tháng 5/2017, cô đã nhìn thấy một nhóm phiến quân Kamuina Nsapu đeo các bộ phận sinh dục của phụ nữ (âm vật) như chiến lợi phẩm," báo cáo viết.
"Một số nhân chứng khác cho biết họ đã chứng kiến cảnh cắt xẻo, nấu nướng, ăn thịt người, như cắt dương vật từ những người đàn ông còn sống hay những xác chết, nhất là xác lính FARDC, và uống máu người."
Bacre Waly Ndiaye, trưởng nhóm điều tra báo cáo với Hội đồng rằng có một trường hợp trong đó ít nhất 186 người đàn ông và trẻ em trai của một ngôi làng bị phiến quân Kamuina Nsapu chặt đầu.
Nhiều người trong số này là trẻ em bị ép phải chiến đấu. Các em không được mang súng hoặc chỉ cầm gậy gộc và được thuyết phục rằng ma thuật đã giúp mình trở nên bất khả xâm phạm. Nhiều chiến binh trẻ em như vậy đã bị giết khi lính FARDC xả súng máy một cách không phân biệt vào các em.
"Các thi thể thường được chôn trong những hố chôn tập thể cực lớn... hoặc đôi khi bị binh lính chất đống lên xe tải để mang đi chỗ khác chôn." Thông tin ban đầu cho thấy có khoảng 86 ngôi mộ tập thể, nhưng sau khi điều tra tại thực địa, nhóm chuyên gia nghi ngờ rằng con số này có thể lên đến hàng trăm.
Trả lời phỏng vấn của hãng tin Reuters, một người phát ngôn của chính phủ Congo cho biết những thông tin như vậy sẽ được chuyển tới cơ quan hành pháp ở Congo. "Đây là một chiến dịch báo chí có động cơ chính trị và không liên quan gì đến công lý," người phát ngôn này nói.
Bà Mushobekwa cho biết chính phủ đã thật lòng hợp tác với nhóm chuyên gia và muốn sự thật được phơi bày. Nhưng bà cũng nói rằng một số kết quả điều tra còn "chưa hẳn đáng tin cậy" vì cuộc điều tra diễn ra khá gấp gáp.
"Có một điều chắc chắn là mỗi bộ phận của lực lượng hành pháp cùng an ninh chịu trách nhiệm cho những tội ác này sẽ phải trả lời cho hành động của họ và sẽ bị trừng phạt nghiêm khắc," bà nói./.
-Chiến tranh là thể hiện sự thờ ơ, vô cảm khốn nạn tột cùng về việc hủy diệt tàn bạo cuộc sống và thân phận con người.
-Chiến tranh phi nghĩa là chiến tranh "nặn ra" lý do từ không có lý do, hủy diệt và tàn phá cuộc sống một cách không chính đáng. Chiến tranh chính nghĩa là chiến tranh nảy sinh từ việc chống chiến tranh phi nghĩa, được hủy diệt và tàn phá cuộc sống một cách chính đáng (?).
-Tóm lại, bộ mặt thật của chiến tranh nói chung là độc ác, ngu xuẩn và mù quáng đến ngỡ ngàng của con người khôn ngoan, có lý trí.
-Ngày chiến thắng 30/4, lũ bán nước cay cú gọi là ngày quốc hận, người cộng sản cực đoan cho rằng đó là ngày toàn dân phải vui mừng, riêng cố thủ tướng Võ Văn Kiệt, người có vợ con đều chết trong chiến tranh, thì nói, đó là ngày có triệu người vui và cũng có triệu người buồn.
-Lão Tử, một đại hiền triết thời cổ đại của Trung Quốc, từng nói: "Giết hại nhiều người thì nên lấy lòng bi ai mà khóc, chiến thắng rồi thì nên lấy tang lễ mà xử".
Huyền thoại mẹ Trịnh Công Sơn Nghe mà bị nghiện luôn
-------------------------------------------------------
(ĐC sưu tầm trên NET)
1.468. (1) Dư luận Trung quốc về cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam
1.468. (2) Nghị quyết chi bộ về việc đầu hàng tập thể
Tiết lộ những sự thật kinh khủng trong cuộc chiến tranh Congo
Theo một báo cáo của Liên hợp quốc, những sự thật tàn bạo bao gồm cưỡng
bức tập thể và hiện tượng ăn thịt người đang diễn ra trong cuộc chiến
tranh tại Cộng hòa Dân chủ Congo.
Theo một báo cáo của Liên hợp quốc, những sự thật tàn bạo bao gồm cưỡng bức tập thể và hiện tượng ăn thịt người đang diễn ra trong cuộc chiến tranh tại Cộng hòa Dân chủ Congo.
Các nhân chứng tại khu vực Kasai kể rằng những cậu bé bị buộc phải cưỡng bức chính mẹ ruột của mình, các bé gái nhỏ bị thuyết phục rằng thuật phù thủy sẽ giúp các em bắt được đạn bắn ra, và những người phụ nữ bị ép phải lựa chọn giữa việc bị cưỡng hiếp tập thể và cái chết.
Lời kể của các nhân chứng do một nhóm các chuyên gia nhân quyền của Liên hợp quốc công bố cho thấy cả quân nổi loạn và quân đội chính phủ đều có những hành động tàn bạo trong cuộc xung đột này mà thế giới không thể làm ngơ, ví dụ như chặt chân tay thường dân.
Hồi tuần trước, nhóm chuyên gia này đã báo cáo trước Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc rằng họ nghi ngờ tất cả các bên tham chiến đều phạm phải tội ác chiến tranh và tội ác chống lại loài người.
Báo cáo chi tiết dài 126 trang ghi lại những cuộc tấn công khủng khiếp trong cuộc chiến nổ ra vào cuối năm 2016 giữa phiến quân Kamuina Nsapu, Bana Mura và lực lượng vũ trang Congo (FARDC).
[Cộng hòa Dân chủ Congo có nhiều người tha hương nhất thế giới]
"Những gì đã xảy ra ở Kasai là không thể tưởng tượng được," Bộ trưởng Nhân quyền Congo Marie-Ange Mushobekwa nói với Hội đồng.
"Một nạn nhân nói với chúng tôi rằng vào tháng 5/2017, cô đã nhìn thấy một nhóm phiến quân Kamuina Nsapu đeo các bộ phận sinh dục của phụ nữ (âm vật) như chiến lợi phẩm," báo cáo viết.
"Một số nhân chứng khác cho biết họ đã chứng kiến cảnh cắt xẻo, nấu nướng, ăn thịt người, như cắt dương vật từ những người đàn ông còn sống hay những xác chết, nhất là xác lính FARDC, và uống máu người."
Bacre Waly Ndiaye, trưởng nhóm điều tra báo cáo với Hội đồng rằng có một trường hợp trong đó ít nhất 186 người đàn ông và trẻ em trai của một ngôi làng bị phiến quân Kamuina Nsapu chặt đầu.
Nhiều người trong số này là trẻ em bị ép phải chiến đấu. Các em không được mang súng hoặc chỉ cầm gậy gộc và được thuyết phục rằng ma thuật đã giúp mình trở nên bất khả xâm phạm. Nhiều chiến binh trẻ em như vậy đã bị giết khi lính FARDC xả súng máy một cách không phân biệt vào các em.
"Các thi thể thường được chôn trong những hố chôn tập thể cực lớn... hoặc đôi khi bị binh lính chất đống lên xe tải để mang đi chỗ khác chôn." Thông tin ban đầu cho thấy có khoảng 86 ngôi mộ tập thể, nhưng sau khi điều tra tại thực địa, nhóm chuyên gia nghi ngờ rằng con số này có thể lên đến hàng trăm.
Trả lời phỏng vấn của hãng tin Reuters, một người phát ngôn của chính phủ Congo cho biết những thông tin như vậy sẽ được chuyển tới cơ quan hành pháp ở Congo. "Đây là một chiến dịch báo chí có động cơ chính trị và không liên quan gì đến công lý," người phát ngôn này nói.
Bà Mushobekwa cho biết chính phủ đã thật lòng hợp tác với nhóm chuyên gia và muốn sự thật được phơi bày. Nhưng bà cũng nói rằng một số kết quả điều tra còn "chưa hẳn đáng tin cậy" vì cuộc điều tra diễn ra khá gấp gáp.
"Có một điều chắc chắn là mỗi bộ phận của lực lượng hành pháp cùng an ninh chịu trách nhiệm cho những tội ác này sẽ phải trả lời cho hành động của họ và sẽ bị trừng phạt nghiêm khắc," bà nói./.
Hậu quả chiến tranh qua góc nhìn của các nhà văn - cựu binh Mỹ
Chủ Nhật, 20/07/2014, 20:08:28
Di
chứng cuộc chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ không chỉ để lại trên
đất nước Việt Nam với quá nhiều đau thương, mất mát, mà còn hằn rõ trong
tâm tưởng và lịch sử nước Mỹ. Cũng từ đó đã hình thành một mảng văn học
đề tài về hậu chiến tranh Việt Nam sau năm 1975 của chính những nhà văn
- cựu binh Mỹ với nỗi ân hận, dày vò về cuộc chiến tàn bạo mà các nhà
cầm quyền nước họ đã gây ra.
Theo
Giáo sư người Mỹ J.M.Xteo-men (J.M.Stellman) và tài liệu của Bộ Quốc
phòng Mỹ, trong chiến tranh Việt Nam từ 1961 đến 1971, quân đội Mỹ đã
tiến hành 19.000 phi vụ rải hơn 80 triệu lít chất độc hóa học có chứa
366 kg chất đi-ô-xin cực kỳ độc hại xuống 26 nghìn làng, bản Việt Nam,
gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới môi trường sinh thái và sức khỏe con
người.
Hậu quả từ cuộc chiến tranh đã làm gần tám triệu người Việt Nam bị chết và bị thương tật. Hơn 4,8 triệu người bị di chứng chất độc da cam - đi-ô-xin trong đó hơn một triệu người đã chết và hơn 150.000 trẻ em thế hệ thứ hai, thứ ba bị di chứng chất độc đang từng ngày đau đớn. 58 nghìn binh lính Mỹ bị thiệt mạng, 300 nghìn người Mỹ bị tàn phế. Hàng chục nghìn người Mỹ và quân lính các nước chư hầu chịu hậu quả chất độc hóa học và di chứng chiến tranh tại Việt Nam...
Từ những đau thương, mất mát quá lớn đối với con người, với môi trường sống đã hình thành đề tài văn học hậu chiến tranh Việt Nam sau năm 1975.
Rất nhiều nhà văn, các cựu chiến binh Việt Nam và Mỹ cùng tác giả một số nước đã dùng ngòi bút mô tả số phận con người cùng nỗi đau của họ sau cuộc chiến với góc nhìn khác nhau. Mỗi tác phẩm một bức thông điệp gửi cho nhân loại, gửi tới mai sau về sự hủy diệt của chiến tranh, bằng những thứ vũ khí tối tân nhất, cùng những hành động man rợ nhất của chính con người đối với con người. Phần nhiều số tác phẩm chống lại cái ác, tố cáo tội ác của những người âm mưu chủ trương cuộc chiến tranh. Chia sẻ với những số phận bất hạnh, cứu giúp, nâng đỡ họ đứng dậy, giành lại sự sống đang bị cái ác chiến tranh bao vây dồn đuổi trên con đường cùng kiệt.
Ðề tài hậu chiến, mỗi câu chuyện, mỗi tình tiết như một dấu ấn, tưởng như không cần bất kỳ một sự hư cấu nghệ thuật hay một sự tưởng tượng nào vượt được sự thật khủng khiếp của hiện thực đã có. Một hiện thực không bị mờ khuất mà nó luôn hiện hữu trên mỗi con người, mỗi vùng đất nơi chiến tranh đã đi qua. Ðó chính là đối tượng miêu tả của văn học hậu chiến, của những ngòi bút khám phá nỗi đau và sự bất hạnh của con người trong thế giới thời bình.
Các nhà văn Mỹ cùng các cựu binh Mỹ từng có mặt trong cuộc chiến tranh Việt Nam đã viết hơn 500 cuốn sách bằng các thể loại tiểu thuyết, truyện ký, hồi ức về cuộc chiến tranh Việt Nam và hệ lụy của hậu quả chiến tranh trút lên con người, đè nặng tâm hồn, thể xác con người của hai đất nước. Một số tác phẩm từ cái nhìn số phận một cá thể con người cùng nỗi bất hạnh thời hậu chiến để nhìn lại cuộc chiến tranh trước đó. Dù viết dưới thể loại nào, ngôn ngữ độc thoại hay tả trực diện, tự thuật hay sáng tác văn học đều mang dấu ấn hiện đại của thời hậu chiến.
Tác phẩm Ðếm xác, tiểu thuyết của W.Hu-ghít (W.Hughet) miêu tả nỗi kinh hoàng của lính Mỹ tham chiến ở Khe Sanh. Nhìn rõ sự thật, hoài nghi tột cùng, đã đẩy người lính vào những ám ảnh bởi cái chết đau đớn thảm hại. Hậu Khe Sanh là gì? Lại những cuộc đụng độ và "đếm xác". Một sự thật quá sức mường tượng của hư cấu nghệ thuật. Phần lớn các sáng tác dù là tiểu thuyết hay hồi ức, con người cùng số phận của họ luôn là trung tâm của tác phẩm.
Tiểu thuyết Ngày sinh mùng 4 tháng 7 của Giôn Câu-uy-ki (John Cowike) nói về một thế hệ thanh niên có tri thức, có văn hóa của nước Mỹ bị lừa vào cuộc chiến tranh Việt Nam để rồi nhiều người phải gánh nỗi hận vì bị tàn phế suốt cả cuộc đời. Nhân vật Rô-bớt Mu-lơ đã phải thốt lên: "Tôi đã mất ba phần tư thân thể ở Việt Nam. Cuộc đời còn có nghĩa gì đâu. Tất cả những gì đối với tôi đều là vô nghĩa". Ở cuốn Câu chuyện Pu Cô, bằng ngôn ngữ độc thoại La-ri He-nơ-man (Larry Heneman) đẩy hình tượng nhân vật đạt tới thứ ngôn ngữ đối thoại của tiểu thuyết hiện thực. Từ góc nhìn cá thể số phận của một nhân vật là người lính Mỹ để nhìn lại cuộc chiến tranh tàn khốc và vô nghĩa mà họ đã gây ra ở Việt Nam. Ðó cũng là một thông điệp mới về cách nhìn chiến tranh của La-ri He-nơ-man. Chiến tranh theo ông đã dẫn con người tới sự sống vô nghĩa. Ðó là cuộc chiến tranh phi nghĩa?
Tác giả Giôn Ni-cô-lai (John Nicholair) với tiểu thuyết Máu Mỹ không chỉ lên án sự tàn bạo của cuộc chiến tranh, coi thường chủ trương gây ra cuộc chiến tranh với Việt Nam là kẻ sát nhân và ông đã ví chiến trường như một cái chợ bán thịt người. Ðiều sâu sắc trong tiểu thuyết Máu Mỹ, chiến tranh mới chỉ kết thúc ở chiến trường, nhưng chiến tranh vẫn đeo đẳng người lính Mỹ về tận nước Mỹ tàn phá cuộc đời của họ. Chỉ có dòng văn học hậu chiến tranh Việt Nam mới có hình ảnh kết cục với người Mỹ như thế. Nhưng suy cho cùng đó là số phận con người mà bất kỳ cuộc chiến tranh nào, người lính cũng phải gánh chịu.
Trong cuốn hồi ký Cha con tôi - NXB Chính trị Quốc gia dịch in 1998, tác giả Ðô đốc E.Giăn-oan (E.Junwalt) đã thú nhận nỗi bi thảm của gia đình mình. Ông viết: "Do những mệnh lệnh mà tôi đã đưa ra để tăng cường rải chất độc da cam ở miền Nam Việt Nam. Lúc đó, trong ý thức tôi không hề nghi ngờ rằng, cuối cùng bằng cách gián tiếp, tôi đã phải chịu trách nhiệm trước việc En-mô con trai tôi khi đó đang đi tuần tiễu ở Việt Nam, những vùng mà chính tôi đã ra lệnh rải thảm chất độc. En-mô và cả đứa cháu nội của tôi sau này cũng bị nhiễm nặng chất da cam. Ðiều đó đã biến tôi thành một công cụ trong tấm thảm kịch của gia đình mình. Những gì đã xảy ra đối với con trai tôi và Rút-xen cháu tôi đã hằn sâu thêm cảm xúc về sự phù phiếm của cuộc chiến tranh Việt Nam. Nó là bài học đau đớn nhất của cuộc đời tôi".
Nhận ra sự thật, viết lại sự thật bằng cảm và nhận từ chính nỗi đau của người cầm bút, nên hầu như các tiểu thuyết, hồi ký về hậu quả chiến tranh Việt Nam đều được mô phỏng chủ thể rất rõ ràng. Hình tượng về con người và thảm họa con người sau cuộc chiến tranh được chuyển tải bằng thứ ngôn ngữ của trái tim bị rung động thật sự. Bị cuốn hút bởi một thực tế, một hiện thực không thể tưởng tượng, không thể hư cấu hơn, tự nó đã làm nên giá trị tư tưởng của tác phẩm. Một cuộc chiến tranh xâm lược phi nghĩa đã hủy diệt tận cùng đối với con người, cần phải ngăn chặn những cuộc chiến tranh như thế.
Cuộc chiến tranh Việt Nam đã khép lại gần 40 năm, nhưng hậu quả của nó vẫn còn đang tiếp diễn và ngày càng nặng nề. Chúng tôi, các nhà văn Việt Nam kêu gọi các nhà văn Mỹ với lương tâm và thiên chức của người cầm bút hãy tiếp tục viết về đề tài hậu quả chiến tranh nhằm thức tỉnh lương tri nhân loại cùng Chính phủ Mỹ, chính phủ các nước có liên quan để họ có hành động vì sự sống và số phận những con người đang gánh chịu hậu quả từ cuộc chiến tranh Việt Nam.
Hậu quả từ cuộc chiến tranh đã làm gần tám triệu người Việt Nam bị chết và bị thương tật. Hơn 4,8 triệu người bị di chứng chất độc da cam - đi-ô-xin trong đó hơn một triệu người đã chết và hơn 150.000 trẻ em thế hệ thứ hai, thứ ba bị di chứng chất độc đang từng ngày đau đớn. 58 nghìn binh lính Mỹ bị thiệt mạng, 300 nghìn người Mỹ bị tàn phế. Hàng chục nghìn người Mỹ và quân lính các nước chư hầu chịu hậu quả chất độc hóa học và di chứng chiến tranh tại Việt Nam...
Từ những đau thương, mất mát quá lớn đối với con người, với môi trường sống đã hình thành đề tài văn học hậu chiến tranh Việt Nam sau năm 1975.
Rất nhiều nhà văn, các cựu chiến binh Việt Nam và Mỹ cùng tác giả một số nước đã dùng ngòi bút mô tả số phận con người cùng nỗi đau của họ sau cuộc chiến với góc nhìn khác nhau. Mỗi tác phẩm một bức thông điệp gửi cho nhân loại, gửi tới mai sau về sự hủy diệt của chiến tranh, bằng những thứ vũ khí tối tân nhất, cùng những hành động man rợ nhất của chính con người đối với con người. Phần nhiều số tác phẩm chống lại cái ác, tố cáo tội ác của những người âm mưu chủ trương cuộc chiến tranh. Chia sẻ với những số phận bất hạnh, cứu giúp, nâng đỡ họ đứng dậy, giành lại sự sống đang bị cái ác chiến tranh bao vây dồn đuổi trên con đường cùng kiệt.
Ðề tài hậu chiến, mỗi câu chuyện, mỗi tình tiết như một dấu ấn, tưởng như không cần bất kỳ một sự hư cấu nghệ thuật hay một sự tưởng tượng nào vượt được sự thật khủng khiếp của hiện thực đã có. Một hiện thực không bị mờ khuất mà nó luôn hiện hữu trên mỗi con người, mỗi vùng đất nơi chiến tranh đã đi qua. Ðó chính là đối tượng miêu tả của văn học hậu chiến, của những ngòi bút khám phá nỗi đau và sự bất hạnh của con người trong thế giới thời bình.
Các nhà văn Mỹ cùng các cựu binh Mỹ từng có mặt trong cuộc chiến tranh Việt Nam đã viết hơn 500 cuốn sách bằng các thể loại tiểu thuyết, truyện ký, hồi ức về cuộc chiến tranh Việt Nam và hệ lụy của hậu quả chiến tranh trút lên con người, đè nặng tâm hồn, thể xác con người của hai đất nước. Một số tác phẩm từ cái nhìn số phận một cá thể con người cùng nỗi bất hạnh thời hậu chiến để nhìn lại cuộc chiến tranh trước đó. Dù viết dưới thể loại nào, ngôn ngữ độc thoại hay tả trực diện, tự thuật hay sáng tác văn học đều mang dấu ấn hiện đại của thời hậu chiến.
Tác phẩm Ðếm xác, tiểu thuyết của W.Hu-ghít (W.Hughet) miêu tả nỗi kinh hoàng của lính Mỹ tham chiến ở Khe Sanh. Nhìn rõ sự thật, hoài nghi tột cùng, đã đẩy người lính vào những ám ảnh bởi cái chết đau đớn thảm hại. Hậu Khe Sanh là gì? Lại những cuộc đụng độ và "đếm xác". Một sự thật quá sức mường tượng của hư cấu nghệ thuật. Phần lớn các sáng tác dù là tiểu thuyết hay hồi ức, con người cùng số phận của họ luôn là trung tâm của tác phẩm.
Tiểu thuyết Ngày sinh mùng 4 tháng 7 của Giôn Câu-uy-ki (John Cowike) nói về một thế hệ thanh niên có tri thức, có văn hóa của nước Mỹ bị lừa vào cuộc chiến tranh Việt Nam để rồi nhiều người phải gánh nỗi hận vì bị tàn phế suốt cả cuộc đời. Nhân vật Rô-bớt Mu-lơ đã phải thốt lên: "Tôi đã mất ba phần tư thân thể ở Việt Nam. Cuộc đời còn có nghĩa gì đâu. Tất cả những gì đối với tôi đều là vô nghĩa". Ở cuốn Câu chuyện Pu Cô, bằng ngôn ngữ độc thoại La-ri He-nơ-man (Larry Heneman) đẩy hình tượng nhân vật đạt tới thứ ngôn ngữ đối thoại của tiểu thuyết hiện thực. Từ góc nhìn cá thể số phận của một nhân vật là người lính Mỹ để nhìn lại cuộc chiến tranh tàn khốc và vô nghĩa mà họ đã gây ra ở Việt Nam. Ðó cũng là một thông điệp mới về cách nhìn chiến tranh của La-ri He-nơ-man. Chiến tranh theo ông đã dẫn con người tới sự sống vô nghĩa. Ðó là cuộc chiến tranh phi nghĩa?
Tác giả Giôn Ni-cô-lai (John Nicholair) với tiểu thuyết Máu Mỹ không chỉ lên án sự tàn bạo của cuộc chiến tranh, coi thường chủ trương gây ra cuộc chiến tranh với Việt Nam là kẻ sát nhân và ông đã ví chiến trường như một cái chợ bán thịt người. Ðiều sâu sắc trong tiểu thuyết Máu Mỹ, chiến tranh mới chỉ kết thúc ở chiến trường, nhưng chiến tranh vẫn đeo đẳng người lính Mỹ về tận nước Mỹ tàn phá cuộc đời của họ. Chỉ có dòng văn học hậu chiến tranh Việt Nam mới có hình ảnh kết cục với người Mỹ như thế. Nhưng suy cho cùng đó là số phận con người mà bất kỳ cuộc chiến tranh nào, người lính cũng phải gánh chịu.
Trong cuốn hồi ký Cha con tôi - NXB Chính trị Quốc gia dịch in 1998, tác giả Ðô đốc E.Giăn-oan (E.Junwalt) đã thú nhận nỗi bi thảm của gia đình mình. Ông viết: "Do những mệnh lệnh mà tôi đã đưa ra để tăng cường rải chất độc da cam ở miền Nam Việt Nam. Lúc đó, trong ý thức tôi không hề nghi ngờ rằng, cuối cùng bằng cách gián tiếp, tôi đã phải chịu trách nhiệm trước việc En-mô con trai tôi khi đó đang đi tuần tiễu ở Việt Nam, những vùng mà chính tôi đã ra lệnh rải thảm chất độc. En-mô và cả đứa cháu nội của tôi sau này cũng bị nhiễm nặng chất da cam. Ðiều đó đã biến tôi thành một công cụ trong tấm thảm kịch của gia đình mình. Những gì đã xảy ra đối với con trai tôi và Rút-xen cháu tôi đã hằn sâu thêm cảm xúc về sự phù phiếm của cuộc chiến tranh Việt Nam. Nó là bài học đau đớn nhất của cuộc đời tôi".
Nhận ra sự thật, viết lại sự thật bằng cảm và nhận từ chính nỗi đau của người cầm bút, nên hầu như các tiểu thuyết, hồi ký về hậu quả chiến tranh Việt Nam đều được mô phỏng chủ thể rất rõ ràng. Hình tượng về con người và thảm họa con người sau cuộc chiến tranh được chuyển tải bằng thứ ngôn ngữ của trái tim bị rung động thật sự. Bị cuốn hút bởi một thực tế, một hiện thực không thể tưởng tượng, không thể hư cấu hơn, tự nó đã làm nên giá trị tư tưởng của tác phẩm. Một cuộc chiến tranh xâm lược phi nghĩa đã hủy diệt tận cùng đối với con người, cần phải ngăn chặn những cuộc chiến tranh như thế.
Cuộc chiến tranh Việt Nam đã khép lại gần 40 năm, nhưng hậu quả của nó vẫn còn đang tiếp diễn và ngày càng nặng nề. Chúng tôi, các nhà văn Việt Nam kêu gọi các nhà văn Mỹ với lương tâm và thiên chức của người cầm bút hãy tiếp tục viết về đề tài hậu quả chiến tranh nhằm thức tỉnh lương tri nhân loại cùng Chính phủ Mỹ, chính phủ các nước có liên quan để họ có hành động vì sự sống và số phận những con người đang gánh chịu hậu quả từ cuộc chiến tranh Việt Nam.
Bức ảnh lột tả sự tàn bạo của cuộc chiến tranh Syria
VOV.VN -Bức ảnh cậu bé 5 tuổi may mắn sống sót sau trận không kích ở
Aleppo đã làm lay động hàng triệu trái tim và cho thấy sự tàn bạo của
cuộc chiến ở Syria.
Bụi bặm phủ khắp người từ đầu đến chân sau
khi được kéo ra khỏi chính ngôi nhà sụp đổ của mình sạu một trận bom
oanh tạc, cậu bé ngồi sau chiếc xe cứu thương đầy ngơ ngác và hoảng sợ.
Cậu bé sống sót thần kỳ trong cuộc không kích tại Aleppo vào ngày 17/8
được các bác sỹ Syria nhận diện là Omran Dagneesh (5 tuổi).
Bức ảnh này nằm trong một đoạn video do Trung tâm Truyền thông Aleppo đăng tải trên mạng xã hội YouTube.
Đoạn video này cho thấy cảnh Omran đáng
thương được cứu từ đống đổ nát ở khu vực lân cận Qaterij do phiến quân
kiểm soát ở thành phố Aleppo, nơi quân đội Nga hoặc quân đội chính phủ
Syria bị tình nghi tiến hành không kích. Người đàn ông đưa Omran ra khỏi
đống đổ nát đặt cậu bé xuống một chiếc ghế màu da cam. Cậu bé dụi mắt
và phủi mặt sau khi người đàn ông đi khỏi rồi lau khô vết máu và mảnh
vụn vương vãi trên ghế.
Nhà báo Mahmoud Raslan, người đã chớp được
hình ảnh đầy xúc động này, cho biết các nhân viên cứu hộ và các nhà báo
đã cố gắng giúp cậu bé cùng bố mẹ cậu và anh chị em ruột của cậu bé
thoát khỏi ngôi nhà sụp đổ.
Omran được đưa tới bệnh biện để điều trị vết thương ở đầu.
Bác sỹ Osama Abu al-Ezz ở Aleppo cho biết
cậu bé được đưa đến bệnh viện M10. Các nhân viên y tế ở đây sử dụng tên
mã cho các bệnh viện nhằm bảo vệ các bệnh viện này khỏi các cuộc tấn
công. Bác sỹ này cho biết cậu bé được ra viện sau khi được điều trị.
Bác sỹ phẫu thuật Mohammad, người đã điều
trị vết thương cho cậu bé nói: "Omran không hề khóc. Dường như mọi việc
diễn ra lúc cậu bé đang ngủ. Cậu bé vô cùng may mắn vì chỉ bị thương nhẹ
vào da đầu. Chúng tôi đã làm sạch và khâu vết thương cũng như rửa mặt
và gột rửa vết bẩn trên quần áo cậu. Không có tổn thương sọ não nên
Omran được ra viện sau hai tiếng điều trị”.
Tuy nhiên, anh trai của Omran, Ali (10 tuổi) đã không qua khỏi vì bị thương nặng.
Trong một vài giờ sau khi được đăng tải
trên mạng Twitter, hình ảnh đầy xúc động này đã được chia sẻ hàng chục
ngàn lần và "gây bão” trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Chủ tịch kiêm CEO Uỷ ban Cứu hộ Quốc tế
David Miliband đã viết: "Khuôn mặt dính đầy máu và đầy thảng thốt của
một đứa trẻ sống sốt lột tả sự ghê rợn của cuộc chiến tranh ở Aleppo”.
Nhà báo Anna Ahronheim chia sẻ: "Cậu bé
này tên là Omran, 5 tuổi. Cậu ta không biết gì ngoài chiến tranh trong
cuộc đời của mình. Bạn hãy thử hình dung nếu như đó là con của mình."
Đã từ lâu, Aleppo trở thành chiến trường
ác liệt giữa quân đội của chính phủ và phiến quân. Gần đây, thành phố
Aleppo của Syria đặc biệt thu hút sự chú ý quốc tế bởi cuộc khủng hoảng
về cứu trợ nhân đạo ngày càng tồi tệ.
Thành phố Aleppo đang bị bủa vây kể từ khi
các lực lượng chính phủ do Tổng thống Syria Bashar al-Assad cầm đầu,
chặn ở Đường Castello, con đường cuối cùng dẫn vào các khu vực của thành
phố do phiến quân nắm giữ. Con đường "sống” này đã bị cắt đứt gần một
tháng trước, gây ra tình trạng khan hiếm thực phẩm và đẩy giá cả tăng
đến chóng mặt ở ở các quận phía Đông Aleppo.
Song trong một trận đánh lớn vào đầu tháng
8, liên minh gồm phiến quân, người Hồi giáo và các chiến binh jijhad
giao tranh với các lực lượng của chính phủ đã chặn đứng con đường tiếp
cận chính của quân chính phủ ở vạt phía Nam của thành phố Aleppo, khiến
hàng triệu dân thường rơi vào tình trang thiếu cả điện lẫn nước.
Vào tuần qua, Nga, nước đã cử quân đến trợ
giúp đồng minh Assad bấy lâu của mình, đã công lệnh nừng bắn 3h mỗi
ngày trong vòng ba ngày tại Aleppo để tạo điều kiện cho việc thực hiện
các hoạt động tiếp tế và cứu trợ nhân đạo cho thành phố.
Ngoại trưởng Đức Frank-Walter Steinmeir đã
chỉ trích giải pháp này vì cho rằng 3 giờ ngừng bắn không đủ để đưa
hàng cứu trợ cần thiết vào thành phố. Hưởng ứng lời kêu gọi Liên Hiệp
Quốc (UN), ông Steinmeier yêu cầu tiến hành lệnh ngừng bằn hoàn toàn.
Theo ước tính, ít nhất 400.000 người thiệt
mạng kể từ cuộc xung đột ở Syria bùng phát vào tháng 3/2011. Ngoài ra,
hàng triệu người đã phải đi biệt xứ, dẫn đến cuộc khủng hoảng nhập cư ở
khắp Trung Đông và châu Âu.
Bức ảnh này làm chúng ta gợi nhớ lại hình
ảnh thi thể cậu bé Syria Aylan Kurdi ba tuổi trôi dạt bên bờ biển Thổ
Nhĩ Kỳ gây chấn động thế giới vào năm ngoái.
Mỹ cũng đã có phản ứng về tấm ảnh gây sốc
đang được lan truyền trên các mạng xã hội khắp thế giới. Người phát ngôn
Bộ Ngoại Giao Mỹ John Kirby nói: "Cậu bé này chưa có một ngày trong đời
mình mà không có chiến tranh, chết chóc, huỷ diệt và nghèo đói trên quê
hương mình. Bạn không cần phải là người cha như tôi để nhìn bức ảnh này
mới có thể thấy bộ mặt thật của những gì đang diễn ra tại Syria."
Ông cho biết: "Ngoại trưởng Mỹ John Kerry
sẽ tiếp tục thúc giục Nga hợp tác với mình về một loạt các đề xuất mà
hai bên đã nhất trí ở Moscow và các nhóm vẫn đang nỗ lực bạch ra, cố
gắng đạt được sự đình chiến có tính thực thi hơn trên khắp đất nước
Syria một cách lâu dài"./.
ABCNews
Thân phận tàn khốc của những đứa trẻ trong Thế chiến II
Max - Bi kịch của Chủng tộc thượng đẳng
là tiểu thuyết của nhà văn Sarah Cohen-Scali do Wings Books - Thương
hiệu sách trẻ của NXB Kim Đồng ấn hành, đề cập đến những chương trình bí
mật do Chủ nghĩa Quốc xã thực hiện - và số phận của trẻ em trong thời
chiến dưới bàn tay của Đế chế.
Tiểu thuyết
từng giành 12 giải thưởng tại Pháp, trong đó có giải Prix Sorcières năm
2013 lấy cảm hứng từ những sự kiện lịch sử có thật về chương trình
"Lebensborn" (còn gọi là Suối Sinh) - một trong những chương trình tàn
bạo do Đức Quốc Xã tiến hành trong Thế chiến II. Đây là chương trình
được đích thân Thống chế Heinrich Himmler khởi xướng với mục tiêu làm
tăng dân số của “chủng Aryan ưu việt” bằng cách “nhân giống” từ các đối
tượng đã được chọn lọc kĩ; cũng như “Đức hoá” trẻ em từ các lãnh thổ bị
Đức Quốc Xã chiếm đóng.
Ước tính có khoảng tám nghìn trẻ em được
sinh ra trong các nhà trẻ của “Lebensborn” ở Đức, từ tám nghìn tới mười
hai nghìn trẻ em tại Na Uy, hàng trăm trẻ em tại Áo, Bỉ và Pháp, khoảng
hơn hai trăm nghìn đứa trẻ đã bị bắt cóc khỏi gia đình của mình.
Viết về những chương trình được thực hiện dưới bàn tay của Chủ nghĩa Quốc xã, Max - Bi kịch của Chủng tộc thượng đẳng chọn
đề cập đến thân phận của những đứa trẻ trong thời chiến, dù ở hai chiến
tuyến, nhưng cuộc đời chúng đã hoàn toàn thay đổi khi bị cuốn vào vòng
xoáy tàn bạo của Thế chiến II.
Nhân vật chính trong Max - Bi kịch của Chủng tộc thượng đẳng là
một cậu bé được mệnh danh “bản mẫu hoàn hảo” - đứa trẻ đầu tiên sinh ra
từ chương trình “Lebensborn”. Max chào đời vào ngày 20 tháng 4 năm
1936, cùng ngày sinh với Adolf Hitler và trở thành một cậu bé có số phận
đặc biệt. Ở cậu hội đủ các yếu tố của "Chủng người thượng đẳng" Aryan
với tóc vàng, mắt xanh và những chỉ số ưu việt.
Không chỉ có thể chất vượt trội - “như
được đúc bằng thép Krupp”, Max còn được đào tạo để có tinh thần và ý chí
sắt đá, sớm thấm nhuần tư tưởng của Đế chế, trở thành một “vũ khí” tàn
nhẫn từ khi còn nhỏ tuổi đến lúc là một thiếu sinh quân tại trường đào
tạo sĩ quan Napola. Dần chứng tỏ phẩm chất và sự lạnh lùng của mình, là
điệp viên nằm vùng nhỏ tuổi nhất, tham gia vào các chiến dịch của Tổ
chức, nhưng Max và những đứa trẻ của chương trình “Lebensborn” không
biết được những bi kịch nào đang chờ đợi mình phía trước...
Đã hơn 70 năm sau Thế chiến thứ hai
nhưng nỗi ám ảnh về sự tàn khốc của nó vẫn luôn còn hiện hữu. Các bên
tham chiến đều chịu những tổn thất nặng nề: hơn 60 triệu người chết
trong đó hơn một nửa là dân thường, các thành phố lớn trên khắp châu Âu
bị phá huỷ và hai thành phố của Nhật bị bom nguyên tử xóa sổ. Quân Đức
Quốc Xã đã hành quyết hơn sáu triệu người Do Thái và Ba Lan mất hơn 20%
dân số. Nhưng còn rất nhiều những “chương trình” tàn độc khác mà có thể
không nhiều người biết đến, cũng như không thể đo đếm được những chấn
động do nó gây ra.
Qua Max - Bi kịch của Chủng tộc thượng đẳng,
những sự thật về chương trình “Lebensborn” được đưa ra ánh sáng với góc
nhìn chân thực, không né tránh. Hàng nghìn đứa trẻ là con của lính SS
và những người phụ nữ được tuyển chọn đã được tạo ra; hoặc bị bắt cóc,
chiếm dụng từ các quốc gia bị chiếm đóng bất chấp mọi luật pháp, đạo đức
hay nhân quyền.
Những đứa trẻ không có ý niệm về gia
đình, không biết cha mẹ mình là ai, hoặc bị tước đoạt khỏi gia đình mãi
mãi. Những đứa trẻ không có tuổi thơ, không có tình yêu thương, được
nuôi dạy bằng sự thù hận, bằng kỉ luật “bẻ gẫy mọi ý chí” để trở nên
“máu lạnh”. Liệu chúng có thể có một cuộc đời trọn vẹn khi luôn trăn trở
về nguồn gốc thật của bản thân? Liệu phần “con người” trong chúng có
thể bị xóa bỏ?
Phơi bày những sự thật tàn khốc của
chiến tranh một cách trực diện: trẻ em bị bắt bớ, phụ nữ bị cưỡng bức,
sự tàn bạo của các bên tham chiến, và nhiều khía cạnh ít được biết đến
về Thế chiến II, Max - Bi kịch của Chủng tộc thượng đẳng, dưới
góc nhìn của một tác giả người Pháp, đã thể hiện tính nhân văn sâu sắc,
khẳng định tình yêu thương giữa con người với con người sẽ tạo ra sức
mạnh cảm hóa, kết thúc mọi khổ đau, mọi cuộc chiến tranh, và để trẻ em
được sống trong hòa bình. Bản năng khao khát yêu thương và hướng thiện
của những đứa trẻ có khả năng đập tan mọi giả thuyết phi nhân tính của
chương trình “Lebensborn” - trước cả khi Đế chế sụp đổ.
Hướng đến Ngày Sách Việt Nam (21-4) và kỉ niệm 74 năm
ngày chiến thắng Phát xít (9-5), NXB Kim Đồng tổ chức buổi tọa đàm nhân
dịp ra mắt tiểu thuyết lịch sử Max - Bi kịch của Chủng tộc thượng đẳng
và Cây vĩ cầm Ave Maria: “Số phận của những đứa trẻ trong thế chiến II”.
Chương trình diễn ra vào lúc 9 giờ 30 ngày 7-4 tại Toong Coworking Space (Tầng 3, số 08 Tràng Thi, Hoàn Kiếm, Hà Nội) với sự tham gia của các diễn giả: Nhà phê bình Mai Anh Tuấn, Dịch giả Nguyễn Hồng Vân, Biên tập viên Vũ Phương Anh. |
Nhận xét
Đăng nhận xét