ĐỊNH HƯỚNG XHCN? 5
(ĐC sưu tầm trên NET)
Cả hội trường "bùng nổ" sau Bài phát biểu của cô gái ném giày Nguyễn Thùy Dương ở Thủ Thiêm
Thủ Thiêm lại "Nóng" Lên Khi Cử Tri Nguyễn Thùy dương Chất Vấn Đại Biểu Quốc Hội
Bình quân mỗi người Việt ‘gánh’ 32 triệu đồng nợ công năm 2018
RFA
2019-05-22
2019-05-22
Bình quân mỗi người dân Việt Nam gánh hơn 32 triệu đồng nợ công
trong năm 2018. Con số này dựa theo tính toán quy mô kinh tế năm ngoái
của Việt Nam với khoảng 5,5 triệu tỉ đồng và nợ công ở ngưỡng 3,2 triệu
tỷ.
Tại kỳ họp thứ 7 Quốc hội khoá XIV đang diễn ra tại Hà Nội, Bộ Tài chính gửi báo cáo về tình hình nợ công năm 2018 lên Quốc hội. Theo đó tình hình nợ công tính đến hết ngày 31/12/2018 đã giảm xuống mức 58,4% GDP và cũng là mức thấp nhất 3 năm qua. Tình hình nợ công đã được quản lý, các mức dư nợ đều thấp hơn quy định trong kế hoạch tài chính 5 năm quốc gia giai đoạn 2016-2020.
Số liệu thống kê trước đó cho thấy vào năm 2015 và 2017, mức nợ công của nhà nước Việt Nam là 61,3% GDP, trong khi năm 2016 là 63,7% GDP, chỉ riêng năm 2018 là dưới 60% GDP.
Giáo sư - Tiến sĩ kinh tế Ngô Trí Long cho rằng nợ công giảm thấp so với nhiều năm trước đây là do cách tính thôi chứ bản chất không thay đổi, vẫn tương đối cao.
Theo số liệu của Bộ Tài Chánh thì ngoài nợ công, nợ Chính phủ 2018 ở mức 50% GDP, nợ được bảo lãnh Chính phủ là 7,9% GDP, nợ nước ngoài của quốc gia 46% GDP. Nợ chính quyền địa phương khoảng 0,5% GDP.
Theo báo chí trong nước, năm 2018, Chính phủ đã trả nợ trong nước gần 199.000 tỷ đồng, trong đó trả lãi là hơn 97.000 tỷ đồng.
Con số trả nợ nước ngoài là hơn 51.000 tỷ đồng, bao gồm nghĩa vụ trả nợ trực tiếp của Chính phủ là gần 28.000 tỷ đồng.
Tại kỳ họp thứ 7 Quốc hội khoá XIV đang diễn ra tại Hà Nội, Bộ Tài chính gửi báo cáo về tình hình nợ công năm 2018 lên Quốc hội. Theo đó tình hình nợ công tính đến hết ngày 31/12/2018 đã giảm xuống mức 58,4% GDP và cũng là mức thấp nhất 3 năm qua. Tình hình nợ công đã được quản lý, các mức dư nợ đều thấp hơn quy định trong kế hoạch tài chính 5 năm quốc gia giai đoạn 2016-2020.
Số liệu thống kê trước đó cho thấy vào năm 2015 và 2017, mức nợ công của nhà nước Việt Nam là 61,3% GDP, trong khi năm 2016 là 63,7% GDP, chỉ riêng năm 2018 là dưới 60% GDP.
Giáo sư - Tiến sĩ kinh tế Ngô Trí Long cho rằng nợ công giảm thấp so với nhiều năm trước đây là do cách tính thôi chứ bản chất không thay đổi, vẫn tương đối cao.
Theo số liệu của Bộ Tài Chánh thì ngoài nợ công, nợ Chính phủ 2018 ở mức 50% GDP, nợ được bảo lãnh Chính phủ là 7,9% GDP, nợ nước ngoài của quốc gia 46% GDP. Nợ chính quyền địa phương khoảng 0,5% GDP.
Theo báo chí trong nước, năm 2018, Chính phủ đã trả nợ trong nước gần 199.000 tỷ đồng, trong đó trả lãi là hơn 97.000 tỷ đồng.
Con số trả nợ nước ngoài là hơn 51.000 tỷ đồng, bao gồm nghĩa vụ trả nợ trực tiếp của Chính phủ là gần 28.000 tỷ đồng.
Ông Phúc kêu dân ‘đồng cam, cộng khổ’ trả nợ công
Thanh Trúc
2019-06-21
2019-06-21
Tại cuộc làm việc ở Hải Phòng hôm 19 tháng 6, thủ tướng Việt Nam
Nguyễn Xuân Phúc lên tiếng kêu gọi ba địa phương Hải Phòng, Hà Nội và
thành phố Hồ Chí Minh “đồng cam cộng khổ’ cùng chính phủ trả nợ công”.
Theo kinh tế gia Nguyễn Xuân Nghĩa, trước hết cần hiểu nợ công là tổng số tiền chính phủ vay mượn các quốc gia hay các định chế tài chính bên ngoài để mở mang phát triển đất nước. Chính phủ là đại diện của dân, vì thế toàn dân sẽ phải gánh trả bằng cách này cách khác.
Tuy nhiên theo ông Nguyễn Xuân Nghĩa thì khi vay nhà nước không hỏi dân mà giờ lại kêu gọi dân cùng gánh nợ thì sẽ có nhiều người thắc mắc.
Còn theo chuyên gia kinh tế tài chính trong nước, tiến sĩ Nguyễn Trí Hiếu:
Khó có chính phủ nào trong một quốc gia đang phát triển mà không đi vay nợ. Vay nợ là vì thu nhập của chính phủ không đủ để bù đắp những chi phí thường xuyên và chi phí đầu tư vào những công trình những dự án lớn.
Việt Nam cũng vậy, trong 20 năm vừa qua Việt Nam phát triển rất mạnh, GDP bình quân từ 6 đến 7%. Với một quốc gia đang phát triển như thế, phải đầu tư rất nhiều làm chi phí tăng cao thì không thể nào dùng nguồn thu từ thuế để chi mà phải đi vay trước rồi trả nợ sau.
Theo báo cáo Chính Phủ trình Quốc Hội tháng trước, tính đến hết ngày 31 tháng Mười Hai 2018 thì nợ công Việt Nam là 58,4% tổng sản phẩm quốc nội GDP, được coi là mức thấp nhất tính từ 2015 đến giờ.
Vẫn theo báo cáo này, các số liệu về nợ đều nằm trong giới hạn được Quốc hội quyết và còn thấp hơn so với dự kiến mà Bộ Tài Chính đưa ra hồi cuối 2018. Cụ thể hơn, mức nợ công được đề ra là 61,4% GDP và nợ chính phủ là 52,1%.
Phó giáo sư tiến sĩ, chuyên gia tài chính Ngô Trí Long, cho rằng nợ công giảm thấp so với nhiều năm trước đây là do cách tính thôi chứ bản chất không thay đổi, nghĩa là vẫn tương đối cao. Về cách tính mới mà chính phủ áp dụng cho 2018, chuyên gia Ngô Trí Long nói:
Chuyển phần để trả nợ loại ra ngoài thì đương nhiên nợ công thấp. Nếu tính theo phương pháp cũ thì vẫn vậy, không có gì thay đổ hết về mặt kỹ thuật. Tất nhiên giữ được mức độ không tăng thì cũng quí rồi nhưng với cách tính mới thì sẽ phản ảnh coi như nợ công giảm nhưng bản chất tính theo công thức cũ thì không có gì thay đổi.
Tại kỳ họp thứ 7 Quốc Hội khóa XIV ở Hà Nội tháng trước, báo cáo của Bộ Tài Chính về tình hình nợ công trước Quốc Hội cũng cho thấy bình quân mỗi đầu người Việt Nam đang gánh hơn 32 triệu Đồng nợ công trong năm 2018..
Con số hơn 32 cho đến 34 triệu Đồng nợ công mỗi một người phải gánh là nhiều đối với cá nhân nhưng không nhiều đối với quốc gia, là nhận định của chuyên gia ngân hàng và tài chính Nguyễn Trí Hiếu.
Hiện GDP bình quân đầu người của Việt Nam đâu đó 2.584 Đô La, vào khoảng độ 59 triệu Đồng/người/năm. Với cho là 33, 34 triệu thì mỗi người dân phải gánh một gánh nợ đâu đó một năm rưỡi trời trên thu nhập của họ. Đây là một gánh nặng rất lớn vì thu nhập bình quân đầu người tại Việt Nam thấp thành 34 triệu đó là mức cao.
Phải chăng đó là lý do khiến thủ tướng chính phủ phải kêu gọi “đồng cam cộng khổ trả nợ công”, nhưng hình thức đồng cam cộng khổ đó như thế nào? Tiến sĩ Nguyễn Trí Hiếu trả lời:
Có thể là phải đóng thuế thêm, giảm chi tiêu, chia sẻ với chính phủ trong tất cả những chi phí, những đầu tư. Tuy nhiên những từ đồng cam chịu khổ ở đây nó mang tính cách biểu tượng, tức là kêu gọi người dân thông cảm cho cái gánh nợ công của quốc gia, thông cảm cho những chi phí cần thiết của quốc gia. Trong cái thông cảm đó người dân cũng có thể đóng góp thêm bằng cách đóng thuế thêm, tiết giảm chi tiêu cho chính phủ, chia sẻ chi phí về đầu tư với chính phủ.
Vấn đề là khi chính phủ đưa ra một chính sách để người dân cùng tham gia vào thì phải có bài toán cụ thể. Người dân cũng cần phải được biết rằng nếu đồng hành với chính phủ giải quyết nợ công thì thực tế phải đưa ra bài toán cụ thể và rõ ràng để mọi người biết.
Tiến sĩ Đinh Trọng Thịnh, Học Viện Tài Chính Việt Nam, bổ túc ‘đồng cam, cộng khổ’ trả nợ công còn có nghĩa phải chịu thay đổi, chịu tái cấu trúc. Ngoài việc giảm thiểu những công trình đầu tư tốn kém, Việt Nam cũng nên giảm thiểu chi tiêu thường xuyên:
Cắt giảm chi tiêu thường xuyên là giảm thiểu sự cồng kềnh của bộ máy quản lý, giảm sao giảm thiểu độ ngũ cán bộ công chức không cần thiết đi. Giảm thiểu chi tiêu thường xuyên cũng là vấn đề kinh tế rất lớn mà ở đây người dân, cán bộ, công chức cũng phải đồng cam cộng khổ với chính phủ. Người dân phải có ý kiến cụ thể về những dịch vụ nào cần đơn giản đi, công chức cũng phải xác định là anh có thể nằm trong diện bị thải hồi nếu như anh không đáp ứng được yêu cầu quản lý của chính phủ. Đấy là đồng cam cộng khổ.
Còn thuế lại là một chuyện khác. Trong quan điểm một chuyên gia tài chính thì tôi muốn nói thực sự hệ thống thuế hiện nay đang có rất nhiều điều chưa phù hợp với nền kinh tế thị trường cũng như chưa phù hợp với sự hội nhập của Việt Nam, đặc biệt các cam kết Việt Nam đưa ra với các tổ chức quốc tế. Có nghĩa là làm thế nào để người đóng thuế chỉ đóng bằng hoặc ít hơn so với thời gian vừa qua. Như vậy không có nghĩ là phải đóng thuế nhiều hơn mà là thay chuyển thuế này sang thuế khác cho phù hợp.
Khả năng trả nợ của Việt Nam đang rất nan giải mặc dù Nhà Nước ra rất nhiều luật như đầu tư công hay kéo lãi suất tiết kiệm, cuối cùng luật có đầy đủ nhưng không có khả năng thực thi. Cho nên nếu không chấn chỉnh lại thì quan điểm cá nhân của tôi tuy nợ công ở mức độ thấp nhưng khả năng trả nợ khó có mức độ hiệu quả.
Chuyên gia tài chính Nguyễn Trí Hiếu đưa ra cái nhìn lạc quan hơn:
Nợ công nói chung là nợ nước ngoài, chiếm tỷ trọng gần một nửa. Trên thực tế Việt Nam vẫn đang trả nợ công đều đặn, vẫn đang nỗ lực trả đúng hạn. Chính phủ Việt Nam cũng có nghững biện pháp tái cơ cấu nợ rồi gia hạn nợ để tránh tình trạng khó trả. Nói chung thì Việt Nam trả nợ một cách sòng phẳng tại thời điểm này.
Trong báo cáo thẩm tra về việc thực hiện ngân sách nhà nước năm 2018, dự toán phân bổ ngân sách năm 2019 do Ủy Ban Tài Chính Ngân Sách thực hiện, 34 triệu Đồng nợ công/ đầu người là tăng gần 3 triệu so với năm 2017. Đây là dựa theo tính toán qui mô kinh tế năm ngoái với khoảng 5,5 triệu tỷ Đồng và nợ công ở ngưỡng 3,2 triệu tỷ Đồng.
Theo kinh tế gia Nguyễn Xuân Nghĩa, khi đi vay nợ nước ngoài phải biết chắc sau này có tiền trả không. Nếu không khéo thì dân và con cháu sẽ phải chịu những ‘quả đấm thép công nợ’ chồng chất trên đầu.
Theo kinh tế gia Nguyễn Xuân Nghĩa, trước hết cần hiểu nợ công là tổng số tiền chính phủ vay mượn các quốc gia hay các định chế tài chính bên ngoài để mở mang phát triển đất nước. Chính phủ là đại diện của dân, vì thế toàn dân sẽ phải gánh trả bằng cách này cách khác.
Tuy nhiên theo ông Nguyễn Xuân Nghĩa thì khi vay nhà nước không hỏi dân mà giờ lại kêu gọi dân cùng gánh nợ thì sẽ có nhiều người thắc mắc.
Còn theo chuyên gia kinh tế tài chính trong nước, tiến sĩ Nguyễn Trí Hiếu:
Khó có chính phủ nào trong một quốc gia đang phát triển mà không đi vay nợ. Vay nợ là vì thu nhập của chính phủ không đủ để bù đắp những chi phí thường xuyên và chi phí đầu tư vào những công trình những dự án lớn.
Việt Nam cũng vậy, trong 20 năm vừa qua Việt Nam phát triển rất mạnh, GDP bình quân từ 6 đến 7%. Với một quốc gia đang phát triển như thế, phải đầu tư rất nhiều làm chi phí tăng cao thì không thể nào dùng nguồn thu từ thuế để chi mà phải đi vay trước rồi trả nợ sau.
Theo báo cáo Chính Phủ trình Quốc Hội tháng trước, tính đến hết ngày 31 tháng Mười Hai 2018 thì nợ công Việt Nam là 58,4% tổng sản phẩm quốc nội GDP, được coi là mức thấp nhất tính từ 2015 đến giờ.
Vẫn theo báo cáo này, các số liệu về nợ đều nằm trong giới hạn được Quốc hội quyết và còn thấp hơn so với dự kiến mà Bộ Tài Chính đưa ra hồi cuối 2018. Cụ thể hơn, mức nợ công được đề ra là 61,4% GDP và nợ chính phủ là 52,1%.
Cần hiểu nợ công là tổng số tiền chính phủ vay mượn các quốc gia hay các định chế tài chính bên ngoài để mở mang phát triển đất nước. Chính phủ là đại diện của dân, vì thế toàn dân sẽ phải gánh trả bằng cách này cách khác. Tuy nhiên khi vay Nhà Nước không hỏi dân mà giờ lại kêu gọi dân cùng gánh nợ thì sẽ có nhiều người thắc mắc.Tưởng cũng nên nhắc số liệu thống kê năm 2015 và 2017 về mức nợ công nhà nước Việt Nam là 61,3% GDP, so với mức 63,7% GDP năm 2016. Chỉ riêng 2018 là dưới 60%.
-Kinh tế gia Nguyễn Xuân Nghĩa
Phó giáo sư tiến sĩ, chuyên gia tài chính Ngô Trí Long, cho rằng nợ công giảm thấp so với nhiều năm trước đây là do cách tính thôi chứ bản chất không thay đổi, nghĩa là vẫn tương đối cao. Về cách tính mới mà chính phủ áp dụng cho 2018, chuyên gia Ngô Trí Long nói:
Chuyển phần để trả nợ loại ra ngoài thì đương nhiên nợ công thấp. Nếu tính theo phương pháp cũ thì vẫn vậy, không có gì thay đổ hết về mặt kỹ thuật. Tất nhiên giữ được mức độ không tăng thì cũng quí rồi nhưng với cách tính mới thì sẽ phản ảnh coi như nợ công giảm nhưng bản chất tính theo công thức cũ thì không có gì thay đổi.
Tại kỳ họp thứ 7 Quốc Hội khóa XIV ở Hà Nội tháng trước, báo cáo của Bộ Tài Chính về tình hình nợ công trước Quốc Hội cũng cho thấy bình quân mỗi đầu người Việt Nam đang gánh hơn 32 triệu Đồng nợ công trong năm 2018..
Con số hơn 32 cho đến 34 triệu Đồng nợ công mỗi một người phải gánh là nhiều đối với cá nhân nhưng không nhiều đối với quốc gia, là nhận định của chuyên gia ngân hàng và tài chính Nguyễn Trí Hiếu.
Hiện GDP bình quân đầu người của Việt Nam đâu đó 2.584 Đô La, vào khoảng độ 59 triệu Đồng/người/năm. Với cho là 33, 34 triệu thì mỗi người dân phải gánh một gánh nợ đâu đó một năm rưỡi trời trên thu nhập của họ. Đây là một gánh nặng rất lớn vì thu nhập bình quân đầu người tại Việt Nam thấp thành 34 triệu đó là mức cao.
Phải chăng đó là lý do khiến thủ tướng chính phủ phải kêu gọi “đồng cam cộng khổ trả nợ công”, nhưng hình thức đồng cam cộng khổ đó như thế nào? Tiến sĩ Nguyễn Trí Hiếu trả lời:
Có thể là phải đóng thuế thêm, giảm chi tiêu, chia sẻ với chính phủ trong tất cả những chi phí, những đầu tư. Tuy nhiên những từ đồng cam chịu khổ ở đây nó mang tính cách biểu tượng, tức là kêu gọi người dân thông cảm cho cái gánh nợ công của quốc gia, thông cảm cho những chi phí cần thiết của quốc gia. Trong cái thông cảm đó người dân cũng có thể đóng góp thêm bằng cách đóng thuế thêm, tiết giảm chi tiêu cho chính phủ, chia sẻ chi phí về đầu tư với chính phủ.
Vấn đề là khi chính phủ đưa ra một chính sách để người dân cùng tham gia vào thì phải có bài toán cụ thể. Người dân cũng cần phải được biết rằng nếu đồng hành với chính phủ giải quyết nợ công thì thực tế phải đưa ra bài toán cụ thể và rõ ràng để mọi người biết.
Tiến sĩ Đinh Trọng Thịnh, Học Viện Tài Chính Việt Nam, bổ túc ‘đồng cam, cộng khổ’ trả nợ công còn có nghĩa phải chịu thay đổi, chịu tái cấu trúc. Ngoài việc giảm thiểu những công trình đầu tư tốn kém, Việt Nam cũng nên giảm thiểu chi tiêu thường xuyên:
Cắt giảm chi tiêu thường xuyên là giảm thiểu sự cồng kềnh của bộ máy quản lý, giảm sao giảm thiểu độ ngũ cán bộ công chức không cần thiết đi. Giảm thiểu chi tiêu thường xuyên cũng là vấn đề kinh tế rất lớn mà ở đây người dân, cán bộ, công chức cũng phải đồng cam cộng khổ với chính phủ. Người dân phải có ý kiến cụ thể về những dịch vụ nào cần đơn giản đi, công chức cũng phải xác định là anh có thể nằm trong diện bị thải hồi nếu như anh không đáp ứng được yêu cầu quản lý của chính phủ. Đấy là đồng cam cộng khổ.
Còn thuế lại là một chuyện khác. Trong quan điểm một chuyên gia tài chính thì tôi muốn nói thực sự hệ thống thuế hiện nay đang có rất nhiều điều chưa phù hợp với nền kinh tế thị trường cũng như chưa phù hợp với sự hội nhập của Việt Nam, đặc biệt các cam kết Việt Nam đưa ra với các tổ chức quốc tế. Có nghĩa là làm thế nào để người đóng thuế chỉ đóng bằng hoặc ít hơn so với thời gian vừa qua. Như vậy không có nghĩ là phải đóng thuế nhiều hơn mà là thay chuyển thuế này sang thuế khác cho phù hợp.
Người dân cũng cần phải được biết rằng nếu đồng hành với chính phủ giải quyết nợ công thì thực tế phải đưa ra bài toán cụ thể và rõ ràng để mọi người biết.-Chuyên gia tài chính & ngân hàng Nguyễn Trí HiếuĐối với phó giáo sư tiến sĩ Ngô Trí Long, điều đáng quan tâm là khả năng trả nợ công của Việt Nam hiện nay:
Khả năng trả nợ của Việt Nam đang rất nan giải mặc dù Nhà Nước ra rất nhiều luật như đầu tư công hay kéo lãi suất tiết kiệm, cuối cùng luật có đầy đủ nhưng không có khả năng thực thi. Cho nên nếu không chấn chỉnh lại thì quan điểm cá nhân của tôi tuy nợ công ở mức độ thấp nhưng khả năng trả nợ khó có mức độ hiệu quả.
Chuyên gia tài chính Nguyễn Trí Hiếu đưa ra cái nhìn lạc quan hơn:
Nợ công nói chung là nợ nước ngoài, chiếm tỷ trọng gần một nửa. Trên thực tế Việt Nam vẫn đang trả nợ công đều đặn, vẫn đang nỗ lực trả đúng hạn. Chính phủ Việt Nam cũng có nghững biện pháp tái cơ cấu nợ rồi gia hạn nợ để tránh tình trạng khó trả. Nói chung thì Việt Nam trả nợ một cách sòng phẳng tại thời điểm này.
Trong báo cáo thẩm tra về việc thực hiện ngân sách nhà nước năm 2018, dự toán phân bổ ngân sách năm 2019 do Ủy Ban Tài Chính Ngân Sách thực hiện, 34 triệu Đồng nợ công/ đầu người là tăng gần 3 triệu so với năm 2017. Đây là dựa theo tính toán qui mô kinh tế năm ngoái với khoảng 5,5 triệu tỷ Đồng và nợ công ở ngưỡng 3,2 triệu tỷ Đồng.
Theo kinh tế gia Nguyễn Xuân Nghĩa, khi đi vay nợ nước ngoài phải biết chắc sau này có tiền trả không. Nếu không khéo thì dân và con cháu sẽ phải chịu những ‘quả đấm thép công nợ’ chồng chất trên đầu.
Lương không đủ sống, có nữ công nhân chấp nhận 'bán mình', đẻ thuê
10/07/2019 17:03 GMT+7
TTO - "Lương không đảm bảo đủ sống, người lao động sẵn sàng bán mình cho quỷ, và hiện ở các khu công nghiệp đã có hiện tượng nữ công nhân chấp nhận chửa thuê, đẻ thuê…"
Ông Vũ Quang Thọ - nguyên Viện
trưởng Viện Công nhân và công đoàn (Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam) -
chua chát nói ra điều này tại tọa đàm về tiền lương tối thiểu, mức sống
tối thiểu của người lao động do Tổng LĐLĐ VN tổ chức chiều 10-7.
Theo
ông Thọ, số liệu công bố gần đây cho thấy lương tối thiểu hiện đã đảm
bảo được gần 95% mức sống tối thiểu của người lao động. Tuy nhiên, Viện
Công nhân và công đoàn cũng như bản thân ông vẫn thường xuyên xuống các
khu công nghiệp có đông người lao động để nắm tình hình, và thấy
rằng mức lương tối thiểu, thu nhập của người lao động vẫn còn quá thấp
so với nhu cầu và mức sống tối thiểu.
"Thực tế ngay tại
khu công nghiệp ở phía Bắc đã xuất hiện những trường hợp nữ công nhân
chấp nhận 'bán mình', nhận đẻ thuê với mức thù lao 10.000-12.000USD.
Nhiều nữ công nhân hỏi nếu lương 4-5 triệu đồng/tháng, chưa trừ hàng
loạt các chi phí sinh hoạt, thì cháu làm đến bao giờ mới tích lũy
được cả chục ngàn đôla", nguyên viện trưởng chia sẻ.
Ông
Thọ cho rằng các thành viên Hội đồng Tiền lương quốc gia, trong đó có
Tổng LĐLĐ VN, cần bàn bạc để thống nhất tăng mức lương tối thiểu. "Không
chỉ tăng 5-6%, mà lương tối thiểu cần tăng 9-10%. Lương có tăng lên thì
người lao động mới không bị tha hóa", ông Thọ nói.
Đồng
tình với quan điểm của ông Thọ, ông Nguyễn Thành Đô - trưởng Ban Chính
sách pháp luật LĐLĐ TP.HCM - cho rằng cách tính lương hiện không minh
bạch nên người lao động không biết được cách tính.
"Lương
quá thấp nên người lao động ở TP.HCM nếu không làm thêm thì không thể
đảm bảo mức sống tối thiểu của bản thân người lao động, chưa nói đến
người thân, gia đình họ. Nếu không tăng lương tối thiểu,
người lao động không có điều kiện để tái tạo sức lao động, nhiều người
ngoài giờ làm sẽ phải đi chạy xe ôm", ông Đô nói.
"Lương thấp,
đóng bảo hiểm thấp nên khi nghỉ hưu người lao động cũng chỉ nhận mức
lương hưu cực thấp, thấp hơn chuẩn nghèo nên họ lại rơi vào đối tượng
bảo trợ xã hội. Cần phải tăng lương 8,1%".
Lương
tối thiểu phải đảm bảo mức ăn đủ lượng calo, được sống trong căn phòng
đủ các thiết bị tối thiểu chứ không phải ở trong "khu ổ chuột", lương
tối thiểu còn phải tính đến cả phần tiết kiệm được mỗi
tháng. Lương tối thiểu của Việt Nam phải "bằng chị bằng em" trong khu
vực, và trong khu vực thì lương tối thiểu cũng không phải là cao. Lương
không đủ sống nên người lao động luôn trong tình trạng tằn tiện chi
tiêu, thậm chí vay nợ.
Oxfam Việt Nam
Ông
Lê Đình Quảng - phó trưởng Ban Quan hệ lao động (Tổng LĐLĐ VN) - cho
biết căn cứ vào tình hình phát triển kinh tế, xã hội có những khởi sắc,
dự kiến GDP tăng khoảng 7%, CPI tăng khoảng 4% và năng suất lao động
tăng khoảng 5%, nên tại phiên họp của Hội đồng tiền lương mới
đây, cơ quan này đã đề xuất tăng lương tối thiểu.
Dự
kiến mức tăng áp dụng từ 1-1-2020 là 180.000-380.000 đồng (tùy từng
vùng) so với lương tối thiểu năm 2019, tức tăng bình quân 8,1%. Hoặc
phương án tăng thấp hơn là 160.000-330.000 đồng (tăng 7,06%).
Đại
diện Oxfam cho biết tổ chức này cùng Viện Công nhân và công đoàn vừa có
khảo sát tại một số doanh nghiệp dệt may tại 5 tỉnh, thành phố thì thấy
có đến 70% trong số 160 người được hỏi (công nhân, quản đốc, cán bộ Sở
Lao động, thương binh và xã hội) cho biết họ không có đủ tiền để trang
trải nhu cầu sinh hoạt.
23% người cho biết họ "đang sống trong điều kiện nhà ở tạm bợ".
Lương
không đủ sống nên 65% công nhân nói rằng họ thường xuyên làm thêm giờ.
Gần 1/3 số công nhân được điều tra cho biết luôn lo lắng về việc làm quá
nhiều giờ trong ngày và ảnh hưởng của làm thêm giờ tới sức khỏe.
Cụ
thể, 69% hay bị đau đầu, chóng mặt, hoa mắt, tụt huyết áp, đau đốt sống
cổ. 53% không đủ tiền trang trải chi phí khám chữa bệnh và thuốc men,
không dám đi khám bệnh mà có bệnh chỉ tự đi mua thuốc ngoài hiệu thuốc.
Đặc
biệt, do lương thấp nên gần 10% công nhân bày tỏ khó khăn về quyết định
sinh con. 20% không đủ tiền để mua đồ dùng học tập cho con cái (sách,
vở, bút chì, bút mực…)
Nhận xét
Đăng nhận xét