BỘ MẶT CHIẾN TRANH 02

-Chiến tranh mang bộ mặt gớm ghiếc, tởm lợm đến khủng khiếp, không thể tả được, dù bôi son trát phấn như thế nào, tung hô ra sao.
-Chiến tranh là thể hiện sự thờ ơ, vô cảm khốn nạn tột cùng về việc hủy diệt tàn bạo cuộc sống và thân phận con người.
-Chiến tranh phi nghĩa là chiến tranh "nặn ra" lý do từ không có lý do, hủy diệt và tàn phá cuộc sống một cách không chính đáng. Chiến tranh chính nghĩa là chiến tranh  nảy sinh từ việc chống chiến tranh phi nghĩa, được hủy diệt và tàn phá cuộc sống một cách chính đáng (?).
-Tóm lại, bộ mặt thật của chiến tranh nói chung là độc ác, ngu xuẩn và mù quáng đến ngỡ ngàng của con người khôn ngoan, có lý trí.
-Ngày chiến thắng 30/4, lũ bán nước cay cú gọi là ngày quốc hận, người cộng sản cực đoan cho rằng đó là ngày toàn dân phải vui mừng, riêng cố thủ tướng Võ Văn Kiệt, người có vợ con đều chết trong chiến tranh, thì nói, đó là ngày có triệu người vui và cũng có triệu người buồn.
-Lão Tử, một đại hiền triết thời cổ đại của Trung Quốc, từng nói: "Giết hại nhiều người thì nên lấy lòng bi ai mà khóc, chiến thắng thì nên lấy tang lễ mà xử".
------------------------------------------------------- 
(ĐC sưu tầm trên NET)
  
Somme 1916 Tribute to my grand father
  
Band of Brothers-Carentan


Chiến trường K: Lính tình nguyện Việt Nam và những cuộc săn thú dữ nghẹt thở trong rừng thẳm

Trung Sỹ |




Chiến trường K: Lính tình nguyện Việt Nam và những cuộc săn thú dữ nghẹt thở trong rừng thẳm
Ảnh minh họa.

Con báo nghe động nằm im, rình thằng Quốc vào đúng tầm phóng mình vọt tới quơ tay tính vả ngang mặt. Bàn chân trước của nó đầy móng vuốt, ra đòn cực nhanh.

Mùa mưa lịch tác chiến thưa, đơn vị củng cố nơi ăn chốn ở. Chúng tôi phát quang rừng, xây dựng doanh trại. Nhà lính thường ba gian nhỏ. Gian giữa có bộ bàn ghế để ngồi trà lá thuốc rê đóng bằng cây rừng, chôn cọc chân xuống đất. Hai chái hồi dành nơi làm ván ngủ. Quân y kiểm tra, không cho lính ngủ võng mùa mưa để chống sốt rét.
Chúng tôi chặt những cây thẳng, đường kính chừng 15 cm làm cột nhà. Vì kèo cùng loại gỗ đó nhưng nhỏ hơn, Cũng thượng thu hạ thách, chống đứng chống xiên vạc mộng cẩn thận. Đòn tay bằng tre tầm vông loại như cổ tay là vừa.
Đánh tranh phức tạp hơn một chút. Lần sâu vào hướng suối tù, cách chỗ đứng chân khoảng 2 km có mấy cái trảng tranh lớn. Bãi tranh này cùng phum Nhà dài, về sau là bãi săn của mấy anh lính sát thú người Thanh Hoá.
Chiến trường K: Lính tình nguyện Việt Nam và những cuộc săn thú dữ nghẹt thở trong rừng thẳm - Ảnh 1.
Xuân Tùng (bút danh Trung Sỹ) - Nguyên trung sỹ D4, E2, Sư đoàn 9, Quân đoàn 4 tham gia Chiến tranh Biên giới Tây Nam bảo vệ Tổ quốc và là Quân tình nguyện Việt Nam ở Campuchia, tác giả cuốn Hồi ức Chuyện lính Tây Nam, NXB Thanh Niên.
Khi đi lấy tranh thường phải có tổ chức và mang súng vì nó khá xa đội hình đứng chân. Hơn nữa chỗ này hay xuất hiện thú dữ.
Có những lúc bọn tôi đi cắt tranh gặp cả đàn heo rừng con lông vàng sọc ngang chạy xoi xói. Không thấy lợn mẹ đâu nhưng vẫn nghe tiếng nó hực hực gọi con trong đám cỏ dày. Trên bãi tranh, vết ủi bật đất của bầy heo rừng cày ngang dọc nồng mùi đất mới.
Heo rừng thích ăn mầm cỏ tranh non còn nằm ẩn sâu dưới đất. Đôi khi thấy từng cợn bùn khô dính đầy lông heo cọ gãi, bám chòm gốc những cây cám mồ côi.
Trời đang chuyển mùa. Mưa nhỏ hơn và thường xuất hiện vào nửa đêm về sáng. Không để bị lệ thuộc vào nguồn tiếp vận thực phẩm của hậu cần vì đơn vị ở trong rừng, rất xa trung đoàn bộ, anh em đơn vị tìm đủ mọi cách để cải thiện bằng cách săn bắn hay đánh cá.
Những hoạt động giúp người lính phải vận động, chống lại cơn sốt rét luôn rình rập mùa mưa.
Mấy thằng lính thèm chất tươi đã sẵn sàng cho một đi cuộc săn. Đèn 3 pin Con Hổ Trung quốc ra ga Bamnak mua của dân buôn tàu hỏa, tháo pha ra hàn đấu lưỡng cực nối với nửa lố pin máy 2w thải đeo sườn, buộc dây nịt đội chặt trên trán thành chiếc đèn săn xịn.
Trung đội thông tin trở nên có giá vì là nguồn cung cấp pin cho mấy tay săn bắn. Tiểu đoàn bộ chỉ có Bình vàng, Quỳnh "xe lôi" trung đội vận tải sát thú, thường bắn được hoẵng và heo. Lán Quỳnh xe lôi treo mấy cái mảng sọ con hoẵng có cặp sừng nhỏ chẽ đôi để làm mắc áo.
Còn trung đội tôi, dù pin lẫn súng trang bị đến tận răng nhưng anh Nhương họa hoằn mới bắn được vài con thỏ nát ăn hoi mù. Phải bạo gan đi xa mới gặp may. Kiểu nhát ma săn cảnh, nghe súng nổ quanh nhà đen đét cách vài trăm mét có thỏ ăn đã là phúc.
Chiến trường K: Lính tình nguyện Việt Nam và những cuộc săn thú dữ nghẹt thở trong rừng thẳm - Ảnh 2.
Lính tình nguyện Việt Nam ở Campuchia.
Những cuộc săn thú vị...
Những đêm trăng gần tròn, bầy thỏ rừng xám tràn ra trảng, mắt đêm bắt đèn chiu chít. Những đôi mắt lạc hồn sáng xanh như bầy đom đóm. Nhiều con thỏ đực say đèn bước sát vài mét vẫn không chịu chạy.
Đôi chân trước ngắn ngủn hết cào cào đất cứng thách thức chiến đấu. Khu trảng giữa khẩu đội 12.8mm ăn lan sang mé rặng le là nhiều thỏ nhất. Sáng mai đi hái măng le, thấy phân thỏ như những viên thuốc tễ xám tròn trải dày mặt cỏ.
Ở rừng khộp ven phum cứ, tôi đã gặp những con nhím hơn chục ký. Ban đêm đụng người, nhím lớn lủi vô bụi rũ lông rù rù dọa nạt, như tiếng người ta đưa cái đóm vào cánh quạt đang quay. Lông nhím dài cả nửa mét, khoang đen khoang trắng cứng nhọn như những mũi tên.
Người ta nói nhím biết bắn lông vào kẻ thù nhưng tôi chưa chứng kiến điều đó. Chỉ biết thịt nhím ăn rất lành và ngon.
Dạ dày nhím là một vị thuốc quý. Mùa mưa giàu thức ăn, nhím ăn tạp nham đủ thứ. Mùa khô khan hiếm, lá lẩu bị rừng cháy liếm sạch. Nó phải lụi cụi đào dũi thật sâu mới có củ rễ hay sâu bọ côn trùng. Quý bởi những củ, những rễ nó dũi trong rừng mùa này thường là những vị thuốc đặc biệt khó tìm.
Nhím săn được về, làm lông, phanh bụng. Cái dạ dày buộc thắt trên thắt dưới, để nguyên các thứ bên trong mang rửa rượu phần bên ngoài rồi đem phơi. Bốn nắng là khô cong, dậy mùi thuốc bắc thơm thơm.
Của này sao vàng tán nhỏ chữa bệnh đau bao tử rất hiệu nghiệm.Một đêm trời tối như mực, anh Nhương với Tường lé chui vào phum nhà dài kiếm thú. Phum này có một cái nhà dài chúng tôi đã tháo hết ván vách, chỉ còn lại bộ khung giàn gỗ.
Chiến trường K: Lính tình nguyện Việt Nam và những cuộc săn thú dữ nghẹt thở trong rừng thẳm - Ảnh 4.
Bộ đội Việt Nam ở Campuchia.
... và cuộc đụng độ nảy lửa với "ông ba mươi"
Tôi nằm chưa ngủ, nghe tiếng AK kéo tằng tặc. Hiếm khi nghe AK nổ liên thanh nên cả tụi nhỏm dậy bồn chồn. Đứa đoán đụng địch, đứa đoán đêm nay ngập răng vì chắc hạ thú lớn.
Anh Hoạch bảo tôi với thằng Ban đặt sẵn nồi nước. Nửa tiếng sau thấy hai người sồng sộc chạy về, thần thái hoảng loạn nói không ra hơi. Anh Nhương hổn hển lắp bắp, bảo chúng tao gặp hổ. Nó ngồi trên xà ngang nhà thấy tao, nhảy vọt qua ngọn cây bưởi.
Tao giật mình néo cò khẩu súng đang đeo chúc nòng, xuýt bắn vào chân. Thằng Tường lé bổ sung đó là con hổ lớn lông trắng, lướt ào qua vệt đèn săn.
Tiểu đoàn bộ thấy súng nổ, xôn xao chạy sang trung đội thông tin phục, mong kiếm miếng thịt. Nghe chuyện thằng Tường với anh Nhương kể, lại trông hai người thấy thần thái tán vía, đều im phắc.
Từ đó mỗi lúc đi đái, lính tráng đều nhìn trước ngó sau ra màn tối đêm rừng. Chỉ có Quỳnh xe lôi nhe răng cười bí hiểm.
Quỳnh "xe lôi" người Thái trắng huyện Thường Xuân, Thanh Hóa giáp Lào. Nó thấp đậm, da trắng bóc dù đã mấy năm chiến trận. Một bên má nó có cái mụt ruồi lớn, trên đó thò ra một túm lông xoăn đen nhánh.
Nó bảo hồi bé nó cũng nghe ông già nói đã từng gặp hổ trắng, nhưng gần thế không nghe mùi khét chắc gì đã là cọp. Anh Nhương đái ướt sũng quần rồi kìa, để mai tôi rủ Bình vàng đi.
Chiến trường K: Lính tình nguyện Việt Nam và những cuộc săn thú dữ nghẹt thở trong rừng thẳm - Ảnh 5.
Gần tuần liền trung đội vận tải đi rình mò nhưng con hổ vẫn mất tăm tích. Mấy anh nhát ma thấy êm, lại loác đoác loanh quanh ven rừng cứ, nổ súng bắn thỏ đêm. Vài bữa sau tôi ra trung đoàn lĩnh pin, về đến khẩu đội DK.82 chỗ đầu dốc cầu tạt vào kiếm miếng nước.
Vừa vào lán, giật mình sởn da gà. Dài thượt trên nền là một con báo hoa mai lớn đang nằm há miệng, dãi còn chảy nhèo nhẹo. Con báo dính bẫy, một chân bị cáp treo lên. Không tháo được, nó đang tự cắn đứt chân trước thì Quốc lò dò đến thăm bẫy.
Con báo nghe động nằm im, rình thằng Quốc vào đúng tầm phóng mình vọt tới quơ tay tính vả ngang mặt. Thật may, tầm nhảy của nó bị cái cáp bẫy gìm lại, kéo nó văng đổ lật thân. Bàn tay trước đầy vuốt vả hụt, cách mặt Quốc có 20 cm.
Quốc cũng lỳ, nó lựa vị trí trên thân con báo đang lồng lộn phá bẫy làm đúng một phát xuyên tim, chạy về gọi trung đội ra khiêng.
Quỳnh xe lôi sang xem phán như đinh đóng cột, bảo đấy chính là con hổ trắng anh Nhương với Tường lé gặp mấy bữa trước. Nó giảng giải giống hổ leo trèo kém.
Thấy ngồi gọn lỏn trên xà ngang nhà, lại trắng trong ánh đèn lóa thì chỉ có thể là báo chứ không phải hổ. Do thần hồn nát thần tính nên anh Nhương với thằng Tường nhầm là thường.
Con báo cân nặng 75kg. Quốc cùng khẩu đội DK khiêng ra ga Bamnak bán cho dân buôn đi tàu với giá 500 Riel.
Tháng sau chúng tôi lên biên giới Thái Lan tải gạo cho sư đoàn 339, Quốc cùng ba người nữa ôm trọn một trái KP.2 dưới gốc cây dầu rái cổ thụ. Người lính dũng cảm địch phải ngán, hổ phải kinh, đã phải ra đi vì một trái mìn câm lặng.
Chiến trường K: Lính tình nguyện Việt Nam và những cuộc săn thú dữ nghẹt thở trong rừng thẳm - Ảnh 7.
theo Trí Thức Trẻ




Tàu ngầm tuyệt mật Nga bốc cháy thảm khốc: Lộ danh tính bí ẩn của "tàu ngầm mẹ"?

Trung Phạm |




Tàu ngầm tuyệt mật Nga bốc cháy thảm khốc: Lộ danh tính bí ẩn của "tàu ngầm mẹ"?

Một số bản tin ban đầu trên truyền thông Nga dẫn các nguồn giấu tên cho rằng đã có một trong số các tàu ngầm mẹ của Hải quân Nga liên quan tới thảm kịch ngày 1/7.

Tàu ngầm mẹ nào đã chở theo tàu AS-31 gặp nạn?
Trong bản tin mới nhất về vụ tai nạn tàu ngầm khiến 14 thủy thủ Nga thiệt mạng hôm 1/7, Krasnaya Zvezda, tờ báo chính thức của Bộ Quốc phòng Nga đã cho đăng tải một bản vẽ chưa từng thấy trước đây về chiếc tàu ngầm Belgorod (hay K-329 theo số hiệu thân tàu) thuộc Dự án 09852, một biến thể cải tiến của lớp Oscar II chuyên dùng cho "các nhiệm vụ đặc biệt".
Nga chính thức hạ thủy tàu ngầm Belgorod vào tháng 4/2019 khi vẫn đang trong quá trình phát triển và hiện là tàu ngầm dài nhất thế giới. Ở thời điểm hiện tại, các thông tin mới liên quan đến vụ tai nạn ngày 1/7 đã bắt đầu rò rỉ, dù không nhiều và một số vẫn chưa được xác nhận.
Belgorod trên thực tế có mối quan hệ gắn kết nhiều hơn với ngư lôi tầm xa vũ trang hạt nhân Poseidon nhưng chiếc tàu ngầm được thiết kế cho các nhiệm vụ đặc biệt này cũng có khả năng đóng vai trò làm "tàu mẹ" cho các tàu ngầm lặn sâu, nhỏ hơn và chuyên dụng hơn như Losharik của Dự án 10831.
Các phương tiện truyền thông độc lập của Nga đã đưa tin rộng rãi rằng Lorsharik (hay còn được biết đến với số hiệu thân tàu là AS-12 và gần đây hơn là AS-31) chính là chiếc tàu ngầm liên quan tới thảm kịch ngày 1/7/2019.
Hình ảnh đăng tải trên Krasnaya Zvezda là bức vẽ một chiếc tàu ngầm mẹ mang theo một tàu ngầm nhỏ hơn dưới thân. Không có chú thích cho ảnh minh họa và câu chuyện trên Krasnaya Zvezda cũng không đề cập cụ thể tới Belgorod nhưng căn cứ vào hình dáng và một số đặc điểm nhận dạng khác thì rõ ràng đó là tàu K-329.
Đây dường như là bức họa chính thức đầu tiên miêu tả về tàu Belgorod theo cấu hình cuối cùng của nó. Năm 2015, một bức ảnh tương tự cũng đã xuất hiện trên truyền hình nhà nước Nga tiết lộ về sự tồn tại của ngư lôi Poseidon, khi đó vẫn được gọi là Kanyon hay Status-6.
Ở thời điểm hiện tại, chưa thể khẳng định chắc chắn Belgorod, theo cách này hay cách khác, có liên quan tới vụ hỏa hoạn trên tàu ngầm Nga ngày 1/7. Cũng chưa có thông tin nào cho thấy chiếc tàu ngầm này đã được đưa xuống biển vào bất cứ thời điểm nào kể từ tháng 4/2019. Kremlin có kế hoạch đưa nó vào hoạt khoảng năm 2020.
Tàu ngầm tuyệt mật Nga bốc cháy thảm khốc: Lộ danh tính bí ẩn của tàu ngầm mẹ? - Ảnh 1.
Bức họa được cho là tàu ngầm Belgorod mang theo một tàu ngầm mini dưới thân xuất hiện trên bản tin của Krasnaya Zvezda ngày 3/7/2019
Một số bản tin ban đầu trên truyền thông Nga dẫn các nguồn giấu tên cho rằng đã có một trong số các tàu ngầm mẹ Hải quân Nga liên quan tới vụ tai nạn hôm thứ Hai.
Những bản tin này còn nêu đích danh đó là tàu ngầm cải tiến mang tên lửa đạn đạo BS-64 Podmoskovye lớp Delfin thuộc Dự án 667BDRM và tàu BS-136 Orenburg Dự án 09786, cả hai đều là những tàu ngầm chuyên dụng thực hiện các nhiệm vụ đặc biệt dưới vai trò tàu mẹ.
Một số ngư dân địa phương cho biết họ đã nhìn thấy tàu ngầm Podmoskovye nổi lên trên biển Barents gần thành phố Kildin vào thời điểm vụ hỏa hoạn xảy ra. Ngay sau đó, hai tàu kéo và một tàu chiến đã hộ tống nó vào Vịnh Kola.
Báo Kommersant dẫn các nguồn tin ẩn danh cũng cho biết tàu ngầm Losharik đã nổi lên từ đáy biển để cùng tàu Podmoskovye cập cảng một thao trường huấn luyện của Hạm đội phương Bắc ở phía Tây Vịnh Kola khi vụ hỏa hoạn diễn ra.
Bí mật vẫn bao trùm chiếc tàu ngầm Nga bị cháy
Ngày 3/7/2019, Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu đến thăm cảng Severomorsk nằm trong Vịnh Kola, nơi chiếc tàu ngầm bị hư hại được cho đã cập bến ở đây.
Trước đó, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã làm việc với ông Shoigu và ra lệnh cho người đứng đầu Bộ QP Nga phải đích thân đến căn cứ, nơi đặt trụ sở của Hạm đội phương Bắc để gặp gỡ các quan chức và nắm tin tức về vụ tai nạn. Có tin cho rằng Hải quân Nga đã kéo chiếc tàu ngầm bị hư hại về Gadzhiyevo, địa điểm nằm ở phía bắc cảng Severomorsk.
Tàu ngầm tuyệt mật Nga bốc cháy thảm khốc: Lộ danh tính bí ẩn của tàu ngầm mẹ? - Ảnh 2.
Lễ hạ thủy tàu ngầm Belgorod tháng 4/2019
Dmitri Peskov, người phát ngôn của Tổng thống Putin ngày 3/7 nói rằng, chiếc tàu bị nạn được xếp vào dạng dữ liệu bí mật cao nhất và vì vậy việc không tiết lộ tên gọi của nó là điều hoàn toàn bình thường.
Ông Dmitri Peskov chỉ khẳng định đây là một trong những tàu ngầm làm nhiệm vụ đặt biệt bí mật nhất của Nga. Bản thân Tổng thống Putin trước đó cũng miêu tả đây là một con tàu khác thường.
Phát biểu tại cuộc gặp với các quan chức ở Severomorsk, ông Shoigu gọi các thủy thủ tàu ngầm Nga tử nạn là "những chuyên gia độc nhất" và "những sĩ quan có chuyên môn đặc biệt cao".
Tổng cục Nghiên cứu Biển sâu (GUBI) - cơ quan tình báo hải quân, là đơn vị chịu trách nhiệm vận hành hạm đội tàu ngầm đặc biệt này của Nga, gồm cả tàu Losharik và Belgorod.
Bộ Quốc phòng Nga đã xác nhận 7 trong 14 thủy thủ hi sinh là thuyền trưởng Hạng nhất 1, tương đương với thuyền trưởng Hải quân Mỹ và trong đó có cả 2 Anh hùng Liên bang Nga - danh hiệu cao nhất của đất nước.
Ông Shoigu tiết lộ một chuyên gia dân sự đến từ ngành công nghiệp quốc phòng Nga cũng có mặt trên tàu vào thời điểm xảy ra tai nạn. Điều này cho thấy tàu ngầm Losharik đang tham gia vào một đợt thử nghiệm thiết bị mới khi gặp sự cố.
Những thông tin ít ỏi nêu trên khiến giới quan sát có thể đặt ra tình huống khi tàu Losharik phát hỏa nó đang được gắn vào thân một tàu mẹ hoặc các thủy thủ đã đưa chiếc tàu ngầm này quay trở lại mẹ ngay trước khi đám cháy bao trùm họ.
Tàu ngầm tuyệt mật Nga bốc cháy thảm khốc: Lộ danh tính bí ẩn của tàu ngầm mẹ? - Ảnh 3.
Danh tính 14 sĩ quan Nga hi sinh trong vụ cháy tàu ngầm ngày 1/7
Cũng có thể các thông tin mà nhân chứng nêu ra không chính xác và tàu Losharik đang hoạt động độc lập khi gặp nạn và sau đó tự nổi lên mặt nước mà không bị phá hủy hoàn toàn.
Tuy nhiên, trong bất cứ tình huống nào thì sự thực rõ ràng nhất, theo các quan chức cao cấp nhất của Bộ Quốc phòng Nga, đây vẫn là một tàu ngầm cỡ nhỏ nhưng vô cùng giá trị chở theo các thủy thủ đặc biệt chuyên nghiệp trong khoang.
Nguyên nhân gây ra thảm kịch hoặc mức độ thiệt hại đến đâu hiện vẫn chưa được công bố. Các thông tin chưa được xác nhận cho rằng một sự cố ngắt mạch hoặc lỗi kỹ thuật về pin có thể đã khiến con tàu phát hỏa. Bộ Quốc phòng Nga phủ nhận việc đã xảy ra rò rỉ khí gas trong tàu.
Điện Kremlin cũng cho biết vụ tai nạn đã không gây ra bất cứ sự cố rò rỉ phóng xạ nào. Losharik cũng như rất nhiều tàu mẹ khác của Nga đều chạy bằng năng lượng hạt nhân.
"Vẫn còn quá sớm để khẳng định nguyên nhân vụ hỏa hoạn và liệu đó có phải lỗi do con người gây nên hay do lỗi kỹ thuật. Tuy nhiên, sự cố chắc chắn sẽ có tác động to lớn tới hoạt động của GUGI vì đây đều là những tàu ngầm rất tiên tiến và chỉ được biên chế số lượng tương đối ít", Jeffrey Edmonds, chuyên gia của Trung tâm Phân tích Hải quân ở Washington nhận xét.
Đến thời điểm này, điều chúng ta có thể biết chắc chắn là vụ hỏa hoạn đã xảy ra trên một trong những chiếc tàu ngầm quan trọng nhất của Nga và nó cho thấy GUGI đang tiến hành hoặc thử nghiệm những công nghệ có tính nhạy cảm và độ bảo mật rất cao.




Lễ hạ thủy tàu ngầm hạt nhân chiến lược Prince Vladimir
theo Trí Thức Trẻ

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

NGẬM SẦU (ĐL)

MUÔN MẶT ĐỜI THƯỜNG III/104

MỌC CÁNH